1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua việc tìm hiểu và phân tích mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợp đồng trong chăn nuôi gà nói riêng cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung. 1.2.2 Mục tiêu riêng (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu. (2) Phân tích thực trạng mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; Thực trạng sản xuất chăn nuôi gà của các hộ tham gia liên kết. (3) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợp đồng trong chăn nuôi gà riêng cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
Trang 1TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, việc hình thành hợp đồng nôngsản là điều tất yếu xảy ra, hợp đồng nông sản thường được coi là sự thỏathuận giữa người nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản vềviệc tiêu thụ nông sản trong tương lai và thường với giá định trước Hợp đồngsinh ra từ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản quy mô lớn,muốn tạo ra liên kết đầu vào thông qua việc liên minh với các nhóm nông hộnhỏ theo dạng hợp đồng hợp đồng miệng hoặc văn bản, trong đó doanhnghiệp cung cấp trước các đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật để nhận lại nguồn cungnguyên liệu đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và giá được định trước.Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam là một thành công điển hình trongviệc thực hiện hợp đồng nông sản Công ty bắt đầu ký hợp đồng vào năm
1997, trước khi có sự can thiệp của Quyết định 80, và hiện nay đã có hơn 500
hộ nông dân kí hợp đồng chăn nuôi gà và lợn Cho đến nay chưa có hộ nàochấm dứt hợp đồng với C.P, trừ một số trường hợp phá vỡ hợp đồng do hoàncảnh đột xuất trong gia đình Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Tìm hiểu mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi
gà đẻ trứng và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội.”
Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm hiểu mô hình liên kết thông qua hợp đồnggiữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P ViệtNam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội Hướng đi nghiên cứu chính của đề tài làtập trung tìm hiểu thực trạng mô hình liên kết hợp đồng chăn nuôi gà củaCông ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội, từthực trạng đó đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao mô hình liênkết hợp đồng chăn nuôi của Công ty nói riêng cũng như trong nông nghiệpnói chung
Trang 2Để bước vào nghiên cứu thực tế, tác giả đã tìm hiểu và góp phần hệthống hóa cơ sở lý luận về liên kết, hợp đồng Trong đó, các khái niệm đượctìm hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trướcđây Đồng thời, từ các khái niệm về doanh nghiệp, nhà nông, liên kết, hợp tác,hợp đồng, mô hình, đề tài bước đầu khái quát hóa khái niệm về liên kết hợpđồng trong chăn nuôi nói riêng và trong nông nghiệp nói chung.
Trong quá trình tiến hành, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tảlàm phương pháp trung tâm cho nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tảdùng để mô tả thực trạng liên kết thông qua hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi
gà với công ty, kết quả chăn nuôi và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của liênkết hợp đồng Từ thực trạng và phân tích, đề tài có cơ sở để đề ra các địnhhướng, giải pháp để hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợpđồng giữa người chăn nuôi và Công ty nói riêng, cũng như trong nông nghiệpnói chung
Qua nghiên cứu thực tế, thực trạng mô hình liên kết thông qua hợpđồng giữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội có những đặc điểm sau: số lượnghợp đồng chăn nuôi gà đẻ ký kết tăng dần theo các năm, cùng với đó là sựtăng quy mô đàn gà, diện tích chăn nuôi tăng đồng nghĩa vùng chăn nuôi gàcủa Công ty ngày càng mở rộng đáp ứng được yêu cầu của Công ty và thịtrường Hợp đồng ký kết có sự chuẩn bị trước, điều khoản hợp đồng rõ ràng,ràng buộc của hợp đồng chặt chẽ, do công ty có một vị thế chắc chắn trên thịtrường và một tiềm lực kinh tế rất lớn, nên việc đầu tư nhiều cho một hộ lànằm trong tầm tay Mặt khác, thời gian thực hiện hợp đồng là tương đối dài từ
3 - 5 năm tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi yên tâm sản xuất, từ đó một cách đồng
bộ tạo nên kết quả cao đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm của công ty Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện liên kết hợp đồng vẫn còn những tồn như các bên thamgia chưa thực hiện hết trách nhiệm hợp đồng của mình hoặc một số ít vi phạm
Trang 3hợp đồng, một số hộ còn hạn chế về mặt nhận thức, chưa nhận thấy được lợi íchlâu dài của việc liên kết hợp đồng.
Để khắc phục được những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụngđược các cơ hội để hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợpđồng giữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty Đề tài nêu lên những đìnhhướng và giải pháp cơ bản là: sự cam kết đầu tư dài hạn của công ty để ngườichăn nuôi yên tâm sản xuất, công tác giám sát và hướng dẫn sản xuất cần làmchặt chẽ kết nối yêu cầu của công ty và khả năng của nông dân, có phương ánchia sẻ rủi ro giữa các bên khi xảy ra rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, đột biến
về giá cả và các nguyên nhân bất khả kháng,
Vì trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu dừng lại ở mô tả thựctrạng và những đánh giá định tính về mô hình liên kết thông qua hợp đồnggiữa người chăn nuôi gà và Công ty, hướng nghiên cứu mở ra với đề tài là đisâu đánh giá tác động của mô hình liên kết thông qua hợp đồng với các nhómđối tượng (chính sách, thị trường, hành vi người chăn nuôi, kế hoạch pháttriển của Công ty, môi trường, xã hội, ); nếu có thể sẽ sử dụng phương phápđánh giá tác động theo dòng thời gian để định lượng chất lượng mô hình liênkết mô hình hợp đồng Bên cạnh đó, nếu liên kết hợp đồng phát triển mởrộng, người nghiên cứu có thể tham khảo thêm về phương pháp đánh giá hiệuquả xã hội và áp dụng vào đánh giá hiệu quả của mô hình liên kết
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu riêng 3
1.3 Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5.1 Phạm vi về nội dung 4
1.5.2 Phạm vi không gian 4
1.5.3 Phạm vi về thời gian 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.1.1 Doanh nghiệp 5
2.1.1.2 Nhà nông 9
2.1.1.3 Trang trại 11
2.1.2 Mô hình 12
Trang 52.1.4 Lý thuyết về liên kết 14
2.1.5 Hợp đồng 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Thực tiễn liên kết thông qua hợp đồng ở một số nước trên thế giới 18
2.2.2 Thực tiễn liên kết thông qua hợp đồng ở Việt Nam 20
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ liên kết thông qua hợp đồng trong sản xuất và chế biến giữa doanh nghiệp và người nông dân 22
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 23
3.1.1.1 Sơ lược về Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan 23
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần C.P Việt Nam 23
3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 25
3.1.3 Kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời gian 27
3.1.4 Tình hình lao động của công ty 30
3.1.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 33
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 33
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 33
3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 34
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 37
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 37
3.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính 37
3.2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng 37
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 38
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế 38
Trang 63.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 39
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 Thực trạng liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 40
4.1.1 Thực trạng liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 40
4.1.1.1 Mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 40
4.1.1.2 Vai trò của công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam trong liên kết theo hợp đồng 41
4.1.1.3 Vai trò của người chăn nuôi gà trong liên kết theo hợp đồng 48
4.1.2 Thực trạng sản xuất chăn nuôi gà trong mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam50 4.1.2.1 Đặc điểm sản xuất của hộ chăn nuôi gà theo hợp đồng 50
4.1.2.2 Tình hình chăn nuôi gà của hộ chăn nuôi gà theo hợp đồng 53
4.1.2.3 Kết quả phát triển sản xuất trong chăn nuôi gà đẻ trứng 55
4.1.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng 60
4.2 Những kết quả đạt được 65
4.2.1 Một số nhận xét về liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 65
4.2.2 Đánh giá những kết quả đạt được 66
4.2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được 68
4.3 Một số tồn tại trong mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 69
4.3.1 Phía công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam 69
4.3.2 Phía người chăn nuôi 70
4.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu 71
Trang 74.4 Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà và Công ty cổ phần chăn nuôi
C.P Việt Nam 72
4.4.1 Định hướng 72
4.4.2 Các giải pháp chủ yếu 72
4.4.2.1 Giải pháp đối với Công ty 72
4.4.2.2 Giải pháp đối với hộ chăn nuôi gà 74
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Kiến nghị 78
5.2.1 Đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội 78
5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi gà đẻ trứng 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 82
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 82
PHỤ LỤC 1.1 PHIẾU ĐIỂU TRA HỘ 82
PHỤ LỤC 1.2 BẢNG HỎI NHÂN VIÊN KỸ SƯ CHĂN NUÔI 86
PHỤ LỤC 1.3 BẢNG HỎI DOANH NGHIỆP 88
PHỤ LỤC 2: MỐI LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN.93 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GIA CÔNG GÀ ĐẺ TRỨNG 100
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại hợp đồng 17
Bảng 2.2: Sản xuất theo hợp đồng phân theo quy mô tính theo doanh thu của Hoa Kỳ năm 2001 và 2003 19
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 - 2009 29
Bảng 3.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 - 2009 31
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty năm 2009 32
Bảng 3.4 Tình hình sử dụng đất của công ty năm 2009 33
Bảng 3.5: Thu thập thông tin thứ cấp 34
Bảng 4.1: Số lượng cám công ty hỗ trợ cho người chăn nuôi 45
Bảng 4.2: Các khoản mục hỗ trợ khác của công ty đối với người chăn nuôi 46
Bảng 4.3 Tình hình thực hiện hợp đồng qua 3 năm 2007 - 2009 49
Bảng 4.4 Tình hình chung của các hộ điều tra 50
Bảng 4.5 Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng 52
Bảng 4.6 Đầu tư chi phí cho 100 m2 chuồng trại chăn nuôi gà trong một năm theo nhóm hộ 54
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả quy mô đàn gà qua các năm (2007- 2009) 56
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả quy mô sản lượng trứng qua các năm (2007- 2009) 58
Bảng 4.9 Kết quả, hiệu quả sản xuất/100 m2 chuồng trại chăn nuôi gà kinh doanh/năm theo hộ 60
Bảng 4.10 Phân tích lợi ích trong chăn nuôi gà đối với nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết 63
Bảng 4.11 Lý do các hộ nông dân chưa liên kết thông qua hợp đồng 64
Bảng 4.12 Lợi ích và vấn đề của hợp đồng 66
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1 Kết quả sản xuất trứng qua 3 năm (2007 - 2009) 59Hình 4.2 Kết quả sản xuất giữa nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết 62Hình 4.3 Hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết 62
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 26
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ liên kết thông qua hợp đồng giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp .40
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất trứng gà an toàn vệ sinh thực phẩm 43
Trang 11NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Participatory Rural Appraisal
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông dân
và nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn Nôngnghiệp đã phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đờisống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổitheo chiều hướng lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, góp phầnquan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự bền vững Cùng vớiquá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thị trường và đổi mới công nghệ, nhận thức
về giá trị toàn cầu có vai trò càng quan trọng đối với tất cả các tác nhân kinh
tế Dựa trên xu thế phát triển toàn cầu và kinh nghiệm các nước phát triển vàđang phát triển Quyết định số 80/2002/QĐ/TTg, ngày 24/06/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về “chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua
hợp đồng” nhằm mục đích thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ tự
cung tự cấp sang một nền nông nghiệp thương mại hóa cao và hướng tới xuấtkhẩu Và sự phát triển của hợp đồng nông sản là điều tất yếu xảy ra, hợp đồngnông sản thường được coi là sự thỏa thuận giữa người nông dân và các cơ sởchế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ nông sản trong tương lai vàthường với giá trước Hợp đồng sinh ra từ nhu cầu của các doanh nghiệp kinhdoanh nông sản quy mô lớn, muốn tạo ra liên kết đầu vào thông qua việc liênminh với các nhóm nông hộ nhỏ theo dạng hợp đồng hợp đồng miệng hoặcvăn bản, trong đó doanh nghiệp cung cấp trước các đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật
để nhận lại nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng vàgiá được định trước
Charoen Pokphand (C.P Group) là một tập đoàn chăn nuôi quốc tế, cótrụ sở chính ở Bangkok, Thái Lan Tập đoàn có chi nhánh tại trên 20 nướctrên thế giới, tập trung vào các ngành hàng hết sức đa dạng như con giống,
Trang 13thức ăn gia súc, phân bón, hạt giống, thủy sản, đất đai, dầu, viễn thông, ngânhàng, … C.P bắt đầu vào Việt Nam vào năm 1992 và đầu tư 5 triệu USD để
mở 2 chi nhánh đầu tiên tại Đồng Nai Năm 1996, C.P mở rộng đầu tư ramiền Bắc Việt Nam với dự án có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD để xây dựngnhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trại gà giống bố mẹ, nhà máy ấp trứng,
và xưởng sản xuất dụng cụ chăn nuôi
Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, trực thuộc tập đoàn C.P,được thành lập và xây dựng tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương mỹ, TP HàNội Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam là một thành công điển hìnhtrong việc thực hiện hợp đồng nông sản Công ty bắt đầu ký hợp đồng vàonăm 1997, trước khi có sự can thiệp của Quyết định 80, và hiện nay đã cóhơn 500 hộ nông dân kí hợp đồng chăn nuôi gà và lợn Cho đến nay chưa có
hộ nào chấm dứt hợp đồng với C.P, trừ một số trường hợp phá vỡ hợp đồng
do hoàn cảnh đột xuất trong gia đình Như vậy, sự thành công của mô hìnhliên kết liên kết thông qua hợp đồng giữa hộ nông dân và Công ty Cổ phầnchăn nuôi C.P Việt Nam do đâu? Cần phải có những biện pháp gì để pháttriển mô hình liên kết này? Từ đó, có được những đề xuất nhằm hoàn thiện
và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợp đồng trong chăn nuôi riêngcũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung?
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà đẻ trứng và Công ty
Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội.”
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
(3) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kếtthông qua hợp đồng trong chăn nuôi gà riêng cũng như trong sản xuất nôngnghiệp nói chung
1.3 Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra
(1) Thực trạng tình hình thực hiện hợp đồng của Công ty Cổ phần chănnuôi C.P Việt Nam những năm qua (2007 - 2009) như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng của Công
ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam và người chăn nuôi gà?
(3) Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam có những điểm mạnh,điểm yếu gì và những cơ hội và thách thức nào mang lại cho hoạt động thựchiện hợp đồng của Công ty và người chăn nuôi gà?
(4) Cần có những giải pháp nào để khắc phục những tồn tại và pháttriển hoàn thiện hơn nữa hợp đồng gà giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổphần chăn nuôi C.P Việt Nam?
Trang 151.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hợp đồng chăn nuôi gia công gà đẻtrứng giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Namhiện tại; người chăn nuôi gà, công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu:
(1) Mô hình liên kết thông qua hợp đồng giữa người chăn nuôi gà vàCông ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, gồm:
– Nhà doanh nghiệp: có sự tham gia của công ty Cổ phần chăn nuôiC.P Việt Nam có nhiệm vụ bao tiêu toàn bộ sản phẩm và cung ứng các đầuvào cho người chăn nuôi
– Nhà nông: là tất cả các hộ tham gia vào mô hình liên kết thông quahợp đồng giữa người chăn nuôi gà và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P ViệtNam
(2) Thực trạng sản xuất chăn nuôi gà dưới tác động của mô hình liên kếtnhằm đánh giá kết quả và hiệu đạt được của mô hình Từ đó, đưa ra những giảipháp nhằm hoàn thiện và tăng cường mô hình liên kết thông qua hợp đồng trongchăn nuôi gà riêng cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung
(3) Các cơ chế, chính sách có liên quan
1.5.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam - Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội
1.5.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: 23/01/2010 - 26/05/2010
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy
từ năm 2007 - 2009
Trang 16PHẦN II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các đối tượng tham gia liên kết, chúng ta cần tìmhiểu các khái niệm về: Nhà doanh nghiệp, Nhà nông cùng một số khái niệmkhác có liên quan
2.1.1.1 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, thựchiện các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi hàng hóa trên thị trường, theonguyên tắc tối đa hóa lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản củadoanh nghiệp, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của đối tượng người tiêu dùng
và kết hợp một cách hợp lý với những mục tiêu kinh tế xã hội (Nguyễn TấtBình, 2000)
Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời
Như vậy, tùy theo mục đích hoạt động và ngành nghề kinh doanh củamỗi doanh nghiệp mà có nội dung đăng ký kinh doanh khác nhau
Doanh nghiệp bao gồm có doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, doanhnghiệp sản xuất, doanh nghiệp hoạt động cả sản xuất và thương mại
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không còn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố Trong đó có những nhân tố chủ quan và nhân tố kháchquan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 17Nhân tố chủ quan là những nhân tố do bản thân doanh nghiệp đem lại cóảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình cung cấp hànghoá đầu vào, tình hình cung cấp nguyên vật liệu, chất lượng chủng loại cơ cấuhàng hoá, sản phẩm sản xuất ra, phương thức bán hàng, chiến lược thị trương,tiếp thị, tổ chức và kỹ thuật thương mại, trình độ cán bộ và năng lực quản lý.
Thứ nhất, đối với tình hình cung cấp hàng hoá đầu vào cho kinh doanh
thương mại hay thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất phụ thuộc vàovốn, tiền mặt, thị trường, cung ứng, năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình cung cấp đầu vào
Thứ hai, đối với tình trạng dự trữ hàng hóa: hàng tồn kho phải đảm bảo
không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và
cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn dẫnđến tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Thứ ba, giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng
tiêu thụ và doanh thu Giá bán phải phù hợp vừa thoả mãn được nhu cầu tiêudùng của khách hàng lại vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thứ tư, chất lượng hàng hoá: đây là một yếu tố mà xu hướng xã hội
ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì hàng hoá Chú ý đến giáthành phải phù hợp giữa chất lượng và giá cả
Thứ năm, phương thức bán hàng: thể hiện phương thức thanh toán,
quảng cáo, tiếp thị, lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ để
có chính sách kinh doanh phù hợp Tuỳ theo từng khách hàng, từng thị trườngtiêu thụ mà có phương thức bán hàng khác nhau
Thứ sáu, tổ chức kỹ thuật thương mại: thể hiện ở mạng lưới đại lý, bố
trí cửa hàng sao cho hàng hoá, sản phẩm được phân bố đồng đều ở các vùng
Bố trí mạng lưới đại lý lớn ở thị trường tiêu thụ mạnh
Trang 18Thứ bảy, đổi mới công nghệ: đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ
kiến thức sao cho nâng cao được năng lực có thể làm ra sản phẩm nhiều hơnvới một số lượng đầu vào như cũ hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như
cũ với khối lượng đầu vào ít hơn Có thể đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quytrình sản xuất, cả hai nội dung đều quan trọng vì vậy cần phải tìm hiểu trướckhi quyết định
Thứ tám, tổ chức sản xuất: khâu tổ chức sản xuất cần phải được nhịp
nhàng và ăn khớp giữa các bộ phận từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâucuối cùng đóng gói và kiểm tra sản phẩm Tổ chức sản xuất tốt sẽ đảm bảođược cung ứng sản phẩm kịp thời, tiết kiệm được những khoản chi phí khôngcần thiết, điều đó ảnh hưởng một cách tích cực đến kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay còngọi là môi trường kinh doanh như chính sách vĩ mô của chính phủ nhằm ổnđịnh hoá như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách về tỷ giá hốiđoái và những nguyên nhân thuộc về khách hàng
Thứ nhất, tình hình xã hội: biến động về cơ cấu nền kinh tế và xu
hướng phát triển chung của toàn xã hội
Thứ hai, mức thu nhập của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu dùng
có mối quan hệ thuận biến với thu nhập
Thứ ba, thay đổi về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, nhu cầu
đó là tự nhiên hay mong muốn
Thứ tư, tình hình thế giới và khu vực, các khuynh hướng thương mại,
xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá
Thứ năm, tiến trình quan hệ ngoại giao, hợp tác và đầu tư của nước ta
với các nước khác trên thế giới
Thứ sáu, những nguyên nhân bất thường: thiên tai, lũ lụt hoả hoạn
Trang 19Thứ bảy, chính sách vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ chính sách ảnh hưởng đến doanhthu từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận (Nguyễn Năng Phúc, 2003)
Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộcbởi hai yếu tố chủ quan và khách quan Nhà quản lý cần phải phân tích cụ thểriêng biệt giữa hai nhân tố tác động này để có nhứng điều chỉnh cho phù hợpnhất và hiệu quả nhất
Adam Smith đặt tên: “Bàn tay vô hình” cho uy lực của thị trường tựđộng diều tiết tài nguyên, tạo nên của cải xã hội Sức mạnh của một thực thểhoạt động thị trường được đo lường bằng khả năng cạnh tranh, khả năng tích
tụ tư bản, trình độ công nghệ, năng lực liên thông buôn bán, hiệu quả đầu tư,khả năng lan truyền tín hiệu giá cả để điều phối tài nguyên, mức độ tiết giảmchi phí giao dịch,
Thị trường hoạt động theo hình thức tự do, thông qua hoạt động buônbán trao đổi, các bên tham gia đều có lợi, cạnh tranh trong kinh doanh hànghoá, dịch vụ
Hoạt động của cơ chế thị trường: Xét về khía cạnh thông tin, tín hiệuchính của thị trường là giá cả, phản ánh giá trị kinh tế, thể hiện mức độ khanhiếm của hàng hoá, dịch vụ được buôn bán Môi trường lan truyền thông tinkinh doanh là khu vực tham gia hoạt động giao dịch thương mại Để mô hìnhhoá các hoạt động này, người ta thường mô phỏng trên máy tính các mô hình
“cân bằng cung cầu” Trong đó thông tin giá cả chuyền lan theo nguyên tắc
“bình thông nhau” hay trong phạm vi toàn bộ không gian thông tin để đạt tớicân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ
Kết cấu hoạt động của cơ chế thị trường xét một cách đơn giản gồm cóhai khối tác nhân chính đối lập nhau: Khối các tác nhân phía cung (khối A)gồm các nhà sản xuất cùng tham gia làm ra một mặt hàng và bên kia là khối
Trang 20khối cung A, quan hệ chính giữa các nhóm trong khối là cạnh tranh quyết liệtnhằm giành thị trường, thị phần, kết quả là tại điểm cân bằng, lợi nhuận chung
giảm xuống mức thấp nhất cho phép, tương đương với trình độ công nghệ và
mức quản lý trung bình của xã hội Trong khối cầu B diễn ra một quan hệ
“hợp tác lỏng lẻo” Ví dụ: người cùng mua một sản phẩm thường tìm cáchtrao đổi thông tin với nhau về giá cả, tham khảo nhau về chất lượng hàng hoá,
độ tin cậy về nguồn cung cấp, ở mức cao hơn thì hợp tác cùng nhau bảo vệquyền lợi người mua, nhằm mua được hàng hoá với giá thấp nhất để có lượnghàng hoá cao nhất, với chất lượng tối đa trong phạm vi khả năng chi tiêu bìnhquân của xã hội Giữa hai khối là quan hệ thoả thuận, mặc cả “thuận mua vừabán”, tại điểm cân bằng nhu cầu cân đối với cung cấp Động lực của thịtrường là tối đa hoá lợi nhuận Trong hệ thống, chính mâu thuẫn “mỗi ngườiđều vì quyền lợi của mình” lại tạo nên tác động tổng hợp chung là cả xã hộicùng có lợi Hayek viết: “thị trường là phương pháp duy nhất được biết đếntrong việc cung cấp thông tin, giúp cho các cá nhân có thể đánh giá đượcnhững lợi thế so sánh của những cách thức sử dụng nguồn lực khác nhau, dù
họ không biết nhiều về nguồn lực đó Thông qua việc sử dụng nguồn lực củanhững cá nhân đó, dù họ có cố ý hay không, họ đã làm lợi cho nhiều cá nhânkhác mà họ không hề quen biết”.(Đặng Kim Sơn, 2004)
Thứ nhất, các loại tư liệu sản xuất cơ bản từ đất đai đến các loại máy
móc, sức kéo súc vật, … được sử dụng hợp lý và được chăm sóc tốt hơn trên
cơ sở hộ có quyền tự chủ trong sở hữu và quyền sở hữu
Trang 21Thứ hai, tính tự chủ của kinh tế hộ trong sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp đã thúc đẩy khả năng tự đầu tư, kể cả đầu tư thiếu vốn và lao động vàosản xuất, quản lý chặt chẽ sản phẩm làm ra và tính toán kỹ hiệu quả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Thứ ba, phát triển kinh tế hộ đã phát huy được động lực của nguyên tắc
phân phối theo lao động Ai làm nhiều, làm tốt thì được hưởng nhiều
Thứ tư, phát triển kinh tế hộ đã giải quyết được một bước cơ bản về
việc làm, nâng cao thu nhập ở các vùng miền nông thôn trong cả nước
Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, bản than sự phát triển kinh tế
hộ nông dân ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:
Thứ nhất, quy mô kinh tế của mỗi hộ rất nhỏ, do bị kìm hãm bởi quân
bình diện tích đất canh tác thấp, thêm vào đó phần lớn kinh tế hộ là thuầnnông và độc canh cây lúa nên giá trị sản xuất thấp, dẫn đến tổng thu nhậpthấp, khả năng tiết kiệm để tái sản xuất mở rộng rất hạn hẹp
Thứ hai, khả năng sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ không đồng đều, do
đó sự khác biệt rất xã về trình độ sản xuất và biểu hiểu biết về kinh doanhgiữa các hộ Điều đó dẫn tới sản phẩm hàng hóa của các hộ làm ra vừa thấpvừa không đồng đều về cả chất và lượng, mẫu mã và chủng loại Kết quả làrất khó chiếm lĩnh thị trường và nếu có bán thì giá tiêu thụ thấp và không thểxuất khẩu, từ đó làm cho sản xuất chịu nhiều thiệt thòi
Thứ ba, kinh tế hộ không thể hoặc rất khó khăn trong việc tổ chức toàn
bộ quá trình sản xuất từ sản xuất hàng hóa đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Trong khi đó, sản xuất hàng hóa càng ngày càng phát triển thì nhu cầu gắnvới công nghiệp chế biến và tiêu thụ càng tăng và đòi hỏi khắt khe hơn vềchất lượng và mẫu mã sản phẩm Nếu kinh tế hộ cố gắng tự tổ chức toàn bộquá trình này thì quy mô cũng rất nhỏ bé, hiệu quả thấp Đối với các hộ thiếuvốn, thiếu hiểu biết thì càng không có khả năng tự làm tất cả các khâu này
Trang 22Về các mặt mạnh và yếu của kinh tế hộ, có thể kết luận rằng: kinh tế hộ
là một thực thể tổ chức kinh tế khách quan, tồn tại lâu dài trong sản xuất nôngnghiệp và trong các hoạt động kinh tế khác ở nông thôn, nhưng không thểphát triển đơn độc, giữ nguyên quy mô nhỏ mà đòi hỏi ngày càng tăng về quy
mô chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Trang trại là đơn vị sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, được phát triển trên
cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa
Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm: cả nông lâm - thủy sản) của một người chủ trang trại Họ vừa là người làm chủ vềruộng đất, làm chủ về tư liệu sản xuất, vừa là người tổ chức sản xuất kinhdoanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh củamình, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa và một phần sản phẩm được
-sử dụng cho tiêu dùng của gia đình (Nguyễn Đình Hương, 2000)
Với mức độ phát triển cao, trang trại là một doanh nghiệp nông nghiệpsản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có khảnăng ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất; vừa sử dụng lao động giađình, vừa sử dụng lao động làm thuê, tự chủ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,thực hiện hạch toán kinh doanh
Như vậy, trang trại là đơn vị kinh tế cơ sở trong nông nghiệp, là hìnhthức tổ chức sản xuất phát triển cao của kinh tế hộ nông dân, có mục đích chủyếu là sản xuất tập trung, quy mô lớn
Trang 23Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay dựa theothông tư liên tịch số 69/TTLT ngày 23/6/2002 của Bộ NN&PTNT và Tổngcục thống kê qui định cụ thể như sau:
- Đối tượng, ngành sản xuất được xem xét xác định kinh tế trang trại là
hộ nông dân, hộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, hộ ởcác thành thị và các các nhân chuyên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vànuôi trồng thủy sản
- Các tiêu chí định lượng kinh tế trang trại thể hiện qua qui mô sản xuấtphải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ đối với từng ngành sản xuất,từng vùng kinh tế, cụ thể:
+ Với trang trại trồng trọt có từ 02 ha đất trở lên đối với các tỉnh phíaBắc và duyên hải Miền Trung; từ 03 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam vàTây Nguyên; trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha trở lên
+ Với trang trại chăn nuôi: Nếu chăn nuôi trâu bò sinh sản và lấy sữaphải có thường xuyên 10 con gia súc trở lên Nếu chăn nuôi lợn, dê, để sinhsản phải thường xuyên có từ 20 con trở lên Nếu chăn nuôi đại gia súc, gia súclấy thịt phải có thường xuyên 50 trở lên
+Về nuôi trông thủy sản, diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có
từ 02 ha trở lên
+ Đối với một số lĩnh vực đặc thù như trồng hoa cây cảnh, sản xuấtgiống thủy sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản phẩm hàng hóa từ 40 triệuđồng trở lên
2.1.2 Mô hình
Từ thực tiễn hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội phong phú, đa dạng vàphức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu đểtiếp cận Mỗi công cụ và phương pháp đều có những ưu thế riêng được sử dụngtrong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Mô hình là một trong các phương phápnghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Trang 24Theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung
và cách hiểu riêng Góc độ tiếp cận về mặt vật lý thì mô hình là vật cùng hìnhdạng nhưng được thu nhỏ lại Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là
sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu Khi
mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được đơn giản về một vấn đềphức tạp, giúp cho ta nhận biết được vấn đề nghiên cứu Mô hình được coi là
“hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu” và còn là “kiểu mẫu” về “một hệthống các mối quan hệ hay tình trạng nghiên cứu”.(Quyền Mạnh Cường,2006)
Theo Hoàng Đình Tuấn (1990) thì mô hình là sự phản ánh hiện thựckhách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đó bằng ý nghĩa củangười nghiên cứu
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau Sự khác nhau đó
là tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng
mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đốitượng nghiên cứu
Theo chúng tôi, mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đốitượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng
cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu
2.1.3 Hợp tác
Hợp tác là phạm trù chỉ hoạt động trong đó có sự tham gia của hai haynhiều người có nhu cầu và lợi ích chung với nhau Hợp tác là sự hợp sức, hợplực của những con người để tạo ra sức mạnh mới, để thực hiện những côngviệc mà từng cá nhân riêng rẽ khó thực hiện, không thực hiện được hoặc thựchiện kém hiệu quả so với hợp tác Loài người sống thành cộng đồng, có tổchức, cần phải phối hợp hoạt động với nhau trên tất cả các lĩnh vực, do vậyđồi hỏi phải hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Khái niệm hợp tác được dùng phổ biến cho nhiều lĩnh vực của xã hộiloài người Để giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạtđộng sản xuất king doanh, dịch vụ và có xu hướng phát triển thành hợp tác xã
Trang 25Sự hợp tác có thể diễn ra ngẫu nhiên, nhất thời như những người nông dân đổicông cho nhau trong mùa vụ, những người thợ thủ công hợp sức với nhau đểthực hiện một vài công việc sản xuất, các tiểu thương hợp vốn để mua bán khicần thiết, … Những hình thức này đã có từ lâu đời trong lịch sử, nó được pháttriển cùng với sự phát triển cuả kinh tế - kỹ thuật.
Từ sự hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời tiến tới sự hình thành liên kết hợptác Trước hết là liên kết giữa những người chuyên sản xuất và người làmchức năng lưu thông, chẳng hạn trong những người sản xuất tiểu thủ côngnghiệp ở các làng nghề truyền thống có một số người mang sản phẩm đi bánnơi xã được giá cao hơn, lúc đầu những người khác gửi hàng bán hộ trả côngbán hàng, sau đó hình thành những người chuyên thu mua vật tư và bán sảnphẩm còn những người khác chuyên sản xuất Đến một giai đoạn nhất định sựliên kết hợp tác diễn ra trong sản xuất - một số chuyên sản xuất một khâucông việc liên kết hợp tác với các hộ ở các khâu khác nhau trong quá trình tạo
ra sản phẩm hoàn chỉnh Sự liên kết hợp tác cũng diễn ra trong lĩnh vực nôngnghiệp, ở đây một số hộ chuyên làm cung ứng và tiêu thụ, chuyên làm dịch vụliên kết hợp tác với các hộ chuyên sản xuất Khác với sự hợp tấc nhất thời,ngẫu nhiên ở đây mối quan hệ hợp tác thường xuyên, ổn định, quan hệ hợptác dựa trên sự phân công lao động Những hình thức liên kết này đã xuất hiện
từ thời kỳ công trường thủ công trước chủ nghĩa tư bản
2.1.4 Lý thuyết về liên kết
Theo quy luật phát triển của xã hội, đoàn kết tạo nên sức mạnh và theotác động của quy luật kinh tế cơ bản, việc tích lũy, tập trung hóa trong sảnxuất để sử dụng hợp lý,có hiệu quả hơn các nguồn vốn xã hội đồng thời đẩynhanh quá trình xã hội hóa sản xuất Các hoạt động diễn ra theo hai phươngpháp: Cưỡng bức (thôn tính nhau qua cạnh tranh đi tới hợp nhất, sát nhập) và
tự nguyện liên hiệp, liên kết với nhau Đó là xu hướng phát triển của bất cứnền kinh tế nào Sự liên kết phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện,không gò ép, cùng có lợi, quản lý dân chủ và hoạt động từ thấp đến cao Sauđây là một số quan điểm về liên kết kinh tế:
Trang 26Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tríthức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanhphát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tếthông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai tháctốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung,bảo vệ lợi ích cho nhau”
Theo David W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng:
“Liên kết kinh tế là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh
tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhaumột cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình pháttriển Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”
Trần Trung Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình thâmnhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhấttrong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiềmnăng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theochiều dọc hoặc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trongmột quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”
Trong các văn bản của nước ta thì liên kết kinh tế được hiểu là các hìnhthức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc
và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinhdoanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất
Như vậy, liên kết kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sựhành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo,những hợp đồng, hiệp định, điều lệ, … nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhấtđịnh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuấtkinh doanh, …) Tùy theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn ra liên kếttheo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ,…
Trang 272.1.5 Hợp đồng
Hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối,
và bán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị
Ở ngữ cảnh nông nghiệp, Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa hợp đồngnông nghiệp có nghĩa là "thỏa thuận giữa những người nông dân và việc giacông và/hay tiếp thị sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận đã được ký kếtthường là với giá cả đã được định trước"
Theo Sykuta và Parcell (2002), một hợp đồng (trong nông nghiệp haycác mặt khác) đưa ra những luật lệ của việc giao dịch qua việc phân bổ của bayếu tố chính: giá trị, rủi ro, và quyền quyết định Một hợp đồng thành công do
đó sẽ phân bổ giá trị, rủi ro và quyết định theo cách mà hai bên cùng có lợi, lýtưởng là cùng chia sẻ rủi ro và cải tiến chất lượng sản xuất
Hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể tham gia liên kết là cơ sở pháp lýquan trọng để rằng buộc nghĩa vụ và trách nghiệm của các bên tham gia đểthực thi có hiệu quả những điều khoản họp đồng được ký kết
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa doanh nghiệp với người sảnxuất nguyên liệu chính là cơ sở kinh tế cho việc thực hiện liên kết kinh tế giữadoanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu
Theo Điều 1, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Việt Nam định nghĩa vềhợp đồng kinh tế như sau: “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bảntài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất,trao đổi hàng hóa và dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng vềquyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xác định và thực hiện kế hoạch của mình”
Trên thực tế có nhiều dạng hợp đồng khác nhau, đối với mỗi dạng hợpđồng đều có sự khác biệt về nội dung và cách thực hiện, thông qua bảng 2.1 ta
sẽ thấy rõ điều đó
Trang 28cho việc tiêu thụ nông sản
trong tương lai
Thông qua khâu trung gian
Bên mua nối kết nông dân thông qua khâu trung gian Bên mua có thể không kiểm soát được quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, trong khi đó nông dân có thể không kiểm soát được mức giá bán Cung cấp
nguồn lực
Cùng với thỏa thuận về
tiêu thụ, bên mua đồng ý
cung ứng một số đầu vào
sản xuất, và có thể cả việc
chuẩn bị đất và hỗ trợ kỹ
thuật
Phi chính thức
Thường là hợp đồng miệng giữa các bên tham gia vào thị trường nông sản có tính thời vụ và không cần nhiều khâu chế biến Dạng hợp đồng này gặp phải mức độ rủi
ro lớn do các dịch vụ phát sinh ngoài hợp đồng.
Đa phương
Liên quan đến nhiều tác nhân như chính phủ và các công ty cùng tham gia vào hợp đồng, giữa bên mua và nông dân Mô hình này có thể phát triển từ hình thức tập trung hóa hoặc đồn điền trung tâm.
Quản lý cụ
thể
Bên bán đồng ý tuân thủ
quy trình sản xuất, các đầu
vào và thời điểm gieo
trồng và thu hoạch do bên
mua đặt ra
Đồn điền tập trung
Tương tự như mô hình tập trung hóa ở dưới đây nhưng bên mua nắm quyền sở hữu đất do bên bán thuê sử dụng Mô hình này thường được sử dụng trong các chương trình định canh định cư.
Tập trung hóa
Điều phối theo chiều dọc trong đó bên mua kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng nông sản của nhiều nông hộ tham gia hợp đồng Chức năng của bên mau có thể chỉ là cung cấp các đầu vapf tối thiểu cho đến việc kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất Mô hình này phù hợp cho các nông sản cần nhiều chế biến.
(Nguồn: Eaton và Shepherd, 2001)
Trang 29Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận bằng văn bản hay bằng miệng vềgiao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất hay traođổi hàng hóa và dịch vụ, với sự qui định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ củmỗi bên tham gia, thông thường với giá đã được định sẵn.
là những ngành hàng bắt đầu áp dụng hình thức sản xuất theo hợp đồng từ rấtlâu Hơn 90% số gà thịt, 80% rau chế biến, 98% củ cải đường, 80% giốngcây, … được sản xuất theo hợp đồng Hầu như toàn bộ các ngành chăn nuôisản xuất nêu trên của Mỹ áp dụng hình thức sản xuất chặt chẽ giữa người nuôitrồng và công ty chế biến, ngành thịt lợn Mỹ đang diễn ra xu hướng chuyểnđổi sự kết hợp sản xuất và chế biến thông qua hoạt động theo chiều ngànhdọc Các nhà sản xuất thịt lợn có điều kiện giảm chi phí cố định sẽ chiếm tỷphần thị trường lớn hơn và ngày càng lớn mạnh
Trang 30Bảng 2.2: Sản xuất theo hợp đồng phân theo quy mô tính theo doanh thu của Hoa Kỳ năm 2001 và 2003
Quy mô
(tính theo doanh thu)
(USD)
Tỷ lệ trang trại sản xuất theo hợp đồng trên tổng số trang trạng
(%)
Tỷ lệ giá trị sản xuất theo hợp đồng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (%)
Dưới 250.000 7,7 6,2 19,1 19,9
250.000-4999.999 47,9 43,5 31,2 31,3
500.000-999.999 60,9 59,1 45,7 42,6
1 triệu hay hơn 61,5 64,2 46,6 53,4
(Nguồn: Theo sự tính toán của ERS của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đăng trong tài liệu Agricultural Contracting Update: Contracts in 2003/EIB-9, www.ers.usda.gov)
Trong những năm gần đây, Mỹ tăng mạnh xuất khẩu thịt lợn và trởthành nước xuất khẩu thịt lớn trên thế giới
* Châu Á:
Hình thức liên kết kinh tế theo hợp đồng chiếm tới 23% sản lượng gàsản xuất ở Hàn Quốc, 75% ở Nhật Bản năm 1989 Tại Đài Loan,các sản phẩmgồm đường, mía, dứa, lạc tiên, nấm sử dụng hợp đồng định giá, xác định mụctiêu sản xuất theo vụ hay năm Phương thức hợp đồng này nhằm bảo hộ giácho nông dân vào đầu mùa vụ, các tổ chức nông dân (địa diện cho nông dânsản xuất) ký hợp đồng thống nhất giá mua cuối vụ với các hiệp hội (đại diệncho công ty chế biến) tham gia giám sát diện tích trồng và công nhận thỏathuận đó
Trang 312.2.2 Thực tiễn liên kết thông qua hợp đồng ở Việt Nam
* Doanh nghiệp tư nhân chế biến và xuất khẩu trái cây Hoàng Gia:
Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2002 xuất phát từ ý tưởng giađình đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất có trồng giống bưởi đặc sản nổi tiếngkhắp cả nước, đó là "bưởi 5 roi" Tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, nơi
ra đời giống bưởi này, diện tích hàng năm là trên 4.000 ha, trong đó diện tíchthường cho trái là khoảng 2.900 ha và đang tăng nhanh hằng năm do nôngdân thấy có thị trường đầu ra, do vậy, DN có thế mạnh là nằm ngay tại vùngnguyên liệu rộng lớn
Ngay khi mới thành lập năm 2002, DN đã ký ngay hợp đồng với các hộnông dân bằng văn bản, trong đó có những điều khoản quan trọng như: đến
vụ thu hoạch DN bao tiêu (mua toàn bộ) vườn bưởi cả loại ngon (loại 1, loại2) và xấu (loại 3, loại 4) Giá cả sẽ luôn đảm bảo cao hơn giá thị trường 300 -
500 đ/kg, có khi lên đến 1000đ/kg cho các loại đặc biệt theo hợp đồng, ngay
cả khi hộ nông dân ký hợp đồng bán bưởi cho Công ty Hoàng Gia, họ đượccán bộ kỹ thuật (do DN hợp đồng với trung tâm khuyến nông của tỉnh) xuốngxem xét vườn bưởi, hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc
Hình thức liên kết tiêu thụ bưởi 5 roi của DN Hoàng Gia đã giúp phầnlớn nông dân trồng bưởi của huyên Bình Minh cải thiện thu nhập đáng kể.Thành công của DN Hoàng Gia mang tính bền vững cao vì DN đã kinh doanhtheo kiểu rất chuyên nghiệp,có vốn mạng,có thị trường mạnh, lại có trầm nhìn
xa, biết hợp đồng đầu tư vốn vào những khâu then chốt trong sản xuất, điều
mà DN kinh nghiệm nông sản có thể có được
* Công ty Cổ phần rau quả Luveco:
Địa điểm: số 8, phố Thanh Bình, Thành phố Nam Định
Công ty Luveco, trực thuộc Tổng công ty lương thực thực phẩm miềnBắc, là công ty cổ phần, có 55% vốn Trung Quốc và 45% vốn Nhà nước.Công ty có trụ sở chính tại Nam Định và có khu nguyên liệu ở nhiều vùng
Trang 32quanh đó Luveco có sản phẩm xuất khẩu đi hàng chục nước, trong đó có đốitác lớn nhất là Nga, tiêu thụ 70% sản phẩm của công ty Các nước nhập khẩusản phẩm quan trọng khác là Bungary, Mông Cổ, Hungary, Pháp và Thụy Sỹ.Công ty hiện chỉ bán 20% sản phẩm trong nước.
Để thu mua nguyên liệu, Luveco đã thực hiện hợp đồng từ trước năm
1986 Hợp đồng được ký qua hợp tác xã tới nông dân, nên thực tế ở đây có 2hợp đồng: giữa công ty và hợp tác xã, giữa hợp tác xã với hộ nông dân Sau
20 năm ký hợp đồng, công ty đã nâng số hợp tác xã lên 20, trong đó hợp tác
xã nhỏ nhất cũng ký đến 20 - 30 tân hoa quả mỗi vụ, và hợp tác xã lớn nhất là
400 -500 tấn Số hộ gần muốn đăng ký tham gia hợp đồng cũng tăng lên đáng
kể Việc hợp đồng còn tồn tại sau 20 năm, mà diện tích hợp đồng tăng lênđáng kể chứng tỏ đây là một trường hợp thành công
* Công ty chè Hai Yih:
Địa chỉ: xã Xuân Trường, huyện Cầu Đất, tỉnh Lâm Đồng
Công ty chè Hai Yih là công ty 100%vốn Đài Loan, có trụ sở tại xãXuân trường,thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Công ty trước kia trực thuộccông ty chè Fusheng, được thành lập năm 1995, nhưng đến năm 2002, công tynày đã tách ra hoạt động độc lập Hai yih có nhiều chi nhánh bên Đài Loan,tiêu thụ 98% các sản phẩm chè cao cấp như chè kim tuyền, tứ xuyên và ôlong Vốn đầu tư của công ty từ năm thành lập đến nay đã tăng 5 lần, là 5triệu USD
Công ty Hai yih bắt đầu ký hợp đồng với dân từ năm 2003, tức là ngaysau 1 năm khi công ty tách khỏi Fusheng Sau 3 năm thực hiện hợp đồng này
đã có nhiều thành công đáng kể, mang lại thu nhập cao cho người dân và mộtđầu vào ổn định cho công ty Đến nay, Hai yih đã thu hút được 266 hộ nôngdân, với tổng diện tích thu hái theo hợp đồng là 137 ha Các hợp đồng 20năm, vì cây chè có chu kỳ cho sản lượng tốt là khoảng 25 năm Vì vậy, để tạo
đủ động lực cho hộ đầu tư chuyển sang trồng chè, công ty cần phải đảm bảo
Trang 33ổn định một đầu ra trong suốt thời gian cây chè còn năng suất Các hộ sau khichuyển sang trồng chè cũng ổn định và nâng cao được thu nhập Mỗi năm,chè ra 6 lứa, như vậy, cho mỗi sào chè, hộ thu được 21 triệu/năm, sau khi trừchi phí cho phân thuốc thì cũng lãi được 13 triệu/sào Điều này đã tạo uy tíncho công ty, khiến người dân cũng tự ý tức được trách nghiệm của mình tronghợp đồng, tạo thành công của hợp đồng.
2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ liên kết thông qua hợp đồng trong sản xuất và chế biến giữa doanh nghiệp và người nông dân
Từ thực tiễn trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:
(1) Nhu cầu hình thành hợp đồng thường xuất phát tại các địa điểm cóvùng nguyên liệu sẵn có, hoặc do nhu cầu ổn định nguồn nguyên liệu cho chếbiến của các công ty thu mua Lúc đầu, các hợp đồng đều tạo ra động lực chocác bên tham gia, nhưng thành công chỉ đến với các trường hợp có khảo sát
kỹ vùng nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tuyên truyền vận động vàlựa chọn các hộ phù hợp tham gia hợp đồng Trong trường hợp thất bại, cómột số công ty đã chuyển sang sử dụng các đại lý thu mua hoặc chỉ quan tâmđến việc cung cấp vật tư đầu vào nông nghiệp cho nông dân
(2) Vi phạm hợp đồng diễn ra khá phổ biến, trong đó nông dân thường từchối giao nộp sản phẩm để trả tiền vật tư và vốn ứng trước cho doanh nghiệp
(3) Trong qua trình liên kết thông qua hợp đồng phải thực hiện đúngnhững quy định đã đề ra, như vậy mới tạo nên mối liên kết lâu dài, đảm bảolợi ích giữa các bên
(4) Xử lý đúng đắn, kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trìnhliên kết Khi xảy ra rủi ro, bất khả kháng thì nhà nước cần can thiệp để đảmbảo cho cả người dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ rủi ro đó
(5) Để quá trình liên kết có sức lan tỏa và đi sâu vào cuộc sống cần đẩymạnh công tác tuyên truyền Tuyên truyền phải là bước đi đầu tiên trong quátrình liên kết, phải làm cho họ hiểu được lợi ích của liên kết thông qua hợp đồng
Trang 34PHẦN III:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam
3.1.1.1 Sơ lược về Tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan
Tập đoàn Charoen Pokphand (viết tắt là: C.P Group) là tập đoàn hàng đầucủa Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và có bề dày lịch sử hơn 70 năm
hình thành và phát triển, với trụ sở chính đặt tại 36 Soiyenchit Charoad, Yannawasud District Bankok Thái Lan
Bắt đầu từ năm 1953 với sự thành lập Nhà máy thức ăn gia cầm đầu tiên
của tập đoàn Đến năm 1960 công ty quyết định bắt đầu chăn nuôi, giết mổ, chếbiến và tiêu thụ gà thịt, sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi tự chế Hiện nay, CPGroup đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc và trại chăn nuôi giacầm ở nhiều nơi trên thế giới như : ở Châu Âu có Anh, Bỉ, Hà Lan , Bồ ĐàoNha , ở Châu Á có Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Malaixia, Inonexia,Singapo và Việt Nam
Trên thế giới CP Group là một tập đoàn lớn mạnh có nhiều công ty chinhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất phân bón, hạt giống, congiống, nuôi trồng thuỷ sản, thương mại địa ốc, hoá dầu , ngân hàng
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần C.P Việt Nam
Công ty Cổ phần C.P Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài do tậpđoàn Charoen Pokphand Thái Lan đầu tư vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần C.P Việt Nam là một công ty chi nhánh nhỏ của tậpđoàn Charoen Pokphand Công ty này bắt đầu nộp hồ sơ và dự án thành lập vàotháng 3 năm 1993, giấy phép số: 545/ GP cấp ngày 11/03/1993 của uỷ ban về hợptác đầu tư Nhà nước Việt Nam Công ty bắt đầu xây dựng và hoạt động từ năm
1994 với tổng số vốn đầu tư là: 4.700.000 USD trong đó số vốn pháp định là
Trang 352.425.000 USD Thời gian đầu mới thành lập công ty có tên gọi là Công ty Cổphần Chăn nuôi C.P Việt Nam, trụ sở của công ty đặt tại khu công nghiệp BiênHoà - tỉnh Đồng Nai Sau hai năm hoạt động Công ty đã phát triển không ngừng
và đạt được những thành quả kinh doanh với nguồn lợi nhuận lớn nâng tổng sốvốn của công ty lên đến 67.013.000 USD
Đầu năm 1995, tập đoàn C.P mở hướng đầu tư ra miền Bắc Việt Nam Đểtiện cho hoạt động thăm dò và nghiên cứu thị trường, C.P đã đặt văn phòng đạidiện Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tại 176 phố Khâm Thiên - quậnĐống Đa - Hà Nội Cuối năm 1995, sau khi nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng nhucầu và khả năng phát triển chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc, C.P quyết định đầu tưmột dây chuyền sản xuất đồng thời tiến hành các thủ tục đầu tư một công ty mớitại tỉnh Hà Tây với tổng số vốn đầu tư 30 triệu đô la
Thông tin c b n v d án ơ bản về dự án đầu tư tại miền Bắc Việt Nam ản về dự án đầu tư tại miền Bắc Việt Nam ề dự án đầu tư tại miền Bắc Việt Nam ự án đầu tư tại miền Bắc Việt Nam đầu tư tại miền Bắc Việt Nam ư tại miền Bắc Việt Nam ại miền Bắc Việt Nam u t t i mi n B c Vi t Nam ề dự án đầu tư tại miền Bắc Việt Nam ắc Việt Nam ệt Nam
* Tên công ty:
*Giấy phép đầu tư số: 1587/GP ngày 10 tháng 6 năm 1996
*Tổng số vốn đầu tư: 30.000.000 USD
*Thời gian hoạt động: 40 năm
- Tổng diện tích đất sử dụng 25,5 ha
- Nhà máy thức ăn gia súc
và xưởng dụng cụ chăn nuôi
Năm 1998, tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà
máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trongtỉnh Đồng Nai
Trang 36Năm 1999, tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chănnuôi thủy sản ở tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnhTiền Giang.
Năm 2001, xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông
lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở trong tỉnh Đồng Nai
Năm 2002, mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau: về Chăn nuôi: thiết
lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở tỉnh Đồng Nai; vềnuôi trồng thủy sản : thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận
Năm 2005, mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy sản hải
sản Làm cho sản xuất ngày càng phát triển Xây dựng kho hàng phân phốithức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ
Năm 2006, phát triển hệ thống Fresh Mart.
Năm 2007, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ
và xây dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương
Từ khi thành lập đến hết ngày 30/05/2008, Công ty có tên là Công tyTNHH Charoen Pokphand Việt Nam Nhưng từ ngày 01/08/2008, Công tychính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam
3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam
Do công ty C.P Việt Nam là công ty nước ngoài nên tổ chức bộmáy quản lý của công ty cũng có nhiều điểm khác biệt so với các doanhnghiệp trong nước Hình thức tổ chức quản lý của công ty chủ yếu theokiểu trực tuyến :
Trang 37Quan hệ tham mưu giúp việc
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
* Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
- Ban Giám Đốc công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc là người đại diện
pháp nhân cho doanh nghiệp Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt độngsản xuất và kinh doanh của công ty Ngoài Tổng Giám Đốc công ty còn có haiPhó Tổng Giám Đốc là người được Tổng Giám Đốc uỷ quyền chỉ đạo, điều hànhcác bộ phận công việc được uỷ quyền và các giám đốc làm việc ở các bộ phận
- Bộ phận tài chính - kế toán: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của
công ty; tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kế toán - tài chính; thống kê kịpthời, chính xác tình hình tái sản xuất và nguồn vốn nhằm giúp ban giám đốc kiểmsoát thường xuyên toàn bộ hoạt động của công ty thông qua việc cập nhật sổ sách,chứng từ , hoá đơn có liên quan đến các hoạt động
Trang 38- Bộ phận hành chính - nhân sự: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, đội ngũ
người lao động, cung cấp thông tin về số lượng lao động hiện tại cũng như tìnhhình biến động số lượng lao động trong công ty như: cắt giảm biên chế hay tuyểndụng lao động ở các bộ phận trong công ty Đây là nơi tiếp nhận, điều chỉnh,phổ biến các văn bản hành chính nhà nước cũng như trong nội bộ công ty cho cáclao động của công ty thông qua các quyết định của Ban giám đốc
Cả hai bộ phận trên đều chịu sự quản lý của giám đốc tài chính, là ngườiquản lý chung kế toán tài chính của công ty,cùng tổng giám đốc và giám đốc kinhdoanh đưa ra các biện pháp quản lý mang lại hiệu quả cho công ty
- Bộ phận kinh doanh: có nhiệm vụ thu nhặt thông tin, tìm kiếm tài liệu,
nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hành thông qua các hoạt động kinhdoanh, từ đó lập các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty Đồng thời đâycũng là bộ phận tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng để có thể nắmbắt thị trường một cách chính xác hơn
- Bộ phận sản xuất: đứng đầu bộ phận này là giám đốc sản xuất, người đưa ra
các quyết định sản xuất của nhà máy và quản lý các bộ phận sản xuất như: bộphận kho, bộ phận cơ khí, bộ phận KCS, bộ phận điều hành sản xuất
3.1.3 Kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty trong thời gian
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng 3.1 vàcác chỉ tiêu kết quả được phân tích cụ thể như sau:
Doanh thu của công ty qua các năm tăng nhanh Cụ thể là: Doanh thunăm 2008 tăng 19,06 % so với 2007, doanh thu năm 2009 tăng 19,40% so vớinăm 2008, bình quân doanh thu tăng 42,16% Điều này thể hiện công ty đã
mở rộng quy mô sản xuất trong những năm qua
Các khoản giảm trừ cũng có tốc độ tăng khá nhanh, bình quân qua 3năm tăng 62,74% Nguyên nhân là do các khoản chiết khấu cho người muatăng nhanh và một phần còn lại là do hàng bán bị trả lại nhưng không nhiều.Đây cũng là một chính sách trong hoạt động marketing của công ty Bên cạnh
Trang 39đó, công ty còn áp dụng chính sách nhận lại những sản phẩm đã bán do sảnxuất chưa đúng với tiêu chuẩn nhằm giữ uy tín đối với khách hàng, tạo niềmtin từ các đại lý.
Chi phí bán hàng cũng tăng lên sau 3 năm Bình quân chi phí bán hàngtăng 19,71% Sở dĩ như vậy là trong những năm gần đây công ty đã chú trọngvào các hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm của mình ra thị trườngkhi mà bên ngoài ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và nhu cầu ngày càngkhắt khe của người tiêu dùng
Chi phí tài chính có sự thay đổi, từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 13,26%,song đến năm 2009 giảm 25,49%, bình quân giảm 15,61% Chứng tỏ sự quản lý
và sử dụng khá chặt chẽ
Tổng lợi nhuận sau thuế tăng nhanh Cụ thể là: Năm 2008 tăng 3,34 %
so với năm 2007, năm 2009 tăng 50,81% so với năm 2008 Bình quân qua 3 năm tổng lợi nhuận tăng 55,85% Như vậy, có thể nhận định rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng cao và hiệu quả
Trang 40Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 - 2009
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.915.410.254 20.378.652.978 36.502.295.977 107,74 179,12 192,98
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 29.859.963.084 58.026.371.773 89.977.350.804 194,33 155,06 301,33
11 Thu nhập khác 8.190.693.716 8.532.580.593 8.270.728.669 104,17 96,93 100,98
12 Chi phí khác 4.724.218.924 5.640.724.592 6.693.773.963 119,40 118,67 141,69
13 Lợi nhuận khác 1.510.886.001 2.891.856.001 1.576.954.706 191,40 54,53 104,37
14 Tổng chi phí 1.253.326.425.028 1.492.225.410.047 1.781.678.693.218 110,47 107,19 118,42
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 41.261.548.213 53.058.932.249 67.148.820.964 103,34 150,29 155,31
15.Thuế phải nộp nhà nước 1.205.288.611.187 1.439.166.477.798 1.714.529.872.254 103,34 146,16 151,05
16 Tổng lợi nhuận sau thuế 1.124.315.244.618 1.283.251.155.318 1.521.339.628.783 103,34 150,81 155,85
( Nguồn: Phòng Kế toán gia công công ty Cổ Phần chăn nuôi C.P Việt Nam)