1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phân tích chiến lược sản phẩm và định giá quốc tế của sapporo

24 846 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 431,7 KB

Nội dung

Giá có thểthấp hơn chi phí vì sản phẩm quan trọng đối với người mua và họ lại không thểmua được nếu như phải trả đủ chi phí hoặc giá có thể rất cao để hạn chế tiêu thụ.Một độc quyền tư n

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ 2

1 Chi phí 2

2 Điều kiện thị trường 3

3 Sự cạnh tranh 4

4 Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp 4

5 Chính sách và chiến lược marketing – mix của công ty 4

III CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 5

1 Định giá hớt váng (Skimming pricing) 5

2 Định giá thâm nhập (Penetration pricing) 5

3 Định giá theo giá hiện hành (On – going pricing) 6

PHẦN 2 : CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ BIA SAPPORO CỦA TẬP ĐOÀN SAPPORO INTERNATIONAL INC TẠI THỊ TRƯỜNG CANADA 7

I KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN SAPPORO INTERNATIONAL INC 7

II CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ BIA SAPPORO TẠI THỊ TRƯỜNG CANADA 7

1 Giới thiệu về bia Sapporo 7

1.1 Thành phần bia Sapporo 8

1.2 Quy trình chế biến bia Sapporo 9

2 Mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá bia của Sapporo tại thị trường Canada 13

2.1 Mục tiêu Marketing 13

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá của Sapporo 14

3 Chiến lược định giá bia của Sapporo tại thị trường Canada 19

III THẤT BẠI CỦA SAPPORO 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

I ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁ

Về cơ bản, lý thuyết và thực tiễn của việc định giá quốc tế không khác với việcđịnh giá cho thị trường nội địa Cần làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ đã nhận đượctoàn bộ giá trị tương xứng với số tiền mà họ đã bỏ ra Đồng thời nhà Marketing quốc tếphải tìm kiếm lợi nhuận hoặc trước mắt hoặc lâu dài tùy theo những mục tiêu chung vànhững quyết định hiện thời của mình

Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để có được một loại hàng hoá hay một dịch

vụ nào đó với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định và một nơi nhấtđịnh

II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐỊNH GIÁ QUỐC

TẾ

1 Chi phí

Chi phí là căn cứ để doanh nghiệp định giá sản phẩm Giá phải trang trải hết cácchi phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm đồng thời tạo ra được lợi nhuận hợp lý chonhững nổ lực và rủi ro mà doanh nghiệp gánh chịu Một số doanh nghiệp cạnh tranh bằngcách giữ chi phí sản xuất thấp và định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh Một số doanhnghiệp khác lại cạnh tranh bằng cách tạo ra một sản phâm hoàn toàn độc đáo và cam kếtduy trì chất lượng cao cho sản phẩm và dịch vụ khách hàng Mức chi phí cao hơn đòihỏi phải áp dụng chiến lược giá cao hơn

Tổng chi phí bao gồm:

Chi phí cố định (định phí): là những phí tổn không thay đổi theo sản xuất hay

doanh thu Ví dụ như tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định…

Chi phí biến đổi (biến phí): là những phí tổn thay đổi trực tiếp theo mức độ sản

xuất Ví dụ như nguyên liệu, bao bì… tuy nhiên nếu tính cho một đơn vị sản phẩmthì chi phí này lại ổn định

Tổng phí tổn: là số lượng định phí và biến phí cho bất kì mức độ sản xuất nhấtđịnh nào đó

Khi nghiên cứu định phí và biến phí người ta đi đến xác định điểm hòa vốn Điểmhòa vốn (giao điểm giữa đường tổng doanh thu và tổng phí tổn) là điểm mà tại đó tiềnbán hàng chỉ đủ bù đắp các chi phí, lãi bằng 0

Giá bán là P thì khối lượng sản xuất và bán ra đảm bảo hòa vốn được tính theocông thức

Trang 3

Q = F

P.VQ: Khối lượng sản xuất và bán tại điểm hòa vốnF: Định phí

V: Biến phí một đơn vị sản phẩmP: Giá bán một đơn vị sản phẩm

2 Điều kiện thị trường

Chính sách giá cả của doanh nghiệp phụ thuộc vào các kiểu thị trường khácnhau

Cạnh tranh hoàn hảo: thị trường bao gồm nhiều người mua và nhiều

người bán trao đổi nhau một thứ hàng hóa thuần nhất như lúa mì, đồng… Trên thịtrường này người bán và người mua phải chấp nhận giá chứ không phải là người

ấn định giá Người bán không thể bán giá cao hơn hoặc không cần bán giá thấphơn thời giá (giá bình quân)

Cạnh tranh độc quyền: thị trường bao gồm nhiều người mua và người bán

giao dịch với nhau trông một khoản giá rộng chứ không phải trên một thị trườngthống nhất Lý do có một khoản giá rộng như vậy là vì người bán có thể đa dạnghóa được những cống hiến của họ như sự khác nhau về chất lượng, đặc điểm, mẫu

mã, hay các dịch vụ đi kèm Do có nhiều đối thủ cạnh tranh, cho nên chiến lượcmarketing của họ ít nhiều bị ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp so với thị trườngđộc quyền cạnh tranh (độc quyền của nhóm người bán)

Độc quyền cạnh tranh: thị trường bao gồm một số ít người bán, rất nhạy

cảm với những chiến lược marketing của nhau Mỗi người bán đều cảnh giác trướcnhững chiến lược và thay đổi của đối thủ cạnh tranh Họ hết sức chú ý đến phảnứng của đối thủ cạnh tranh cũng như thái độ của khách hàng

Độc quyền hoàn toàn: trong trường hợp này thị trường chỉ có một người

bán, người bán đó có thể là một doanh nghiệp độc quyền nhà nước, một doanhnghiệp độc quyền tư nhân có điều tiết hay tổ chức độc quyền tư nhân không điềutiết Một độc quyền nhà nước có thể theo đuổi nhiều mục tiêu định giá Giá có thểthấp hơn chi phí vì sản phẩm quan trọng đối với người mua và họ lại không thểmua được nếu như phải trả đủ chi phí hoặc giá có thể rất cao để hạn chế tiêu thụ.Một độc quyền tư nhân có điều tiết của nhà nước thì nhà nước thường cho phépdoanh nghiệp định ra mức giá tạo ra một mức lời công bằng Với mức lời đó chophép doanh nghiệp duy trì cũng như mở rộng được quy mô khi cần Trong trường

Trang 4

hợp độc quyền tư nhân không có sự điều tiết của nhà nước thì doanh nghiệp tự dođịnh ra mức giá mà thị trường chấp nhận Tuy nhiên không phải lúc nào các doanhnghiệp này cũng định giá sản phẩm cao vì điều đó có thể dẫn đến những hậu quảxấu như thu hút sự cạnh tranh, sự điều tiết của chính quyền…

3 Sự cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh: Việc tìm hiểu chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh là

rất quan trọng Cũng rất cần biết xem các đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng như thếnào đối với những thay đổi về giá cả sản phẩm của bạn Một khách hàng mua đồ

gỗ sẽ cân nhắc về giá của sản phẩm và so sánh với giá và giá trị của sản phẩmtương tự của các doanh nghiệp khác Khi định giá bán sản phẩm của mình, doanhnghiệp phải luôn đặt mình trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh đểđiều chỉnh phù hợp (đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh chính)

4 Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp

Khả năng sử dụng phân biệt giá hoặc định giá chiến lược có thể bị giới hạnbởi các quy định của quốc gia hoặc quốc tế Sự tự do của một công ty khi định giácác sản phẩm của mình bị hạn chế bởi các quy định chống bán phá giá và chínhsách cạnh tranh

Quy định chống bán phá giá: Cả định giá cướp đoạt và định giá đường

cong kinh nghiệm có thế vi phạm tới các quy định chống bán phá giá Bán phá giáxảy ra bất cứ khi nào một công ty bán sản phẩm của mình với mức giá thấp hơnchi phí sản xuất Tuy nhiên, hầu hết các quy định về việc xác định bán phá giá đềukhá mơ hồ

Chính sách cạnh tranh: Hầu hết các quốc gia phát triển đều có những quy

định được xây dựng để thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền Các quy địnhnày có thể được sử dụng để hạn chế giá cả mà một công ty có thể áp đặt ở nhữngquốc gia cụ thể

5 Chính sách và chiến lược marketing – mix của công ty

Giá chỉ là một trong những công cụ trong hỗn hợp Marketing mà doanhnghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu Marketing của mình Nếu doanh nghiệpmuốn có một chương trình Marketing nhất quán và hiệu quả thì việc định giá phảiđược phối hợp với việc thiết kế sản phẩm, cách thức phân phối tới khách hàngcuối cùng, cách thức khuếch trương và quảng cáo Quyết định liên quan đếnnhững yếu tố này của hổn hợp Marketing sẽ ảnh hưởng đến quyết định về giá

Trang 5

Thông thường đầu tiên người ta quyết định về giá và sau đó những quyếtđịnh về các đặc điểm của sản phẩm, phân phối sản phẩm và quảng cáo đều dựatrên mức giá này Giá sẽ quyết định đặc điểm của sản phẩm và chi phí sản xuất củadoanh nghiệp.

III CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM

1 Định giá hớt váng (Skimming pricing)

Chính sách này chủ trương xác định một mức giá cao nhất có thể có chocác sản phẩm mới nhằm đạt được lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để bùđắp cho thị trượng hạn chế (cao cấp) Sau khi khai thác hết đoạn thị trường này(mức giá giảm) có thể hạ dần giá bán để mở rộng các đoạn thị trường khác Bằngcách này các doanh nghiệp đã vớt được doanh thu tối đa từ những đoạn thị trườngkhác nhau

Chính sách hớt váng có thể áp dụng một cách hiệu quả trong những điềukiện sau:

 Một số lượng khách hàng đủ để có mức cầu hiện hành cao

 Phí tổn trên mỗi đơn vị sản phẩm khi sản xuất với khối lượng nhỏ không quá caođến độ làm triệt tiêu lợi thế của việc đề ra mức giá mà khách hàng sẽ chấp nhận

 Dung lượng thị trường nhỏ không đủ để thu hút cạnh tranh

 Giá cao sẽ gây ra ấn tượng là một sản phẩm hảo hạng

2 Định giá thâm nhập (Penetration pricing)

Là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường Các công ty sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn.

Đó là thị trường của những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặcnhững khách hàng trung thành với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm vàtạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận Tuynhiên, trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản các đối thủ cạnhtranh tham gia vào thị trường

McSwiggin Electronics là công ty đầu tiên phát triển một loại phần mềm kỹthuật mới Trước khi tung ra sản phẩm mới này, các nhà quản lý công ty họp lại đểbàn việc định giá Một nhà quản lý ủng hộ phương pháp định giá hớt váng Ôngnói: "Trên thị trường vẫn chưa có sản phẩm này như thế này Chúng ta hãy tối đahóa lợi nhuận bằng cách định giá cao rồi sẽ giảm giá khi có sản phẩm cạnh tranh"

Trang 6

Một nhà quản lý khác lại ủng hộ chiến lược định giá thâm nhập Cô lậpluận: "Dĩ nhiên là mức giá ban đầu cao sẽ giúp chúng ta tối đa hóa lợi nhuận,những điều đó chỉ càng khuyến khích cạnh tranh hơn mà thôi Khi đối thủ cạnhtranh thấy được mức giá mà chúng ta đang có, họ sẽ phát triển các sản phẩm tươngđương Sẽ có năm hoặc sáu đối thủ cạnh tranh trên thị trường này thì chúng ta khó

mà thu được lợi nhuân Nếu chúng ta duy trì giá thấp và biên lợi nhuận thấp, đốithủ cạnh tranh sẽ nhìn nhận thị trường này không hấp dẫn và sẽ không ngó ngàng

gì tới"

Tuy nhiên, định giá thâm nhập vẫn có điểm bất lợi Sau khi mức giá đãđược định hình, việc tăng giá sẽ khó khăn hoặc thậm chí là không thể thực hiệnđược Ngoài ra, nếu không phải là một nhà sản xuất hiệu quả - tức là nếu khôngthể tiếp tục hạ thấp chi phí sản xuất - công ty có thể vĩnh viễn bị mắc kẹt trong mộtcông việc kinh doanh lợi nhuận thấp Kinh nghiệm của các công ty thẻ tín dụng vàđiện thoại di động cho thấy một vấn đề khác: việc định giá thâm nhập thu hútnhiều người chuyên săn lùng hàng hạ giá,và về lâu dài, nhiều người trong số họ sẽkhông thu được lợi nhuận và sẽ nhanh chóng nhanh chóng rút lui nếu công ty tănggiá

3 Định giá theo giá hiện hành (On – going pricing)

Là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường.Giá sản phẩm có thể được định mức bằng, cao hơn hay thấp hơn chút

Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá trên thị trường Khó khănkhi sử dụng chiến lược này là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàntoàn mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh hoặc tùy tiềm lựccủa doanh nghiệp có theo đuổi nổi mức giá đó hay không

Trang 7

PHẦN 2 : CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ BIA SAPPORO CỦA TẬP ĐOÀN SAPPORO INTERNATIONAL INC TẠI THỊ TRƯỜNG CANADA

I KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN SAPPORO INTERNATIONAL INC

Sapporo, thương hiệu bia lâu đời nhất Nhật Bản, được thành lập ở Sapporo – NhậtBản vào năm 1876 bởi Seibei Nakagawa, người được đào tạo về cách sản xuất bia tạiĐức Ngay từ đầu, Sapporo đã được đông đảo người yêu thích bia lựa chọn nhờ mùi vịngon mát lạnh và nhờ quy trình sản xuất tiên tiến

Tháng 7/1984, Sapporo U.S.A., INC được thành lập để duy trì chất lượng bia vàphân phối sản phẩm trên toàn nước Mỹ Tiếp đến, Sapporo nhanh chóng thiết lập vị thếloại bia Châu Á bán chạy nhất tại Mỹ

Tháng 10/2006 Sapporo mua lại nhà máy bia Sleeman Breweries LTD của Canadavới giá 400 triệu USD

Tháng 12/2006 Sapporo International Inc được thành lập và là một công ty hoạtđộng nhằm phát triển kinh doanh quốc tế Trong kinh doanh đồ uống có cồn, công ty theođuổi việc mở rộng hơn nữa tại thị trường Bắc Mỹ bằng cách tận dụng sức mạnh củathương hiệu Sapporo, thương hiệu bia số 1 châu Á tại Hoa Kỳ, và các thương hiệuSleeman ở Canada Công ty cũng đã mở rộng kênh bán hàng tại Việt Nam nơi mà nó đãthành lập nhà máy riêng của mình vào tháng 3/2010, và sẽ mở rộng phát triển thêm tạicác thị trường trong khu vực châu Á và châu Đại Dương

Ngày nay, các sản phẩm bia của thương hiệu Sapporo vẫn tiếp tục được đón nhậnnồng nhiệt bởi người sành bia tại hơn 40 quốc gia trên thế giới

Triết lí kinh doanh của công ty : Việc tạo ra các giá trị trong thực phẩm có nghĩa

là cung cấp một loạt các sản phẩm thực phẩm có giá trị đích thực phù hợp với nhu cầucủa khách hàng, phù hợp với các nguyên tắc quan trọng của an toàn, an ninh và sức khỏe,

có trách nhiệm với xã hội Việc tạo ra môi trường thuận tiện nghĩa là cung cấp địa điểmhấp dẫn như là một phần của kết cấu đô thị nói chung bao gồm nhà hàng và quán bar,thương mại, cao ốc văn phòng và khu dân cư Tập đoàn Sapporo dành riêng sử dụng tàisản và thế mạnh của mình trong việc theo đuổi các hoạt động trong năm lĩnh vực kinhdoanh đó là : Đồ uống có cồn Nhật Bản, thị trường quốc tế, thực phẩm và nước giải khátkinh doanh, nhà hàng, bất động sản…

II CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ BIA SAPPORO TẠI THỊ TRƯỜNG

CANADA

1 Giới thiệu về bia Sapporo

Bia Sapporo được marketing rất nhiều và được biết đến là loại bia nhập khẩu có

uy tín Chất lượng của sản phẩm đến từ nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất bia

Trang 8

truyền thống của Nhật Bản, bắt nguồn từ việc nghiên cứu bia Đức Bia Sapporo được biếtđến như 1 loại bia có hương vị thuần khiết, kiểu dáng thanh lịch, sắc nét Mục đích củabia Sapporo là tạo nên 1 sản phẩm có tính hấp dẫn khơi dậy sự tò mò của người tiêu dùng

về sự bí ẩn, độc đáo của nước Nhật

- Loại 6 nhánh: hạt ghồ ghề, do 6 hạt mọc trên cùng một nhánh nên hạt không cónhiều chỗ để hạt phát triển đầy đủ, cuống hạt mỏng hơn, hạt bị cong và xoắn ởphần đầu hạt Đây là một trong những đặc điểm rất đặc trưng của đại mạch 6nhánh, dùng để phân biệt với các loại khác Thông thường trong sản xuất bia,người ta chủ yếu sử dụng loại 2 nhánh

Công tác nghiên cứu phát triển nhiều giống đại mạch ưu việt đã được Sapporothực hiện trên phạm vi toàn thế giới Trong số đó có Haruna nijyo với nét đặc trưng vềtính cân bằng dinh dưỡng và khả năng lên men, được xem là giống đại mạch thần kỳ.Qua gần 20 năm ra đời, giống đại mạch này được sử dụng để nhân giống rộng khắp, đượcđánh giá cao trên toàn thế giới

Hoa bia :

Cây hoa bia thuộc họ gai dầu, là loại cây công nghiệp lâu năm Cây hoa bia đượcchia thành loại cây đực và cây cái Trong sản xuất bia, người ta sử dụng hoa của cây cái

Hoa bia một khi được thụ phấn thì vị đắng và mùi hương của nó sẽ dần mất đi, do

đó người ta loại bỏ hết các cây đực để tránh không cho hoa bia thụ phấn

Cây hoa bia rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân, khi trưởng thành có chiều cao8-9m Vào khoảng tháng 8-9, người ta sẽ thu hoạch hoa bia này để sử dụng

Hoa bia là thành phần không thể thiếu trong sản xuất bia

Các thành phần của hoa bia sẽ tạo ra vị đắng và mùi thơm cho bia, đồng thời giúpgiữ bọt bia lâu tan hơn Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm kết tủa phần protein dư thừa,giúp loại bỏ yếu tố làm cho bia bị đục Hoa bia còn giúp kềm chế sự sinh trưởng của cácloại tạp khuẩn, giúp giữ bia lâu bị hư hơn

Hoa cái khi phát triển sẽ có dạng búp, vì vậy còn được gọi là kyuka (hoa hìnhcầu) Lupulin có trong hoa bia chính là nền tảng tạo ra vị đắng và mùi thơm của bia.Lupulin có dạng hạt màu vàng Trong hạt Lupulin có chứa dầu giúp tạo ra vị đắng và tinhdầu giúp tạo ra mùi thơm Hoa bia thường được biết đến với các tác dụng dược lý như

Trang 9

giúp ăn ngủ ngon, kích thích tiêu hóa… tuy nhiên hầu như không được sử dụng vào cácmục đích khác trừ việc sản xuất bia.

Trước đây, sau khi thu hoạch và được phơi khô, hoa bia sẽ được đưa vào sử dụngtrong công đoạn sản xuất bia Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng mang lại tốt hơn, ngàynay người ta xay nhỏ hoa bia thành bột và làm thành các viên nhỏ để sử dụng Trong quátrình chế biến, có trường hợp người ta sàng lọc các hạt Lupulin và tạo nên loại viên hoabia chứa nhiều Lupulin Hoặc có thể chiết xuất vị đắng, tinh dầu của Lupulin để làm racác loại viên hoa bia khác

Vào thời kỳ khai khẩn khu vực Hokkaido ngày xưa, tại Hokkaido đã phát hiện câyhoa bia dại sinh trưởng tự nhiên, từ đó loại cây này đã được trồng tại Hokkaido và khuvực đông bắc Nhật Bản cho đến ngày nay

Vào những năm 1970, tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây hoabia Trong tình hình nghiêm trọng đó, Sapporo beer đã phát triển ra giống hoa bia khángvirút, qua đó giúp vượt qua khủng hoảng dịch bệnh Nền tảng công nghệ hàng đầu thếgiới được tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử của Sapporo đã đóng góp không nhỏ chongành sản xuất bia trên toàn thế giới

1.2 Quy trình chế biến bia Sapporo

 Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu (Malt)

Bên trong hạt lúa mạch có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.Người ta sàng phânloại hạt theo một kích cỡ nhất định để đảm bảo các hạt sử dụng có kích thước đều nhau.Thông thường loại hạt có bề ngang từ 2.5mm trở lên sẽ được chọn sử dụng Các hạt đượcchọn đồng đều thì giai đoạn nảy mầm sẽ diễn ra đồng đều hơn

Trong giai đoạn nảy mầm, bên trong hạt lúa mạch diễn ra rất nhiều sự biến đổi.Đầu tiên, các thành phần dinh dưỡng như tinh bột và protein bên trong sẽ được phân giải.Lúa mạch đang trong quá trình nảy mầm còn được gọi là “Malt xanh – Green Malt”.Bằng cách tác động theo hướng thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình biến đổi này mà người tatạo ra loại malt có chất lượng phù hợp với loại bia mình mong muốn

Bên trong Green Malt có chứa rất nhiều enzym - vốn là yếu tố cực kỳ quan trọngtrong giai đoạn nấu tiếp theo Ở gian đoạn sấy khô, người ta sẽ tác động làm dừng quátrình nảy mầm, và nhằm mục đích không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của enxymnày, người ta dùng luồng gió nhiệt độ thấp để sấy khô Green Malt Sau đó, người ta sẽ sửdụng dùng luồng gió nóng khoảng 80 độ C để sấy khô Malt, việc này giúp khống chế sựsinh sôi của các vi khuẩn và giúp Malt có thể được bảo quản trong thời gian dài

Phần rễ của Malt là nguyên nhân tạo ra những mùi vị hỗn tạp Do đó, sau khi làmkhô, người ta nhanh chóng loại bỏ phần rễ này bằng một thiết bị chuyên dụng Sau đó,người ta cho Malt thành phẩm vào xilô để ủ trong khoảng 1 tháng

Trang 10

Trước khi cho vào lò nấu, Malt sẽ được xay nhỏ, việc này giúp nâng cao hiệu quảchuyển hóa tinh bột thành đường (đường hóa) Tuy nhiên, nếu xay quá nhỏ thì công đoạnlọc sau đó sẽ diễn ra rất chậm.

 Công đoạn nấu – lọc bã

Tinh bột của malt có dạng nhiều phân tử đường glucô kết nối với nhau với kíchthước lớn, điều này làm cho men bia sẽ khó thâm nhập vào trong tế bào, các enzymđường hóa cũng không hoạt động được Do đó cần phải làm cho kích thước phân tử tinhbột nhỏ hơn

Để giúp phân giải và chia nhỏ kết cấu kết tinh của tinh bột, người ta cho malt vào

lò nấu và dùng nước sôi để xử lý thành một dạng hồ nhão Đây gọi là công đoạn “hồhóa” Tại đây, Enzyem sẽ làm biến đổi tinh bột đã được hồ hóa của malt thành chấtđường Protein sẽ được phân giải thành Peptide (chuỗi axit amino) - vốn đóng vai trò cực

kỳ quan trọng trong việc tạo ra bọt bia – và axít amino vốn là nguồn dinh dưỡng của menbia, đóng góp trong việc sinh sôi men bia và tạo ra thành phần mùi hương cho bia

Sau khi kết thúc quá trình đường hóa, người ta sẽ thực hiện lọc để loại bỏ các chấtrắn Lọc là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất trong giai đoạn nấu Tốn nhiều thời gianbởi cần xay đến kích thước vừa phải, đồng thời cũng không được khuấy trộn quá mứctrong giai đoạn đường hóa, điều này nhằm giúp các loại đường đa chứa bên trong không

bị phân giải Ngoài ra, trong giai đoạn phân loại các hạt malt, cũng cần đảm bảo tínhđồng nhất về kích thước của chúng

 Công đoạn đun sôi – bổ sung hoa bia

Dịch malt sau khi lọc sẽ được chuyển sang lò đun sôi và cho thêm hoa bia vào.Việc này giúp thu được 04 kết quả dưới đây:

 Khi đun sôi dịch malt với hoa bia sẽ giúp chiết xuất các thành phần của hoa bia màchúng giúp tạo ra mùi hương và vị đắng cho bia, đồng thời ngăn chặn các vi sinhvật, tăng cường khả năng duy trì bọt bia

 Cô đặc dịch malt để đạt đến nồng độ quy định

 Làm kết tủa các chất protein có tính kết tủa bên trong dịch bia

 Làm mất khả năng hoạt động của các enzym còn sót lại trong dịch malt, đồng thờigiúp diệt khuẩn triệt để dịch malt

Vị đắng sẽ được sinh ra nhờ công đoạn nấu sôi Hoa bia được cho là thành phầntạo ra vị đắng, tuy nhiên chỉ bỏ hoa bia vào thôi thì chưa thể tạo ra vị đắng này Chỉ khinấu sôi lên, một loại axít có trong hoa bia bị biến đổi và tạo ra vị đắng Phương pháp đo

vị đắng của bia được tính toán thông qua việc đo lường chất Isohumulone vốn được hìnhthành qua công đoạn nấu sôi Tuy nhiên, cho dù cùng một đơn vị vị đắng nhưng nếuchủng loại hoa bia, cách sử dụng hoa bia, dịch malt khác nhau thì sẽ cho ra vị đắngkhác nhau về tính chất cũng như cường độ

Trang 11

Cách đưa hoa bia vào nấu sôi cũng làm thay đổi mùi hương của bia Có thể chotoàn bộ hoa bia vào ngay từ đầu khi mới đun sôi, hoặc có thể chia làm nhiều phần để đưavào từ từ Để tạo ra mùi hương mạnh của hoa bia, người ta có thể thêm vào một phần hoabia tại thời điểm ngay trước khi kết thúc công đoạn đun sôi.

 Công đoạn kết lắng

Sau khi nấu sôi, sẽ đến công đoạn lọc bỏ các chất rắn chứa trong dịch malt Côngviệc này được thực hiện bằng một thiết bị hình trụ có tên gọi là whirlpool Người ta đổdịch malt vào trong thiết bị này và cho quay tròn, lực ly tâm sinh ra sẽ gom các chất rắnlại chính giữa Trước đây, khi người ta còn sử dụng hoa bia nguyên dạng để cho vào nấuthì ở công đoạn này sẽ sử dụng lưới lọc, tuy nhiên hiện nay, khi hoa bia đã được gia côngthành dạng viên thì chỉ cần sử dụng bồn whirlpool mà thôi

 Công đoạn làm lạnh và lên men

Dịch malt sau khi trải qua công đoạn nấu sôi sẽ được làm lạnh Tại công đoạn này,dịch malt sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ bắt đầu lên men, rồi được cung cấp các enzymcần thiết cho sự sinh trưởng của men bia

Sau khi làm lạnh dịch malt đến nhiệt độ cần thiết cho quá trình lên men (trườnghợp lên men chìm là 8-100C, trường hợp lên men nổi là 15-200C) và cho enzym vào thìngười ta sẽ cho men bia vào dung dịch này

Men bia được cho vào sẽ hấp thụ đường và làm lên men đường Dưới tác động lênmen của enzym có trong men bia, đường sẽ chuyển hóa thành cồn (ethanol) và khí CO2.Khoảng 1 tuần sau đó, bia non được hình thành

Lượng men bia cho vào nếu ít quá thì quá trình lên men sẽ diễn ra chậm, làm mấtcân bằng hương vị, ngược lại nếu nhiều quá cũng sẽ làm mất mùi vị của bia

 Công đoạn ủ

Bia non sau khi hình thành sẽ được chuyển sang bồn ủ Trong giai đoạn lên mentrước đó, tại thời điểm khi có khoảng 85% hàm lượng đường có tính lên men được lênmen thì công đoạn này kết thúc Bia được chuyển sang bồn trữ (lên men sau) Lúc nàylượng men nổi trên mặt và men chìm xuống dưới có tỷ lệ khoảng 1:2 là tốt nhất Nếu mennổi trên mặt ít thì gây ảnh hưởng đến giai đoạn lên men sau, ngược lại nếu men trên mặtnhiều quá thì việc lọc bia bị nghẽn, làm ảnh hưởng đến hương vị của bia Bia non khiđược chuyển sang bồn trữ sẽ được cho lên men lại

Khi đó, các men bia chìm bên dưới sẽ lại sinh sôi bên trong bia non Sau đó, biađược làm lạnh đến dưới 0 độ C rồi tiếp tục ủ trong nhiều chục ngày tiếp theo Để côngđoạn lên men sau được diễn ra một cách có hiệu quả, trong bia non nhất thiết phải cóphần chiết xuất có tính lên men và phải còn một lượng men bia thích hợp

Trang 12

Trong giai đoạn ủ, khí CO2 sinh ra sẽ được phân giải, tuy nhiên do hàm lượngCO2 chứa trong bia cần một độ chính xác khá cao nên người ta gắn thêm 1 thiết bị điềuchỉnh áp suất khí gas để đẩy phần gas dư thừa ra khỏi bồn ủ, giữ cho áp suất này ở mứcnhất định Do đặc tính của khí CO2, nhiệt độ càng thấp thì hàm lượng khí CO2 càng giatăng.

Thời gian ủ bia sẽ khác nhau tùy vào từng loại bia, từng chủng loại men… tuynhiên tiêu chuẩn cơ bản trong trường hợp lên men chìm là khoảng 1 tháng

 Công đoạn lọc

Men bia và các chất cặn trong quá trình ủ sẽ được lọc bỏ Ở công đoạn lọc này,người ta thường dùng vật liệu lọc những tấm lưới có lỗ rất nhỏ Sau khi lọc và được xử lýnhiệt để diệt khuẩn, bia sẽ được đóng gói để xuất xưởng Vỏ chai, lon… cũng được trảiqua các công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt trước khi chiết bia vào

 Công đoạn đóng gói

Chai bia rỗng sau khi được thu hồi về sẽ đi qua máy súc rửa và diệt khuẩn Tronggiai đoạn súc rửa, người ta dùng xút NaOH để phân giải và tẩy sạch các chất bẩn bámtrên chai, đồng thời phân giải keo dán của nhãn chai để bóc tách nhãn ra Sau khi rửa vàdiệt khuẩn bằng xút, chai sẽ được súc rửa nhiều lần bằng dòng nước áp lực cao

Chai bia được tái sử dụng nhiều lần, do đó trước khi rót bia vào chai, cần phảikiểm tra chai kỹ lưỡng Những chai vỡ, nứt, xước nhiều… sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền

Lon rỗng sau khi được nhà sản xuất lon kiểm tra bên trong và bên ngoài sẽ đượcgiao đến nhà máy bia trong tình trạng được bao bọc kín khí Tại đây, sau khi thiết bị kiểmtra tự động kiểm tra mặt trong của từng lon,một dòng nước áp lực cao sẽ được sử dụng đểsúc rửa lon.Ngay sau khi súc rửa xong, lon rỗng sẽ được chiết bia vào

Quy trình đóng lon được thực hiện bằng cách thay thế phần không khí trong lonbằng khí CO2 với áp suất tương đối Việc tạo ra áp suất bằng khí CO2 như vậy có tácdụng giúp bia không bị nổi bọt và giúp loại bỏ phần khí oxy nằm trong lon vốn là tácnhân gây oxy hóa, làm giảm chất lượng bia

Khi nhiệt độ thay đổi, dung dịch bia sẽ nở ra, áp suất bên trong lon sẽ tăng lên Do

đó, khi chiết rót, phần phía trên của lon luôn được chừa lại một khoảng trống chứa khôngkhí Khi công việc chiết rót vừa kết thúc, người ta kích thích bề mặt nước bia để làm sinh

ra bọt, bọt này sẽ giúp đuổi khí oxy (không khí) còn lại trong lon ra bên ngoài, ngay khi

đó, nắp lon sẽ được đóng lại

Lon bia đã được chiết bia xong sẽ có nhiệt độ rất thấp, không thể đưa vào thùngcarton ngay mà phải qua công đoạn dùng nước ấm để đưa nhiệt độ lon bia trở về bìnhthường Sau đó lon sẽ đi qua công đoạn đóng thùng carton

Ngày đăng: 27/06/2016, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w