1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su giải phóng

23 283 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

Kế hoạch nguyên vật liệu được cácdoanh nghiệp lập ra vào nhằm xác định chính xác lượng vật tư cần muasắm hay cần dự trữ cho doanh nghiệp.. Do đó, doanh nghiệp sẽ biết được chínhxác lượng

Trang 1

môc lôc

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu 3

1.1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò 3

1.2 Cơ sở lập kế hoạch 4

1.3 Phương pháp lập kế hoạch 4

1.3.1 Nghiên cứu và dự báo 4

1.3.2 Xác định các mục tiêu 5

1.3.3 Lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu 5

1.4 Nội dung của kế hoạch nguyên vật liệu 7

1.4.1 Xác định tổng nhu cầu nguyên vật liệu 7

1.4.2 Xác định nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu 9

1.4.3 Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch 9

PHẦN 2: Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su Giải Phóng 10

2.2 Giới thiệu chung về công ty cao su Giải Phóng 10

2.1.1 Những thông tin chung 10

2.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su Giải Phóng 11

2.2.3 Nội dung kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su Giải Phóng 16

STT 19

KẾT LUẬN 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nềnkinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sảnphẩm Mọi doanh nghiệp đều phải dự tính các chi phí bỏ ra và thu về.Đặc biệt trong nên kinh tế thi trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triểndoanh nghiệp phải có kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu hợp lý Có nhưvậy trong quá trình sử dụng mới hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiếtkiệm, tránh được các hiện tượng xâm phạm tài sản của Nhà nước và củadoanh nghiệp

Trong một số năm gần đây, thị trường nguyên vật liệu nước ta cónhiều biến động Giá xăng dầu tăng cao, kéo theo đó là sự tăng gia củacác nguyên vật liệu đầu vào Nước ta là một nước nhập khẩu xăng dầuvới một khối lượng lớn Các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khókhăn, họ không thể đột ngột tăng giá sản phẩm Nhiều doanh nghiệp cònphải chịu lỗ để giữ chân khách hàng

Xác định vai trò của việc lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu trong

doanh nghiệp, em đã chọn đề tài cho bài tập lớn của mình là: "Lập kế

hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su Giải Phóng" Bài tập

Trang 3

nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời có thể ứng phó được với những

sự thay đổi của môi trường

PHẦN 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu.

1.1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu.

1.1.1 Khái niệm.

Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu là một bộ phận của kế hoạch sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch nguyên vật liệu được cácdoanh nghiệp lập ra vào nhằm xác định chính xác lượng vật tư cần muasắm hay cần dự trữ cho doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò.

- Kế hoạch nguyên vật liệu có một vai trò rất quan trọng trong doanhnghiệp Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần cónguyên vật liệu Mỗi doanh nghiệp có đến hàng trăm, thậm chí hàngnghìn loại nguyên vật liệu khác nhau Nếu thiếu chỉ một loại nguyên vậtliệu dù là nhỏ sẽ làm gián đoạn việc sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạchsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Giúp doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi của môi trường: Môitrường ở đây có nghĩa là cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanhnghiệp Môi trường của một doanh nghiệp trong một năm có thể có nhiềuthay đổi Trước khi lập kế hoạch nói chung và kế hoạch nhu cầu nguyênvật liệu nói riêng, doanh nghiệp phải nghiên cứu và dự báo môi trường.Công việc này giúp doanh nghiệp có thể dự đoán trước những biến độngcủa môi trường, từ đó doanh nghiệp sẽ lập ra một kế hoạch phù hợp

- Giảm thiểu thời gian, và lượng dự trữ nguyên vật liệu: Kế hoạch vật

tư xác định chính xác số lượng nguyên vật liệu cần mua, cần sử dụng của

Trang 4

doanh nghiệp ở từng thời điểm Do đó, doanh nghiệp sẽ biết được chínhxác lượng mà doanh nghiệp cần dùng, từ đó, tránh được việc tồn đọngquá nhiều nguyên vật liệu trong kho, giảm được chi phí lưu kho và giảmđược chi phí vốn lưu động trong doanh nghiệp.

- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng nguyên vật liệu: Cácchi tiết nguyên vật liệu dù là rất nhỏ, được sử dụng với số lượng ít nhưngkhi lập kế hoạch nguyên vật liệu, người lập kế hoạch phải tính đến cảnhững chi tiết đó để khi công việc sản xuất cần đến là doanh nghiệp sẵnsàng cung ứng, tránh phải chờ đợi, làm gián đoạn cả quy trình sản xuấtchỉ vì những chi tiết rất nhỏ, hoặc để tránh thiếu nguyên vật liệu mà làmảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó làm giảm hiệu quả của việc sảnxuất kinh doanh

- Việc lập kế hoạch nguyên vật liệu chính xác, đúng khối lượng, đúngthời điểm yêu cầu là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dự trữ nguyên vậtliệu ở mức thấp nhất, giảm thiểu tồn đọng vốn Điều này đòi hỏi côngviệc lập kế hoạch nguyên vật liệu phải hết sức chặt chẽ, chính xác chotừng loại nguyên vật liệu

Kế hoạch nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kếhoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Do đó, trước khi lập kếhoạch cho nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải xem xét các mối liên hệgiữa kế hoạch nguyên vật liệu và các loại hình kế hoạch khác để có thểthu thập đầy đủ thông tin, nhằm lập được một kế hoạch chính xác nhất

Trang 5

1.3 Phương pháp lập kế hoạch.

Để lập kế hoạch nguyên vật liệu cần làm theo các bước như sau:

o Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

o Bước 2: Xác định các mục tiêu

o Bước 3: Lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu

1.3.1 Nghiên cứu và dự báo.

Nghiên cứu và dự báo là công việc đầu tiên của bất cứ công tác lập kếhoạch nào trong doanh nghiệp Để lập được kế hoạch, chúng ta phải hiểubiết về thị trường, về môi trường mà doanh nghiệp chúng ta đang hoạtđộng, về các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

Trước khi lập kế hoạch nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng phải tiếnhành nghiên cứu và dự báo môi trường ngoài, môi trường bên trongdoanh nghiệp

hoạch nguyên vật liệu có liên quan chặt chẽ tới kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, do đó, trước khi lập kế hoạch vật tư, doanhnghiệp cần nghiên cứu về thị trường nguyên vật liệu, dự báo mức tiêu thụsản phẩm trên thị trường, dự báo số lượng các đơn đặt hàng của kháchhàng để từ đó có thể dự báo được lượng nguyên vật liệu mà doanhnghiệp cần có trong năm kế hoạch

cứu và dự báo về các năng lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp có khảnăng sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm để từ đó xác định được chính xáclượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp cần dùng Doanh nghiệp cũngcần phải nghiên cứu và dự báo về những vấn đề có thể xảy ra đối vớinguyên vật liệu trong doanh nghiệp như vật tư bị hư hại do bốc xếp, vậnchuyển

1.3.2 Xác định các mục tiêu.

Trang 6

Mục tiêu của bất cứ loại kế hoạch nào cũng cần phải được lượng hoá.Đối với kế hoạch nguyên vật liệu, mục tiêu của việc lập kế hoạch là việcxác định được chính xác số lượng của từng loại nguyên vật liệu

Bao gồm:

- Nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất

- Nhu cầu nguyên vật liệu cần dự trữ vào cuối kì kế hoạch

- Nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu trong kì kế hoạch

1.3.3 Lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu.

o Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu

- Theo quy luật của thị trường, có cầu về nguyên vật liệu thì sẽ cócung về nguyên vật liệu Trên thị trường, có rất nhiều nhà cung ứngnguyên vật liệu cho 1 doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải chọn lựacho mình một hay nhiều nhà cung ứng tốt nhất

- Nếu chọn một nhà cung ứng nguyên vật liệu, doanh nghiệp sẽ

có nhiều thuận lợi như giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng có mối quan

hệ ổn định lâu dài, tin tưởng lẫn nhau do đó thuận tiện cho việc quản lý,

và dễ dàng giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra Tuy nhiên doanh nghiệpnếu chọn một nhà cung ứng sẽ gặp rủi ro cao

- Nếu doanh nghiệp chọn nhiều nhà cung ứng: do các nhà cungứng nguyên vật liệu có sự cạnh tranh với nhau nên dễ dàng được giảmgiá, việc cung ứng đảm bảo an toàn cao Tuy nhiên việc chọn nhiều nhàcung ứng sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các nhà cung ứng

Do đó, doanh nghiệp nên chọn số lượng nhà cung ứng ở một mức độnhất định, nên chọn người cung ứng ở gần doanh nghiệp, là những nhàcung ứng tin cậy

o Lựa chọn các nguồn lực để đạt được mục tiêu:

Khi lập kế hoạch năm nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải lựa chọncác công cụ để đạt được mục tiêu Các công cụ đó bao gồm các mô hình

lý thuyết, các công cụ tài chính, nguồn nhân lực, vật lực

Trang 7

- Tài chính: Đây là một công cụ quan trọng Công việc mua sắmnguyên vật liệu không thể thiếu nguồn lực tài chính Do đó, khi lập kếhoạch nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải tính đến giá cả của nguyên vậtliệu, sau đó xem xét đến các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp để cóthể xác định lượng tiền chi cho nguyên vật liệu của doanh nghiệp trongnăm một cách hợp lý.

- Nguồn nhân lực: Các cán bộ làm công tác mua sắm nguyên vậtliệu là công cụ quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng

kế hoạch nguyên vật liệu Ngoài ra, nguồn nhân lực còn có các cán bộquản lý kho, cán bộ làm công tác lập kế hoạch chịu trách nhiệm thườngxuyên theo dõi việc thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu trong doanhnghiệp

- Các kho bãi: Để phục vụ công tác bảo quản và dự trữ thì hệ thốngkho bãi của doanh nghiệp phải thật chắc chắn, đảm bảo được chất lượngcủa nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản

- Phương tiện vận chuyển: Doanh nghiệp lựa chọn những phươngtiện vận chuyển hợp lý sao cho đảm bảo được chất lượng của nguyên vậtliệu trong quá trình vận chuyển, đồng thời tiết kiệm được chi phí vậnchuyển

1.4 Nội dung của kế hoạch nguyên vật liệu.

Kế hoạch nguyên vật liệu gồm ba nội dung chính sau đây:

- Xác định tổng nhu cầu nguyên vật liệu

- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần dự trữ

- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm

1.4.1 Xác định tổng nhu cầu nguyên vật liệu.

hết doanh nghiệp phải xác định được định mức tiêu hao nguyên vậtliệu cho một đơn vị sản phẩm từ đó để làm căn cứ lập kế hoạch sốlượng nguyên vật liệu cần dùng, cần mua một cách hợp lý nhất

Trang 8

 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng vật tư tiêu haolớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc

để hoàn thành 1 khối lượng công việc nhất định trong mộtđiều kiện tổ chức và kĩ thuật đã được xác định

nhiều cách khác nhau Mỗi cách tính có ưu và nhược điểmriêng Tuy từng doanh nghiệp và điều kiện sản xuất củadoanh nghiệp mà có cách tính định mức tiêu hao phù hợp.Tuy nhiên, định mức tiêu hao nguyên vật liệu phải đảm bảođược tính chính xác, khoa học và thực tiễn

Có một số cách tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu như sau:

- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo phương pháp thống

kê kinh nghiệm: là xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa vào sốliệu thống kê về mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân của kỳ trước, kếthợp với các điều kiện tổ chức sản xuất của kỳ kế hoạch và kinh nghiệmcủa cán bộ quản lý Phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán rất đơngiản, dễ vận dụng Tuy nhiên định mức tiêu hao nguyên vật liệu tính theophương pháp này không được chính xác vì nó còn phụ thuộc vào ý kiếnchủ quan của người cán bộ

- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo phương pháp thựcnghiệm: Là phương pháp xây dựng định mức tiêu hao dựa vào kết quảcủa phòng thí nghiệm hay thử nghiệm trong điều kiện sản xuất để điềuchỉnh cho sát với thực tế Phương pháp này cho kết quả khá chính xác tuynhiên việc tính định mức theo phương pháp này trong điều kiện thửnghiệm nên khó có thể giống với điều kiện sản xuất thực tế và chi phí rấttốn kém, mất nhiều thời gian

- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo phương pháp tínhtoán phân tích: Là phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên vật liệudựa trên các công thức kỹ thuật và các tiêu chuẩn định mức do nhà nướcban hành hoặc các kết quả do nhà chế tạo thử nghiệm rồi kết hợp với việc

Trang 9

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định mức tiêu hao trong điều kiệnthực tế để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất.Phương pháp này rất chính xác vì vừa kết hợp được việc thử nghiệm vớiđiều kiện sản xuất thực tế.

trong năm kế hoạch mà chưa tính đến lượng nguyên vật liệu dự trữhiện có hay lượng nguyên vật liệu sẽ tiếp nhận được Khi tính tổngnhu cầu nguyên vật liệu, doanh nghiệp dựa vào kế hoạch sản xuấtcủa doanh nghiệp, và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mộtđơn vị sản phẩm và tính theo công thức sau:

Dij : định mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho một đơn vịsản phẩm j

Qj : số lượng sản phẩm j theo kế hoạch sản xuất

Kpj : tỷ lệ phế phẩm

Kdj : tỷ lệ phế liệu dùng lại được

n :số chủng loại sản phẩm có dùng nguyên vật liệu i

1.4.2 Xác định nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu.

Trong khi lập kế hoạch nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải tính đượchợp lý số lượng nguyên vật liệu cần dự trữ Doanh nghiệp không thể sảnxuất đến đâu, mua sắm nguyên vật liệu đến đấy vì như vậy sẽ có nhữngtrở ngại xảy ra như không có đủ thời gian chuẩn bị nguyên vật liệu chosản xuất, không chủ động trong sản xuất vì phải chờ đợi nguyên vật liệu,việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất có thể xảy ra bất trắc khiếncho việc sản xuất bị đình trệ, điều này sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ khôngthực hiện đúng hợp đồng giao hàng cho khách hàng, làm giảm uy tín củadoanh nghiệp Do vậy, để đảm bảo chắc chắn cho hoạt động sản xuấtcủa năm sau, ngay từ khi lập kế hoạch nguyên vật liệu của năm nay,

Trang 10

doanh nghiệp phải có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cuối năm để đảmbảo cho hoạt động sản xuất của đầu kì kế hoạch sau được tiến hành nhịpnhàng, không bị gián đoạn.

Khi lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải đảm bảo

đủ số lượng nguyên vật liệu để sản xuất có thể tiến hành liên tục Tuynhiên, việc dự trữ nhiều sẽ làm ứ đọng vốn, làm tăng chi phí lưu kho, từ

đó đẩy giá thành sản phẩm tăng lên Do đó, doanh nghiệp phải có sự kếthợp hài hoà để việc dự trữ nguyên vật liệu đủ cho sản xuất với chi phíthấp nhất có thể

1.4.3 Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch

Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắm là lượng nguyên vật liệu cầnmua bổ sung trong năm kế hoạch Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua sắmđược tính theo công thức sau:

Nhu cầu mua sắm

Tổng nhu cầunguyên vậtliệu

cuối kì

Tồn đầu kì là số lượng nguyên vật liệu đang có ở thời điểm bắt đầucủa kỳ kế hoạch Lượng tồn đầu kì của kì này chính là lượng tồn cuối kìcủa kì trước

PHẦN 2: Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cao su

Giải Phóng

2.2 Giới thiệu chung về công ty cao su Giải Phóng.

2.1.1 Những thông tin chung.

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cao su Giải Phóng.

Công ty cao su Giải Phóng là đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổngcông ty hoá chất việt nam Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển,

Trang 11

ngày nay công ty cao su Sao vàng đang là doanh nghiệp đi đầu trongngành công nghiệp cao su Việt Nam.

- Tên giao dịch tiếng việt: Công ty cao su Giải Phóng

- Tên giao dịch quốc tế: Giải Phóng rubber company

- Tên viết tắt: GRC

- Trụ sở: Số 2 ngõ 71 Đặng Văn Ngữ, Quận Đống Đa, Hà nội

Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, ngày 7/10/1956 xưởng đắp

vá săm lốp ô tô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân - Hà Nội(Nguyên là xưởng Indoto của quân đội Pháp) Xưởng đắp vá săm lốp ô tôbắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 11/1956

Đầu năm 1960, do nhu cầu của thị trường ngày càng phát triển, đồngthời phục vụ miền Nam chiến tranh, xưởng đắp vá săm lốp ô tô sát nhậpvới nhà máy cao su Giải Phóng Đây chính là tiền thân của nhà máy cao

su Giải Phóng Hà Nội sau này Ngày 6/4/1960 được lấy làm ngày thànhlập Nhà máy cao su Giải Phóng

Từ năm 1960 đến nay, nhà máy ngày càng khẳng định vị trí đi đầu củamình trong ngành công nghiệp cao su Việt Nam Nhà máy đã đạt đượcnhiều thành tích và nhiều lần được nhận cờ, bằng khen của cấp trên

Năm 1992, theo quyết định số 645/CNNG ngày 27/8/1992 của Bộcông nghiệp nặng, nhà máy đã đổi tên thành Công ty cao su Giải Phóng.Ngày 1/1/1993, Công ty chính thức sử dụng con dấu mang tên Công tycao su Giải Phóng

Theo quyết định số 215/QĐ/TCNSĐT ngày 5/5/1993 của Bộ côngnghiệp nặng, Công ty cao su Giải Phóng chính thức được công nhận làmột đơn vị hạch toán độc lập của tổng công ty hoá chất việt Nam, có tưcách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng

2.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính:

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su

Ngày đăng: 27/06/2016, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w