1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)

77 559 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 216,72 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 5 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị. 5 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị. 5 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị. 5 1.1.3 Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính 8 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh. 9 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành. 10 1.1.6. Phân loại chi phí. 10 1.1.6.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. 10 1.1.6.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí. 11 1.1.6.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm. 14 1.1.6.4 Phân loại chi phí theo mục đích ra quyết định: 14 1.1.6.5 Phân loại chi phí trên báo cáo kế toán. 15 1.2 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 19 1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 19 1.2.1.1 Số dư đảm phí (lãi trên biến phí). 19 1.2.1.2 Kết cấu chi phí. 20 1.2.1.3 Đòn bẩy kinh doanh. 20 1.2.2 Phân tích điểm hòa vốn. 21 PHẦN II 27 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 27 2.1. Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn: 27 1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn: 27 2. Lịch sử hình thành và phát triển: 27 2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí. 29 2.2.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu) 29 2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí: 33 2.3 Phân tích sự biến động chi phí của từng bộ phận phát sinh chi phí. 48 2.3.1 Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí 48 2.3.2 Phân tích biến động từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí: 52 2.4. Phân tích sự biến động chi phí theo cách ứng xử của chi phí: 56 2.4.1 Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí theo cách ứng xử của chi phí 56 2.4.2. Phân tích biến động từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định. 61 PHẦN III 70 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 70 3.1 Phân tích điểm hòa vốn: 70 3.2 Lựa chọn phương án kinh doanh: 72 3.2.1. Phương án 1 73 3.2.2. Phương án 2 74 KẾT LUẬN 77

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 5

1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị 5

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị 5

1.1.3 Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính 8

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh 9

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành 10

1.1.6 Phân loại chi phí 10

1.1.6.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 10

1.1.6.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 11

1.1.6.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm 14

1.1.6.4 Phân loại chi phí theo mục đích ra quyết định: 14

1.1.6.5 Phân loại chi phí trên báo cáo kế toán 15

1.2 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 19

1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 19

1.2.1.1 Số dư đảm phí (lãi trên biến phí) 19

1.2.1.2 Kết cấu chi phí 20

1.2.1.3 Đòn bẩy kinh doanh 20

1.2.2 Phân tích điểm hòa vốn 21

PHẦN II 27

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 27

2.1 Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn: 27

1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn: 27

2 Lịch sử hình thành và phát triển: 27

Trang 2

2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí 29

2.2.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu) 29

2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí: 33 2.3 Phân tích sự biến động chi phí của từng bộ phận phát sinh chi phí 48

2.3.1 Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí 48

2.3.2 Phân tích biến động từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí: 52 2.4 Phân tích sự biến động chi phí theo cách ứng xử của chi phí: 56

2.4.1 Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí theo cách ứng xử của chi phí 56

2.4.2 Phân tích biến động từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định 61

PHẦN III 70

PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH .70 3.1 Phân tích điểm hòa vốn: 70

3.2 Lựa chọn phương án kinh doanh: 72

3.2.1 Phương án 1 73

3.2.2 Phương án 2 74

KẾT LUẬN 77

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm gần đây đã đặt ra yêu cầu cấpbách là phải đổi mới cơ chế quản lý và hệ thống quản lý kinh tế, trong đó kế toán quản trị

là công cụ quan trọng để quản lý vốn tài sản và hoạt động điều hành sản xuất kinh doanhcho bản thân doanh nghiệp Kế toán quản trị cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời

và thích hơp về các nguồn lực kinh tế và các mặt hoạt động, có ý nghĩa quan trọng đốivới sự thành công của doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội khác Kế toán quản trịkhông những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để ra quyết định kinhdoanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn cung cấp cả các thông tin vềcác mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thi trách nhiệm của mình Kếtoán quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính của doanhnghiệp mà còn với hoạt động tài chính nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng của Kế toán quản trị trong công tác quản trị doanhnghiệp, môn học Kế toán quản trị đã được đưa vào chương trình đào tạo cho chuyênngành Kế toán doanh nghiệp, giúp cho sinh viên có thể nắm được những kiến thức cơ bản

về Kế toán quản trị và biết cách vận dụng các phương pháp phân tích thông tin trong mônhọc này

Qua một thời gian học tập và nghiên cứu môn học Kế toán quản trị, để có thể củng

cố những kiến thức đã học, nắm chắc vấn đề lý thuyết cơ bản và hiểu biết thực tế để rènluyện kỹ năng thực hành theo các phương pháp đã học, em đã thực hiện đồ án môn học

Kế toán quản trị Trong phạm vi hẹp của đồ án môn học, em sẽ trình bày những hiểu biết

cơ bản nhất và chung nhất về môn Kế toán quản trị đã được học

Nội dung phân tích của đồ án bao gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận Kế toán quản trị

Chương II: Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp(Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)

Chương III: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phưong án kinh doanh (Công ty

Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn)

Trang 4

Do còn hạn chế về mặt kiến thức, nghiệp vụ kế toán còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực

tế còn chưa có, trong quá trình làm đồ án mặc dù em đã rất cố gắng song không tránhkhỏi còn nhiều sai sót Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng toàn thểcác bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viênLại Thị Ngát

Trang 5

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị.

1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị.

Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin địnhhướng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình raquyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát vàđánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị.

a Chức năng:

- Chính thức hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu

- Lập dự toán sản xuất kinh doanh

- Thu thập kết quả thực hiện

- Soạn thảo báo cáo đánh giá

c Vai trò:

Vai trò của thông tin kế toán đối với các tổ chức:

Các tổ chức có các đặc điểm chung: Đều có người lãnh đạo đứng đầu tổ chức, đều

có chiến lược phát triển và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, có nhu cầu rất lớn về thôngtin và đặc biệt đó là thông tin kế toán vì vậy thông tin kế toán là vô cùng quan trọng vàcần thiết

Vai trò của thông tin kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trang 6

Thông tin kế toán trong doanh nghiệp bao gồm: Thông tin kế toán tài chính vàthông tin kế toán quản trị Trong đó thông tin kê toán tài chính được cả đối tượng bêntrong lẫn bên ngoài doanh nghiệp quan tâm thông qua hệ thống báo cáo tài chính tuynhiên kế toán tài chính chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp

đó là đưa ra các quyết định và để thực hiên điều này kế toán quản trị với các phương phápcủa mình đã đáp ứng được nhu cầu trên:

+ Xử lí thông tin kế toán dưới dạng so sánh được:

Các thông tin mà kế toán qoản trị cung cấp sẽ được thiết kế thành dạng có thể sosánh được với nhau, kể từ đó giép cho nhà quản trị có thể đánh giá được tình hình thựchiện giữa các năm với nhau hoặc giữa thực hiện với kê hoạch với định mức

+ Phân loại chi phí:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc phân loại chi phí la hết sức cần thiết vìthông qua việc phân loại chi phí các nhà quản trị có các góc nhìn khác nhau tương ứngvới từng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra để qua đó đưa ra được các quyết định đúngđắn

+ Thể hiện mối quan hệ của thông tin kế toán dưới dạng phương trình:

Nhằm mục đích đưa ra dự đoán của một số quá trình chưa xảy ra căn cứ vào

các dữ kiện đã có và sự giàng buộc giữa các biến số trong phương trình, phương phápnày là căn cứ tính toán lập kế hoạch và phân tích dự báo trong kế toán quản trị

+ Trình bày thông tin kế toán theo đồ thị:

Phương pháp này giúp cho các nhà quản trị có thể thấy rõ ràng nhất mối quan hệ và

xu hướng biến thiên của các thông tin mang tính quy luật do kế toán quản trị cung cấp và

xử lý để từ đó đưa ra được quyết định hiệu quả và hợp lý nhất

Vai trò của kế toán quản trị trong chức năng quản lí của doanh nghiệp:

Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp

mỏ nói riêng, trách nhiệm thuộc về các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đó Cácchức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

có thể được khái quát trong sơ đồ dưới đây

Trang 7

Lập kế hoạch (1)

Ra quyết định

Kiểm tra thực hiện

Đánh giá (4)

Tổ chức thực hiện

Qua sơ đồ ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thựchiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay trở lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đềuxoay quanh trục ra quyết định

- Lập kế hoạch và dự toán: Lập kế hoạch là công việc thường diễn ra trước khi tiếnhành thực hiện một công việc nào đó, nó là việc xây dung các mục tiêu cần phảI đạt vàvạch ra các bước để thực hiện các mục tiêu đó, dự toán là một dạng của kế hoạch nó là sựliên kết của các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng các nguồn lựcsẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra để cho việc lập kê hoạch và dự toán được thựchiện tốt thì chúng phảI được lập dựa trên các thông tin hợp lí và có cơ sở của các thôngtin này do kế toán quản trị cung cấp

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Là việc liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau đểđạt được mục tiêu đã đề ra để làm tốt khâu này với các nhà quản trị có nhu cầu rất lớn vềthông tin kế toán đặc biệt là thông tin kế toán quản trị

- Kiểm tra đánh giá: Sau khi tổ chức thực hiện thì công việc tiếp theo của các nhàquản trị là kiểm tra và đánh giá việc thực hiện phương pháp thường được sử dụng là sosánh giữa các số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch và dự toán để làm tốt các chức năngnày thì các nhà quản trị cần được cung cấp thông tin từ bộ phận kế toán để phát hiệnnhững vấn đề còn tồn tại và có biện pháp tác động quản lý

Trang 8

- Ra quyết định: Đậy là khâu vô cùng quan trọng trong chức năng quản lý củadoanh nghiệp, phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ cho chứcnăng ra quyết định.

1.1.3 Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính

Sự giống nhau:

- Đều phải dựa trên ghi chép ban đầu của kế toán

- Đều phản ánh đối tượng chung của kế toán (tài sản và nguồn vốn)

- Đều dựa trên sự kiện kinh tế phát sinh

- Với mỗi sản phẩm báo cáo đều gắn với trách nhiệm của nhà quản lý

- Chỉ là nhà quản trị, bêntrong doanh nghiệp

2 Đặc điểm của thông

tin

- Phản ánh nghiệp vụ kinh tếphát sinh đã xảy ra mangtính lịch sử

+ Đòi hỏi độ chính xác tuyệtđối, khách quan

+ Chậm, ít linh hoạt

+ Số liệu được phản ánhmang tính giá trị

+ Thông tin cung cấp có tínhpháp lý cao do phải tuân thủchuẩn mực quy định

- Những thông tin hướng vềtương lai mang tính chủquan, độ chính xác là tươngđối

+ Mang tính linh hoạt

+ Mang tính thời gian laođộng, giá trị, hiện vật

Trang 9

tháng yêu cầu của nhà quản lý

(thường xuyên)

5 Tính pháp lệnh - Có tính pháp lệnh cao

(nghĩa là sổ sách, báo cáocủa KTTC của doanh nghiệpbắt buộc phải lập theo chế độthống nhất Nếu không đúnghoặc không đầy đủ thì khôngđược thừa nhận

- Không có tính pháp lệnh

do báo cáo của KTQT làriêng biệt, hoàn toàn phụthuộc vào cách thiết kế củatừng nhà quản trị trongtừng doanh nghiệp sao chochúng phù hợp và có tácdụng giúp họ đưa ra quyếtđịnh kinh doanh đúng đắn

6 Quan hệ với ngành

nghề khác

- Có quan hệ ít với các ngànhnghề khác

- Có quan hệ với nhiềungành nghề

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố cơ bản, đó là

tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Trong hoạt động sản xuất của doanhnghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, tài sản cố định và các công cụ dụng cụkhác không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định chính là tư liệu lao động, còn lao động của conngười là yếu tố sức lao động nếu ở khâu sản xuất nguyên vật liệu được coi là yếu tố cơbản thì ở khâu lưu thông ( bán hàng) hàng hóa được coi là yếu tố trung tâm Kế toán quảntrị các yếu tố sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là kế toán quản trị nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ khác ( vật tư), hàng hóa, kế toán quản trị tài sản cố định và kế toán quảntrị tiền lương ( tiền công)

Trang 10

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đếnviệc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận Vì vậyvấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phícủa doanh nghiệp

Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quantâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung

Theo kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một số tiền hoặc một phương tiện màdoanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đích nào đó Bản chất của chi phí làphải mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượngđược như số lượng sản phẩm, tiền hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phụcvụ

1.1.6 Phân loại chi phí.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau Đểthuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc racác quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theonhững tiêu thức phù hợp

1.1.6.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.

Tác dụng:

- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

- Là căn cứ để xác định giá thành và tập hợp chi phí

- Cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Trang 11

- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc

cung cấp các dịch vụ trong kỳ nhất định

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên liệu mà

cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõràng và cụ thể cho từng sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận

hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ

+ Chi phí sản xuất chung: là tất cả các khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng mà

không thể đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí không liên quan đến việc chế tạo

sản xuất sản phẩm, mà nó tham gia vào quá trình tiêu thụ và quản lý

+ Chi phí bán hàng: là tất cả những chi phí liên quan đến việc xúc tiến tiêu thụ

sản phẩm

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là tất cả những chi phí liên quan đến việc điều

hành quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.6.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí.

Tác dụng:

Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiếtchi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, xác định mức độ biến động của chi phí sovới mức độ biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất ra

Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp.

- Chi phí biến đổi: là toàn bộ chi phí biến đổi khi khối lượng sản phẩm biến đổi và

tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩmkhông thay đổi, chi phí biến đổi bằng 0 khi mức độ hoạt động bằng 0

Trang 12

+ Chi phí biến đổi tỉ lệ: là những khoản chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận tuyến tính

với mức độ hoạt động

+ Chi phí biến đổi cấp bậc: là những khoản biến phí thay đổi khi mức độ hoạt

động thay đổi nhiều và không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít

- Chi phí cố định: là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động

thay đổi trong phạm vi phù hợp Định phí tính cho một đơn vị sản phẩm tỉ lệ nghịch vớikhối lượng sản phẩm sản xuất Nó không thể giảm đi bằng 0 khi mức độ hoạt động bằng0

+ Định phí bắt buộc: là những khoản định phí không thể thay đổi một cách

nhanh chóng theo quyết định của nhà quản trị

+ Định phí tuỳ ý: là những khoản định phí có khả năng thay đổi nhanh chóng

theo quyết định của nhà quản trị

- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến

đổi, cả yếu tố cố định Để phục vụ cho KTQT phải phân tích chi phí thành CPCĐ vàCPBĐ dựa vào phương pháp:

Phương pháp cực đại cực tiểu : thống kê toàn bộ chi phí hỗn hợp, xác định mốc

hoạt động max và min

- Bước 1: Xác định mức hoạt động max ứng với chi phí max

Xác định mức hoạt động min ứng với chi phí min

- Bước 2: xác định chênh lệch chi phí và mức hoạt động của hai điểm max, min.

- Bước 3: xác định biến phí đơn vị:

BPĐV = (chênh lệch chi phí)/ (Chênh lệch mức hoạt động)

- Bước 4: xác định chi phí cố định.

CPCĐ = CPmax – BPđv x Mhđmax

Trang 13

x Y

Hoặc

CPCĐ = CPmin – BPđv x Mhđmin

- Bước 5: thiết lập phương trình chi phí hỗn hợp dưới dạng

Y = A + bXTrong đó:

Trang 14

1.1.6.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm.

Tác dụng:

 Xem xét những khoản mục chi phí nào ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của kỳ

mà chúng phát sinh, những khoản mục chi phí nào ảnh hưởng đến kỳ mà sảnphẩm được đem đi tiêu thụ, từ đó có những kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý

Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ:

- Chi phí sản phẩm: là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm

và nó chỉ được thu hồi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ Còn nếu sản phẩm chưa đượctiêu thụ thì nó nằm trên giá trị hàng tồn kho Chi phí sản phẩm gồm: chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

- Chi phí thời kỳ: là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán Vì thế chi

phí thời kỳ có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh Vậy chi phí thời kỳ baogồm các loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

1.1.6.4 Phân loại chi phí theo mục đích ra quyết định:

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí phát sinh một cách riêng biệt cho từng đối

tượng và có thể tính thẳng được vào từng đối tượng

- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí mà phát sinh của nó cùng một lúc liên

quan đến nhiều đối tượng Để xác định cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ

Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.

- Chi phí được gọi là chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu như cấp

này hoàn toàn có quyền quyết định điều hành kiểm soát chi phí đó

- Chi phí không kiểm soát được ở một cấp nào đó nếu như cấp quản lý đó không

có quyền điều hành chi phí đó

Trang 15

Cách phân loại này xác định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của nhà quản trị.

Chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp.

- Chi phí thích hợp: là những khoản chi phí có sự chênh lệch giữa những phương

án cần xem xét (chi phí cơ hội luôn được coi là chi phí thích hợp)

- Chi phí không thích hợp: là những chi phí không có sự chênh lệch giữa những

phương án (phát sinh không thay đổi cho dù lựa chọn phương án này hay kia, chi phíchìm luôn là chi phí không thích hợp)

1.1.6.5 Phân loại chi phí trên báo cáo kế toán.

Bảng kê chi phí sản xuất trong kỳ

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

4 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

5 Chi phí dở dang đầu kỳ

6 Chi phí dở dang cuối kỳ

7 Giá thành sản phẩm hoàn thành

8 Thành phẩm đầu kỳ

9 Thành phẩm cuối kỳ

10 Giá vốn

Trang 16

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp

6 Lợi nhuận thuần

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Sử dụng nội bộ)

1 Doanh thu thuần

2 Chi phí biến đổi

- Chi phí sản xuất biến đổi

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung biến đổi

- Chi phí ngoài sản xuất biến đổi

Trang 17

+ Chi phí bán hàng biến đổi

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp biến đổi

3 Số dư đảm phí

4 Chi phí cố định

- Chi phí sản xuất cố định

+ Chi phí sản xuất chung cố định

- Chi phí ngoài sản xuất cố định

+ Chi phí bán hàng cố định

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp cố định

Một số loại chi phí thường được quan tâm trong quản trị doanh nghiệp

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 18

- Thu từ hoạt động tài chính

- Thuế doanh thu VAT phải nộp

- Chi phí hoạt động tài chính

7 Lợi tức hoạt động tài chính (31-32-33)

- Các khoản thu nhập bất thường

- Thuế doanh thu VAT phải nộp

- Chi phí bất thường

8 Lợi tức bất thường (41-42-43)

9 Tổng lợi tức TNDN trước thuế (30+40+50)

10 Thuế lợi tức (thuế TNDN) phải nộp

11 Thuế vốn phải nộp

12 Lợi tức sau thuế (60-70-80)

10 11 20 21 22

313233

40

414243

50 60 70 80 90 Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục

Tháng Năm

Trang 19

TT Nội dung Tổng

Số

SXThan

Sản xuất khácTổng

Số

SXkhácChi phí nguyên vật liệu

1.2 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

1.2.1.1 Số dư đảm phí (lãi trên biến phí).

- Tổng số dư đảm phí: là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tuyệt đối của tổng doanh thusau khi trừ đi tổng chi phí biến đổi, được sử dụng để bù đắp chi phí cố định và phần cònlại là lợi nhuận

Trang 20

Ý nghĩa: cho biết khi tổng số dư đảm phí tăng hoặc giảm thì nó đúng bằng sốtăng hoặc giảm của lợi nhuận.

- Số dư đảm phí đơn vị: là số tuyệt đối của giá bán sau khi trừ đi chi phí biến đổiđơn vị

Ý nghĩa: sau khi trừ đi chi phí cố định thì cứ mỗi một sản phẩm tăng lên nó sẽlàm lợi nhuận tăng đúng bằng số tăng lên của số dư đảm phí đơn vị

- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì lợi nhuận sẽ ítnhạy cảm hơn so với biến động của doanh thu Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có độ

an toàn cao hơn khi làm ăn thất bại

1.2.1.3 Đòn bẩy kinh doanh.

- Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của lợi nhuận so vớimức độ tăng của doanh thu hay phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong doanhnghiệp

- Công thức:

Tốc độ tăng doanh thu Lợi nhuận

Trang 21

1.2.2 Phân tích điểm hòa vốn.

a Khái niệm

- Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ bù đắp chi phí

mà doanh nghiệp đã bỏ ra

Doanh thu

Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận

- Theo mô hình trên ta có khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó số dư đảm phívừa đủ bù đắp chi phí cố định

- Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh mộtcách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mứcsản xuất nào và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực đểhoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao

b Phương pháp xác định điểm hoà vốn

* Xác định doanh thu hoà vốn

- Doanh thu hoà vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hoà vốn

Trang 22

* Doanh thu an toàn

- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với doanh thu hoà vốn

Trang 23

Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn

Mức doanh thu thực hiện

- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mứcdoanh thu hoà vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàncao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp vàngược lại

Trang 24

Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn:

* Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán:

- Xét mối quan hệ giữa sản lượng bán với giá bán hoà vốn: Sản lượng tiêuthụ của doanh nghiệp càng cao thì giá bán để đạt được hoà vốn phải thấp và ngược lại

- Xét mối quan hệ giữa giá bán với sản lượng hoà vốn: Giá bán càng cao thìsản lượng hoà vốn càng thấp và ngược lại

* Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán:

- Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng sốmặt hàng đem bán

SLmm = CPCĐ + LNmm

SDĐPđv

Trang 25

DTmm = CPCĐ + LNmm

Tỷ lệ SDĐP

 Quyết định khung giá bán:

- Khung giá bán càng rộng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội giảm giá,càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Khung giá bán được xác định là đoạn mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất

mà doanh nghiệp có thể bán Thông thường khung giá bán được xác định là từ giá bánhoà vốn đến giá thị trường

 Quyết định lựa chọn đơn đặt hàng:

- Doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp nhận đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng đó cómang lại SDĐP Giả định:

+ Đđh đó không làm ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ hiện tại

+ Đđh đó không làm thay đổi quy mô sản xuất của doanh nghiệp

- Đơn đặt hàng đó sẽ được chấp nhận khi GB>CPBĐđv

 Quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất

- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ ngừnghoạt động nếu khoản lỗ do việc sản xuất kinh doanh lớn hơn chi phí cố định phải chịu khingừng hoạt động và ngược lại

Trang 26

PHẦN II PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP

2.1 Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn:

1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn:

- Tên giao dịch: Công ty Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

- Điện thoại: 0351-3851323

- Fax: 0351-3851320

- Website: www.vicembutson.com.vn

- Vốn điều lệ: 1.090.561.920.000 đồng

- Ngành nhề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh Xi măng

- Chủ tịch Hội đồng quản trị - Bà Nguyễn Bích Thủy

- Tổng Giám đốc Công ty - Ông Dương Đình Hội

- Trưởng Ban kiểm soát - Ông Nguyễn Văn Tân

2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty xi măng Bút Sơn được thành lập theo quyết định số 54/BXD TCLĐ của

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản6543/ĐMDN ngày 21/12/1996, công suất thiết kế 4.000 tấn clinker / ngày đêm (tươngđương 1,4 triệu tấn xi măng / năm) với vốn đầu tư 196 triệu USD

Công ty xi măng Bút sơn có trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đồng bộ cùng hệ thốngkiểm tra, đo lường tín hiệu, điều khiển tự động hoá ở mức cao đảm bảo thiết bị hoạt động

an toàn, ổn định và vệ sinh môi trường

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới sắp xếp, nâng cao hiệuquả doanh nghiệp, ngày 06/12/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 2251/QĐ BXDphê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty xi măng Bút Sơn Ngày 23/03/2006, Bộ xâydựng có Quyết định số 485/QĐ BXD chuyển Công ty xi măng Bút Sơn thành Công ty cổphần xi măng Bút Sơn với số vốn điều lệ 900 triệu đồng

Trang 27

Ngày 18/04/2006, Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn đãthành công tốt đẹp Đại hội đã bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Công ty Ngày01/05/2006, Công ty xi măng Bút Sơn đã bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty cổphần Cổ phiếu xi măng Bút Sơn chính thức giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán HàNội từ ngày 05/12/2006.

Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước, ngày 17/05/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản số 658/CP CN cho phép đầu

tư xây dựng dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn với công suất 1,6 triệu tấn/ năm Công trìnhđược khởi công từ ngày 26/01/2007, dự kiến đầu năm 2009 dây chuyền 2 Bút Sơn sẽchính thức đi vào hoạt động, nâng tông công suất xi măng Bút Sơn lên 3 triệu tân/ năm

Trang 28

2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí.

2.2.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu)

Bảng 2.1: Phân tích biến động tổng các khoản mục chi phí

ST

T Các chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổn

g DT (%)

Tỷ suất CP/D

T (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổn

g CP (%)

Tỷ suất CP/D

T (%)

Chênh lệch số tiền

% chênh lệch

số tiền

Chên

h lệch tỷ trọng

Chên

h lệch tỷ suất

Quý I năm 201 4

Quý I năm 2015

Chên

h lệch tuyệt đối

% chên h lệch

Trang 29

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Tổng chi phí toàn doanh nghiệp trong quý I năm 2014

là 770.000 triệu đồng, trong quý I năm 2015 là 950.000 triệu đồng tăng 180.000 triệuđồng tức 23,38% so với quý I năm 2014 Trong đó:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT):

CPNVLTT trong quý I năm 2014 là 400.000 triệu đồng chiếm 51,95% trong tổngchi phí; CPNVLTT quý I năm 2015 là 460.000 triệu đồng chiếm 48,62% trong tổng chiphí Như vậy có thể nhận thấy CPNVLTT quý I năm 2015 đã tăng 60.000 triệu đồng, tức15% so với quý I năm 2014 Điều này là dễ hiểu vì sản lượng xi măng trong quý I năm

2015 đã tăng thêm 150.000 tấn so với quý I năm 2014

Tỷ trọng CP NVLTT/tổng CP trong quý I năm 2014 là 51,95%, trong quý I năm

2015 là 48,42%, giảm 3.53% so với quý I năm 2014 Tỷ suất CPNVLTT/Tổng doanh thuquý I năm 2014 là 36.2%, quý I năm 2015 là 32.86% giảm 3.34% so với quý I năm 2014

Tính theo một đơn vị sản lượng thì chi phí NVLTT tính cho 1 tấn xi măng sảnxuất trong quý I năm 2015 giảm 0.01 triệu đồng/ tấn so với quý I năm 2014 (tức giảm2.25% so với quý I năm 2014) Điều này là đáng khích lệ Như vậy chi phí NVLTT tăngthêm là do sản lượng tăng thêm hoặc một phần do đơn giá nguyên vật liệu tăng Sảnlượng tiêu thụ tăng là một dấu hiệu tốt và đáng khích lệ Doanh nghiệp phải cố gắng duytrì ở mức càng cao càng tốt Nhưng đơn giá nguyên vật liệu tăng là một yếu tố chủ quan.Vấn đề này không phải do bản thân doanh nghiệp quyết định Vì vậy doanh nghiệp khôngthể tác động vào

Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)

Chi phí NCTT quý I năm 2015 tăng 50.000 triệu đồng so với quý I năm 2014tương ứng với 50% tổng chi phí NCTT trong quý I năm 2014 Tỷ trọng chi phí NCTT/tổng chi phí trong quý I năm 2014 là 12,99%, trong quý I năm 2015 là 15,79% tăng 2,8%

so với quý I năm 2014 Tỷ suất chi phí NCTT/ doanh thu trong quý I năm 2014 là 9,05%,trong quý I năm 2015 là 10,71% tăng 1,66% so với quý I năm 2014

Chi phí NCTT tính trên một tấn xi măng trong quý I năm 2014 là 0,12 triệuđồng/tấn, trong quý I năm 2015 là 0,15 triệu đồng/tấn, tăng 0,03 triệu đồng so với quý Inăm 2014, tương ứng với 27,5%

Trang 30

Chi phí NCTT quý I năm 2015 cao hơn quý I năm 2014 là do sản lượng sản xuấttăng lên Bên cạnh đó giá cả thị trường ngày càng tăng cũng kéo theo việc tăng đơn giálương cho một giờ công của công nhân Đây cũng là một lý do nữa khiến chi phí NCTTtăng lên.

Chi phí sản xuất chung (SXC)

Chi phí sản xuất chung trong quý I năm 2014 là 70.000 triệu đồng, và quý I năm

2015 là 90.000 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng so với quý I năm 2014, tương ứng với28,57% Tỷ trọng chi phí SXC/tổng chi phí trong quý I năm 2014 là 9,09%, trong quý Inăm 2015 là 9,47% tăng 0,38% so với quý I năm 2014 Tỷ suất chi phí SXC/doanh thutrong quý I năm 2014 là 6.33%, trong quý I năm 2015 là 6,43% tăng 0,09% so với quý Inăm 2014

Chi phí SXC tính trên một tấn xi măng trong quý I năm 2014 là 0,08 triệuđồng/tấn, trong quý I năm 2015 là 0,09 triệu đồng/tấn, tăng 0,01 triệu đồng so với quý Inăm 2014 (tương ứng với mức tăng 9,29%)

Chi phí sản xuất chung trong quý I năm 2015 tăng lên so với quý I năm 2014nguyên nhân là do sản lượng sản xuất tăng lên, dẫn đến hao tốn thêm về nhiên liệu Bêncạnh đó việc tăng lương cho nhân viên quản lý phân xưởng cũng là một lý do khiến chiphí sản xuất chung tăng lên

Chi phí bán hàng (CPBH)

Chi phí bán hàng trong quý I năm 2014 là 80.000 triệu đồng, trong quý I năm

2015 là 100.000 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng so với quý I năm 2014 tương ứng với25% Tỷ trọng chi phí bán hàng/ tổng chi phí trong quý I năm 2014 là 10,39%, trong quý

I năm 2015 là 10,53% tăng 0,14% so với quý I năm 2014 Tỷ suất chi phí bán hàng/doanh thu trong quý I năm 2014 là 7,24%, trong quý I năm 2015 là 7,14% giảm 0,1% sovới quý I năm 2014

Nếu xét trên một đơn vị sản lượng thì chi phí bán hàng tính trên một tấn xi măngtrong quý I năm 2014 là 0,09 triệu đồng/tấn, trong quý I năm 2015 là 0,1 triệu đồng/tấn,tăng 0,01 triệu đồng so với quý I năm 2014 (tương ứng với 6,25%)

Trang 31

Chi phí bán hàng trong quý I năm 2015 tăng so với quý I năm 2014 nguyên nhân

là do sản lượng xi măng tiêu thụ tăng Bên cạnh đó cũng có thể xét đến một số yếu tốkhác như tiền lương của nhân viên bán hàng tăng hay tăng chi phí khấu hao TSCĐ…

Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý I năm 2014 là 120.000 triệu đồng, trongquý I năm 2015 là 150.000 triệu đồng, tăng 30.000 triệu đồng so với quý I năm 2014, tức25% Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp/tổng chi phí trong quý I năm 2014 là15,58%, trong quý I năm 2015 là 15,79%, tăng 0,21% so với quý I năm 2014 Tỷ suất chiphí quản lý/doanh thu trong quý I năm 2014 là 10,86%, trong quý I năm 2015 là 10,71%,giảm 0,15% so với quý I năm 2014

Chi phí quản lý doanh nghiệp tính trên một tấn xi măng tiêu thụ trong quý I năm

2014 là 0,14 triệu đồng/ tấn, trong quý I năm 2015 là 0,15 triệu đồng/ tấn, tăng 0,01 triệuđồng so với quý I năm 2014, tương ứng với 6,25%

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là do tiền lương của nhân viên quản lý tăng.Như vậy, nhìn chung trong quý I năm 2015 chi phí kinh doanh của công ty tăng sovới quý I năm 2014 Tuy nhiên để biết công ty đã tiết kiệm hay lãng phí thì ta cần đi sâu vào phân tích hơn nữa để đưa ra nhận định đúng đắn nhất

Trang 32

2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí:

Bảng 2.2.1: Phân tích biến động các yếu tố chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục

CP (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục

CP (%)

Chênh lệch số tiền

% chênh lệch số tiền

Chênh lệch tỷ trọng (%)

Quý I năm 2014

Quý I năm 2015

Chênh lệch tuyệt đối

% chênh lệch

Trang 33

Chi phí NVLTT: là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu thành thựcthể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụthể cho từng sản phẩm.

Chi phí NVLTT ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn được phân thànhchi phi nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ

Nguyên vật liệu chính: Từ bảng 2.2.1 ta thấy chi phí nguyên vật liệu chính

trong quý I năm 2015 tăng 30.000 triệu đồng so với quý I năm 2014, tức tăng 9,09%

Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm4,24%

Tuy nhiên do tốc độ tăng chi phí nguyên vật liệu chính thấp hơn tốc độ tăng sảnlượng nên chi phí nguyên vật liệu chính tính cho một đơn vị sản lượng trong quý Inăm 2015 giảm so với quý I năm 2014, với mức giảm cụ thể là 0,03 triệu đồng /tấn,tức giảm 7,27%

Nguyên vật liệu phụ: chi phí nguyên vật liệu phụ quý I năm 2015 tăng 30.000

triệu đồng so với quý I năm 2014, tương ứng với 42,86% Tỷ trọng chi phí nguyên vậtliệu phụ trên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 4,24%

Tính theo một đơn vị sản lượng thì chi phí nguyên vật liệu phụ tính trên 1 tấnthan tiêu thụ trong quý I năm 2015 tăng 0,02 triệu đồng so với quý I năm 2014, tứctăng 21,43% Có điều này là do tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng sản lượng Đây

là một điều không tốt, doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục kịp thời

Một số biện pháp khắc phục:

- Cần thiết lập kế hoạch về việc sử dụng nguyên vật liệu và xây dựng định mứctiêu hao nguyên vật liệu dựa trên các căn cứ:

+ Các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã ký

+ Dự báo về tính hình biến động giá cả của thị trường

+ Các hình thức chiết khấu mua sỉ

+ Chất lượng của nguyên vật liệu

+ Các khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua, nhập kho nguyên vật liệu

- Cần tiến hành điều chỉnh lại công tác tổ chức quản lý cấp phát, sử dụng vật tưmột cách chặt chẽ hơn sao cho tránh hao hụt lãng phí trong quá trình sử dụng, nângcao tay nghề của công nhân hơn nữa

Trang 34

Bảng 2.2.2: Phân tích biến động các yếu tố chi phí trong chi phí nhân công trực tiếp

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%)

Chênh lệch số tiền

% chênh lệch số tiền

Chênh lệch tỷ trọng (%)

Quý I năm 2014

Quý I năm 2015

Chênh lệch tuyệt đối

% chênh lệch

Trang 35

* Sơ lược về chi phí nhân công:

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trình sản xuất kinhdoanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển cho quá trình sản xuất xãhội nói chung và quá trình san xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn rathường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động Nghĩa làsức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Trongnền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiềnlương

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, là thu nhập chủyếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế làmnhân tố tăng năng suất lao động Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho ngườilao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm Do đó doanh nghiệp phải sử dụngsức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm

Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ

Chi phí NCTT là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyềnsản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ

* Phân loại chi phí NCTT:

Chi phí NCTT ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn được phân rathành:

- Chi phí tiền lương

- Các khoản trích theo lương

- Tiền ăn ca

Tiền lương: Chi phí tiền lương trong quý I năm 2015 tăng 40.000 triệu đồng so

với quý I năm 2014, tức 57,14% Điều này là dễ hiểu do sản lượng sản xuất tăng Tỷtrọng chi phí tiền lương trên tổng chi phí nhân công trực tiếp quý I năm 2015 tăng 3,33%

so với quý I năm 2014

Trang 36

Tính theo một đơn vị sản lượng chi phí tiền lương bỏ ra cho một tấn xi măng sảnxuất quý I năm 2015 tăng 0,03 triệu đồng/tấn so với quý I năm 2014, tức 33,57% Điềunày xảy ra có thể do đơn giá tiền lương của công nhân tăng.

Các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương ở quý I năm 2015 tăng 9.200 triệu đồng so vớiquý I năm 2014, tức tăng 57,14% Điều này là dễ hiểu vì tiền lương của công nhân tănglên Tỷ trọng các khoản trích theo lương trên tổng chi phí nhân công trực tiếp trong quý Inăm 2015 tăng 0,77% so với quý I năm 2014

Tính theo một đơn vị sản lượng các khoản trích theo lương trên một tấn ximăng tiêu thụ trong quý I năm 2015 tăng 0,019 triệu đồng so với quý I năm 2014, tức33,57%

Tiền ăn ca:

Tiền ăn ca ở quý I năm 2015 tăng 1.200 triệu đồng so với quý I năm 2014,tức 8,22% Tỷ trọng chi phí tiền ăn ca trên chi phí nhân công trực tiếp giảm 4,07%

Tính theo một đơn vị sản lượng, chi phí tiền ăn ca trên một tấn xi măng sảnxuất ở năm 2015 giảm 0,001 triệu đồng/tấn so với quý I năm 2014, tức giảm 8,01%

Từ sự biến động các khoản mục chi phí chi tiết thuộc chi phí nhân công trực tiếpcủa công ty như trên, ta nhận thấy tiền lương cho công nhân là chi phí chính, chủ yếu(chiếm hơn 70%) trong tổng chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương tăng kéo theo chi phíkhoản trích theo lương cũng tăng lên nhưng do tỷ trọng là tương đối nhỏ nên có sự tácđộng cũng không lớn lắm tới tổng chi phí nhân công trực tiếp của toàn công ty Tiền ăn

ca của công nhân cũng không có biến động đáng kể

Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng chi phí nhân công là do sản lượng sản xuất ximăng tăng dẫn đến tổng quỹ lương tăng lên từ đó kéo theo các khoản trích theo lươngcũng tăng lên

Trang 37

Bảng 2.2.3: Phân tích biến động các yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%)

Số tiền (triệu đồng)

Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%)

Chênh lệch số tiền

% chênh lệch số tiền

Chênh lệch tỷ trọng (%)

Quý I năm 2014

Quý I năm 2015

Chênh lệch tuyệt đối

% chênh lệch

Trang 38

Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí không thể nhận diện cụ thể và táchbiệt cho từng sản phẩm, khi tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm thì phải phânbổ.

Ở Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn chi phí sản xuất chung được phânchia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí công cụ dụng cụ

- Lương nhân viên quản lý phân xưởng

- Khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Dựa vào bảng 2.2.3 ta có tình hình biến động của chi phí sản xuất chung trong quý

I năm 2015 tăng 20.000 triệu đồng so với quý I năm 2014, tức 28,57% Cụ thể như sau:

Chi phí nguyên vật liệu:

Chi phí nguyên vật liệu trong quý I năm 2015 tăng 6.000 triệu đồng so với quý Inăm 2014, tức tăng 60% Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trên tổng chi phí sản xuấtchung trong quý I năm 2015 tăng 3,49% so với quý I năm 2014 Điều này là dễ hiểu vìsản lượng xi măng sản xuất tăng

Tính theo một đơn vị sản lượng thì chi phí nguyên vật liệu trên một tấn xi măngsản xuất trong quý I năm 2015 tăng 0,004 triệu đồng/tấn so với quý I năm 2014, tức tăng36%

Chi phí công cụ dụng cụ:

Chi phí công cụ dụng cụ trong quý I năm 2015 tăng 3.000 triệu đồng so với quý Inăm 2014, tức tăng 15% Tỷ trọng chi phí công cụ dụng cụ trên tổng chi phí sản xuấtchung trong quý I năm 2015 giảm 3,02% so với quý I năm 2014

Tính theo một đơn vị sản lượng, chi phí công cụ dụng cụ trên một tấn xi măng sảnxuất trong quý I năm 2015 giảm 0,001 triệu đồng so với quý I năm 2014, tức giảm2,25%

Ngày đăng: 26/06/2016, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w