Phần II: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY BÁNH NGỌT CJ VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Bánh Ngọt CJ Việt Nam và vai trò của công tác phân tích biến động của chi phí sản xuất kinh doanh 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công Ty Bánh Ngọt CJ Việt Nam Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của các công ty bánh ngọt trên thị trường Việt Nam với đầy đủ và đa dạng các loại bánh thì công ty bánh ngọt CJ Việt Nam luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng. Điều đó phần nào cho thấy được sự tin cậy của khách hành dành cho công ty cũng như chất lượng bánh của công ty CJ Việt Nam được đảm bảo. Công ty Bánh Ngọt CJ Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bánh ngọt mang phong cách châu Âu thuộc Công ty CJ Foodville của tập đoàn CJ Hàn Quốc. Công ty bánh ngọt CJ toạ lạc trên một khuôn viên rộng và đẹp giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với diện tích mặt bằng trên 7.244m2¬, được xây dựng bố trí hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt tình, chu đáo. Khu vực khuôn viên được bố trí sạch sẽ, rộng rãi, có thể để và bảo quản các loại phương tiện.Nơi sản xuất và làm việc của công nhân viên vô cùng thoáng mát,sạch sẽ.Công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng và an toàn lên hàng đầu, do vậy khách hàng luôn hài lòng về các sản phẩm cũng như dịch vụ mà công ty mang lại. 2.1.2. Vai trò của công tác phân tích biến động của chi phí sản xuất kinh doanh Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới khối lượng sản phẩm, công tác hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm luôn là một trong những phương pháp quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, để tăng cường khả năng cạnh tranh phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như: Lợi nhuận, đóng góp cho xã hội, nâng cao mức sống cho người lao động. Nhiệm vụ của việc phân tích chi phí và giá thành sản phẩm là : Kiểm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở những yêu cầu của hạch toán như: Tính đúng, tính đủ và hợp lý. Đánh giá thực trạng của tình hình chi phí sản xuất và giá thành, ảnh hưởng của tình hình đó đến hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh. Làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực chi phí sản xuất. Để có những đánh giá tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CJ Việt Nam ta tiến hành phân tích các nội dung sau. 2.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí 2.2.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Tổng chi phí năm quý I 2016 là 2.793.116.102đồng, tăng so với quý I 2015 là 536.337.072 đồng, tương đương với 23,77%.Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I 2016 là 957.321.428đồng, tăng 323.263.266 đồng, tương ứng với tỷ lệ 50,98% so với quý I 2015. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên 1sản phẩm cũng tăng lên 104đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,66%. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh do tình hình lạm phát cũng như xu hướng chung của nền kinh tế nước ta hiện nay, mặt khác là do việc thực hiện định mức tiêu hao không được đảm bảo, gây lãng phí vật tư. Chi phí nhân công trực tiếp quý I 2016 là 562.115.048 đồng, tăng 163.403.364đồng, tương ứng với tỷ lệ 40,98% so với quý I 2015. Chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1sản phẩm lại giảm 599 đồng, tương ứng với tỷ lệ 6,01%. Chi phí nhân công tăng lên chủ yếu là do đơn giá tiền lương tăng lên, đồng thời do doanh thu của công ty cũng tăng cao, nên chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên cũng được nâng cao. Tuy nhiên mức tăng của chi phí nhân công còn thấp hơn so với mức độ tăng doanh thu. Chi phí sản xuất chung quý I 2016 là 428.320.118 đồng, giảm 90.150,096 đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,39% so với quý I 2015. Chi phí sản xuất chung tính trên 1 sản phẩm cũng giảm 5.823 đồng, tương ứng với tỷ lệ 44,93%. Chi phí sản xuất chung giảm xuống là do công ty đã quản soát tốt các khoản chi phí này.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được
mở rộng, càng mang tính chất đa dạng, phức tạp thì nhu cầu thông tincàng trở nên bức thiết và quan trọng
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức để phục vụ nhu cầu quản lý của các đối tượngbên trong và bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp lại còn có ý nghĩa quantrọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn cầu hoá nềnkinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt Có thể nói chínhchất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã
-đề ra
Xuất phát từ yêu cầu và tính chất thông tin cung cấp cho các đốitượng bên trong và bên ngoài tổ chức, có sự khác biệt nên thông tin kếtoán được phân biệt thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toánquản trị Mặc dù kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gầnđây nhưng đã minh chứng được sự cần thiết và quan trọng của nó đối vớicông tác quản trị, điều hành các tổ chức, doanh nghiệp; đặc biệt là những
tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa lĩnh vực, đa ngànhtrong phạm vi rộng Hiện nay, kế toán quản trị thật sự đã trở thành công cụkhoa học giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạt động, kiểmsoát và ra quyết định
Ở nước ta, kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và ứng dụng trongthời gian gần đây Do vậy, việc hiểu để vận dụng có hiệu quả kế toán quảntrị ở các doanh nghiệp có ý nghĩa lớn lao để tăng cường khả năng hộinhập, tạo nên sự an tâm cho nhà quản trị khi có trong tay một công cụkhoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp
Qua những phân tích như trên, việc học tập và nghiên cứu môn học
kế toán quản trị đã trở thành yêu cầu cần thiết đối với sinh viên khối kinh
tế và còn trở nên cấp bách đối với sinh viên chuyên ngành kế toán doanhnghiệp Hiểu được tầm quan trọng đó, em đã hoàn thành đồ án môn học kếtoán quản trị - một bộ phận quan trọng trong quá trình nghiên cứu mônhọc Đồ án được thực hiện trên cơ sở dữ liệu mà em đã thu thập tại công tybánh ngọt CJ Việt Nam Cùng với việc giúp sinh viên nắm chắc các kiếnthức cơ bản của môn học, đồ án còn rèn luyện kỹ năng thực hành và nhận
ra những hạn chế, thiếu sót, những tư duy sai lệch trong quá trình học tập
để kịp thời điều chỉnh sửa chữa
Trang 2Nội dung chính của đồ án bao gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị
Phần II: Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần bánh ngọt CJ Việt Nam
Phần III: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh
doanh
Em xin cảm ơn sự nhiệt tình các thầy cô trong bộ môn kế toán vàGiảng viên Nguyễn Thị Minh Thu Với vốn kiến thức kế toán quản trị cònhạn chế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều, đồ án kế toán quản trị không thểtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến giúp đỡcủa các thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3QLDN: Quản lý doanh nghiệp.
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
CCDC: Công cụ dụng cụ
TSCĐ: Tài sản cố định
Trang 4Phần I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần phải biết rõ tìnhhình kinh tế tài chính thực tế của mình như thế nào, muốn vậy họ cần phải
sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quantrọng bậc nhất, đặc biệt là kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán, làm nhiệm
vụ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuấtkinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kếhoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tếtài chính trong nội bộ doanh nghiệp Đồng thời kế toán quản trị còn đánhgiá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vàquản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị
a Vai trò:
Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp mỏ nói riêng, trách nhiệm thuộc về các nhà quảntrị các cấp trong doanh nghiệp đó Các chức năng cơ bản của quản lý hoạtđộng doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra có thể được khái quáttrong sơ đồ sau đây:
Thực hiện
Lập kế hoạch
Ra quyết định Đánh giá
Kiểm tra
Trang 5Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập
kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay trở lại khâu lập
kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định
Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ranhững quyết định đúng đắn nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp.Muốn có những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, các nhà quản trị cóyêu cầu về thông tin rất lớn Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu, dù khôngphải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó
b Nhiệm vụ:
Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng, chẳng hạn:
- Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó;
- Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể;
- Khả năng giải quyết vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định;
- Tính toán, đo lường chi phí cho một loại sản phẩm, một thời hạngiao hàng, hay một thời hạn giải quyết một vấn đề nào đó
- Giúp nhà quản lý có những giải pháp tác động lên các chi phí này,cần phải xác định nguyên nhân gây ra chi phí để có thể can thiệp, tác độngvào các nghiệp vụ, các hoạt động phát sinh chi phí
c Chức năng:
- Chính thức hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu;
- Lập dự toán sản xuất kinh doanh;
- Thu thập kết quả thực hiện;
- Soạn thảo báo cáo đánh giá
Trang 61.1.3 Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị
1 Mục đích
sử dụng thông
tin
- Phục vụ cho việc lậpbáo cáo tài chính trên cơ
sở số liệu thu thập
- Phục vụ cho nhà quản trịtrong việc lập kế hoạch vàđưa ra phương án kinh doanh
2 Đối tượng
sử dụng thông
tin
- Chủ thể bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp:
Nhà quản trị, khách hàng,nhà cung cấp, ngân hàng,nhà đầu tư, nhà nước…
- Chủ thể bên trong doanhnghiệp: nhà quản trị – nhữngngười trực tiếp điều hànhdoanh nghiệp
3 Đặc điểm
thông tin
- Phản ánh thông tin đãxảy ra rồi, mang tính lịchsử
- Là những thông tin tổngquát, chỉ biểu diễn dướihình thái giá trị
- Thông tin phải tuân thủcác nguyên tắc chuẩnmực đã quy định
- Phản ánh thông tin dự báotrong tương lai
- Là những thông tin chi tiết,thể hiện cả chỉ tiêu giá trị,hiện vật, thời gian lao động
- Không tuân thủ các nguyêntắc mà xây dựng theo yêu cầunhà quản trị, miễn là đảm bảotính linh hoạt, kịp thời
cứu thông tin
- Toàn doanh nghiệp - Cho từng bộ phận, từng loại
sản phẩm, từng quá trình cụthể
6 Thời gian
báo cáo
- Theo định kỳ: tháng,quý, năm…
- Theo yêu cầu của nhà quảntrị (có thể thường xuyên hoặcđịnh kỳ)
Trang 71.1.4 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có cácyếu tố sản xuất cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nguyên vật liệu làđối tượng lao động, tài sản cố định và các công cụ dụng cụ khác không đủtiêu chuẩn tài sản cố định là tư liệu lao động, còn lao động của con người
là yếu tố sức lao động
a Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá:
Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp
để ra quyết định sản xuất kinh doanh do đó thông tin cần phải cập nhật vàliên tục Điều đó cũng có nghĩa là các tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư,hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng,từng nhóm, từng loại, ở từng nơi bảo quản, sử dụng phải được hạch toánchi tiết để sẵn sàng phục vụ cho yêu cầu của quản trị Muốn vậy công táchạch toán vật tư hàng hoá phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng kho, từng bộphận kế toán doanh nghiệp
- Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từngloại, nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thànhtiền
- Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các số liệucủa kế toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tại kho, giữa số liệu của
kế toán chi tiết với số liệu của kế toán tổng hợp về tình hình vật tư, hànghoá
Trang 8- Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, hàngtuần về tình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp.
b Kế toán quản trị tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị củaTSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinhdoanh Nhưng TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầucho đến khi hư hỏng Mặt khác TSCĐ được sử dụng và bảo quản ở các bộphận khác nhau trong doanh nghiệp Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phảiphản ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanhnghiệp và của từng nơi bảo quản, sử dụng theo từng đối tượng ghi TSCĐ.Ngoài các chỉ tiêu phản ánh nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐ, côngsuất thiết bị, số hiệu TSCĐ, kế toán phải phản ánh nguyên giá, giá trị haomòn, giá trị còn lại của từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi sử dụng,bảo quản TSCĐ Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn tráchnhiệm bảo quản, sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nâng trách nhiệm
và hiệu quả trong bảo quản sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
c Kế toán quản trị lao động và tiền lương (tiền công)
Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh.Nói đến yếu tố lao động là nói đến lao động sống, tức là sự hao phí cómục đích về thể lực và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm hoặc thựchiện hoạt động kinh doanh Để bù lại phần hao phí đó của lao động, doanhnghiệp phải trả cho họ khoản tiền phù hợp với số lượng và chất lượng laođộng mà họ đóng góp Số tiền này được gọi là tiền lương hay tiền công
Kế toán quản trị lao động, tiền lương phải cung cấp các thông tin về
số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động và quỹ lương chocác nhà quản trị doanh nghiệp Từ những thông tin này các nhà quản trịđưa ra được phương án tổ chức quản lý lao động, bố trí hợp lý lực lượnglao động của doanh nghiệp vào từng khâu công việc cụ thể, nhằm phát huytốt nhất năng lực của người lao động, tạo điều kiện tăng năng suất laođộng, giảm chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luônquan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnhhưởng đến lợi nhuận Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quảntrị doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp
Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp màcòn là mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung
Trang 9Theo kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một số tiền hoặc mộtphương tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đíchnào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thểthu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượng sản phẩm,tiền… hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ…
1.1.6 Phân loại chi phí, khái niệm từng loại chi phí, ý nghĩa của từng cách phân loại chi phí
Chi phí được nhà quản trị sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau
Do vậy, chi phí được phân loại theo nhiều cách, tuỳ theo mục đích của nhàquản trị trong từng quyết định Nhận định và thấu hiểu cách phân loại vàứng xử của từng loại chi phí là chìa khoá của việc đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh củanhà quản trị doanh nghiệp
a Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
* Ý nghĩa:
- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
- Là căn cứ để xác định giá thành và tập hợp chi phí
- Cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ cho việc lập báocáo tài chính
* Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất
và chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạosản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loạinguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và cóthể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí thanh toán cho côngnhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụphục vụ
+ Chi phí sản xuất chung: là tất cả các khoản chi phí phátsinh ở phân xưởng mà không thể đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí không liên quanđến việc chế tạo sản xuất sản phẩm, mà nó tham gia vào quá trình tiêu thụ
và quản lý
Trang 10+ Chi phí bán hàng: là tất cả những chi phí liên quan đến việcxác tiến tiêu thụ sản phẩm.
+ Chi phí quản lý: là những chi phí liên quan đến việc điềuhành quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
* Ý nghĩa: Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát
và chủ động điều tiết chi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp; xácđịnh mức độ biến động của chi phí so với mức độ biến động của khốilượng sản phẩm sản xuất ra
* Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí biến đổi,chi phí cố định và chi phí hỗn hợp
- Chi phí biến đổi: là toàn bộ chi phí biến đổi khi khối lượng sảnphẩm biến đối và tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm Chi phí biến đổitính cho một đơn vị sản phẩm không thay đổi, chi phí biến đổi bằng 0 khimức độ hoạt động hoạt động bằng 0
+ Chi phí biến đổi tỉ lệ: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ
lệ thuận tuyến tính với mức độ hoạt động
+ Chi phí biến đổi cấp bậc: là những khoản biến phí thay đổikhi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và không thay đổi khi mức độ hoạtđộng thay đổi ít
- Chi phí cố định: là những khoản chi phí không biến đổi khi mức
độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp Định phí tính cho một đơn
vị sản phẩm tỉ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm sản xuất Nó không thểgiảm đi bằng 0 khi mức độ hoạt động bằng 0
+ Định phí bắt buộc: là những khoản định phí không thể thayđổi một cách nhanh chóng theo quyết định của nhà quản trị
+ Định phí tuỳ ý: là những khoản định phí có khả năng thayđổi nhanh chóng theo quyết định của nhà quản trị
- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí mà bản thân nó bao gồm
cả yếu tố biến đổi, cả yếu tố cố định
c Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm
* Ý nghĩa: Xem xét những khoản mục chi phí nào ảnh hưởng trựctiếp đến doanh thu của kỳ mà chúng phát sinh, những khoản mục chi phí
Trang 11nào ảnh hưởng đến kỳ mà sản phẩm được đem đi tiêu thụ, từ đó có những
kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý
* Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành chi phí sảnphẩm và chi phí thời kỳ:
- Chi phí sản phẩm: là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình sảnxuất sản phẩm và nó chỉ được thu hồi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ.Còn nếu sản phẩm chưa được tiêu thụ thì nó nằm trên giá trị hàng tồn kho.Chi phí sản phẩm gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung
- Chi phí thời kỳ: là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạchtoán Vì thế chi phí thời kỳ có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúngphát sinh Vậy chi phí thời kỳ bao gồm các loại chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp
d Phân loại chi phí theo mục đích ra quyết định
* Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có thể tách biệt cho từngđối tượng, từng hoạt động cụ thể và tự bản thân nó hiển nhiên đượcchuyển thẳng cho từng hoạt động cụ thể
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí cùng một lúc phát sinh liênquan đến nhiều đối tượng và không thể tách biệt được trực tiếp cho từngđối tượng Do đó nếu muốn tính chi phí gián tiếp cho từng đối tượng thìphải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức nhất định
Tuy nhiên có những khoản chi phí nếu xét cho từng hoạt động cụthể thì là chi phí gián tiếp nhưng nếu xét cho từng bộ phận hoặc trongphạm vi toàn doanh nghiệp thì lại là chi phí trực tiếp
* Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là nhữngkhoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị cáccấp đối với các loại chi phí đó Như vậy, các nhà quản trị cấp cao có phạm
vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn
* Chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp
- Chi phí thích hợp: là những chi phí phát sinh có sự chênh lệchgiữa các phương án xem xét
- Chi phí không thích hợp là những chi phí khi xem xét các phương
án có thể bỏ qua
Trang 12+ Chi phí chìm: là những khoản chi phí phát sinh trong quákhứ và không thể bị thay đổi trong tương lai cho dù doanh nghiệp lựachọn phương án nào.
+ Chi phí cố định: là những định phí không thích hợp trongtrường hợp không thay đổi quy mô
* Chi phí cơ hội: là lợi nhuận tiềm ẩn lớn nhất mà doanh nghiệp bịmất đi khi lựa chọn phương án này thay cho phương án kia
e Phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán
BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KỲ
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2 Chi phí nhân công trực tiếp
3 Chi phí sản xuất chung
4 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
5 Chi phí dở dang đầu kỳ
6 Chi phí dở dang cuối kỳ
Trang 134 Chi phí bán hàng
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6 Lợi nhuận thuần
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Sử dụng nội bộ)
1 Doanh thu thuần
2 Chi phí biến đổi
- Chi phí sản xuất biến đổi
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi
- Chi phí ngoài sản xuất biến đổi
+ Chi phí bán hàng biến đổi
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp biến đổi
3 Số dư đảm phí
4 Chi phí cố định
- Chi phí sản xuất cố định
+ Chi phí sản xuất chung cố định
- Chi phí ngoài sản xuất cố định
Trang 14+ Chi phí bán hàng cố định
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp cố định
5 Lợi nhuận
1.2 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
a Số dư đảm phí (lãi trên biến phí)
* Tổng số dư đảm phí
- Tổng số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của tổngdoanh thu sau khi đã trừ đi tổng chi phí biến đổi và phần còn lại sẽ đượcdùng để bù đắp chi phí cố định
- Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu thể hiện số tương đối giữa tổng số
dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với giábán
Trang 15- Là chỉ tiêu thể hiện số tương đối của biến phí và định phí so vớitổng chi phí của doanh nghiệp.
- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thìlợi nhuận sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu Đây sẽ là điểm thuậnlợi khi doanh nghiệp tăng doanh thu
- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thìlợi nhuận sẽ ít nhạy cảm hơn so với biến động của doanh thu Điều này sẽlàm cho doanh nghiệp có độ an toàn cao hơn khi làm ăn thất bại
c Đòn bảy kinh doanh
- Đòn bảy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của lợinhuận so với mức độ tăng của doanh thu hay phản ánh mức độ sử dụngchi phí cố định trong doanh nghiệp
- Công thức:
Độ lớn của ĐBKD = Tốc độ tăng lợi nhuận = SD ĐP
Tốc độ tăng doanh thu Lợi nhuận
1.2.2 Phân tích điểm hoà vốn
a Khái niệm
- Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ
bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
Doanh thu
Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi
nhuận
- Theo mô hình trên ta có khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó
số dư đảm phí vừa đủ bù đắp chi phí cố định
- Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xem xét quá trìnhkinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nàotrong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất nào và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt
Trang 16hoà vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao.
b Phương pháp xác định điểm hoà vốn
* Xác định doanh thu hoà vốn
- Doanh thu hoà vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hoà vốn
- Công thức:
- Khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì cần phải xác địnhdoanh thu hoà vốn của toàn doanh nghiệp sau đó căn cứ vào tỷ trọngdoanh thu của từng loại sản phẩm để xác định DThv cho từng loại sảnphẩm, sau đó mới xác định SLhv của từng loại sản phẩm
Trang 17* Doanh thu an toàn
- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiệnđược với doanh thu hoà vốn
- Công thức:
Mức DT an toàn = Mức DT thực hiện – Mức DT hoà vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu thực hiện
- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đãvượt quá mức doanh thu hoà vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị cànglớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặctính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại
c Đồ thị hoà vốn
y (số tiền)
y=px
Lãi ytp = a +bx
SDĐP
Định phí
Lỗ Biếnphí
yđp = A
A
Trang 180 x0x(mức hđ)
Hình 2: Đồ thị hoà vốn
d Phương trình lợi nhuận
DTmm = LNmm + CPCĐ
Tỷ lệ SDĐP
e Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn
* Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán:
- Xét mối quan hệ giữa sản lượng bán với giá bán hoà vốn:Sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp càng cao thì giá bán để đạt được hoàvốn phải thấp và ngược lại
- Xét mối quan hệ giữa giá bán với sản lượng hoà vốn: Giábán càng cao thì sản lượng hoà vốn càng thấp và ngược lại
* Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán:
- Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếmtrong tổng số mặt hàng đem bán
- Doanh nghiệp dự tính trước tỷ lệ lãi phải đạt được trong kỳ rồi
từ đó có kế hoạch tăng cường cho công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩmnhằm tăng doanh thu tiêu thụ (với điều kiện lãi trên 1 ĐVSP >0), điều nàycũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chi thêm một khoản chi phí choquảng cáo tiếp thị Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tính toán và xác định sản
Qmm= LNmm + CPCĐ
SDĐPđv
Trang 19lượng cần tiêu thụ là bao nhiêu để đạt đến điểm hoà vốn, và để đạt đượcmức lãi đã dự tính thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được bao nhiêu sảnphẩm.
SLmm = CPCĐ + LNmm
SDĐPđv
DTmm = CPCĐ + LNmm
Tỷ lệ SDĐP
Quyết định khung giá bán:
- Khung giá bán càng rộng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơhội giảm giá, càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Khung giá bán được xác định là đoạn mức giá cao nhất và mứcgiá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể bán Thông thường khung giá bánđược xác định là từ giá bán hoà vốn đến giá thị trường
Quyết định lựa chọn đơn đặt hàng:
- Doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp nhận đơn đặt hàng nếu đơn đặthàng đó có mang lại SDĐP Giả định:
+ ĐĐH đó không làm ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ hiệntại
+ ĐĐH đó không làm thay đổi quy mô sản xuất của doanhnghiệp - Đơn đặt hàng đó sẽ được chấp nhận khiGB>CPBĐđv
Quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất
- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanhnghiệp sẽ ngừng hoạt động nếu khoản lỗ do việc sản xuất kinh doanh lớnhơn chi phí cố định phải chịu khi ngừng hoạt động và ngược lại
Trang 20Phần II:
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SXKD CỦA CÔNG TY BÁNH
NGỌT CJ VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Bánh Ngọt CJ Việt Nam và vai trò của công tác phân tích biến động của chi phí sản xuất kinh doanh
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công Ty Bánh Ngọt CJ Việt Nam
Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của các công ty bánh ngọt
trên thị trường Việt Nam với đầy đủ và đa dạng các loại bánh thì công tybánh ngọt CJ Việt Nam luôn là địa chỉ tin cậy của khách hàng Điều đóphần nào cho thấy được sự tin cậy của khách hành dành cho công ty cũngnhư chất lượng bánh của công ty CJ Việt Nam được đảm bảo Công tyBánh Ngọt CJ Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loạibánh ngọt mang phong cách châu Âuthuộc Công ty CJ Foodville của tậpđoàn CJ Hàn Quốc
Trang 21Công ty bánh ngọt CJ toạ lạc trên một khuôn viên rộng và đẹpgiữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với diện tích mặt bằng trên7.244m2, được xây dựng bố trí hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ,nhiệt tình, chu đáo Khu vực khuôn viên được bố trí sạch sẽ, rộng rãi, cóthể để và bảo quản các loại phương tiện.Nơi sản xuất và làm việc của côngnhân viên vô cùng thoáng mát,sạch sẽ.Công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng
và an toàn lên hàng đầu, do vậy khách hàng luôn hài lòng về các sản phẩmcũng như dịch vụ mà công ty mang lại
2.1.2 Vai trò của công tác phân tích biến động của chi phí sản xuất kinh doanh
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tớikhối lượng sản phẩm, công tác hay lao vụ đã hoàn thành Giá thành laođộng là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định với hiệu quảkinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh
Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm luôn là một trongnhững phương pháp quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, để tăngcường khả năng cạnh tranh phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệuquả kinh tế xã hội như: Lợi nhuận, đóng góp cho xã hội, nâng cao mứcsống cho người lao động
Nhiệm vụ của việc phân tích chi phí và giá thành sản phẩm là :
- Kiểm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí sản xuất vàgiá thành trên cơ sở những yêu cầu của hạch toán như: Tính đúng, tính đủ
2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí
2.2.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu)
Trang 22Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Tổng chi phí năm quý I 2016 là2.793.116.102đồng, tăng so với quý I 2015 là 536.337.072 đồng, tươngđương với 23,77%.Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I 2016 là 957.321.428đồng,tăng 323.263.266 đồng, tương ứng với tỷ lệ 50,98% so với quý I 2015.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên 1sản phẩm cũng tăng lên104đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,66% Chi phí nguyên vật liệu tăng lên chủyếu là do giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh do tình hình lạm phát cũngnhư xu hướng chung của nền kinh tế nước ta hiện nay, mặt khác là do việcthực hiện định mức tiêu hao không được đảm bảo, gây lãng phí vật tư
- Chi phí nhân công trực tiếp quý I 2016 là 562.115.048 đồng, tăng163.403.364đồng, tương ứng với tỷ lệ 40,98% so với quý I 2015 Chi phínhân công trực tiếp tính trên 1sản phẩm lại giảm 599 đồng, tương ứng với
tỷ lệ 6,01% Chi phí nhân công tăng lên chủ yếu là do đơn giá tiền lươngtăng lên, đồng thời do doanh thu của công ty cũng tăng cao, nên chế độđãi ngộ đối với công nhân viên cũng được nâng cao Tuy nhiên mức tăngcủa chi phí nhân công còn thấp hơn so với mức độ tăng doanh thu
- Chi phí sản xuất chung quý I 2016 là 428.320.118 đồng, giảm90.150,096 đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,39% so với quý I 2015 Chi phísản xuất chung tính trên 1 sản phẩm cũng giảm 5.823 đồng, tương ứng với
tỷ lệ 44,93% Chi phí sản xuất chung giảm xuống là do công ty đã quảnsoát tốt các khoản chi phí này
- Chi phí bán hàng quý I 2016 là 298.639.452 đồng, giảm97.386.258 đồng, tương đương với 24,59% so với quý I 2015 Chi phí bánhàng tính trên 1đơn vị sản phẩm cũng giảm 4.923đồng, tương ứng với49,73% Chi phí bán hàng giảm xuống chủ yếu là do công ty đã cắt giảm 1
số của hàng bán lẻ
- Chi phí quản lý doanh nghiệpquý I 2016 là 546.720.056 đồng,tăng 237.206.796 đồng, tương đương với 76.64% so với quý I 2015 Chiphí quản lý doanh nghiệp tính trên 1 đơn vị sản phẩm tăng lên 1.374 đồng,tương ứng với 17,76% Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là do công
ty đã trang bị thêm nhiều thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý.Tuy nhiên mức tăng của chi phí quản lý vẫn nhỏ hơn mức tăng của doanhthu
Như vậy, tổng chi phí quý I 2016 tăng chủ yếu là do chi phí nguyênvật liệu trực tiếp tăng.Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng
Trang 23chi phí quý I 2016 tăng, trong quý I 2015 chiếm 28,10%, quý I 2016 tănglên 34,27% Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng mạnh, doanhthu tăng từ 3.467.552.819 đồng quý I 2015 lên 6.520.410.882 quý I 2016.
Nhìn chung, trong quý I 2016, chi phí sản xuất kinh doanh của công
ty CJ Việt Nam tăng nhẹ so với quý I 2015 Điều này do quý I 2016 công
ty có nhiều dự án đầu tư mở rộng công ty đẩy chi phí sản xuất kinh doanhlên cao Tuy nhiên để biết công ty đã tiết kiệm hay lãng phí, đã thực hiệnđược nhiệm vụ giảm giá thành ta cần đi sâu phân tích hơn nữa
2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí
a Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NVLTT:bảng 2.2
* Chi phí NVLTT là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấutạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được mộtcách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm
* Phân loại: Chi phí NVLTT của công ty bánh ngọt CJ Việt Namchia thành 2 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nguyên vật liệu phụ
* Tình hình biến động: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tất cả cáckhoản mục chi phí trong chi phí NVLTT quý I 2016 đều tăng so với quý I
2015 Tổng chi phí NVLTT quý I 2016 là 957.321.428 đồng, tăng323.263.266 đồng, tương ứng với tỷ lệ 50,98% so với quý I 2015 Trongđó:
- Chi phí nguyên vật liệu chính quý I 2016 là 758.623.014 đồng,tăng 310.267.406 đồng, tương đương với 69,20% so với quý I 2015 Chiphí nguyên vật liệu tính trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng 1.435 đồng,tương ứng với tỷ lệ 12,80% so với quý I 2015
- Chi phí nguyên vật liệu phụ quý I 2016 là 198.698.414đồng, tăng12.995.860 đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,0% so với quý I 2015 Chi phí
Trang 24nhiên liệu tính trên 1 đơn vị sản phẩm giảm 1.331 đồng, tương ứng với tỷ
lệ 28,67% so với quý I 2015
Như vậy tổng chi phí NVLTT tăng chủ yếu là do chi phí nguyên vậtliệu chính tăng vì chi phí này có tỷ trọng cao nhất trong kết cấu chi phíNVLTT Và do chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng cao thứ 1 trong kết cấu giáthành sản phẩm nên nếu chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu
và lợi nhuận của công ty
* Nguyên nhân của sự biến động khoản mục chi phí này là:
- Do giá cả vật tư biến động, phần lớn giá cả các loại vật tư đều biếnđộng tăng theo sự biến động chung của thị trường, do đó nó tác động làmchi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể
- Do tay nghề của một số nhân viên còn chưa cao, ý thức còn hạnchế nên làm thất thoát vật tư và việc quản lý vật tư còn chưa thật sự chặtchẽ
* Biện pháp khắc phục:
- Cần lập kế hoạch về việc sử dụng nguyên vật liệu và xây dựngđịnh mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên các căn cứ:
+ Các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã ký
+ Dự báo về tình hình biến động giá cả của thị trường
+ Các hình thức chiết khấu mua sỉ
+ Chất lượng của nguyên vật liệu
+ Các khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua, nhậpkho nguyên vật liệu
- Cần tiến hành điều chỉnh lại công tác tổ chức quản lý cấp phát, sửdụng vật tư một cách chặt chẽ hơn sao cho tránh hao hụt lãng phí trongquá trình sử dụng, nâng cao tay nghề của công nhân hơn nữa
- Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả trên thịtrường để có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu (đối với những loại có thể
dự trữ lâu dài) cho phù hợp, tránh ảnh hưởng của sự biến động giá cả làmtăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm
- Trong nguyên vật liệu phụ nhiên liệu đóng góp một phần rất quantrọng trong quá trình sản xuất của công ty đặc biệt là ở bộ phận kinhdoanh vận tải sản phẩm…nó bao gồm xăng, dầu, khí đốt Do giá cả thịtrường ngày càng biến động nên chi phí cho nhiên liệu ngày càng tăng và
Trang 25không doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi vì thế công ty cần tích cực hơnnữa trong công tác quản lý sử dụng nhiên liệu đồng thời tích cực tiết kiệmtrong quá trình sản xuất.
b Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NCTT:
* Sơ lược về chi phí nhân công:
- Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trìnhsản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và pháttriển của loài người, yếu tố cơ bản nhất quyết định quá trình sản xuất Đểcho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinhdoanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tụcthì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động Nghĩa là sức laođộng của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước
đo giá trị gọi là tiền lương
- Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động ,
là thu nhập chủ yếu của người lao động, các DN sử dụng tiền lương làmđòn bẩy kinh tế làm nhân tố tăng năng suất lao động Đối với các DN, tiềnlương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sảnphẩm Do vậy DN phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chiphí lao động trong đơn vị sản phẩm
- Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ
* Chi phí NCTT là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vậnhành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ
* Phân loại: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bánh ngọt CJViệt Nam bao gồm :
- Tiền lương;
- Các khoản trích theo lương;
- Tiền ăn ca
* Tình hình biến động:
Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy chi phí nhân công trực tiếp quý I 2016 là562.115.048 đồng, tăng 163.403.364 đồng, tương ứng với tỷ lệ 40,98%.Trong đó: - Chi phí tiền lương quý I 2016 là 380.414.700 đồng, tăng180.276.645 đồng, tương ứng với tỷ lệ 90,08% so với quý I 2015 Chi phí