Khởi kiện giám đốc công ty TNHH chiếm dụng vốn ĐỀ BÀI 06: Ông A là giám đốc công ty TNHH gồm nhiều thành viên. Trong quá trình điều hành công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, ông A đã chiếm dụng vốn của công ty để sử dụng vào việc riêng (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Công ty TNHH khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông A trả lại số tiền đã chiếm dụng. Hỏi: Xác định đây là tranh chấp dân sự hay là tranh chấp kinh doanh, thương mại? Tại sao? Xác định người có quyền khởi kiện giám đốc công ty TNHH M trong trường hợp trên? BÀI LÀM a. Đây là tranh chấp dân sự. Bởi vì: Trong trường hợp này tranh chấp về việc ông A đã chiếm dụng vốn của công ty TNHH M không phải là một tranh chấp về kinh doanh thương mại. Tranh chấp về kinh doanh thương mại được hiểu là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và nhằm mục địch lợi nhuận; hoặc các tranh chấp giữa công ty với các thành viên hoặc giữa các thành viên của công ty với nhau về các vấn đề như thành lập, hoạt động, sát nhập, giải thể… của công ty (theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự). Về các tranh chấp trong công ty như khoản 3 Điều 29 BLTTDS quy định đã được hướng dẫn chi tiết tại tiểu mục 3.5 Phần I Nghị quyết số 012005NQHĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó các tranh chấp về kinh doanh thương mại phải là các tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, còn nếu chỉ liên quan đến các quan hệ khác như lao động, dân sự thì tùy từng trường hợp mà xác định đó thuộc loại tranh chấp nào. Theo tình huống mà đề bài đưa ra, ông A với vai trò là Giám đốc công ty TNHH M (là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình), là người quản lý của công ty có thể là thành viên của công ty hoặc chỉ là người được công ty thuê đảm nhiệm chức danh này do vậy trong quá trình làm quản lý đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm dụng vốn của công ty nhằm tư lợi và phục vụ cho mục đích riêng của mình. Như vậy, ông A đã lợi dụng vị trí của mình xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công ty TNHH M mà không liên quan đến các hoạt động như thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất… của công ty (và nếu ông A không phải thành viêc của công ty thì đây cũng không thể là tranh chấp thương mại giữa công ty với thành viên hoặc các thành viên với nhau), nên xác định đây là “tranh chấp dân sự” thuộc loại tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (khoản 2 Điều 25 BLTTDS). b. Người có thẩm quyền khởi kiện giám đốc công ty TNHH M Các thành viên của công ty riêng lẻ hoặc cùng nhau đều có quyền khởi kiện giám đốc công ty trong trường hợp này, họ có thể đứng ra khởi kiện nhân danh chính mình hoặc khởi kiện nhân danh công ty TNHH M. Vì: Công ty TNHH M là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, đây là loại hình công ty đa chủ sở hữu, phần vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của các thành viên, từ hoạt động kinh doanh và các nguồn khác. Ông A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà chiếm dụng vốn của công ty qua đó gây thiệt hại đến lợi ích của công ty và các thành viên. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, các thành viên của công ty có quyền khởi kiện giám đốc công ty theo quy định của pháp luật trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại cho các thành viên hoặc của công ty. Mặt khác, theo quy định của Điều 161 BLTTDS thì điều kiện khởi kiện: + Đối với cá nhân: là có năng lực hành vi tố tụng dân sự và có quyền lợi bị xâm phạm. + Đối với tổ chức: trong trường hợp có quyền lợi bị xâm hại hoặc có tranh chấp. Từ những phân tích ở trên, khẳng định rằng A là giám đôc công ty đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà chiếm dụng vốn của công ty qua đó gây thiệt hại đến lợi ích của công ty và các thành viên, nên các thành viên của công ty riêng lẻ hoặc cùng nhau đều có quyền khởi kiện giám đốc công ty trong trường hợp này, họ có thể đứng ra khởi kiện nhân danh chính mình hoặc khởi kiện nhân danh công ty TNHH M để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, của công ty.
Khởi kiện giám đốc công ty TNHH chiếm dụng vốn ĐỀ BÀI 06: Ông A giám đốc công ty TNHH gồm nhiều thành viên Trong trình điều hành công ty, lợi dụng cương vị quản lý mình, ông A chiếm dụng vốn công ty để sử dụng vào việc riêng (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) Công ty TNHH khởi kiện Tòa án yêu cầu ông A trả lại số tiền chiếm dụng Hỏi: - Xác định tranh chấp dân tranh chấp kinh doanh, thương mại? Tại sao? - Xác định người có quyền khởi kiện giám đốc công ty TNHH M trường hợp trên? BÀI LÀM a Đây tranh chấp dân Bởi vì: Trong trường hợp tranh chấp việc ông A chiếm dụng vốn công ty TNHH M tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp kinh doanh thương mại hiểu tranh chấp phát sinh hoạt động kinh doanh, thương mại cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với có mục đích lợi nhuận; tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao công nghệ nhằm mục địch lợi nhuận; tranh chấp công ty với thành viên thành viên công ty với vấn đề thành lập, hoạt động, sát nhập, giải thể… công ty (theo khoản Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự) Về tranh chấp công ty khoản Điều 29 BLTTDS quy định hướng dẫn chi tiết tiểu mục 3.5 Phần I Nghị số 01/2005/NQHĐTP Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo tranh chấp kinh doanh thương mại phải tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty, liên quan đến quan hệ khác lao động, dân tùy trường hợp mà xác định thuộc loại tranh chấp Theo tình mà đề đưa ra, ông A với vai trò Giám đốc công ty TNHH M (là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên công ty việc thực nhiệm vụ, quyền hạn mình), người quản lý công ty - thành viên công ty người công ty thuê đảm nhiệm chức danh - trình làm quản lý lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng vốn công ty nhằm tư lợi phục vụ cho mục đích riêng Như vậy, ông A lợi dụng vị trí xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản công ty TNHH M mà không liên quan đến hoạt động thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất… công ty (và ông A thành viêc công ty tranh chấp thương mại công ty với thành viên thành viên với nhau), nên xác định “tranh chấp dân sự” thuộc loại tranh chấp quyền sở hữu tài sản (khoản Điều 25 BLTTDS) b Người có thẩm quyền khởi kiện giám đốc công ty TNHH M Các thành viên công ty riêng lẻ có quyền khởi kiện giám đốc công ty trường hợp này, họ đứng khởi kiện nhân danh khởi kiện nhân danh công ty TNHH M Vì: Công ty TNHH M loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, loại hình công ty đa chủ sở hữu, phần vốn công ty hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp thành viên, từ hoạt động kinh doanh nguồn khác Ông A có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà chiếm dụng vốn công ty qua gây thiệt hại đến lợi ích công ty thành viên Theo quy định Luật doanh nghiệp 2005, thành viên công ty có quyền khởi kiện giám đốc công ty theo quy định pháp luật trường hợp không thực nghĩa vụ gây thiệt hại cho thành viên công ty Mặt khác, theo quy định Điều 161 BLTTDS điều kiện khởi kiện: + Đối với cá nhân: có lực hành vi tố tụng dân có quyền lợi bị xâm phạm + Đối với tổ chức: trường hợp có quyền lợi bị xâm hại có tranh chấp Từ phân tích trên, khẳng định A giám đôc công ty có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà chiếm dụng vốn công ty qua gây thiệt hại đến lợi ích công ty thành viên, nên thành viên công ty riêng lẻ có quyền khởi kiện giám đốc công ty trường hợp này, họ đứng khởi kiện nhân danh khởi kiện nhân danh công ty TNHH M để bảo vệ quyền lợi hợp pháp mình, công ty