1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

11 698 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 18,99 KB

Nội dung

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Tố tụng Dân sự A. MỞ BÀI Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy đinh trong Hiến pháp và Luật”. Quyền công dân được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau, nhưng đặc biệt có biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự. Trong bài tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.” B. THÂN BÀI 1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự: Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bổi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm…Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Điều 161 BLTTDS không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện dân sự mà còn quy định các điều kiện về thủ tục khởi kiện, yêu cầu khởi kiện. a. Về chủ thể khởi kiện: Điều 161 BLTTDS quy định:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phá kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham giam vào quan hệ pháp luật TTDS. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 161 BLTTDS). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các Điều 55, Điều 66 LHNGĐ, BLTTDS còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 162). Để có nhận thức thống nhất về các loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau: Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. b. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án: Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Cụ thể là: Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS. Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS. Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận. Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác gaiải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ áp dụng các quy định trong LHNGĐ, BLDS... Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp dụng BLLĐ... c. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 160 BLDS năm 2005, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp pháp luật quy định thời hiệu. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 161 BLTTDS 2004) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006. Theo Điều 159 BLTTDS đối với những tranh chấp mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều này “thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”. d. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật: Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây: Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện. Các trường hợp khác pháp luật quy định. Ngoài ra, trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, e và g khoản 1 Điều 92 BLTTDS bao gồm: người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (khoản 1 Điều 193 BLTTDS) thì đương sự có quyền khởi kiện lại. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cùng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự: a.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức cán bộ: Để những quy định về quyền khởi kiện được thực thi trên thực tế, Đảng và Nhà nước cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như hoàn thiện chế định quyền khởi kiện hiện hành. Đối với các đương sự, nhiều người do không hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật nên không thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ TTDS của họ. Trên thực tế, đã không ít trường hợp đương sự khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không đúng thẩm quyền của Tòa án nên đã bị trả lại đơn khởi kiện. Trong nhiều vụ việc dân sự, đương sự không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nên yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Trong điều kiện dân trí nước ta còn hạn chế như hiện nay, để người dân hiểu biết pháp luật và xác định đúng được tư cách bị đơn trong một số trường hợp rất khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở các quy định pháp luật, chúng ta nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề phổ biến pháp luật ở cơ sở. Cụ thể là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn có năng lực cũng như trình độ để hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến vấn đề khởi kiện, giúp cho họ thực hiện tốt quyền khởi kiện của mình, khởi kiện đúng bị đơn theo quy định của pháp luật. Tiếp theo là công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ tư pháp trong bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở Tòa án. Đây là một trong những khâu khá quan trọng trong quá trình thực hiện quyền khởi kiện của người dân. Có như vậy, quyền khởi kiện của người dân và vấn đề xác định tư cách đương sự mới được thực hiện triệt để ngay từ khâu đầu tiên là thụ lý vụ án. Từ thực tiễn cho thấy, việc xác định sai tư cách nguyên đơn dân sự chủ yếu do lỗi của các Thẩm phán, không thận trọng trong việc xác định quyền khởi kiện của người khởi kiện. Để xác định đúng nguyên đơn trong vụ án dân sự cụ thể thì các Thẩm phán phải nghiên cứu kĩ đơn khởi kiện cũng như các tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện đưa ra để chứng minh cho yêu cầu đó của họ là có căn cứ và hợp pháp. Qua đó đối chiếu với pháp luật nội dung để xem xét họ có quyền khởi kiện hay không. b.Sửa đổi, bổ sung pháp luật về điều kiện về chủ thể khởi kiện: Về nguyên tắc, nguyên đơn phải là chủ thể được giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm, ngoài ra luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh mình phụ trách và tư cách nguyên đơn của các chủ thể . Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan Dân số gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tuổi hoặc chế độ một vợ, một chồng (ngay cả khi người được bảo vệ khước từ quyền được bảo vệ) thì thực chất việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan này là vì lợi ích của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành thì những chủ thể này là người đại diện hợp pháp của đương sự chứ không phải là nguyên đơn. Do vậy, theo em nghĩ, nên sửa đổi pháp luật theo hướng quy định các cơ quan tổ chức khởi kiện để duy trì trật tự của pháp luật cũng được coi là nguyên đơn dân sự. c.Hoàn thiện điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Thực tiễn cho thấy do không hiểu biết về pháp luật nên tình trạng người đi khởi kiện đã xác định và khởi kiện không đúng người mà mình có quyền khởi kiện theo quy dịnh của pháp luật là phổ biến. Trong những trường hợp đặc biệt này thì vai trò đôn đốc và hướng dẫn thủ tục tố tụng của Tòa án là hết sức cần thiết. Do vậy thiết nghĩ nên bổ sung vào BLTTDS một quy định theo hướng là khi nhận đơn khởi kiện thì bên cạnh việc kiểm tra các điều kiện thụ lý, Tòa án có thể định hướng cho nguyên đơn xác định lại chủ thể mà họ có quyền khởi kiện. Việc định hướng của Tòa án sẽ tránh được thời gian giải quyết vụ kiện bị kéo dài và các tổn phí tố tụng không đáng có mà nguyên đơn phải gánh chịu do hậu quả của việc xác định không đúng bị đơn trong vụ kiện. d.Hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: Các quy định về thời hiệu khởi kiện trong pháp luật nước ta hiện nay khá rắc rối, không tập trung tại một văn bản cụ thể, thống nhất mà dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho người dân trong việc tìm hiểu vụ việc của mình. Việc xác định mốc thời điểm bắt đầu tính thời hiệu hiện nay, luật cũng quy định khác nhau, trong pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa giải quyết là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; thời hiệu giải quyết việc chia thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế; về tranh chấp lao động, thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày mỗi bên tranh chấp thấy rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm... Theo em, nên xác định mốc bắt đầu tính thời hiệu nên có quy định lại là từ ngày đương sự nhận biết hoặc buộc phải nhận biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như quy định của pháp luật về lao động là hay hơn, bởi trên thực tế không phải lúc nào người dân cũng nhận biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm. Đến khi họ biết để nhờ pháp luật xử lý thì đã hết thời hiệu khởi kiện. C. KẾT BÀI Việc đề cập đến điều kiện khởi kiện vụ án dân sự không chỉ định hướng cho quá trình giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn mà còn đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng khác của BLTTDS diễn ra thuận tiện. Ngoài ra điều này cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

Điều kiêên khởi kiêên vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiê ên pháp luâêt về vấn đề này A MỞ BÀI Điều 50 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền người trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội tôn trọng, thể quyền công dân quy đinh Hiến pháp Luật” Quyền công dân bảo đảm cưỡng chế Nhà nước Để bảo hộ cho quyền dân chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau, đặc biệt có biện pháp khởi kiện vụ án dân theo trình tự tố tụng dân Trong tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Điều kiện khởi kiện vụ án dân kiến nghị hoàn thiện pháp luật vấn đề này.” B THÂN BÀI Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự: Khởi kiện vụ án dân việc cá nhân, quan, tổ chức chủ thể khác có quyền dân bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân để yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân phải chấm dứt hành vi trái pháp luật phải bổi thường thiệt hại phải chịu chế tài phạt vi phạm…Tòa án thụ lý giải vụ án dân có đơn khởi kiện chủ thể Điều 161 BLTTDS không ghi nhận quyền khởi kiện dân mà quy định điều kiện thủ tục khởi kiện, yêu cầu khởi kiện a Về chủ thể khởi kiện: Điều 161 BLTTDS quy định:“Cá nhân, quan, tổ chức có quyền tự thông qua người đại diện hợp phá kiện vụ án (sau gọi chung người khởi kiện) Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp mình.” Chủ thể khởi kiện vụ án dân chủ thể theo quy định pháp luật tham giam vào quan hệ pháp luật TTDS Các chủ thể bao gồm cá nhân, quan tổ chức đáp ứng điều kiện pháp luật quy định Cá nhân khởi kiện vụ án dân phải có lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm Đối với cá nhân lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải bảo vệ họ tự khởi kiện vụ án mà phải người đại diện thay mặt để thực việc khởi kiện vụ án Pháp luật đòi hỏi cá nhân khởi kiện vụ án dân phải người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 161 BLTTDS) Quy định hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt TTDS, không cho phép người chủ thể quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp người khác Cá nhân có lực chủ thể đầy đủ tự khởi kiện làm giấy ủy quyền cho người khác có lực hành vi thay mặt khởi kiện, trừ việc ly hôn Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người khác Các quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trường hợp bị xâm phạm tranh chấp Ngoài ra, quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người khác theo quy định pháp luật Ngoài trường hợp cá nhân, quan, tổ chức khác khởi kiện vụ án hôn nhân gia đình theo quy định Điều 55, Điều 66 LHN&GĐ, BLTTDS quy định quan, tổ chức khác phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có quyền khởi kiện vụ án dân để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách (Điều 162) Để có nhận thức thống loại quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân cần có phân biệt sau: - Các phận, đơn vị, văn phòng đại diện quan nhà nước thực nhiệm vụ quan nhà nước, phụ thuộc vào quan nhà nước pháp nhân, quyền khởi kiện vụ án dân - Các tổ chức quy định Điều BLTTDS bao gồm tổ chức có tư cách pháp nhân tổ chức tư cách pháp nhân Các tổ chức tư cách pháp nhân khởi kiện vụ án dân phải tổ chức pháp luật quy định có quyền tham gia quan hệ pháp luật cách độc lập b Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền Tòa án: Tòa án thụ lý vụ án dân tranh chấp thuộc thẩm quyền giải Việc xác định thẩm quyền điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường hợp lý máy nhà nước Đồng thời việc phân định thẩm quyền Tòa án góp phần cho Tòa án thực nhiệm vụ người dân dễ dàng thực quyền khởi kiện Thẩm quyền Tòa án xác định cách xác tránh chồng chéo việc thực nhiệm vụ Tòa án với quan nhà nước khác, Tòa án phận Tòa án, góp phần giải đắn, tạo điều kiện cho đương tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp Để vụ án thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử Cụ thể là: - Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải Tòa án quy định Điều 25, 27, 29 31 BLTTDS - Vụ án khởi kiện phải với cấp tòa án có thẩm quyền quy định Điều 33, 34 BLTTDS - Vụ việc khởi kiện thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ quy định Điều 35 BLTTDS - Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS yêu cầu đương cam kết không khởi kiện tòa án khác Nếu thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải phải kiểm tra tính hợp pháp thỏa thuận - Đối với việc pháp luật quy định phải yêu cầu quan khác gaiải trước chủ thể khởi kiện khởi kiện vụ án quan hữu quan giải mà họ không đồng ý với việc giải quan Khi xác định thẩm quyền, Tòa án phải xác định loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án với quy định Việc xác định có ý nghĩa lớn xác định quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng Chẳng hạn tranh chấp hôn nhân gia đình áp dụng quy định LHNGĐ, BLDS Nếu tranh chấp lao động áp dụng BLLĐ c Vụ án thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện thời hạn mà chủ thể có quyền khởi kiện quyền yêu cầu Tòa án giải tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm Hết thời hạn chủ thể khởi kiện quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Theo quy định Điều 160 BLDS năm 2005, riêng yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không áp dụng thời hiệu khởi kiện Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện Tùy thuộc vào tính chất loại tranh chấp pháp luật quy định thời hiệu Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không thực thời hạn quy định Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị lực hành vi dân sự, bị hạn chế lực hành vi dân mà chưa có người đại diện; người đại diện họ bị chết mà chưa có người thay lý đáng khác mà tiếp tục đại diện (Điều 161 BLTTDS 2004) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định cụ thể BLDS năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung số điều BLLĐ năm 2006 Theo Điều 159 BLTTDS tranh chấp mà văn quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng quy định khoản Điều “thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải vụ án dân năm kể từ ngày quyền lợi ích hợp pháp cá nhân, quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm” d Sự việc chưa giải án hay định có hiệu lực pháp luật tòa án định quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác pháp luật: Nếu việc tòa án quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam giải án hay định có hiệu lực pháp luật đương không khởi kiện lại vụ án nữa, trừ trường hợp sau đây: - Bản án, định tòa án bác đơn xin ly hôn; - Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; - Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu chưa đủ điều kiện khởi kiện - Các trường hợp khác pháp luật quy định Ngoài ra, trường hợp Tòa án định đình giải vụ án theo quy định điểm c, e g khoản Điều 92 BLTTDS bao gồm: người khởi kiện rút đơn khởi kiện Tòa án chấp nhận người khởi kiện quyền khởi kiện; nguyên đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt; có định Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bên đương vụ án mà việc giải vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã (khoản Điều 193 BLTTDS) đương có quyền khởi kiện lại Tòa án thụ lý giải án, định Tòa án định quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật Điều kiện nhằm đảm bảo hiệu lực án, định, ổn định quan hệ xã hội, việc giải không giải lại để tránh tình trạng chồng chéo việc mà nhiều quan giải tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện đương Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật điều kiện khởi kiện vụ án dân sự: a.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tổ chức cán bộ: - Để quy định quyền khởi kiện thực thi thực tế, Đảng Nhà nước cần trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoàn thiện chế định quyền khởi kiện hành Đối với đương sự, nhiều người không hiểu biết đầy đủ quy định pháp luật nên không thực quyền, nghĩa vụ TTDS họ Trên thực tế, không trường hợp đương khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải vụ việc dân không thẩm quyền Tòa án nên bị trả lại đơn khởi kiện Trong nhiều vụ việc dân sự, đương không thực đầy đủ nghĩa vụ việc cung cấp chứng chứng minh cho yêu cầu nên yêu cầu không Tòa án chấp nhận Trong điều kiện dân trí nước ta hạn chế nay, để người dân hiểu biết pháp luật xác định tư cách bị đơn số trường hợp khó khăn Vì vậy, cần có quan tâm quan Nhà nước có thẩm quyền quan, tổ chức hữu quan việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Trên sở quy định pháp luật, nên quan tâm đến vấn đề phổ biến pháp luật sở Cụ thể công tác đào tạo đội ngũ cán tư pháp xã, phường, thị trấn có lực trình độ để hướng dẫn giải đáp thắc mắc người dân liên quan đến vấn đề khởi kiện, giúp cho họ thực tốt quyền khởi kiện mình, khởi kiện bị đơn theo quy định pháp luật Tiếp theo công tác đào tạo sử dụng đội ngũ cán tư pháp phận tiếp nhận hồ sơ Tòa án Đây khâu quan trọng trình thực quyền khởi kiện người dân Có vậy, quyền khởi kiện người dân vấn đề xác định tư cách đương thực triệt để từ khâu thụ lý vụ án - Từ thực tiễn cho thấy, việc xác định sai tư cách nguyên đơn dân chủ yếu lỗi Thẩm phán, không thận trọng việc xác định quyền khởi kiện người khởi kiện Để xác định nguyên đơn vụ án dân cụ thể Thẩm phán phải nghiên cứu kĩ đơn khởi kiện tài liệu, chứng mà người khởi kiện đưa để chứng minh cho yêu cầu họ có hợp pháp Qua đối chiếu với pháp luật nội dung để xem xét họ có quyền khởi kiện hay không b.Sửa đổi, bổ sung pháp luật điều kiện chủ thể khởi kiện: - Về nguyên tắc, nguyên đơn phải chủ thể giả thiết có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm, luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân quan, tổ chức phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh phụ trách tư cách nguyên đơn chủ thể Tuy nhiên, trường hợp quan Dân số -gia đình trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật người có dòng máu trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tuổi chế độ vợ, chồng (ngay người bảo vệ khước từ quyền bảo vệ) thực chất việc thực quyền yêu cầu quan lợi ích pháp luật Theo pháp luật hành chủ thể người đại diện hợp pháp đương nguyên đơn Do vậy, theo em nghĩ, nên sửa đổi pháp luật theo hướng quy định quan tổ chức khởi kiện để trì trật tự pháp luật coi nguyên đơn dân c.Hoàn thiện điều kiện thẩm quyền giải Tòa án: - Thực tiễn cho thấy không hiểu biết pháp luật nên tình trạng người khởi kiện xác định khởi kiện không người mà có quyền khởi kiện theo quy dịnh pháp luật phổ biến Trong trường hợp đặc biệt vai trò đôn đốc hướng dẫn thủ tục tố tụng Tòa án cần thiết Do thiết nghĩ nên bổ sung vào BLTTDS quy định theo hướng nhận đơn khởi kiện bên cạnh việc kiểm tra điều kiện thụ lý, Tòa án định hướng cho nguyên đơn xác định lại chủ thể mà họ có quyền khởi kiện Việc định hướng Tòa án tránh thời gian giải vụ kiện bị kéo dài tổn phí tố tụng không đáng có mà nguyên đơn phải gánh chịu hậu việc xác định không bị đơn vụ kiện d.Hoàn thiện pháp luật thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: - Các quy định thời hiệu khởi kiện pháp luật nước ta rắc rối, không tập trung văn cụ thể, thống mà dàn trải nhiều văn khác nhau, gây khó khăn cho người dân việc tìm hiểu vụ việc Việc xác định mốc thời điểm bắt đầu tính thời hiệu nay, luật quy định khác nhau, pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa giải năm kể từ ngày quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; thời hiệu giải việc chia thừa kế 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế; tranh chấp lao động, thời hiệu khởi kiện năm kể từ ngày bên tranh chấp thấy quyền, lợi ích bị vi phạm Theo em, nên xác định mốc bắt đầu tính thời hiệu nên có quy định lại từ ngày đương nhận biết buộc phải nhận biết quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm quy định pháp luật lao động hay hơn, thực tế lúc người dân nhận biết quyền lợi bị xâm phạm Đến họ biết để nhờ pháp luật xử lý hết thời hiệu khởi kiện C KẾT BÀI Việc đề cập đến điều kiện khởi kiện vụ án dân không định hướng cho trình giải vụ án dân nhanh chóng, đắn mà đảm bảo cho trình thực thủ tục tố tụng khác BLTTDS diễn thuận tiện Ngoài điều góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hành [...]... lúc nào người dân cũng nhận biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm Đến khi họ biết để nhờ pháp luật xử lý thì đã hết thời hiệu khởi kiện C KẾT BÀI Việc đề cập đến điều kiện khởi kiện vụ án dân sự không chỉ định hướng cho quá trình giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn mà còn đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng khác của BLTTDS diễn ra thuận tiện Ngoài ra điều này cũng

Ngày đăng: 24/06/2016, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w