1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011

97 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Lƣơng thực là cây có vị trí quan trọng ở bất kì xã hội, quốc gia nào. Nó là sản phẩm thiết yếu, là nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Lƣơng thực không chỉ là nguồn cung cấp cho quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực mà nó còn góp phần tạo ra nguồn ngoại tệ nhờ vào việc xuất khẩu. Vì vậy, cây lƣơng thực thƣờng đƣợc chú trọng hàng đầu trong nông nghiệp. Trong cơ cấu cây lƣơng thực thì lúa gạo là cây đóng vai trò quan trọng nhất. Lúa gạo là cây lƣơng thực quan trọng nhất của nƣớc ta và trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xƣa. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã đƣợc hình thành, tích luỹ và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ việc sản xuất lúa trong nƣớc và quốc tế. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trƣờng lúa gạo quốc tế và là một trong những nƣớc có sản lƣợng lúa gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vựa lúa lớn nhất của cả nƣớc đã góp phần quan trọng trong thành quả chung đó. Thanh Oai là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nơi có rất nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng lúa. Cho đến nay, tuy đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định trong sản xuất lúa nhƣng Thanh Oai vẫn chƣa phát huy hết tiềm năng phát triển cây lúa và còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Với mục đích đƣa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng sản xuất lúa của huyện trong thời gian qua để đánh giá những mặt tích cực và những mặt hạn chế. Đồng thời qua đó để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất lúa của huyện nên tôi đã chọn đề tài : “Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đề tài: Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 2 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cây lƣơng thực nói chung và cây lúa nói riêng đƣợc thực hiện từ rất lâu, với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Gần gũi với đề tài nghiên cứu nhƣng ở mức độ rộng hơn có công trình nghiên cứu: “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” của GS.TS Lê Thông, TS Nguyễn Văn Phú, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, NXB Giáo Dục 2001. Trong cuốn sách này các tác giả đã trình bày khái quát về diện tích, sản lƣợng lúa gạo Việt Nam qua các năm. Đồng thời cũng phản ánh đƣợc các vùng phân bố của cây lúa gạo ở nƣớc ta. Tuy nhiên, ở cuốn sách này tác giả chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về diện tích, sản lƣợng và phân bố của cây lúa gạo ở Việt Nam, ít đề cập đến đặc điểm sinh thái, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cây lúa gạo. “Giáo trình cây lúa” của tác giả Nguyễn Ngọc Đệ - Đại học Cần Thơ cũng phản ảnh đƣợc vị trí kinh tế, nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh thái của cây lúa. Tuy nhiên, cuốn giáo trình này lại chƣa cho thấy bức tranh phân bố lúa gạo ở Việt Nam. Cuốn sách “Lịch sử cây lúa Việt Nam” của kỹ sƣ Hồ Đình Hải đã phản ánh đƣợc nhiều vấn đề nhƣ: tình hình sản xuất cây lúa Việt Nam qua các giai đoạn, nguồn gốc, vai trò của cây lúa đối với con ngƣời. Nhƣng hạn chế của cuốn sách này là chƣa phản ánh đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây lúa. Bên cạnh những công trình nêu trên còn có một số công trình khác nhƣ: “Một số vấn đề về cây lúa” của GS Bùi Huy Đáp, NXB Nông Nghiệp 1999; “Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX” của GS.TS Nguyễn Văn Luật (chủ biên) NXB Nông Nghiệp; “Lúa gạo Việt Nam trƣớc thiên niên kỷ mới hƣớng ra xuất khẩu” của TS Nguyễn Trung Vãn NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2001…. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả đến nay chƣa có công trình nào đề cập đầy đủ và sâu sắc về thực trạng sản xuất lúa ở huyện Thanh Oai dƣới góc độ địa lý kinh tế. Đề tài: Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 3 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu Lƣơng thực chính là những sản phẩm đầu tiên của con ngƣời làm ra để nuôi sống họ. Từ thuở sơ khai ấy, sản phẩm nông nghiệp tuy mới chỉ là những sản phẩm thô, số lƣợng còn ít, chủng loại nghèo nàn nhƣng đó là bƣớc ngoặt lịch sử của xã hội loài ngƣời, chấm dứt thời kì mông muội và mở đầu cho nền văn minh mới. Xét theo góc độ kinh tế, có thể nói nền văn minh nhân loại đầu tiên đƣợc mở đầu từ mốc son lịch sử của nền văn minh nông nghiệp. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Nhƣng dù theo nghĩa nào thì nông nghiệp vẫn gắn với trồng trọt để đáp ứng trƣớc hết nhu cầu lƣơng thực của con ngƣời. Lƣơng thực đóng vai trò là sản phẩm trụ cột của nông nghiệp. Vì vậy mục tiêu đề tài này của tôi là nhằm vận dụng cơ sở lý luận về địa lí nông nghiệp nói chung và địa lí cây lúa gạo nói riêng để làm rõ thực trạng sản xuất lúa gạo, từ đó đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo của huyện. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí cây lúa gạo áp dụng vào đề tài nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa của huyện. - Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất lúa của huyện Thanh Oai, từ đó đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển việc sản xuất lúa của huyện. 3.3. Phạm vi của đề tài - Về thời gian: Các số liệu thống kê đƣợc lấy mốc từ năm 2000 đến năm 2011. Đề tài: Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 4 - Về không gian: địa bàn tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu là lãnh thổ của 1 huyện (gồm có 1 thị trấn và 20 xã). Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Đề tài Sản xuất lúa huyện Thanh Oai – Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lương thực là cây có vị trí quan trọng ở bất kì xã hội, quốc gia nào Nó

là sản phẩm thiết yếu, là nhu cầu cơ bản của con người Lương thực không chỉ là nguồn cung cấp cho quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực mà nó còn góp phần tạo ra nguồn ngoại tệ nhờ vào việc xuất khẩu Vì vậy, cây lương thực thường được chú trọng hàng đầu trong nông nghiệp Trong cơ cấu cây lương thực thì lúa gạo là cây đóng vai trò quan trọng nhất

Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa Kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích luỹ và phát triển cùng với sự hình thành

và phát triển của dân tộc ta Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy

sự phát triển mạnh mẽ việc sản xuất lúa trong nước và quốc tế Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế và là một trong những nước có sản lượng lúa gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vựa lúa lớn nhất của cả nước

đã góp phần quan trọng trong thành quả chung đó

Thanh Oai là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nơi có rất nhiều điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng lúa Cho đến nay, tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong sản xuất lúa nhưng Thanh Oai vẫn chưa phát huy hết tiềm năng phát triển cây lúa và còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết

Với mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng sản xuất lúa của huyện trong thời gian qua để đánh giá những mặt tích cực và những mặt hạn chế Đồng thời qua đó để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản

xuất lúa của huyện nên tôi đã chọn đề tài : “Sản xuất lúa huyện Thanh Oai

– Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011”

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trang 2

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng được thực hiện từ rất lâu, với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị

Gần gũi với đề tài nghiên cứu nhưng ở mức độ rộng hơn có công trình nghiên cứu: “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” của GS.TS Lê Thông, TS Nguyễn Văn Phú, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, NXB Giáo Dục 2001 Trong cuốn sách này các tác giả đã trình bày khái quát về diện tích, sản lượng lúa gạo Việt Nam qua các năm Đồng thời cũng phản ánh được các vùng phân bố của cây lúa gạo ở nước ta Tuy nhiên, ở cuốn sách này tác giả chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về diện tích, sản lượng và phân bố của cây lúa gạo ở Việt Nam, ít đề cập đến đặc điểm sinh thái, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây lúa gạo

“Giáo trình cây lúa” của tác giả Nguyễn Ngọc Đệ - Đại học Cần Thơ cũng phản ảnh được vị trí kinh tế, nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh thái của cây lúa Tuy nhiên, cuốn giáo trình này lại chưa cho thấy bức tranh phân

bố lúa gạo ở Việt Nam

Cuốn sách “Lịch sử cây lúa Việt Nam” của kỹ sư Hồ Đình Hải đã phản ánh được nhiều vấn đề như: tình hình sản xuất cây lúa Việt Nam qua các giai đoạn, nguồn gốc, vai trò của cây lúa đối với con người Nhưng hạn chế của cuốn sách này là chưa phản ánh được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa

Bên cạnh những công trình nêu trên còn có một số công trình khác như:

“Một số vấn đề về cây lúa” của GS Bùi Huy Đáp, NXB Nông Nghiệp 1999;

“Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX” của GS.TS Nguyễn Văn Luật (chủ biên) NXB Nông Nghiệp; “Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới hướng ra xuất khẩu” của TS Nguyễn Trung Vãn NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2001… Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả đến nay chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và sâu sắc về thực trạng sản xuất lúa ở huyện Thanh Oai dưới góc

độ địa lý kinh tế

Trang 3

3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Mục tiêu

Lương thực chính là những sản phẩm đầu tiên của con người làm ra để nuôi sống họ Từ thuở sơ khai ấy, sản phẩm nông nghiệp tuy mới chỉ là những sản phẩm thô, số lượng còn ít, chủng loại nghèo nàn nhưng đó là bước ngoặt lịch sử của xã hội loài người, chấm dứt thời kì mông muội và mở đầu cho nền văn minh mới Xét theo góc độ kinh tế, có thể nói nền văn minh nhân loại đầu tiên được mở đầu từ mốc son lịch sử của nền văn minh nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp Nhưng dù theo nghĩa nào thì nông nghiệp vẫn gắn với trồng trọt để đáp ứng trước hết nhu cầu lương thực của con người Lương thực đóng vai trò là sản phẩm trụ cột của nông nghiệp

Vì vậy mục tiêu đề tài này của tôi là nhằm vận dụng cơ sở lý luận về địa

lí nông nghiệp nói chung và địa lí cây lúa gạo nói riêng để làm rõ thực trạng sản xuất lúa gạo, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo của huyện

3.2 Nhiệm vụ

Đề tài này được thực hiện nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí cây lúa gạo áp dụng vào

đề tài nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng

và năng suất lúa của huyện

- Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất lúa của huyện Thanh Oai, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển việc sản

xuất lúa của huyện

3.3 Phạm vi của đề tài

- Về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy mốc từ năm 2000 đến năm 2011

Trang 4

- Về không gian: địa bàn tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu là lãnh thổ của 1 huyện (gồm có 1 thị trấn và 20 xã)

- Về nội dung:

+ Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của huyện

+ Hiện trạng sản xuất lúa của huyện

+ Đưa ra định hướng, phương án quy hoạch bố trí sản xuất lúa gạo và các giải pháp

4 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Trong quá trình sản xuất, các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động lẫn nhau trong một hệ thống nhất, vận động và phát triển không ngừng Sản xuất lúa gạo ở huyện chịu tác động của nhiều nhân tố, nằm trong một hệ thống thống nhất Sản xuất lúa là một chuỗi hoạt động đồng bộ và liên hoàn

từ việc trồng, chăm sóc đến thu hoạch, bảo quản, lưu thông, thị trường …ách tắc ở khâu nào đều trở thành trở ngại làm ngưng trệ toàn bộ chuỗi hoạt động Nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa gạo ở huyện được xem xét trên quan điểm hệ thống

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Tư duy địa lý là tư duy gắn liền với lãnh thổ, vì bất cứ một đối tượng địa

lý nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể Trong lãnh thổ nghiên cứu, do các nhân tố tác động đến việc sản xuất lúa ở từng vùng khác nhau nên đã nẩy sinh

sự phân hoá thành từng vùng sản xuất có quy mô khác nhau Quan điểm lãnh thổ cho rằng, các đối tượng nghiên cứu không thể tách rời khỏi lãnh thổ mà

nó còn có quan hệ mật thiết với các huyện khác trong thành phố trên cả phương diện tự nhiên cũng như phương diện kinh tế - xã hội Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên quan điểm tổng hợp

4.1.3 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Trang 5

Nhìn nhận lịch sử của việc sản xuất lúa gạo để làm cơ sở phát triển hiện tại

và tương lai Sự phát triển cây lúa gạo sẽ tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế

- xã hội của các xã trong huyện Vì vậy, nghiên cứu tình hình sản xuất lúa gạo cần phải đặt nó trong mối quan hệ chặc chẽ với quá khứ, hiện tại và tương lai

4.1.4 Quan điểm thực tiễn

Bất cứ một công trình khoa học nào cũng được xuất phát từ thực tiễn, được thực tiễn kiểm chứng Quan điểm thực tiễn là quan điểm đúng đắn nhất xác nhận giá trị và tính khả thi của kết quả nghiên cứu

Quan điểm thực tiễn áp dụng trong đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa gạo ở huyện, hiện trạng phát triển sơ với tiềm năng của huyện Kết quả đánh giá sẽ giúp cho việc định hướng quy hoạch, phát triển sản xuất lúa của huyện trong thời gian tới

4.1.5 Quan điểm môi trường sinh thái

Việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất, đời sống nói chung và ngành sản xuất lúa nói riêng cần gắn với việc đảm bảo môi trường sinh thái bền vững

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp, mỗi phương pháp có một ý nghĩa khác nhau và được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề cụ thể của đề tài Các phương pháp chính được sử dụng trong đề tài gồm:

4.2.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh

Phương pháp này rất quan trọng trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, là

cơ sở để tổng quan các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài Góp phần hình thành nội dung chính và những đóng góp khoa hoc cơ bản cho luận văn

Từ các số liệu đã thu thập được ở các phòng của huyện như: phòng thống

kê, phòng nông nghiệp, phòng kế hoạch…tác giả đã tiến hành xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp các dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài

4.2.2 Phương pháp thực địa

Trang 6

Phương pháp này sử dụng khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài và khi phải đối chiếu kết quả nghiên cứu trong phòng với thực địa

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp này để:

- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài

- Khảo sát thực tế ở một số xã trọng điểm, điển hình về cây lúa

- Điều tra, đánh giá tình hình phân bố cây lúa ở các xã để đưa ra các kết luận, định hướng và giải pháp thúc đẩy sản xuất

4.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp bản đồ là phương pháp trực quan rất đặc trưng và không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý với ý nghĩa “mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ” Bản đồ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, đồng thời tác giả cũng đã xây dựng một số bản đồ chuyên ngành nhằm gắn những thông tin mà đề tài nêu ra phù hợp với thực tế địa phương

4.2.4 Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp góp phần làm cho nguồn tài liệu thêm phong phú, khách quan và đủ độ tin cậy hơn, có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu Bằng phương pháp này, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với các nhà quản

lý cũng như những người trực tiếp sản xuất để rút ra những thông tin, ý tưởng, kinh nghiệm có giá trị đối với đề tài

5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Đúc kết được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sản xuất lúa gạo

- Làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa gạo trên địa bàn huyện

- Đưa ra được bức tranh khái quát và cập nhật về tình hình sản xuất lúa ở huyện Thanh Oai

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây lúa gạo của huyện

6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Trang 7

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo Phần Nội dung đề tài gồm 4 chương, được kết cấu như sau:

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn cây lúa gạo

Chương II Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo ở huyện Thanh Oai Chương III Tình hình sản xuất lúa gạo của huyện Thanh Oai

Chương IV Định hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất lúa gạo

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÂY LÚA GẠO

Đặc biệt đối với dân nghèo: gạo là nguồn thức ăn chủ yếu Các nước nghèo thường dùng gạo là nguồn lương thực chính, khi thu nhập tăng lên mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm xuống, thay thế bằng các loại thức ăn cung cấp nhiều protein và vitamin hơn là năng lượng Bangladesh và Thái Lan có mức tiêu thụ gạo cao nhất vào những năm 1960 (tương đương 180 kg/người/năm), đến năm 1988 giảm xuống còn 150 kg/người/năm Pakistan

và Trung Quốc có mức tiêu thụ gạo bình quân thấp do sử dụng ngũ cốc thay thế khác như bắp và lúa mì

Ngoài việc sử dụng làm lương thực chủ yếu, các sản phẩm của cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 9

1.1.2 Gạo dùng để chăn nuôi

Nói chung, gạo dùng để chăn nuôi gia súc chủ yếu là tấm và gạo có chất lượng xấu Trước đây, khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để chăn nuôi hàng năm Kể từ thập kỉ 60, nhất là những năm đầu thập kỉ 90, tỷ lệ này giảm nhanh chóng bởi lẽ:

- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, trước hết là ở châu Á dẫn đến quan hệ cung cầu gạo trên thế giới căng thẳng và giá gạo tăng trong những năm gần đây Đặc biệt năm 2007 và đầu năm 2008 giá gạo tăng một cách chóng mặt

- Trình độ kỹ thuật sản xuất và công nghệ chế biến gạo được chú trọng đáng kể đã giảm nhanh chóng tỉ lệ tấm và không ngừng nâng cao chất lượng gạo, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của cong người cả về chất lượng và số lượng

- Sản xuất ngô được đẩy mạnh, cùng với sự phát triển của sản xuất ngô

và các loại khác như khoai, sắn cũng được sử dụng cho chăn nuôi gia súc nhằm tiết kiệm triệt để lúa gạo Hiện nay gạo dùng cho chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 1%

1.1.3 Gạo dùng cho công nghiệp chế biến

Từ lâu, gạo đã được sử dụng để chế biến các loại rượu cồn, cồn cao cấp hay gạo được dùng để làm bún, bánh phở…một số loại dược liệu y tế cũng được chế biến từ gạo Nhiều năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm phát triểnđã sử dụng gạo chế biến ra hàng loạt bánh mứt kẹo cao cấp Trong suốt thời gian dài trước đây, gạo được dùng làm nguyên liệu chế biến thường chiếm tỷ trọng từ 3 – 5% trong cơ cấu tiêu thụ gạo trên thế giới Đến nay việc sử dụng gạo làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến cũng mang tính kinh tế thực dụng hơn

1.1.4 Gạo dùng để xuất khẩu

Hàng năm lượng gạo lưu thông trên thế giới khá lớn Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế Trong những năm tới chúng ta sẽ chú ý sản xuất

Trang 10

lúa đặc sản có mùi, dạng hạt đẹp để tăng chất lượng gạo, tăng giá trị xuất khẩu Hiện tại có nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến vấn đề này Công tác lại tạo giống có chất lượng cao phù hợp với điều kiện ngoại cảnh đang được đẩy mạnh Chủ chương liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp trong nông nghiệp sẽ giúp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển

1.1.5 Lúa gạo tham gia ổn định an ninh lương thực thế giới

Đứng trước sự khó khăn về lương thực của nhiều nước và các châu lục Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới do FAO tổ chức tháng 10 năm 1996 tại Roma đã nêu rõ “vấn đề đói và không an ninh lương thực là vấn đề mang tính toàn cầu và ngày càng có xu hưóng trầm trọng thêm ở một số khu vực, đòi hỏi phải có những hành động khẩn cấp vì theo dự đoán dân số thế giới ngày càng tăng và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt” Vì vậy hội nghị quốc tế này đã đề ra 7 cam kết và hành động, trong đó có 3 cam kết quan hệ lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng

1.2 Nguồn gốc cây lúa gạo

Cây lúa là một trong những cây lương thực có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Cây lúa đã có mặt từ năm 3000 đến 2000 năm trước Công Nguyên Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử Tuy nhiên vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người trên trái đất

Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai hướng Đông và Tây Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư (cũ), Bungari, Rumani Đầu thế chiến thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari

Trang 11

Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam Carrônia và hiện nay trồng nhiều ở Califoria, Louisiana, Texxas

Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Inđônêxia, đầu tiên ở đảo Java

Đến giữa thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga) Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới Ở Bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc 530B cho tới Nam bán cầu - ở châu Phi, châu

Úc (New South Wales, 350

vĩ Nam)

Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu tiên ở vùng Tây bắc Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam Một số tác giả cho rằng cây lúa bắt nguồn từ Ấn Độ Một số tác giả khác coi Nam Trung Quốc là vùng xuất hiện cây lúa đầu tiên Lại có người cho rằng cây lúa có nguồn gốc

ở Việt Nam, Campuchia Cũng có ý kiến cho rằng quê hương cây lúa là vùng đồng lầy Đông Nam Á Mặc dù ý kiến cụ thể về nguồn gốc xuất xứ còn khác nhau, tuy nhiên ta cũng thấy những vùng trên đều có những đặc điểm giống nhau về điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với cây lúa Nơi đây đã

và đang tồn tại các loại hình cây lúa dại, có ít nhiều quan hệ với lúa trồng

Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong lòng văn hoá khảo cổ học Hoà Bình Những phát hiện ở hang Sủng Sàm (Hòa Bình) đã khẳng định: hơn một vạn năm về trước, nền nông nghiệp nước ta bắt đầu có những mầm mống nảy sinh Bên cạnh việc trồng các cây có củ, con người đã biết đến lúa, tất nhiên

đó mới chỉ là lúa hoang, lúa trời Sau này trong quá trình phát triển tiếp theo, văn hoá Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền văn minh lúa nước sông Hồng Cách đây hơn 4 nghìn năm ở lưu vực sông Hồng

và các phụ lưu, các bộ lạc Phùng Nguyên với kỹ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng Tổ tiên ta từ văn hoá Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa

Trang 12

nước làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước nhà phát triển như ngày nay

1.3 Đặc điểm sinh thái và các hình thức trồng lúa

1.3.1 Đặc điểm sinh thái

Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điện kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết Điều kiện sinh thái nói chung và khí hậu, thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng – phát triển, năng suất cũng như việc hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức trồng lúa Nắm được mối quan hệ này, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng chế độ trồng trọt, bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất và sản lượng lúa

a Nhiệt độ

Khí hậu, thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng

ẩm nói chung có ảnh hưởng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của

nó Trên đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt nhất

Nói chung cây lúa là loại cây ưa nóng Để hoàn thành chu kỳ sống cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định Theo các tác giả nước ngoài (Bugai X.M, Maistrenko A.L…) cây lúa ôn đới yêu cầu tổng nhiệt độ 2500 – 30000C, lúa nhiệt đới yêu cầu 3500 – 40000C; giống dài ngày cần trên 50000C và các giống ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn 2500 – 30000

C

Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa chóng đạt tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng Nếu gặp nhiệt độ thấp thì kết quả ngược lại Ở nước ta các giống lúa chiêm xuân, lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ nên thời gian sinh trưởng của chúng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo thời

Trang 13

vụ cấy sớm hay muộn Trong thực tế, tuỳ theo dự báo và diễn biến thời tiết hàng năm mà điều chỉnh vụ gieo cấy cho phù hợp, tránh tình trạng lúa có thể trổ quá sớm hoặc quá muộn, ảnh hưởng bất lợi đến năng suất Ngược lại, điều kiện nhiệt độ ở vụ mùa tương đối ổn định hơn nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa mùa cũng ít thay đổi

Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:

* Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ giới hạn thấp nhất đối với quá trình nảy

mầm của lúa là 10 – 120C Nếu nhiệt độ thấp quá thì hạt không nảy mầm ra rễ được Vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thường phải gieo mạ vào mùa lạnh, cần có biện pháp xử lý ngâm ủ tốt để mầm nảy đều, khỏe, sinh trưởng thuận lợi Nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30 – 350C Nhiệt độ cao quá 400C cũng không có lợi cho mầm

* Thời kỳ mạ: Thời kỳ này cây còn nhỏ, khả năng chống chịu kém

Nhiệt độ thích hợp cho mạ là 25 – 300C Vụ mùa, vụ hè thu nói chung gặp nhiệt độ phù hợp nên mạ sinh trưởng tốt Vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm (nhiệt độ trên 200C) thường mạ dễ

bị già, lên ống

* Thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng: Sau cấy, cây lúa bén rễ hồi xanh rồi

bước vào thời kỳ đẻ nhánh, làm đốt, làm đòng Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này là 25 – 320

C Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng không thuận lợi Vụ chiêm xuân ở miền Bắc những năm rét nhiều vào tháng 1 – 2 lúa đẻ nhánh kém, sang tháng 3 – 4 trời ấm dần, có nắng, quá trình đẻ nhánh tăng nhanh Thời kỳ làm đòng của lúa chiêm xuân (cuối tháng 3 – tháng 4) có năm còn gặp những đợt gió mùa Đông Bắc về muộn, nhiệt độ xuống thấ cũng bất lợi đối với lúa Còn ở vụ mùa, vụ hè thu, nói chung nhiệt

độ thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh, làm đốt, làm đòng

* Thời kỳ trổ bông – làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất mẫn cảm với

điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ

Trang 14

tinh, nếu gặp nhiệt độ thấp quá (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400

C) đều không có lợi Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, phấn không thụ tinh được làm tỷ lệ lép cao Thời kỳ làm hạt nếu gặp rét quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến năng suất Vụ chiêm xuân nếu cấy sớm, gặp ấm thời kỳ đầu thường hay trỗ sớm do đó dễ gặp rét cuối vụ nên hạt lép, năng suất giảm Ngược lại nếu trỗ muộn, gặp nắng nóng gió Tây (nhất là vùng Bắc Trung Bộ) cũng bất lợi Chính vì vậy, các tỉnh ở khu 4 cũ thời vụ cấy lúa chiêm xuân phải sớm hơn đồng bằng Bắc Bộ để tránh gió Tây vào cuối vụ

Thời kỳ ra hoa, làm hạt yêu cầu nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 28 –

300C Vì vậy ở các tỉnh phía Bắc nên bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý để lúa

ra hoa, làm hạt vào thời kỳ tốt nhất Ở các tỉnh Trung và Nam Bộ nhiệt độ bình quân cao hơn miền Bắc, ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên yêu cầu về thời vụ không nghiêm ngặt như ở miền Bắc, có thể gieo cấy được nhiều vụ trong năm

b Nước

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần nước và ưa nước điển hình Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây, ngoài ra nó còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa Trong ruộng lúa, nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định điểu kiện tiểu khí hậu Nhờ có dung lượng nhiệt lớn nên nước có tác dụng điều hoà chế độ nhiệt trong ruộng lúa Nước tạo điều kiện cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa một cách thuận lợi Ngoài ra, nước còn

có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, chất độc và cỏ dại trong ruộng lúa Nói chung nhu cầu nước của cây lúa lơn hơn một số cây trồng khác Yêu cầu lượng mưa là 900 – 1100 mm cho một vụ lúa (nếu hoàn toàn dựa vào nước trời) Trước đây ở nước ta cũng như một số nước khác trong khu vực,

Trang 15

khi chưa có các công trình thuỷ lợi thì hàng năm chỉ gieo cấy được một vụ lúa vào mùa mưa Mùa mưa ở vùng đông bằng Bắc Bộ thường bắt đầu vào tháng

5, 6 và kết thúc vào tháng 10, 11 Ở các tỉnh miền Trung mùa mưa muộn hơn, thường mưa nhiều vào tháng 11, 12 Lượng mưa hàng năm ở Hà Nội là 1800

mm, ở Huế là 2860 mm và thành phố Hồ Chí Minh là 1980 mm, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nước của một vụ lúa Tuy nhiên, trong thực tế cũng

có những năm lượng mưa phân bố không đều, nhất là vào thời kỳ đầu và giữa

vụ dễ gây ra tình trạng hạn hán hoặc ngược lại gây ngập lụt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa

Ngoài việc cung cấp nước cho cây sinh trưởng, nước mưa còn làm thay đổi điều kiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa Những cơn mưa nhiệt đới còn mang theo nguồn đạm từ khí trời Theo các tài liệu quan trắc trước đây, ở nước ta nước mưa cung cấp thêm khoảng 16 kg đạm vô cơ cho một hecta Ngoài ra nước mưa còn mang theo nguồn ôxy cho ruộng lúa Chính vì thế những cơn mưa giông đầu mùa vào tháng tư ở miền Bắc đã làm thay đổi

cơ bản sự sinh trưởng của lúa chiêm xuân, đúng như nhận xét của nông dân: „ nghe ba tiếng sấm mở cờ mà lên”

Trong điều kiện sản xuất tiến bộ, người ta còn xây dựng các công trình thuỷ lợi, tận dụng nguồn nước từ hồ ao, sông suối hoặc nước ngầm để cung cấp nước cho ruộng lúa một cách chủ động hơn Đây là điều kiện tiên quyết

để sản xuất các lúa trái trong năm như vụ chiêm xuân ở miền Bắc hay vụ đông xuân ở đồng bằng Sông Cửu Long

Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời vụ sinh trưởng không giống nhau:

- Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa khi bảo quản thường giữ độ ẩm dưới 13%

Khi hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm hạt đạt

25 – 28%

- Thời kỳ mạ: Từ sau khi gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ

ẩm, mạ chống ngồi và mọc nhanh Thời kỳ mạ 3 – 4 lá đến nhổ cấy có thể giữ

ẩm hoặc giữ lớp nước nông

Trang 16

- Thời kỳ ở ruộng cấy: Sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu,

làm đòng, trổ bông và chín, cây lúa rất cần nước Nếu ruộng bị khô cạn, các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ Ngược lại, nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi như lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh

c Ánh sáng

Ngoài nhiệt độ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ ba ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất lúa Cây lúa là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày) Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất Chu kỳ chiếu sáng lại có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa ở một số giống, nhất là những giống địa phương trung ngày hay dài ngày Đó là những giống có phản ứng quang chu kỳ (giống cảm quang)

Trong bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất chỉ có phần ánh sáng nhìn thấy được (có bước sóng từ 380 – 720 nm) mới có tác dụng đối với quang hợp của cây trồng Lượng bức xạ đó gọi là bức xạ quang hợp, chúng chiếm khoảng 50% bức xạ tổng số Phần ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn giới hạn trên là tia tử ngoại Tia tử ngoại chiếm khoảng 1% có tác dụng ức chế sinh trưởng và quyết định tính cảm quang Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 290

nm có hại đối với cây trồng Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn 720 nm chiếm khoảng 50% có tác dụng chủ yếu sinh nhiệt, xúc tiến kéo dài sinh trưởng của cây trồng

Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo ngày tháng trong năm

và theo thời gian trong ngày Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa là 250 – 400 calo/cm2/ngày Trong ngày, cường độ ánh sáng cực đại vào 11 – 13h, vào 8 – 9 giờ sáng và 15 – 16 giờ chiều cường độ ánh sáng chỉ đạt một nửa cường độ cực đại trong ngày Nhìn chung, càng ở vĩ

độ cao chênh lệch cường độ ánh sáng cực đại và cực tiểu càng lớn Ở các nước nhiệt đới như nước ta, độ chênh lệch cường độ ánh sáng không lớn do

Trang 17

cường độ cực đại thấp hơn Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm không khí cao

và mây che phủ nhiều Đây cũng là một trong những nhân tố hạn chế năng suất lúa ở vùng nhiệt đới

Ở miền Bắc nước ta, do có gió mùa đông lạnh, trời âm u nên cường độ ánh sáng không đều trong năm Từ tháng 1 đến tháng 4 nhất là vào tháng 2 –

3 cường độ bức xạ ở các tỉnh phía Bắc giảm rõ rệt Đây là thời kỳ đầu của vụ lúa chiêm xuân, kết hợp với ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, mạ xuân sinh trưởng kém và thường bị trắng lá do quá trình hình thành diệp lục bị trở ngại Lúa xuân thời kỳ sau cấy và đầu đẻ nhánh, do trời âm u và rét kéo dài nên đẻ nhánh kém Vào thời kỳ cuối, từ tháng 4 – 5 trở đi, trời chuyển nắng ấm lúa xuân sinh trưởng thuận lợi

Theo Hooomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày cần 1000 giờ ánh sáng, riêng tháng cuối cùng cần

220 – 240 giờ Từ tháng 5 đến tháng 10 cường độ ánh sáng thừa đủ cho sinh trưởng của vụ lúa mùa

Các tỉnh miền Trung, từ Quảng Nam trở vào, do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên bình quân nhiệt độ và cường độ ánh sáng cao hơn các tỉnh phía Bắc, chúng cũng ít thay đổi qua các tháng trong năm Đó là điều kiện thuận lợi để bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng

Trong sản xuất, việc gieo cấy đúng thời vụ, mật độ hợp lý, sử dụng các giống lúa thấp cây có dạng lá đứng …là những biện pháp hữu hiệu giúp quần thể ruộng lúa lợi dụng ánh sáng tốt, quang hợp thuận lợi để đạt năng suất cao

d) Đất

Mỗi vùng có điều kiện về đất đai khác nhau nên sẽ phát triển những giống lúa khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cây trồng Nó ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa Lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau Nước, độ thông khí, thức ăn của lúa khác nhau ở từng loại đất Lúa có thể sinh trưởng ở pH 4 – 8, tốt nhất là từ pH 4,5 – 6,5 Đất lúa tố là đất ruộng sâu bùn, khả năng hút các hạt đất lớn, tầng đất cái thấm nước một cách

Trang 18

thích hợp Đất trồng lúa cho gạo có phẩm chất tốt là các loại đất phát sinh từ

đá granit, đá phiến và được dẫn thoát nước tốt

1.3.2 Các hình thức trồng lúa

Cây lúa trồng phổ biến ở các ruộng ngập nước, song ngày nay với kinh nghiệm sản xuất lâu đời, người ta có thể trồng lúa theo nhiều hình thức khác nhau:

* Hình thức trồng lúa cạn:

Hình thức trồng lúa cạn thường áp dụng cho các vùng đất cao khó tưới nước hoặc những vùng ít mưa Ở đây lúa được gieo trồng tựa như các loại hoa màu, nghĩa là không cần ruộng ngập nước và không cần tưới thêm Cây lúa phát triển dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên nên năng suất thấp, không ổn định Hình thức trồng lúa cạn là biểu hiện của trình độ sản xuất thấp và tồn tại dưới hai dạng: dạng đinh canh và dạng du canh Đặc biệt dạng du canh là dạng lạc hậu nhất Người ta đốt rừng để tạo thành nương rẫy trên các sườn đồi núi, gây nên sự phá rừng và làm xói mòn đất đâi Hình thức này hiện nay vẫn

là tập quán trồng trọt ở miền núi nhiều nước kém phát triển, nhất là châu Phi, Nam và Đông Nam Á

* Hình thức trồng lúa nước:

Hình thức trồng lúa nước là hình thức trồng phổ biến nhất trên các đồng bằng bằng phẳng Các ruộng lúa hoặc dựa vào nướcmưa, nước sông hoặc dựa vào nướ nhân tạo (thuỷ lợi), đảm bảo luôn có nước tưới trong thời kì sinh trưởng Về kĩ thuật trồng, đa số áp dụng kĩ thuật gieo mạ và cấy lúa Hình thức này tuy mất nhiều công nhưng cho năng suất cao và ổn định

* Hình thức lúa nổi:

Hình thức trồng lúa nổi áp dụng cho các vùng đồng bằng thấp thường bị ngập sau vào mùa mưa lũ, phổ biến nhất là các vùng đồng bằng trung và hạ lưu sông Hằng, Bramaput, Gođavari ở Ấn Độ và Bănglađét, sông Iarauađi ở

Trang 19

Miama, sông MêNam ở Thái Lan, sông Mêkông ở Campuchia và Năm Việt Nam, sông Nigiê ở châu Phi Về mùa lũ, loại lúa nổi có khả năng vươn lên tới

30 cm một ngày để kịp với mực nước dâng lên Khi nước lũ bắt đầu rút thì cây lúa phát triển chậm lại và cây lúa nằm dài trên mặt nước theo chiều nước chảy Khi nước cạn, cây lúa nằm ngả sát mặt đất, rễ bám vào bùn, đốt đâm rễ phụ để các nhánh con và trổ bông, kết hạt Lúa nổi được gieo trước mùa lũ chừng hai tháng và thu hoạch vào mùa cạn

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1 Thực trạng sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Hồng

2.1.1 Khái quát chung

Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam vì vậy nó

có nhiệm vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía bắc và góp phần phục vụ xuất khẩu Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên, có thể nói hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng như giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế chung của vùng Dựa trên cơ sở tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và nhất là nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nông nghiệp đồng bằng sông Hồng đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn Giá trị ngành nông nghiệp đứng thứ hai cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long

Cơ cấu nông nghiệp của vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành nông nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy trồng trọt vẫn là ngành chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất

Trang 20

Trong ngành trồng trọt phải kể đến nhóm cây lương thực Diện tích cây lương thực có hạt là 1240.6 nghìn ha (năm 2011) trong đó lớn nhất là Hà Nội 229.2 nghìn ha chiếm 18.5% từ khi xác nhập thêm Hà Tây (một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp) thì Hà Nội đã vươn lên đứng đầu, đứng thứ hai là Thái Bình 174.9 nghìn ha và thấp nhất là Vĩnh Phúc 76.1 nghìn ha Trong cơ cấu cây lương thực có hạt chiếm ưu thế tuyệt đối vẫn là cây lúa (chiếm trên 90%) Điều này thể hiện rõ qua 2 bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Diện tích cây lương thực có hạt và diện tích trồng lúa cả năm

của đồng bằng sông Hồng từ năm 2000 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

- Diện tích trồng lúa cả năm Nghìn ha 1212.6 1138.9 1153.2 1144.5

% so với diện tích cây

lương thực có hạt

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Bảng 2.2: Sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lúa cả năm của đồng

Trang 21

lương thực có hạt

Nguồn: Niên giám thốngkê 2010

2.1.2 Thực trạng sản xuất lúa

2.1.2.1 Diện tích trồng lúa

Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai của

cả nước, chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long So với diện tích trồng lúa cả nước thì diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 20% diện tích

Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Nhìn chung giai đoạn 2000 – 2011 diện tích trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm qua các năm Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do quá trình đô thị hoá tăng nhanh và dân số ngày càng đông nên một phần đất canh tác chuyển đổi thành đất thổ cư, giải toả xây dựng đường giao thông… Bên cạnh đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như: trồng hoa, trồng rau, trồng cây ăn quả đặc sản…

Trang 22

Ở Đồng bằng sông Hồng một năm chỉ cấy hai vụ là vụ đông xuân và vụ mùa Về diện tích gieo cấy, vụ mùa có diện tích lớn hơn vụ đông xuân Tuy nhiên, giữa hai vụ không có sự chênh lệch lớn qua các năm

Trang 23

Bảng 2.3: Diện tích trồng lúa theo các vụ ở đồng bằng sông Hồng giai

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Tuy nhiên, ở vùng đồng bằng sông Hồng diện tích gieo trồng lại có sự khác nhau lớn giữa các tỉnh

Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng theo các tỉnh và thành phố ở đồng bằng

sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: Nghìn ha

Năm Hà

Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Quảng Ninh

Hải Dương

Hải Phòng

Hưng Yên

Thái Bình

Hà Nam

Nam Định

Ninh Bình

2000 223 74.8 84.0 48.4 147.5 95.9 89.7 173.1 75.4 166.2 83.0

2005 207.2 69.6 79.8 47.2 133.3 88.3 82.6 167.4 72.3 158.3 80.1

2010 204.7 59.3 74.3 44.7 127.5 80.9 81.9 166.4 70.3 159.0 81.1

2011 204.9 59.2 73.7 43.9 126.6 79.6 81.9 165.7 69.8 158.4 80.8

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy diện tích gieo trồng lúa giữa các tỉnh và thành phố ở đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm qua các năm và có sự phân hoá Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Thái Bình, Hà Tây cũ (nay

là Hà Nội), Nam Định và Hải Dương Trước năm 2008, Thái Bình, Hà Tây, Nam Định là ba tỉnh có diện tích trồng lúa lớn ở đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 40% diện tích trồng lúa của vùng) Sau năm 2008, khi Hà Tây xác nhập vào Hà Nội thì ba tỉnh và thành phố có diện tích trồng lúa lớn là Hà Nội, Thái

Trang 24

Bình và Nam Định Ngược lại, Quảng Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

là những tỉnh có diện tích trồng lúa nhỏ

2.1.2.2 Năng suất lúa

Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng lúa đứng thứ hai cả nước nhưng lại luôn đứng đầu về năng suất lúa Năng suất lúa của vùng đạt mức cao chủ yếu là do việc tăng cường đẩy mạnh thâm canh theo chiều sâu Nhìn chung, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011 đều tăng qua các năm đặc biệt trong những năm gần đây (từ năm 2008 đến nay) năng suất lúa luôn đạt ở mức cao

Biểu đồ 2.2: Năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Năng suất lúa giữa vụ đông xuân và vụ mùa có sự khác nhau Nhìn chung trong những năm gần đây, năng suất lúa đông xuân luôn cao hơn so với năng suất vụ mùa Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lúa đông xuân cao hơn năng suất lúa mùa như điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi hơn, sử dụng các giống lúa lai ngắn ngày cho năng suất cao…

Bảng 2.5: Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Trang 25

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Nhìn chung, năng suất lúa của các tỉnh và thành phố ở đồng bằng sông Hồng tương đối cao qua các năm Năng suất lúa dao động từ 45 tạ/ha đến 65 tạ/ha và không có sự chênh lệch lớn về năng suất giữa tỉnh trong khu vực

Bảng 2.6: Năng suất lúa của các tỉnh và thành phố ở đồng bằng sông Hồng

Bắc Ninh

Quảng Ninh

Hải Dương

Hải Phòng

Hưng Yên

Thái Bình

Hà Nam

Nam Định

Ninh Bình

Giai đoạn 2005 – 2011, sản lượng lúa có xu hướng tăng lên (tăng từ 6398.4 nghìn tấn lên 6979.2 nghìn tấn) Mặc dù diện tích trồng lúa ở giai đoạn

Trang 26

này tiếp tục suy giảm song sản lượng lúa của vùng lại có xu hướng tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn 2005 – 2011 điều kiện thời tiết khá thuận lợi kết hợp với việc có một số giống lúa cho năng suất cao nên sản lượng lúa có xu hướng tăng lên

Biểu đồ 2.3 Sản lượng lúa của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2011

Nghìn tấn

2000 2003 2005 2008 2010 2011 Năm

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh và thành phố Tuy nhiên, ở vùng lại có sự khác nhau về sản lượng lúa giữa các tỉnh và thành phố Một số tỉnh có sản lượng lúa lớn như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…Chỉ tính riêng 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương đã chiếm tới 60% sản lượng lúa của toàn vùng Mọi biến động lớn trong sản xuất lúa gạo của 4 tỉnh và thành phố này sẽ chi phối trực tiếp đến sản lượng lúa gạo của toàn vùng Khi nói đến vựa lúa ở đồng bằng sông Hồng thì không thể không nói đến hai tỉnh là Thái Bình và Nam Định Ngược lại, một số tỉnh và thành phố có sản lượng lúa thấp như: Quảng Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…

Trang 27

Bảng 2.7: Sản lượng lúa của các tỉnh và thành phố ở vùng đồng bằng sông

Bắc Ninh

Quảng Ninh

Hải Dương

Hải Phòng

Hưng Yên

Thái Bình

Hà Nam

Nam Định

Ninh Bình

2000 1146.0 327.0 441.4 176.0 823.5 490.3 530.0 1050.6 385.6 965.6 426.6

2005 1175.7 351.4 437.8 214.9 774.1 459.3 506.8 981.6 374.8 782.6 397.1

2010 1125.1 314.3 440.1 208.6 757.9 485.5 514.6 1104.4 417.4 952.0 485.5

2011 1217.3 335.7 467.8 213.4 787.0 489.2 528.6 1091.8 428.1 932.0 488.3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

Sản lượng lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng không chỉ có sự khác nhau giữa các tỉnh và thành phố mà còn có sự khác nhau giữa các vụ trong năm

Bảng 2.8: Sản lượng lúa theo các vụ ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, sản lượng lúa vụ đông xuân lớn hơn sản lượng lúa vụ mùa Mặc dù diện tích trồng lúa ở vụ mùa cao hơn diện tích trồng lúa

vụ đông xuân nhưng do năng suất lúa vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nên sản lượng lúa vụ đông xuân lớn hơn so với vụ mùa

2.2 Thực trạng sản xuất lúa ở thành phố Hà Nội

Với việc mở rộng địa giới hành chính đã tạo đà cho Hà Nội phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng cây trồng, vật nuôi và hình thành nên các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung Cũng giống như đồng bằng

Trang 28

sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung, Hà Nội đang có sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp: Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội

Mặc dù, có xu hướng giảm tỉ trọng qua các năm nhưng ngành trồng trọt vẫn

là ngành chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất Trong bản thân ngành trồng trọt phải

kể đến vai trò của cây lương thực có hạt trong đó có cây lúa

Trang 29

ha

Nguồn: Niên giám thống kê 2011

Ở thành phố Hà Nội, lúa được trồng nhiều ở các huyện ngoại thành như: Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thanh Oai, Đông Anh, Mỹ Đức…Ngược lại, các quận nội thành có diện tích trồng lúa rất ít

Bảng 2.10: Diện tích trồng lúa của các quận (huyện) ở thành phố Hà Nội

năm 2011

Đơn vị: ha

Huyện (Quận) Diện tích Huyện (Quận) Diện tích

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện chương trình “Phát triển sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao giai đoạn 2010 – 2015” Tính đến nay, ngành nông

Trang 30

nghiệp thành phố đã xác định được 103 vùng sản xuất lúa hàng hoá, đáp ứng tiêu chí quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, gắn với xây dựng nông thôn mới ở các địa phương Chương trình thu hút 127.651 hộ nông dân, tại 12 huyện ngoại thành tham gia sản xuất lúa chất lượng cao, với diện tích hơn 18.600 ha Nông dân ở các vùng này được huấn luyện kĩ thuật gieo trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ Việc xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác với nông dân cung cấp giống chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…đến nay bước đầu nhà nông và doanh nghiệp đã xây dựng được 2 nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo thủ đô” và “Gạo Bồ Nâu”

Diện tích gieo trồng lúa ở vụ xuân và vụ mùa tương đối đồng đều, không

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011

2.2.2 Năng suất lúa

Năng suất lúa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 tăng nhưng không đều qua các năm Từ năm 2000 – 2008, năng suất lúa tăng liên tục qua các năm, tăng từ 51.4 tạ/ha lên 56.9 tạ/ha, nhưng đến năm 2009, 2010 do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nên năng suất lại giảm xuống, đến năm 2011 năng suất lúa lại tăng lên đến 59.5 tạ/ha

Biểu đồ 2.5: Năng suất lúa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011

Trang 31

2000 2005 2008 2009 2010 2011 Năm

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2011

2.2.3 Sản lượng lúa

Sản lượng lúa của Hà Nội tăng không đều từ năm 2000 – 2011 Cụ thể:

- Từ năm 2000 – 2008: tăng từ 1146 nghìn tấn lên 1177.8 nghìn tấn, nguyên nhân là do năng suất liên tục tăng qua các năm

- Từ năm 2009 – 2010: do điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng như sâu bệnh nên sản lượng lúa giảm Đến năm 2011, sản lượng lúa có xu hướng tăng nhanh (tăng lên đến 1220.3 nghìn tấn)

Trang 32

Biểu đồ 2.6 Sản lượng lúa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011

2000 2005 2008 2009 2010 2011 Năm Nghìn tấn

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011

Bảng 2.12: Sản lượng lúa của các quận (huyện) của thành phố Hà Nội

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Nội năm 2011

Qua bảng số liệu ta thấy một số huyện của thành phố Hà Nội có sản lượng lúa lớn như: Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Sóc Sơn,

Trang 33

Thanh Oai, Ba Vì…Đây cũng chính là những huyện có diện tích trồng lúa lớn

Bảng 2.13.: Sản lượng lúa bình quân đầu người phân theo quận (huyện)

của thành phố Hà Nội năm 2011

Nguồn: Niên giám thông kê Hà Nội năm 2011

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

CÂY LÚA GẠO CỦA HUYỆN THANH OAI

1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Trang 34

Huyện Thanh Oai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, có trung tâm là thị trấn Kim Bài, cách trung tâm thủ đô hơn 20km theo quốc lộ 21B Diện tích tự nhiên là 12.385,56 ha, dân số 175.483 người Phía Bắc giáp quận Hà Đông, phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì và phía Nam giáp huyện Ứng Hoà, Phú Xuyên Vị trí của của huyện có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước

Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 20 đơn vị thuộc khu vực nông thôn đó là các xã: Cự Khê, Bích Hoà, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thuỳ, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Đỗ Động, Thanh Văn, Cao Dương, Xuân Dương, Dân Hoà, Hồng Dương, Tân Ước và Liên Châu

Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam thủ đô Hà Nội, huyện Thanh Oai có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và là địa bàn tiêu thụ một khối lượng đáng kể hàng tiêu dùng sản xuất ở nội thành Bên cạnh đó, huyện Thanh Oai còn có lợi thế rất lớn trong việc tiệp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm đầu não của cả nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ Trong quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 thì các khu đô thị Thanh

Hà và Mỹ Hưng sữ hình thành, đây là một điều kiện rất thuận lợi để Thanh Oai phát triển kinh tế, có thể bắt kịp sự phát triển chung của toàn thành phố về kinh

tế - xã hội Trong thời gian tới nếu tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… để thu hút đầu tư thì nền kinh tế của huyện sẽ có bước phát triển đột phá

2 NHÂN TỐ TỰ NHIÊN

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong quá trính sản xuất ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu cho con người (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp…) mà không có một ngành nào có thể thay thế được Nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, góp phần đáng kể vào tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá và có ý

Trang 35

nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển Bởi vì nông nghiệp nông thôn

là nơi cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế quốc dân và đồng thời

là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân (kể cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng)

So với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp có những nét đặc thù riêng biệt:

- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của các quy luật tự nhiên và các điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, thời tiết, sinh vật…

- Lao động nông nghiệp của con người phụ thuộc vào quá trình hoạt động của sinh vật, cây con trong nông nghiệp có quy luật vận động riêng, tính thời vụ cao Đặc điểm đó có vai trò quyết định đến năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp mang tính chất liên ngành, diễn ra trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian tương đối dài Đặc điểm này làm tăng mức

độ phức tạp trong công tác quản lý đối với nông nghiệp

Như vâỵ, nông nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác hẳn với các ngành kinh tế khác Từ những đặc điểm đó, có thể thấy sự phát triển và phân

bố của ngành này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Cốt lõi của nó là ở chỗ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cây trồng vật nuôi có quá trình phát sinh, phát triển lại là đối tượng lao động trong nông nghiệp Chính vì thế, các nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nguồn nước

2.1 Đất đai

2.1.1 Các loại đất chính

Đất trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

Trang 36

Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần

cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn

Đất phù sa không được bồi (P): Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi, ở Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Kim An…

Đất phù sa gley (Pg): có diện tích lớn nhất 7.352,7 ha, chiếm 59,36% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố ở địa hình thấp có ở hầu hết các xã trong huyện như Thanh Văn, Đỗ Động, Dân Hoà, Tam Hưng…Mực nước ngầm nông, mức độ bị gley từ trung bình đến mạnh, tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002 mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sau, đất có phản ứng chu (pHKCL = 4,3 – 4,7) Hàm lượng mùn đạm, kali tổng số cao trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất) Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sông, trên địa hình vàn, vàn thấp là chủ yếu Hiện nay ở những chân tương đối cao, dễ thoát nước có thể sản xuất 3 vụ (2 lúa 1 màu)

Nhìn chung, đất của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao

2.1.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đai

Sau khi điều chỉnh ranh giới theo Nghị định 01/2006/NĐ – CP, huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 12.385,56 ha, trong đó khu vực nông thôn có 20 xã (trừ thị trấn Kim Bài) với diện tích đất tự nhiên là 11.953,29 ha được phân bố cho các mục đích sử dụng như sau:

Trang 37

- Đất nông nghiệp: 8.273, 76 ha, chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên khu vực nông thôn

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 7.932,99 ha, chiếm 95,88% diện tích đất nông nghiệp

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 319,97 ha, chiếm 2,68% diện tích đất nông nghiệp + Đất nông nghiệp khác: 20,80 ha, chiếm 0,17% diện tích đất nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp: 3.542,90 ha, chiếm 29,64% diện tích đất tự nhiên khu vực nông thôn

- Đất chưa sử dụng: 136,63 ha, chiếm 1,14% diện tích đất tự nhiên

Khu vực nông thôn Thanh Oai chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm nhanh trong khi đất chưa

sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất không còn nhiều Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp để chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp để tạo việc làm và thu nhập cho người dân, nhất là các hộ bị thu hồi đất sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách

2.2 Địa hình

Thanh Oai có địa hình tương đối bằng phẳng, song có hai vùng rõ rệt là vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ Độ dốc thấp dần từ phía Bắc xuống Nam và từ phía Tây sang phía Đông Địa hình tương đối bằng phẳng, điểm cao nhất là xã Thanh Mai có độ cao 7.5m và điểm thấp nhất là ở

xã Liên Châu (1.8m) so với mặt nước biển

Đặc điểm địa hình như vậy rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

2.3 Khí hậu

Huyện Thanh Oai mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Ở đây chịu ảnh hưởng rõ rệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

Trang 38

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này có nền nhiệt độ cao và thường hay có gió, bão, lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa lớn trong mùa mưa có thể gây ngập úng cho cây trồng và một số khu dân cư vùng trũng ven sông Nhuệ

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng này có nền nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, để phát triển các loại cây trồng cần có hệ thống tưới nước trong vụ này

- Độ ẩm không khí từ 84 – 96%, lượng bốc hơi nước cả năm 700 – 900mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5,6

- Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23.50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27.40C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới 400C vào mùa hạ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2.70

C vào mùa đông nhưng ít khi xảy ra Trong mùa lạnh biên độ nhiệt ngày đêm có thể biến động tới 10 – 150

C

- Lượng mưa trung bình nhiều năm xấp xỉ 1700 mm, năm cao nhất đạt tới 2100 mm Mưa tập trung vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8 Mưa lớn và tập trung làm thiệt hại đáng kể đến mùa màng của nhân dân

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1500 giờ, thấp nhất là 1150 giờ, cao nhất là 1970 giờ Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác Bình quân số giờ nắng / ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày(mùa đông) Tổng lượng bức xạ cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển

- Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra thời tiết lạnh

và khô ở những tháng đầu mùa đông, lạnh và ẩm ướt vào những tháng cuối

Trang 39

mùa đông (tháng 2, tháng 3) do có mưa phùn Đôi khí có sương mù, sương giá trong các tháng 12 và tháng 1 song ít gây thiệt hại cho sản xuất

Các đặc điểm khí hậu, thời tiết tuy có gây ra những khí khăn nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng nó cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về chủng loại cây trồng vật nuôi và cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm

Trong huyện có con sông và một tuyến kênh La Khê chảy qua:

- Sông Đáy chạy dọc qua 9 xã phía Tây huyện

- Sông Nhuệ chảy qua phía Đông của huyện

- Hệ thống kênh La Khê được cung cấp nước từ sông Đáy và sông Nhuệ

- Trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao, hồ, đầm nằm rải rác ở tất cả các xã Nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện Tuy nhiên đối với vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nước tưới

2.4.2 Nước ngầm

Mực nước ngầm trong huyện có liên quan chặt chẽ đến mực nước của sông Nhuệ, sông Đáy Do đó về mùa mưa mực nước tĩnh thường dâng lên cao theo mức độ dâng cao của nước sông Nhuệ, sông Đáy Mực nước ngầm nằm

ở độ sâu từ 30 – 60m

- Trữ lượng nước ngầm trong vùng khá dồi dào

- Chất lượng nước ngầm: Theo kết quả phân tích nước cho thấy hàm lượng sắt và hàm lượng manggan trong nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép Vì vậy, nước ngầm cần được xử lí trước khi sử dụng

Trang 40

Qua khảo sát cho thấy, nước ngầm nằm từ độ sâu từ 30 – 60m có đủ lưu lượng nước để khai thác lâu dài

Như vậy, nguồn nước ở Thanh Oai khá phong phú, đủ để đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, do địa hình nên ở một số vùng trũng bị ngập úng vào mùa mưa và vùng bãi bị khô hạn vào mùa khô Vì vậy, cần có giải pháp chuyển đổi cây trồng để thích ứng với những vùng úng trũng hay khô hạn

3 NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI

Có nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây lúa trong huyện Nhìn chung được phân ra thành các nhóm nhân

tố chính như nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ

sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng…

3.1 Dân cư và nguồn lao động

Theo số liệu điều tra tại các xã, dân số nông thôn huyện Thanh Oai năm

2011 có 175.483 người, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2011 là 1%/năm

Số hộ nông thôn là 46.575 hộ, trong đó có 11.553 hộ nông nghiệp (24,81%) và 35.022 hộ phi nông nghiệp (75,19%) Xu thế tăng dân số cơ học trong huyện sẽ khá cao khi các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị được hình thành

Với xu thế đô thị hoá thì trong những năm tới dân số huyện Thanh Oai không chỉ tăng tự nhiên mà còn tăng cơ học do việc hình thành các khu đô thị mới thu hút dân ở ngoại huyện tới sinh sống và làm việc Tuy nhiên, việc tăng dân số cơ học sẽ không đều ở các xã trong huyện mà tập trung nhiều ở các xã

có đô thị hoá và có các cụm, điểm công nghiệp mới

Năm 2011, lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn huyện Thanh Oai

có 104.903 người, chiếm 57% dân số, trong đó: lao động trong ngành nông nghiệp có 28.358 người (27,15% số lao động), lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 39.503 người (37,81% số lao động), lao động trong ngành thương mại, dịch vụ có 32.167 người (30,79% số lao động), số người trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế có 4.436 người bằng 4,25%

Ngày đăng: 25/06/2016, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nam Bắc (2013), “Tăng trưởng nhanh từ sản xuất lúa hàng hoá”, Báo kinh tế đô thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng nhanh từ sản xuất lúa hàng hoá
Tác giả: Nam Bắc
Năm: 2013
5. Bùi Huy Đáp (1981), Cây lúa Việt Nam, Nxb Khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb Khoa học kĩ thuật
Năm: 1981
6. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa, Nxb Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ
Nhà XB: Nxb Cần Thơ
Năm: 2008
7. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vƣợng (2001), Cây lương thực – cây lúa (tập 1), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lương thực – cây lúa (tập 1)
Tác giả: Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vƣợng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
12. Mai Văn Quyền (1995), Thâm canh lúa trên một số vùng sinh thái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm canh lúa trên một số vùng sinh thái
Tác giả: Mai Văn Quyền
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
13. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2006), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2011), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm
Năm: 2011
17. Phương Tú (2013), “Năng lượng từ phụ phẩm lúa gạo còn bỏ ngỏ”, Báo công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lượng từ phụ phẩm lúa gạo còn bỏ ngỏ
Tác giả: Phương Tú
Năm: 2013
2. Chi cục thống kê Thanh Oai (2011), Niên giám thống kê huyện Thanh Oai Khác
3. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2005), Niên giám thống kê Hà Nội Khác
4. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2011), Niên giám thống kê Hà Nội Khác
8. Phòng thống kê (2005), Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai thời kì 2000 – 2005 Khác
9. Phòng thống kê (2010), Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai thời kì 2005 – 2010 Khác
10. Nguyễn Mai Phương (2013), Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững Khác
11. Chu Tiến Quang (2008), Sản xuất gạo và vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam Khác
15. Tổng cục thống kê (2005), Niên giám thống kê Việt Nam Khác
16. Tổng cục thốn (2011), Niên giám thống kê Việt Nam Khác
18. Nguyễn Trung Vãn (2001), Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w