1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học đọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5

34 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 35,06 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Huy Quang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn “Dạy học

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

LUẬN YĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐỖ HUY QUANG

HÀ NỘI, 2015

ti

rf

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Huy Quang

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn “Dạy học đọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp cho họcsinh lóp 3”

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo khoa Sau Đại học,các phòng ban của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy, cô giáo trựctiếp tham gia giảng dạy lóp Cao học 17 - Giáo dục học (Tiểu học) đã tạo điềukiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh HàNam đã cộng tác tham gia khảo sát và thực nghiệm đề tài, bạn bè, đồng nghiệp

và gia đình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 25 tháng 11

năm 2015 Tác giả luận văn

Trang 5

1 1 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1 7

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 7

1.1.1 Quan điểm giao tiếp 7

1.1.2 Văn bản thơ - đối tượng của hoạt động đọc hiểu 13

1.1.3

Học sinh tiểu học, chủ thể của hoạt động đọc hiểu 27

1.1.4

Hoạt động đọc hiểu trong giờ Tập đọc ở lóp 3 34

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 42

1.2.1 Khảo sát chương trình, SGK Tiếng Việt lóp 3 42

1.2.2 Khảo sát thực trạng hướng dẫn học sinh lóp 3 đọc hiểu văn bản thơ .47

Tiểu kết chương 1 52

CHƯƠNG 2 54

HỆ THỐNG BÀI TẬP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3 ĐỌC HIỂU THƠ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 54

2.1 Bài tập nhận diện ngôn ngữ của văn bản 54

2.1.1 Bài tập đếm số chữ trên mỗi dòng thơ, xác định thể thơ của bài 54

Trang 6

2.1.2 Bài tập nhận ra vần trong mỗi khổ thơ, cách ngắt nhịp ở từng dòngthơ

562.1.3 Bài tập nhận diện tên bài thơ, tên tác giả, số khổ thơ của bài thơ 58

Trang 7

2.1.4 Bài tập xác định người nói và hoàn cảnh nói trong bài thơ 59

2.2 Bài tập làm rõ nghĩa ngôn từ trong văn bản 63

2.2.1 Bài tập yêu cầu đọc phần giải nghĩa từ mới, từ khó sau văn bản 63

2.2.2 Bài tập xác định nội dung, nghệ thuật, hàm ý, đích của bài thơ 66

2.3 Bài tập hồi đáp 77

2.3.1 Bài tập tìm hiểu cách đọc, giọng đọc của bài thơ 77

2.3.2 Bài tập nhận diện đoạn kể, tả, biểu cảm của bài thơ 78

2.3.3 Bài tập phản hồi (vận dụng) 79

Tiểu kết chương 2 82

CHƯƠNG 3 84

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84

3.1 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 84

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 84

3.1.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 84

3.1.3 Nội dung thực nghiệm 85

3.2 Tổ chức thực nghiệm 85

3.2.1 Giao nhiệm vụ thực nghiệm 86

3.2.2 Theo dõi tiến trình giờ dạy TV thực nghiệm 86

3.3 Đánh giá thực nghiệm 87

3.3.1 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 87

3.3.2 Nhận xét không khí học tập của lớp thực nghiệm 87

3.3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm 88

3.4 Kết luận chung về thực nghiệm 93

Tiểu kết chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

1 Kết luận 95

2 Kiến nghị 96

2.1 Đối với Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục: 96

2.2 Đối với nhà trường: 96

2.3 Đối vớiGV: 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 8

PHU LUC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, sơ ĐÒ

Bảng 2.1: Khảo sát chủ thể, số lượng bài trong SGK 44

Trang 11

1.2 Đổi mới PPDH ở tiểu học đòi hỏi HS phải tích cực chủ động trong cáchoạt động học tập để các em có khả năng tự khám phá, tự tiếp nhận kiến thức.Đọc hiểu thơ trong giờ Tập đọc chỉ yêu cầu các em đọc và trả lời câu hỏi trongSGK Nhưng những câu hỏi đó thường không được xây dựng theo một trình tựthống nhất nên mặc dù sau một năm lóp 3, các em được học 30 bài thơ mà vẫnkhông thể biết tự đọc hiểu thơ Neu GV cung cấp cho HS một trình tự công việc,

đủ cho các em có thể tự đọc hiểu thơ và được luyện tập nhiều lần trong các giờtập đọc thì các em sẽ còn thích học thơ hơn nữa

1.3 Trên diễn đàn về phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản nghệ thuật,

có nhiều đề xuất giá trị, có thể vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học Tập đọc

ở tiểu học Đe bổ sung thêm vào những đề xuất này, chúng tôi nghiên cúu đề tài

'Dạy học đọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 3”.

2 Lịch sử vấn đề

2.1. về phương pháp dạy đọc hiểu ở tiểu học

Từ sau năm 2000, chương trình Tiếng Việt và Văn học (Ngữ văn) ởtrường phổ thông, xác định dạy Văn là dạy “đọc hiểu” văn bản, không phải phântích tác phẩm như trước nên vấn đề PPDH đọc hiểu được nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu Riêng lĩnh vực đọc hiểu ở tiểu học, có thể kể đến một

Số công trình tiêu biểu như sau:

Trang 12

- Cuốn "'Dạy học đọc hiểu ở tiểu học” của Nguyễn Thị Hạnh (NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2002) là một tài liệu chuyên khảo về phưong pháp dạy họcmôn Tiếng Việt và kỹ năng đọc hiểu Sách gồm 3 chưong xoay quan vấn đề dạy

đọc hiểu ở tiểu học Chương 1 : Những cơ sở khoa học của việc dạy học đọc

hiếu ở tiếu học Chương 2: Những cơ sở thực tiễn của việc dạy học đọc hiếu ở tiểu học Chương 3: Những yêu cầu và cách thức dạy đọc hiểu ở tiểu học Vói

quan điểm “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học là dạy một kỹ năng học tập”, tác giả đã

đề xuất các thao tác, kỹ năng đọc hiểu cho HS từ lóp 1 đến lóp 5 gồm đọc thầm,đọc lướt; nhận diện ngôn ngữ; làm rõ nội dung; hồi đáp văn bản

- Trong cuốn “Dạy học tập đọc ở tiểu học” (2002, NXB Giáo dục), tác giả

Lê Phương Nga đề xuất “đọc thầm” là “hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểuvăn bản” và các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu cho HS tiểu học

bao gồm: tìm hiểu đề tài của văn bản, tìm hiểu tên bài, tìm hiểu từ ngữ trong bài,

tìm hiếu câu, đoạn, làm rõ ỷ chính của văn bản, rèn luyện kỹ năng hồi đáp văn bản cho HS Tác giả trình bày quá trình phân tích văn bản trong đọc hiểu diễn ra

theo hai hướng ngược nhau:

+ Phân tích đi từ toàn thể đến bộ phận:

Ví dụ: Sau khi đọc xong bài, GV hỏi HS: “ Bài viết về cái gì? Nhằm mụcđích gì? Những từ, ngữ, câu, chi tiết nào cho em đoán định về điều đó?”

+ Phân tích đi từ bộ phận đến toàn thể'.

Ví dụ: Sau khi HS đọc lần lượt các câu hỏi, GV hỏi các em: “Tên bài gợicho các em điều gì? Hãy phát hiện từ, câu quan trọng của bài? Từ, câu đó cho embiết điều gì? Đoạn này nói lên điều gì? Cả bài nói về cái gì? ”

-Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học”(2012,

NXB Giáo dục) tác giả Hoàng Hòa Bình cho rằng, đọc hiểu văn bản nghệ thuật

có 3 cấp độ: cấp độ 1- đọc vỡ, cấp độ 2- đọc sâu, cấp độ 3- đọc sáng tạo

- Viết nhiều về đọc hiểu văn bản văn chương ở trường phổ thông phải kể

Trang 13

đến GS Nguyễn Thanh Hùng với các cuốn: Hiểu văn-Dạy văn (2000) NXB GD,

Đọc và tiếp nhận văn chương (2002) NXB GD, Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường (2008) NXB GD, Kỹ năng đọc hiếu văn (2011) NXB ĐHSP

Trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu Văn”, GS chỉ ra, nội dung của đọc hiểu tác phẩm

văn chương bao gồm: đọc hiểu tầng cấu trúc ngôn từ, đọc hiểu giá trị, ỷ nghĩa

tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật, đọc hiểu giá trị, ỷ nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng và ỷ vị nhân sinh của tác phẩm.

- Giáo sư Trần Đình Sử, Giáo sư Phan Trọng Luận là tổng chủ biên sáchgiáo khoa Ngữ văn THPT sau năm 2000 cũng có nhiều cuốn sách, bài báo viết

về đọc hiểu GS Phan Trọng Luận viết: Văn chương -bạn đọc sáng tạo (2011)NXB ĐHSP, Văn học nhà trường, những điểm nhìn (2011) NXB ĐHSP, Phươngpháp luận giải mã văn bản văn học (2014) NXB ĐHSP GS Trần Đình Sử có

nhiều bài viết in trong Tài liệu tập huấn giáo viên THPT: Đọc hiếu văn bản-Một

khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay (2003), Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn (2008), Văn bản văn học và đọc hiếu văn bản (2011).

2.2. về quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

- Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việr (tập 2, NXB Giáo dục,

2001) do nhóm tác giả Nguyễn Trí - Lê Phương Nga biên soạn có tất cả tám

chương, trong đó các tác giả dành hẳn một chương để nói về quan điểm giao tiếp

trong dạy học TV Trong chương này (chương một) các tác giả nói khá rõ về: Giao tiếp và hoạt động giao tiếp; Những cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học TV; Sự thể hiện của quan điểm giao tiếp trong việc dạy học TV Nội

dung của chương này là một trong những cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu

“Dạy học đọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 3” của chúng

tôi

- Hai vấn đề của dạy học Tiếng Việt : Dạy cái gì? Dạy như thể nào? được

Trang 14

tác giả Lê A bàn đến trong bài viết “Dạy Tiếng Việt là dạy một hoạt động và

bằng hoạt động” (Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001) Tác giảchú ý đến vấn đề sử

dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, trình tự dạy học Tiếng Việt cùng với một số thaotác cơ bản khi dạy học (Thao tác phân tích - phát hiện; Thao tác phân tích -chứng minh; Thao tác phân tích - phán đoán); Giới thiệu về phương tiện dạy họcGrap(sơ đồ mạng để trình bày những vấn đề cần truyền đạt) Sau khi trình bày về

các vấn đề trên, tác giả nhấn mạnh: “Tri thức về Tiếng Việt chỉ hoàn chỉnh và

chắc chắn khi các em đã thực sự vận dụng vào hoạt động giao tiếp, vì “giao tiếp

là chức năng trọng yểu của ngôn ngữ” Có thể nói bài viết này là một gọi ý rất

tốt cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, lựa chọn sử dụng các phương pháp,phương tiện để dạy Tiếng Việt, đặc biệt là phần đọc hiểu theo quan điểm giaotiếp

- Trong tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001, Nguyễn Minh Thuyết trao đổi về

Mấy quan điểm cơ bản trong việc biên soạn SGK TV (thử nghiệm) bậc tiểu học

và bậc trung học cơ sở Bài viết này giới thiệu một số quan điểm cơ bản trong

việc biên soạn hai bộ sách trên: Quan điểm dạy giao tiếp; Quan điểm tích họp;Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của HS Mặc dù bài viết đã được công

bố cách đây nhiều năm, nhưng những quan điểm ấy vẫn còn nguyên giá trị và cóthể định hướng cho việc biên soạn SGK và giảng dạy Tiếng Việt trong tương laiđúng với mục tiêu của môn Tiếng Việt

Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề dạy đọc hiểu ở tiểu học vàdạy Tiếng Việt ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp, tuy nhiên chưa có nhữngnghiên cứu đi sâu vào vấn đề dạy đọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp ở một

khối lóp cụ thể Vì vậy, chúng tôi quyết định triển khai đề tài “Dạy học đọc hiểu

thơ theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 3”.

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm góp phần nâng cao chất

Trang 15

lượng dạy và học phân môn Tập đọc ở tiểu học, góp phần hỗ trợ cho GV và HStiểu học nâng cao khả năng đọc hiểu nội dung, ý nghĩa, giá trị của các văn bảnthơ trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lóp 3 một cách hiệu quả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quá trình dạy học đọc hiểu thểloại thơ trong phân môn Tập đọc ở tiểu học

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống bài tập để dạy họcđọc hiểu thơ theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 3 ở một số trường tiểuhọc thuộc địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Có ba nhiệm vụ chính:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Xây dựng hệ thống bài tập hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc hiểu thơ theoquan điểm giao tiếp

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quảcủa hệ thống bài tập đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lịch sử

vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông quaviệc tìm hiểu các tư liệu, tạp chí, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnhvực Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Lí luận và phương pháp dạy họcVăn, có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài

Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng để thu thập những tư liệu

thực tế về tình hình dạy và học đang diễn ra ở trường tiểu học thị trấn Đồng Văn

Phương pháp thực nghiệm, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài,

việc thực nghiệm sẽ được tiến hành song song, vừa tổ chức dạy thực nghiệmtheo giáo án đề xuất, vừa dạy đối chứng theo giáo án thông thường để kiểm

Trang 16

nghiệm khả năng ứng dụng và tính hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu văn bảnthơ theo quan điểm giao tiếp trong phân môn Tập đọc ở trường tiểu học.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được dùng để xem xét lại những thành

quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích chothực tiễn và cho khoa học

7 Cấu trúc luân văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn được chia thành bachương:

Chương 7 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2 Hệ thống bài tập hướng dẫn học sinh lóp 3 đọc hiểu văn bản

thơ theo quan điểm giao tiếp

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 17

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Quan điểm giao tiếp

1.1.1.1 Định nghĩa về giao tiếp

“Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác giữa các thành viên trong xã hội Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), kỷ mã (phát thông tin) Trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức: khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ (đọc, viết) ’’ [7,6]

Theo Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, giao tiếp là “sự thông báo hay

truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó” Theo đó, có thể hiểu giaotiếp là hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau mộtthông tin trí tuệ hoặc cảm xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét về sựvật, hiện tượng nào đó

Hoạt động giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, bằngnhững phương tiện khác nhau, như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh, cử

chỉ, Nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của

xã hội loài người.

1.1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

a Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp.Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm vai trò ngưòi phát(nói/viết) hoặc người nhận (nghe/đọc)

Giữa các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ cùng vai (như quan hệbạn học, đồng nghiệp với nhau ), hoặc quan hệ khác vai (quan hệ cha mẹ với

Trang 18

nhận để lựa chọn hình thức giao tiếp thích hợp nhất.

Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, về nghề nghiệp, về giớitính và trình độ hiểu biết, về vốn sống, về địa vị xã hội đều luôn luôn ảnhhưởng và để lại dấu ấn trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong các ngôn bản,sản phẩm của giao tiếp Nhân tố nhân vật giao tiếp trả lời cho các câu hỏi: ainói (ai viết)?, nói với ai? (viết cho ai?)

b Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh diễn ra cuộc giao tiếp Hoạt động giaotiếp bằng ngôn ngữ cũng như những hoạt động khác của con người - luôn luôndiễn ra trong những hoàn cảnh nhất định Đó là hoàn cảnh không gian, thờigian với những đặc điểm của môi trường mà hoạt động giao tiếp diễn ra (hoàncảnh giao tiếp hẹp) Đó còn là hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá củadân tộc, của đất nước (hoàn cảnh giao tiếp rộng) Các nhân tố trong hoàn cảnhgiao tiếp luôn luôn chi phối các phương diện của hoạt động giao tiếp: từ việclựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện, và cả những nghi thức trong giaotiếp Nhân tố hoàn cảnh trả lời cho câu hỏi: nói (viết) trong hoàn cảnh nào, tìnhhuống nào? Khi nào, ở đâu?

c Nội dung giao tiếp

Đây là hiện thực được nói tới trong văn bản Nó bao gồm những sự kiện,hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan và cả những tình cảm, tâm trạngcủa con người Hiện thực được nói tới tạo thành đề tài và nội dung của hoạtđộng giao tiếp

Nhân tố này cũng luôn luôn ảnh hưởng đến những hình thức và đặc điểmcủa hoạt động giao tiếp, của ngôn ngữ và trả lời các câu hỏi: nói (viết) về cái gì/

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w