Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ cho ví dụ minh họa? Câu 6: Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu logic đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa Câu 7 Thế nào là định nghĩa khái niệm? trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm? Câu 8: Trình bày các kiểu (phương pháp) định nghĩa khái niệm? Câu 1: Xác định mối quan hệ giữa các khái niệm Câu 3. Các khẳng định đã cho đều mắc lỗi logic. Cụ thể lỗi logic ở đây là: Câu 2. Phương pháp định nghĩa khái niệm
Trang 1Câu 2: Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ cho ví dụ minh họa?
Tư duy được vật chất hóa dưới dạng ngôn ngữ Tư duy không thể tồn tại, tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Mỗi ngôn ngữ có hệ thống từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khác nhau, hình thành do nhu cầu giao tiếp và có sự quy ước lâu đời thành thói quen của mỗi cộng đồng chung có quan hệ chặt chẽ với tư duy Sự xuất hiện của tư duy đồng thời với
sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại Vì vậy V.I Leenin nói “lịch sử của tư duy bằng lịch sử của ngôn ngữ” 1
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh, chữ viết hoặc cử chỉ hành động chứa đựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa con người với con người Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện tư duy Vì thế, ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy là phi vật chất Ngôn ngữ và tư duy tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức Nhờ ngôn ngữ, con người trừu tượng hóa, khái quát hóa những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ tách khỏi vật cảm tính Cũng nhờ ngôn ngữ, con người trừu tượng hóa, khái quát hóa những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ tách khỏi vật cảm tính Cũng nhờ ngôn ngữ kinh nghiệm được truyền
từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó là hình thức tồn tại của tư duy
Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi lại kết quả nhận thức trước đây và hiện nay của xã hội Nó là hiện thực trực tiếp của tư duy Nghiên cứu tư duy không thể tách khỏi cái “vỏ vật chất” là ngôn ngữ
1Xem : V.I Leenin toàn tập, Tập 29, NXB Tiến bộ, Matxcova, 1987,tr 97
Trang 2- Hình thức biểu đạt của tư duy là ngôn ngữ Tư duy là nội dung có vai trò quyết định đối với ngôn ngữ ( nội dung của tư duy như thế nào thì ngôn ngữ được thể hiện ra như thế ấy) Ngôn ngữ là hình thức, là cái vỏ vật chất của tư duy
- Ngôn ngữ có tác động trở lại đối với tư duy, không có ngôn ngữ thì không thể mang nội dung của suy nghĩ trong đầu óc con người ra để trao đổi giữa người này với người khác, nếu ngôn ngữ càng phong phú bao nhiêu thì thể hiện nội dung của
tư duy càng đầy đủ, ngược lại ngôn ngữ càng nghèo nàn bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy càng không đầy đủ, thiếu chính xác, khô khan và kém sinh động bấy nhiêu
Câu 6: Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu logic đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa
Xét về mặt kết cấu, khái niệm bao gồm hai mặt là nội hàm và ngoại diên của khái niệm
*Nội hàm của khái niệm:
Nội hàm của khái niệm là tổng hòa các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng được phản ánh trong khái niệm Nội hàm của khái niệm cho biết sự vật ấy là gì?
Như thế nào? Khác sự vất khác ở chỗ nào?
Nội hàm là tri thức khái quát về đối tượng mà khái niệm phản ánh, khi nới làm rõ khái niệm là hướng vào làm rõ nội hàm của nó Nắm vững nội hàm của khái niệm
là nắm vững nội dung của tư duy, làm cho tư duy rõ ràng, mạch lạc, khi giao tiếp, trao đổi thông tin mới bảo đảm tính chính xác, không hiểu sai và không nhầm lẫn đối tượng phản ánh
*Ngoại diên của khái niệm
Trang 3Ngoại diên là tổng hợp gồm tất cả các đối tượng có chung những dấu hiệu bản chất đặc trưng được phản ánh trong nội hàm của khái niệm
Có khái niệm trong ngoại diên chỉ một đối tượng duy nhất có dấu hiệu bản chất đặc trưng được nêu trong nội hàm, đó là khái niệm đơn nhất Vd: Hà Nội là thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong thực tế, có những khái niệm không có ngoại diên, đó là khái niệm rỗng Vd: khái niệm “người vác nổi 2000kg” trong ngoại diên của nó không có đối tượng nào, đó là khái niệm rỗng
Xác định ngoại diên của khái niệm là xác định phạm vi lớp đối tượng mà khái niệm phản ánh Qua đó biết được đối tượng nào thuộc hay không thuộc về khái niệm
=>Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên khái niệm: nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau Nội hàm của khái niệm được xác định trên cơ sở lớp đối tượng là ngoại diên của khái niệm đó Sự thay đổi nội hàm sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt ngoại diên và ngược lại quan hệ giữa nội hàm và ngoài diên của khái niệm là quan hệ ngược chiều nhau nghĩa là nếu nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng hẹp Ngược lại nếu nội hàm càng nông thì ngoại diên càng rộng Ví dụ khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội hàm sâu hơn nội hàm khái niệm nhà nước nhưng ngoại diên của khái niệm nhà nước rộng hơn ngoại diên của khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa, khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội hàm rộng hơn nội hàm khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng ngoại diên của khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hẹp hơn ngoại diên khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trang 4Câu 7 Thế nào là định nghĩa khái niệm? trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm?
- Định nghĩa khái niệm:
Định nghĩa là thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm và tách nó ra khỏi lớp khái niệm cùng nằm trong khái niệm loại.
Như vậy, định nghĩa khái niệm có 2 thao tác cơ bản:
- Thứ nhất, làm rõ nội hàm – chỉ ra các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối
tượng phản ánh trong khái niệm
- Thứ hai, tách khai niệm được định nghĩa ra khỏi lớp khái niệm cùng nằm
trong khái niệm loại
Các quy tắc định nghĩa khái niệm:
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau
VD: Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau
Vi phạm quy tắc này có thể mắc các lỗi:
- Định nghĩa quá rộng : khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn khái niệm được định nghĩa
VD: hình bình hành là tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
Đây là định nghĩa quá rộng vì tứ giác có 2 cạnh song song với nhau không chỉ là hình bình hành mà còn có hình thang
Trang 5- Định nghĩa quá hẹp: khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn khái niệm của ngoại diên được định nghĩa
VD: giáo viên là người làm nghề dạy học ở bậc phổ thông.
Đây là định nghĩa quá hẹp vì giáo viên không chỉ dạy học ở bậc phổ thông mà còn dạy học ở các bậc khác nữa
Quy tắc 2: định nghĩa phải rõ ràng chính xác
Nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa phải là khái niệm đã biết, được định nghĩa
từ trước
Nếu dùng 1 khái niệm chưa được định nghĩa để định nghĩa 1 khái niệm khác thì không thể vạch ra được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, tức là không định nghĩa gì cả
Vi phạm quy tắc này có thể mắc các lỗi:
- Định nghĩa vòng quanh: dùng khái niệm B để định nghĩa khái niệm A, rồi lại dùng khai niệm A để định nghĩa khái niệm B
VD: góc vuông là góc 90 độ
Định nghĩa này không vạch ra nội hàm của khái niệm cần định nghĩa
- Định nghĩa luẩn quẩn: dùng chính khái niệm được định nghĩa để định nghĩa nó
VD: tội phạm là kẻ phạm tội.
- Định nghĩa không rõ ràng, không chính xác: sử dụng các hình tượng nghệ thuật để định nghĩa
VD: người là hoa của đất.
Trang 6Quy tắc 3: định nghĩa phải ngắn gọn.
Yêu cầu của quy tắc này là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra
từ những thuộc tính khác đã được chỉ ra trong định nghĩa
Vi phạm quy tắc này sẽ mắc lỗi:
- Định nghĩa dài dòng
Vd: nước là 1 chất không màu không mùi không vị và trong suốt.
Đây là định nghĩa dài dòng vì thuộc tính trong suốt được suy ra từ thuộc tính không màu Do đó cần định nghĩa: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Quy tắc 4: định nghĩa không thể là phủ định
Định nghĩa phủ định không chỉ ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa vì vậy, nó không giúp cho chúng ta hiểu đc ý nghĩa của khái niệm đó
Vd : tốt không phải là xấu.
Câu 8: Trình bày các kiểu (phương pháp) định nghĩa khái niệm?
Một là, thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm chủng
Thông qua khái niệm loại là chỉ ra khái niệm được định nghĩa thuộc khái niệm nào, qua đó hình dung ra những khái nieemjchungr cùng nằm trong khái niệm loại với
nó Phân biệt khái niệm chủng là chỉ rõ những dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng phản ánh để phân biệt với các khái niệm chủng khác loại
VD: Hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông
Hai là, làm rõ nguồn gôc phát sinh của đối tượng
Trang 7Định nghĩa thông qua việc làm rõ nguồn gốc phát sinh là mô tả quá trình hình thành của đối tượng phản ánh, qua đó, khắc họa rõ nét những dấu hiệu bản chất đặc trưng, giúp cho việc hiểu rõ đối tượng Thực ra như trên đã nói, cái logic là cái sự rút gọn cái lịch sử; làm rõ cái lịch sử cũng giúp cho việc nắm bắt được bản chất của đối tượng
Vd: định nghĩa khái niệm: “Đường tròn là một đường cong khép kín trên 1 mặt phẳng, được tạo bởi 1 điểm chuyển động xung quanh 1 điểm cho trước 1 khoảng cách không đổi” “Được tạo bởi…” có nghĩa là “mọi điểm trên 1 đường cong khép kín (trên mặt phẳng) đều cách tâm của đường tròn 1 khoảng cách như nhau” và đó cũng là dấu hiệu bản chất đặc trưng của đường tròn
Ba là, thông qua quan hệ của khái niệm cần định nghĩa với khái niệm khác đã được định nghĩa
Sau khi đã định nghĩa khái niệm nào đó, tiếp tục chỉ ra quan hệ của nó với khái niệm khác Như vậy, cả hai khái niệm coi như đã được định nghĩa
Vd: Định nghĩa 2 khái niệm bản chất hiện tượng:
Bản chất là tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
Hiện tượng biểu hiện những mặt, những mối liên hệ của bản chất ra bên ngoài Bốn là mô tả 1 dấu hiệu đặc biệt của đối tượng
Dấu hiệu đặc biệt có thể không phải là dấu hiệu bản chất mà đó là dấu hiệu chỉ riêng sự vật đó có trong lớp đối tượng đang xét
Vd: trong lớp học chỉ có chị A mặc áo đỏ
Trang 8Trong thực nghiệm khoa học, khi tiến hành thí nghiệm phát hiện hiện tượng mới, nếu chưa nắm bắt được bản chất của nó, người ta có thể mô tả những dấu hiệu đặc biệt của nó
Năm là liệt kê tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa
Trong phạm vi nhất định của 1 lớp đối tượng hữu hạn, khi định nghĩa về nó, có thể
kể tên tất cả các đối tượng thành phần cùng nằm trong ngoại diên của khái niệm Vd: người thừa kế hàng thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ (hoặc chồng), con của người để lại di sản
Sáu là tìm thuật ngữ tương đương để thay thế cho nhau
Trường hợp này chỉ chú trọng làm rõ quan hệ về mặt ngữ nghĩa chứ không hướng vào làm rõ nội hàm của khái niệm
Vd: triết học có nguồn gốc từ tiếng hi lạp: Philo là yêu mến và sophia là sự thông thái, ghép thành từ philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái…
II.PHẦN HAI
Câu 1: Xác định mối quan hệ giữa các khái niệm
Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam mới
Luật phong kiến
chủ nghĩa Việt Nam
Trang 9c
luật XHCN : B
luật XHCNVN : D
luật dân sự XHCNVN: E
luật dân sự Napoleon: G
d
Luật : A A
Luật thành văn : B
Luật bất thành văn : B B C B
Luật Hiến pháp Việt Nam : D Luật hànhchính
Luật hồng đức
Trang 10Câu 3 Các khẳng định đã cho đều mắc lỗi logic Cụ thể lỗi logic ở đây là:
a Lỗi định nghĩa quá rộng Vì ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa ( hành
vi nguy hiểm cho xã hội) rộng hơn so với ngoại diên khái niệm được định nghĩa ( tội phạm)
b Lỗi định nghĩa quá rộng Vì ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa ( quan
hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnh) rộng hơn so với ngoại diên khái niệm được định nghĩa (đạo đức)
c Lỗi định nghĩa ví von Vì đáng lẽ ra, định nghĩa khái niệm “ tham nhũng” là
phải chỉ ra hành vi tham nhũng có những dấu hiệu bản chất đặc trưng gì để nhân thức được hành vi nào là hành vi tham nhũng trong xã hội và phân biệt
nó với các hành vi vi phạm pháp luật khác So sánh tham nhũng như “ loài sâu mọt” làm cho người khác hình dung ra 1 phần hậu quả xấu của tham
nhũng chứ hoàn toàn chưa hiểu tham nhũng là gì
Trang 11d Lỗi định nghĩa vòng vo Vì định nghĩa ở đề bài đã nêu những dấu hiệu nội
hàm của khái niệm dùng để định nghĩa không rõ ràng nên định nghĩa xog lại phải tiếp tục định nghĩa về khái niệm vừa dùng để định nghĩa, rồi lại định nghĩa về khái niệm dùng để định nghĩa tiếp… cứ như thế làm cho định nghĩa mang tính chất vòng vo
e Lỗi định nghĩa quá hẹp Vì ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa (nhà
nước CHXHCN Việt Nam) hẹp hơn so với ngoại diên khái niệm được định nghĩa (nhà nước XHCN)
Câu 2 Phương pháp định nghĩa khái niệm
a Phương pháp thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm chủng Bởi vì thông qua khái niệm loại là chỉ ra khái niệm được định nghĩa thuộc khái niệm loại nào, qua đó hình dung ra khái niệm chủng cùng nằm trong khái niệm loại với nó Phân biệt khái niệm chủng là chỉ rõ những dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng phản ánh để phân biệt khái niệm chủng khác loại Ở đề bài câu a, người bị tòa án kết tội thì có hai trường hợp đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật Nhưng chỉ trường hợp có hiệu lực pháp luật mới bị coi là tội phạm
b Phương pháp Định nghĩa vật chất là một phương pháp định nghĩa đặc biệt đối lập vật chất với ý thức Bởi vì vật chất và ý thức là 2 khái niệm rất rộng nên không thể dùng phương pháp thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm chủng được
Câu 5.
a Mọi nhà nước/ đều mang tính giai cấp.
S P
Trang 12 Công thức chung mọi S là P Đây là phán đoán khẳng định toàn thể KH : A
b Có hành vi nguy hiểm cho xã hội/ là tội phạm.
S P
Công thức chung một số S là P Đây là phán đoán khẳng định bộ phận KH: I
c Có hành vi nguy hiểm cho xã hội/ không phải là tội phạm.
S P
Công thức chung : một số S không là P Đây là phán đoán phủ định bộ phận KH: O
d Tất cả công chức/ không được nhũng nhiễu dân.
S P
Công thức chung : tất cả S không là P Đây là phán đoán phủ định toàn thể KH: E