1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sơ Đồ Tư Duy Và Ứng Dụng Trong Việc Dạy Học Môn Tin Học Đại Cương

27 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống.. Trong quá trình dạy học, làm thế nào để giúp sinh viên học tập một cách chủ động, t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ TIN HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VÀ TIN HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Trang 3

M Ụ C L Ụ C

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ 4

SUMMARY 5

Phần 1 Đặt vấn đề 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 8

1.2 Mục đích nghiên cứu 8

1.3 Ý nghĩa của đề tài 9

Phần 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 10

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

2.2 Thời gian nghiên cứu 10

2.3 Nội dung nghiên cứu 10

2.4 Phương pháp nghiên cứu 10

Phần 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 11

3.1 Giới thiệu về sơ đồ tư duy 11

3.1.1 Khái niệm và lợi ích của sơ đồ tư duy 11

3.1.2 Sự khác biệt giữa sơ đồ tư duy và phương pháp ghi chú truyền thống 12

3.1.3 Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học 13

3.2 Cách tạo sơ đồ tư duy trên Microsoft Word và trên phần mềm Diagram studio 15

3.2.1 Sử dụng phần mềm Microsoft Word 15

3.2.2 Sử dụng phần mềm Diagram studio 17

3.2.2.1 Giới thiệu chung 17

3.2.2.2 Các bước để tạo sơ đồ 18

3.3 Xây dựng bài giảng phần Microsoft Word dưới dạng sơ đồ tư duy 20

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 22

Trang 4

TÓM T Ắ T K Ế T QU Ả NGHIÊN C Ứ U ĐỀ TÀI

KHOA H Ọ C C Ấ P C Ơ S Ở

Tên đề tài: Sơ đồ tư duy và ứng dụng trong việc dạy học môn Tin học đại cương

Mã số: T2012 – 35

Chủ nhiệm đề tài: Hứa Thị Toàn

Tel.: 0984.041.052 E-mail: huathitoan@gmail.com

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: Từ 01/2012 đến 12/2012

1 Mục tiêu:

- Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của sơ đồ tư duy trong cuộc sống cũng như trong

việc dạy học

- Xây dựng bài giảng môn Tin học đại cương dưới dạng sơ đồ tư duy

- Cung cấp cho giáo viên cách thức và công cụ khác để xây dựng bài giảng một cách

hiệu quả hơn, giúp sinh viên có thêm phương pháp học tập nhằm đạt hiệu quả cao,

đồng thời kiểm soát được công việc, thực hiện được mục tiêu đề ra

2 Nội dung chính:

- Giới thiệu về sơ đồ tư duy

- Cách tạo biểu đồ, sơ đồ tư duy trên Microsoft Word và trên phần mềm Diagram

studio

- Xây dựng bài giảng môn Tin học đại cương dưới dạng sơ đồ tư duy

2 Kết quả chính đạt được:

- Giới thiệu được phương pháp làm việc thông qua bản đồ tư duy

- Giới thiệu cách sử dụng phần mềm Microsoft Word và Diagram studio để tạo biểu

đồ, bản đồ

- Xây dựng bài giảng môn Tin học đại cương bằng cách sử dụng bản đồ tư duy

- Báo cáo kết quả

Trang 5

SUMMARY Project title: Mindmap

Code number: T2011-35

Researcher: Hua Thi Toan Tel: 0984.041052

Implementing institution: University of Agriculture and Forestry Thai Nguyen

University

Duration: from 01/2012 to 12/2012

1 Objectives

- Survey about thought concept and role of Mindmap in life as well as in profess

- Build lecture computer science in mindmap

- Deliver to another tool and pedagogue kind to build lection more effectively, give help to objective practicability learning student had also methodical in order to reach loftiness efficiency, audit simultaneity to work, proposed

2 Contents

- Introduce about Mindmap

- Way create chart, mindmap on Microsoft Word and Diagram studio software

- Build lecture computer science in mindmap

3 Results

- Introduce working method pass mindmap

- Introduce Microsoft Word and Diagram studio software software to create chart, mindmap

- Build lecture computer science in mindmap

- Report the project

Trang 6

Ph ầ n 1 Đặ t v ấ n đề 1.1 Tính c ấ p thi ế t c ủ a đề tài

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều sinh viên học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy,

kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học

1.2 M ụ c đ ích nghiên c ứ u

Trong cuộc sống có rất nhiều điều cần ghi nhớ và suy nghĩ Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể nhớ được tất cả các thông tin cần thiết, phân loại chúng thành các thể loại, chuyên đề riêng? Trong quá trình dạy học, làm thế nào để giúp sinh viên học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả sinh viên tham gia xây dựng bài một cách hào hứng? Phương pháp Sơ đồ tư duy là một giải pháp rất hiệu quả

Với việc kết hợp giữa kiến thức và hình vẽ sinh động sẽ giúp sinh viên phát triển được năng lực riêng của mình không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi)

mà còn giúp sinh viên phát triển được khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc) đồng thời vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống Sử dụng Sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới

Trang 7

1.3 Ý ngh ĩ a c ủ a đề tài

Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và mới đây đã được nghiên cứu và áp dụng

ở Việt Nam nhằm giúp giáo viên truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ thống và

mô hình hóa để sinh viên có thể học, tự học tích cực, có một tư duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức

Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, SĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, sinh viên hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic

Sử dụng SĐTD yêu cầu sinh viên phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên SĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc -chép” , “học

vẹt” rất hiệu quả

Trang 8

Ph ầ n 2 N ộ i dung và ph ươ ng pháp nghiên c ứ u

− Giới thiệu về sơ đồ tư duy

− Cách tạo biểu đồ, sơ đồ tư duy trên Microsoft Word và trên phần mềm Diagram studio

− Xây dựng bài giảng môn Tin học đại cương dưới dạng sơ đồ tư duy

2.4 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u

Sử dụng phần mềm Microsoft Word và phần mềm Diagram studio để xây dựng

sơ đồ

Trang 9

− Như vậy SĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết

Lợi ích:

− SĐTD giúp người sử dụng sáng tạo và tiết kiệm thời gian hơn vì loại sơ đồ này chỉ tận dụng các từ khóa Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ lỡ bất kỳ một thông tin quan trọng nào

− SĐTD giúp người sử dụng ghi nhớ tốt hơn vì có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ Đối với não bộ, SĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán SĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng

− SĐTD giúp làm nổi bật sự việc Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, SĐTD cho phép bạn làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng Hơn nữa, việc SĐTD dùng rất nhiều màu sắc khiến chúng ta phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, SĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì mà chúng ta được học

Trang 10

− SĐTD chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não Nếu vận dụng đúng cách chúng ta sẽ phát huy được tối đa khả năng nhận thức và tư duy

3.1.2 Sự khác biệt giữa sơ đồ tư duy và phương pháp ghi chú truyền thống

−Phương pháp ghi chú truyền thống không giúp bạn tiết kiệm thời gian Mặc dù trong ghi chép kiểu truyền thống, bạn chắt lọc thông tin trong sách giáo khoa, thoạt nhìn nó rất đầy đủ, tuy nhiên nội dung của sách thường chiếm đến 80% đoạn văn và trong đó chỉ khoảng 20% là từ khóa, bạn chỉ cần nắm vững những từ khóa này đã giúp bạn hiểu hết nội dung của đoạn trích Việc bạn tốn thêm 80% thời gian để học những từ không phải từ khóa làm bạn tốn thời gian và có thể gây nhiễu làm cho bạn khó học thuộc kiến thức hơn

−Phương pháp ghi chú kiểu truyền thống không giúp bạn nhớ bài tốt hơn Phương pháp ghi chú kiểu truyền thống đơn thuần chỉ giúp bạn học thuộc bài nhưng không

hề vận dụng nguyên tắc nào của trí nhớ do đó bạn khó học thuộc bài hơn Vì ghi chú kiểu truyền thống chỉ gồm kênh chữ, không hề có hình vẽ để cho bạn hình dung Ghi chú kiểu truyền thống không thể hiện sự khác nhau, mối tương quan giữa các ý trong bài mà nó chỉ đơn giản là liệt kê các ý Thông thường ghi ghi chú kiểu này, bạn chỉ dùng một màu mực là đen, hoặc xanh do đó rất nhàm chán khi ôn bài,

nó không làm nổi bật sự việc, nổi bật các thông tin quan trọng Do vậy khi ghi chú kiểu truyền thống thông thể vận dụng tối đa sưc mạnh não bộ của bạn, ở kiểu ghi chú này, các bạn chỉ vận dụng được bán cầu não trái, trong khi bán cầu não phải của bạn không có việc làm Bạn còn nhớ đến ví dục bạn chạy bằng hai chân nhanh hơn người khác chạy một chân chứ?

−Với SĐTD giúp bạn vận dụng tối đa sức mạnh của bán cầu não phải và bán cầu não trái giúp bạn ghi nhớ tối ưu nhất Bởi vì SĐTD chỉ tận dụng các từ khóa, các từ khóa chỉ chiếm khoảng 20% của một đoạn trích, với SĐTD chỉ gồm 1 trang giấy có thể chứa kiến thức của cả một chương hay một phần gồm 8 trang giấy trong SGK

−SĐTD vận dụng tối đa các nguyên tắc của trí nhớ SĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức Trong SĐTD cón thể hiện rõ sự liên kết giữa các thông tin, các mảng kiến thức, giúp cho bạn liên tưởng dễ dàng Mặt khác, SĐTD là sản phẩm của bạn, bạn có thể dùng nhiều hình ảnh, dùng sự thay đổi kích cỡ, màu sắc chữ viết, đường liên kết để làm nối bật các thông tin Do đó SĐTD tận dụng được sức mạnh tối ưu của cả bán cầu não phải và bán cầu não trái của bạn

Trang 11

3.1.3 Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học

Các bước vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ Đồ Tư Duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)

− Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

− Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật

− Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm

− Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:

− Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng Bạn hãy phát huy

và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn

− Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc)

− Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

− Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

Trang 12

Bước 4: Thêm hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn

Sử dụng SĐTD trong dạy học

− Hướng cho sinh viên có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên SĐTD Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít” các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong

− Cho sinh viên thực hành vẽ SĐTD trên giấy: Chọn key words- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: đường thẳng song song, hình bình hành, hình chữ nhật, bảo vệ môi trường, truyện Kiều, để sinh viên có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt” theo cách hiểu của các em

− Vẽ SĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân

Điều cần tránh khi ghi chép trên SĐTD

− Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng

− Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết

− Dành quá nhiều thời gian để ghi chép

Phương tiện thiết kế SĐTD

Phương tiện để thiết kế SĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn

Trang 13

3.2 Cách t ạ o s ơ đồ t ư duy trên Microsoft Word và trên ph ầ n

m ề m Diagram studio

3.2.1 Sử dụng phần mềm Microsoft Word

Sử dụng thanh công cụ vẽ Drawing:

Ngoài chức năng vẽ các đường thẳng, hình vuông, hình tròn MS-Word còn có thể vẽ các đường cong phức tạp, đường gãy khúc liên tục

Vẽ đoạn thẳng:

− Click vào biểu tượng vẽ đường thẳng, ấn và giữ phím Shift, khi đó con trỏ chuột

sẽ di chuyển theo đường thẳng

− Giữ Ctrl + click & drag đối tượng để copy (hình trái), click phải chuột lên đối tượng, chọn Edit Points (Phải)

Sao chép đối tượng:

Nhấn và giữ phím Ctrl, đưa con trỏ đến đối tượng, click & drag đến nơi cần copy

Tô màu toàn bộ đối tượng:

Đối tượng cần tô màu phải được tạo nên từ một đường khép kín, để làm được điều này bạn chỉ việc click phải chuột vào đối tượng và chọn "Close Patch" Đồng thời ngoài những màu cơ bản, bạn có thể lót bên dưới hình vẽ bằng các mẫu tô sẵn có, hình

vẽ (Fill Color\Fill Effects)

Hộp tùy chọn mạng lưới

Để tiện lợi trong khi vẽ, MS-Word có chức năng hiển thị lưới trên trang văn bản

để bạn dễ cân chỉnh hình vẽ, chức năng bắt điểm giữa các đối tượng với nhau, giữa đối tượng với lưới cách thực hiện như sau:

Ngày đăng: 18/06/2016, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w