1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM

105 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

toàn bộ CPSX kinh doanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kếtcấu, tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làmcăn cứ xây dựng kế h

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -o0o -

mại Kim Long

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Huyền

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đào Tùng

Hà Nội, Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ

Trang 2

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Sơ đồ 1.1

Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24

STT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt

5 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

6 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

14 PPKKTX Phương pháp kê khai thường xuyên

15 PPKKDK Phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 4

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 26

Sơ đồ 1.4

Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK 29

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành 41

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành 42

Bảng 2.1

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán tại Công ty 55

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, đã từng bước tăngtrưởng, phù hợp, hòa nhập với nền kinh tế thế giới Cụ thể, trong năm 2015, hàng loạthiệp định được ký kết và có hiệu lực như: cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hiệpđịnh đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác(RCEP), hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),… Đó vừa là thách thức,vừa là cơ hội cho nền kinh tế ở Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén

Trang 5

nắm bắt thời thế, cũng như mở rộng tầm nhìn, cần có hệ thống quản lý tài chính, cungcấp thông tin chính xác để phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn của các nhà lãnhđạo.

Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp cần phải đápứng tốt nhu cầu thị trường Vậy như thế nào là tốt, là đáp ứng được nhu cầu thịtrường? Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy luật cung – cầu, quy luật giá trị,quy luật cạnh tranh thị trường,… Hiểu được là một phần, cái cốt ở đây là áp dụng nónhư thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất Để sản phẩm của mình đứng vững trênthị trường, doanh nghiệp cần chú ý phát triển cả về chất lượng và số lượng, kết hợpvới những chiến lược kinh doanh phù hợp Về số lượng, tiếp thu kỹ thuật- khoa họccông nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng năng suất Về chất lượng, lựachọn nguyên vật liệu có chất lượng tốt, chú ý đến mẫu mã, bao bì sản phẩm, sản xuấtđạt quy chuẩn theo yêu cầu Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đặc biệt quan tâm đếnviệc lập kế hoạch; bán hàng và tiêu thụ sản phẩm; phân tích tình hình tài chính, kinhtế- xã hội giúp cho việc ra quyết định chính xác, hiệu quả Tất cả công việc trên làquá trình tạo ra chi phí của doanh nghiệp Nhiều loại chi phí như vậy đòi hỏi công tác

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phải thật cẩn thận, đầy đủ, chính xác Làmtốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệptính toán giá thành một cách chính xác để từ đó xác định được kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh Đồng thời sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ máy quản lýđể các nhà quản trị đưa ra những biện pháp chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sửdụng vốn hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Là một sinh viên của trường Học Viện Tài Chính, trải qua quá trình thực tập tạiCông ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long, em đã được đi sâu tìmhiểu cơ cấu tổ chức và công tác quản lý bộ máy của công ty cũng như thấy được tầmquan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Chính vì vậy, em

đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Trang 6

sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long” để làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại KimLong

Đối tượng nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn

là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sảnxuất và dịch vụ thương mại Kim Long.(trên góc độ kế toán tài chính)

Phạm vi nghiên cứu:

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như sự hạn chế về mặt thờigian nên em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại KimLong

Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập số liệu:

Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu cách thức tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trang 7

 Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán.

Tham khảo sách, báo, tạp chí, internet cũng như các tài liệu khác liên quanđến đề tại nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích số liệu:

sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp các chi phí liên quan đếnviệc tính giá thành sản phẩm

Kết cấu luận văn:

Nội dung luận văn của bao gồm 3 phần chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long.

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long.

Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập, em đã nhận được sựgiúp đỡ rất nhiệt tình của nhân viên các phòng ban trong công ty, cùng với sự hướngdẫn tận tình của TS Nguyễn Đào Tùng Tuy vậy do còn hạn chế về thời gian và kinhnghiệm thực tế nên bản luận văn không thể tránh được những sai sót Do đó, em rấtmong nhận được những nhận xét và ý kiến quý báu từ các thầy cô giáo, để đề tàinghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Trang 8

Nguyễn Thị Thu Huyền

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước đã có những biến chuyển tolớn, cùng với nó là sự chi phối quy luật cạnh tranh Do đó, muốn tồn tại và phát triểnđược thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí để

hạ giá thành sản phẩm, từ đó hạ được giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảmbảo chất lượng sản phẩm Qua đó, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thịtrường trong nước và nước ngoài, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thầncho người lao động Ngoài ra nó cũng mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tíchlũy cho nền kinh tế Trước vấn để như vậy, yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ

ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình

Trang 9

sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao

vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo racác chi phí tương ứng

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động

sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trongquá trình hoạt động sản xuất, chế tạosản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ trongmột kỳ nhất định

Như vậy bản chất của CPSX là:

- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liềnvới mục đích kinh doanh

- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong

kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

Giá thành sản phẩm là: biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao

động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sảnphẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí đượcchuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành

Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm:

Về mặt bản chất, CPSX và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt củaquá trình sản xuất kinh doanh, đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra

Tuy nhiên, CPSX và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và về mặtlượng

- Về mặt phạm vi: nói đến CPSX là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định,

không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá

Trang 10

thành sản phẩm là xác đinh một lượng CPSX nhất định, tính cho một đại lượng kếtquả hoàn thành nhất định Ví dụ: khoản chi phí trả trước là khoản chi phí đã chi ratrong kỳ, có tác dụng trong nhiều kỳ, để giá thành sản phẩm ổn định và hợp lý, chỉmột bộ phận chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ còn lại phải phân

bổ cho kỳ sau Hay khoản chi phí phải trả thực tế chưa phát sinh trong kỳ này nhưngvẫn được trích trước một phần vào giá thành sản phẩm trong kỳ

- Về mặt lượng: giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm CPSX của kỳ

trước chuyển sang và một phần của CPSX phát sinh trong kỳ:

Giá thành

sản xuất =

CPSX dởdang đầu kỳ +

CPSX phát sinhtrong kỳ -

CPSX dởdang cuối kỳGiá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thànhsản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chiphí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính,chế độ kế toán hiện hành Những quan điểm và quy định đó đôi khi không hoàn toànphù hợp với bản chất của chi phí và tính giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trịdoanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng, đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với CPSX và giá thành sản phẩm

Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó kếtoán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất Với chức năng của nó kế toáncung cấp cho các nhà quản trị số liệu về chi phí của từng bộ phận cũng như toàndoanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phítrong doanh nghiệp Xét trên góc độ quản lý, người quản lí cần biết rõ nội dung cấuthành của chi phí và giá thành từ đó hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực, phát huymức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quảlao động vật tư, tiền vốn, không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sảnphẩm

Trang 11

Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú đadạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là giá thành sản phẩm Do

đó, để thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp CPSX và tínhgiá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phậnphân xưởng trong doanh nghiệp

- Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm

- Tập hợp và phân bố từng loại CPSX theo đúng đối tượng bằng phương phápthích hợp

- Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩ thuật dự đoán chi phínhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn để góp phần

hạ giá thành sản phẩm

- Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêukinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là chỉ tiêu phản ánh chấtlượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tính đúng, tính đủ CPSXkinh doanh và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh cũng như từng sản phẩm lao vụ, dịch vụ trongdoanh nghiệp

Để tổ chức tốt công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy

đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toáncần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ CPSX thực tế phát sinh

Trang 12

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật liệu, nhân công và cácchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Phát hiện kịp thời các khoản chênhlệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại,mất mát, hư hỏng trong quá trình sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, kết quả từng phần cũng nhưtoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng sảnphẩm, từng hợp đồng, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp

lý và có hiệu quả

- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời cho các hợp đồng đến hạn.Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quyđịnh

- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng hợp đồngtừng bộ phận, tổ, đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập các báo cáo

về CPSX và giá thành, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu ích về CPSX vàgiá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất

Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, CPSX kinh doanh gồm nhiều loại

có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất cũngkhác nhau Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau Việcquản lý sản xuất, quản lý CPSX không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợpCPSX mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục

vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ CPSX hoặc từng yếu tố chi phí ban đầucủa chúng theo từng sản phẩm, theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Do

Trang 13

đó, phân loại CPSX là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác CPSX và tính giáthành sản phẩm Phân loại CPSX một cách khoa học và thống nhất không những có ýnghĩa quan trọng đối với công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm mà còn

là tiền đề quan trọng để kế hoạch hoá, kiểm tra và phân tích CPSX của toàn bộ doanhnghiệp, thúc đẩy không ngừng việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý CPSX, hạ giá thành,phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Tùy theo từng yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin mà CPSX đượcphân loại theo các cách sau:

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế (hay theo yếu tố)

Theo cách phân loại này, dựa vào nội dung kinh tế của chi phí sắp xếp nhữngchi phí có cùng nội dung vào một loại và mỗi loại gọi là một yếu tố chi phí CPSXbao gồm các yếu tố chi phí sau :

- Chi phí về nguyên nhiên vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí côngđoàn

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài

- Yếu tố chi phí bằng tiền khác

Đặc điểm của cách phân loại này là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của toàn bộchi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không phân biệt chi phí đó dùng ởđâu, dùng cho sản phẩm nào, nếu doanh nghiệp tự sản xuất ra được một phần nguyênvật liệu và lại dùng nguyên vật liệu đó vào sản xuất thì những chi phí để tạo ranguyên vật liệu đó phải được hạch toán vào những yếu tố liên quan Vì vậy, qua cáchphân loại trên ta thấy rõ được mức chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong

Trang 14

toàn bộ CPSX kinh doanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp và nó còn cho biết kếtcấu, tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành chi phí trong giá thành sản phẩm, lao vụ, làmcăn cứ xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động và sử dụng lao độngvào phục vụ cho công tác thống kê theo yếu tố.

Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (hay phân loại chi phí theo khoản mục giá thành)

Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế của chiphí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau Mỗi khoản mục chi phí chỉbao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dungkinh tế Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX kinh doanh trong kỳ được chia thànhcác khoản mục chi phí sau đây:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- CPSX chung

Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầuquản lý CPSX theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, định mứctiền lương ), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành Kế toán sử dụng cáchphân loại này để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ,làm tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản xuất cho

kỳ sau Đồng thời thông qua đó có thể phân tích đánh giá những khoản mục chi phíbất hợp lý từ đó tìm ra biện pháp thích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giáthành

Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác

kế toán CPSX còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như: căn cứ vào mối quan

hệ giữa CPSX kinh doanh với số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành để chia

Trang 15

CPSX thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; căn cứ vào phương pháp kế toán tậphợp chi phí để chia chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán giá thành sản phẩm được phân chiathành nhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giá thành

1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và

số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch, được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ

- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mứcchi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm, được xác định trên cơ sở cácđịnh mức kinh tế- kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ

- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác địnhtrên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũngnhư số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành thực tế chỉ

có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tínhtoán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành

Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành

Trang 16

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho sốsản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinhtrong kỳ tính cho số sản phẩm này.

Ngoài những cách phân loại trên, trong công tác quản trị, doanh nghiệp còn thựchiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn:

- Giá thành toàn bộ sản phẩm: là giá thành được xác định bao gồm toàn bộ cácchi phí cố định và chi phí biến đổi mà doanh nghiệp đã sử dụng phục vụ quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí biếnđổi và chi phí cố định được phân bổ hết cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ

- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồmbiến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành trong

đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và mộtphần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mứchoạt động tiêu chuẩn (được xác định theo công suất thiết kế

- Giá thành toàn bộ theo biến phí: là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồmtoàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanhnghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phíngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ

1.3 Kế toán tập hợp chi phi sản xuất.

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX

Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi và giới hạn để tập hợp CPSX theocác phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là

Trang 17

xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …)hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).

Khi xác định đối tượng kế toán CPSX phải căn cứ vào:

- Mục đích sử dụng của chi phí;

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trìnhcông nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm;

- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán CPSX trong cácdoanh nghiệp có thể là:

- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng;

- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất;

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Mỗi loại CPSX thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau Vì vậyphải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tập hợp CPSX chính xác.Thông thường có hai phương pháp tập hợp CPSX sau:

1.3.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có thể quy nạp, tập hợp cho từngđối tượng chịu chi phí Với những chi phí sử dụng có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng tập hợp chi phí riêng biệt ( sản phẩm đơn chiếc, hàng loạt sản phẩm) thì hạchtoán trực tiếp cho từng đối tượng đó

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất vì

nó tạo điều kiện cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp

Trang 18

1.3.2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp (liên quan đếnnhiều đối tượng) Do đó phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các đối tượngliên quan theo công thức sau:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:

H = T

C

Trong đó:

H : Hệ số phân bổ chi phí

C : Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T : Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân

bổ chi phí Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng đối tượng tập hợp cụthể

Ci = H xTi

Trong đó:

Ci : là phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti : là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối

tượng i

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long tổ chức kế toán theoquyết định 48/2006/QĐ- BTC

Trang 19

1.3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,… sử dụng trực tiếp cho việc sảnxuất, chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theocông thức:

T cònlại đầukỳ

+

Trị giáNVLTTxuất dùngtrong kỳ

-Trị giáNVLTTcòn lại cuốikỳ

-Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường đượctập hợp trực tiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trựctiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếpđược thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn phân bổđược sử dụng có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sảnxuất,…

Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếplà: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho,chứng từ ghi sổ,…

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quyết định 48 áp dụng đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa, kế toán sử dụng TK 1541- chi phí sản xuất, kinh doanh dởdang (chi tiết khoản mục “nguyên vật liệu trực tiếp”)

Sơ đồ 1.1.Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trang 20

(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm

(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho

(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi nhưnghiệp vụ 1)

(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư

(5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT đối với kiểm kê định kỳ

(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường

TK 152 (611)

TK 1541

Trang 21

1.3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiềnlương của công nhân sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó đượctập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợpkhông tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau

đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Cáctiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là: chi phí tiền lương định mức, giờ côngđịnh mức, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,… Chứng từ kế toán thường sử dụngtrong kế toán chi phí nhân công trực tiếp là: bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toántiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương,…

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 1542 – chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang (chi tiết khoản mục “nhân công trực tiếp”)

Sơ đồ 1.2.Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Trang 22

(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT theo kiểm kê định kỳ.

(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

1.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất

Trang 23

Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sảnxuất, quản lý chi tiết theo tường yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung cònphải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn

vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất:

- Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh

- Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phísản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sảnphẩm theo mức công suất bình thường

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 1547 - chiphí sản xuất,kinh doanh dở dang (chi tiết khoản mục “sản xuất chung”)

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung:

Trang 25

Chú giải sơ đồ:

(1): Chi phí nhân viên

(2): Chi phí vật liệu

(3): Chi phí công cụ dụng cụ

(4): Chi phí khấu hao TSCĐ

(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

(6): Chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ

(7): Chi phí sản xuất chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sảnphẩm mà tính vào giá vốn hàng bán

1.3.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán

sẽ tiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất chung toàndoanh nghiệp

Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tàikhoản kế toán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631

Trang 28

1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm

1.4.1 Đối tượng, trình tự tính giá thành

Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp

sản xuất đã hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việctính giá thành của sản phẩm của kế toán Việc xác định đối tượng tính giá thành ởtừng doanh nghiệp cụ thể cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Đặc điểm tổ chức và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm

- Đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm

- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trongdoanh nghiệp

- Khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp

Đối tượng tính giá thành có thể sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành của quátrình sản xuất, hay là thành phẩm, bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng

bộ phận chi tiết sản phẩm…

Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giáthành mà ta cần lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp

Kỳ tính giá thành sản phẩm: là khoảng thời gian mà bộ phận kế toán giá thành phải

tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng, có thể là hàng tháng, hàng quý, hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm Kỳ tính giá thành càng ngắn thì càng cung cấp các thông tin một cách đầy đủ cho yêu cẩu quản lý và quản trị nội bộ doanh nghiệp

Trình tự tính giá thành:

- Tổng hợp các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá thành

Trang 29

- Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung xó liên quan đến đối tượng tínhgiá thành

- Kiểm kê, xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm theo phươngpháp đã chọn và lập thẻ tính giá thành

1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, giacông, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành mộtvài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩmhoàn thành

Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần CPSX trong kỳ chokhối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định

Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác, một trong những điềukiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ, tức là xác định

số CPSX tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu Muốn vậy phải tổ chức kiểm

kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắnmức độ hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng hoànthành theo quy ước ở từng giai đoạn sản xuất

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyênvật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phíkhác tính cho sản phẩm hoàn thành Trường hợp doanh nghiệp có quy trình côngnghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giaiđoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trướcchuyển sang (giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang)

Trang 30

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Dđk, Dck: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv :chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí hoặc chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

Qht : khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qdck : khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ

Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn có thể khái quát tínhchi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:

+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như công thức trên

+ Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 2 đến giai đoạn n:

Dcki =

Dđki + ZNTPi-1

x Qdcki

Qhti + Qdcki

(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)

Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Dck = CQbht + Qv dck x Qdck

(Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ)

Nếu quy trình công nghệ chế biến có n giai đoạn có thể khái quát tính chi phísản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:

+ Chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn 1: như trên

+ Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n:

Trang 31

Dcki =

ZNTPi-1

x Qdcki

Qbhti + Qdcki

(ZNTPi-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ đượctính đầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quyđổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành củasản phẩm dở dang

Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm:

- khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)

- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)

(mc: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Dck = QDht + Qđk + Cdck x mc x (Qdck x mc)

Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Theo phương pháp này khối lượng tương đương gồm:

- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ (Qdđk x (1-mđ))

(mđ: mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)

- khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ

(Qbht = Qht – Qdđk)

- khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Trang 32

Dck = C x (Qdck x mc)

Qbht + Qdđk x (1 - mđ) + Qdck x mc

Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểmcủa từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất(thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trướcchuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%

1.4.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức

độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từngkhoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theochi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm

dở dang cuối kỳ của cả quy trình công nghệ

Dckn = Qdcki X m

c

x Đmi

1.4.3 Các phương pháp tính giá thành

1.4.3.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)

Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toánphải mở một bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đãtập hợp ở từng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang cácbảng tính giá thành Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tínhgiá thành theo đơn đặt hàng Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoànthành đều là chi phí sản xuất dở dang

1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất

xuất giản đơn

Phương pháp tính giá thành giản đơn

Trang 33

Công thức tính giá thành giản đơn:

+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck

+ giá thành đơn vị (z):

Qht

Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sảnxuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoànthành

Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoànthành tương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc

Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn

QH = QAHA + QBHB+QCHC

Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành

Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA

QH

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA

QH

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượngtính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành

Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An Trình tự tínhgiá thành được thực hiện:

Trang 34

+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cả

nhóm sản phẩm đã hoàn thành:

Znhóm = Dđk + Ctk - Dck

+ Bước 2: Xác định tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành Tiêu chuẩn đó có

thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sảnlượng thực tế

TAi = Q1Ai x zđi

TAi = Q1Ai x zkh

Trong đó:

TAi : tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i

Q1Ai : sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i

zđi : giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i

zkh : giá thành kế hoạch một sản phẩm quy cách sản phẩm i

+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)

% 100

%

1

×

− +

đk

T

D C

D

t

+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm

ZAi = t% x TAi

Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính

Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sảnphẩm phụ:

Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp

Zc

Trang 35

1.4.3.2.2 Tính giá thành với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượttính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước

và kết chuyển sang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành

và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khitính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng: Trình tự tính giá thành:

- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành

và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:

Z NTP1 = C1+ Dđk1- Dck1

z1 = ZNTP1/ Q1

- Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang vàchi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tiếp tổng giá thành và giáthành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 2

ZNTP2 = ZNTP1 + C2 + Dđk2 – Dck2

z2 = ZNTP2 / Q2

- Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ cuối cùng (gđ n).Căn cứ vào giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn (n-1) và các chi phi sảnxuất khác ở giai đoạn n để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩmtrong kỳ theo công thức:

ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn

ztp = Ztp / Qt

Sơ đồ 1.6.Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

Trang 36

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn nChi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sangGiá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

Giá thành thành phẩm

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

(phương pháp kết chuyển chi phí song song)

Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất

từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi

phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn

nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm

Trình tự tính toán:

+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP

Citp = Dđki + Ci x Qitp

Qi

Trong đó:

Citp : chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm

D đki: chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i

Ci : chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

Q : khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Trang 37

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn n theo khoản mục

CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm

Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)

Qitp : khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:

Qitp = Qtp x Hi

+ Bước 2: kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp

chi phí và tính giá thành của thành phẩm

Sơ đồ 1.7.Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành

1.5 Sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trang 38

+ Các sổ kế toán có liên quan,

1.5.2 Quá trình xử ký kế toán trên máy vi tính

Hiện nay, công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long đang sửdụng phần mềm kế toán EFFECT

Đặc điểm của phần mềm EFFECT

- Phần mềm EFFECT cho phép lọc tìm số liệu theo bất kỳ thông tin nhập liệunào; có thể tìm kiếm theo tên hoặc theo mã; tìm trên số liệu đã lọc ra hoặc tìm trêntoàn bộ số liệu gốc Cho phép sửa chứng từ khi đang xem báo cáo

- Kết xuất báo cáo ra EXCEL

- Phần mềm EFFECT cho phép nhiều lựa chọn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu

đặc thù của từng doanh nghiệp và có các trường thông tin tự do để người dùng tựđịnh nghĩa sử dụng để quản lý theo các yêu cầu đặc thù

- Khả năng bảo mật: phần mềm EFFECT cho phép bảo mật bằng mật khẩu vàphân quyền truy nhập chi tiết đến từng chức năng và công việc (đọc/sửa/xóa/tạo mới)trong chương trình cho từng người sử dụng Chương trình có khả năng khóa số chitiết đến từng loại chứng từ, theo dõi nhật ký người sử dụng

- Môi trường làm việc: phần mềm EFFECT có thể chạy trên mạng nhiều người

sử dụng hoặc máy đơn lẻ

Quy trình xử lý nghiệp vụ của máy:

- Thông tin đầu vào: hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán nhập

số liệu vào máy

- Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết như kết chuyển giá vốn, kết chuyểnchi phí… thì chương trình cho phép làm tự động qua bút toán kết chuyển đã được càiđặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn

- Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái từ các nghiệp

vụ đã lập bằng phương pháp xâu lọc

Trang 39

- Mối quan hệ giữa các phần hành: Số liệu cập nhật ở phần hành nào được lưu ởphần hành đó, ngoài ra còn được chuyển cho các phần hành khác có liên quan theotừng trường hợp cụ thể

Nhờ việc áp dụng tin học vào công tác kế toán thông qua phần mềm kế toán,làm cho khối lượng công việc của kế toán trở nên đơn giản hơn, đầy đủ và chính xáchơn, bộ máy kế toán gọn nhẹ hơn, tiết kiệm thời gian trong việc tổng hợp, đối chiếucác sổ sách, báo cáo kế toán Việc xử lý và cung cấp thông tin được nhanh chóng vàđáp ứng kịp thời, góp phần cung cấp các phân tích về hoạt động tài chính theo nhiềuchiều khác nhau, hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư, điều chỉnh sản xuất của cácnhà quản trị

Màn hình hệ thống của phần mềm

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI KIM LONG

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH sản xuất và dich vụ thương mại Kim Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty

- Tên giao dịch : Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long

- Tên giao dịch quốc tế: Kim Long Production and Trading Service CompanyLimited

- Tên đơn vị thực tập : Phòng Tài chính- Kế toán

- Địa chỉ : Lô A2 CN5 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, phường PhươngCanh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ngày đăng: 18/06/2016, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w