1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý giao tiếp marketing thương mại quốc tế công ty cổ phần unilever

25 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

“ phân tích thực trạng quản lý giao tiếp marketing thương mại quốc tế của công ty này thích ứng với các điều kiện môi trường marketing thương mại quốc tế và điều kiện thị trường trong và ngoài nước, và khách hàng. Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới đối với việc quản lý giao tiếp marketing thương mại quốc tế của công ty Unilever là 1 tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng để thực hiện đề tài.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất khẩu

đa quốc gia lớn nhất, chính sách marketing được quan tâm ở mọi cấp quản lý Mặc dùnhững nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trongthực tế họ phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin, nhưthông tin về phân tích nhu cầu thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng như đưa ra các quyếtđịnh có liên quan đến nhữn đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm, hệ sản phẩm, nhãn hiệusản phẩm

Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty đangthâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau Khách hàng ở mỗi quốcgia khác nhau sẽ có những nhu cầu và đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính sáchsản phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp là 1 sự cần thiết và vô cùng khó khăn

Với đề tài thảo luận “ phân tích thực trạng quản lý giao tiếp marketing thương mạiquốc tế của CT này thích ứng với các điều kiện môi trường marketing thương mại quốc tế

và điều kiện thị trường trong và ngoài nước, và khách hàng Đề xuất các giải pháp trongthời gian tới đối với việc quản lý giao tiếp marketing thương mại quốc tế của CT ”nhómquyết định lựa chọn công ty Unilever là 1 tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếngtrên thế giới trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng để thực hiện đề tài

Trang 2

I Cơ sở lý thuyết

1.1 Môi trường marketing thương mại quốc tế

Môi trường marketing thương mại quốc tế được cấu thành bởi các thể chế, hiệpđịnh, và các hệ thống quốc tế tác động đến dòng vận động của thương mại, đầu tư và bíquyết sản xuất chéo qua các biên giới quốc gia và cũng ảnh hưởng đến các điều kiện thịtrường trong từng quốc gia riêng biệt Việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đếncác nhân tố khác nhau của môi trường hoạt động có tầm quan trọng cơ bản trong pháttriển các chiến lược cho các thị trường quốc tế của các công ty Môi trường marketingthương mại quốc tế bao gồm 2 nhóm môi trường: môi trường marketing quốc gia và môitrường marketing quốc tế

1.2 Môi trường marketing quốc gia:

1.2.1 Môi trường kinh tế quốc gia:

Các nguyến tắc kinh tế cơ bản: được xem xét dưới 3 góc độ: hệ thống kinh tế, cấu trúckinh tế và mức độ phát triển kinh tế

Có 2 hệ thống kinh tế cơ bản là nền kinh tế thị trường và tập trung.Do mỗi quốc gia cómột nền kinh tế khác nhau, nền kinh tế đó chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống kinh tế.Đối với mỗi thị trường quốc gia đầu tiên ta cần xem xét đó là nền kinh tế thị trường haynền kinh tế tập trung hay là nền kinh tế hỗn hợp chính là sự giao thoa giữa hai nền kinh

tế Từ đó có thể biết được vai trò, sự tác động và mức độ kiểm soát của chính phủ về cáclĩnh vực trong nền kinh tế.Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức công ty kinh doanh trênkhu vực thị trường đó

Về cấu trúc kinh tế, một giản đồ phân loại thông thường phân định 3 khu vực của mộtnền kinh tế là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Xem xét cơ cấu, tỷ trọng của cấutrúc kinh tế để công ty kinh doanh biết mình có lợi thế hay không tại thị trường quốc gia

đó với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình

Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trải dài từ tỷ lệ rất thấp đến rấtcao Phát triển kinh tế được đo lường bằng toàn bộ GNP, GDP, thu nhập theo đầu người,mức độ lạm phát, chỉ số hàng tiêu dùng,

Chính sách kinh tế: phản ảnh thông qua những tuyên bố và những luật pháp chínhthức nhằm điều chỉnh xã hội và phân bổ nguồn lực

1.2.2 Môi trường thương mại quốc gia:

Bất kì một chính phủ quốc gia nào cũng đều muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước đốivới cạnh tranh quốc tế.Xem xét môi trường thương mại quốc gia thực chất là ta đi xemxét hệ thống rào cản mà chính phủ của một quốc gia dựng lên để ngăn cản dòng vận động

Trang 3

thương mại ra vào từ quốc gia bên ngoài.Đây là vấn đề bắt buộc mà các công ty kinhdoanh phải vượt qua khi muốn kinh doanh vào một quốc gia Có 3 loại rào cản:

Thuế quan: là một mức thuế do chính phủ đặt ra đối với các hàng hóa, dịch vụchuyên chở trên phạm vi thế giới ra vào một quốc gia Bao gồm thuế quan xuất khẩu,thuế quan nhập khẩu và thuế quan quá cảnh

Hạn nghạch: hạn chế trực tiếp khối lượng vật lý hoặc giá trị của hàng xuất khẩu hoặcnhập khẩu Nhưng không tạo ra lợi nhuận cho Chính phủ đặt ra hạn nghạch đó

Hàng rào phi thuế quan: gồm tất cả các biện pháp hạn chế mậu dịch nhân tạo khácnhư: trợ giúp sản phẩm trong nước, luật chống bán phá giá, kiểm soát ngoại hối, các yêucầu của hải quan,…

1.2.3 Môi trường chính trị quốc gia:

Môi trường chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn hoạt động kinh doanh củacông ty nước ngoài tại quốc gia đó Do vậy trước khi triển khai các hoạt động trên thịtrường của một quốc gia mới, công ty cần phải xem xét tới các yếu tố cơ bản của môitrường chính trị quốc gia đó

1.2.4 Môi trường luật pháp quốc gia

Môi trường luật pháp nước chủ nhà: công ty cần quan tâm yếu tố luật pháp nào tácđộng trực tiếp đến các hoạt động của mình, yếu tố luật pháp nào tác động gián tiếp Vàmột số các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh nước ngoài của công ty:

Luật chống độc quyền

Điều tiết thương mại và đầu tư ra nước ngoài

Điều tiết về quản lý công ty ở nước ngoài: liên quan đến nghĩa vụ về thuế đóng chonhà nước

Môi trường luật pháp nước sở tại: hệ thống luật pháp của các quốc gia rất đa dạng,phức tạp và gây khó khăn cho công ty kinh doanh quốc tế cần hiểu biết và tuân thủ cácluật lệ có liên quan tới thị trường sở tại như:

Luật hải quan: quy định các thủ tục giấy tờ hải quan cần thiết

Luật về an toàn vệ sinh- thực phẩm

Luật tiêu chuẩn chất lượng hành hóa

Luật nhãn mác Luật doanh nghiệp Hệ thống luật pháp nước sở tại: thường luật, dânluật hay giáo luật

1.2.5 Môi trường văn hóa quốc gia Văn hóa

Là một trông những nhân tố có ảnh hưởng, tác động lớn nhất đến hoạt động kinhdoanh quốc tế.Văn hóa tác động đến tư tưởng tiêu dùng của người dân mỗi quốc gia Thịtrường có chấp nhận sản phẩm hay sản phẩm có được ưa thích phu thuộc chủ yếu vào vănhóa Các công ty kinh doanh quốc tế cần xem xét văn hóa ở 2 khía cạnh: văn hóa tácđộng lên markering và marketing tác động ngược trở lại văn hóa Văn hóa sẽ tác động tới

Trang 4

hoạt động xúc tiến của marketing thông qua sự khác biệt về ngôn ngữ, đến chính sách củasản phẩm, đến hoạt động định giá thông qua quan điểm về sự thay đổi, thể chế trong xãhội sẽ ảnh hưởng đến phân phối do sự ràng buộc giữa nhà cung ứng và khách hàng Cònmarketing có thể làm thay đổi văn hóa của một quốc gia.

1.3 Môi trường marketing quốc tế

1.3.1 Môi trường kinh tế quốc tế

Bốn giai đoạn phát triển của hội nhập kinh tế bao gồm: khu vực mậu dich tự do(FTA), khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung và khu vực hợp nhấtkinh tế

Một số các khu vực kinh tế điển hình trên thế giới như: khu vực mậu dịch tự dokhối các nước ASEAN ( AFTA), khu vực tự do Bắc Mỹ, khu vực mậu dịch tự do châu

Mỹ La-Tinh, cộng đồng kinh tế chung Châu Âu (EU), liên minh Châu Âu (EC)

1.3.2.Môi trường tài chính quốc tế

1.3.3 Môi trường thương mại quốc tế

Một số các hiệp định được kí kết giữa các thị trường quốc gia

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): được kí kết vào năm 1947bao gồm 47 quốc gia kí kết vào hiệp định này Lộ trình cắt giảm thuế sẽ được đàm phánthông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương

Hiệp định sản phẩm chủ yếu: gồm các hiệp định hàng hóa và các hiệp định của nhàsản xuất

1.3.4 Môi trường chính trị- luật pháp quốc tế

Môi trường chính trị quốc tế.Phản ánh qua mối quan hệ song phương giữa quốc giachủ nhà và sở tại, và các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa nhóm cácquốc gia

Trang 5

Môi trường luật pháp quốc tế.Thể hiện thông qua các hiệp định và thỏa thuận đượccác quốc gia tuân thủ.Điều tiết dòng vận động hàng hóa giữa các thị trường quốc gia.Liênquan đến hiệp định song phương và đa phương được kí kết giữa các quốc gia, các quyếtđịnh liên quan đến giải quyết tranh chấp.

1.4 Quản trị marketing sản phẩm trong thương mại quốc tế

1.4.1 Các vấn đề sản phẩm trên thị trường quốc tế

1.4.2 Triển khai sản phẩm và sản phẩm mới trên thị trường quốc tế

Các chiến lược phát triển sản phẩm cho thị trường quốc tếtheo 3 khuynh hướng:khuynh hướng mở rộng thị trường phản ánh quan niệm dân tộc trung tâm, khuynh hướng

đa quốc nội phản ánh quan niệm đa dân tộc trung tâm và khuynh hướng toàn cầu phảnánh quan niệm địa trung tâm

Các chiến lược phát triển sản phẩm mới trên thị trường quốc tế bao gồm 3 nhóm chiếnlược: chiến lược tiếp cận nội bộ, chiến lược thu nhận (sang đoạt/hợp nhất, nhượng quyền,bắt chước) và chiến lược liên doanh

1.4.3 Quản trị tuyến sản phẩm trên thị trường quốc tế

1.4.3.1 Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm

Đây là quyết định tạo định hướng cho sản phẩm.Thích ứng hóa và địa phương hóa là

2 thái cực.Thích ứng hóa là một phần, là biến tấu của tiêu chuẩn hóa.Một sản phẩm cótiêu chuẩn hóa nhưng khi vào một khu vực thị trường vẫn phải cải biến đi một chút đểlàm thích ứng sản phẩm đó với điều kiện sử dụng ở địa phương.Rất ít các sản phẩm làtiêu chuấn hóa hoàn toàn

Chính sách sản phẩm địa phương hóa: phát triển chương trình sản phẩm theo nhữngkhách hàng ở các thị trường khác nhau và các sản phẩm này được thiết kế thỏa mãn tối đanhu cầu khách hàng địa phương và các nhân tố môi trường Áp dụng khi nhu cầu củakhách hàng và điều kiện sử dụng sản phẩm có sự khác biệt lớn giữa các thị trường ngoạiquốc

Chính sách này có khuynh hướng tối đa hóa doanh số tại thị trường địa phương, phùhợp khi mục tiêu của công ty là tối đa hóa mức độ thâm nhập thị trường Tuy vậy, chínhsách này sẽ làm gia tăng biến thể sản phẩm, gia tăng chi phí về chi phí phát triển nguồnlực marketing, chi phí thời gian, nỗ lực nhiều vào đầu tư, triển khai Chính sách sản phẩmthích ứng: phát triển sự phù hợp hóa cao chương tình sản phẩm cơ bản đối với các thịtrường khác nhau để chứng tương đồng với nhu cầu tiêu dùng và các môi trường thị

Trang 6

trường đa dạng Bản chất sản phẩm không thay đổi.Chỉ thay đổi tỷ lệ màu sắc, thiết kế,công suất, kích thước sản phẩm hay một phần chất lượng phù hợp với thị trường điaphương.Chính sách này đảm bảo tính linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ chính sách sản phẩm

cơ bản với mức chi phí tương đối thấp.Nhưng sản phẩm sẽ không được chấp nhận khigiữa các khu vực thị trường có sự khác biệt quan trọng

1.4.3.2 Quản trị chương trình sản phẩm quốc tế

Thuộc tính sản phẩm: quyết định các yếu tố của sản phẩm về chất lượng, côngnăng, đặc tính nổi trội, kiểu dáng, mặt bằng sản phẩm cho phù hợp với thị trường địaphương, cho phù hợp với nhu cầu, sức mua của người tiêu dùng, tiêu chuẩn sử dụng sảnphẩm, điều kiên sử dụng sản phẩm như hệ thống đường xá, giao thông, cơ sở hạtầng,đường điện, khí hậu, để điều chỉnh hợp lí thuộc tính của sản phẩm Hoặc là nhiềukhi do yếu tố thuế quan đặt ra đòi hỏi các công ty phải thay đổi một chút thuộc tính củasản phẩm để đảm bảo được cho vào hàng thuế thấp Bao bì, bao gói: bao gói là bọc trựctiếp sản phẩm, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Bao bì là gói bao bên ngoài sản phẩm, bảo vệ sản phẩm như hộp đựng, túi gói.Bao bì, bao gói có chức năng đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình bảoquản, vận chuyển; đẹp mắt, hấp dẫn, tạo lòng tin, hướng dẫn sử dụng, trợ giúp bán hàng

Để thực hiện các chức năng có 4 đặc điểm phải quyết định về bao bì, bao gói Thứ nhất,

do bao gói là bao bọc trực tiếp bên goài sản phẩm cho nên bao gói sẽ có những đòi hỏi cụthể về mặt chất lượng, yếu tố cấu thành, chất liệu làm nên bao gói có thể làm ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bao gói được quy định rất chặtchẽ, đặc biệt là đối với các sản phẩm thực phẩm Quyết định thứ 2 liên quan đến thông tinghi trên bao bì, bao gói.Các thông tin này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến sảnphẩm cho đối tượng khách hàng sử dụng về công dụng, hướng dẫn sử dụng, thành phầnchức năng, điều kiện bảo quản Quyết định ngôn ngữ in trên bao bì là ngôn ngữ quốc tếhay ngôn ngữ địa phương Thứ 3 là quyết định về cách thức đóng gói sản phẩm: số lượngsản phẩm trong mỗi hộp, cách thức để sản phẩm trong hộp, bố trí các thông tin in trên bao

bì, bao gói, Thứ 4 là chức năng xúc tiến của bao bì, bao gói.Bao bì, bao gói là yếu tốgiúp nhận diện thương hiệu bên cạnh các yếu tố khác như logo, slogan, tên nhãn Vì vậy,cần thiết kế bao bì, bao gói bắt mắt và thu hút, hấp dẫn đối tượng sử dụng Nhãn hiệu vànhãn thương mại

Nhãn hiệu có thể là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợptất cả các thứ đó nhằm xác định sản phẩm/dịch vụ của một người hay một nhóm ngườibán để phân biệt với đối thủ cạnh tranh Nhãn thương mại là nhãn hiệu hoặc một phầncủa nhãn hiệu được đăng kí bảo hộ, được pháo luật bảo vệ nhằm loại trừ hàng giả Đốivới nhãn hiệu, thường căn cứ theo quy định của pháp luật để tiến hành ghi nhãn Baogồm mô tả khối lượng, thể tích, thành phần, tên nhà sản xuất, hạn sử dụng, giá, dấu hiệu,

Trang 7

nguồn gốc xuất sứ, logo để gắn lên sản phẩm.Còn đối với nhãn thương mại, sử dụng nhãnquốc tế riêng nhãn địa phương riêng hay một nhãn cho tất cả các khu vực thị trường Nếu

sử dụng chung một tên nhãn cần chú ý văn hóa trong quá trình dịch thuật sang ngôn ngữnước ngoài

Dịch vụ và bảo hành Dịch vụ hỗ trợ đi kèm với sản phẩm vật lí bao gồm dịch vụtrước bán và sau bán Dịch vụ trước bán: chào hàng và lời khuyên về kĩ thuật, tư vấn chokhách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm Dịch vụ sau bán: lời khuyên về dịch vụsửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, Phụ thuộc vào hệ thống phân phối của công ty nướcngoài tại thị trường địa phương mà quyết định ai là người làm dịch vụ hỗ trợ Công ty sẽ

ủy quyền cho đối tượng phân phối tại thị trường địa phương hay những sản phẩm cần bảodưỡng, bảo hành sẽ được chuyển trở lại nước chủ nhà để xử lí Đồng thời phụ thuộc vàonền tảng, hệ thống nguồn lực, nhân lực, mặt bằng, điều kiện cơ sở tại thị trường địaphương sẽ quyết định chất lượng của dịch vụ hỗ trợ đi kèm sản phẩm

1.4.3.3 Quản trị tuyến sản phẩm quốc tế

Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, công ty sẽ quyết định kéo dãn hay lấp đầy,quyết định mở rộng hay thu hẹp tuyến sản phẩm hiện tại đang kinh doanh trên thị trườngnước ngoài Căn cứ vào quyết định nội bộ hoặc quyết định bên ngoài Quyết định nội bộliên quan đến mục tiêu, nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp Quyết định bên ngoài thìcăn cứ vào nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, vào tình thế cạnh tranh của công tykinh doanh quốc tế, và vào các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm

1.4.3.4 Kế hoạch hóa sản phẩm quốc tế hỗn hợp

Kế hoạch hóa và triển khai phối thức sản phẩm quốc tế hỗn hợp phải diễn ra trongphạm vi một kế hoạch marketing quốc tế Các chính sách về hình thức xâm nhập và mức

độ thâm nhập mục tiêu có quan hệ mật thiết thành, hoạt động R&D, sản xuất và phânphối có những tác động lớn đến chính sách sản với chất lượng phối thức sản phẩm hỗnhợp Các nguồn lực của công ty và các đặc tính nổi bật của môi trường như nhu cầu củakhách hàng, hành vi của đối thủ cạnh tranh, chi phí cấu phẩm

Trang 8

2 Thực trạng của Unilever

2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Unilver

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Unilever

Tập đoàn Unilever được ra đời vào tháng 1 năm 1930 là kết quả của sự sát nhập giữaMargarine Union (công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan) và Lever Brothers (công tysản xuất xà phòng tại Anh) Kể từ thời điểm thành lập, Unilever đã có hai trụ sở chính đặttại London và Rotterdam

Đến nay Unilever đã có hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90quốc gia và hoạt động chính là sản xuất hàng tiêu dùng, bao gồm 3 dòng sản phẩm chính là:

 Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: Lipton, Knorr, Suntea…

 Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: Clear, Sunsilk, Pond, Lux, Dove,Lifeboy, Close up, P/S, Vaseline…

 Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà: Omo, Viso, Vim,Sunlight, Comfort…

Với 3 dòng sản phẩm hiện nay Unilever đang sở hữu hơn 400 nhãn hiệu Trong đó córất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng nhất có thể kể đến OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort,Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk,Sunlight

2.1.2 Về Công ty Unilever Việt Nam

Là một công ty đa quốc gia, việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thếgiới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever.Unilever Việt Nam được thành lập vào năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lượctổng thể của Tập đoàn này

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh LeverViệt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ Chí Minh và Best Food cũngđặt tại Hồ Chí Minh

Trang 9

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà mát tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu Côngnghiệp Biên Hòa Công ty có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua 350nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever nhưOmo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr…cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso và P/S đã được giới thiệu rộng rãi

và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêudùng Vì thế mà các sản phẩm này nhanh chóng trở thành các mặt hàng đưuọc tiêu dùngnhiều nhất tại thị trường Việt Nam và đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Unilever ViệtNam

1.1 Môi trường marketing nước nhà của Unilever

1.1.1 Môi trường kinh tế, tài chính tại Anh

Anh là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, với GDP trên đầu người ởmức £22,907, thường được coi là một nền kinh tế thị trường pha trộn vì thế Anh đã chấpnhận nhiều nguyên tắc thị trường tự do trái ngược với Chủ nghĩa tư bản Rhine của châu Âu.Thuế tại Anh khá cạnh tranh khi so sánh với hầu hết phần còn lại của châu Âu - ở thờiđiểm năm 2009 tỷ lệ thuế cá nhân cơ bản là 20% trên thu nhập có thể đánh thuế lên tới

£37,400, và 40% trên bất kỳ khoản thu nhập nào khác trên mức này

Tại Anh du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, thu hút hàng triệu dukhách tới Anh mỗi năm Lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế chủ yếu là dược phẩm, ô tô,dầu thô, dầu mỏ từ một số vùng của Anh, động cơ máy bay và đồ uống có cồn Nôngnghiệp chuyên canh và được cơ giới hoá mạnh, sản xuất ra 60% nhu cầu thực phẩm củaquốc gia với chỉ 2% lực lượng lao động Hai phần ba sản lượng thuộc lĩnh vực cho chănnuôi gia súc, phần còn lại là trồng trọt

Rủi ro lạm phát ở Anh thấp, nền kinh tế phát triển ổn định do vậy giá của các mặthàng ở đây ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát, chí phí của các doanh nghiệp có phần ổn địnhhơn

Trang 10

Sự thịnh vượng về kinh tế, ổn định chính trị, luật pháp thân thiện với doanh nghiệp vàngoài ra Anh còn là một thành viên quan trọng trong EU khiến Vương quốc Anh trởthành điểm lựa chọn cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới.

1.1.2 Môi trường thương mại

Anh đứng thứ 11 về xuất khẩu trong nền kinh tế thế giới và là nền kinh tế phức tạpđứng thứ 5 dựa trên Kinh Tế Phức Tạp - năm 2013

 Xuất khẩu:

Kim ngạch đạt 441,4 tỷ USD (năm 2007)

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ và Nhật Cácmặt hàng xuất khẩu chính gồm: hàng công nghiệp, máy móc, thuốc lá, dược phẩm, thựcphẩm Trong năm 2013, quốc gia này đứng thứ 11 trong số các quốc gia xuất khẩu lớn nhấtthế giới

Trong những năm gần đây chính trị ở Anh vẫn còn tồn tại một số bất ổn như:

 Tháng 8 năm 2011, bạo động ở Anh khởi phát sau khi thanh niên MarkDuggan 29 tuổi bị cảnh sát bắn chết

 Tháng 3 năm 2011, nhiều nhóm đã nhân cuộc biểu tình lớn của nghiệp đoànchống việc chính phủ cắt giảm chi tiêu công cộng đã đập phá nhiều cửa hiệu và ngânhàng ở trung tâm London

Tuy nhiên về cơ bản Anh vẫn là nước có nền chính trị ổn định khiến cho việc kinhdoanh ở Anh ít có rủi ro hơn, đặc biệt đối với các ngành có chiến lược phát triển lâu dàinhư thực phẩm, may mặc… Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khi kinh doanh trong nhữngngành này sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh 1.1.3.2 Môi trường pháp luật

Trang 11

Nhìn chung nước Anh không có nhiều rào cản thương mại Vì nằm trong EU nên cácrào cản thương mại của Anh chủ yếu được áp dụng theo các chỉ thị và luật lệ của EU.Đặc biệt ảnh hưởng của luật pháp EU đến ngành bao bì.

Ở Anh những nhà sản xuất và bán hàng phải chịu chi phí về chất thải của bao bì Cụthể: nhà cung cấp nguyên liệu thô phải chịu 6% chi phí, sản xuất bao bì 11%, chai đónggói 36% và nhà bán lẻ phải chịu 47 % Những nhà sản xuất bao bì có doanh số dưới 1triệu đô la sẽ được miễn đóng phí Tuy nhiên Anh cũng vẫn có những quy định riêng ápdụng cho các mặt hàng xuất xứ ngoài EU

Các quy định về thuế xuất, hoạt động kinh doanh, quy định chuẩn về chủng loại, tiêuchuẩn hàng hóa, quy định về chất lượng, xuất xứ sản phẩm khá khắt khe

Người tiêu dùng ở các nước phát triển như Anh và Châu Âu ngày càng quan tâm đếnsản phẩm và dịch vụ ở góc độ môi trường Do đó những sản phẩm được sản xuất trongđiều kiện không đảm bảo môi trường đã và đang mất dần cơ hội trên thị trường

1.1.4 Môi trường văn hóa tại Anh

Vương quốc Anh là một xã hội đa văn hoá và đa sắc tộc Đất nước này có rất ngườidân di cư từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người trong số đó đã định cư chính thức lâu dàitại đây Hàng nghìn gia đình đã sống trên đất Anh và coi đây là quê hương của họ, tạonên một xã hội đa sắc tộc, dễ hòa nhập, và đa dạng về văn hoá

Tuy nhiên mọi người ở đây đều có chung thói quen mua hàng hóa ở siêu thị, và họmua một lần với số lượng lớn Họ thích những sản phẩm tiện lợi và ăn nhanh mà vẫn đảmbảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

1.2 Môi trường marketing tại Việt Nam

1.2.1 Môi trường kinh tế, tài chính

Việt Nam có quy mô và tốc độ tăng dân số khá cao cùng với đó là tốc độ đô thị hóanhanh mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh hứa hẹn sẽ là một thị trường lớn và mang lại lợinhuận cao cho công ty, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng của các Tập đoàn lớn:Unilever, P&G…

Tuy nhiên, phần lớn bộ phận người Việt Nam có thu nhập trung bình và thấp Vì vậy,khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình các tập đoàn lớn như Unilever cũng gặp

Trang 12

phải một số khó khăn nhất định: xác định cung cấp các loại sản phẩm của mình như thếnào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam, lại phải thích nghi hoá sản phẩm củamình với địa phương, với mức giá rẻ trên thị trường và đồng thời côg ty phải có lợinhuận.

Về lĩnh vực tài chính, tín dụng tại Việt Nam chưa phát triển, thị trường chứng khoáncòn manh mún Thêm vào đó hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại vàinternet vẫn ở mức giá cao trên thế giới

1.2.2 Môi trường thương mại

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, hàng rào thế quan của Việt Nam đãđược hạ thấp còn các nhà xuất khẩu của Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi hơn khi giaodịch với các thành viên khác của WTO

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng: dầu thô, điện thoại linh kiện, hàng dệt,may, thủy sản, gạo, sản phẩm điện tử… giá trị xuất khẩu trong năm 2015 là $162,44 tỷ.Nhập khẩu các mặt hàng: máy móc thiết bị, xăng dầu, điện thoại, linh kiện, sắt thép, ôtô… giá trị nhập khẩu là $165,61 tỷ

1.2.3 Môi trường chính trị - pháp luật

1.2.3.1 Môi trường chính trị

Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị ổn định cao giúp cho các doanhnghiệp đầu tư lâu dài vào Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam có một đảng lãnh đạo nhândân là Đảng cộng sảnViệt Nam – doanh nghiệp không phải thay chiến lược kinh doanh,khi có sự thay đổi lãnh đạo của nhiều đảng như ở các nước Châu Âu

Cơ chế điều hành của chính phủ: chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanhnghiệp nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt trong các lĩnh vực mà Việt Nam có ưu thế vềnhân công, tài nguyên…nhằm giúp Việt Nam phát triển trong quá trình công nghiệp hóacủa mình

1.2.3.2 Môi trường pháp luật

Hệ thống luật pháp tại Việt Nam đang dần chuyển biến phù hợp với sự biến động vàhòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu Nhiều luật ra đời phù hợp với thực tiễn, vớiquyền tự do kinh doanh Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và lỗ

Ngày đăng: 17/06/2016, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w