1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp hoạt động marketing tại Công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm

20 2,6K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 79,96 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1.Giới thiệu chung về công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty 1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Chương 2.Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh và marketing của công ty 2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty 2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty 2.3. Thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty Chương 3.Một số vấn đề cấp thiết của công ty và định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty 3.2. Một số vấn đề phát sinh 3.3. Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp KẾT LUẬN

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty

1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty

Chương 2 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh và marketing của công ty

2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty

2.3 Thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty

Chương 3 Một số vấn đề cấp thiết của công ty và định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp

3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty

3.2 Một số vấn đề phát sinh

3.3 Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay thì marketing đang ngày càng trở lên quan trọng giúp thúc đẩy mạnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Mỗi doanh nghiệp đều nhìn thấy tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp của mình, trong xu thế cạnh tranh trong nước

và quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO Marketing là hoạt động tạo nên bộ mặt của công ty qua các công cụ được sử dụng cho khách hàng biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả cao

Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn ThS Trần Thị Thu Hương, cùng tập thể cán bộ nhân viên Phòng kinh doanh Công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm, em đã tìm hiều và thu thập được thông tin về Công ty và những hoạt động marketing mà công ty

đã đang và sẽ thực hiện

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về kỹ năng, nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm nên em rất mong nhận được những đánh giá tích cực từ các thầy cô để em hoàn thiện bản thân, sẵn sàng chinh phục những thử thách về marketing sau này

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM

HẢO SÂM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm

Địa chỉ nhà máy: Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Địa chỉ văn phòng công ty: Số 22 ngõ 26, Vương Thừa Vũ, Thanh xuân, Hà Nội Website: www.haosam.com.vn

Giấy phép kinh doanh: 0900271482 – ngày cấp: 24/05/2007

Người đại diện theo pháp luật: Bà Đặng Thị Hảo – Chủ tịch kiêm Giám đốc công

ty

Công ty TNHH Mỹ phẩm Hảo Sâm chính thức đi vào hoạt động ngay sau khi

được cấp giấy phép vào ngày 24/05/2007 Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm, phân phối đến rất nhiều các tỉnh thành trên cả nước

Sau nhiều năm hoạt động, nhờ vào những thành tựu trong nghiên cứu khoa học

và công thức đạt chuẩn mực về độ an toàn, sản phẩm của công ty đã chinh phục được sự yêu mến và tin tưởng của người tiêu dùng Hảo Sâm đang dần trở thành một doanh nghiệp mỹ phẩm Việt được người dùng tin cậy, phát triển ổn định trên thị trường trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài

Trang 4

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Nhận xét:

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức, có thể thấy Hảo Sâm có cơ cấu tổ chức theo chức năng, quy mô doanh nghiệp là vừa và nhỏ

Mức độ chuyên môn hóa của các phòng ban thấp, một phòng ban cùng một lúc

có thể phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau

Với tiềm lực và quy mô của doanh nghiệp hiện nay thì đây được xem là cơ cấu

tổ chức bộ máy phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại Chắc chắn trong tương lai, khi quy mô của doanh nghiệp thay đổi thì cơ cấu tổ chức bộ máy này cũng có những thay đổi phù hợp

1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất và phân phối mỹ phẩm làm đẹp phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á và Châu Á

1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc

Phòng Tài

chính - Kế

toán

Phòng Tài

chính - Kế

toán

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh Bộ phận sản xuất

Bộ phận sản

xuất

Cửa hàng

Trang 5

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013, 2014

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

Trong ba năm từ năm 2012 đến năm 2014, nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt, lợi nhận tăng dần từ 564,6 triệu (2012) đến 1122 triệu (2014), lợi nhuận của công ty tăng đều mỗi năm gia tăng hơn 40% Từ năm 2012 đến năm

2013, Công ty có thực hiện loại bỏ một số sản phẩm kém hiệu quả trong tuyến sản phẩm hiện tại để đầu tư nghiên cứu những sản phẩm mới, do đó doanh thu của công ty đã giảm nhẹ 8,44% tuy nhiên hiệu quả kinh doanh đã tốt hơn khi mà chi phí đã giảm tới 12,27% Từ năm 2013 đến 2014, tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan do những tín hiệu tích cực từ sản phẩm mới của công ty mang lại Doanh thu của công ty tăng 16,87% tuy nhiên chi phí chỉ tăng 14,05% do đó, lợi nhuận của công ty tăng gần 40% Kết quả kinh doanh của công ty hứa hẹn sự bứt phá mở rộng thị trường của công ty trong tương lai

ST

T

Chỉ tiêu

so sánh 2012 2013 2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

1 Doanh thu 8016,6 7339,7 8578,

2 Chi phí 7452,5 6537,6 7456,

1 -914,4 12,2 918,4 14,05

3 Lợi nhuận

trước thuế 564,6 802,1

1122, 9

237,5 42,0 319,9 39,88

Trang 6

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT

ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty

2.1.1 Đặc điểm ngành hàng

Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng vì thế mà được chú trọng nhiều hơn, nhất là về vẻ đẹp ngoại hình Vì vậy, mỹ phẩm trở thành sản phẩm tiêu dùng vô cùng quen thuộc với người dân ngày nay Nó phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau trong xã hội hiện đại ngày nay

Theo Hiệp hội hóa mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có khoảng

400 doanh nghiệp cả trong nước lẫn nước ngoài kinh doanh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm Chúng ta có thể bắt gặp vô số các sản phẩm làm đẹp

ở các cửa hàng, bách hóa hay siêu thị thậm chí là cả ở các chợ với đủ các mức giá khác nhau Ngoài ra, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang thu hút rất nhiều công

ty lớn đến từ nước ngoài như P&G, Unilever, LG Vina, Oriflame… Với khoảng 90% thị phần, trong khi các công ty trong nước chỉ nắm giữ con số 10% Từ đó có thể thấy đây là một ngành có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong tương lai

2.1.2 Thị trường trọng điểm của Công ty

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hảo Sâm được chia theo khu vực địa lý đó là: Thị trường Miền Bắc: Bao gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định Đây là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 70% doanh thu

Thị trường Miền Trung: Bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An ,Hà Tĩnh, TT Huế Chiếm khoảng 10% thị phần của công ty

Thị trường Miền Nam: Bao gồm TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Quy Nhơn, Bến Tre

2.1.3 Khách hàng trọng điểm của công ty

Trang 7

Khách hàng mục tiêu của công ty chủ yếu là phụ nữ và một số ít nam giới được phân loại dựa trên độ tuổi, thu nhập:

Với tiêu chí độ tuổi, ứng với mỗi độ tuổi công ty sẽ có những sản phẩm mỹ phẩm phù hợp

Độ tuổi từ 16-30: Các sản phẩm chủ yếu giúp khách hàng dưỡng da, trị mụn trứng

cá, làm đẹp sáng da

Độ tuổi từ 31-60: Các sản phẩm chủ yếu giúp khách hàng trị nám, chống lão hóa, chống nhăn

Về thu nhập thì với từng mức thu nhập của người dân, công ty đưa ra các sản phẩm với các tính năng bổ sung và các mức giá khác nhau, cụ thể:

Với mỗi danh mục sản phẩm, công ty đưa ra 3 loại với 3 mức giá khác nhau gồm loại cao cấp, loại 2 và loại 3 Sản phẩm cao cấp có bổ sung thêm các tính năng tốt hơn và chất lượng tốt hơn so với 2 sản phẩm còn lại

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty

2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

 Môi trường nhân khẩu học

Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân cư Theo thống kê của Tổng cục dân số công bố năm 2014, quy mô dân số Việt Nam khoảng 90,7 triệu người Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và mỗi năm dân số tăng lên khoảng một triệu người Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn đối với nhà kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trường Cơ cấu tuổi trong độ tuổi từ 15 – 60 tính đến 1/4/2014 rất cao sấp xỉ 61 triệu người chiếm 66,7% quy

mô dân số Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi này hàng năm khoảng 1,24% (Nguồn: Tổng cục dân số) Có tới 2/3 tổng số dân nằm trong tập khách hàng mục tiêu của công ty theo độ tuổi cho thấy thị trường của công ty rất rộng lớn và đang ngày càng lớn hơn Tuy nhiên, vì đây là thị trường rất tiềm năng nên không tránh khỏi rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tranh giành thị trường của công ty

Trang 8

Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam tăng nhanh, hiện nay cả nước có 772 đô thị, tốc độ đô thị hoá mỗi năm tăng gần 1% (Con số thống kê của Bộ xây dựng) điều này cho thấy mức sống của người dân ngày càng tăng cao và nhu cầu làm đẹp của

họ cũng tăng theo

 Môi trường kinh tế

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh, được thúc đẩy bởi

sự bùng nổ đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2006 và hoạt động cải cách kinh

tế rất ấn tượng, đặc biệt là về tự do hóa thương mại và đầu tư đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có những doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm xâm nhập thị trường Việt Nam, cạnh tranh mạnh mẽ và giành được phần lớn thị phần mỹ phẩm ở trong nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trung bình trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 5,6%/ năm, tỉ lệ lạm phát ở mức khá thấp Năm 2013 khi tỉ lệ lạm phát chỉ là 2,25% - thấp nhất trong 1 thập kỷ qua Năm 2014, con số này cũng ở mức 3-4% Lạm phát thấp giúp chi phí đầu vào giảm dẫn đến giá thành giảm, kích thích tiêu dùng…Ngoài ra, từ việc tỉ lệ lạm phát ở mức thấp thì dẫn đến lãi suất cũng thấp, điều đó tạo điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp vay vốn, đầu tư mạnh mẽ hơn vào sản xuất, phát triển công ty

Thu nhập bình quân đầu người:

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 1960 USD

và đang tiếp tục tằng nhanh Theo dự đoán của Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2015 thu nhập bình quân đầu người khoảng 2200 USD Thu nhập tăng giúp cho mức sống của người dân tăng lên, vì thế nhu cầu chăm sóc bản thân sẽ tăng cao, đòi hỏi các hãng mỹ phẩm phải nghiên cứu nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của người dân (Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc 7/2015)

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế:

Trang 9

Trước tiên là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với một số nước trong khu vực Mạng lưới giao thông liên tỉnh, huyện

xã được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở cả các vùng nông thôn, các khu vực xa xôi hẻo lánh Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thông, bưu chính được điều chỉnh giảm đáng kể so trước đây cho phép công ty có thể áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động

Thị trường ngành mỹ phẩm:

Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm do người tiêu dùng chi tiền cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4 USD/người/năm, còn quá ít so với các nước khác Thị trường cũng sẽ đi theo hướng đòi hỏi những sản phẩm cao cấp hơn Các sản phẩm cao cấp ngày càng nhiều, nhưng sản phẩm thông thường vẫn chiếm

ưu thế, để gia tăng thị phần các nhà sản xuất của các sản phẩm thông thường sẽ phải mở rộng thêm đối tượng khách hàng

Doanh thu toàn ngành mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân năm 2014 được dự đoán

15,316.8 tỷ đồng, tăng 4.1% so với 2013 (Nguồn: Euromonitor October 2013)

 Môi trường Chính trị - Pháp luật

Đối với mặt hàng mỹ phẩm, pháp luật Việt Nam có những quy định khá chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần tuân thủ những quy định của pháp luật như về những loại sản phẩm được công bố lưu hành, điều kiện đối với doanh nghiệp khi đã công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm

Chính phủ đã cho thành lập Cục Cạnh tranh, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Cục quản lý dược Việt Nam… sự hoạt động của các cơ quan này góp phần làm cạnh tranh trên thị trường mỹ phẩm trở lên công bằng và bình đẳng với các doanh nghiệp, tránh những doanh nghiệp bán

Trang 10

những sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm mỹ phẩm

 Môi trường Văn hoá – Xã hội

Người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân,

có thái độ chào đón những cái mới phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới với chất lượng ngày càng được nâng cao Với một đất nước có nền văn hóa phương Đông như Việt Nam, đa số mọi người sẽ hướng tới sự nhẹ nhàng, không cầu kỳ trong việc làm đẹp khác hẳn với những nền văn hóa tại những châu lục khác Chính vì thế, các sản phẩm của các doanh nghiệp

mỹ phẩm vì thế phải nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm sao cho thật phù hợp với nét văn hóa của con người Việt Nam

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cũng làm cho thói quen, lối sống của con người Việt Nam thay đổi, họ sử dụng mỹ phẩm nhiều hơn vì muốn mình trở lên đẹp hơn, phù hợp với yêu cầu trong công việc

 Môi trường Khoa học – Công nghệ

Công nghệ hiện nay rất phát triển, những trang thiết bị tiên tiến hiện đại giúp cho doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm chất lượng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Công nghệ hiện đại cũng góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, giảm chi phí biến đổi bình quân trên một sản phẩm, giúp giảm giá thành đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngoài ra, internet phát triển rộng khắp, khách hàng ngày này tiếp xúc với internet thường xuyên hơn tạo điều kiện cho các công ty có những cách thức quảng cáo, truyền thông marketing đa dạng , hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp

 Môi trường tự nhiên

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân hoá theo từng vùng với những kiểu thời tiết khác nhau Khí hậu thay đổi theo mùa thường gây những tác

Trang 11

động đến con người, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm giúp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, sắc đẹp của khách hàng Thêm nữa, sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là làn da, đây cũng là cơ hội cho nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm thâm nhập vào thị trường Việt Nam

2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô

 Nhà cung ứng

Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kì công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên nhiên liệu, máy móc, lao động, nhà xưởng…Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào như số lượng, chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp… đều ảnh hưởng tới các quyết định marketing của công ty

Hiện nay công ty có 10 nhà cung cấp, cung cấp cho công ty nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, bao bì sản phẩm, hộp đựng đóng gói, cung cấp dịch vụ về website… Hầu hết các nhà cung cấp về nguyên liệu và bao bì cho công ty đều có mối quan hệ khá thân thiết, cả hai bên đều có sức ảnh hưởng ngang nhau, không bên nào có quyền áp đặt đối với bên còn lại Mối quan hệ giữa các công ty với nhà cung cấp đã được xây dựng từ lâu vì thế các nhà cung cấp cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp cho công ty đảm bảo nguồn hàng phục vụ cho sản xuất, đảm bảo công việc kinh doanh ổn định

 Đối thủ cạnh tranh

Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam có thể gọi là bùng nổ Hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam Trong đó có dòng mỹ phẩm cao cấp như Estee Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, L’oreal… Một số thương hiệu nội

Ngày đăng: 16/06/2016, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w