1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết Huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang

113 788 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 26,48 MB

Nội dung

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết ở Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang. Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết. Đánh giá đúng thực trạng về tình hình trồng, bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên. Đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

QUÁCH VĂN HOÁ

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ

SHAN TUYẾT - HUYỆN VỊ XUYÊN - TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS QUYỀN ĐÌNH HÀ

Trang 2

HÀ NỘI – 2009

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều được chỉ rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Quách Văn Hóa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng

hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan công tác, của nhà trường và sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô giáo cùng với

sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chương trình cao học Kinh tế nông nghiệp và đề tài này

Quá trình hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, thầy giáo

PGS.TS Quyền Đình Hà, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các

cơ quan, ban ngành, UBND các xã của huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà giang và bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên bản thân hoàn thành đề tài Nhân đây, bằng tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của mình xin được ghi nhận và trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, quý cơ quan, nhà trường, quý anh chị, các đồng nghiệp và gia đình về sự dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên quý báu đó

Tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài Kính mong thầy cô giáo và các bạn tiếp tục chỉ bảo và giúp đỡ bản thân hoàn thiện và phát triển đề tài

Xin chân th nh c m n! à ả ơ

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Quách Văn Hóa

Trang 5

2.1.5 Các hình thức (mô hình) phát triển cây chè Shan tuyết 18

2.2.1 Khái quát về tình hình phát triển cây chè trên thế giới 18 2.2.2 Tình hình phát triển cây chè ở Việt Nam 22

Trang 6

2.2.3 Tình hình phát triển cây chè Shan 24

3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 27

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Vị Xuyên 27 3.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên 35

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích tài liệu 44

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển về quy mô 453.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ảnh phát triển về chất lượng 45

4.1 Tình hình bảo tồn, phát triển chè Shan tuyết của Huyện Vị Xuyên trong

4.1.1 Vị trí của cây chè Shan tuyết trong cơ cấu kinh tế của huyện 464.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng, giống chè 464.1.3 Giá trị sản xuất của cây chè Shan tuyết 484.1.4 Phân loại vùng trồng chè Shan của huyện 514.2 Công tác bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết 54

4.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của cây chè Shan tuyết giữa các

4.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường ở các vùng trồng chè

Trang 7

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết của

4.3.3 ảnh hưởng của trình độ văn hoá, phong tục tập quán 694.3.4 ảnh hưởng của tiếp thu kỹ thuật đến kết quả và hiệu quả của cây chè

4.4.2 Cơ sở cho định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết

4.4.3 Các giải pháp bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNDTTVLN Tài nguyên dy truyền thực vật lương nông

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

3 Cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên 37

4 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Vị Xuyên 47

6 Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng đất trồng chè 51

8 Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại xã Cao Bồ 54

9 Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại xã Cao Bồ 55

10 Theo dõi sinh trưởng các dòng chè tại Phó Bảng - Đồng Văn 56

12 Hiệu quả kinh tế chè Shan tuyết của các hộ điều tra 62

13 Thu nhập từ cây chè Shan của các hộ điều tra 64

14 Tình hình thu mua và doanh thu của C.ty TNHH Hùng Cường 65

17 Một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển chè của Việt Nam 78

18 Kế hoạch phát triển chè của huyện Vị Xuyên đến năm 2010 79

19 Khung chiến lược bảo tồn chè Shan tuyết 80

Trang 10

DANH MỤC BIỂU

4 Thu nhập từ cây chè Shan của các hộ điều tra 64

Sơ đồ 1: Vai trò của các bên tham gia bảo tồn 57

Trang 11

DANH MỤC ẢNH

1 Đồi Chè Shan xã Cao Bồ –Huyện Vị Xuyên (chụp năm 2009) 49

2 Cơ sở chế biến chè ở xã Cao Bồ, Thượng Sơn 50

3 Đồi chè Shan tuyết tại xã Cao Bồ, Thượng Sơn 52

4 Cây chè Shan tuyết cổ thụ - Thôn Đán Khao – X.Thượng Sơn 67

5 Cây chè Shan tuyết cổ thụ cao trên 10m - Thôn Đán Khao, X.Thượng Sơn 68 6 Đồi chè tại xã Thượng Sơn và Cao Bồ 71

7 Búp chè Shan tuyết 74

8 Đường từ xã Thượng Sơn lên thôn Đán Khao 74

Trang 12

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Giang là tỉnh cực Bắc tổ quốc, có đường biên giới dài 274 km giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hà Giang có địa hình và khí hậu rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng của nhiều loài cây ăn trái như: cam, quýt v.v… đồng thời cũng là điều kiện lý tưởng để cây chè sinh trưởng và phát triển Với hương vị khá đặc trưng, chè Hà Giang luôn chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng Đặc biệt trong những năm gần đây, mỗi năm Hà Giang xuất khẩu chè từ 6 - 7 nghìn tấn ra thị trường nước ngoài, góp phần vào sản lượng chè hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam, chỉ đứng sau Srilanka, Ấn Độ và Trung Quốc Việt Nam có 3 vùng chè lớn là Lâm Đồng trên 25 ngàn ha, Thái Nguyên 20 ngàn ha và Hà Giang gần 16 ngàn ha; Trong khi đó, chè hữu cơ chỉ có 3 tỉnh là: Thái Nguyên, Mộc Châu (Sơn La) và chè Shan tuyết ở Hà Giang Ngoài giống chè mang loài quý hiếm, chè Shan tuyết

ở Hà Giang mọc ở độ cao trung bình từ 600 - 1.800 m so với mực nước biển trung bình nên có phẩm cấp, chất lượng tốt, hương vị độc đáo và đặc trưng riêng Hà Giang là tỉnh có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất cả nước với gần 16.000 ha, mỗi năm cho sản lượng chè búp tươi trên 30.000 tấn Vì vậy, trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư; trồng mới, thâm canh, chế biến, xuất khẩu đã thu hút được 13 Doanh nghiệp, trên 300 Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác tham gia vào ngành chè

Xác định được giá trị và lợi ích kinh tế to lớn của cây chè nói chung

và đặc biệt là cây chè Shan tuyết nói riêng, trong những năm qua Hà Giang đã chú trọng phát triển diện tích chè và coi cây chè là một trong những cây mũi

Trang 13

nhọn để đầu tư chiến lược, coi phát triển cây chè là giải pháp xoá đói, giảm nghèo, hướng tới làm giàu bằng các sản phẩm chè Shan tuyết cho đại đa số người dân trong nông nghiệp và đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao.

Tuy nhiên, việc phát triển cây chè Shan tuyết của Hà Giang còn không ít những khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp, các cán

bộ khoa học trong và ngoài tỉnh; bởi trên 90% diện tích chè Hà Giang là chè Shan tuyết cổ thụ do tập quán canh tác và sản xuất lâu đời, người dân trồng, khai thác chủ yếu theo phương pháp truyền thống; trồng chè đa phần bằng hạt, mật độ thấp không đồng đều; hầu như không bón phân, đầu tư thâm canh, thu hoạch sản phẩm chưa theo đúng quy trình kỹ thuật, các lứa hái ít, chỉ khoảng 3 - 4 lứa hái/năm… dẫn đến sản lượng chè thấp chỉ bằng 55% so với năng suất bình quân chung của cả nước

Vấn đề đặt ra là:

Tại sao phải bảo tồn chè Shan tuyết Huyện Vị Xuyên?

Tại sao lại đặt vấn đề về phát triển cây chè Shan tuyết?

Chè Shan tuyết đã đã được bảo tồn, phát triển như thế nào?

Những vấn đề gì đặt ra để bảo tồn giống chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên?

Giải quyết vấn đề gì cho sự phát triển chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên?

Từ ý nghĩa thực tiễn đó và được sự nhất trí của khoa kinh tế và phát triển

nông thôn tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn

và phát triển chè Shan tuyết - Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trang 14

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết ở Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang.

- Đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát

triển cây chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung điều tra, nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết trên địa bàn Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung;

Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác bảo tồn, trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoặch, và phát triển cây chè Shan tuyết của các hộ nông dân, công tác thu mua, chế biến, tiêu thụ chè Shan tuyết

Trang 15

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO TỒN

VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ SHAN TUYẾT

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp

Tài nguyên di truyền cây nông nghiệp tức là quỹ gen cây nông nghiệp được FAO gọi là tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lương thực và nông nghiệp lại là phần có trọng số lớn nhất của toàn bộ tài nguyên di truyền thực vật Sự xói mòn nguồn gen cây trồng trong nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân và hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng, để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông nghiệp, lâm nghiệp Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockhome, Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai họp tại Riode Janero, Brazin năm 1992 đã thỏa thuận công ước đa dạng sinh học Tại tháng 11 năm 2001 Đại hội đồng FAO đã thông qua Hiệp ước về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông (ITPGRFA) nhằm thiết lập một hệ thống tiếp cận tài nguyên cây trồng

và chia sẻ lợi ích đa dạng phục vụ lương thực và nông nghiệp

Cũng như các nước có nguồn tài nguyên di truyền thực vật phong phú, Việt Nam cũng có những hoạt động bước đầu bảo tồn và khai thác tài nguyên

di truyền cây nông nghiệp từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tuy nhiên mãi đến năm 1987, sau khi ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ khoa học và Công nghệ ban hành quy chế lâm thời về bảo tồn nguồn gen,

Trang 16

nhiệm vụ từng bước mới được tiến hành chính quy Năm 1996 Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của

hệ thống Bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật học ở Việt Nam

Bảo tồn tại chỗ sự đa dạng sinh học nông nghiệp của các loài cây trồng bản địa là một vấn đề cấp thiết trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Quốc gia (BAP) đang thu hút sự quan tâm và hành động của các cấp, các ngành và giới khoa học

Bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp thực chất là tổng hợp các hoạt động nhằm trợ giúp, gìn giữ, duy trì và làm tăng tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Hiện nay chiến lược bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài hòa hai phương pháp ex-situ conservation và in-situ conservation

* Bảo tồn nội vi hay còn gọi là bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation): là phương pháp bảo tồn các nguồn gen cây trồng trong điều kiện tự nhiên để tăng khả năng chống chịu và thích ứng với môi trường theo hướng tiến hóa

Bảo tồn và phát triển nội vi tài nguyên di truyền thực vật lương nông như;

- Điều tra kiểm kê TNDTTVLN

- Tăng cường cơ sở khoa học về bảo tồn trên đồng ruộng đa dạng sinh học nông nghiệp

- Tăng cường vai trò của hộ gia đình trong việc bảo tồn nội vi TNDTTVLN

- Bảo tồn trên đồng ruộng

- Thúc đẩy công tác quản lý trên đồng ruộng tài nguyên di truyền thực vật với sự tham gia của cộng đồng

Trang 17

* Bảo tồn ngoại vi (ex-situ conservation): Đây là biện pháp chính bảo tồn nguồn gen không bị xói mòn, tăng đa dạng sinh học nguồn gen cây trồng hiện tại và tương lai.

Bảo tồn và phát triển ngoại vi (ex-situ) tài nguyên di truyền lương nông nghiệp như;

- Duy trì bền vững các tập đoàn ngoại vi

- Phục hồi các mẫu giống bị đe dọa trong các tập đoàn

- Hỗ trợ việc thu thập và nhập nội TNDTTVLN

- Mở rộng các hoạt động bảo tồn ngoại vi (Bảo tồn thông qua sử dụng)Bên cạnh đó cho đến nay có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm đa dạng sinh học

Theo công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học” (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần v.v

Tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái [FAO]

Tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng (R.Patrick, 1983)

Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990)

Trang 18

Toàn bộ sự đa dạng và khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, cũng như đối với các hệ sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó; bao hàm cả đa dạng hệ sinh thái hoặc đa dạng quần xã, đa dạng loài và đa dạng di truyền (Pending legislation, U S Congres 1991).

Toàn bộ gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong một vùng (WRI, IUCN and UNEP, 1992)

Là toàn bộ dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995)

Bên cạnh đó Luật Đa dạng sinh học được Quốc Hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, quy định:

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái

tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên

của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự

nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền

Trang 19

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,

nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái

trong tự nhiên

Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật

tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và

phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học

Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống

và phát triển theo quy luật

Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý

các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng

kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen

Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn

chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn

Bảo tồn là sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật

Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo tồn sự đa dạng di truyền

* Khái niệm về phát triển:

Trong thời đại ngày nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục

Trang 20

làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” [19].

Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “ Sự bình đẳng hơn, sự tự do về chính trị và các quyền tự dọ của công dân

để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng ” [19]

Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền

tự do công dân của mọi người dân [29]

Khái niệm về phát triển bền vững đã được Ủy ban môi trường và phát triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “ Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” [10]

Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giầu môi trường sinh thái Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi đến thế hệ mai sau [25]

Theo chúng tôi, khái niệm về phát triển bền vững của Ủy ban môi trường thế giới là đầy đủ Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định

* Khái niệm về cây chè và chè Shan tuyết.

- Cây chè tên khoa học: Cmaellia Sinensis là loài cây mà lá và chồi của

Trang 21

chúng được sử dụng để chế biến chè [ 17 ].

- Chè Shan tuyết là thứ chè Shan lá to, lá nhỏ, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, sinh trưởng khỏe, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lượng tốt [ 2 ]

* Khái niệm về cộng đồng

Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng;

Cộng đồng (Community) là tập thể người sống trong một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem là một khối tương đồng thống nhất

Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, cùng chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp hay cùng các mối quan tâm

Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc

có cùng tình trạng tương tự nhau về một khía cạnh nào đó Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội nói chung có những điểm giống nhau

và gắn bó thành một khối

Theo một số nhà nghiên cứu thì cộng đồng là một tập thể có tổ chức bao gồm các cá nhân, con người sống chung trong một địa bàn nhất định, có chung đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy

Tổng hợp các khái niệm trên ta thấy những yếu tố chính cấu thành nên cộng đồng là; con người, môi trường mà trên đó họ có những tác động tương tác, chia sẻ với nhau và tính chất loại hình tương tác đó Qua đó ta thấy để bảo tồn tại chỗ có hiệu quả thì không thể thiếu sự có mặt của cộng đồng vì cộng đồng chính là chủ thể chính của các hoạt động bảo tồn [ 4]

2.1.2 Vai trò của cây chè Shan tuyết

* Vai trò của cây chè Shan tuyết

Trang 22

Cây chè Shan tuyết cổ thụ mọc tự nhiên trên những ngọn núi cao quanh năm sương phủ, khí hậu ôn hòa và có những cây vài trăm tuổi Mang lại nguồn lợi ích kinh tế không nhỏ cho đồng bào người dân tộc vùng cao, đồng thời theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngoài tác dụng giải nhiệt, mát gan, chè Shan tuyết còn chống ung thư Bên cạnh đó, chè Shan tuyết còn được đánh giá cao bởi vị ngọt, ngậy, hương thơm đặc trưng; đặc biệt do mọc trên núi cao, không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu nên được đánh giá là chè sạch “tuyệt đối”

Cây chè Shan tuyết đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ khi trồng ở khu vực đầu nguồn, búp chè Shan còn được chế biến thành 3 loại chè: Chè đen, chè xanh và chè vàng Chè Vàng là nguyên liệu để chế biến chè Phổ Nhĩ được các thương nhân Trung Quốc mua với giá khá cao trên dưới 40.000đ/kg

Nhận thấy nguồn sản phẩm quý giá của cây chè Shan tuyết, vì vậy, trong cuộc “cách mạng” chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã coi cây chè này là cây hàng hóa chiến lược Góp phần hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

* Sự hình thành và phát triển cây chè Shan tuyết ở Hà Giang.

Việt Nam có vùng chè Shan tuyết cổ thụ, lâu đời như Suối Giàng, Cao

Bồ, Tủa Chùa và vùng chè Shan công nghiệp nổi tiếng như Mộc Châu, Than Uyên ở miền núi phía Bắc Nghiên cứu khai thác cây chè Shan đã được người Pháp tiến hành điều tra ngay từ năm 1918 Vườn chè cổ thụ thuộc các hộ dân tộc ít người như Dao, Mông, Thái, Nùng tại vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc và Đông Bắc

Hà Giang có tập đoàn chè Shan phong phú, lâu đời và nổi tiếng như Lũng Phìn, Cao Bồ Gồm hai dạng chính là Shan lá to và Shan lá nhỏ với

Trang 23

búp nhiều tuyết, đã được người Pháp điều tra thu thập tập đoàn tại Phú Hộ từ những năm 1918.

Tổng diện tích 14.400ha, xếp thứ 4 trong 32 tỉnh trồng chè cả nước, tuy nhiên đa số là trồng phân tán xen cây rừng Giống Shan nếu trồng mật độ

3000 cây/ha có thể đạt 8 – 10 tấn búp tươi/ha chè 15 tuổi Sản phẩm thủ công chủ yếu là chè vàng lên men một nửa không tốn nhiên liệu sấy khô, dễ vận chuyển, tốn ít nhân công

Các vùng chè Shan cổ thụ đều ở độ cao 700 – 800m so mặt biển, có vùng trên 1500m, biên độ ngày và đêm theo mùa lớn, đặc biệt do ảnh hưởng của dãy Tây Côn Lĩnh lượng mưa rất cao tới 4800 mm/năm, như huyện Bắc Quang, Vị Xuyên tạo nên hương vị đặc sắc của hương vị chè Shan nói riêng

và chè Hà Giang nói chung

Nguồn nước và không khí không bị ô nhiễm, tập quán không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu nên có nhiều lợi thế sản xuất trà hữu cơ, an toàn và chất lượng cao

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây chè Shan tuyết

Chè Shan tuyết ở vùng núi phía Bắc là giống chè năng suất cao, trong điều kiện tự nhiên 1 hecta chè Shan với mật độ 2800 - 3000 cây có thể cho năng suất từ 6-8tấn búp tươi/năm Hơn nữa do địa hình núi cao và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc không sử dụng phân vô cơ và thuốc hóa học vì vậy có thể coi chè Shan tuyết núi cao là sản phẩm hữu cơ có giá trị lớn, giá bán chè xanh chế biến từ chè Shan cao hơn 2-5 lần chè vùng thấp

Đồng thời cây chè Shan tuyết ở vùng miền núi còn có tác dụng tích cực vào việc tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, hạn chế tập quán du canh, du cư, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa

Trang 24

Về mặt sinh thái; Cây chè Shan có nguồn gốc cây rừng, thích nghi cao với điều kiện sinh thái miền núi, nếu để phát triển tự nhiên cây chè sinh trưởng rất khỏe tương đương với cây rừng Với những cây chè được tác động các biện pháp kỹ thuật (đốn hái) thường cây cao 6-7m, tán rộng 3-6m; với đặc điểm như vậy cây chè Shan được coi như thành phần cơ cấu cây rừng Ngoài giá trị kinh tế do sản phẩm búp chè mang lại nó còn có tác dụng che phủ đất chống xói mòn, ổn định hệ sinh thái rừng Hiện nay phát triển cây chè Shan tuyết ở các tỉnh miền núi là góp phần vào kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng.

Cây chè Shan tuyết thường được đốn vào mùa đông, đồng thời với việc phát cỏ v.v… Sang xuân, vụ 1 hái vào tháng 3-4 âm lịch; vụ 2 hái vào tháng 5-7 âm lịch; vụ 3 hái vào 8-9 âm lịch, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì có thể hái thêm một vụ nữa nhưng năng suất rất thấp do trời lạnh, khô cạn

2.1.3 Bảo tồn chè Shan tuyết

- Bảo tồn các giống cây trồng bản địa

Các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và các địa phương đang tích cực bảo tồn nguồn gen (cây rừng, cây ăn qủa, giống vật nuôi, lúa, đỗ nho nhe ) trước nguy cơ tuyệt diệt, mất vùng phân bố các loài cây quý hiếm và gia tăng sâu bệnh hại

Những năm gần đây, hệ sinh thái rừng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, dần biến thành đất hoang, đồi trọc do nạn phá rừng, nạn lấn chiếm đất rừng làm đất nông nghiệp

Nhiều loại cây khác nhau cũng đang mất dần vùng phân bố; Loài Lim xanh họ Đậu, trước đây phân bố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, tạo thành những rừng nổi tiếng ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Long Đại (Quảng Bình), nay chỉ còn một số cây đơn lẻ tại các khu rừng già tự

Trang 25

nhiên Hay loài Lát hoa quý hiếm, từng phân bố rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc, nay còn lại một vài quần thể được giữ lại làm giống ở các khu rừng.

Trước thực trạng đó, Các vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và các địa phương cần tăng cường bảo tồn nguồn gen cây rừng ở dạng cây đứng, bảo quản hạt giống sau sưu tập làm cơ sở cải thiện giống

- Bảo tồn giống chè Shan tuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn chè Shan tuyết

Chè Shan tuyết được đánh giá là một giống chè quý, có nhiều ý nghĩa

về mặt kinh tế, xã hội cũng như có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người đã được các nhà khoa học nghiên cứu minh chứng và đang phát triển hơn nữa

Đồng thời công tác bảo tồn cây chè Shan gặp phải những khó khăn nhất định:

+ Thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt

+ Trình độ văn hóa của người dân nơi có cây chè Shan rất hạn chế.+ Sự hiểu biết, tiếp thu và áp dụng tiết bộ khoa học kỹ thuật khó khăn.+ Đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn (điện, thông tin liên lạc )+ Hệ thống đường giao thông rất khó khăn

+ Địa hình phức tạp hiểm trở

+ Cơ sở vật chất thiếu thốn

- Đặc điểm sản xuất, chế biến chè Shan tuyết

Việt Nam có vùng chè Shan cổ thụ, lâu đời và nổi tiếng; Vườn chè cổ thụ thuộc các hộ dân tộc ít người như Dao, Mông, Tày, Nùng tại vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Việt Bắc

Trang 26

Hiện nay, phương thức trồng chủ yếu bằng hạt hỗn hợp, và chăm sóc theo phương pháp truyền thống thủ công nên năng suất chưa cao chưa tương xứng với tiềm năng của giống.

Giống chè Shan đa dạng, phổ biến nhất là giống chè Shan lá to và Shan

lá nhỏ có nhiều tuyết sinh trưởng tốt nhất ở các vùng Suối Giàng, Vị Xuyên, Tủa Chùa [21], nơi có độ cao so với mực nước biển: 500 - 1500m và có thể chia thành 3 địa hình: Vùng cao núi đá; vùng cao núi đất và vùng thung lũng trên núi cao Do đó, cây chè Shan tuyết không bón phân, không sử dụng thuốc hóa học, chỉ làm cỏ phát quang quanh gốc và sản phẩm chế biến chủ yếu là chè xanh và chè vàng

Tiêu biểu chè Lũng Phìn với đặc điểm dạng tán hình mâm xôi hoặc dạng nến Chè tán dạng mâm xôi là chè Shan lá nhỏ Dạng búp biến động từ 2,3 - 4,5cm, trọng lượng búp biến động từ 0,4 - 1,09g/búp, thuận lợi cho chế biến chè xanh có ngoại hình đẹp Hàm lượng tanin biến động từ 32,25-37,32%, chất hòa tan 43,24 - 47,82%, đường khử 2,00 - 2,95%, cafein 3,05 - 3,45%, nhất là chất lượng thử nếm cảm quan điểm cao từ 16 - 18,2 điểm trên nhiều mẫu chè [2]

Dạng chè Shan thứ 2 với tiêu biểu vùng chè cổ Bó Đướt, Đán Khao-xã Thượng Sơn, Tát Khao - xã Cao Bồ - Huyện Vị Xuyên Loại chè này đặc biệt nhiều về mức độ lông tuyết ở cả búp, lá 1 và một phần lá 2 Trọng lượng búp chè từ 0,92 - 1,02g, thành phần sinh hóa cho thấy tanin biến động từ 27,96 - 32,98%, chất hòa tan từ 35,81 - 40,56%, đường khử từ 1,22 - 1,90%, cafein từ 2,85 - 3,00% [2]

2.1.4 Phát triển chè Shan tuyết

* Đặc điểm sinh trưởng, phát triển chè Shan tuyết.

Cây chè là cây lâu năm có 2 chu kỳ phát triển:

Trang 27

+ Giai đoạn cây chè con; Kể từ khi gieo hạt (hoặc giâm cành) đến khi cây ra hoa lần đầu tiên.

+ Giai đoạn cây non; Bắt đầu từ khi ra hoa lần đầu tiên đến khi cây sinh trưởng đầy đủ và định hình 3 - 4 năm

+ Giai đoạn cây lớn, cây trưởng thành; Từ khi cây chè bước vào giai đoạn kinh doanh đến khi có biểu hiện tạo tán mới (chè suy thoái)

+ Giai đoạn già cỗi; Bắt đầu từ khi có chồi mọc vượt từ gốc đến khi chè già cỗi chết

- Chu kỳ phát triển nhỏ:

Bao gồm hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Các mầm dinh dưỡng phát triển thành búp, lá tạo nên các đợt sinh trưởng; các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa, quả chè

Nhưng đặc điểm chính:

+ Sinh trưởng búp:

Chồi lá phình lên → Mọc lá vảy ốc → Mọc lá cá → Mọc lá thật → Búp

mù ngủ, nghỉ (sau một thời gian lại tái diễn)

+ Sinh trưởng cành:

Trang 28

Khi cây nhỏ; phân cành theo kiểu phân đơn, có thân chính rõ.

Khi cây lớn; kiểu phân cành hợp trục, thân chính không rõ, chồi chè lớn lên, hái búp liên tục thì phân nhánh theo kiểu hợp trục nhiều ngả

+ Sinh trưởng bộ rễ; Gồm rễ dẫn và rễ hút, sự phát triển của bộ rễ và thân lá có hiện tượng xen kẽ nhau

+ Sinh trưởng sinh thực:

Mầm sinh thực phồng lên thành nụ → nở hoa → thụ phấn → kết quả [17]

* Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chè Shan tuyết.

Cây chè Shan tuyết hợp với điều kiện đồi núi cao, khí hậu ôn hòa, do

đó cây chè Shan phát triển tốt chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố:

- Yêu cầu phát triển cây chè Shan

+ Độ cao so mực nước biển: 500 - 2.000m

+ Có thể chia thành 3 địa hình: Vùng Cao núi đá; vùng cao núi đất và vùng thung lũng trên núi cao

+ Hàm lượng mùn: tầng đất 0-20cm từ 2,33 - 4,47%, giảm dần theo chiều sâu pHKCL từ 3,8 - 5,6 NPK tổng số, dễ tiêu từ nghèo đến trung bình

- Yếu tố ảnh hưởng:

+ Tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu

+ Chè chưa được đốn, hái, chăm sóc đúng kỹ thuật

+ Đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón phân hữu cơ

Trang 29

+ Thiếu hệ thống cải tạo đất cung cấp chất mùn, vừa là cây che bóng [21].

2.1.5 Các hình thức (mô hình) phát triển cây chè Shan tuyết

Ở vùng Nậm Búng (Văn Chấn, Yên Bái) trồng chè Shan tuyết với mật

độ cao như trồng chè đồi Nơi đây có độ cao trên 600m, nhiệt độ bình quân hàng năm tương đối thấp rất thích hợp với cây chè Shan tuyết

Năm 2002, Lâm trường Văn Chấn đã tiến hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành từ cây chè Shan cổ thụ được viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chọn lọc tại Suối Giàng và chuyển giao kỹ thuật nhân trồng Thực tế cho thấy mật độ trồng dầy 16.000 cây/ha, năng suất, hiệu quả khả quan Tổng cộng có 243,9ha được trồng, đã hình thành một vùng nguyên liệu tương đối tập trung, những nương chè trồng từ những năm 2002,

2003 đến nay đã cho thu hoạch búp tươi, bình quân mỗi ha đạt 5-6 tấn búp tươi/năm, mang lại thu nhập trên dưới 30 triệu đồng/năm Cây chè Shan đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho gần 700 hộ dân vùng cao ở xã Nậm Búng và Gia Hội, nhiều hộ nhờ chè đã tích lũy mua được những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền

Tại xã Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) trồng rừng bằng chè Shan tuyết, cho đến nay toàn Xuân Sơn trồng được 70 ha chè Shan theo dạng rừng phòng

hộ, đang bắt đầu cho thu nhập, bình quân mỗi năm cho thu từ 3-4 triệu đồng Chè sạch hoàn toàn không phun thuốc trừ sâu, không bón phân hóa học, chỉ mỗi công làm cỏ nên năng suất chưa cao Cây chè Shan tuyết 6 tuổi, đã cao trung bình khoảng 3m, tán 2m, hơn các cây khác về tán, lại có tuổi thọ hàng mấy trăm năm, có thể cho thu nhập đều mà rừng luôn có cây phòng hộ Những năm đầu, khi tán cây còn nhỏ, bà con vùng dự án thường làm nông lâm kết hợp như trồng sắn, lạc, đậu, cải nương v.v để lấy ngắn nuôi dài

Trang 30

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Khái quát về tình hình phát triển cây chè trên thế giới

* Lịch sử phát triển chè trên thế giới.

Theo các tư liệu lịch sử, ngay từ năm 805 các nhà sư Nhật Bản tu hành tại chùa Quốc Thanh (Chiết Giang, Trung Quốc), khi về nước đã mang hạt giống chè gieo trồng ở Hạ Xuyên (Shiga Ken, Nhật Bản) Từ đó Nhật Bản phát triển nhanh chóng thành nước sản xuất chè lớn trên thế giới

Đến năm 828 sau công nguyên, Triều Tiên bắt đầu có chè, trồng ở núi Kim La Đạo Trí Dí Sơn

Sau thế kỷ XVII, chè truyền bá nhanh qua “con đường chè” trên đất liền và trên biển Người Đức đã nhập hạt chè năm 1654, để trồng tại Java và Sumatra (Indonesia) Năm 1780, Công ty Đông Ấn Độ của nước Anh đã nhập giống chè từ Trung Quốc về trồng ở Ấn Độ

Năm 1833, Sa Hoàng nước Nga đã nhập cây chè từ Trung Quốc về trồng tại Crưm bên bờ biển Đen rồi từ đó phát triển sang Gruzia, Kratxnôđa

Ở Malaysia, năm 1914, Hoa kiều nhập giống chè Trung Quốc trồng tại công viên Kuala Lumpua

Những năm 1920, Người Anh đã đầu từ trồng chè tại Châu Phi

Những năm 1950, Trung Quốc viện trợ cho các nước Mali, Ghinê, Pakixtan trồng và chế biến chè

Châu Úc, năm 1940 nhập giống chè Trung Quốc, do Nhật Bản trồng thử ở Quynxlen, đảo Tatsmania (Australia) và Nenson (Newzilan) Trong thế

kỷ XX, tiêu thụ chè ngày càng nhiều, vùng sản xuất chè được mở rộng liên tục, nhà máy chế biến chè tăng nhanh, khoa học kỹ thuật chè phát triển mạnh

mẽ, thị trường chè 100 năm qua đã tăng lên gấp bội

Trang 31

Năm 1998, tổng diện tích chè thế giới là 2.422.600 ha Năm 2000, tổng sản lượng chè 2.963.000 tấn, năng suất bình quân 1.248kg/ha, mức tiêu thụ 506g/đầu người, mức tiêu thụ người lớn 633g/người [ 17 ]

* Tình hình phát triển sản xuất chè ở một số nước

Chè được sản xuất ở gần 40 quốc gia trên thế giới với diện tích 2.422.600 ha, tập trung chủ yếu ở một số nước là Trung Quốc 1,1 triệu ha, Ấn

Độ 486 nghìn ha, Srilanca 190 nghìn ha, Kenia 120 nghìn ha Sản lượng chè của các quốc gia này chiếm khoảng 70% sản lượng chè thế giới

Xu thế hiện nay của các nước trồng chè chủ yếu là chú ý nhiều đến việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động Việc mở rộng diện tích trồng chè ở nhiều nước không còn là chỉ tiêu chính Trong 20 năm gần đây (1980 - 2000) diện tích chè từ 2,34 triệu ha tăng 2,55 triệu ha (tăng 6,8%), trong khi sản lượng tăng từ 1,85 triệu tấn lên trên 2,98 triệu tấn (tăng 61%) Năng suất bình quân trên 1 tấn/ha, cao nhất là Papua New Ginê đạt gần 3 tấn chè khô/ha, tiếp theo là Kenya 2,2 tấn/ha Ấn độ, Indonesia và Srialanca đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha, Bên cạnh đó Việt Nam đạt khoảng 0,9 tấn/ha vẫn thấp hơn năng suất bình quân của thế giới

Năm 2000, sản lượng chè của thế giới đạt 2,95 triệu tấn Ấn Độ là nước

có sản lượng chè cao nhất, hàng năm đạt 850 - 870 ngàn tấn, Trung Quốc khoảng 680 ngàn tấn, Srilanca, kenya trên 300 ngàn tấn, Indonesia, Thổ Nhĩ

Kỳ, Nhật Bản trên 100 ngàn tấn Việt Nam khoảng 80 ngàn tấn xếp thứ 8 trong tổng số các nước có sản lượng chè trên thế giới

Về công nghệ chế biến, hiện nay các nước chủ yếu là sản xuất chè đen (chiếm 75% tổng sản lượng)

Phát triển chè ở Trung Quốc

Trang 32

Trung Quốc là một nước trồng chè và chế biến chè sớm nhất thế giới là quê hương của chè Trung Quốc sản xuất ra hàng chục loại chè và có kinh nghiệm sản xuất phong phú Trước đây Trung Quốc đứng hàng đầu về sản lượng chè trên thế giới và chiếm tới 90% sản lượng chè xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Năm 1936, tổng diện tích trồng chè của Trung Quốc là 364 ngàn ha, chế biến được 309 ngàn tấn chè Nhưng trải qua nhiều năm chiến tranh và dưới quyền Tưởng Giới Thạch, ngành sản xuất chè của Trung Quốc bị sa sút nghiêm trọng Sau ngày giải phóng, ngành sản xuất chè của Trung Quốc đã dần dần được hồi phục; năm 1952 có 244 nghìn ha (không kể 40 nghìn ha ở Đài Loan), năm 1950 chỉ sản xuất được 60 nghìn tấn chè, đến năm 1955 lên tới 104,5 nghìn tấn, đến năm 1956 diện tích trồng chè tăng lên tới 300 nghìn

ha, sản xuất được 120,4 nghìn tấn Vào những năm 1964 - 1965 đã sản xuất được khoảng 200 nghìn tấn chè và đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chè sau

Ấn Độ và Srilanca

Phát triển chè ở Ấn Độ:

Ấn Độ là nước có lịch sử phát triển chè chưa lâu, nhưng nhờ học tập kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước, đồng thời do Ấn Độ có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè nên ngành sản xuất chè của Ấn Độ phát triển khá nhanh

Hiện nay Ấn Độ đứng hàng đầu thế giới về sản lượng chè sản xuất hàng năm Năm 1955, tổng diện tích trồng chè của Ấn Độ là 320 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 300 nghìn tấn

Nhưng điều đáng chú ý là gần đây công nghiệp sản xuất chè đen của

Ấn Độ có nhiều thay đổi về kỹ thuật sản xuất, chủ yếu là áp dụng các biện pháp mới để sản xuất ra các loại chè đen phù hợp với yêu cầu của thị trường

Trang 33

thế giới Chè đen được sản xuất bằng phương pháp CTC (Sản phẩm chủ yếu

là loại chè mảnh) tăng lên với tỷ lệ cao, còn chè đen sản xuất với phương pháp truyền thống (sản phẩm gồm hai loại chè cánh và chè mảnh) giảm xuống

rõ rệt Đồng thời, chè đen làm bằng phương pháp không làm héo cũng tăng lên và từ năm 1960 đã áp dụng phương pháp vò liên tục Nguyên nhân chủ yếu của phương pháp này là ở chỗ, không những dùng phương pháp này làm cho quá trình lên men chè được tiến hành đều đặn và sâu sắc, mà còn nâng cao được màu sắc của nước chè Chè đen được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu, nhất là ở Anh và Liên Xô cũ, chè đen thường được pha thêm đường hoặc sữa để uống

2.2.2 Tình hình phát triển cây chè ở Việt Nam

Vào khoảng thế kỷ thứ XVII, ở Việt Nam bắt đầu hình thành 2 vùng sản xuất chè

Chè vùng trung du (vườn) sản xuất chè tươi, chè nụ được chế biến đơn giản như ở vùng Văn Trai (Thanh Hóa), Truỗi ở Huế

Khu vực miền núi được trồng và sản xuất chè Chi, chè Mạn, chè lên men nửa chừng của đồng bào dân tộc Dao, Mông v.v

Kỹ thuật trồng và chế biến chè thời kỳ này, chủ yếu là quảng canh, có nơi còn coi là một cây rừng tự nhiên Sản phẩm chè chủ yếu được tiêu thụ trong

Trang 34

nước, mang tính tự cung tự cấp trong các gia đình hoặc một vùng nhỏ nào đó Chính vì thế mà diện tích trồng chè phân tán, rải rác ở các vườn nhà thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi Bắc bộ và một số tỉnh Tây nguyên.

Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu khảo sát việc sản xuất

và buôn bán chè ở Hà Nội Năm 1890 Paul Chafanjon cho xây dựng đồn điền chè đầu tiên ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích khoảng 60ha [ 21] Đến năm 1918, thành lập Trung tâm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ Từ năm 1925, chè bắt đầu phát triển mạnh khắp các khu vực trên cả nước và định hình thành 3 vùng chính

Khu vực chè Tây Nguyên: Năm 1939, diện tích đạt 2759ha, sản lượng bình quân hàng năm là 900 tấn Lúc này đã có những quy mô đạt 400 - 500ha Chè được xuất sang Tây Âu và chè xanh xuất sang thị trường Bắc Phi

Khu vực Bắc Trung bộ: Diện tích chè được trồng rải rác ở các vườn nhà và một số đồn điền nhỏ (vài chục ha) Kỹ thuật sản xuất và chế biến đơn giản, sản phẩm chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ

Vùng chè khu vực Trung bộ, gồm Quảng Nam, Đã Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Trị Tổng diện tích khoảng 1.900ha, công nghệ chế biến thô sơ, sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Bắc Phi (thuộc địa của Pháp)

Tổng diện tích cả nước thời kỳ này đạt khoảng 13.000ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 6.000 tấn chè khô, năng suất bình quân đạt 461kg khô/ha/năm

Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh, diện tích và sản lượng liên tục giảm, lượng chè hầu như chỉ tiêu thụ trong nước không tham gia xuất khẩu Cho đến sau chiến dịch biên giới (1950), khi đã có thể thông thương với Trung Quốc, sản lượng mới tăng lên đôi chút

Trang 35

Sau hiệp định Geneve, một nửa đất nước được sống trong hòa bình Với chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngoài, chè cùng với cà phê, ca cao và hạt tiêu đã trở thành một trong 7 lĩnh vực hợp tác quốc tế với các nước XHCN (cũ) Sản xuất bắt đầu mang tính chất tập trung, hàng loạt các nông trường chè được thành lập Sự phân công lao động này đã đưa ngành chè Việt Nam sang một bước mới Năm 1958 đã có 25 nông trường chè ra đời ở Miền Bắc, cùng với việc phục hồi các Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè Các nhà máy chế biến, các trung tâm, viện nghiên cứu được thành lập Sản phẩm chính là chè đen được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ), chè vàng xuất khẩu sang Hồng Kông, chè xanh sang Trung Quốc.

Từ năm 1975 đến nay, đất nước hoàn toàn thống nhất, cây chè ngày càng được quan tâm chú ý hơn, nó đã chính thức trở thành mặt hàng chủ lực trong nhóm cây công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

Năm 2003, diện tích chè cả nước 116.200ha, với sản lượng đạt 94.500 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 81 triệu USD, thị trường xuất khẩu được

mở rộng trên 60 quốc gia khắp các châu lục trên thế giới

Năm 2006 so với năm 1999 diện tích trồng chè tăng 1,5 lần, đạt 123.000ha, chè kinh doanh là 110.000ha, sản lượng đạt trên 143.000 tấn trà khô, năng suất tăng 1,7 lần đạt 1,27 tấn trà khô/ha, xuất khẩu tăng 2,5 lần đạt 105.116 tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 111 triệu USD Cây chè là cây xóa đói giảm nghèo, trên đất dốc đạt 1000 USD/ha/năm và 25 triệu đồng/ha Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 về sản xuất và thứ 6 về xuất khẩu trong 30 nước trồng chè trên thế giới

Mục tiêu đến năm 2010 là 120.000ha chè kinh doanh, mật độ đông đặc năng suất bình quân đạt 7000 - 8000kg búp tươi/ha, tổng sản phẩm 200.000 tấn, tổng doanh thu 300 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu 250 triệu USD

Trang 36

2.2.3 Tình hình phát triển cây chè Shan

* Cây chè Shan tuyết ở Lào Cai.

Chè Shan tuyết được trồng ở Lào Cai chiếm 37,5% diện tích chè toàn tỉnh với 1.370ha, đây là giống chè bản địa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao Lào Cai

Ngoài diện tích chè Shan tuyết trồng tập trung để chế biến công nghiệp, cây chè Shan tuyết tự nhiên có mặt ở hầu khắp các địa phương có độ cao từ 800-1800m, thuộc 31 xã của các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và Bát Xát Nơi phân bố của cây chè Shan tuyết núi cao tự nhiên đều là các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình phức tạp

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích chè Shan tuyết có ở các địa phương là: Huyện Si Ma Cai có 129.260 cây, tập trung trong 25 thôn bản; Huyện Mường Khương có 159.690 cây tương đương 79,85ha, tập trung trong 14 thôn, có trong 5 xã; Huyện Bát Xát có 99.050 cây tương đương 49,53ha, có trong 16 thôn, thuộc 6 xã; Huyện Sa Pa có 49.650 cây, tập trung ở các xã vùng đệm và phụ cận của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tương đương 24,83ha có trong 23 thôn thuộc 8 xã Những cây chè Shan phần lớn là những cây chè tự nhiên, có đường kính trung bình từ 10-20cm, nhiều cây có đường kính 40-50cm, được bà con bảo vệ, khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống nên có chất lượng cao

Những năm trước đây Lào Cai tổ chức trồng giống chè Shan phân tán vào các khu rừng phòng hộ theo chương trình 327, nhiều khu rừng chè Shan đến nay phát triển tốt: Tả Thàng, Cao Sơn, La Pá Tẩn v.v cây mọc khá tập trung

đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân Như vậy, cây chè Shan là cây đa

Trang 37

tác dụng, ngoài việc phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chè Shan còn là cây có giá trị kinh tế, để người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng [3].

* Phát triển cây chè ở Yên Bái.

Yên Bái là tỉnh có địa hình dốc và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè, tỉnh Yên Bái đã xác định là một trong những cây kinh tế quan trọng

và lâu dài trên vùng đất đồi

Thực tế việc sản xuất kinh doanh cây chè vào địa bàn tỉnh Yên Bái đã có

từ những năm 1960 Đến nay, tổng diện tích gần 13 nghìn ha, với gần 20 nghìn hộ nông dân có thu nhập về chè; nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn được hình thành, sản phẩm chè Yên Bái được xuất khẩu vào nhiều nước trên thế giới

Tỉnh ủy Yên Bái đã có Nghị quyết 02 về phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến kinh doanh chè đến năm 2010 đã quy hoạch vùng sản xuất chè ở Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải v.v với diện tích 5.000ha Đặc biệt là tỉnh Yên Bái đã đưa 500ha chè Shan giâm cành trồng mật độ dày ở Nậm Búng, Gia Hội có kết quả rõ nét [36]

* Phát triển cây chè ở Hòa Bình.

Ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã

Những năm trước đây, cây chè Shan tuyết hoàn toàn bị lãng quên, rừng chè là bãi chăn thả gia súc, không ai quản lý Đến năm 1999 UBND tỉnh có

dự án khôi phục vùng chè Shan tuyết và được bà con tích cực tham gia Đồng thời cây chè Shan tuyết được phát triển mạnh ở xã Yên Hòa, Cao Sơn, Trung

Trang 38

Thành, Tân Peo, Đoàn Kết (huyện Đà Bắc) được đầu tư giúp đỡ bởi dự án

747 cũng như sự kết hợp của chính quyền địa phương và các công ty Do đó đời sống bà con của vùng chè ngày một tăng lên [35]

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Vị Xuyên

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có tiềm năng về đất đai, tài nguyên phong phú, đa dạng có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của tỉnh và khu vực Đây là địa bàn cư trú của 16 dân tộc anh em với nhiều truyền thống văn hoá, tinh thần mang nét đặc trưng nếu được xác định đúng đắn chiến lược đầu tư và giải pháp phát triển thích hợp

Vị Xuyên còn có vị trí quan trọng trong phòng thủ đất nước, trong giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội có trên 20km đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Mặc dầu có nhiều tiềm năng thế mạnh, song nền kinh tế, xã hội của huyện đang ở điểm xuất phát thấp, hàng năm thu chưa đủ chi, tỷ lệ đói nghèo còn cao, trình dộ dân trí thấp đang là trở ngại lớn trên bước đường phát triển

- Vị trí địa lí: có toạ độ địa lí

+ Từ 22029’30’’- 2302’30’’ Vĩ độ Bắc

+ Từ 104023’30’’- 10509’30’’ Kinh độ Đông

Phía Bắc giáp: Nước Trung Quốc và huyện Quản Bạ

Trang 39

Phía Tây giáp: Huyện Hoàng Su Phì

Phía Nam giáp: Huyện Bắc Quang

Phía Đông giáp: Huyện Bắc Mê và Tỉnh Tuyên Quang

Trung tâm huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 20km về phía Nam

- Địa hình: Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà

Giang, địa hình khá phức tạp chia cắt mạnh Độ cao trung bình 200 – 500m so với mực nước biển Sông suối có dộ dốc lớn… Tạo ra các tiểu vùng mang những đặc điểm, điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng, thích hợp phát triển nông lâm nghiệp, nhất là cây chè, cây ăn quả có múi, lúa ruộng và phát triển nghề rừng (vùng nguyên liệu giấy) tạo ra khối lượng lớn nông lâm sản hàng hóa cho thị trường Lãnh thổ huyện có thể chia thành 3 vùng sinh thái nông – lâm nghiệp sau đây

+ Tiểu vùng I: Bao gồm các xã vùng cao (dọc theo dãy núi Tây Côn

Lĩnh) như: xã Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ và các thôn vùng cao của xã Phương Tiến Phương hướng chủ yếu là phát triển cây công nghiệp và đặc sản như: Chè San tuyết, quế, thảo quả, trúc, song, mây, đậu tương, cây lương thực; trồng rừng, khoanh nuôi

và bảo vệ rừng; chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp chế biến chè

+ Tiểu vùng II: Bao gồm các xã vùng thấp như: Trung Thành, Bạch

Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Tùng Bá, Phú Linh, Kim Thạch, Kim Linh, Thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên Hướng chủ yếu là phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm cây ăn quả có múi, chè, chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm, chế biến, dịch vụ

Trang 40

+ Tiểu vùng III: Bao gồm các xã Phong Quang, Thuận Hoà và Minh

Tân Hướng phát triển chủ yếu là lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây dược liệu, bảo vệ rừng

- Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió

mùa, nhưng do khu vực nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biến động trong mùa hè và của gió mùa đông bắc trong mùa đông kém hơn hơn các nơi khác thuộc khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ,

+ Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ: mùa hè trùng với gió mùa Đông

Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa Diễn biến thời tiết và khí hậu ở huyện và khu vực với những đặc trưng chính sau đây:

+ Chế độ nhiệt:

• Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 – 230C

• Nhiệt độ cao trung bình năm: 27,2 – 27,50C

• Nhiệt độ tối thấp trung bình 19,60C

• Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,50C

+ Chế độ mưa:

Tiểu vùng III và huyện Vị Xuyên có lượng mưa lớn, trung bình năm từ 2.500 – 3.200mm/năm, thấp nhất (năm 1956) 1.385mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm, thường tập trung các tháng mùa hè và mùa thu chiếm

85 – 90% lượng mưa cả năm, trong đó mưa lớn vào các tháng 6, 7 và 8 (lượng mưa đều trên 300mm/tháng) Ngược lại, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa nhỏ (thường dưới 50mm/tháng), lượng bốc hơi lớn nên gây khô hạn thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt

Ngày đăng: 16/06/2016, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
28. Tổng kết công tác phát triển chè giai đoạn 2006-2009 http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=9934&CatID=22&MN=2 Link
5. Nguyễn Tất Cảnh và cộng sự (2003) Báo cáo kết quả nghiên cứu bảo tồn nội vi đa dạng sinh học tại 2 điểm nghiên cứu Khác
6. Minh Chí, 1971, chè và sức khỏe của người, Tập san văn hóa, 21 Khác
7. Lê Doãn Diên, Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2003 Khác
10. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát triển bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. [24, tr.23] Khác
11. Tống Văn Hằng - Cơ sở sinh hóa và kỹ thuật chế biến trà; NXB TPHCM, 1998 Khác
12. Nguyễn Hữu Khải, Cây chè Việt Nam năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB LĐXH, Hà Nội, 2005 Khác
13. Đặng Hạnh Khôi - Cây chè và công dung; NXB KHKT, Hà Nội, 1983 Khác
14. Đặng Hanh Khôi, 1983, Chè và công dụng, NXB KH&KT, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Hữu La, Giới thiệu giống chè mới, viện khoa học kỹ thuật chè và cây nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, 2006 Khác
16. Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội Nươc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khác
17. Trịnh Xuân Ngọ, Cây chè kỹ thuật chế biến; NXB khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2007 Khác
18. Đỗ Văn Ngọc, Viện nghiên cứu chè. Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng phát triển châu Á. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 1997 Khác
19. Phạm Xuân Phương (2003), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông bắc Bắc bộ, Luận án TS kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội [40, tr. 5] Khác
20. Bùi Ngọc Quyết (2000), Giáo trình kinh tế môi trường, NXB Tài chính, Hà Nội. [41] Khác
21. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh, Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao-chất lượng tốt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2008 Khác
22. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong - Cây chè Việt Nam; NXB KHKT, 1998 Khác
23. Đỗ Ngọc Quỹ, Cây chè, sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, NXB Nghệ An, 2003 Khác
24. Nguyễn Văn Tạo - Viện nghiên cứu chè - Sổ tay kỹ thuật chế biến. Dự án phát triển chè và Cây ăn quả, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.Ngân Hàng phát triển châu Á, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2002 Khác
25. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [46] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w