1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận quản lý dự án nâng cao

17 3,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 176 KB

Nội dung

iểu luận quản lý dự án×tiểu luận quản lý dự án xây dựng×tiểu luận quản lý dự án đầu tư xây dựng×tiểu luận quản lý dự án phần mềm×quản lý dự án nâng cao×tiểu luận quản lý dự án đầu tư tiểu luận quản lý dự án công nghệ thông tintieu luận quản trị dự án nâng cao năng lực tiếng anh cho sinh vientiểu luận quản lý dự án về tiến độ thi công công trìnhbài tiểu luận quản lý dự án

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

- -TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CAO

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân

Học viên: ………

Mã học viên: 1582850302105

Lớp: 23QLXD22

Hà Nội, tháng 04 năm 2016

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Quản lý dự án là một công việc trí tuệ, một hoạt động chất xám rất cần thiết và cũng rất cụ thể cho những công việc hết sức cụ thể Quản lý dự án nó bao gồm toàn bộ công việc hết sức phức tạp nó cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản trong các trường đại học gồm nhiều ngành nghề khác nhau cụ thể như: Kiến trúc, xây dựng, thiết bị, điện, nước và các ngành kinh tế khác v.v đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải giỏi về chuyên môn được đào tạo, có đủ kinh nghiệm trong công việc quản lý ở các lĩnh vực mình phụ trách Ngoài ra còn có

đủ phẩm chất đạo đức, trung thực với nghề nghiệp Quản lý dự án là quản lý vốn đầu tư công trình một cách chặt chẽ không để thất thoát, lãng phí làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình để đưa công trình vào thi công đúng tiến độ, hoàn thành công trình đúng tiến độ, muốn vậy người quản lý phải quản

lý thật tốt từ các khâu KSTK, lập dự án, tổ chức phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, chọn thầu để tìm ra đơn vị có đủ điều kiện và năng lực thi công xây dựng công trình, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình, tổ chức nghiệm thu khối lượng thanh toán cho đơn vị thi công, nghiệm thu bàn giao công trình đưa công trình vào sử dụng và quyết toán công trình hoàn thành đúng theo quy định của nhà nước Hoạt động của ban quản lý dự án không thể tách rời 4 loại hình hoạt động có quan hệ hữu cơ: Nghiên cứu dự án, xử lý thông tin, thực hiện

dự án đưa dự án vào sử dụng Việc tạo hành lang pháp lý và chấp hành các điều kiện của hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và điều tiết hành vi của các đối tượng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng, đồng thời phải đẩy mạnh sự phát triển thường xuyên của công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng Đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp xây dựng thông qua các tổ chức nghề nghiệp và học thuật cho các cán bộ kỹ thuật Tất cả cần thiết đòi hỏi phải nhanh chóng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng thông qua đào tạo, huấn luyện thường xuyên trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng, thường xuyên đổi mới để tránh tụt hậu so với khu vực và thế giới

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, được sự giảng dạy nhiệt tình

về môn “Quản lý dự án xây dựng nâng cao” của Thầy Nguyễn Bá Uân, em xin được trình bày tiểu luận gồm các nội dung sau:

PHẦN I TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I.1 Trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị (Cơ quan) mình? Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nơi công tác và cho biết chức trách, trách nhiệm của bản thân anh chị trong tổ chức? Nêu một số tồn tại về cơ cấu tổ

Trang 3

chức bộ máy quản lý của đơn vị mà anh chị biết? Đề xuất giải pháp hoàn thiện

cơ cấu tổ chức đó?

I.2 Trình bày vắn tắt cách xây dựng 3 loại hình kết cấu tổ chức dự án cơ bản: Chức năng, dự án, ma trận Hãy cho biết, cách lựa chọn kết cấu tổ chức quản lý dự án phù hợp cho các dự án có quy mô khác nhau

PHẦN II QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

II.1 Trình bày nội dung kiểm soát, khống chế chi phí theo các giai đoạn

dự án đầu tư xây dựng công trình?

II.2 Lấy một số ví dụ cụ thể trong thực tiễn mà anh (chị) biết để minh họa công tác quản lý chi phí trong các giai đoạn của dự án

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Bá Uân đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến chúng em Kính chúc Thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công trong sự nghiệp giảng dạy các thế hệ học trò sau này./

Học viên

Nguyễn Tường Vy

Trang 4

NỘI DUNG PHẦN I TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I.1 Trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị (Cơ quan) mình? Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nơi công tác và cho biết chức trách, trách nhiệm của bản thân anh chị trong tổ chức? Nêu một số tồn tại

về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị mà anh chị biết? Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức đó?

I.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị:

Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống lụt, bão, thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật

Chi cục Thủy lợi chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

1 Cơ cấu tổ chức:

a) Lãnh đạo Chi cục

- Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng Việc

bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành

- Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục

- Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Chi cục;

b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm 5 phòng:

- Phòng Hành chính - Tổng hợp;

- Phòng thanh tra - pháp chế;

Trang 5

- Phòng quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn;

- Phòng quản lý đê điều;

- Phòng phòng, chống thiên tai

c) Các đơn vị trực thuộc Chi cục gồm 10 hạt quản lý đê:

Hạt quản lý đê là đơn vị là đơn vị trực thuộc Chi cục thủy lợi, có chức năng quản lý và bảo vệ đê từ cấp III đến cấp I trên địa bàn các huyện, thành phố; Hướng dẫn các địa phương quản lý đê cấp IV đến cấp V; Hạt quản lý đê có con dấu riêng để giao dịch và trụ sở đóng trên các huyện, thành phố

2 Chức năng nhiệm vụ:

- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

- Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

- Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

- Về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi:

- Về công tác đê điều:

- Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và phòng, chống tác hại do nước gây ra

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi; nâng cấp, duy tu, sửa chữa, tu bổ và làm mới đê điều, công trình phòng chống lụt bão; nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông thôn) khi được cấp có thẩm quyền giao

Trang 6

- Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý

- Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Chi cục Thủy lợi

- Quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật

- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện nhiệm vụ của Đơn vị thường trực của cơ quan quản lý Quỹ phòng chống thiên tai thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao

3 Trách nhiệm của bản thân:

- Tham mưu, tổng hợp, giúp Chi cục trưởng:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý tài nguyên nước, công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống thiên tai;

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn cho cộng đồng; lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

- Tham mưu lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép các hoạt động và xây dựng có liên quan đến an toàn đối với đê điều và việc thoát lũ của lòng sông, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Đồng thời quản lý, theo dõi việc thực hiện giấy phép nói trên và kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành các giấy phép theo thẩm quyền được giao;

Trang 7

- Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật và nghị định số

139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão;

- Cùng với các phòng chuyên môn ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi các vi phạm Luật Đê điều; Luật phòng chống thiên tai;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý;

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra giám sát của chủ đầu tư công trình xây dựng khi được cấp có thẩm quyền giao

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công

I.2 Trình bày vắn tắt cách xây dựng 3 loại hình kết cấu tổ chức dự án cơ bản: Chức năng, dự án, ma trận Hãy cho biết, cách lựa chọn kết cấu tổ chức quản lý dự án phù hợp cho các dự án có quy mô khác nhau.

1.2.1 Ba loại hình kết cấu tổ chức dự án cơ bản:

1 Mô hình tổ chức theo chức năng:

Là mô hình trong đó chủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách mà thành viên của ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; Hoặc chức năng quản lý dự án được giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm

Ưu điểm:

- Phân cấp quản trị nên mang tính chuyên môn hóa cao

- Linh hoạt trong sử dụng nhân viên

Nhược điểm:

- Các thành viên trong nhóm dự án được lấy từ các phòng chức năng khác nhau nên giám đốc dự án phải nhất trí trong việc điểu hành với lãnh đạo các bộ phận chức năng, khi hai bên xung đột về nhu cầu thì rất khó điều hành nhân viên

- Môi trường làm việc có tính bất ổn, do được tập hợp từ các phòng chức năng khác nhau nên sự hợp tác không mang tính hiệu quả cao

2 Mô hình tổ chức kiểu dự án:

Trang 8

Chủ đầu tư thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách nhiệm

tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc của dự án

Ưu điểm:

- Có đội ngũ dự án ổn định

- Có sự phân công công việc và trách nhiệm của mỗi thành viên rõ ràng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và quản trị

- Có thể phản ứng nhanh trước nhu cầu của khách hàng

Nhược điểm:

- Lãng phí nguồn nhân lực

- Thiếu tính linh hoạt trong việc điều động nhân viên cũng như các trang thiết bị, máy móc

- Các dự án riêng biệt có thể không thống nhất với công ty mẹ

3 Mô hình tổ chức dạng ma trận:

Là mô hình trong đó thành viên của nhóm dự án được tập hợp từ các cán

bộ của các bộ phận chức năng khác nhau dưới sự điều hành của nhóm trưởng còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án Mỗi cán bộ có thể tham gia cùng lúc vào hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉ huy đồng thời của cả trưởng nhóm dự án và trưởng bộ phận chức năng

Ưu điểm:

- Giống mô hình chức năng, linh hoạt trong việc điều động nhân viên cũng như các trang thiết bị máy móc

- Giống mô hình dự án, có sự phân công lao động cũng như trách nhiệm của các thành viên trong dự án rõ ràng cụ thể, nên khả năng các mục tiêu của dự

án thực hiện rất cao

Nhược điểm:

- Quyền lực và lực lượng giữa trưởng dự án và lãnh đạo bộ phận chức năng không cân đối sẽ gây ra vấn đề phức tạp cho kết cấu ma trận

- Khi gặp vấn đề nào đó phải triệu tập nhiều lãnh đạo, nhân viên từ các

bộ phận, gây lãng phí thời gian và sức lực

1.2.2 Cách lựa chọn kết cấu tổ chức quản lý dự án phù hợp cho các dự án

có quy mô khác nhau:

Trang 9

Để lựa chọn một mô hình tổ chức quản lý dự án phù hợp cần dựa vào những nhân tố cơ bản như: quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, độ bất định và rủi ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự án, số lượng dự án thực thi trong cùng thời kỳ và tầm quan trọng của nó… Ngoài ra, khi xem xét lựa chọn một mô hình tổ chức dự án, cũng cần phân tích bốn tham số rất quan trọng khác là phương thức thống nhất các nỗ lực, cơ cấu quyền lực, mức độ ảnh hưởng và hệ thống thông tin Mỗi mô hình tổ chức quản lý dự án có thể áp dụng hiệu quả trong một số trường hợp nhất định

a Mô hình tổ chức quản lý dự án theo chức năng thích hợp với những dự

án mà mục tiêu chính là áp dụng công nghệ chứ không phải là tối thiệu chi phí hoặc phải phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường hoặc đối với những dự án đòi hỏi đầu tư lớn vào máy móc thiết bị

b Mô hình tổ chức chuyên trách dự án áp dụng có hiệu quả trong trường hợp có một số dự án tương tự nhau được thực hiện hoặc trong trường hợp thực hiện những công việc mang tính duy nhất, yêu cầu cụ thể cao, đòi hỏi quản lý tỉ

mỉ, chi tiết, lại không phù hợp với lĩnh vực chức năng nào

c Mô hình tổ chức quản lý dự án dạng ma trận áp dụng khá thích hợp đối với những dự án có yêu cầu công nghệ phức tạp đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của nhiều bộ phận chức năng chuyên môn nhưng lại choh phép các chuyên gia có thể cùng lúc đồng thời tham gia vào nhiều dự án khác nhau

Trang 10

PHẦN II TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

II.1 Trình bày nội dung kiểm soát, khống chế chi phí theo các giai đoạn dự

án đầu tư xây dựng công trình:

II.1.1 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả

dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình

Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác

sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu

tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu

tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này

II.1.2 Nội dung kiểm soát, khống chế chi phí theo các giai đoạn dự án đầu

tư xây dựng công trình:

1 Khái niệm:

Kiểm soát và khống chế chi phí (gọi tắt là kiểm soát chi phí) được hiểu là việc điều khiển sự hình thành chi phí, giáxây dựngcông trình sao cho không phá vỡ hạn mức chi phí đã được xác định trong từng giai đoạn đầu tưxây dựng Đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá

Ngày đăng: 15/06/2016, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Khác
2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 Khác
3. Nghị định số 46/2015/NĐ- CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
4.Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Khác
5. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
6. Nghị định số Số: 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
7. Thông tư số 06/2010/TT-BXD, ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình Khác
9. Các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w