1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn giáo dục chính trị có đáp án

60 2,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 102,27 KB

Nội dung

Vấn đề này chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Lý luậnkhông phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổsung bằng những kết luận mới rút ra từ trong th

Trang 1

MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Trang 2

Câu 1: Phủ định biện chứng là gì? Phân tích những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng?

* Phủ định biện chứng là: Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự

phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật

và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới

* Những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:

- Tính khách quan: Sự tự phủ định do mâu thuẫn bên trong, vốn có của sự vật, là sựphủ định gắn liền với sự vận động phát triển Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính tấtyếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển

- Tính kế thừa: là sự kế thừa yếu tố tích cực của sự vật cũ và được cải biến đi chophù hợp với cái mới Không có kế thừa thì không có phát triển, nhưng là kế thừa có chọnlọc Đây là yếu tố đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục

- Tính phong phú, đa dạng: cái mới phủ định cái cũ, nhưng cái mới không phải làmới mãi, nó sẽ cũ đi và bị cái mới khác phủ định, không có lần phủ định nào là phủ địnhcuối cùng Vì thế giới vật chất tồn tại, vận động phát triển không ngừng, sự vật hiện tượngnào đó xuất hiện – mất đi – thay thế bằng hiện tượng sự vật mới có tính kế thừa, đó chính

là tính phong phú, đa dạng của phủ định biện chứng

-Kết luận: Khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong mốiquan hệ cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, con người phải tôn trọngtính khách quan, chống phủ định sạch trơn hoặc kế thừa không có chọn lọc

Cũng như với tư cách của những giáo viên mầm non tương lai, chúng tôi cũng sẽ cónhững cái nhìn khách quan, tổng thể về công việc giáo dục mầm non hiện tại, những điểmtốt - những điểm cần khắc phục, và sẽ có những bước tiến mới, những sáng tạo mới, dựatrên cơ sở, thành tựu của nền giáo dục mầm non hiện nay, để mong trong tương lai, giáodục mầm non ngày càng hoàn thiện và là bước đệm vững chắc đầu tiên cho các thế hệ mớicủa đất nước

Câu 2: Hãy trình bày ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin?

- Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng vàhình thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luậnmới, những thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động

Trang 3

- Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mụcđích, con đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không

sa vào tình trạng mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí Có cách nhìn xa trôngrộng, chủ động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tưtưởng nôn nóng đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác

- Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh trung cấp chuyênnghiệp có động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân,

ý thức nghề nghiệp của người lao động tương lai Để đạt được mục đích đó người học cầnchú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bướcvận dụng vào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Câu 3: Hãy trình bày nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM?

-Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

- Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sốnggiản dị và đức khiêm tốn phi thường

- Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân vàhết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với conngười

- Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt quamọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

- Năm là, học tấm gương, học suốt đời, học quần chúng, học từ trong thực tiễn, càngtiến lên càng phải học

Câu 4: Vấn đề chiến lược, đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng HCM là gì? Trình bày nội dung tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc?

* Vấn đề chiến lược, đảm thành công của cách mạng VN trong tư tưởng HCM

là vấn đề Đại đoàn kết dân tộc Đây là tư tưởng cơ bản và xuyên suốt tiến trình cách mạng

VN, là chiếnlược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn để giành thắnglợi Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt mọi đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng

Trang 4

* Nội dung tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:

+ HCM coi đại đoàn kết dân tộc là phải tập hợp được mọi người dân vào một khốitrong cuộc đấu tranh chung Do đó, ai có tài, có đức, hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc,nhân dân thì ta đoàn kết với họ

+ Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước,nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người Đoànkết với tất cả những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp, thành phần dân tộc, tínngưỡng, chính kiến…

+ Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì phải xác định rõ nền tảng, nền gốccủa khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng tạo nên nền tảng đó – đó chính là đại đa

số nhân dân, trong đó là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác

+ Liên minh công – nông – lao động có trí óc là nền tảng của khối đại đoàn kết Nềntảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng

- Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp, xây dựng, tổ chức quần chúng:

+ Tổ chức thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất, đây lànơi quy tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước, mọi người dân Việt Nam ở trong nước và nướcngoài Mặt trân dân tộc thống nhất phải có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệmcủa từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng

+ Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo các nguyên tắc: theonguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi íchcủa các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, giúp đỡ, họchỏi lẫn nhau trên lập trường vì nước, vì dân

- Đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

* Kết luận: Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu

sắc với cách mạng nước ta Bởi lẽ, đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược,quyết định mọi thành công Biết đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoànkết, chia rẽ là thất bại

“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Trang 5

Câu 5: Trình bày giá trị của tư tưởng HCM trong việc định hướng việc giải quyết những vấn đề của công cuộc đổi mới ở nước ta giai đoạn hiện nay?

Giá trị lý luận

* Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin:

- Chủ nghĩa Mác – Lenin là học thuyết cách mạng, khoa học, tiến bộ nhất:

+ Sau những năm buôn ba tìm tòi môt học thuyết thực sự cách mạng, khoa học đểgiải phóng dân tộc, HCM đã tìm ra được chủ nghĩa Mác – Le nin Tư tưởng HCM bắtnguồn từ chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư tưởngHCM cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật làchủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cảphương Đông và phương Tây

- HCM vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lenin trong hoàn cảnh cụ thể của VN:

+ Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ: trung thành vớinhững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời khi nghiên cứu vận dụngnhững nghuyên lý đó, Hồ Chí Minh mạnh dạn loại bỏ những gì không phù hợp với điềukiện cụ thể ở nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đề ra và giải quyết mộtcách linh hoạt, khoa học, hiệu quả Vấn đề này chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Lý luậnkhông phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổsung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”

* Tài sản tinh thần to lớn, quý giá của dân tộc:

- Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm cách mạng, khoa học và tiến bộ, có sức

sống trường tồn, bất diệt, bởi tư tưởng ấy chính là kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc vàtrí tuệ thời đại góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của dân tộc và của toàn nhânloại đặt ra và đồng thời định hướng đúng đắn cho sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn thể

xã hội trong quá khứ, hiện tại, tương lai

- Tư tưởng HCM là sản phẩm của dân tộc và thời đại,phản ánh khát vọng của dân

tộc và thời đại, hướng tới xây dựng nền hòa bình, giành quyền độc lập cho Tổ quốc, ấm nohạnh phúc cho mỗi con người Tư tưởng ấy đã cho thế giới thấy dân tộc Việt Nam tuy nhỏ

bé nhưng quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tư tưởng HCMcòn là ngọn cờ tập hợp tất cả những lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới đấu tranh vì hòa

Trang 6

bình, độc lập dân tộc, soi đường chỉ lối cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vùng lêngiải phóng.

- Tư tưởng HCM thực sự đã thấm sâu và phát huy tầm ảnh hưởng to lớn trong đờisống nhân dân, góp phần hình thành suy nghĩ, phong cách, lối sống của dân tộc

Giá trị thực tiễn

*Tư tưởng HCM soi sáng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi

- Tư tưởng HCM bao gồm hệ thống những quan điểm đúng đắn về chiến lược và

sách lược của cách mạng VN, phản ánh đúng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, nhậnđược sự ủng mạnh mẽ, nhiệt thành của toàn thể dân tộc nên từ những năm 20 của TK XXcho đến nay, TT HCM đã thực sự soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân tagiành thắng lợi

- Từ những năm 30 của TK XX, trong “ Chánh cương vắn tắt” “ sách lược vắn tắt”HCM đã xác định phương hướng chiến lược của cách mạng VN là “Làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” kết hợp chặt chẽ giữa độc lậpdân tộc và CNXH Thành công cách mạng Tháng 8 1945 là kết quả của việc tuân thủnhững tư tưởng chỉ đạo trong Cương lĩnh đầu tiên của HCM

- Trong 30 năm chiến tranh vệ quốc và giải phóng dân tộc (1945-1975) dưới ánhsáng của tư tưởng HCM , nhân dân ta tiếp tục làm nên những thắng lợi lừng lẫy

- Từ 1975 đến 1986 VN tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cảnước Trong 10 năm này,do chủ quan nóng vội, chưa quán triệt đầy đủ những tư tưởng chủđạo của Hồ Chí Minh nên trong đường lối chỉ đạo của đảng ta có nhiều sai lầm.Đây chính

là nguyên nhân đưa kinh tế xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng,ảnh hưởng đến đời sốngcủa nhân dân ,kìm hãm sự phát triển của đất nước

Với bước đột phá đổi mới tư duy từ đại hội toàn quốc lần thứ 6 (12/1986) lấy tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng,kim chỉ nam cho mọi hành động ,đảng đã đề ra đượcđường lối đổi mới,từng bước đưa đất nước bước qua khủng hoảng kinh tế

-Trong bối cảnh thế giới hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thứcđúng đắn về những vấn đề lớn của dân tộc và thời đại Vì thế,tư tưởng của Người thật sự lànền tảng vững chắc để đảng ta vạch ra đường lối lãnh đạo đúng đắn

*Định hướng đúng đắn cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của công cuộc đổi mới

Trang 7

Sự nghiệp đổi mới ngày càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu,những biến đổitrên thế giới ngày cảng phức tạp ,những vấn đề mới đặt ra càng nhiều,thì việc nghiên cứu

tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm ra những định hướng đúng đắn ngày càng trở nên vô cùngquan trọng

- Kiên trì và giữ vững mục tiêu độc lập gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội :

+Đây là phương hướng chiến lược mà Hồ CHí Minh đề ra trong cương lĩnh chính

trị đầu tiên của Đảng (tháng 2 năm 1930) Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thựchiện và xây dựng chủ nghĩa xã hội ,là nhân tố bảo đảm cho nền độc lập dân tộc

+Công cuộc đổi mới của đất nước đang đứng trước những thời cơ ,xong cũng nhiều nguy

cơ thử thách như là : Chệch hướng xã hội chủ nghia , “nguy cơ diễn biến hòa bình” Thực

tế công cuộc xây dựng tổ quốc đã chứng minh : Kiên trì giữ vững mục tiêu độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội sẽ đưa sự nghiepj cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắnglợi mới

- Khai thác và phát huy các nguồn lực của dân tộc và thời đại nhằm phát triển đất

nước

+ Trước hết phải thực sự lấy dân làm gốc,coi dân là chủ của chế độ,quan tâm chăm sócnâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân,động viên nhân dân tham gia nhiệt tìnhvào sự nghiệp xây dựng đất nước

+ Phát huy và thực hành dân chủ được Hồ Chí Minh coi là (chiếc chìa khóa vạn năng) đểtháo gỡ những khó khăn do thực tiễn đặt ra

+ Đào tạo, bồi dưỡng , phát huy nhân tố con người,coi nhân tố con người là động lựcchính quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới

+ Thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại,nắm bắt cơ hội để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh,củng cố anninh quốc phòng,chính trị,xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

-Xây dựng Đảng,nhà nước ,hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ.

+ Đảng phải thực sự coi trọng công tác xây dựng đảng đáp ứng được những yêu cầu ngàycàng cao của công cuộc đổi mới đăt ra

+ Trong hoạt động của minh,đảng,nhà nước phải thương xuyên bám sát thực tiễn tổng kết

lý luận để hoạch định đường lối lãnh đạo đúng đắn ,lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộcđổi mới

Trang 8

+ Đề phòng, khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của đảng,nhà nước và hệ thốngchính trị.

+ Để có thể xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh,đòi hỏi đảng phải tậphơp những con người chân chính giác ngộ,cách mạng và tiến bộ nhất.Đảng phải thực sự làđạo đức ,là văn minh,là đại biểu cho trí tuệ ,danh dự,lương tâm của dân tộc và của thời đạinhư lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh

-Chấn chỉnh lại đạo đức xã hội ,thiết lập và thực hiện nghiêm những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

+ Đạo đức Hồ chí Minh là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta bởi lẽ nền kinh tế thịtrườngđang tạo ra những lối sống lạnh lung cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết,coithường kỷ cương phép nước,chà đạp những chuẩn mực đạo đức xã hội,đe dọa sự phát triểnbền vững của đất nước.Vì vậy,việc chấn chỉnh lại đạo đức xã hội,thiết lập và thực hiệnnghiêm những chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách

Câu 6: HCM quan niệm như thế nào về Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Theo Người, bản chất của Nhà nước được hiểu ra sao?

Quan niệm của HCM về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Nhà nước của dân:

+ Là nhà nước do dân làm chủ, dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn làcủa dân, quyền hành và lực lượng đều ở dân Trong nhà nước ta, dân là chủ thể của quyềnlực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, đượcnhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước

+ Ví dụ: Khi dân bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho họ bàn và quyết định những vấn đềquốc kế dân sinh, thì nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân nếu họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân

-Nhà nước do dân:

+Là dân làm chủ nhà nước Quyền làm chủ Nhà nước của dân rất rộng, trước hết thểhiện ở chỗ: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địaphương Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn,nhân dân có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước

do mình cử ra

Trang 9

+ Nhà nước do dân nghĩa là dân có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sứcngười, sức để tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước và dân có quyền tham giavào việc quản lý, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

+ Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp,tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng Nhànước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng

Theo HCM, bản chất của Nhà nước được hiểu như sau :

- Nhà nước nào cũng mang tính giai cấp: Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị

của một giai cấp và nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định

- Nhà nước VN mang bản chất của giai cấp công nhân : « Nhà nước ta là nhà nước dânchủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công – nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo »+ Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước kiểu mới được thể hiện trên các mặt chủyếu sau : Nhà nước luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Cơ sở xãhội của Nhà nước là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – tríthức Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thốngnhất

+ Nhà nước ta điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên ý chí, nguyện vọng,lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động

-Trong Nhà nước VN, bản chất giai cấp công nhân thống nhất chặt chẽ với tính nhândân và tính dân tộc Nhà nước dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân và trởthành nhà nước của dân, do dân và vì dân

Trang 10

Câu 7: Phân tích đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản VN trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội?

- Sự cần thiết xây dựng, phát triển văn hóa:

+ Chủ nghĩa Mác, tư tưởng HCM chỉ rõ vai trò to lớn của văn hóa – là mục tiêu, là độnglực của cách mạng XHCN Văn hóa VN được hình thành và phát triển qua hàng nghìnnăm lao động sáng tạo, dựng nước và giữ nước, đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bảnlĩnh của người VN

+ Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta có nhiều chủ trương xây dựng nền văn hóa VN tuynhiên, thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa vững chắc

+ Để làm tròn nhiệm vụ là nền tảng tinh thần xã hội, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, tấtyếu phải đổi mới, xây dựng nền văn hóa mới

- Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ lên CNXH: TrongCương lĩnh năm 2011 khẳng định

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh

tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàndiện, thống nhất, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, trở thành sứcmạnh nội sinh của sự phát triển

+ Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp, cách mạng lâudài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và kiên trì, thận trọng, coi đây là sự nghiệp toàn dân

do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

+ Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc VN, tiếp thu nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng , văn minh, vì lợi íchcon người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao

+ Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật, biểu dương các giá trịchân, thiện, mỹ, phê phán những lỗi thời, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa.+ Đảm bảo quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân Phát triển cácphương tiện thông tin đại chúng, hiên đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời

Trang 11

Câu 8: Phân tích đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản VN trong giai đoạn hiện nay?

- Sự cần thiết giải quyết các vấn đề xã hội

+ Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội bao gồm các chủ trương chính sách về giải quyếtviệc làm,nâng cao thu nhập,xóa đói giảm nghèo,chăm sóc sức khỏe,chính sách dân số,ansinh xã hội,bảo vệ môi trường sinh thái…chính sách xã hội góp gần tăng trưởng kinh tếnhằm phát triển con người toàn diện

+ Sự kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội là đặc trưng của định hướng xã hộichủ nghĩa thể hienj bản chất tốt đẹp,nhân đạo của chế độ ta

+ Trong thời kỳ đổi mới đảng ta có nhiều chủ trương gắn phát triển kinh tế với các vấn đề

xã hội Tuy nhiên ,hạn chế nổi bật là cơ chế,chính sách về văn hóa xã hội chậm đổimới,nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.Chất lượng dân số còn thấp,vấn

đề việc làm còn nan giải ,sự phân hóa giàu nghèo,tệ nạn xã hội gia tăng,môi trường sinhthái bị ô nhiễm…

+ Trước yêu cầu đổi mới của cách mạng cần làm tốt hơn những chính sách xã hội,gópphần nâng cao trí tuệ,thể chất,bồi dưỡng nhân tài,thực hiện chiến lược trồng người,tạođộng lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay

+ Một là, tập trung giải quyết tốt chính sách lao động việc làm và lao động:

Hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động,giải quyết việc làm cho ngườilao động đặc biệt là cho nông dân.Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề…Đổi mới phươngthức,nâng cao chất lượng dạy và học,gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế.Đẩy mạnh và chấnchỉnh công tác quản lý ,tổ chức xuất khẩu lao động

Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương ,trợ cấp xã hội,nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ,công chức của hệ thống chính trị.Chăm lo bảo hộ lao động hạn chế tai nạnlao động,tăng cường thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật lao động

+ Hai là ,đảm bảo an sinh xã hội :

Đảm bảo cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định,hòa nhập tốt hơn với côngđồng.Thanh tra , kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội

Tập trung triển khai có hiểu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu,vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói ,giảmnghèo,để xóa đói giảm nghèo bền vững

Trang 12

+ Ba là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số ,kế hoạch hóa gia đình ,bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em :

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở,nâng cao năng lực của bệnh viên tuyến huyện

và tuyến tỉnh.Tăng đầu tư nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y

tế Nâng cao y đức,đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong các hoạt động khám chữa bệnh

Phát triển mạnh công nghệ dược ,quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh Tiếp tụckiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thựcphẩm.Thực hiên nghiêm chính sách pháp luật về dân số,làm tốt công tác chăm sóc sứckhỏe sinh sản ,sức khỏe bà mẹ và trẻ em,tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập,bồidưỡng

Phát triển mạnh phong trào thể dục,thể thao đại chúng Kiên quyết khắc phục những hiệntượng tiêu cực trong thể thao

+ Bốn là,đấu tranh phòng,chống có hiệu quả tệ nạn xã hội ,tai nạn giao thông:

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,giáo dục cộng đồng,giáo dục của gia đình đối vớithanh thiếu niên về tác hại của ma túy,mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.Đấu tranh quyếtliệt với việc buôn bán ,sử dụng ma túy

Đề cao trách nhiệm của gia đình,đoàn thể và chính quyền cơ sở trong quản lý,tạo việc làmcho các đối tượng sau cai nghiện.Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm ,giảmthiểu tác hại của các tệ nạn xã hội

Triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông ,nâng cao hiểubiết,ý thức chấp hành pháp luật ,đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm giao thông

Câu 9:Trình bày kết quả thực hiện Cách mạng giai đoạn 1975 -1986 và yêu cầu thực tiễn Cách mạng nước ta lúc đó?

I ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1986)

1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị của Đảng

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Thuận lợi:

Trang 13

+ Cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nền chuyên chính

vô sản đã được thử thách, có khối liên minh công nông vững chắc làm nền tảng cho Mặttrận dân tộc thống nhất và chính quyền cách mạng của nhân dân

+ Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào đôclập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnhliệt… Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng mới về khoa học – kỹ thuật Quan hệ vềkinh tế và khoa học, kỹ thuật giữa các nước ngày càng mở rộng

- Khó khăn: chỉ vài năm sau: “đất nước ta rơi vào tình thế vừa có hòa bình vừa phải

đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực bành trướng bá quyền, đồng thời phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh quy mô lớn”.

b) Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

- Cơ sở hình thành chủ trương:

+ Một là, lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản

+ Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

+ Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từnăm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội

+ Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu, bao cấp

+ Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giai cấp của giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

+ Sáu là, cơ sở lịch sử cho sự ra đời của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1975 –1986

- Nội dung chủ trương xây dựng hệ thống chính trị:

+ Xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động

+ Xác định Nhà nước trong chế độ làm chủ tập thể là Nhà nước chuyên chính vô sản, một

tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động + Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính

vô sản

+ Xác định nhiệm vụ chung của các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểmtra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về chủ nghĩa xã hội

Trang 14

+ Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế Đảnglãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý.

2 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a) Kết quả và ý nghĩa:

- Trong giai đoạn này, Đảng đã coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của hệthống chính trị, đã xây dựng mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nướcquản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các địaphương

- Đã khắc phục được khá nhiều cách hiểu, cách làm chuyên chính cực tả, cực đoan đã từngdiễn ra trong những năm trước đây

b) Hạn chế và nguyên nhân:

Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị chưa được xácđịnh thật rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản chưa làm tốtchức năng của mình Chế độ trách nhiệm không nghiêm, pháp chế xã hội chủ nghĩa cònnhiều thiếu sót

II ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1 Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

a) Cơ sở hình thành đường lối

- Yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế

- Yêu cầu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa

- Yêu cầu mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế

- Yêu cầu khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của hệ thống chính trị nước ta trướcđổi mới

b) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng hệ thống chính trị

- Sử dụng khái niệm hệ thống chính trị thay thế khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản

- Nhận thức rõ hơn về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta

- Nhận thức rõ hơn về yêu cầu dân chủ hoá đời sống xã hội

- Đổi mới nhận thức về Nhà nước và Nhà nước pháp quyền

- Nhận thức rõ hơn về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thốngchính trị

2 Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

Trang 15

a) Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị

- Mục tiêu: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”.

- Quan điểm:

+ Một là, dùng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính

vô sản

+ Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới

kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị

+ Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là

hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thốngchính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàndiện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

+ Bốn là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế hoạch, có bước đi,

hình thức và cách làm phù hợp

+ Năm là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với

nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hộiphát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân

b) Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị

- Xây dựng Nhà nước trong hệ thống chính trị

- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị

3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa:

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả Hoạt

động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở

- Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong các khóa đã cónhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, cải cách hành chính, công khai các hoạt độngcủa chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân

Trang 16

- Dân chủ trong xã hội có bước phát triển Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dântừng bước được nâng lên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản

lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh

- Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mớinội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức để tập hợp ngày càng đôngđảo các tẩng lớp nhân dân

- Đảng đã thường xuyên coi trọng việc xây dựng, chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới

b) Hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế

+Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, hiệu quả hoạtđộng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏicủa tình hình

+ Việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế

+ Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xãhội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vaitrò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội

+ Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, địa phương cònkhá phổ biến Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm

Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định

và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn lúng túng, thiếu dứt khoác, không triệt để.Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so vớiđổi mới kinh tế

Câu 10: Những hoạt động cơ bản của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1925 , qua đó nêu vai trò của Người với Cách mạng Việt Nam.

1/ Những hoạt động cơ bản của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 -1925:

- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville NguyễnTất Thành ( Bác Hồ ) ra đi tìm đường cứu nước vì không tán thành con đường cứu nước

Trang 17

của các vị tiền bối trước đây Người quyết định sang Pháp, sang các nước Âu – Mỹ để xem

họ làm cách mạng như thế nào rối về giúp đồng bào ta tự giải phóng

- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đềuđặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới )

- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh Thời gian sống ở Anh, Ngườikhông chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấutranh của công nhân Anh

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công,Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như : tham gia hoạtđộng trong phong trào công nhân Pháp

- Năm 1919: Người tham gia Đảng Xã hội Pháp Người tìm hiểu phong trào công nhân.Khi cách mạng tháng Mười thành công, Người bắt đầu chú ý đến tư tưởng của Mác –Lênin Người gửi bản “Yêu sách 8 điểm” đến hội nghị Vecxai, đòi các quyền tự do chodân tộc Việt Nam, nhưng không được chấp thuận Từ đó, Người rút ra được nhận xét quantrọng: không thể dựa vào đế quốc mà phải tiến hành tự giải phóng

- Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn

đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người như muốn reo lên trước dân tộc “Hỡi đồng bào

bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc, con đường đi theo chủ

nghĩa Mác – Lênin

- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lựclượng chống chủ nghĩa đế quốc Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bàicho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân”,

- Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 củaQuốc tế cộng sản (1924)

- Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xâydựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam

Như vậy, Người đã chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng để truyền bá vào Việt Nam

- Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyệnchính trị, ra báo Thanh niên

2/ Vai trò của Người đối với Cách Mạng Việt Nam:

Trang 18

Cách mạng tháng Tám thành công với kết quả nhân dân đã giành được chính quyền từtay phong kiến thực dân là kết quả của bao nhiêu xương máu, tính mệnh, biết bao nhiêunăm đau thương của nhân dân trong cảnh nô lệ lầm than Đây cũng đỉnh cao hoạt động củaNguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong suốt thời gian Người ra đi tìm đường cứu nước.Đối với cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đóng vai trò to lớn Người đã tìm đườngcứu nước, mở ra lối đi đúng đắn, sáng suốt và phù hợp với thực tiến hoàn cảnh nước ta Vàcũng chính Người đã dày công chăm lo, vun đắp cho cách mạng Người chuẩn bị về nhiềumặt từ tư tưởng đến tổ chức, từ mối đoàn kết toàn dân đến đoàn kết quốc tế, chuẩn bị từlực lượng chính trị đến lực lượng võ trang, đến căn cứ địa; chuẩn bị cho cả tương lai củađất nước từ nhiệm vụ trước mắt cũng như định hướng lâu dài.

Giai đoạn từ 1911 đến tháng 8 năm 1945 là những mốc son đẹp nhất của Nguyễn ÁiQuốc – Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người

Câu 11/Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng

1/ Định nghĩa

- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con ngườitrong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không

lệ thuộc vào cảm giác

- Theo quan điểm của CNDVBC khẳng định rằng ý thức là đặc tính và là sản phẩm của vậtchất là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ

2/ Mối quan hệ của vật chất và ý thức theo quan điểm duy vật biện chứng

* Vai trò quyết định của vật chất với ý thức

- Vật chất được hiểu là cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, quy luật khách quan là nhữngtiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức

- Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó

- Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức cả nội dung,bản chất và khuynh hướng vậnđộng, phát triển ý thức vì vật chất có trước, ý thức có sau và ý thức là sự phản ánh của vậtchất

- Vật chất thay đổi, ý thức cũng thay đổi,vật chất phát triển đến đâu ý thức hình thành,phát triển đến đấy Vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người là hình ảnhcủa thế giới khách quan, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung của ý thức

Trang 19

Vật chất quyết định nội dung bản chất, khuynh hướng vận động của ý thức, vật chấtcũng là điều kiện miêu để thực tiễn hóa ý thức, tư tưởng trong đời sống thực tiễn.

* Ý thức tác động trở lại vật chất

- Ý thức do vật chất quyết định nhưng nó không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất mà cóthể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt độngthực tiễn của con người

- Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn củacon người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất

- Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, có tác dụng kìm hãm hoạt động thựctiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất

Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người cụ thể nó có thểthúc đẩy hay kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạohình thức khách quan

Tóm lại: Quan hệ vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua lại, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.

3/ Ý nghĩa phương pháp luận:

- Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt động nhậnthức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuântheo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thứchoạt động thực tiễn

- Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực kháchquan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan

Nghị quết 6 của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọngchính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủnghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí

- Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vậtchất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực kháchquan thì phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạnchế mặt tiêu cực của ý thức

Trang 20

Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rut ra nhữngnhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.

Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong, đạo đức giả

- Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận Ngoài lĩnhvực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)

Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này

Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt danhhiệu thi đua, được phần thưởng

+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất,yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của conngười sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức

và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí Ví dụ:một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượngsản xuất

Câu 12: Hãy phân tích nội dung cơ bản học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác – Lê nin

Chúng ta ai cũng biết rằng : bất cứ một học thuyết nào ra đời hay hình thành cũngđược dựa trên hai tiền đề là thực tiễn và học thuyết Bởi lẽ duy học thuyết bắt nguồn từthực tiễn quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn và chặt chẽ của nó, hơn nữamột đăc điểm kinh tế của C.Mác là tính kế thừa và tính phê phán: kế thừa cái đã có, cònphê phán để tìm ra những hạn chế của học thuyết để lọc bỏ, bổ sung, tái tạo, phát triển vàhoàn thiện

Về thực tiễn kinh tế: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dựa trên thành quả củacuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành chính nó đã tạo ra cơ sở vật chất các phạm trùkinh tế với tư cách là bản chất của quan hệ sản xuất Quy luật giá trị ra đời có tác động lớn

và xã hội: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân

bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quyluật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hành hóa trên thị trường dưới tác động củaquy luật cung cầu Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị thông qua giá cả trên thị trường

Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác động thu hút lượng hàng hóa từ nơi có giá

cả thấp tới nơi có giá cả cao, đó là lưu thông hàng hóa thông xuất Kích thích cải tiến kỹthuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát

Trang 21

triển.Trong nền kinh tế háng hóa mỗi người sản xuất hàng hóa là một nền kinh tế độc lập

tự quyết định sản xuất kinh doanh của mình nhưng không được điều kiện kinh doanh củanhau nên hao phí lao động của mỗi người khác nhau, sự cạnh tranh quyết liệt càng thúcđẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội, kết quả là lao động sản xuất xãhội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa ngườisản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trịdẫn dẫn đến tất yếu kết quả là: người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thứccao, trang bị kỹ thuật tốt, có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cầnthiết sẽ trở thành giàu có và ngược lại

1.Điều kiện ra đời:

Phân công lao động xã hội: là sự phân công lao động của xã hội một cách tự phát thànhcác ngành nghề khác nhau, phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động,

do đó dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất Như vậy phân công lao động xã hội là cơ sở,

là tiền đề sản xuất hàng hóa Phân công lao động xã hội phát triển, thì sản xuất hàng hóa

mở rộng hơn đa dạng hơn

Sự tách biệt về kinh tế của những người sản xuất: sự tách biệt này do các quan hệ sởhữu khác nhau về tư liệu sản xuất Đã xác định người có tư liệu sản xuất là người chiếmhữu sản phẩm Nhưng vẫn nằm trong hệ thống phân công lao động

2.Đặc Trưng:

Sự gia tăng không hạn chế của nhu cầu thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sựphát triển Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năngđộng trong sản xuất - kinh doanh Phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa kinhdoanh sản xuất để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.Cạnh tranh đãthúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ Thị trường phát triển dẫn tới sự phân hóa xã hội, tiềm ẩnnguy cơ bị khủng hoảng về kinh tế xã hội… Khi nói đến giá trị chỉ tồn tại trong nền kinh

tế hàng hóa, mang tính xã hội, nó là phạm trù lịch sử Bất kỳ một vật nào muốn trở thànhhàng hóa đều phải có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

Mối quan hệ của hai thuộc tính: Giá trị là nội dung, cơ sở của quá trình trao đổi làhình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài Thực chất của quan hệ trao đổi lượng lao độnghao phí của mình hứa đựng trong các hàng hóa Vì vậy giá trị biểu hiện giữa người sảnxuất hàng hóa.nếu giá trị sử dụng la thuộc tính tự nhiên thì giá trị thuộc tính xã hội củahàng hóa 3.Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Lao động có ích dưới một hình

Trang 22

thức cụ thể, nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng,đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giátrị nhất định Lao động cụ thể nhiều loại thì tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau, cùngvới sự phát triển của Khoa Học – Kỹ Thuật các hình thức lao động ngày càng phong phú,

nó phản ánh sự phất triển, phân công lao động trong xã hội

Hình thái giá trị mở rộng: khi luwcjluowngj sản xuất phát triển hơn đây là sự hìnhthái giá trị giản đơn tuy nhiên vẫn là trao đổi trực tiếp và chưa cố định Hình thái chung củagiá trị: với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao đọng xã hội,lao động được đưa ra thường xuyên hơn, đa dạng và nhiều hơn Hình thái tiền tệ: khi lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa ngàycàng mở rộng do đó đòi hỏi khách quan phải trao đổi ngang giá chung thống nhất Vậtngang giá được cố định lại ở một vật được tôn là phổ biến thì xuất hiện tiền tệ của giá trị.Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa Để làm chức năng lưu thong hàng hóađòi hỏi phải có tiền mặt Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa

có công thức chung là H-T-H Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quátrình thống nhất với nhau Giá trị đích thực của tiền tách rời với giá trị danh nghĩa của nó

Câu 13: ND cơ bản TT HCM về công tác xây dựng Đảng

a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng vàkhoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Khi huấn luyện cho cán bộ cách mạng từ năm 1925đến năm 1927, Hồ Chí Minh khẳng định:"Đảng muốn vừng thi phải có chủ nghĩa làm cốt,trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩacũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam"[1]; "chủ nghĩa" ấy là chủnghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh đã ví chủ nghĩa Mác - Lênin như trí khôn của con người,như bàn chỉ nam định hướng cho con tàu đi, điều đó nói lên vai trò cực kỳ quan trọng của

lý luận ấy trong tất cả các thời kỳ cách mạng Với ý nghĩa đó, theo Người, chủ nghĩa Mác

- Lênin trở thành "cốt", trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành độngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh lưu ý nhữngđiểm sau đây:

Trang 23

Một là, việc học tập nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phùhợp với từng đối tượng.

Hai là việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàncảnh Theo Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải tránh giáo điều, đồng thờichống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin Điều này hoàntoàn đúng với lời căn dặn của C.Mác Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đối với những người cộngsản trên thế giới khi các ông cho rằng: những quan điểm của các ông chỉ là phương phápchỉ dẫn hành động trong thực tế

Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinhnghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm củamình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác — Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết nêulên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó, mỗi Đảng vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiệnriêng của mình Trong quá trình vận dụng, mỗi đảng lại giải quyết thành công những vấn

đề mới, tổng kết thành những vấn đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội dung lý luậnMác - Lênin Đây là thái độ và trách nhiệm thường xuyên của Đảng ta

Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác

— Lênin Chú ý chống giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin; chống lại nhữngluận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác — Lênin

b) Xây dựng Đảng về chính trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung,bao gồm: xây dựng đường lối, chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghịquyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng caobản lĩnh chính trị Trong đó, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tửtrong sự tồn tại và phát triển của Đảng Hoạch định đường lối chính trị trở thành một trongnhững vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xãhội Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cươnglĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược vàquy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn.Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề:đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng nóvào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ; trong xây dựng đường lối chính trị

Trang 24

Phải học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản anh em, nhưng phải tính đến những điềukiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời kỳ dài: để cóđường lối chính trị đúng, Đảng phải thực sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưusáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, và của cả dân tộc.

Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời

sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trịtrong mọi hoàn cảnh Đồng thời Người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chínhtrị sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh của Tổ quốc, sính mệnh chính trị củahàng triệu đảng viên cũng như của hàng triệu nhân dân lao động

c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

- Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ

tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân Hệ thống tổ chức củaĐảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính kỷ luật cao Mỗi cấp độ tổ chức cóchức năng, nhiệm vụ riêng

Trong hệ thống tổ chức Đảng Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ Bởi lẽ,đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo củaĐảng; là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên: chi bộ có vaitrò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng và quần chúng nhân dân

Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:

+ Tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng Giữa "tập trung" và"dân chủ" cómối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc Hồ Chí Minh viết vềmối quan hệ đó như sau: Tập trung trên nền tảng của dân chủ: dân chủ dưới sự chỉ đạo tậptrung hoặc Người viết "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do làthế nào? Đối với mọi vấn đề mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân

lý Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người

Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởnghóa ra quyền tự do phục tùng chân lý"‘

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau:

"Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Trang 25

Vì một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉtrông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấyxem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề.

Vì vậy, cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm Người thì thấy

rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó

Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắpmọi mặt Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sailầm" về cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh cho rằng: "việc ai đã được đông người bàn bạc

kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhómngười phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành Như thế mới có chuyên trách, công việcmới chạy

Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia,người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành Như thế thì việc gì cũng khôngxong"'

Thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng phải chú ý khắc phục tệđộc đoán chuyên quyền, đồng thời phải chống lại cả tình trạng dựa dẫm tập thể, khôngdám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm

+ Tự phê bình và phê bình, Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốttrong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bịmất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ Mục đích này được quy định bởitính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta Bởi vì, Đảng là một thực thể của xãhội Đảng bao gồm các tầng lớp xã hội đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú,những trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đềutốt, mọi việc đều hay, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Chính vì vậy,

Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở nhữngđiểm như: phải tiến hành thường xuyên như người ta mà mặt hằng ngày: phải thẳng thắn,chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm mà cũng không thêm bớt khuyếtđiểm; "phải có tình thương yêu lẫn nhau"

+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổchức kỷ luật nghiêm minh, tự giác Tính nghiêm minh của kỹ luật Đảng đòi hòi tất cả mọi

Trang 26

tổ chức đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luậtcủa Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng Đồng thời Đảng ta là một tổ chức gồmnhững người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là mộtyêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức Đảng và đảng viên Tính nghiêm minh, tự giác đòihỏi đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác Uy tín của Đảng bắt nguồn từ sựgương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, của Nhà nước,của đoàn thể nhân dân.

+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩaMác - Lênin: cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của tổchức đảng các cấp Đồng thời, muốn đoàn kết thống nhất trong Đảng phải thực hành dânchủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thườngxuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cựckhác, phải "sống với nhau có tình, có nghĩa", có đoàn kết tốt thì mới tạo ra cơ sở vữngchắc để thống nhất ý chí và hành động, làm cho "Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiếnđánh chỉ như là một người"

Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng Hồ Chí Minh đề ra một hệ thống các quan điểm

về cán bộ và công tác cán bộ Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sựnghiệp cách mạng Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mất khẩu trung gian nối liềngiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốthay kém Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó, đức, phẩmchất là gốc

Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng Nội dung của nóbao hàm các mật khẩu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ, đàotạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cánbộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ

d) Xây dựng Đảng về đạo đức

Hô Chí Minh khẳng định: Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức Đạođức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quầnchúng nhân dân

Xét về thực chất, đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng Đạo đức

đó mang bản chất của giai cấp công nhân, cũng là đạo đức Mác – Lênin, đạo đức cộng sản

Trang 27

chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu Vì thế, Hồ Chí Minh chỉrõ: Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Có đạo đức cách mạnatrong sáng Đảng ta mới lãnh đạo nhân đân đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốcgiàu mạnh, đồng bào sung sướng Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cữn là tư cách sốmột của Đảng cầm quyền.

Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng rènluyện của cán bộ, đảng viên Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhândưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, gắn đạo đức với tư cách của một Đảng chânchính cách mạng, Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát triển quan điểm củachủ nghĩa Mác Lênin về nội dung công tác xây dựng Đảng phù hợp với truyền thống vănhóa, lịch sử của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam

Vì sao trong công tác TCCB, Người chú trọng nguyên tắc tập trung dân chủ?

1/ Vai trò:

Tập trung dân chủ là những vấn đề thuộc về quan điểm và nguyên tắc của Chủnghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM mà Đảng và Nhà nước XHCN do Đảng lãnh đạo phảithực hiện nhất quán trong thực tiễn hoạt động của mình

Nguyên tắc TTDC là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ.Hai mặt đó không mâu thuẫn với nhau mà luôn thống nhất, tác động, bổ sung cho nhau,tạo thành một chỉnh thể thống nhất Dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung; tập trung

là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được xác định và phát huy Thực hiện nguyên tắc TTDC,mọi cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) đều có quyền tham gia vào việc quyết định công việc củaĐảng; có quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiếntrong tổ chức; nhưng khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết, thiểu

số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chứcđảng trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương

và Bộ Chính trị Việc phát triển và mở rộng dân chủ trong Đảng phải luôn đi đôi với tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; dân chủ càng pháttriển thì tập trung càng vững chắc, sức mạnh của Đảng càng được khẳng định Nếu thựchành dân chủ tốt, Đảng sẽ quy tụ được trí tuệ, khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sángtạo của mọi CB,ĐV, tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ vững sự đoàn kết,

Trang 28

thống nhất, tình đồng chí, giúp nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Bởi vậy, trong quá trìnhsinh hoạt và hoạt động của các tổ chức đảng, phải kết hợp chặt chẽ dân chủ với tập trung,không được tuyệt đối hóa mặt nào: tuyệt đối hóa dân chủ dẫn đến tình trạng vô chính phủ,

vô tổ chức, kỷ luật; tuyệt đối hóa tập trung dẫn đến quan liêu, chuyên quyền, độc đoán Cảhai biểu hiện trên đều gây nguy hại và làm giảm sức mạnh của Đảng

Hồ Chí Minh khẳng định Đảng phải là khối thống nhất ý chí và hành động, trong tổchức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc quyếtđịnh sức mạnh của Đảng Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đôi với với tập trung, phảikiên quyết thực hành kỷ luật Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện

đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách “Tập thể lãnh đạo là dân chủ.

Cá nhân phụ trách là tập trung Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung” Thực hiện đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan,

độc đoán, chuyên quyền và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động

Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình

và phê bình - một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ

luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình

Ngay từ khi ra đời, Đảng đã xác định: TTDC là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vaitrò trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạocủa Đảng; quy định cơ cấu, hình thức tổ chức đảng; thiết lập chế độ các cơ quan lãnh đạocủa Đảng; đồng thời, xác lập nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ Đảng.Bởi vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhất là khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông

Âu sụp đổ, Đảng ta vẫn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; vẫn phát huy đượcvai trò tiền phong, gương mẫu, sức sáng tạo của mọi CB,ĐV và tổ chức đảng; tập trungđược trí tuệ của toàn Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng Đảng ta thực sự trongsạch, vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc Ðảng ta luôn khẳng

định: Ðảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản; mọi đảng viên đều có quyền biết, thảo luận và biểu quyết các công việc của Ðảng; được ứng

cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng; phê bình, chất vấn về hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; đề xuất các kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm; v.v Từ khi trở thành Ðảng cầm quyền, Ðảng ta vẫn luôn kiên định và có bước

Trang 29

phát triển mới trong việc phát huy dân chủ nội bộ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ

cả trong Ðảng và trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước Hội nghị Trung ương 9, (khoáIX) của Đảng ta đã nhấn mạnh: phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trên

cơ sở thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng

2/ Nội dung, bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đảm bảo nguyên tắc tập trung chủ là vấn đề sống còn của Đảng trong giai đoạn hiệnnay Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó bao gồm :

Một là cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Hai là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ta là Đại hội đại biểu toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ỡ mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc Đại hội Đảng viên Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban chấp hành đảng bộ, chi

bộ (gọi tắt là cấp ủy).

Ba là cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới, định lỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình

Bốn là tổ chức Đảng và Đảng viên phải chấp hành Nghị quyết của Đảng Thiểu

số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương

Năm là Nghị quyết của các cấp cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình Đảng viên có y kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với Nghị quyết của Đảng cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó , không phân biệt đối xử với Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số

Sáu là tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc về phạm vị quyền hạn của mình , song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của cấp trên

Qua 6 nội dung trên, tính tập trung trên cơ sở dân chủ trong Đảng được thể hiện ởtính tự giác của toàn thể đảng viên Tính tập trung trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cươnglĩnh, đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất, được mọi tổ chức Đảng và đảng viên tuân

Trang 30

thủ và thực hiện, toàn dân hướng vào phấn đấu Đảng phải có điều lệ thống nhất - Điều lệchính là bộ luật của toàn Đảng mà mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điềukiện cả về mặt nhận thức và chấp hành Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải cómột cơ quan lãnh đạo thống nhất, đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là Banchấp hành TW do đại hội bầu ra Về mặt tổ chức, Đảng phải thống nhất về quy mô và hìnhthức tổ chức của Đảng Đảng phải có kỷ luật thống nhất mà mọi tổ chức Đảng, đảng viênkhông phân biệt đều phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có những đặcquyền đặc lợi.

Tính dân chủ trong Đảng được thể hiện ở nội dung toàn thể Đảng viên đều bìnhđẳng về quyền và lợi ích, đều được tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiệnquyền của mình, thể hiện ý kiến của mình trong mọi công việc của Đảng, khi thảo luận thìphải thực sự dân chủ, nhưng khi hành động thì thống nhất trăm người như một Tất cảnhững người có trách nhiệm trong Đảng và tất cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề dodân chủ bầu cử mà lập nên, đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu

ra mình và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thànhnhiệm vụ tổ chức giao

Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tậptrung và dân chủ trong một sự việc, một hiện tượng Đó là những yếu tố không loại trừ lẫnnhau, làm tiền đề cho nhau, lập thành một chỉnh thể và là một tất yếu khách quan trong tổchức và hoạt động của Ðảng Có dân chủ mới có sự thúc đẩy và phát huy tính chủ động,sáng tạo, mới nuôi dưỡng và phát triển được các tài năng Có tập trung mới tạo ra đượcsức mạnh chung, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu chung của cách mạng Tậptrung đúng đắn, hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh của dân chủ Dân chủ lành mạnh phải dựatrên cơ sở tập trung Tóm lại, giữa 2 mặt tập trung và dân chủ phải được coi trọng nhưnhau, không được xem nhẹ mặt nào, không nên tuyệt đối hóa một mặt nào đều dẫn đến sailầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng

Câu 14: Phân tích nội dung cơ bản đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền tiến hành kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954 )

Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

1 Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1954)

Ngày đăng: 14/06/2016, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w