1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn marketing quốc tế môi trường cạnh tranh mà samsung phải đối mặt khi tiến hành marketing quốc tế tại hai thị trường việt nam và trung quốc

23 763 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 760,98 KB

Nội dung

Theo số liệu mới nhất thu thập được, xét trên thị trường smartphone toàn cầu, Samsung hiện đang là hãng dẫn đầu thị trường với thị phần smartphone lớn nhất, theo sau là Apple và các đối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa: Marketing

Đề tài:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA

SAMSUNG KHI TIẾN HÀNH MARKETING QUỐC TẾ TẠI HAI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC.

Môn: Marketing quốc tế

Trang 2

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh thế giới đang tiến hành hội nhập và toàn cầu hóa, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không chỉ tiến hành kinh doanh trong phạm vi một của lãnh thổ quốc gia mà phải hướng tới tiến hành Marketing quốc tế Trong quá trình đó, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với môi trường cạnh tranh quốc tế với nhiều khó khăn và thử thách Và Samsung cũng không phải ngoại lệ, Samsung là một tập đoàn hoạt động nhiều ngành kinh doanh, trong đó nổi bật có ngành sản xuất smartphone- điện thoại thông minh

Nhìn lại lịch sử phát triểnvà tình hình thị trường Smartphone toàn cầu,dấu mốc đầu tiên cho sự ra đời của smartphone trên toàn thế giới là sự kiện ra mắt chiếc IBM Simon của hãng IBM vào ngày 28/11/1992 tại hội chợ Comdex diễn ra ở Las Vegas (Mỹ) Tuy nhiên đến năm 2007, khi Apple ra mắt chiếc IPhone phiên bản đầu tiên, mới chính thức là “phát súng” khơi mào cho cuộc chạy đua trên thị trường smartphone Kể từ khi iPhone xuất hiện, sự phát triển của smartphone ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có thể nói mục tiêu mà các hãng sản xuất khác đặt ra chính là “lật đổ iPhone” Samsung cũng nằm trong số đó, vào đầu năm 2010, hãng này tung ra thị trường chiếc smartphone đầu tiên mang tên Galaxy S, chính thức đối đầu trực tiếp với Apple, sau thời gian dài là đối tác cung cấp chíp và màn hình cho Apple Cuộc chiến giữa Apple và Samsung diễn ra khá sôi nổi trong việc giành dật vị trí đứng đầu thị trường smartphone, mặc dù Apple chỉ hướng đến phân khúc thị trường cao cấp trong khi Samsung theo đuổi chiến lược bao phủ thị trường Ngoài Apple, trong lĩnh vực sản xuất smartphone của mình, Samsung còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác như: các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc (Xiaomi, Huawei, Lenovo, ); Microsoft; Theo số liệu mới nhất thu thập được, xét trên thị trường smartphone toàn cầu, Samsung hiện đang là hãng dẫn đầu thị trường với thị phần smartphone lớn nhất, theo sau là Apple và các đối thủ đến từ Trung Quốc

Biểu đồ Thị phần smartphone toàn cầu

(Tổng công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) Worldwide Quarterly Mobile Phone Tracker)

Trang 3

Theo đó, thị trường smartphone toàn thế giới đã tăng trưởng 13,0% trong quý 2 năm 2015, với 341,5 triệu lô hàng, điều này chủ yếu nhờ sự mở rộng và tăng trưởng ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là thị trường Châu Á Samsung mặc dù vẫn giữ vai trò đứng đầu của mình song thị phần đã sụt giảm 3,6% so với quý trước Nguyên nhân có thể là do Samsung đã không đạt được hiệu quả như mong muốn với hai phiên bản smartphone mới nhất của mình là Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge Bù lại, hãng này lại tăng được doanh số

ở các thị trường thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt ở các khu vực như Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi

Trên thực tế, vị thế cạnh tranh của Samsung cũng như các đối thủ của hãng này trong lĩnh vực sản xuất smartphone có thể sẽ khác nhau ở các thị trường khác nhau (các đoạn thị trường phân theo tiêu chí thu nhập, địa lý, ) Và khi tiến hành Marketing quốc

tế, ngoài áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh trực tiếp này, Samsung còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, áp lực từ phía các sản phẩm thay thế, áp lực từ phía nhà cung ứng và áp lực từ khách hàng Để nội dung được cụ thể và sâu sắc, đề tài xin tập

trung phân tích: “Môi trường cạnh tranh mà Samsung phải đối mặt khi tiến hành Marketing quốc tế tại hai thị trường Việt Nam và Trung Quốc” Qua đó, thấy được

phần nào bức tranh về môi trường cạnh tranh mà Samsung phải đối mặt tại thị trường Việt Nam và Trung Quốc, đây là hai trong số những thị trường trọng điểm mà các dòng smartphone của Samsung hướng tới, với tiềm năng tiêu thụ sản phẩm này lớn

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu quá trình hình thành, tiềm lực tài chính, kết quả hoạt động, các dòng điện thoại thông minh của Samsung và quá trình xâm nhập vào hai thị trường Trung quốc

và Việt Nam

- Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Mc Poter để làm rõ môi trường cạnh tranh khi thực hiện Marketing quốc tế của Samsung trên hai thị trường Trung Quốc

và Việt Nam

3. Một số câu hỏi nghiên cứu

- Samsung đã xâm nhập vào hai thị trường Trung Quốc và Việt Nam như thế nào?

- Môi trường cạnh tranh ở hai thị trường này đã tác động như thế nào lên quá trình thực hiện marketing quốc tế của Samsung? Được trả lời thông qua 2 câu hỏi sau:

+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Samsung là các công ty đa quốc gia và công ty nội địa tại hai thị trường Việt Nam và Trung Quốc là những hãng nào? Động thái cạnh tranh của họ ra sao? Vị thế cạnh tranh của họ so với Samsung?

+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung ứng và khách hàng tạo ra sức ép như thế nào đến quá trình thực hiện Marketing quốc tế của Samsung?

PHẦN HAI: NỘI DUNG

I Khái quát về Samsung và quá trình xâm nhập hai thị trường Trung Quốc và Việt Nam.

1. Khái quát về Samsung.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Trang 4

Khởi nghiệp từ năm 1938 bởi ông Ly Byung-Chul tại tỉnh phía bắc Kyungsang, Hàn Quốc với tên gọi ban đầu là SAMSUNG General Stores và 40 nhân viên Sau hơn 70 năm phát triển cùng với những bước thăng trầm lịch sử, Samsung đã có mặt trên hơn 130 quốc gia và trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, là niềm kiêu hãnh và tự hào của người Hàn Quốc

Tiến trình phát triển của SAMSUNG luôn song hành với quan điểm: “Đóng góp kinh tế cho quốc gia”, “Ưu tiên cho nguồn nhân lực” và “Theo đuổi chủ nghĩa duy lý” Mỗi một quan niệm đều tương ứng với những thời khắc quan trọng trong lịch sử của SAMSUNG, phản ánh các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp phát triển của Công ty, từ hãng chuyên về công nghiệp gia dụng trở thành hãng đi đầu về điện tử tiêu dùng toàn cầu.Một Công ty hàng đầu về kỹ thuật số, một công dân quốc tế có trách nhiệm, một tập đoàn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức,… SAMSUNG là tất cả và còn hơn thế nữa Tại TẬP ĐOÀN SAMSUNG (SAMSUNG GROUP) và SAMSUNG ĐIỆN TỬ (SAMSUNG ELECTRONICS), các sản phẩm, nguồn nhân lực và phương pháp kinh doanh được xây dựng và duy trì chuẩn cao nhất, SAMSUNG đã đóng góp một cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn

1.2 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty.

1.2.1 Tình hình tài chính của công ty.

Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển Samsung đã không ngừng nỗ lực để trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới với việc trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới vào quý 2 năm 2013 ( tính theo sản lượng) soán ngôi Nokia Cùng với sự thành công đó,cũng trong năm này hai tạp chí

Interbrand và BusinessWeek cho biết, Tháng 11/2013, tập đoàn Samsung đã có giá trị vốn hóa 227 tỷ đô la Mỹ ( gấp hai lần vào cùng thời điểm hai năm trước đó)

Tổng tài sản của Samsung năm 2013 cũng là một con số kỷ lục từ trước đến thời điểm bấy giờ khi đạt 529,5 triệu đô la

1.2.2 Kết quả hoạt động trong ba năm gần đây.

Doanh số bán hàng và lợi nhuận hoạt động:

Theo báo cáo năm 2014 của Samsung, doanh số bán hàng và lợi nhuận hoạt động của công ty này trong 3 năm qua có nhiều biến động Trong giai đoạn này năm 2013

Trang 5

doanh số bán hàng đột ngột tăng mạnh giúp cho lợi nhuận hoạt động cũng tăng theo Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là sự kiện Samsung chi 3 đến 4 tỷ đô la Mỹ chuyển đổi một nửa số vi mạch trong nhà máy ở Austin thành loại vi mạch mang nhiều đặc tính

ưu việt và lợi nhuận hơn Quá trình chuyển đổi đã hoàn thành trong năm 2013 Nhờ đó dòng điện thoại thông minh của Samsung mang những đặc tính nổi trội hơn so với các dòng trước đó Kết quả là ngày 14/03/2013, Samsung công bố sản phẩm Galaxy S4 Và chỉ 1 sau khi ra mắt, Samsung Galaxy S4 đã được bán ra trên 10 triệu chiếc trên toàn thế giới và 5 tháng sau đó con số đã là 40 triệu chiếc Chính sự thành công của Samsung galaxy S4 đã góp phần làm cho doanh số bán hàng và lợi nhuận hoạt động năm 2013 đạt mức kỷ lục từ trước đến thời điểm này

Tuy nhiên, đến năm 2014 Samsung đã không giữ vững được thành công của mình khi doanh số bán hàng và doanh thu hoạt động đều giảm mạnh Nguyên nhân của sự tụt giảm này của Samsung chủ yếu từ doanh số smartphone kém cỏi Chiếc smartphone cao cấp Galaxy S5 ra mắt đầu 2014 không còn bán chạy như những người tiền nhiệm của nó Doanh số S6 và S6 Edge cũng thấp hơn so với những gì mà Samsung kỳ vọng Công ty Hàn Quốc có nguy cơ đi theo con đường của những Palm, Nokia, hay BlackBerry trước đây Nokia, BlackBerry từng là những hãng thống trị thị trường di động, nhưng sau khi để mất thị phần, những nỗ lực giành lại thị trường đều thất bại, phải nhường lại sân khấu cho đối thủ Ngoài ra, cũng trong thời gian này Apple đã cho ra đời iphone 5 và các thế hệ cải tiến 5S, 5C do đó thị phần của dòng điện thoại thông minh của Samsung đã bị chia nhỏ hơn

Dòng tiền mặt:

Cũng theo báo cáo tài chính năm 2014 của Samsung, dòng tiền mặt cũng có nhiều biến động Sự biến động này chủ yếu là do các nguyên nhân mà nhóm đã phân tích ở phần doanh số bán và lợi nhuận hoạt động

Trang 6

1.3. Thành tựu đạt được trong những năm gần đây của Samsung Electronic.

Với sự thành công trong lĩnh vực điện tử, SAMSUNG đã được công nhận trên toàn cầu là một công ty hàng đầu trong ngành về công nghệ và hiện nay đứng trong 10 thương hiệu hàng đầu toàn cầu

- Năm 2012: Samsung đứng hàng thứ 9 trong số 100 thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu với giá trị thương hiệu là 32,9 tỉ USD Samsung Electronics đạt kỷ lục số lượng tích lũy sản phẩm Galaxy Note giao trên toàn cầu 5 triệu thiết bị

- Năm 2013: Samsung Electronics tung ra Galaxy S4 trên thị trường Hàn Quốc và các thị trường toàn cầu Samsung đạt kỷ lục số lượng tích lũy sản phẩm điện thoại thông minh Galaxy S series giao trên toàn cầu 0,1 tỉ thiết bị

- Năm 2014: Samsung vươn lên vị trí thứ 7 trong báo cáo “Các Thương hiệu Tốt nhất Toàn cầu 2014” Samsung Electronics công bố ra mắt thương mại thiết bị Galaxy S5

và Samsung Gear tại 125 quốc gia

1.4. Dòng điện thoại thông minh của Samsung

Với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Samsung đã dần khẳng định vị thế của mình với rất nhiều dòng điện thoại thông minh khác nhau Tính đến nay, điện thoại thông minh của Samsung có trên 21 dòng sản phẩm với chất lượng càng ngày càng được nâng lên.Với những dòng sản phẩm gắn với những slogan khác nhau Như: Samsung Galaxy A8 - Đậm phong cách - Đậm chất tôi hay Samsung Galaxy S6 Edge - Đẳng cấp và tinh tế hơn,… Chắc chắn Samsung sẽ không dừng lại ở đó, sẽ tiếp tục khẳng định mình bằng việc tung ra các dòng sản phẩm đẳng cấp hơn

2. Quá trình xâm nhập Trung Quốc và Việt Nam của Samsung.

2.1. Samsung xâm nhập Trung Quốc.

Samsung mở văn phòng đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1985 ở Bắc Kinh Samsung là một công ty đi đầu ở thị trường Trung Quốc, sử dụng thị trường này chủ yếu như một cơ sở để sản xuất thiết bị điện tử cho thế giới Vào giữa những năm 1990, với nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ, Samsung đã quyết định chiến lược để điều chỉnh hoạt động kinh doanh ở thị trường đông dân nhất thế giới khi xác định thị trường này

Trang 7

không chỉ là một cơ sở sản xuất mà còn bắt đầu tiếp thị các sản phẩm điện tử ở thị trường này Từ đây, Samsung nhen nhóm xây dựng cho mình một mạng lưới bán lẻ đa dạng, rộng khắp Ngoài việc bán hàng thông qua các cửa hàng phân phối của ba nhà mạng viễn thông lớn của Trung Quốc, Samsung cũng có một sự hiện diện mạnh mẽ thông qua các đối tác bán lẻ là Gome Electrical Appliances và Suning Commerce Group, cũng như các gian hàng "Experience" (trải nghiệm) của riêng hãng và các nhà bán lẻ nhỏ trên khắp Trung Quốc.

Samsung cũng đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt với ba nhà mạng viễn thông lớn của Trung Quốc là China Mobile, China Unicom và China Telecom Hãng đã khôn khéo thích ứng với các công nghệ sẵn có của các nhà mạng Sự bắt tay với các nhà mạng

để cho ra đời các thiết bị di động dành riêng cho các thuê bao nhà mạng là một điểm cộng cho chính sách kinh doanh bán lẻ của Samsung ở thị trường vốn tính bảo thù như Trung Quốc

Ngoài ra, Samsung đã xây dựng cho mình một mối quan hệ còn cao hơn cả mối quan

hệ với các tổng giám đốc, giám đốc điều hành các tập đoàn, công ty Nhà nước của Trung Quốc khi có được sự ủng hộ từ phía giới lãnh đạo cấp cao của nước này Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Samsung Y Lee vào tháng Tư vừa qua là một ví dụ rõ nét cho thấy một trong những cách mà Samsung xâm nhập, chiếm lĩnh hiệu quả thị trường đông dân nhất thế giới

2.2. Samsung xâm nhập thị trường Việt Nam.

Sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2015), Samsung đã dần khẳng định vị thế "ông lớn" của mình bằng việc mạnh tay đầu tư hàng tỷ đô để xây dựng hàng loạt các nhà máy Hiện tại, Samsung có 3 nhà máy được xây dựng ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ USD Đi vào hoạt động từ năm 2009, khu phức hợp Samsung Electronics Việt Nam (SEV) ở Bắc Ninh với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (2014), hiện là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu Hằng năm cho doanh số xuất khẩu hàng chục tỷ USD Đây cũng là một trong những dự

án có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam hiện nay

Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, tập đoàn Samsung đã quyết định tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại Thái Nguyên (SEVT) với vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD Nhà máy này vừa đi vào vận hành hồi đầu tháng 3/2014 Và chỉ sau 20 ngày

đi vào hoạt động, SEVT đã xuất khẩu được 90 triệu USD Nhà máy thứ ba có lịch sử lâu đời nhất, Samsung Vina Electronics (SAVINA) hoạt động từ năm 1996, được đặt tại Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử dân dụng

và gia dụng Dự án này được điều động số vốn 11,8 triệu USD, tuy có quy mô nhỏ hơn các dự án trên, nhưng đây là tiền đề cho những đầu tư "khủng" của Samsung vào Việt Nam sau này.Được biết, vào ngày 1/10/2014 vừa qua, dự án Samsung CE Complex (SECC) với tổng vốn 1,4 tỷ USD đã được phê duyệt Theo dự kiến, dự án được khởi công vào tháng 1-2015 và sẽ đi vào hoạt động trong quý 2-2016.Với 3 dự án nhà máy đã được

Trang 8

xây dựng và hàng loạt những dự án tỷ đô trong tương lai Samsung đã thành công trong việc biến Việt Nam trở thành "tập đoàn cứ điểm" sản xuất với quy mô lớn nhất toàn cầu.

II Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

1. Đối thủ cạnh tranh là các công ty đa quốc gia

I.1. Tại thị trường Việt Nam

Tại thị trường điện thoại di động Việt Nam, doanh số smartphone đã vượt qua điện thoại cơ bản, chiếm 51% tổng thị trường trong quý 2/2015 Trong quý này, có 3,3 triệu smartphone nhập về thị trường trong nước, tổng giá trị thị trường đạt 607 triệu USD

Trong đó, giá trung bình một chiếc smartphone là 183 USD chưa thuế.( Theo chuyên viên

nghiên cứu thị trường Võ Lê Tâm Thanh của IDC Việt Nam) Chính vì có tốc độ tăng

trưởng mạnh nên thị trường smartphone Việt Nam được xem là thị trường mục tiêu của nhiều hãng smartphone trên thế giới cũng như nội địa Để xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty đa quốc gia tại thị trường Việt Nam cũng như vị thế cạnh tranh của các hãng này, trước hết cần xem xét thị phần smartphone Việt Nam được phân chia như thế nào

Theo số liệu mới nhất từ hãng IDC Vietnam, xét theo thị phần doanh số, tính đến quý I/2015, có ba hãng đang dẫn đầu thị trường smartphone là: Samsung với 35,2%, tăng 10,9% so với quý trước Xếp thứ hai là Microsoft với 24,2%, tăng 2,6% so với quý trước Xếp thứ ba là OPPO 10,4% so với quý trước

Biểu đồ Thị phần smartphone tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ

( Đơn vị %, theo IDC Vietnam)

Mặc dù không nằm trong top 3 hãng dẫn đầu về doanh số bán ra, Apple lại đứng thứ

2 trong bảng xếp hàng các hãng lớn nhất xét về giá trị thị trường- doanh thu tiêu thụ sản phẩm, theo sau là Microsoft và dẫn đầu là Samsung trong quý I/2015

Biểu đồ Thị phần smartphone tính theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Trang 9

Như đã nói ở trên, trong lĩnh vực smartphone, Samsung theo đuổi chiến lược bao phủ thị trường với ba dòng sản phẩm thấp, trung và cao cấp Ở mỗi đoạn thị trường, Samsung phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau, và tại mỗi đoạn thị trường đó

vị thế của các hãng này có thể khác nhau Sau đây sẽ phân tích lần lượt từng thị trường để thấy rõ điều này

 Thị trường smartphone cao cấp:

Hiện nay, các sản phẩm được đánh giá là cung ứng cho thị trường này bao gồm: các dòng Galaxy S (Galaxy S6 và S6 Edge), Galaxy note 5, của Samsung; Iphone (iPhone 6

và 6 Plus) của Apple; Xperia Z (Z3,Z4) của Sony; G4 của LG; One M9 (HTC) Các sản phảm này đều có mức giá từ 15 triệu trở lên

- Apple được xem là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường này Bởi doanh thu smartphone của

Apple chỉ tính trên việc bán các sản phẩm Iphone mà hãng này vẫn đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Samsung, về doanh thu smartphone, trong khi doanh thu của Samsung được tính trên tất cả các dòng Smartphone từ thấp đến cao cấp của hãng này Với vị trí là người đứng đầu thị trường, Apple luôn là hãng chủ động trong cải tiến sản phẩm, thay đổi giá, Apple

sử dụng hệ điều hành iOS, nhấn mạnh vẻ bề ngoài và thiết kế cho dản phẩm;mang tính trách nhiệm cao phản ánh đúng nhu cầu khách hàng;giá trị sản phẩm lớn,đẳng cấp tiên phong

- Samsung được xem là doanh nhiệp thách thức trên thị trường này Trên thực tế, doanh

thu, thị phần của Samsung và Apple nói riêng và các hãng smartphone nói chung có những biến động rất lớn theo các giai đoạn tung sản phẩm mới ( thông thường khi các phiên bản cải tiến được tung ra, thị phần của hãng đó sẽ tăng mạnh và đôi khi vượt lên qua các đối thủ khác), có những thời điểm thị phần Samsung lớn hơn Apple và ngược lại Samsung sử dụng hệ điều hành Android Sản phẩm Samsung luôn thay đổi,không ngừng cải thiện về công nghệ và thiết kế.Triết lý: Mang lại cảm hứng cho thế giới,tạo dựng tương lai

- Các hãng còn lại như Sony, LG, HTC, được đánh giá là các doanh nghiệp theo sau trên thị trường này Nhìn chung đây là các hãng có thương hiệu yếu hơn, doanh thu và thị

phần chưa cao Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến các hãng này thu hút được ít

Trang 10

khách hàng hơn cho dòng smartphone cao cấp của mình như: với Sony, hãng này gặp vấn

đề về giá bán, giá chính hãng không có tính cạnh tranh trong khi Z4 không có nhiều điểm khác biệt so với Z3 Sản phẩm của HTC cũng tương tự, One M9 với giá bán ngang bằng với S6 và iPhone 6 G4 của LG dù có nhiều cải tiến với tiền nhiệm G3 như mặt lưng hơi cong, vỏ da, chất lượng camera cao hơn (16 megapixel)…, tuy nhiên, theo khảo sát một

số hệ thống bán lẻ, LG G4 không được đánh giá cao trong phân khúc cao cấp, do không

có nhiều ưu điểm nổi trội và khác biệt so với S6 và iPhone 6

 Thị trường smartphone trung cấp

Hiện nay, các sản phẩm được đánh giá là cung cấp cho thị trường này bao gồm: Galaxy A (A3,A5), Galaxy E của Samsung; Lumia 640 và Lumia 640 XL của Microsoft; Find 7A của Oppo; Xperia M4 Aqua Dual, Xperia C5 Ultra của Sony; Butterfly 2, One M8 Eye của HTC; Sony Z3 Compact; Lenovo Vibe Shot; giá các sản phẩm này giao động từ 5 đến dưới 15 triệu

- Samsung được đánh giá là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường này Bởi các dòng sản phẩm

của Samsung phổ biến phục vụ phân khúc tầm trung và thấp, trong khi thị phần tổng thể của smartphone Samsung lớn nhất trong các hãng kể trên cùng hướng đến thị trường này Với vị thế là người dẫn đầu, Samsung đầu tư khá lớn cho dòng sản phẩm phục vụ thị trường này, luôn đi đầu trong cải tiến sản phẩm, các smartphone thuộc dòng này phổ biến dùng hệ điều hành Android, trừ các sản phẩm của Microsoft với hệ điều hành Windows Phone Trong đó Samsung galaxy A5 có giá khởi điểm khoảng 7 triệu đồng

- Microsoft và Oppo được đánh giá là doanh nghiệp thách thức thị trường này Bởi thị

phần của hai hãng này khá lớn, chỉ sau Samsung Giá khởi điểm Lumia 640 và Lumia 640

XL tại Việt Nam trong khoảng từ 5-7 triệu đồng Giá khởi điểm của Find 7A của Oppo khoảng 7 triệu Nhìn chung các sản phẩm này có khá nhiều đặc tính nổi trội Riêng các dòng Lumia 640, 640XL cung cấp cho nhười dùng những trải nghiệm mới mẻ của hệ điều hành Windows Phone mà các sản phẩm dùng hệ điều hành Android như Samsung không thể làm được Ngoài ra các tính năng khác như độ phân giải, màu sắc ảnh, hình dáng thiết

kế của các dòng smartphone trung cấp của hai dòng này đều được khách hàng đem so sánh với Samsung và đánh giá khá tốt Trong mối quan hệ cạnh tranh với Samsung, Thống kê của GfK ở mảng smartphone cho thấy, thị phần của Samsung tính đến tháng 2/2015 là 18,9%, giảm nhẹ từ 20,1% ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái Trong khi đó, Oppo

đã tăng trưởng lên gấp 2,5 lần: từ 2,8% vọt lên 7,9% chỉ sau 12 tháng bám đuổi Trong quý I/2015, Samsung đã thành công khi điều chỉnh giá tốt cho hàng loạt sản phẩm, Oppo lại đẩy mạnh việc cho ra mắt sản phẩm mới, hướng đến giới trẻ và quảng bá mạnh mẽ thông qua những biểu tượng trong làng giải trí Không chỉ cạnh tranh về sản phẩm và truyền thông, Samsung và Oppo cũng đánh nhau nảy lửa tại các nhà bán lẻ Oppo được cho là có độ phủ rộng tới từng tỉnh thành nhưng Samsung có kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm và đã thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ

- Các hãng còn lại được đánh giá là doanh nghiệp theo sau thị trường Bởi thị phần của họ

chưa đủ lớn ( chưa lọt và các top xếp hạng) mặt khác các doanh nghiệp này không có

Trang 11

động thái nổi bật nào nhằm giành giật thị trường, vượt lên trên các đối thủ mạnh phía trên

họ

 Thị trường smatphone thấp cấp:

Theo trang news.zing.vn, top 10 smartphone bán chạy nhất tại Việt Nam trong đó có Samsung Galaxy Grand Prime đứng đầu (giá 3.790.000đ), thứ hai là Galaxy Core Prime (giá 2.990.000),… ngoài ra Samsung còn thiết kế riêng một dòng Galaxy V hướng đến phân khúc thấp này với giá chỉ khoảng 2 triệu đồng Ngoài Samsung, hai hãng khác là Microsoft và Oppo cũng có những sản phẩm hướng vào thị trường thấp cấp này Các hãng này tạo áp lực cạnh tranh gay gắt với Samsung khi hoạt động trên đoạn thị trường này

I.2. Tại thị trường Trung quốc

Theo một báo cáo của hãng nghiên cứu Gartner (Mỹ) được công bố ngày 20/8/2015,

sự suy giảm doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc cho thấy thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới này đã đến giai đoạn bão hòa, đặt ra nhiều thách thức cho các nhà sản xuất: doanh số bán điện thoại thông minh cách đây 1 năm đã giảm tới 4%, theo đó nguyên nhân được kể đến là do việc thay thế điện thoại, mua lần đầu ngày càng ít Phân tích này cho rằng: Ngoài phân khúc thị trường thấp cấp, sức hấp dẫn của những loại điện thoại thông minh hàng đầu sẽ là yếu tố then chốt đối với các nhà kinh doanh thiết bị này khi họ muốn lôi cuốn sự chú ý của những người tiêu dùng có ý định nâng cấp điện thoại, cũng như nhằm duy trì hoặc tăng thị phần của họ tại Trung Quốc

Để thấy được các đối thủ cạnh tranh đa quốc gia của Samsung, sau đây sẽ đi nghiên cứu thị phần của các hãng cung cấp smartphone cho thị trường Trung Quốc

Biểu đồ Thị phần điện thoại tại Trung quốc

 Thị trường cao cấp: Apple vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, Samsung là doanh nghiệp thách thức thị trường

 Thị trường trung và thấp cấp: Xiaomi hai doanh nghiệp nội địa dẫn đầu thị trường ; Huawei là doanh nghiệp nội địa thách thức thị trường (sẽ được phân tích cụ thể trong mục 2) Vivo, Oppo, là các doanh nghiệp theo sau thị trường (sẽ được phân tích cụ thể trong mục 2)

Từ đó thấy được, đối thủ cạnh tranh trực tiếp công ty đa quốc gia của Samsung tại thị trường Trung Quốc là Apple, nhìn chung trong phân khúc cao cấp ở cả hai thị trường

Ngày đăng: 13/06/2016, 01:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w