1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường Thanh

27 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 176,94 KB

Nội dung

Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường Thanh.Trong thời đại xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng thì vai trò quan trọng của người lao động ngày càng được khẳng định rõ ràng. Sự phát triển hưng thịnh hay suy vong của mỗi tổ chức phụ thuộc lớn vào yếu tố con người người lao động trong tổ chức đó. Chính vì vậy các vấn đề về an toàn vệ sinh cho người lao động đang ngày càng đựơc xã hội quan tâm hơn. Trên thực tế tại những doanh nghiệp thương mại ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp thương mại không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp và tính mạng người lao động. Sự quan tâm, hiểu biết và ứng dụng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh ở nước ta còn hạn chế, vì thế việc đảm bảo một môi trường cho người lao động làm việc an toàn, hạn chế các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn diện nhân cách người lao động nhằm góp phần ổn định và phát triển sản xuất là vấn đề cần phải được quan tâm thích đáng.“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gắn liền với việc quản lý con người.Nắm bắt được tầm quan trọng đó nhóm 4 chúng em đã quyết định đi đến nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường Thanh”. Với đề tài này thì nhóm đã quyết định nghiên cứu với ba phần nội dung như sau:Chương 1: Cơ sở lý luậnChương 2: Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường ThanhChương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.Một số khái niệm cơ bản1.1.1.Điều kiện lao độngLà tổng thế các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kĩ thuật tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tương tác qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các yếu tố của điều kiện lao động gồm có: Các yếu tố của sản xuất kinh doanh: Máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, đối tượng,… Các yếu tố có liên quan SXKD: Yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, quan hệ đời sống,…1.1.2.Công tác an toàn vệ sinh lao độngLà hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, KT –XH, khoa học công nghệ, nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo AT – VSLĐ phòng ngừa BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho NLĐ 1.1.3.An toàn lao động1.1.3.1.Khái niệmAn toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt để những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.1.1.3.2.Các yếu tố nguy hiểma. Khái niệmYếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố có tác động chấn thương, tử vong cho người lao động trong quá trình sản xuất.Các lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm: Trong sử dụng các loại máy cơ khí Lắp đặt sửa chữa và sử dụng điện Lắp đặt sửa chữa và sử dụng thiết bị áp lực Lắp đặt sửa chữa các thiết bị Trong lắp máy và xây dựng Trong ngành luyện kim Trong sử dụng và bảo quản hóa chất Trong khai thác khoáng sản Trong thăm dò khai thác dầu khí Trong nhà bếp, quán bar: Nổ bình ga, chập điệnb. Phân loại•Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học: Các bộ phận cơ cấu chuyền động Sự chuyển động của bản thân máy móc Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn Các bộ phận chuyển động tịnh tiến Vật rơi, đổ, sập Vật văng bắn Trơn, trượt, ngã,….•Nhóm yếu tố nguy hiểm về điệnTùy theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ (các yếu tố về điện làm tê liệt hệ thống tim mạch, hô hấp): Điện giật Điện phóng Điện từ trường Cháy nổ do chập điện,…•Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi) Gây nhiễm độc cấp tính: SO2, SO3, CO, CO2, NO2, H2S… Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng kí hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3) Bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như ammoniac, axit sunfuric, kiềm, chlorine, phenol,…Các hóa chất bay hơi ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài có nguy cơ gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.•Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ Nổ vật lý: Nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu.Ví dụ: Nổ nồi hơi, nổ bình nén… Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy các công trình, gây tại nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.Ví dụ: Nổ xăng dầu, hóa chất, thuốc nổ,… Nổ vật liêu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định Nổ kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ…•Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt Môi trường ở thể rắn, lỏng, khí Gây bỏng, nóng hoặc lạnh Nguyên nhân: Do vật nung nóng chảy, tia lửa điện, ngọn lửa…Ví dụ: Nhân viên ở bộ phận bếp thường xuyên phải tiếp xúc với mối nguy hiểm về nhiệt độ cao (tay cầm không chắc chắn hay đặt ở vị trí không thích hợp có thể gây bỏng nhiệt hay hơi nước cho người lao động, dầu mỡ nóng bắn vào gây bỏng). Nhân viên dịch vụ sửa xe phải đối diện với nguy cơ bị bỏng do các tia lửa từ máy hàn, máy tiện phát ra.1.1.3.3.Tai nạn lao độnga. Khái niệmTai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liện với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.b. Những trường hợp được coi là tai nạn lao động Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý. Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động1.1.3.4.Phân loại tai nạn lao động•Theo mức độ tổn thương đến cơ thể Tai nạn lao động làm chết người Tai nạn lao động năng Tai nạn lao động nhẹ•Theo ngành nghề sản xuất•Theo nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan•Theo độ tuổi và giới tính1.1.4.Vệ sinh lao động1.1.4.1.Khái niệmLà hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh đối với người lao động, bảo vệ người lao động khỏi bệnh nghề nghiệp.1.1.4.2.Các yếu tố có hạiGồm 2 nhóm:•Nhóm 1: Các yếu tố có hại liên quan đến môi trường làm việc. Các yếu tố vật lý: Vi khí hậu xấu, ồn, rung, ánh sang, bụi Các yếu tố hóa học: Hóa chất, hơi khí độc. Các yếu tố sinh vật học có hại. Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường làm việc.•Nhóm 2: Các yếu tố có hại liên quan đến tâm sinh lý người lao động. Lao động thể lực nặng nhọc. Tư thế lao động gò bó Stress về tâm lý, XH Căng thẳng thần kinh giác quan nhịp điệu làm việc. Tính chất đơn điệu của công việc.1.1.4.3.Bệnh nghề nghiệpBệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp tác động tới NLĐ.Ví dụ: Bệnh xương khớp ở những người lao động nặng, bệnh thanh quản, phổi ở giáo viên

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng thì vai trò quan trọng của người lao động ngày càng được khẳng định rõ ràng Sự phát triển hưng thịnh hay suy vong của mỗi tổ chức phụ thuộc lớn vào yếu tố con người- người lao động trong tổ chức đó Chính vì vậy các vấn đề về an toàn vệ sinh cho người lao động đang ngày càng đựơc xã hội quan tâm hơn Trên thực tế tại những doanh nghiệp thương mại ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp thương mại không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp và tính mạng người lao động Sự quan tâm, hiểu biết và ứng dụng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh ở nước ta còn hạn chế, vì thế việc đảm bảo một môi trường cho người lao động làm việc an toàn, hạn chế các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn diện nhân cách người lao động nhằm góp phần ổn định và phát triển sản xuất là vấn đề cần phải được quan tâm thích đáng.

“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gắn liền với việc quản lý con người.

Nắm bắt được tầm quan trọng đó nhóm 4 chúng em đã quyết định đi đến

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường Thanh” Với đề tài này thì nhóm đã quyết định nghiên cứu với ba phần nội dung

như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh

Trang 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Điều kiện lao động

Là tổng thế các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kĩ thuật tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tương tác qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh Các yếu tố của điều kiện lao động gồm có:

- Các yếu tố của sản xuất kinh doanh: Máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, đối tượng,…

- Các yếu tố có liên quan SXKD: Yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, quan hệ đời sống,…

1.1.2 Công tác an toàn vệ sinh lao động

Là hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, KT –XH, khoa học công nghệ, nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo AT – VSLĐ phòng ngừa BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho NLĐ

1.1.3 An toàn lao động

1.1.3.1 Khái niệm

An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt để những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

1.1.3.2 Các yếu tố nguy hiểm

a Khái niệm

Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố có tác động chấn thương, tử vong cho người lao động trong quá trình sản xuất.

Các lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm:

- Trong sử dụng các loại máy cơ khí

- Lắp đặt sửa chữa và sử dụng điện

- Lắp đặt sửa chữa và sử dụng thiết bị áp lực

- Lắp đặt sửa chữa các thiết bị

- Trong lắp máy và xây dựng

- Trong ngành luyện kim

- Trong sử dụng và bảo quản hóa chất

Trang 4

- Trong khai thác khoáng sản

- Trong thăm dò khai thác dầu khí

- Trong nhà bếp, quán bar: Nổ bình ga, chập điện

b Phân loại

Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học:

- Các bộ phận cơ cấu chuyền động

- Sự chuyển động của bản thân máy móc

- Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn

- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến

- Vật rơi, đổ, sập

- Vật văng bắn

- Trơn, trượt, ngã,….

Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện

Tùy theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ (các yếu tố về điện làm tê liệt hệ thống tim mạch, hô hấp):

- Điện giật

- Điện phóng

- Điện từ trường

- Cháy nổ do chập điện,…

Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi)

- Gây nhiễm độc cấp tính: SO2, SO3, CO, CO2, NO2, H2S…

- Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng kí hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3)

- Bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như ammoniac, axit sunfuric, kiềm, chlorine, phenol,…Các hóa chất bay hơi ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài có nguy

cơ gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ

- Nổ vật lý: Nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết

bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu.

Trang 5

Ví dụ: Nổ nồi hơi, nổ bình nén…

- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy các công trình, gây tại nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.

Ví dụ: Nổ xăng dầu, hóa chất, thuốc nổ,…

- Nổ vật liêu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định

- Nổ kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ…

Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt

- Nhân viên dịch vụ sửa xe phải đối diện với nguy cơ bị bỏng do các tia lửa từ máy hàn, máy tiện phát ra.

1.1.3.3 Tai nạn lao động

a Khái niệm

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của

cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liện với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

b Những trường hợp được coi là tai nạn lao động

- Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý.

- Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động

1.1.3.4 Phân loại tai nạn lao động

Theo mức độ tổn thương đến cơ thể

- Tai nạn lao động làm chết người

- Tai nạn lao động năng

Trang 6

- Tai nạn lao động nhẹ

Theo ngành nghề sản xuất

Theo nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân khách quan

Theo độ tuổi và giới tính

1.1.4 Vệ sinh lao động

1.1.4.1 Khái niệm

Là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh đối với người lao động, bảo vệ người lao động khỏi bệnh nghề nghiệp.

1.1.4.2 Các yếu tố có hại

Gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Các yếu tố có hại liên quan đến môi trường làm việc.

- Các yếu tố vật lý: Vi khí hậu xấu, ồn, rung, ánh sang, bụi

- Các yếu tố hóa học: Hóa chất, hơi khí độc.

- Các yếu tố sinh vật học có hại.

- Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường làm việc.

Nhóm 2: Các yếu tố có hại liên quan đến tâm sinh lý người lao động.

- Lao động thể lực nặng nhọc.

- Tư thế lao động gò bó

- Stress về tâm lý, XH

- Căng thẳng thần kinh giác quan nhịp điệu làm việc.

- Tính chất đơn điệu của công việc.

Trang 7

1.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp thương mại, dịch vụ

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa

1.2.1.1 Mục đích

Công tác anh toàn vệ sinh lao động dựa trên các quy định của pháp luật thông qua việc thực hiện các chế độ, chính sách, các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về tổ chức, hành chính, về kinh tế - xã hội để:

- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, góp phần tăng năng xuất lao động và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như NLĐ

- Ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với NLĐ

- Mục tiêu chủ yếu là cải thiện điều kiện lao động, phải xử lý ôi nhiễm không khí, nước thải, đất đai,… tại khu vực DN hoạt động, vì vậy không chỉ là công việc của doanh nghiệp mà phải được cả xã hội quan tâm

1.2.1.2 Ý nghĩa

Ý nghĩa về chính trị

- AT - VSLĐ thực hiện bản chất ưu việt của chế độ CNXH, thể hiện quan điểm con người

là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

- Trong xã hội có tỷ lệ NLĐ, BNN thấp là xã hội luôn coi trọng NLĐ là vốn quý nhất, phải được tôn trọng, phải được bảo vệ.

- Thực hiện công tác AT- VSLĐ chính là góp phần chăm sóc sức khỏe, tính mạng và đời sống của con người – lực lượng quan trọng nhất để phát triển đất nước.

Trang 8

Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tốt công tác AT-VSLĐ là nội dung xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho sản phẩm vượt rào cản phi thuế quan và tiêu chuẩn lao động, quản lý chất lượng sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, chính là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường phát triển kinh doanh

- Thực hiện tốt AT-VSLĐ là hành động thiết thực để xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của DN, sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao, mang lại vị thế, uy tín cao trước bạn hàng, quốc tế, góp phần đưa DN hội nhập vững vàng hơn trên thị trường khu vực

1.2.2.2 Tính chất pháp lý

AT-VSLĐ phải mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ:

- Muốn cho các giải pháp đảm bảo AT-VSLĐ thực hiện được thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân, DN phải nghiêm chỉnh thực hiện.

Trang 9

- Đồng thời cấp có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng những đơn vị có thành tích và xử phạt kịp thời và thích đáng những đơn vị, cá nhân vi phạm thì công tác AT-VSLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.

1.2.2.3 Tính chất quần chúng

AT-VSLĐ phải mang tính quần chúng vì:

- Ở mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng cần được bảo vệ.

- Chính NLĐ là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo về người khác.

- Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ chỉ có thể đạt kết qủa khi các cấp quản lý, NSDLĐ các cán bộ KHCN và bản thân NLĐ đều phải tự giác và tích cực tham gia thực hiện các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống TNLĐ và BNN

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN

MƯỜNG THANH2.1 Khái quát về khách sạn Mường Thanh

2.1.1 Giới thiệu chung về khách sạn Mường Thanh

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là “Chuỗi Khách Sạn Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam” vơi hệ thống 45 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3, 4

và 5 sao trải dài trên cả nước và tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 8700 lao động

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1997, Mường Thanh khởi công xây dựng khách sạn đầu tiên tại thành phố Điện Biên Phủ và được thành lập bởi một con người xứ nghệ, ông Lê Thanh Thản

• Địa chỉ: 514 Đường 7/5, P Him Lam, Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên

• Tel: 0230 3810043

• Số phòng: 144

Năm 2003, với tầm nhìn xa, chủ tịch HĐQT quyết tâm chuyển hướng đầu tư về Hà Nội Liên tục trong những năm sau đó, hàng loạt khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh đã lần lượt ra đời.

Từ 7/2003 – 9/2015, đã ra đời 45 khách san cụ thể như: Khách sạn Mường Thanh Linh Đàm, Mường Thanh Vinh, Mường Thanh Lai Châu, Mường Thanh Grand Hà Nội, Khách sạn Mường Thanh Diễn Châu, Khách sạn Mường Thanh Hoiliday Điện Biên Phủ, Khách sạn Mường Thanh Grand Hạ Long, Khách sạn Mường Thanh Grand XaLa, Mường Thanh Sa Pa, Mường Thanh Vũng Tàu, Mường Thanh Grand Nha Trang, Mường Thanh Luxury Sông Lam, khách sạn Mường Thanh Holiday Huế, Khách sạn Mường Thanh Grand Đà Nẵng, khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Nam, Mường Thanh Grand tại Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang và Khách sạn Mường Thanh Hoilyday Mũi Né, Mường Thanh Hà Nội, Mường Thanh Holiday Hội An, Mường thanh Luxury Cần Thơ,

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đã chính thức ghi thêm vào “Chuỗi khách sạn

tư nhân lớn nhất Việt nam” của mình con số 45 khách sạn và dự án khách sạn trải dài trên khắp cả nước Trong tương lai, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trải dài theo đất

Trang 11

nước và vươn tới các nước trong khu vực Đông Dương, nâng vị thế tập đoàn khách sạn

tư nhân lên tầm quốc tế

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cung cấp cho thị trường các phân khúc trung

và cao cấp khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng nội địa và quốc

tế, tọa lạc tại vị trí trung tâm của các thành phố, thị trấn trên khắp cả nước Với quy mô

số lượng phòng từ 80 đến 150 phòng

Mường Thanh Luxury là thương hiệu khách sạn 5 sao cao cấp tọa lạc tại trung tâm các thành phố lớn và các trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam Với kinh nghiệm lâu năm và phong phú về văn hóa bản địa cũng như dịch vụ khách sạn, đảm bảo mỗi kỳ nghỉ của khách hàng sẽ trở nên trọn vẹn và đáng nhớ hơn khi khám phá thêm những điều vô cùng thú vị về những vùng đất mà mình đặt chân đến.

Mường Thanh Grand được ưu ái tọa lạc tại những vị trí đắc địa của những đô thị lớn, các khách sạn thuộc phân khúc 4 sao đã và đang mang đến một không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời cho những kỳ nghỉ và chuyến công tác cho khách hàng

Mường Thanh Holiday là nhóm khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên, tọa lạc ở các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên toàn quốc với thiết kế tinh tế cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhằm mang đến cho du khách kì nghỉ tiện nghi và thoải mái.

2.2 Điều kiện lao động, tổ chức bộ máy và thực trạng cơ cấu an toàn vệ sinh lao động khách sạn Mường Thanh.

2.2.1 Điều kiện lao động

Lao động trong khách sạn được làm việc trong môi trường hiện đại, đầy đủ tiện nghi và an toàn

Lao động trong khách sạn đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao

Do tính chuyên môn hóa cao nên khả năng thay thế nhau của lao động giữa các bộ phận trong khách sạn là ít Vì vậy công việc của các nhân viên trong khách sạn được quản lý cân đối và sử dụng vào đúng chuyên môn, giảm sự chồng chéo công việc.

Lao động trong khách sạn chịu sức ép rất lớn về mặt tâm lý

Trang 12

Môi trường làm việc trong khách sạn là một môi trường quyến rũ và đầy phức tạp, cùng với quan niệm xã hội về nghề nghiệp, sức ép từ phía gia đình từ đó tác động rất lớn tới hiệu quả làm việc của nhân viên

Ngoài ra nhân viên trong khách sạn luôn phải tiếp xúc trực tiếp với tần suất khá dày đối với khách hàng Khách trong khách sạn thuộc đủ mọi thành phần khác nhau về quốc tịch, trình độ văn hóa, nhu cầu sở thích, phong tục tập quán, ngôn ngữ…cho nên đòi hỏi nhân viên phải nắm bắt được những đặc điểm của khách để từ đó có những thái

Do khách sạn mở cửa 8.760 giờ trong một năm và nhân viên khách sạn cũng trong tình trạng sẵn sàng phục vụ khách nên phân chia ca làm việc cho nhân viên là điều không thể thiếu Nhân viên được làm theo ca để giảm áp lực công việc và lấy lại sức khỏe cho ca làm việc tiếp theo.

2.2.2 Tổ chức lao động và thực trạng cơ cấu an toàn vệ sinh lao động tại khách

Bộ phận ăn uống

Bộ phận tiền sảnh

Bộ phận kế toán

Trang 13

Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn

• Cách phân loại dựa vào chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận

Trong mỗi bộ phận luôn tồn tại 6 cấp: Trưởng bộ phận (giám đốc), trợ lý giám đốc, giám sát viên, nhân viên chính, nhân viên phụ, nhân viên học việc Cơ cấu này được thể hiện ở trong các bộ phân và được phân chia như sau:

- Lao công buồng

- Nhân viên buồng

Bộ phận lưu trữ

Ngày đăng: 12/06/2016, 17:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w