Mô hình này có 4 yếu tố thể hiện bối cảnh của người tiêu dùng ở thị trường: 1 Thu nhập của người tiêu dùng các yếu tố khác liên quan thu nhập không đổi 2 Giá cả hàng hoá trên thị trường
Trang 1CHƯƠNG III:
ÐỘ CO DÃN CẦU, CUNG
VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
2.1 Khái quát chung về lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Ở phần này ta xem xét kỹ hơn các đường cầu bằng cách xây dựng một mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng trên thị trường Mô hình này có 4 yếu tố thể hiện bối cảnh của người tiêu dùng ở thị trường:
(1) Thu nhập của người tiêu dùng (các yếu tố khác liên quan thu nhập không đổi)
(2) Giá cả hàng hoá trên thị trường người tiêu dùng có thể chấp nhận
(3) Thị trường vận động tuân theo quy luật cầu
(4) Sở thích người tiêu dùng có sự sắp xếp theo thứ tự từ mức nhiều đến ít
(5) Quyết định (lựa chọn) tiêu dùng tối ưu với mục tiêu đạt lợi ích tối đa
Mỗi quyết định tiêu dùng đều đi kèm theo các lợi ích và các chi phí Lợi ích
là tác dụng có ích cho họ trong tiêu dùng hàng hoá đó Còn chi phí là những chi phí
cơ hội (opportunity) phải có, đó là các phương án chi cho tiêu dùng hàng hoá đã chọn thì bỏ qua cơ hội (phải hy sinh) tiêu dùng các sản phẩm thoả mãn mong ước khác, khi đã quyết định tiêu dùng hàng hoá đã chọn với cùng số tiền đó
Qua mô hình nêu trên cho phép chúng ta dự đoán người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi của các điều kiện ở thị trường Như vậy, người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng tối ưu có nghiên cứu lý thuyết riêng là lý thuyết
về lợi ích Do đó, để tiêu dùng đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích phụ thuộc vào nhiều yếu tố ràng buộc khác nhau, do đó cần phải giải quyết thoả đáng các vấn đề chủ yếu nêu trên
2.2 Một số khái niệm
a Lợi ích (hay sự thoả dụng) là sự hài lòng, sự như ý muốn của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mang lại (Utility - U)
b Tổng lợi ích (hay độ thoả dụng) là toàn bộ lợi ích hay là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mang lại (Total Utility - TU)
c Lợi ích cận biên (lợi ích biên tế) phản ánh mức độ hài lòng hay lợi ích tăng thêm hoặc giảm đi do tiêu dùng thêm hay bớt đi một đơn vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ mang lại (Marginal Utility - MU)
Trang 22
TU U
MU
1
2
U
Hình 5.3: Tổng lợi ích và lợi ích cận biên
Từ khái niệm này ta có cách tính lợi ích cận biên, khi tiêu dùng loại hàng X nào đó, đạt được tổng lợi ích Nếu ta biết các mức tổng lợi ích TUi ứng với các mức tiêu dùng với từng mức tiêu dùng hàng Xi Hoặc biết hàm TU phụ thuộc mức tiêu dùng hàng hoá có biến số X
MU = ΔTU
ΔX =
TU n−TU n−1
X n−X n−1 hoặc MU =
dTU
dX =(TU )' x
Ví dụ: Một thanh niên uống bia vào buổi trưa mùa hè với số lượng cốc bia tăng dần, khi đó anh ta có tổng lợi ích và lợi ích cận biên sau khi uống thể hiện qua bảng:
Xem xét quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích ta biết: nếu lợi ích cận biên là
số dương (MU > 0) tạo cho TU tăng lên Khi đó người ta tiếp tục tăng mức tiêu dùng để tăng TU Ngược lại Tại mức tiêu dùng nào đó (Xm) có MU = 0 khi đó người ta đạt tổng lợi ích cực đại (TUmax) Trong thực tế không phải tiêu dùng mọi hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm
Số liệu biểu diễn ở hình trên, ta có tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày càng nhỏ Chiều cao mỗi bước là thể hiện cho lợi ích biên giảm dần
d Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Trang 3Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích tại sao ta lại mua một số hàng hoá hay tiếp tục mua thêm một đơn vị hàng hoá hoặc không tiếp tục mua thêm mà dừng lại mức tiêu dùng vào một thời điểm nào đó
Trong thực tế, khi ta tiêu dùng nhiều đơn vị hơn một loại hàng hoá nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng lên tức là ta có sự hài lòng, thích thú hơn, sự thoả mãn nhu cầu ở mức cao hơn Nhưng tiếp tục tăng số đơn vị hàng hoá ngày càng nhiều hơn thì lợi ích sẽ tăng với nhịp độ càng chậm Sự tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó Kết quả này là do sự thích thú hài lòng giảm đi khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó
Quy luật này có thể phát biểu như sau: Lợi ích cận biên của một mặt hàng
hoá có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định Ðây là quy luật trừu tượng và thực tế ta không đo được lợi
ích tổng lợi ích và lợi ích cận biên Quy luật này thích hợp với thời kỳ ngắn để xem xét thị hiếu tiêu dùng từ đó quyết định trong lượng cầu Tuy nhiên, ta thiết lập các tình huống cụ thể có giả định sát với thực tế để so sánh giữa lợi ích tăng thêm với chi phí trả thêm khi mua thêm hàng hoá để làm cơ sở xác định mức tiêu dùng tối
ưu
e Lợi ích cận biên và đường cầu
Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá mà có Không thể đo lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như đơn vị điện tử, trọng lượng hay chiều dài Tuy nhiên khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích của các nhà kinh tế dùng để giải thích nhiều hiện tượng kinh tế cũng như hành vi người tiêu dùng Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên
và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại dốc xuống dưới về phía phải Chúng ta thấy có mối quan hệ qua lại giữa lợi ích cận biên và giá cả Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó và khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi Như vậy có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một loại hàng hoá
Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có sự tương đồng Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã làm cho đường cầu dốc xuống dưới (MU = D) Nếu các đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta
sẽ có đường cầu gãy khúc nối các điểm cầu Nếu các đơn vị tiêu dùng là vô cùng nhỏ cũng có ý nghĩa, hay các đơn vị tiêu dùng là liên tục đường cầu sẽ được thể hiện bằng đường liền Ðường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân ở từng mức giá của nó trên thị trường
Trang 4g, Thặng dư người tiêu dùng
Thặng dư người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hoá nào đó (CS) là khái niệm phản ánh sự chệnh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu dùng (MU) với chi phí thực tế đã trả (MC) cho đơn vị hàng hoá đó
Ví dụ trên, giá cốc bia là 3 nghìn đồng Giả định một đơn vị lợi ích có giá trị bằng một nghìn đồng Khi đó anh ta có thặng dư khi uống cốc bia thứ nhất là 10 - 3
= 7 , uống cốc thứ 2 có thặng dư là 7 3 = 4, cốc bia thứ 3 anh ta có thặng dự là 3
-3 = 0 Toàn bộ -3 cốc bia anh ta có tổng thặng dư là CS = 7 + 4 + 0 = 11 Do đó, thặng dư người tiêu dùng được biểu diễn ở phần diện tích tam giác tạo bởi phía dưới đường cầu PD (hay MU) và phía trên đường nằm ngang MC = P Nghĩa là, phần diện tích biểu diễn tổng chi phí tạo bởi hình chữ nhật nằm dưới đường MC (MC = P = 3 nghìn đồng/cốc)
Toàn thị trường, đường cầu toàn thị trường là tổng hợp các đường cầu của các cá nhân, từ đây cho ta xác định tổng thặng dư của những người tiêu dùng hàng hóa đó, với cách hiểu tương tự như trên
2.3 Quy tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Mô hình lựa chọn của người tiêu dùng dựa vào lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu Vì vậy quy tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu phải xem xét đến quan hệ giữa lợi ích và giá của hàng hoá đó
a Trường hợp đặc biệt hàng hoá tiêu dùng không phải trả tiền (miễn phí)
Người tiêu dùng xác định mức tiêu dùng tối ưu khi không mất tiền người ta chỉ xác định khi sử dụng số lượng hàng hoá để đạt tổng lợi ích tối đa TUmax theo quy tắc:
Mức hàng hoá tiêu dùng tối ưu Q* thoả mãn điều kiện: lợi ích cận biên MU
= 0 Trong thực tế, người ta có thể chỉ cần có lợi ích dương, với điều kiện MU > 0, bởi vì chi tiêu cho hàng hóa bằng không, tức là MC = 0 Người tiêu dùng muốn tăng lợi ích sẽ tiếp tục tăng mức tiêu dùng hàng hoá, đến khi MU = 0 tại đó đạt tổng lợi ích cực đại
b Tiêu dùng phải trả tiền ( một loại hàng hoá)
Giả sử trên thị trường, các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng có một lượng thu nhập (hoặc ngân sách) nhất định dùng để chi tiêu cho một hàng hoá nào
đó (ví dụ hàng A có mức tiêu dùng là Q) có mức giá cả nhất định là P, tiêu dùng đem lại lợi ích được tính bằng giá trị thoả dụng là TU
Từ các điều kiện trên, nếu người tiêu dùng tăng thêm một đơn vị hàng hoá A
đó, người ta sẽ nhận thêm một lượng lợi ích là MU (lợi ích cận biên) Tổng lợi ích
sẽ tăng khi lợi ích cận biên MU > 0 Ðồng thời, người ta phải trả thêm một lượng chi phí (chi phí tăng thêm) cho tiêu dùng thêm đơn vị hàng hoá A được gọi là chi
Trang 5phí cận biên MC Trên thị trường giá một đơn vị hàng hoá là P, có nghĩa là MC =
P Người tiêu dùng sẽ quyết định mức tiêu dùng hợp lý khi có sự so sánh giữa lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá A đó
Nếu người tiêu dùng ở lượng đơn vị hàng hoá nào đó (Q) tại đó có MU >
MC thì họ sẽ quyết định tiếp tục tăng mức tiêu dùng để tăng tổng lợi ích (tăng thặng dư) của họ Ngược lại, nếu MU < MC, thì sẽ quyết định giảm mức tiêu dùng
để tăng tổng lợi ích (tăng dộ thoả dụng) cho họ Tại điểm tiêu dùng có MU = MC thì người tiêu dùng không nên tăng và cùng không nên giảm mức tiêu dùng hàng A này
Do vậy, quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu ở Q* để đạt tổng lợi ích tối
đa (tính đến chi phí bỏ ra) của người tiêu dùng hàng hoá A là điểm có thoả mãn điều kiện:
Q* tại MU = MC = P Với ví dụ ở trên, theo quy tắc này, người thanh niên sẽ quyết định số cốc bia
để đạt lợi ích tối đa là Q* thoả mãn điều kiện này tại điểm với Q* = 3 (cốc)
c Tiêu dùng phải trả tiền ( hai loại hàng hoá)
Trên thực tế, người tiêu dùng thường muốn thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau trong tiêu dùng về các loại hàng hoá (như vừa xem phim vừa uống bia), trong điều kiện họ có một khoản thu nhập (hay ngân sách nhất định) để chi tiêu cho nó, cần đạt một độ thoả dụng (lợi ích) nhất định trong khi các điều kiện khác không đổi
Chẳng hạn người tiêu dùng có một ngân sách là M để tiêu dùng hai hàng hoá
A và B, hai hàng hoá này có giá là PA và PB , người tiêu dùng đạt được tổng lợi ích (độ thoả dụng) là TU đã xác định, tương ứng tiêu dùng từng hàng hoá có MUA và
MUB
Khi các điều kiện khác không đổi, người tiêu dùng cần lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu A* và B* để đạt tổng lợi ích lớn nhất (TUma x) với điều kiện ràng buộc ngân sách M
Chúng ta biết rằng người tiêu dùng có ràng buộc ngân sách với phương trình ngân sách M = PA*A + PB*B, nếu người ta tăng một đồng cho tiêu dùng hàng A thì phải giảm đi một đồng cho tiêu dùng hàng B
Khi người ta tiêu dùng thêm một đơn vị hàng A thì có lợi ích cận biên là
MUA , và tương tự có MUB Do đó, người ta tăng thêm chi tiêu một đồng cho tiêu dùng hàng A thì người ta nhận thêm một lượng lợi ích (độ thoả dụng biên) của một đồng hàng A có giá trị là MUA/PA Tương tự, độ thoả dụng biên của một đồng hàng
B là MUB /PB
Trang 6Người tiêu dùng sẽ có quyết định khi có tình hưống cụ thể:
Nếu MUA/PA > MUB /PB thì người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu để tiêu dùng thêm hàng A và giảm chi tiêu tương ứng cho tiêu dùng hàng B để tăng lợi ích
Nếu MUA/PA < MUB /PB , thì quyết định của người ta sẽ ngược lại
Quyết định tăng chi tiêu hàng A và giảm chi tiêu hàng B, hay ngược lại trong điều kiện M không đổi Từ phân tích này ta có thể viết :
MU A
P A +(−
MU B
P B )=0
Như vậy, lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng hai loại hàng hoá để đạt tổng lợi ích (độ thoả dụng) tối đa khi ngân sách M xác định và có PA và PB với quy tắc:
A*, B* với điều kiện
MU A
P A =
MU B
P B
Ta gọi tỉ lệ thay thế lợi ích cận biên của hai hàng A và B là MRS = MUA/ MUB
Khi đó quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu trên có thể viết dạng sau:
A*, B* với điều kiện MRS=
MU A
MU B=
P A
P B
Từ quy tắc này, có thể suy ra quy tắc xác định mức tiêu dùng từng loại hàng hoá tối ưu khi tiêu dùng đồng thời nhiều loại hàng hoá với M đã xác định sau:
A*, B* và K* với điều kiện
MU A
P A =
MU B
P B =
MU K
P K
Ví dụ: Một người tiêu dùng có số tiền M = 52 nghìn đồng, người ta muốn uống giải khát (A) và xem video (B) trong một tuần Giá một cốc nước là PA = 4 nghìn đồng, giá một lần xem video là PA = 10 nghìn đồng với số liệu như sau:
Lượng tiêu
dùng
Lượng lợi ích theo mức tiêu dùng Uống giải khát (hàng A) Video (hàng B)
Trang 74 25 0 31 5
Nếu chi toàn bộ số tiền cho uống giải khát 5 cốc thì người ta chưa sử dụng hết ngân sách, tổng lợi ích chưa cao Tương tự nếu chi tiêu toàn bộ cho xem video, khi đó người ta chưa đáp ứng được nhu cầu là vừa xem video và uống giải khát
Từ bảng số liệu trên, tìm điểm tiêu dùng tối ưu theo quy tắc, ta chọn điểm tiêu dùng hàng A với mức là 3 cốc, và xem Video với mức là 4 lần xem Khi đó, tổng chi tiêu TC = M = 52 (nghìn đồng) và đạt tổng lợi ích TU = 25 + 31 = 56 (đơn
vị lợi ích)
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng
a Sự ràng buộc về ngân sách
Ðể mua được hàng hoá, người tiêu dùng phải đủ hai yếu tố: có thu nhập của
họ và giá cả hàng hoá có thể chấp nhận được, ở đây ta giả thiết tất cả thu nhập dùng để mua hàng, không có tiết kiệm Như trên đã nêu, ta có: M = PA*A + PB* B
Sự ràng buộc về ngân sách (mức thu nhập) nó cho biết lượng tối đa mà người ta có thể mua được một mặt hàng này khi đã mua một lượng nhất định mặt hàng khác Tổng ngân sách được phân phối cho hai mặt hàng mà người tiêu dùng, như thế có nhiều phương án phối hợp được gọi là sự ràng buộc về ngân sách
Ví dụ: Tổng số ngân sách có 48 nghìn đồng, giá bữa ăn PA = 4 (nghìn dồng) đồng, giá xem phim PF = 6 (nghìn đồng), có thể lựa chọn các phương án tiêu dùng như bảng dưới đây
Ví dụ này có phương trình : M = PA*QA + PF**QF hay : 48 = 4 QA + 6 QF Hay có thể viết: QF = - PA/PF*QA + M/PF hay F = - 4/6* QA + 8
Nếu biểu diễn ngân sách M trên đồ thị trục tung là số lần xem phim (QF) và trục hoành là số bữa ăn (QA), độ dốc đường ngân sách phản ảnh tỉ lệ thay thế mức tiêu dùng của hai loại hàng hoá đó bằng tỷ giá của nó
Ðộ dốc đường ngân sách được xác định: (-) DQF /DQA = (-) PA/PF = (-) 4/6
Phươn
g
án
Mức tiêu dùng Lợi ích tiêu dùng Lợi ích cận biên Tổng
lợi ích TU
Trang 83 6 4 30 34 4,0 6,0 64
Ðường ngân sách có độ dốc mang giá trị âm thể hiện quan hệ đánh đổi giữa bữa ăn và xem phim tức là phải hy sinh bao nhiêu lần xem phim cho thêm một lần
ăn khi ngân sách đã có và phụ thuộc vào tỷ lệ giá của hai mặt hàng
Ðường ngân sách cho thấy các phương án kết hợp về hai loại hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua với ngân sách và giá của nó trên thị trường đã xác định
Những điểm nằm ngoài, trên đường cho biết các phương án đã chi tiêu cho hai loại hàng hoá đó vượt quá ngân sách đã có của người tiêu dùng
Những điểm nằm trong, dưới đường này cho biết người tiêu dùng chưa chi tiêu hết nguồn ngân sách đã có, cũng có nghĩa là tiêu dùng chưa đáp ứng tốt nhu cầu
Trong nghiên cứu lựa chọn các phương án sử dụng hết ngân sách
b Yếu tố sở thích của người tiêu dùng
Người tiêu dùng khi tiêu dùng hai loại hàng hoá, có thể sắp xếp các hàng hoá khác nhau theo độ thích thú hay độ thoả dụng Chẳng hạn, độ thoả dụng một lần xem phim bằng 1,5 lần thoả dụng của một bữa ăn Như vậy, khi tổng độ thoả dụng không đổi thì cần phải hy sinh (giảm) độ thoả dụng về hàng này để tăng độ thoả dụng về hàng hoá khác một mức tương ứng
Biểu diễn độ thoả dụng hay sở thích của người tiêu dùng bằng các đường bàng quan (U) Một đường bàng quan cho thấy tất cả các tập hợp các phương án tiêu dùng đạt cùng độ thỏa dụng Ðường bàng quan có dạng dốc xuống từ trái sang phải, dạng như đường đồng mức vì biểu diễn sự thay thế của hai sở thích khi tiêu dùng hai loại hàng hoá Tổng độ thoả dụng khác nhau sẽ có các đường bàng quan (U) khác nhau
Các đường U1, U2 không thể cắt nhau đối với cùng loại hàng hoá đang xét Ðường U2 nằm phía trên, ngoài đường U1, khi đó bất cứ điểm nào nằm trên U2 đều được ưa thích hơn có độ thỏa dụng cao hơn so với đường U1 Người tiêu dùng thích ăn (độ thoả dụng) nhiều hơn thì độ dốc của đường này cao hơn vì phải hy sinh nhiều lần xem phim để ăn Ngược lại, trên một đường bàng quan có cùng một
độ thoả dụng, người thích ăn sẽ chọn điểm tiêu dùng phía dưới bên phải và ngược lại
Trang 9Ðộ dốc của đường bàng quan phản ảnh sự thay thế lợi ích cận biên và cũng bằng tỉ lệ thay thế mức tiêu dùng của hai loại hàng hoá bằng (-) DQF /DQA = MUA/
MUF .Từ đây, cho thấy tỷ lệ thay thế lợi ích cận biên giảm dần khi tiêu dùng từng loại hàng hoá
Như vậy, tác động của yếu tố ràng buộc ngân sách và sở thích người tiêu dùng có mối quan hệ trong quyết định tối ưu trong tiêu dùng hai loại hàng hoá Ðường ngân sách mô tả những tập hợp các cách kết hợp có thể mua được hai loại hàng hoá trong bối cảnh thị trường khi người tiêu dùng có cùng ngân sách (M) Ðường bàng quan cho thấy độ thoả dụng (mức độ thích thú) của người tiêu dùng khi các kết hợp hai loại hàng hoá để đạt cùng độ thoả dụng (U)
Người tiêu dùng không thể đạt được những điểm nằm ngoài đường ngân sách và cũng không chọn những điểm phía dưới của nó Họ sẽ chọn điểm nào trên đường ngân sách, ở đó cơ số lượng các hàng hoá mua được đáp ứng được sở thích của họ
Vậy người tiêu dùng chọn phương án tiêu dùng tối ưu để đạt độ thoả dụng tối đa khi có ràng buộc về ngân sách được xác định tại điểm ở đó có độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan Tại điểm có đường ngân sách tiếp tuyến với đường bàng quan, ở đây có sự đánh đổi của giá cả thị trường về hay loại hàng hoá bằng sự đánh đổi của độ thoả dụng biên Một lần nữa, ta chứng minh bằng hình học đối với tìm điểm có mức tiêu dùng tối ưu như trên đẫ đề cập, khi tiêu dùng hai loại hàng hoá
Cùng từ đây cho ta biết đối với người thích ăn thì điểm tiếp tuyến này ở phía dưới, phía phải của hình vẽ và ngược lại Người thích ăn hơn có điểm lựa chọn tối
ưu ở vị trí thấp gần trục hoành và về phía phải và ngược lại
c Sự điều chỉnh mức tiêu dùng tương ứng với những thay đổi trong thu nhập
Nghiên cứu nền kinh tế không có lạm phát, giá cả các loại hàng hoá không thay đổi và sở thích không thay đổi, khi có thu nhập thay đổi cũng là có tương ứng ngân sách thay đổi dùng chi tiêu cho hai loại hàng hoá đó
- Khi cả hai mặt hàng này (ăn và xem phim) đều là hàng bình thường Xét trường hợp khi có thu nhập (ngân sách) tăng lên là có đường ngân sách M1 dịch chuyển lên phía phải song song với đường cũ, nhưng đường M1 mới có sức mua gia tăng lên Người tiêu dùng theo quy luật cầu sẽ có đường bàng quan dịch lên trên và song song với đường bàng quan cũ Do đó, mức tiêu dùng tối ưu C1 cao hơn C tương ứng với tỉ lệ tăng lên của thu nhập
Tương tự, tư duy ngược lại, khi thu nhập người tiêu dùng giảm xuống, đường M1 sẽ nằm dưới và song song với đường M ban đầu Ðường bàng quan U mới dịch xuống và song song với đường bàng quan cũ Hai hàng hoá ăn và xem
Trang 10F F1
C1
A1
A
U1
M 1 M
Hình 6.3 Thu nhập thay đổi khi giá và sở thích không đổi
phim là bình thường, mức tiêu dùng tối ưu ở điểm C1 thấp hơn ở điểm C một lượng tương ứng với tỉ lệ giảm đi của thu nhập
- Khi một trong hai hàng hoá là hàng thứ cấp, ví dụ bữa ăn là hàng thứ cấp so với xem phim Nếu có sự gia tăng thu nhập sẽ làm giảm đi tương đối về cầu hàng thứ cấp bữa ăn so với cầu xem phim Như vậy thu nhập tăng thì đường ngân sách dịch chuyển song song từ AF đến A'F', nhưng đường bàng quan sẽ dốc hơn, khi đó điểm C" sẽ ở điểm
có bữa ăn không tăng hoặc giảm, còn vé xem phim sẽ tăng lên, đó là điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập tăng
Tương tự, thu nhập giảm, có diễn biến ngược lại Sự giảm thu nhập làm tăng tương đối về cầu hàng thứ cấp bữa ăn so với cầu xem phim Khi đó, đường bàng quan sẽ dốc ít hơn (nằm ngang hơn), khi đó điểm C" sẽ ở điểm có bữa ăn không giảm, hoặc giảm ít hơn (thậm chí số bữa ăn tăng lên), còn vé xem phim sẽ giảm hoặc giảm nhiều hơn, đó là điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập giảm
d Ðiều chỉnh tiêu dùng tương ứng với thay đổi về giá cả.
Như trên ta đã biết khi độ co dãn của cầu theo giá càng cao thì người tiêu dùng càng dễ thay thế hàng hoá khác để có thoả mãn nhu cầu Khi giá hàng có liên quan tăng lên làm tăng lượng cầu hàm thay thế, nhưng lại giảm lượng cầu hàng bổ sung
Phân tích sự lựa chọn của nguời tiêu dùng cho biết, khi giá cả của một hàng hoá thay đổi, làm đường ngân sách thay đổi Ví dụ giá bữa ăn tăng lên 2 lần thì cùng đường ngân sách cũ, có số bữa ăn bằng một nửa của mức ăn, vé xem phim như cũ, khi đó có đường ngân sách chuyển từ AF sang AF'
Như vậy đường ngân sách dốc hơn phản ánh sự gia tăng trong giá tương đối của bữa ăn, tức là để tăng thêm một bữa ăn phải hy sinh một số lần xem phim