Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng Lãnh đạo ngành ngân hàng cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích,đánh giá, phân loại các khoản cho vay k
Trang 1Câu 1 Trình bày về chất lượng/hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM?
1 Huy động vốn và hiệu quả huy động vốn
a Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại nó đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởngtới chất lượng hoạt động của ngân hàng
Thông qua hoạt động huy động vốn Nguồn tiền được truyền tải đến ngân hàng theo nhiều kênh khác nhau, với cáchình thức phân loại khác nhau
b Hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh giữa kết quả và chi phí thì cần phải sosánh dưới dạng thương số, hoặc kết quả/ chi phí hoặc chi phí/ kết quả Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thôngtin có ý nghĩa khác nhau Đặc biệt không thể tính kết quả bằng cách lấy kết quả - chi phí vì như vậy chỉ cho ra mộtchỉ tiêu kết quả chứ không phải chỉ tiêu kết quả
Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhấtmới được coi là có hiệu quả
Như vậy, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.
* Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn
Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của một ngân hàng thương mại ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể.Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
- Chỉ tiêu Quy mô vốn huy động / chi phí vốn huy động
Vốn của ngân hàng thương mại được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ Trong đó nợ chiếm tỷ trọng lớn và
là nguồn vốn hoạt động chính đối với mỗi ngân hàng
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi Trong đó chi phí trả lãi là chủyếu Chi phí phi trả lãi bao gồm Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chiphí cho hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phímua máy móc thiết bị, và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn
Vì vậy chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động được chia nhỏ ra lam hai chỉ tiêu khác Đó là:
+ Chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả
bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng
+ Chi phí phi trả lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là
bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,
Tóm lại chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy độngđược cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí
- Chênh lệch thu chi lãi / chi phí trả lãi của ngân hàng
chỉ tiêu chêch lệch thu chi lãi / chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồnvốn cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chênh lệch thu chi lãi
= Thu lãi – Chi lãi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từđồng vốn đó Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mìnhtrong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó
- Quy mô vốn huy động / chi phí tiền lương
Trước tiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thông qua chỉ tiêu này, cần phải đánh giá chỉ tiêu
quy mô vốn huy động / 1cán bộ huy động vốn.
Quy mô vốn huy
Trang 2Đối với chỉ tiêu quy mô vốn huy động / chi phí tiền lương phải trả cho tổng cán bộ huy động vốn cho thấy một
đồng chi phí phải trả cho một cán bộ huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn huy động
Quy mô vốn huy
Chi phí tiền lương Tổng tiền lương trả cho cán bộ huy động vốn
- Sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn
Một hình thức huy động vốn được đánh giá là tốt ngoài những yếu tố như đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp cầnphải có sự ổn định, tức là không có sự thay đổi đột ngột trong thời gian sử dụng nguồn vốn đó của ngân hàng.Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức độ tăng giảm vốn huy động Nếu vốn huy động tăng đều qua các năm, có tốc
độ gia tăng ổn định, đều đặn thì vốn đó được coi là có hiệu quả trong việc huy động
*Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn
Chính sách lãi suất của ngân hàng:
Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi nhưmột công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêmnguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hànglớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn.Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để có thể có các hoạt động kinh doanh hợp
lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho ngân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lạilợi nhuận cho ngân hàng
Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các hình thức huy động vốn càng đa dạng, phóng phú thì kết quả huy độngvốn càng nhiều về số lượng do việc thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ngân hàng Các khoản tiềntiết kiệm của dân cư thường là các khoản tiền nhỏ Vì vậy, nếu việc tiếp cận với ngân hàng khó khăn sẽ tạo ra chokhách hàng tâm lý ngại đến ngân hàng Với một mạng lưới rộng khắp, tạo ra sự sễ dàng trong việc tiếp cận ngânhàng của người dân thì ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút được các khoản tiền gửi đó một cách có hiệu quả
Hoạt động marketing của ngân hàng
Mục tiêu cuối cùng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời, kảh năng cạnh tranh
an toàn trong kinh doanh thì marketing đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong ngân hàng thương mại hiệnnay
Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hoá cao, phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường kinh doanh như môi trường dân
cư, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quan trọngđến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng
Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:
Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm màngân hàng cung cấp
Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh đạt được mục tiêu lợi nhuận
Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sẽ giúp ngân hàng đưa ra được những sản phẩm phùhợp, linh hoạt góp phần dáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn Cũng từ việcnghiên cứu thị trường, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới
Mặt khác chính sách khuếch trương sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy đủ về ngân hàng thông qua phương tiệnthông tin đại chúng xây dựng một hình ảnh nhân viên ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn, sẽ tạolòng tin với khách hàng
Như vậy chính sách marketing có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng huy động vốn nói riêng và hoạt động kinhdoanh nói chung
Tổ chức nhân sự
Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất chính nhưng con người vẫnluôn khẳng định vị trí trung tâm của mình, vừa là chủ thể vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trong việc tiếp xúc khách hàng, đặt quan hệ giaodịch, Như vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì một yêu cầu được đặt ra là ngân hàng cần phải có một đội
Trang 3ngũ cán bộ có năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ cao, đồng thời phải nắm bắtđược những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài những yêu cầu về nghiệp vụ thì một cán bộ tín dụng phải
có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và tuân thủ pháp luật, các quy định của ngân hàng
Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối với nguồn nhân lực như vậy, hiệu quả huy độngvốn của ngân hàng sẽ tốt hơn
Nhân tố khách quan
Khách hàng
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳthuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thông tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mạithương chiếm tỷ trong lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Chính vì vậy, khách hàngcủa ngân hàng cũng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau Mỗi loại khách hàng lại mang những đặc điểm riêng cócủa mình Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của từng loại khách hàng của mình, ngân hàng cần phải có cácchính sách, chiến lược phát triển phù hợp để có được hoạt động kinh doanh tốt nhất của mình
Môi trường kinh tế
Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thunhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát, tác động trực tiếp Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưngthịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, dân cư sẽ có nguồn tiền gửi dồi dàovào ngân hàng Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệlạm phát cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói chung và các hoạt động khác của ngân hàng noi chung sẽgặp nhiều khó khăn bởi người dân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mau các tài sản có tỉnh
ổn định cao, còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng
Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trongnhững điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại và phát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đếnhoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại như dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), máy rút tiền tựđộng ATM (Automatic Teller Money), thư tín dụng (L/C), hệ thống thanh toán điện tử, đã làm cho tỷ lệ gửi tiền,thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao
Môi trường xã hội
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huyđộng vốn của ngân hàng thương mại Vì vậy những khu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trongviệc huy động vốn đối với ngân hàng
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết địnhkinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tíndụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứng khoán
Môi trường pháp lý
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt, hàng hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiềuchính sách, các quy định của Chính Phủ và của Ngân hàng Nhà nước Sự thay đổi chính sách của nhà nước, củaNgân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chấtlượng của nguồn vốn của ngân hàng thương mại Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tácđộng đến nguồn vốn của một ngân hàng thương mại với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới
2 Liên hệ thực tế Việt Nam
Trong thời gian qua cùng với sự biến động của thị trường tài chính, hoạt động huy động vôn của các Ngân hàngthương mại cũng có nhiều biến động
Cuối năm 2007 và năm 2008 do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và với chính sách kiềm chếlạm phát trọn gói của chính phủ đã tác động lên thị trường tài chính của Việt Nam hoạt động của các NHTM ViệtNam gặp nhiều khó khăn Do sự thiếu hụt về nguồn vốn nên các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động đã có thờiđiểm lãi suất huy động VNĐ vượt ngưỡng 20 %/năm Sau khi lạm phát được kiềm chế và để khôi phục lại nền kinh
tế sau cơn suy thoái Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu nhờ đó hoạt động của NHTM cũng dễ thở hơn lãi suất huyđộng giảm dần vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 Nhưng thời gian gần đây các ngân hàng lại tăng tốc cuộc đualãi suất huy động, do thông tư 15 của Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thay vì 40% như trước đây thêm vào đó thị trường chứng khoán và
Trang 4bất động sản khởi sắc trở lại nên nhu cầu rút và vay vốn của nhiều khách hàng tăng mạnh, chính sách cho vay bù4% lãi suất của Chính phủ đang được nền kinh tế hấp thụ khá mạnh, lượng vốn giải ngân cho chương trình này ởcác ngân hàng đều đạt khá cao, gần đến thời điểm rút vốn của khách hàng gửi tiết kiệm “ồ ạt” thời điểm lãi suấtđỉnh gần 20% một năm vào cuối năm ngoái khiến nhiều hàng đứng trước áp lực thiếu tiền.…Vì những lý do trên,các ngân hàng cần vốn để cho vay”.
Điều này có nghĩa các ngân hàng phải cắt giảm 10% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Do vậy, để đảmbảo đúng thời hạn thông tư có hiệu lực (đầu tháng 10), các ngân hàng phải đẩy nhanh tốc độ huy động vốn và tăngmạnh lãi suất tiết kiệm ngắn hạn nhằm thu hút tiền gửi, từ đó mới hy vọng đáp ứng tỷ lệ sử dụng vốn mà Ngânhàng Nhà nước quy định
Có thời điểm các ngân hàng thương mại phải ngồi lại với nhau để bàn về việc bỏ các kỳ hạn lãi suất qua đêm, lãisuất ngày và tuần Lý do là cuộc đua lãi suất các kỳ hạn ngắn liên tục diễn ra sẽ dẫn đến rủi ro và bất lợi cho cácngân hàng trong việc điều chỉnh, tính toán nguồn vốn cho vay Thế nhưng, thời điểm này, các kỳ hạn cực ngắn lạiđang được áp dụng trở lại Chính vì vậy, nếu trước tháng 7, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 3 tháng phổ biến 5 -7% mỗi năm, thì nay ngay cả với “đại gia” Vietcombank, lãi suất huy động một tháng cũng đã lên tới 7,14% mỗinăm, ba tháng là 8,1%
Song song với tăng lãi suất, nhiều ngân hàng còn tung ra các chương trình khuyến mãi, tặng quà, cộng thưởng lãisuất tích lũy… nhằm lôi kéo khách hàng Tại ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, ngoài lãi suất huy động lên tới9,65% một năm, còn có lãi suất thưởng 0,1 - 2% mỗi năm Techcombank tung ra chương trình "Gửi tiền nhận quà"
để thu hút thêm tiền gửi Chỉ cần gửi trên 20 triệu đồng là khách hàng đã nhận được quà (tổng giá trị của chươngtrình lên đến hơn 4 tỷ đồng) Sacombank cũng tung ra chương trình “Cơn lốc quà tặng" với giải đặc biệt là ô tôBMW trị giá 1,4 tỷ đồng và nhiều giải thưởng có giá trị khác
Nói tóm lại hoạt động huy động của các NHTM Việt Nam trong mấy năm gần tuy tổng vốn huy động có tăngnhưng hiệu quả huy động vốn là chưa cao thể hiện ở các mặt sau:
- sự thay đổi lãi suất liên tục thời gian qua đã kéo theo một hệ quả là lượng tiền mặt huy động của các ngân hàngtăng giảm thất thường Khi lãi suất huy động của ngân hàng A tăng lên thì lượng tiền cùng với số lượng người gửităng theo, và khi lãi suất huy động của ngân hàng B cao hơn thì một lượng lớn tiền mặt được rút khỏi ngân hàng A
và được gửi sang ngân hàng B
- Chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi/tổng vốn huy động không cao do chênh lệch lãi suất cho vay và huy động khôngcao
Câu 2 Trình bày về chất lượng/hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM
1 khái quát về chất lượng hoạt động tín dụng của NH
Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và các bên có liên quan"
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng
Tín dụng được coi là có chất lượng cao khi vốn vay được của khách hàng sử dụng vào đúng mục đích, tạo được sốtiền lớn, ngân hàng thu được cả vốn và lãi, còn doanh nghiệp vừa trả được nợ ngân hàng đúng hạn vừa bù đắp đượcchi phí và có lợi nhuận Như vậy, ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội
* Chất lượng tín dụng được thể hiện:
- Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất kỳ hạn nợ
hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc
làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốtcác quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế
- Đối với Ngân hàng thương mại: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân
hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá quy mô
a)Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có(Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)
Tỷ lệ này được đo bởi công thức:
Vốn tự có
Trang 5-.Về cơ bản,một ngân hàng có hai sự lựa chọn khi xác dịnh quy mô vốn tự có.Ngân hàng có thể tăng vốn tự có khicác rủi ro dự đoán gia tăng hoặc có thể đầu tư vào các tài sản tương đối ít rủi ro.Việc quyết định quy mô vốn củangân hàng không dễ dàng nhưng rất quan trọng,một ngân hàng muốn phát triển phải mở rộng cơ sở vốn của nónhưng đồng thời phải giữ được mức rủi ro nhất định.
b)Tình hình cho vay , dư nợ và thu nợ
Chỉ tiêu này được phản ánh qua các con số về doanh số cho vay, doanh số dư nợ trong một thời kỳ
DN tín dụng = DN tín dụng + DS cho vay - DS thu nợ
-Doanh số thu nợ tín dụng là số tiền ngân hàng thu nợ khách hàng trong một thời kỳ
Thông qua đó, đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với thành phần này thông qua sự tăng trưởnghay giảm sút của các con số
c)Tỷ lệ Nợ quá hạn
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là khi đến thời hạn thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năngthực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với người cho vay.Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng khônghoàn hảo, trước hết, nó vi phạm đặc trưng của tín dụng về tính thời hạn,tính hoàn trả và lòng tin của người cấp tíndụng với người nhận tín dụng
Tỷ lệ Nợ quá hạn được đo bởi công thức sau:
Tổng số dư nợ quá hạn
Tỷ lệ Nợ quá hạn = - - *100%
Tổng dư nợ cho vay
Về cơ bản, Tỷ lệ Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng có vấn đề - những khoản cho vay quá hạn màngân hàng không thu hồi được.Mặc dù các khoản tín dụng có vấn đề là kết quả của nhiều yêú tố nhưng cơ bản làkết quả của sự không sẵn lòng chi trả của khách hàng vay vốn, hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng đểgiảm bớt dư nợ hay toàn bộ khoản vay như đã thỏa thuận, cá biệt có âm mưu chiếm dụng vốn
Chỉ tiêu này được đo bởi công thức:
Lợi nhuận từ tín dụng
Tỷ lệ LN từ cho vay NQD =
Tổng dư nợ tín dụng Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng.Chỉ tiêu này phảnánh khả năng sinh lời của tín dụng Tỷ lệ này càng cao nghĩa là lợi nhuận thu được từ tín dụng đối với kinh tế ngoàiquốc doanh đóng góp vào thu nhập của ngân hàng càng lớn, thể hiện chất lượng tín dụng đối với thành phần nàycàng cao
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng không thể định lượng.
Bên cạnh những chỉ tiêu đánh gía chất lượng có thể tính toán như trên, còn có những tiêu chí khác để đánh giá chấtlượng hoạt động tín dụng không thể đo lường và tính toán cụ thể:
Trang 6-Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của nganhàng trong từng giai đoạn.
-Hệ thống tranh thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ một cách thuân lợi, hiệu quả
-Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp,đây là yếu tố cuối cùng và quan trọng nhấttrong mọi hoạt động của ngân hàng
-Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng,vừathuận tiẹn với khách hàng,vừa đảm bảo tín dụng cho ngân hàng
-Uy tín mà ngân hàng đã tạo dựng được trong nền kinh tế và các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống
* Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
đó là quy mô tín dụng giảm dần
b) Nhóm xã hội
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin Sự tín nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng.Ngân hàng nào có uy tín cao thì sẽ thu hút khách hàng lớn Khách hàng nào làm ăn hiệu quả, được tín nhiệm trongquan hệ tín dụng sẽ được vay vốn dễ dàng, được hưởng các ưu đãi của ngân hàng Niềm tin lẫn nhau là cơ sở để
mở rộng quy mô tín dụng và đảm bảo cho chất lượng tín dụng
c) Nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật.Đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môitrường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao là cơ sở pháp lý đểgiải quyết tranh chấp Vì vậy nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luậtmột cách nghiêm túc thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả 2 phía, chất lượng tín dụng được đảm bảo vàquy mô tín dụng có môi trường mở rộng
Nhân tố chủ quan
a) Về phía khách hàng
Nếu các chủ thể kinh tế NQD làm ăn có hiệu quả, uy tín thì chắc chắn nhu cầu tín dụng của họ sẽ được ngân hàngđáp ứng đầy đủ Ngược lại nếu làm ăn thua lỗ, cạnh tranh không lành mạnh thì các ngân hàng không thể cho họ vayđược Kết quả là quy mô tín dụng không được mở rộng và chất lượng tín dụng không có cơ sở đảm bảo Do đó, đểtiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, các chủ thể kinh tế NQD cần nỗ lực hoạt động kinh doanh, tạo uy tín đối vớicác NHTM
b) Về phía các NHTM
*Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽthu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủpháp luật, đường lối chính sách của nhà nước Điều này có nghĩa là quy mô và chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vàochính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không
* Quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng bao gồm các quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốntín dụng Chất lượng tín dụng có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từngbước Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng đảm bảo vốn tín dụng được luân chuyển bìnhthường, đúng kế hoạch Ngoài ra, việc linh hoạt trong quy trình tín dụng cũng sẽ gây cảm tình cho khách hàng và từ
đó quy mô tín dụng có cơ sở được mở rộng
* Thông tin tín dụng:
Trang 7Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng, môi trường kinh doanh của khách hàng, rủi ro mà khách hàng
có thể gặp phải Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro của ngânhàng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao Mặt khác, một ngân hàng với lượng thông tin phong phú
có thể đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng Và đây chính là yếu tố mở rộng quy mô tín dụng
* Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc "Đi vay để cho vay", đóng vai trò là trung gian tài chính Vì vậy, muốn
mở rộng cho vay thì trước hết phải huy động được nguồn Nguồn vốn càng huy động được nhiều, đa dạng thì quy
mô cho vay càng lớn Và chất lượng của nguồn huy động cũng gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
* Công tác tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cácphòng ban trong ngân hàng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng quản lý sátsao các khoản cho vay Đây là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng và tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh
* Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất:
Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, marketing của người cán bộ ngân hàng Cơ sởvật chất là máy móc, phương tiện làm việc Đây là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thu hút khách hàng củangân hàng Đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là khu vực kinh tế NQD, khả năng tiếp xúc khách hàng của cán
bộ công nhân viên là yếu tố quyết định đến mở rộng quy mô tín dụng Ngoài ra, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cũngảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản cho vay
2 liên hệ thực tế việt nam
Chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại đang tốt hơn
Đây là thông tin được ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước)đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí về hoạt động của ngành ngân hàng gần đây
Ông Nghĩa cho biết hiện các ngân hàng thương mại đã cải thiện khá tốt về thanh khoản Kể cả những ngân hàngthương mại yếu, nhưng đến giờ đã cải thiện được vốn của mình, thậm chí có ngân hàng còn nói là đang thừa tiền Trước diễn biến này, tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM)
sử dụng trái phiếu bắt buộc của ngân hàng (NH) Trung ương để cầm cố, chiết khấu và chuyển nhượng trên thịtrường ngắn hạn Đây là điều rất quan trọng để củng cố thanh khoản của các ngân hàng thương mại
Liên quan đến hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, ông Nghĩa cho biết ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu caonhất vào khoản 4,5%, và thấp nhất là 0,18% theo chuẩn kế toán của Việt Nam Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu caothường rơi vào các ngân hàng thương mại quốc doanh và trong khối các ngân hàng này có đơn vị đã thực hiện gầnnhư giống như chuẩn mực quốc tế nên tỷ lệ tượng đối cao
“Có thể nói như vậy thì để thấy chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại theo thống kê hiện hành là đang ởtình trạng tốt hơn nhiều so với cách đây khoảng 5 - 7 năm Tuy nhiên hiện chúng ta chưa có đánh giá với các khoảnvay bất động sản
Trước vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra, giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng của các ngân hàngthương mại để có những con số chuẩn xác về chất lượng tài sản và để có những biện pháp chấn chỉnh hoặc củng cốchất lượng tài sản tránh hiện tượng chúng ta có một cú sốc về nợ cuối niên khóa tài chính 2009” - Ông Nghĩa nói Cũng theo đại diện Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, các chuyên gia cho rằng năm 2008, khả năng sinh lời củatoàn bộ hệ thống toàn cầu sẽ suy giảm Ngân hàng nào lãi nhất, tức là lãi ròng trên vốn tự có vào khoảng 6% vànhiều ngân hàng thì âm, còn bình quân khoảng 3 - 4%
Ở Việt Nam, xu hướng có khá hơn, các ngân hàng nước ngoài cổ phần ước tính lãi vào khoảng 6 - 7%, trong khi đókhu vực ngân hàng quốc doanh vào khoảng 13 - 14% Đây là điều rất mới vì những năm trước, ngân hàng quốcdoanh luôn có lợi nhuận thấp hơn các ngân hàng nước ngoài
Đây là năm đầu tiên, tình hình đảo ngược Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thanh khoản tốt hơn do có uytín tốt hơn, thị trường mạnh hơn nên cũng mang lại cho họ lợi nhuận tốt hơn
Về quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nghĩa cho biết, Ngân hàng Trung ương đang chuẩn bị banhành Nghị định mới thay thế Nghị định 49 về quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực này Nghị định mới được soạnthảo một cách rất công phu dựa trên các tiêu chí của WTO và các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp
Đây có thể nói là cuộc cách mạng thực sự trong quản trị ngân hàng Điểm đáng chú ý là nghị định này cũng quyđịnh những chuẩn mực mới về việc cấp phép thành lập NHTM nội địa và nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm ngânhàng 100% vốn của nước ngoài, văn phòng đại diện…
Trang 8Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra những tiêu chí mới rất cao, rất khắt khe Ví dụ, quy định về vốn điều lệ là3.000 tỷ đồng, quy định các tiêu chí về cổ đông sáng lập phải có vốn tự có là 500 tỷ đồng trở lên và phải hoạtđộng 3 năm liên tục có lãi… Những quy định như vậy có thể nói là cực kỳ khắt khe đối với các doanh nghiệp củaViệt Nam
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Lãnh đạo ngành ngân hàng cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích,đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vayvốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, cácnhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản vay
đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của các tổ chức tín dụng Cũng theo Chỉ thị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo kịp thời các khókhăn, vướng mắc về hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét giải quyết; thực hiệnviệc cung cấp thông tin và báo cáo tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng thời hạn và đảm bảo chínhxác theo quy định của NHNN Việt Nam
HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG:
1.2.1 Khái niệm:
Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chấtlượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển củacác mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoà trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợinhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởngkinh tế Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng
Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngânhàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng …) kháchquan mức độ an toàn vốn tín dụng ,lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội …) Do đó hiệu quả tíndụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng – khách hàng vay vốn-nền kinh tế xã hội, cho nên khiđánh giá hiệu quả tín dụng cần phải xem xét cả ba phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
1.2.2 Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng.
1.2.2.1:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về phía ngân hàng
Để đánh giá hiệu quả tín dụng trong nội bộ ngân hàng thương mại , người ta sử dụng “Hệ số chênh lệch lãiròng” (NIM=Net Interest Margin) là tỷ số giữa thu nhập lãi ròng với số tài sản có hoặc tài sản sinh lợi
Hệ số chênh lệch lãi ròng (%)
=
Thu nhập lãi ròng
x 100Tài sản sinh lời
Công thức trên đã chỉ rõ các tiêu thức chủ yếu liên quan trực tiếp đến khả năng sinh lời của hoạt động tíndụng là thu nhập lãi ròng và tài sản sinh lời Trong đó nhân tố thu nhập lãi ròng của tài sản sinh lời giữ vai trò trọngyếu
Thêm vào đó, để đánh giá đầy đủ hiệu quả tín dụng trong năm tài chính, người ta còn tính đến hệ số:
Giá trị tín dụng tổn thất thực tế
x 100Tài sản sinh lời
Tóm lại, khả năng sinh lợi của các khoản cho vay và đầu tư phụ thuộc vào chi phí của các khoản cho vay,đầu tư, tổn thất tín dụng và lãi suất ngân hàng áp dụng
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ở năm tài chính nói trên người ta còn sử dụng đến một số chỉtiêu khác khi xem xét mặt hoạt động này trong một quá trình nhiều năm đến thời điểm nghiên cứu, cụ thể là:
Phân tích tình hình nợ quá hạn để biết thêm chất lượng tín dụng, khả năng rủi ro, hiệu quả kinh doanh củacác tổ chức tín dụng, từ đó có biện pháp khắc phục trong tương lai
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
=
Nợ quá hạn
x 100Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ khó đòi (%)
=
Nợ khó đòi
x 100Tổng dư nợ
Trang 9Tỷ lệ nợ tổn thất (%)
=
Nợ được xếp loại tổn thất
x 100Tổng dư nợ
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro (%)
=
Quỹ dự phòng rủi ro
x 100Tổng dư nợ
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro với nợ
được xếp loại tổn thất (%) =
Quỹ dự phòng rủi ro
x 100
Nợ được xếp loại tổn thất
Nợ được xếp loại tổn thất = Nợ xoá từ chủ trương của Chính phủ
Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng về phía ngân hàng Hiệu quả do hoạt động tíndụng mang lại phải bù đắp chi phí cho vay, rủi ro trong tín dụng, có lợi nhuận không chỉ đảm bảo đời sống cho cán
bộ công nhân viên, không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, làm việc phục vụ khách hàngtheo hướng ngày càng hiện đại, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước mà còn có tích luỹ để tăng vốn tự có
1.2.2.2: Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng về mặt xã hội
Về khía cạnh kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả tín dụng ngân hàng thườngđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: kết quả thực hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá cốđịnh, giá hiện hành phân theo ngành kinh tế …; kết quả đạt được về diện tích, năng suất, sản lượng nông–lâm-ngư–diêm nghiệp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, loại thuỷ, hải sản đánh bắt …; giá trị tiểu thủ công nghiệp, côngnghiệp và xây dựng tại nông thôn… Những chỉ tiêu này được tính hằng năm hoặc trong một gia đoạn nhất định tuỳtheo mục đích nghiên cứu Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa nhất định: từ việc phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tếđến mức độ phát triển của các ngành nông–lâm–ngư–diêm nghiệp, công nghiệp và xây dựng cùng khả năng đápứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và tạo việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
Thêm vào đó cần phải xem xét mức độ tập trung, bố trí vốn tín dụng ngân hàng cho các chương trình pháttriển kinh tế có hiệu quả, theo đường lối chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, góp phầntích cực khai thác mọi nguồn lực, tăng cường giải quyết công ăn việc làm, giảm thời gian nông nhàn, ngăn chặn vàđẩy lùi tệ nạn xã hội ở nông thôn
1.2.2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với khách hàng
Để đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người ta thường sử dụng những chỉ tiêu phảnánh về lợi nhuận, hiệu quả vốn, sử dụng lao động…của khách hàng cụ thể là :
+ Về các chỉ tiêu lợi nhuận :
Hệ số lợi nhuận (%)
=
Lợi nhuận thu được
x 100Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận (%)
=
Lợi nhuận thu được
x 100Tổng chi phí sản xuất
Tỷ suất doanh lợi (%)
=
Lợi nhuận thu được
x 100Vốn sản xuất
Hiệu quả sử dụng vốn lưu đồng = Tổng thu nhập
Vốn lưu động
+ Về các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao đông:
Năng suất lao động = Giá trị thực tế tổng giá trị hàng hoá
Trang 101.2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
1.2.3.1 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là đường lối phát triển kinh tếđúng đắn sẽ giải phóng lực lượng sản xuất, sử dụng tốt hơn các nguồn lực của đất nước, tranh thủ được nguồn vốnkhoa học, kỹ thuật… tất cả điều đó đã tạo thuận lợi nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng ngân hàng
1.2.3.2: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Một trong 2 nguyên tắc vay vốn là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng,điều này khẳng định việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động tíndụng Rõ ràng hạn chế những rủi ro trong sản xuất Kinh doanh đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro trong tín dụng,góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng
1.2.3.3 Hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay vốn và về khoản vay.
+ Quyết định cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn.Thẩm định uy tín khách hàng vay vốn
là yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng
+ Quyết định cho vay phải dựa trên những thông tin về khoản vay Bên cạnh những thông tin thu thập từNgân Hàng Nhà Nước Thì các Ngân hàng thương mại phải xem xét bảng cân đối tài khoản nhưng không chỉ dừnglại ở các con số mà còn đưa ra nhiều nhận xét Đánh giá đối chiếu những giữ liệu liên quan tác động lẫn nhau trongquá khứ, hiện tại, tương lai của khách hàng
1.2.3.4.Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao.
Việc đặt ra vấn thế chấp tài sản đối với khoản vay một phần để hạn chế có hiệu quả hiện tượng khách hàngvay ngân hàng lại mang những tài sản này thanh toán cho những tổ chức tín dụng khác Chính vì vậy đòi hỏi tài sảnđảm bảo tiền vay không chỉ có giá trị mà bản thân nó dễ trở thành hàng hoá trên thị trường với giá trị mới thu vềsau khi phát mãi phải lớn hơn giá trị khoản vay
1.2.3.5.Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này
Tuyệt đại bộ phận nguồn vốn cho vay đều xuất phát từ nguồn vố huy động của các thành phần kinh tế vàtầng lớp dân cư, do vậy ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn chính xác lãi và vốn cho kháchhàng gữi tiền Sự độc lập trong các quyết định cho vay của ngân hàng trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho những khoản vay đó phát huy tác dụng tích cực Mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiếtthực và khi ấy thực tiễn và đạo lý ngân hàng mới chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định của mình
1.2.3.6 Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.
Ngân hàng thưong mại hoạt động kinh doanh theo phương châm “Đi vay để cho vay” Do đó chúng khôngthể tồn tại và phát triển nếu định hướng kinh doanh, cho vay của nó theo hình thức mạo hiểm, rủi ro
Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ngày càng được bổ sung để theo kịp những biến đổi của nền kinh
tế, đặc biệt là quá trình phát triển của công tác tín dụng Mặc dù chúng chưa được hoàn hảo, song nếu không đượctôn trọng thực hiện nghiêm túc sẽ là một tai hoạ cho hiệu qủa tín dụng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàngthương mại
Câu 3 Anh/chị hãy đánh giá và bình luận về vấn đề tăng trưởng tín dụng của NHTM VN trước và trong thời
kỳ suy giảm kinh tế hiện nay?
1 Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên về quy mô của tín dụng
Các chỉ tiêu hay dùng để phản ánh tăng trưởng tín dụng là doanh số cho vay và số dư nợ cho vay
- Doanh số cho vay: là tổng số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ
- Dư nợ cho vay: là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàngthương cũng không ngừng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế điều đó được thể hiện rất rõ ở tốc
độ tăng trưởng tín dụng
Trang 11Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay và đầu
tư vào nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tăng gần 37,8% so với cuối năm 2006, vượt xa so với chỉtiêu tăng trưởng tín dụng đề ra cả năm là 18 - 22% và thực tế năm 2005 chỉ tăng 19,2% và năm 2006 tăng 21,4%
Dư nợ cho vay theo các ngành kinh tế lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng Tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại
cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tăng từ 38% trở lên; các ngân hàng thương mạinhà nước có tốc độ tăng dưới 30% Tăng trưởng tín dụng của các NHTM tập trung chủ yếu vào cho vay tiêu dùng,bất động sản và chứng khoán
Với Tốc độ như vậy có thể nói rằng tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam là quá nóng và hệ quảcủa nó là cung tiền trong lưu thông tiếp tục tăng, đẩy lạm phát lên cao Tăng trưởng tín dụng lại tập trung chủ yếuvào những lĩnh vực ẩn chứa rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng làm tăng tỉ lệ nợ xấu
Nhiều ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao, mở rộng cho vay đối với các dự
án lớn thuộc các ngành năng lượng, vật liệu xây dựng, bất động sản, vượt quá khả năng thẩm định và quản trị rủiro; tăng số lượng chi nhánh kéo theo việc mở rộng tín dụng, nhưng ở một số nơi có biểu hiện "nới lỏng" điều kiệncho vay để cạnh tranh thu hút khách hàng… Thời điểm này, những con số tăng trưởng trên đều đẹp nhưng khi được
cố tình vượt quá ngưỡng an toàn có thể sẽ gây hậu quả lâu dài Cũng theo thống kê của NHNN, nợ xấu năm 2007chỉ chiếm 2% tổng dư nợ cho vay, giảm so với cùng kỳ năm trước là 2,65%, nhưng khi những thị trường nhạy cảmnói trên đột ngột đảo chiều, nhiều khoản vay đáo hạn thì không chắc con số 2% còn đảm bảo
Trước tình hình tăng trưởng tín dụng nóng như vậy NHNN Cần có giải pháp để kiểm soát tốc độ tăngtrưởng và nâng cao chất lượng tín dụng; hỗ trợ, mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn; điều hành cáccông cụ chính sách tiền tệ linh hoạt để kịp thời rút về lượng vốn khả dụng dư thừa, chủ động kiềm chế tốc độ tăngtrưởng tín dụng cho phù hợp
Bước sang năm 2008 trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cộngvới chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 chậm lại
Trước và sau Tết Nguyên đán đã xảy ra tình trạng các NH khan hiếm VND để cho vay Lãi suất huy động,lãi suất cho vay và đặc biệt là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng (TTLNH) tăng cao chưa từng thấy Mộttrong những nguyên nhân là việc nhiều NHTM đã sử dụng vốn quá nhiều cho hoạt động tín dụng mà không chú ýđúng mức đến quản trị rủi ro thanh khoản
Một chuyên gia tư vấn NH cho rằng: "Năm 2007 là năm các NH huy động vốn dễ dàng, có nhiều kênh đểcho vay và đầu tư kiếm lời, nên một số NH đã tranh thủ huy động và cho vay thật nhiều, trong đó có việc đổ vốnvào lĩnh vực BĐS, cho vay KDCK, mở rộng cho vay tiêu dùng để kiếm lời nhanh mà không chú ý đúng mức đến
cơ cấu danh mục đầu tư và cân đối nguồn-sử dụng vốn một cách bền vững Vì vậy, hiện nay nếu NH đang lâm vàotình trạng thiếu nguồn VND thì đó là cái giá phải trả cho sự phiên lưu của chính mình"
Những NH đang căng thẳng về vốn và phải vay với lãi suất cao trên TTLNH phần lớn là các NH đã tăngtrưởng tín dụng VND cao quá mức trong năm 2007 Quý II, III năm 2007, toàn hệ thống NH có tình trạng tạm thờithừa vốn khả dụng VND Lúc đó, trên TTLNH, cung lớn hơn cầu rất nhiều Vì vậy, một số NH đã chủ quan chorằng khi nào cần vốn thì có thể vay dễ dàng trên TTLNH nên đã đẩy mạnh cho vay với tỉ lệ sử dụng vốn/vốn huyđộng rất cao, thậm chí có một số NHTMCP cho vay vượt trên 100% vốn huy động VND (trừ phần DTBB)
Một vấn đề đáng chú ý nữa là nhiều NH đã sử dụng tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạnkhá lớn Từ tháng 8.2007, nhiều NH đã đua nhau đưa ra các chương trình cho vay tiêu dùng, cho vay lĩnh vực BĐSvới kỳ hạn ít nhất từ 1 năm đến dài nhất là 20 năm
Trong điều kiện bình thường thì việc dùng một tỉ lệ nhất định vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dàihạn cũng là chuyện bình thường Tuy nhiên với VN, khi NHNN sử dụng các công cụ CSTT thắt chặt, nhu cầu vốncủa nền kinh tế tăng, nguồn vốn tiền đồng TTLNH trở nên khan hiếm thì các NH đã tăng trưởng tín dụng quánóng hoặc có tỉ lệ cho vay trung và dài hạn/tổng dư nợ cao lâm vào tình trạng căng thẳng tiền đồng Dẫn đến sựthiếu hụt thanh khoản ngắn hạn tạm thời do đó đã đẩy lãi suất đồng VN tăng nhanh, tăng cao có lúc lên đến 24 -26%/năm Tình trạng lãi suất huy động tăng, thiếu tiền mặt VND để giải ngân đã khiến cho lãi suất cho vay cũngtăng khá mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hệ quả lànền kinh tế không đạt mục tiêu tăng trưởng
Cuối năm 2008 đầu năm 2009 khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau thời kỳ suy thoái cộng với chính sáchkích cầu của Chính phủ hoạt động tín dụng của các NHTM cũng khởi sắc hơn năm 2008 Nếu như cả năm trước,tốc độ tăng trưởng tín dụng của hầu hết NH giảm thì 6 tháng đầu năm 2009 nhiều NH cho biết, tỉ lệ dư nợ tăng lênđáng kể Đơn cử như Eximbank, kết thúc 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 40% Trong khi đó, cảnăm trước tốc độ tăng trưởng tín dụng của Eximbank chỉ đạt 12,5%
Trang 12Trước sức nóng của tín dụng trong những tháng đầu năm, nhất là kể từ khi CK tăng mạnh trở lại từ tháng 4,nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân tăng mạnh Đây là cơ hội để các NH đẩy mạnh vốn cho vay và không loại trừkhả năng vốn hỗ trợ lãi suất cũng như cho vay tiêu dùng đã "chảy" vào CK.
Tín dụng tăng trong những tháng đầu năm phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ, đáp ứng nhucầu vốn cho nền kinh tế Qua đó, ngăn chặn được đà suy giảm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Dư nợ tín dụng đối vớinền kinh tế tăng 17% Không còn bị khống chế dưới ngưỡng tăng trưởng 30% cùng với chủ trương kích cầu mạnhcủa Chính phủ thông qua các gói vốn hỗ trợ lãi suất và cơ hội đón nhu cầu vốn vay của DN sau khủng hoảng là lý
do và mục tiêu để các NH đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều NH cao hơn trên 50% và thậm chí là 90% trong năm nay đượcnhiều chuyên gia trong ngành tài chính cho là quá "nóng" Nếu các NH cứ đeo đuổi mục tiêu và chạy theo cuộc đua
mở rộng cho vay, nhưng thiếu sự kiểm soát sẽ khó tránh được nguy cơ lạm phát tái bùng phát như hồi đầu năm2008
Cùng với việc đẩy mạnh vốn hỗ trợ DN thông qua chủ trương hỗ trợ LS, kích cầu, các NH đang đẩy mạnhcho vay tiêu dùng, với điều kiện tín dụng được dần nới lỏng và điều này rất nguy hiểm Tiền đổ vào CK ngày mộtgia tăng cũng khiến không ít người cho rằng, vốn ngân hàng đang chảy mạnh vào CK Trong đó, không chỉ với tíndụng cầm cố mà thông qua cho vay tiêu dùng và không loại trừ vốn hỗ trợ LS cũng được cho là có chảy vào CK vàBĐS Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, tín dụng tái tăng trưởng sẽ khó tránh được nguy cơ lạm phátbùng phát Khả năng lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 10%, nhưng cũng có rủi ro lạm phát sẽ tái bùng phát trong 6tháng cuối năm
Nguy cơ nợ xấu khi tăng trưởng tín dụng một cách ồ ạt cũng là điều khó tránh Đặc biệt là khi các ngân hàng tiếptục đeo đuổi mục đích tăng trưởng, nhưng lại quên đi các biện pháp kiểm soát rủi ro Điều này đã từng xảy ra vớicác NH trong 2 năm qua khi ồ ạt đẩy vốn vào BĐS và CK khiến tỉ lệ nợ xấu của năm 2007 có dấu hiệu gia tăngmạnh Theo đánh giá của NH Thế giới (WB) dù chưa tới mức nghiêm trọng, nhưng đang xuất hiện một số dấu hiệucho thấy tỉ lệ nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
4 Một số Ngân hàng cho vay theo SIBOR + … Hãy giải thích cơ sở của chính sách lãi suất đó.
Trả lời:
- Khái niệm lãi suất: Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử
dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng
số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá mà người vay phải trả
để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu
- Các phương pháp định giá lãi suất cho vay: (rất dài trong sách Peter rose trang 695 đến 709), có các phương phápsau:
1 Phương pháp định giá tổng hợp chi phí
Lãi suất = Chi phí cận biên huy động vốn cho vay (+) Chi phí hoạt động (+) Phần bù rủi ro (+) Mức lợi nhuận cậnbiên dự tính
Mỗi thành phần trên có thể được tính theo tỷ lệ % bình quân năm so với quy mô của khoản vay
2 Phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở
Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở (gồm lợi nhuận cận biên, chi phí quản lý và chi phí hoạt động) (+) Phần bù rủi rotín dụng (+) Phần bù rủi ro kỳ hạn
= Lãi suất cơ sở (+) Chi phí tăng thêm
3 Phương pháp định giá dưới cơ sở:
Lãi suất cho vay = chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ (+) Phần bủ rủi ro và lợi nhuận
4 Phương pahps lãi suất trần:
Lãi suất trần là giới hạn trên của lãi suất xác định trong hợp đồng cho vay, không tính tới biến động trong tương laicủa lãi suất trên thị trường
5 Phương pháp định giá chi phí lợi ích:
Phương pháp này xác định khả năng ngân hàng có thể bù đắp được toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan hay không.Các bước định giá gòm:
1 Dự tính tổng thu từ lãi khi áp dụng các lãi suất khác nhau và tổng thu từ những khoản phí khác
Trang 132 Dự tính tổng quỹ cho vay mà ngân hàng phải thực hiện ( sau khi trừ những khoản tiền gử tại ngân hàng và nhữngkhoản dự trữ bắt buộc theo quy định)
3 Dự tính lợi nhuận trước thuế từ khoản vay: thu nhập dự tính/tổng quỹ cho vay mà KH thực tế sử dụng
Ngân hàng thực hiện cho vay theo Sibor + … vì lý do như sau:
Lãi suất SIBOR là lãi suất do Hiệp hội ngân hàng Xing-ga-po ấn định vào lúc 12:00 giờ (Giờ Xing-ga-po)dựa trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất cho vay liên ngân hàng của một số ngân hàng thương mại được lựa chọntừng thời kỳ
Lãi suất SIBOR áp dụng cho các khoản vay bằng USD tại Việt Nam là lãi suất do Hiệp hội các ngân hàngXing-ga-po công bố sau 12 giờ trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ những ngày nghỉ của Xing-ga-
po, được các Hãng cung cấp dịch vụ thông tin quốc tế đưa tin hàng ngày như trên mạng
Cơ sở để áp dụng lãi suất sibor:
- Thứ nhất:
+ Từ tháng 06/2001, theo xu hướng hội nhập, lãi suất ngoại tệ ở nước ta được tự do hoá có nghĩa là Ngân hàngNhà nước không quy định trực tiếp lãi suất USD như trước đây mà chỉ quy định lãi suất tiền gửi USD của cácNHTM và Kho bạc Nhà nước tại NHNN Ngân hàng Nhà nước can thiệp gián tiếp thông qua tỷ lệ dự trữ bắtbuộc tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN Do đó lãi suất của các NHTM trong nước theo sát diễn biếnlãi suất thị trường quốc tế Lãi suất Sibor và lãi suất Libor là lãi suất trên thị truờng liên ngân hàng Singapore
và lãi suất thị trường liên ngân hàng London phản ánh diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế
+ Thị trường tiền tệ Việt Nam đã gần như liên thông với thị trường quốc tế theo xu hướng hội nhập, khi lãi suấttiền gửi USD trên thị trường thế giới tăng, lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam cũng tăng theo Do đó, lãi suất huyđộng tiết kiệm USD và lãi suất Sibor và Libor cũng gần sát nhau nên sự chênh lệch về lãi suất cho vay theo lãisuất huy động của các ngân hàng và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không đáng kể
- Thứ hai: Hiện nay, các Ngân hàng thương mại huy động USD không chỉ để cho vay mà còn thực hiện đầu tư
trên thị trường tiền gửi quốc tế để tìm kiếm lợi nhuận theo lãi suất thị trường liên ngân hàng Sibor hoặc Libor.Điều này phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và xu hướng chung của hoạt động ngân hàng trênthế giới Thông thường các ngân hàng thu được lợi nhuận là khỏang 0,2 – 0,6%/năm sau khi trừ đi tỷ lệ dự trữbắt buộc và chi phí huy động vốn thì các NHTM trong nước huy động vốn Việc các Ngân hàng thương mại ápdụng lãi suất cho vay USD theo Sibor hoặc Libor sẽ dễ dàng so sánh được chi phí chi phí cơ hội giữa đầu tưtrên thị trường tiền gửi liên ngân hàng và cho vay đối với các tổ chức kinh tế
5 Một số NHTM cho vay đối với dự án với mức cho vay tối đa là 85% tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án Giải thích cơ sở của chính sách trên.
Có chu kỳ phát triển riêng, thời gian tồn tại hữu hạn
Sự tham gia của nhiều bên
Trang 14- Cho vay dự án là một hình thức tài trợ cho việc xây dựng những tài sản cố định được dự tính sẽ mang lạithu nhập trong tương lai
- Đặc điểm của cho vay dự án: Quy mô vốn thường lớn, thời gian thực hiện dự án rất dài, trong quá trình xâydựng thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố về thời tiết, ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô Dovậy hoạt động cho vay dự án thường có mức độ rủi ro lớn hơn cho vay ngắn hạn …
- Hiện nay, một số ngân hàng thường cho vay với mức tối đa là 85% nhu cầu vốn đầu tư của dự án dựa trênmột số căn cứ như sau:
Thứ nhất: Cho vay đầu tư dự án tiềm ẩn rủi ro lớn do vậy, việc tham gia vốn tự có của Khách hàng vào phương
án là cần thiết để nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của Khách hàng đối với dự án và đối với việc trả nợ ngânhàng
Thứ 2: Trong quá trình vay vốn xay dựng dự án, vốn chủ sở hữu cũng có vai trò như một tấm đệm để giảmthiểu rủi ro cho ngân hàng
6 Luật các tổ chức tín dụng của VN xếp bảo lãnh của ngân hàng vào hoạt động tín dụng; một số quan điểm khác cho rằng bảo lãnh ngân hàng là hoạt động phi tín dụng
Anh/chị hãy bình luận về các quan điểm trên
Trả lời:
- Theo Luật các TCTD năm 2010: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuêtài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
- Cũng theo luật này, Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận
bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụngtheo thỏa thuận
Như vậy, theo quan điểm của Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được xếp vào hoạt động tín dụng Đây là một quanđiểm đúng đắn bởi vì:
- Tại thời điểm phát hành bảo lãnh thì Ngân hàng đã cam kết với bên nhận bảo lãnh v/v sẽ thực hiện thaynghĩa vụ tài chính cho Khách hàng của mình trong trường hợp KH vi phạm thỏa thuận như một camkết của ngân hàng v/v cho KH vay vốn thực hiện nghĩa vụ
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện thì ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện nghĩa vụ tuynhiên Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay
Đối với quan điểm bảo lãnh là một hoạt động phi tín dụng: quan điểm này chưa đánh giá được đầy đủ mức độrủi ro của bảo lãnh Những người theo quan điểm này mới chỉ coi bảo lãnh của ngân hàng như một lời hứa củangân hàng và đứng trên quan điểm hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay (tức là ngân hàng phải cấp vốn trựctiếp cho khách hàng mới được xem xét là hoạt động tín dụng) Quan điểm này chưa đúng và chưa đánh giáđược đầy đủ rủi ro ngân hàng gặp phải trong quá trình kinh doanh
Câu 7 Tại Việt nam, quy định của NHNN yêu cầu hoạt động cho thuê tài chính phải được tổ chức độc lập dưới hỡnh thức hoạt động của công ty cho thuê tài chính Anh/chị hóy bỡnh luận về quy định này
(câu này Hương mạn phép sửa vì giống câu 14 em làm nhé)
Cho thuê tài chính là gì?
Theo quy định tại Điều 20 Khoản 11 Luật Các tổ chức tín dụng 1997, Điều 1 NĐ 16/2001/NĐ-CP được sửa đổi bổsung tại Điều 1 khoản 1 Nghị định 65/2005/NĐ-CP: cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thôngqua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho
thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và
thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận Nói một cách ngắn gọn, cho thuê tài chính
Trang 15là việc cấp một khoản tín dụng trung hạn hoặc dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sảnkhác.
Tại điều 2, Nghị định số 95/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
1 Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam Công ty chothuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
a) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
b) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên
c) Công ty cho thuê tài chính cổ phần
2 Việc chuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức (loại hình) công ty cho thuê tài chính thực hiện theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ”
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số công ty CTTC hoạt động dưới các hình thức công ty CTTC liêndoanh và công ty CTTC 100% vốn nước ngoài Công ty CTTC liên doanh là công ty cho thuê tài chính được thànhlập tại Việt Nam, bằng góp vốn của Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hơp đồng liên doanh Công ty CTTCliên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Công ty CTTC 100% vốnnước ngoài đựoc thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điếu lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số tổ chức tín dụngnước ngoài Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Những đặc trưng của cho thuê tài chính ?
- Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản so với các loại cho thuê tài sảnkhác là có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê
- Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác,không kể đất đai nhà cửa ) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) vớikhách hàng thuê (khách hàng có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế)
- Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng
- Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiềntrích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặctiếp tục cho thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê
- Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máymóc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tàichính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên
Theo điêu 11 nghị định số 49/2000/NĐ-CPVề tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
“Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công tycho thuê tài chính.Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuêtài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổchức và hoạt động củacông ty cho thuê tài chính”
Bình luận:
Đối với ngân hàng: Tránh rủi ro tín dụng, tìm khách hàng là các doanh nghiệp để cho vay (các NHTMCPrất quan tâm điều này), nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các doanh nghiệp thiếu điều kiện vay vốn (do không cótài sản thế chấp mặc dầu có dự án đầu tư, phương án kinh doanh hiệu quả) tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng đểtăng sức sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý điều hành ngânhàng Trong tình hình đó thì cho thuê tài chính (CTTC) là giải pháp bổ sung hữu hiệu cho ngân hàng để giải quyếtnhững vướng mắc trên khi cấp tín dụng
- Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật các TCTD: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được tiến hành toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan” (Khoản 3, 7, 8, 11 Điều 20 Luật các TCTD);
Trang 16- Điều 4 NĐ 49/2000/NĐ-CP: ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hìnhthức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, CTTC, và các hình thức khác theo quy địnhcủa NHNN (Khoản 2 Điều 1 NĐ 49/200/NĐ-CP; Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng (cấp tín dụng là…));
- Điều 11 NĐ 49/2000/NĐ-CP: “ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thànhlập công ty cho thuê tài chính…”
Như vậy có mâu thuẫn: không cho ngân hàng hoạt động trực tiếp CTTC và cho phép thành lập các công ty trựcthuộc lại hoạt động CTTC Có sự không thống nhất với các luật và văn bản khác
- Cho phép ngân hàng hoạt động cho thuê tài chính nhưng NĐ 16/2001/NĐ-CP lại không cho¨không phù hợp
- Cho phép ngân hàng hoàn toàn được quyền tiến hành CTTC (cấp tín dụng)
Thực tế các ngân hàng “lách” quy định NĐ 16/2001/NĐ-CP bằng cách lập các công ty CTTC trực thuộc đểtiến hành hoạt động kinh doanh này và ở Việt Nam trên 80% các công ty CTTC trực thuộc ngân hàng
“Thật khó lí giải thuyết phục vì sao ngân hàng không được tiến hành hoạt động CTTC trong khi các nhàlàm luật và các nhà khoa học pháp lí đều đồng ý CTTC là hình thức cấp tín dụng có độ an toàn cao Do đó cần xemxét gỡ bỏ rào cản này để nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cường khả năng sử dụng vốn hiệu quảnhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, đồng thời tạo công bằng pháp lí cho các ngân hàng trong hoạt độngkinh doanh ”
Thông tư số 08/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 6.9.2001 quy định: “Vốn pháp định củacông ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng là 50 tỷ đồng; vốn phápđịnh của công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 5 triệu USD”.Đối với các NHTMQD thì quy định về vốn này không có gì để bàn cãi, nhưng đối với các NHTMCP thì rõ ràng sẽgặp rất nhiều khó khăn về vốn thành lập khi muốn tiếp cận và thực hiện kinh doanh hình thức hoạt động cho thuêtài chính hiệu quả này Cần nhận thức rằng đây là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng, kênh dẫn vốn hiệu quảcho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thiếu điều kiện vay vốn ngân hàng (Nhà nước đang ủng hộ mạnh cho cácdoanh nghiệp loại này, thời gian qua doanh nghiệp loại này được thành lập rất nhiều theo Luật doanh nghiệp),mang lại lợi ích thiết thực đối với nền kinh tế nói chung
CTTC là phương thức tài trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng, đây là hoạtđộng tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc , thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Trong thời hạn cho thuê tài chính thì tài sản chothuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên hình thức cấp tín dụng này đạt sự an toàn cao Ngược lại, doanhnghiệp có nhiều thuận lợi khi thuê tài chính: bên CTTC xét thấy doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả, tình tìnhtài chính tốt thì doanh nghiệp chỉ cần đặt cọc hay ký cược thì sẽ được xét duyệt thuê tài chính mà không cần tài sảnthế chấp hay cầm cố, với sự thuận như vậy nên thời gian qua hoạt động cho thuê tài chính đã tiếp cận rất nhiều vớicác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ thông qua tài trợ vốn
Câu 8 Tại sao cỏc NHTM bị kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động? Xu hướng quản lý cỏc NHTM trong
và sau khủng hoảng kinh tế? Bài học kinh nghiệm cho Việt nam?
Tại sao hầu hết các ngân hàng lại bị kiểm soát chặt chẽ Có nhiều lý do cho sự quản lý chặt chẽ này củachính phủ, một số trong đó đã có từ hàng trăm năm nay
Thứ nhất, ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng – đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân
và hộ gia đình Trong khi hầu hết tiết kiệm của công chúng nằm dưới dạng tiền gửi kỳ hạn tương đối ngắn với tínhthanh khoản cao, ngân hàng cũng nắm giữ một lượng lớn tiết kiệm dài hạn trong tài khoản "hưu trí" (được biết đến
ở Mỹ như những tài khoản hưu trí cá nhân Individual Retirement Accounts – IRAs) Việc thất thoát các khoản vốnnày trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho rất nhiều cá nhận và gia đình Nhưng hầu hếtngười gửi tiền tiết kiệm lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chínhxác mức độ rủi ro của ngân hàng Vì vậy các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm tập hợp và đánh giá những thôngtin cần thiết để xác định tình hình tài chính thực sự của ngân hàng nhằm bảo vệ người gửi tiền Máy ghi hình vàđội ngũ bảo vệ tuần tra tại các hành lang của ngân hàng được thiết lập nhằm giảm bớt rủi ro tổn thất do "trộm cắp."Các cuộc kiểm tra và kiểm toán ngân hàng định kỳ được thực hiện nhằm hạn chế tổn thất do tham ô, lừ đảo hoặcquản lý không hiệu quả Với những ngân hàng phải đương đầu với sự suy giảm bất thường tạm thời trong dự trữthanh khoản, các cơ quan chính phủ luôn đồng ý cho vay để bảo vệ tiền tiết kiệm của dân chúng
Thứ hai, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi khả năng “tạo tiền” từ những khỏan tiền gửi thông quahoạt động cho vay và đầu tư (mở rộng tín dụng) Sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ do ngân hàng tạo ra liên quanchặt chẽ tới tình hình kinh tế, đặc biệt là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạm phát Tuy nhiên, việc ngânhàng tạo ra tiền, ảnh hưởng đến sức sống của nền kinh tế, không phải là một nguyên nhân duy nhất cho sự kiểm
Trang 17soát này Chỉ cần ngân hàng Trung ương trong vai trò người lập chính sách có thể kiểm soát mức tăng trưởng tronglượng tiền cung ứng của quốc gia thì lượng tiền mà ngân hàng tạo ra không phải là mối quan tâm lớn cho các cơquan quản lý cho công chúng.
Thứ ba, các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi chúng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp nhữngkhoản cho vay, tài trợ tiêu dung hoặc tài trợ đầu tư Các nhà quản lý cho rằng, xã hội thu được lợi ích to lớn nếunhư hệ thống ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp Hơn thế nữa, khi có sự phân biệt đối xử trong việccấp tín dung, các cá nhân bị phân biết đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn nếu họ cải thiệ mức sống vànâng cao lợi ích cá nhân Điều này đặc biệt đúng nếu yêu cầu tín dụng bị từ chối chỉ bởi các lý do về tuổi tác, giớitính, chủng tộc, đẳng cấp hoặc những nguyên nhân không hợp lý khác Tuy nhiên, chính phủ có thể dễ dàng loại bỏtình trang phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, bằng cách thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngânhàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, ví dụ như thực hiện nghiêm ngặt Luật chống độc quyền (thay vìchỉ những quy định)
Cuối cùng, các ngân hàng vốn vẫn có mối quan hệ lịch sử lâu đời với chính quyền liên bang, tiểu bang vàđịa phương Ngay từ những năm đầu trong lịch sử ngành công nghiệp này, chính phủ đã dựa vào nguồn tín dụngngân hàng và thu thuế từ các ngân hàng để cung cấp tài chính cho quân đội và để đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêukhách thay vì tăng thuế đánh trưc tiếp vào dân Gần đây chính phủ đã dựa vào ngân hàng trong việc điều hành cácchính sách kinh tế, thu thuế và chi tiêu ngân sách Tuy nhiên, lý do này đã bị chỉ trich sbởi vì ngay cả khi không có
sự kiểm soát, các ngân hàng vẫn sẽ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ nếu họ thấy có lợi
Xu hướng quản lý các NHTM trong và sau khủng hoảng kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 bắt nguồn từ hoạt động “cho vay dưới tiêu chuẩn” tại Mỹlàm cho hệ thống ngân hàng Mỹ rung chuyển, đã nhanh chóng lan rộng sang các nước khác trên toàn thế giới Đỉnhđiểm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu rơi vào tháng 9/2008 và đã được Ngài Greenspan – nguyên chủ tịchcủa Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ đánh giá là “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua” Theo ước tính banđầu, tổn thất của các ngân hàng chưa được đánh giá chính xác nhưng lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ giảm từ 35,2
tỷ đô la xuống còn 5,8 tỷ đô la trong quý IV/2007, giảm 83% so với cùng kỳ năm trước Tổn thất tính đến tháng8/2008 về tín dụng và liên quan đến cho vay dưới tiêu chuẩn bởi các tổ chức tài chính toàn cầu là khoảng 500 tỷ đô
la Số ngân hàng đổ vỡ mà
Trong xử lý khủng hoảng, cần xây dựng chiến lược xử lý cụ thể và rõ ràng và quan trọng hơn là phải côngkhai các nguyên tắc cũng như tiến trình thực hiện các giải pháp xử lý Thiếu sự công khai sẽ gây khó khăn và trìhoãn quá trình triển khai và thực hiện chiến lược Hơn nữa, nếu không công khai những giải pháp xử lý, tổn thất cóthể sẽ chuyển từ cổ đông sang người đóng thuế và ngăn cản quá trình tái cơ cấu vốn của các ngân hàng Tại NhậtBản, công khai những khoản nợ xấu trong thập kỷ trước được làm từng bước với số ước tính công bố thường caohơn thực tế Điều này đã làm suy giảm độ tin cậy của số liệu được công khai Hơn nữa tỷ lệ vốn thực tế của ngânhàng thường ở dưới mức công bố, dẫn tới khó khăn trong việc sáp nhập và mua lại, và vì vậy quá trình tái cơ cấu bịtrì hoãn
Sau khủng hoảng, những vấn đề được nhiều nhà quản trị, các nhà lập pháp quan tâm nhất là vấn đề về quản
lý rủi ro, hiệu quả hoạt động và nâng cao hiểu biết về hoạt động ngân hàng Đây cũng xuất phát từ bối cảnh thực tế
là một trong những nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng là khâu quản lý rủi ro Trong 12 tháng tới, khác với nhữngnăm trước kia các ngân hàng tập trung vào phát triển thị trường, triển khai các sản phẩm mới, sử dụng hiệu quảcông nghệ, xu hướng năm nay tập trung vào một số vấn đề liên quan tới quản lý chi phí, quản lý rủi ro
Nguồn: Financial Insights Asia/Pacific Executive Survey,2009: Recovery in the Horizon, Journal of Banking and Finance,
Trang 18Vol.XXIV No 1, 2009Quản lý rủi ro vượt qua hiệu quả hoạt động để trở thành yêu cầu cấp thiết nhất trong năm 2009 đối với cácngân hàng Do khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đến các nước châu Á, nên các tổ chức tài chính
đã tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng việc kiểm soát các khoản cho vay kém hiệu quả và tuân thủ các quy định mớicủa các cơ quan quản lý về các vấn đề liên quan đến rủi ro Các ngân hàng chủ động khởi xướng và triển khai cácbiện pháp quản lý rủi ro theo những định hướng của mình, chứ không chỉ theo thường lệ là quản lý rủi ro theo kiểutuân thủ các quy định
Bên cạnh đó, phương pháp quản lý tài sản nợ có được triển khai để đánh giá chính xác hơn tài sản do các tổchức tín dụng nắm giữ nhằm ngăn chặn lặp lại thất bại trong việc chứng khoán hóa các khoản nợ dưới chuẩn nhưcác nước phương Tây đã gặp Ngân hàng Trung ương của các nước như Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và
Nhật Bản cũng đã đưa ra những hướng dẫn để các ngân hàng tuân theo các nguyên tắc quan trọng nhằm đẩy mạnhviệc quản lý tài sản nợ có một cách chặt chẽ hơn
Nguồn tài lực giành cho việc hạn chế rủi ro hoạt động cũng là một phần cốt lõi của những yêu cầu cấp thiếtđược đặt ra đối với những ngân hàng đang tìm cách giảm thiểu những vấn đề về gian lận nội bộ, gian lận từ internet
và dò rỉ thông tin Nguồn tài lực giành cho quản lý danh mục đầu tư và kế hoạch phục hồi cũng được đặt ra nhằmgiải quyết những khoản nợ xấu được cho là đang gia tăng do tác động từ khủng hoảng
Hiệu quả hoạt động vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các tổ chức tín dụng trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương trong năm 2009 như những năm trước đây Yêu cầu này liên quan đến một số vấn đề như quản lýchi phí hoạt động, giảm bớt các thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch.Việc củng cố tích hợp các giải pháp công nghệ theo một nền tảng chung là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả tronghoạt động Tuy nhiên, việc thực hiện theo đúng lộ trình trong phạm vi toàn tổ chức là một nhiệm vụ rất khó khăn vàphức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn về cả công nghệ lẫn đội ngũ nhân viên trong một tổ chức tín dụng Những dự án nàyđang được triển khai ở nhiều ngân hàng trong khu vực và đã dần dần đem lại lợi ích, nhất là với những tổ chức tíndụng đa quốc gia
Quản lý hiệu quả liên quan tới duy trì và quản lý các quan hệ khách hàng cũng như đánh giá mức độ thỏamãn và độ trung thành của khách hàng Yêu cầu về hiệu quả hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sự thấu hiểu kháchhàng của tổ chức tín dụng
Các ngân hàng không chỉ muốn giữ khách trong giai đoạn kinh tế khó khăn này mà còn muốn mở rộngcung cấp sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng hiện tại Các chiến dịch quảng bá có định hướng bằng cách đổimới cách thức giao tiếp với khách hàng vẫn được các ngân hàng coi trọng , với mục tiêu cung cấp các sản phẩmphù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể, thậm chí với từng khách hàng Giữ khách hàng là một tiêu chí quantrọng, các ngân hàng cần xác định và tập trung vào đối tượng khách hàng trung thành và mang lại lợi nhuận caonhất nhằm đảm bảo rằng những “khách hàng đặc biệt” này luôn được chăm sóc chu đáo.Bên cạnh việc xây dựng và duy trì quan hệ với khách hành, các tổ chức tín dụng tại châu Á cũng đang tìm kiếmnhằm triển khai các giải pháp sáng tạo như “mobile banking” nhằm hướng vào những đối tượng sử dụng và và cácchức năng cụ thể Việc mở rộng các chi nhánh và lắp đặt thêm máy ATM vẫn tiếp diễn, nhưng các ngân hàng cũngtìm cách nắm bắt để đáp ứng những nhu cầu cao thông qua các kênh mới.Trong 12 tháng tới, các ngân hàng tập trung vào ba dự án trọng điểm liên quan đến hiệu quả hoạt động, quản lý rủi
ro, nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin Đây cũng xuất phát từ thực tế là nguyên nhângây ra khủng hoảng ngân hàng là do hiệu quả hoạt động và quản lý rủi ro kém
Sơ đồ 2: Những dự án cần triển khai trong vòng 12 tháng
Trang 19Nguồn: Financial Insights Asia/Pacific Executive Survey,2009: Recovery in the Horizon, Journal of Banking and Finance,Vol.XXIV No 1, 2009
Các dự án nâng cao hiệu quả hoạt động bao gồm cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ, thay đổi các bước cụthể trong quy trình (ví dụ như xác minh khoản vay) luôn được đòi hỏi phải “khẩn trương” do yêu cầu cắt giảmnhững thủ tục rờm rà, không cần thiết Thậm chí có một số phòng ban trong tổ chức tín dụng cũng được cắt giảm,tính hiệu quả sẽ tăng lên thông qua việc thay thế các thủ tục không cần thiết bằng các quy trình hiệu quả hơn Các
dự án quản lý rủi ro cùng với việc nâng cấp hạ tầng công nghệ đang được tiến hành rộng khắp Như vậy, chúng ta có thể thấy quản lý rủi ro là một trong những xu hướng mà các quốc gia châu Á đặt lên hàng đầutrong việc quản lý hệ thống ngân hàng với nhiều biện pháp khác nhau Về phía nhà nước, các quốc gia đang nỗ lực
rà soát, củng cố và đổi mới hoạt động của ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát và tổ chức bảo hiểm tiền gửi.Trong thực tế xử lý khủng hoảng, nhiều quốc gia châu Á sử dụng tốt công cụ BHTG để vượt qua khủng hoảng
Xu hướng mới còn được đưa ra khi có quốc gia xác định hệ thống bảo hiểm tiền gửi không chỉ có vai tròtrong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng mà còn góp phần bình
ổn hệ thống tài chính ngân hàng Ví dụ như Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc, với những chức năng chính như quản lýQuỹ, giám sát rủi ro, xử lý các tổ chức tín dụng bị đổ vỡ, thu hồi nợ, điều tra, tổ chức này đã đóng một vai trò quantrọng trong việc xử lý khủng hoảng tài chính, mang lại lợi ích cho quốc gia thông qua việc giảm thiểu chi phí chongân sách nhà nước trong việc xử lý đổ vỡ, khôi phục và duy trì sự ổn định đối với hệ thống ngân hàng Chiến lược
và xu hướng lâu dài là nâng cao vị thế của Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc như một tổ chức BHTG hợp nhất điểnhình
Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm tiền gửi hàn Quốc đa dạng bao gồm tiền gửi, tiền thu từ các nhà đầu tưmua bán chứng khoán, phí bảo hiểm được các chủ hợp đồng bảo hiểm riêng lẻ chi trả Xác định mục tiêu rõ ràng làbình ổn thị trường tài chính, Bảo hiểm tiền gửi hàn Quốc có mục tiêu cụ thể là hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần cósáng kiến vượt qua thách thức do sự bất ổn định, dễ bị tổn thương và yếu kém của hệ thống tài chính gây ra
Xu hướng hiện nay là nhiều quốc gia có kế hoạch xây dựng hệ thống BHTG hợp nhất bằng việc đưa ngànhbảo hiểm vào diện được bảo vệ, mở rộng chức năng xử lý đổ vỡ bao gồm cả đổ vỡ của các tổ chức tài chính phingân hàng có tính rủi ro hệ thống
Như vậy, việc nghiên cứu xu hướng các ngân hàng, chính sách BHTG châu Á có ý nghĩa tham khảo quantrọng đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang củng cố, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp lý, chính sách về hoạtđộng ngân hàng và chính sách bảo hiểm tiền gửi Quá trình này đang được các quốc gia triển khai tích cực sau khirút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm vừa qua
Bài học kinh nghiệm cho Việt nam?
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính quốc gia
Do những hậu quả nặng nề của khủng hoảng ngân hàng đối với nền kinh tế, các quốc gia đã xây dựngnhững cơ chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát khủng hoảng ngân hàng Vì vậy, xây dựng một mạng lưới an toàn tàichính có thể được cân nhắc và lựa chọn như một giải pháp tổng thể Mạng lưới này thường bao gồm Bộ Tài chính,Ngân hàng Trung ương, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia và tổ chức BHTG Đồng thời mạng lưới này phải đưa
ra được các phương án cụ thể để xử lý những khía cạnh riêng có thể gây ra trước hoặc tồn tại trong cuộc khủnghoảng
Xây dựng quy chế quản lý ngân hàng hiệu quả
Những diễn biến của hoạt động ngân hàng năm 2008 tại Việt Nam cho thấy, Việt Nam cần xây dựng nhữngquy định và quy chế quản lý ngân hàng cần thiết để đảm bảo việc thiết lập một hệ thống tài chính lành mạnh Kinhnghiệm xây dựng quy chế quản lý ngân hàng của các nước trên thế giới đã được tổng kết, cho thấy các quy địnhnày cần bao gồm:
Trang 20- Quy định về tiêu chuẩn gia nhập ngành;
- Quy định về quy mô vốn cần đảm bảo;
- Quy định về đa dạng hóa tài sản;
- Quy định các khoản vay với đối tượng là cán bộ nội bộ và các bên liên quan;
- Quy định về những hành vi được cho phép hay bị cấm;
- Quy định về phân loại tài sản và dự phòng;
- Phạm vi, tần suất và nội dung chương trình kiểm toán;
- Quy định về các quyền lực thi hành các quyết định;
- Quy định về các biện pháp giải quyết những ngân hàng có vấn đề
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG
Không khó để nhận thấy tại sao cơ chế BHTG lại được những nhà hoạch định chính sách của nhiều quốcgia trên thế giới ưa chuộng Trong ngắn hạn, do không có khoản chi phí ngân sách tức thời nào được định trước, họ
đã đề ra một biện pháp hầu như không tốn phí để giảm rủi ro đột biến rút tiền gửi và hoảng loạn ngân hàng Bêncạnh việc ổn định lĩnh vực tài chính, một cơ chế bảo hiểm có thể thúc đẩy các giá trị mang tính chính sách khácnhư bảo vệ người gửi ít tiền hoặc cải thiện cơ hội cho các ngân hàng nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đối vớicác khoản tiền gửi bằng cách giảm nhẹ mối quan tâm về những bất lợi của các ngân hàng nhỏ
Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng ngân hàng cho thấy, việc xử lý ngân hàng đổ vỡ trong giai đoạn khủnghoảng thường được giao cho tổ chức BHTG sẽ mang lại hiệu quả, đặc biệt trong việc củng cố niềm tin của ngườigửi tiền Trong cuộc khủng hoảng vừa qua tại Mỹ, FDIC được trao quyền rộng rãi trong cả hoạt động quản lý vàgiải cứu khủng hoảng đã góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng Vì vậy,Việt Nam có thể cân nhắc việc lựa chọn mô hình hoạt động của tổ chức BHTG cũng như quy định về thẩm quyềncủa tổ chức này trong việc góp phần bảo đảm an toàn tài chính quốc gia Trước mắt, năng lực tài chính củaBHTGVN cũng cần được nâng cao để đủ khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ và chi trả khi có nhiều ngânhàng gặp khó Bên cạnh đó, Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và có định hướng cho phép tổ chức BHTG cóquyền sử dụng cơ chế chính thức xử lý sớm ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản vàgiải quyết những nghĩa vụ nợ của ngân hàng bị đổ vỡ Đồng thời quy định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chứcBHTG khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng
Thực hiện minh bạch và công khai thông tin
Kinh nghiệm cho thấy, công khai và minh bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả củachương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng, góp phần xử lý khủng hoảng ngân hàng một cách tíchcực Vì vậy cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồmthông tin của từng ngân hàng
Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bản cân đối tài sản cần được mở rộngtừng bước và theo một tiến trình hòa hợp Những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư cóđược bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay mộtcách kịp thời Kinh nghiệm của Newzealand về công khai thông tin ngân hàng cho thấy, công khai thông tin hỗ trợthanh tra viên ngân hàng trong giám sát tuân thủ, yêu cầu sửa chữa kịp thời sai phạm hoặc báo cáo sai lệch và khởiđầu thủ tục pháp lý chống lại các ngân hàng về việc cung cấp thông tin sai lệch Để đảm bảo chất lượng thông tin,việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất Nhờvậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạtđộng của các ngân hàng với nhau (trong nước và với các nước khác)
Ngoài ra, Việt Nam có thể từng bước công khai kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng trên cácphương tiện truyền thông Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp loại tíndụng, Việt Nam cần khuyến khích các các ngân hàng thực hiện đánh giá và xếp loại hoạt động bởi các tổ chức quốc
tế chuyên nghiệp và có uy tín
Quản lý ngân hàng thương mại Nhà nước: Cẩn tắc vô ưu
Sau vụ hoãn nợ của Dubai World cuối năm 2009, vấn đề tài chính ở bất kỳ tập đoàn hay DN lớn nào cũng sẽ là sự kiện rất lớn, vì vấn đề sẽ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia
Tại VN, sự kiện về quản lý tài chính ở một tập đoàn DNNN lớn gần đây đang nhắc nhở cả xã hội cần quantâm đến nơi hiện đang tập trung hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước và xã hội - đó là các ngân hàng thương mại nhànước (NHTMNN)
Trang 21Mong cho không bất kỳ sự kiện xấu gì ở nơi này, nhưng “cẩn tắc vô ưu” chắc chắn không phải là thừatrong nguyên tắc quản lý thận trọng.
Bình thường, chỉ sau khi có thanh tra, kiểm tra, các cơ quan này có thông báo thì người ta mới có thể biếtđược sự thất thoát ở nơi này, hay nơi khác, giá trị ít hay nhiều và có liên quan đến cá nhân này, tập thể kia Và dĩnhiên, khi đó thì mọi việc đã rồi và việc nói lại không có ích
Theo nguyên tắc tài chính ngân hàng, việc phòng tránh thường được khuyến khích đưa ra trước Theonguyên tắc này và nếu so sánh hoạt động chi tiêu tài chính ở các NHTMNN hiện nay, ở VN với một số TCty lớnvừa có vấn đề về tài chính thì ta lại thấy đáng cần phải cảnh báo nhằm ngăn chặn nguy cơ thất thoát tài sản của nhân dân, nhà nước hoặc những hệ lụy khác:
Rủi ro chuyển đổi, cổ phần hóa NHTMNN: Sự kiện vừa qua, không biết ai là người quản lý phần vốn gópcủa Nhà nước tại VCB (Ngân hàng Ngoại thương VN) rõ ràng là một minh chứng về lỗ hổng đáng chú ý Vấn đềtăng vốn VCB mà chỉ bán cổ phần cho nhà đầu tư tư nhân - làm giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại VCB, là bàihọc về mài mòn tài sản nhà nước
Vấn đề NHTMNN khi bước vào cổ phần hóa nhưng chưa có cơ chế quản lý tài chính phù hợp và cácNHTMNN đã tăng lương ồ ạt lên mức rất cao, bất chấp tình hình nền kinh tế VN khó khăn và cả thế giới đã vàđang lên tiếng về các CEO lương cao cũng có thể được coi là rủi ro khi chuyển đổi NHTMNN
Rủi ro đầu tư góp vốn tràn lan: Có rất nhiều NHTMNN đầu tư vào hàng ngàn trụ sở, chi nhánh Thực tếcho thấy, nếu TCty khác đầu tư vào những con tàu “TITANIC” rất lớn để rồi con tàu đó không có nơi cập bến thì cóNHTMNN lại đầu tư vào rất nhiều trụ sở chính Trụ sở chính hiện tại và trụ sở chính tương lai - đó là các cao ốccao nhất nhì trong nước
Người ta cũng không hiểu tại sao NHTM huy động vốn đề phục vụ sản xuất thì thấy hầu như phục vụ xâytrụ sở tràn lan từ nam tới bắc? Có NHTMNN đang xây trụ sở chính diện tích hàng ngàn ha, lại mua thêm hàng ngàn
ha đất nữa để xây trụ sở chính cho năm 2020 ? Thực tế cho thấy, nếu NHTM phát triển theo kiểu mô hình “bánhvẽ” (xây ra những trụ sở rất lớn để huy động được thật nhiều vốn), thì mức độ nguy hiểm còn hơn ở khu vực DNsản xuất
Nếu có TCty tham gia hàng trăm dự án đất đai, góp vốn vào nhiều Cty khác thì đây NHTMNN cũngkhông hề kém bằng việc góp vốn vào NHTM này, liên doanh khác; đầu tư mua hàng ngàn ha đất mà cũng đã từng
có nguy cơ mất hàng ngàn tỷ đồng
Rủi ro quản trị Mô hình TCty, hay NHTMNN có hội đồng quản trị là đảm bảo sự quản trị thận trọng.HĐQT là cơ quan thẩm quyền chung Việc đưa ra các quyết định theo mô hình này là quyết định của tập thể, Chủtịch HĐQT là người thay mặt HĐQT ký các giấy tờ (văn bản thể hiện ý trí của HĐQT)
Việc tiếm quyền của Chủ tịch HĐQT ở NHTMNN dưới cách thức này hay cách thức khác (hoặc bất kỳ lý
do gì dẫn đến tình trạng không đảm bảo tính nguyên tắc tập thể trong hoạt động của HĐQT) sẽ là nguy cơ dẫn đếnthất thoát hoặc không an toàn hoặc mất an ninh tài chính ở NHTMNN - nơi tập trung nhiều tài sản của xã hội
Trên thực tế, khảo sát cho thấy, có NHTMNN chủ tịch HĐQT dường như làm hết mọi việc, thậm chí làmthay cả Tổng Giám đốc Trên góc độ quản lý tài sản, việc tập quyền như vậy không phải là tốt mà lại chứa đựngnguy cơ rủi ro về tài sản Một số chuyên gia quản lý cho rằng, hoạt động ngân hàng cần phải đảm bảo đúng trình
tự, quy trình - những gì trái với quy trình hay không đảm bảo quy trình đều có thể dẫn đến rủi ro hoạt động
Gia đình giữ tay hòm chìa khóa DN nhà nước
Người VN hàm ý rằng, nếu những người có liên quan cùng tham gia quản lý DN nhà nước thì sẽ rất rủi ro.Luật VN cũng đưa ra các điều khoản hạn chế này, nhưng trong thực tế DN VN người ta vẫn lách theo cách này haycách khác
Theo phản ánh cho thấy, ở TCty kia, ông chủ tịch HĐQT tìm cách đưa con trai trẻ măng vào chức danhquản lý cao cấp (phó tổng giám đốc) Theo ý kiến của nhiều chuyên gia quản lý, bất luận có hay không có sự thông
Trang 22đồng nào giữa hai bố con thì về hình thức, “hai bố con cùng giữ tay hòm chìa khóa Cty” thì đều chứa đựng nguy cơmất an toàn tài sản cho nhà nước.
Khảo sát ở NHTMNN cũng thấy có hiện tượng rất tương đồng, bố làm chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm con rểlàm tổng giám đốc Cty con, quản lý hàng ngàn tỷ đồng Điều đáng quan tâm là giữa hay định chế này có quan hệtài chính rất lớn với nhau hàng ngày, với doanh số hàng trăm tỷ đồng
Qua quá trình kiểm toán vừa qua, ý kiến của kiểm toán cho rằng, có khá nhiều giao dịch giữa ngân hàng vàCty con không mang tính thương mại thực sự Điều này, được một số chuyên gia kiểm toán giải thích, “theo cácgiao dịch phi thương mại đó (non-armslenght transactions) thì rõ ràng, tài sản nhà nước đang không được quản lýchặt chẽ và minh bạch”
Câu 9 Trình bày về ngân hàng bán lẻ/bán buôn Nhiều NHTM hiện theo đuổi chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt nam hiện nay Anh/chị hãy bình luận quan điểm trên.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanhchóng của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng nhữngtiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ
để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ độngđối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập
Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm
dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm Nguồn vốn huy động của các ngân hàng từdân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng(năm 2007 đạt khoảng 6,5 tỷ USD), góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từphí thanh toán
Các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành,
cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ
đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng
Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập,các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả
Các sản phẩm dịch vụ NHBL chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các dịch vụ ngânhàng hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển đượcsâu rộng trong đại bộ phận công chúng, dịch vụ internet banking mới dừng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin,chưa cho phép thực hiện thanh toán, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như khôngđược sử dụng, tiện ích thanh toán thẻ còn hạn chế Các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thunhập cao chưa được triển khai rộng rãi như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư
Kênh cung ứng dịch vụ truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng cá nhân, các kênhphân phối dịch vụ hiện đại mới chỉ được cung ứng tại một số ngân hàng, các phương thức giao dịch từ xa dựa trênnền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến Số lượng máy giao dịch tự dộng (ATM) đến nay mới cókhoản 4300 máy, mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ còn ít, chủ yếu tập trung ở các thành phố và đô thị lớn, việckết nối hệ thống các máy ATM vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, đo đó đã làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch
vụ ngân hàng
Nhiều ngân hàng chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động tiếp thịcòn yếu và thiếu chuyên nghiệp, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít Chính sáchkhách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao, các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản vềdịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, thủ tục giao dịch chưa thuận tiện, một số qui định và quytrình nghiệp vụ còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng
Bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụngân hàng bán lẻ Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ của các ngân hàng còn nhiều bất cập, nền tảng côngnghệ thấp, không có khả năng phát triển hoặc mở rộng các ứng dụng mới Trình độ thiết kế tổng thể còn yếu, hệthống ứng dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ngân hàng vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu chiến lượcphát triển công nghệ thông tin Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, các sản phẩm mới chưa nhiều, vấn
đề bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ rủi ro còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng
Trên tầm vĩ mô, mặc dù môi trường pháp lý đã được cải thiện đáng kể, nhưng các văn bản pháp quy vềhoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tínhgiấy tờ và phức tạp trong quá trình xử lý, nhiều quy chế đã trở nên bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệpvụ
Trang 23Trước áp lực cạnh tranh và nhiều ngân hàng nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Namdưới hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các NHTM Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc phát triểndịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ Điều này đòi hỏi từng ngân hàng phải có phương án pháttriển bài bản, tập trung vào những điểm chính sau đây:
1 Xác định xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năngcủa các NHTM, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của cácloại hình doanh nghiệp Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là
cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng pháttriển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh
Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cómức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chiphí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung kháchhàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạtđộng tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, trong đóHSBC đã có chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ
sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thịtrường tài chính trong nước
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được thực hiện từng bước vững chắc nhưng cũng cần có bước độtphá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới đểphát triển thị trường trong tương lai
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng vớilợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầuvốn lớn trong khi môi trường kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi các ngânhàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế Tronggiai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiêntiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thịtrường
Hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàngkhác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàngmới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của TCTD nhằm tạo nhiềutiện ích cho người sử dụng dịch vụ Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp
để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mốiliên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng
Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ antoàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng vềhoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2 Xác định mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệuquả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó coi trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếpcận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính – ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằmđáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho các NHTM, khách hàng và xã hội
Xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sởtăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết song phương và
đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ,kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó chútrọng đáp ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cánhân
Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam theo nguyên tắc thịtrường, hạn chế bao cấp và độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngânhàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả
Trang 24Đến năm 2010, phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngang tầm với các nước trongkhu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thốngngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
3 Đề ra định hướng và giải pháp chiến lược
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triểncủa các NHTM Việt Nam, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng côngnghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mốiquan hệ giữa khách hàng với ngân hàng
Các NHTM cần tăng qui mô vốn để đảm bảo nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóasản phẩm dịch vụ theo hướng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Ngoài việc cung cấp các sản phẩm thôngqua mạng lưới các chi nhánh hiện hành, các ngân hàng cần thiết lập các hệ thống phân phối trên cơ sở sử dụngcông nghệ thông tin hiện đại Những giải pháp đề cập dưới đây chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu nhưhoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đa dạng kênh phân phối hiệu quả, cải tiến hoạt động tiếpthị, phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
a) Hoàn thiện quy định về qui trình nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng
Các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay do nhiều cấp ban hành, bao gồmcác nghị định của Chính phủ, quyết định, thông tư hướng dẫn của NHNN và các quy định, quy trình nghiệp vụ củacác NHTM Nhìn chung, cơ sở pháp luật về dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều quyđịnh thiếu cụ thể và không thích hợp Điều này đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, tiến tới hình thành môi trường pháp lýđầy đủ, đồng bộ và thống nhất giữa các loại hình dịch vụ
b) Củng cố hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàngViệt Nam và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai rộng
mô hình giao dịch một cửa
Tiến hành quy hoạch và phân bố các TCTD và chi nhánh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vàđảm bảo cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hiệu quả, chú trọng hỗ trợ các đối tượng chính sách và những đốitượng có khả năng tạo ra tăng trưởng và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế
Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tếtrong mọi lĩnh vực Tăng cường kỹ thuật xử lý tự động các quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm địnhthông tin, xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đảm bảo tính
an toàn và bảo mật trong kinh doanh
Các NHTM cần chú trọng phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II, mở thêm các phòng giao dịch
vệ tinh với mô hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngân hàng của người dân Tăng cường liên kết giữa các NHTM để mở rộng khả năng sử dụng thẻ và phát huytính năng tác dụng của thẻ ATM, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng
Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống, các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu
và đưa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc mọi nơi Các NHTM cầnsớm đưa ra các dịch vụ để khách hàng có thể sử dụng như đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn thông tin trên cơ
sở các cam kết giữa ngân hàng và khách hàng Việc sử dụng kênh phân phối này có nhiều lợi thế như nhanh chóng,
an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng
Các NHTM cần mở rộng kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻATM, tối đa hóa tiện ích của từng kênh trong hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
c) Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân,cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thịtrường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm mớithông qua sự đa dạng về sản phẩm và kênh phân phối sẽ giúp ngân hàng tranh thủ cơ hội phát triển dịch vụ ngânhàng bán lẻ tại một thị trường mới như Việt Nam Các NHTM cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhucầu của đông đảo khách hàng
Đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối,
mở rộng mạng lưới để tiếp cận, giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dễ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động Đẩy mạnhđầu tư và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử,
Trang 25thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc Tập trung đẩy mạnh các dịch vụtài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích kèm theo, góp phầnphát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
d) Tăng cường hoạt động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng
Tăng cường chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cậpnhật, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, lợi ích của sản phẩm và cách thức sử dụng Các ngân hàng cầnphân khúc thị trường để xác định cơ cấu thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàngtheo tiêu chí phù hợp, từ đó giới thiệu sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Ngoài ra, các ngân hàng cần thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình tài chính, năng lực và kết quảkinh doanh, giúp khách hàng có cách nhìn tổng thể về ngân hàng và tăng lòng tin vào ngân hàng
Các ngân hàng cần sớm hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng,chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm vàdịch vụ phù hợp Nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục trên cơ sở tận dụng tiện ích của công nghệthông tin hiện đại
Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng để các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiếp cậnnhanh hơn với khách hàng cũng như mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, phù hợp với trình độ phát triểncủa hệ thống ngân hàng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển giao dịch trực tuyến và giao dịch từ xa vớikhách hàng, xử lý một cửa tại trung tâm
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần được nghiên cứu và phân tích cụ thể đến từng đối tượng kháchhàng, sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng và hỗ trợ của CNTT về cung cấp thông tin khách hàng để phân loại
và xếp hạng các khách hàng tổ chức là các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước
e) Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ
Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngânhàng bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàngbán lẻ
Chú trọng công tác kiện toàn tổ chức trong toàn hệ thống, thực hiện bổ nhiệm và điều động nội bộ, tuyểndụng cán bộ mới để đáp ứng nhu cầu về nhân sự trong toàn hệ thống, phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ Gắnkết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếpcông việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên ngân hàng
f) Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới
Thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng theo lộ trình thích hợp để khai thác những lợi thế và khắcphục khó khăn thách thức để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nước, đưa các NHTM trong nước phát triểnhoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thôngtin, 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng
cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dân số Việt Nam theo ước tính sẽ tăng lên 88 triệu người vào năm nay, với mức thu nhập của người dânngày càng cao, là thị trường tiềm tăng của các ngân hàng thương mại, khi mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặtđược chú trọng
Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hoá, ứng dụngnhững tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cánhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng pháttriển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh
Theo đánh giá từ giới chuyên gia tài chính, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các
đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh
Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổitiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ
Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiềungân hàng xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển củamình; bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ
Trang 26thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa kháchhàng với ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng, những dịch vụ tài chính thông qua các kênh ngânhàng điện tử như: SMS Banking, Internet Banking… đang ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng thông quacác ưu điểm nổi bật là tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tính năng bảo mật được bảo đảm
Hầu hết các ngân hàng sau giai đoạn đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử với các dịch vụ phi tàichính cơ bản như truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, thông báo biến động số dư đều mở rộng sang các dịch
vụ về tài chính như chuyển khoản, chuyển đổi tài khoản (từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm)…
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) cho biết, đơn vị này đang triển khai giai đoạn 2 dịch vụ SMSBanking và Internet Banking với các tính năng tài chính bên cạnh các tính năng truy vấn thông thường Sau mộtthời gian triển khai dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn tại 8 chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(VietinBank) cũng đã chính thức triển khai dịch vụ này trên quy mô toàn quốc
Theo ông Lê Việt Bắc, Trưởng Phòng dịch vụ ngân hàng điện tử (VietinBank): Việc ứng dụng công nghệthông tin để cho ra đời các sản phẩm mới là mục tiêu của hầu hết các ngân hàng hiện nay Với VietinBank, dự kiếntrong năm 2010, ngoài sản phẩm SMS-CK, ngân hàng sẽ cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới cho phép kháchhàng sử dụng các giao dịch tài chính qua mạng Internet và điện thoại di động
Ông Hoàng Trung Dũng, Quyền giám đốc khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Hàng Hải đánh giá:
“Năm 2010 mới chỉ bắt đầu với rất nhiều cơ hội và khó khăn cần phải vượt qua Chúng tôi sẽ tăng trưởng nhờ chấtlượng dịch vu ngân hàng, mở rộng thị phần thông qua các sản phẩm dịch vụ tiện ích”
Còn theo ông Nguyễn Hùng Mạnh, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình: An Bình sẽ tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng, nhất là công nghệ thông tin đi theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ; mở rộng hợp tác với các đốitác để đưa sản phẩm tiện ích đến nhiều người hơn nữa…
Thật ra, dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được một số ngân hàng lớn trong nước sử dụng cách đây khá lâu,nhưng với sự “lấn sân” của khối ngân hàng ngoại, dịch vụ này mới được chú trọng
“Đây là một xu hướng tất yếu mà bất kỳ một ngân hàng hiện đại nào cũng phải đáp ứng cho khách hàng.Việc triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn manglại lợi ích không nhỏ cho ngân hàng, cũng như phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về giảm thanh toánbằng tiền mặt trong nền kinh tế”, ông Lê Việt Bắc nói
Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Còn quá ít dịch vụ
Với các nền kinh tế phát triển, ngân hàng bán lẻ thường chiếm ít nhất 60% tỉ trọng giao dịch, tạo ra sự sôiđộng trên thị trường tiền tệ - ngân hàng; thì ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn quá nghèo
Nhu cầu lớn, nhưng dịch vụ hạn chế
Tạp chí Stephen Timewell có nhận định: “Xu hướng ngày nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mởrộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tạicác nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”
Thực ra, đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của ngânhàng bán lẻ Trong hội thảo - triển lãm về ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng do Cục Công nghệ tin học -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và IDG phối hợp tổ chức tại TPHCM ngày 10-11.12, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó
GĐ NHNN chi nhánh TPHCM - cho biết: Qua khảo sát các ngân hàng thương mại trên địa bàn, có đến 80% sốngân hàng cho biết mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50% Mục tiêu trên vàthực tế thị trường rất cách biệt Theo ông Dũng, trên thế giới có hàng ngàn dịch vụ, nhưng ở Việt Nam mới chỉ cókhoảng 300 Ngân hàng bán lẻ cần đa dịch vụ, muốn nhiều dịch vụ phải ứng dụng mạnh CNTT
Theo Cục Công nghệ tin học, nhờ ứng dụng CNTT mà lượng tiền mặt thanh toán đã giảm từ 22,5% năm
2002 xuống còn 14% năm 2008 Ứng dụng CNTT cũng đã giúp tăng tốc vòng quay đồng vốn, năm 2001 mất từ 3-5ngày, đến nay chỉ mất 20 phút
TPHCM là địa phương có mật độ sử dụng thẻ thanh toán cao (1,4 người có 1 thẻ thanh toán), nhưng nhìnchung ứng dụng CNTT còn hạn chế nên các tiện ích chưa nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ rút tiền,thanh toán, xem số dư và giao dịch, trả phí một số dịch vụ Ngân hàng điện tử, giao dịch qua Internet mới chỉ manhnha
Ngân hàng mà thiếu tiền đầu tư?
Trang 27Để phát triển ngân hàng bán lẻ cần có hành lang pháp lý phù hợp, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ vững vàng đểtriển khai các kênh phân phối Những yếu tố này đang là khó khăn, hạn chế của các ngân hàng thương mại tại ViệtNam Nhưng còn một trong những yếu tố được xem là gây cản trở đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng là chi phí.
Thông thường một NHTMCP hiện nay, ứng dụng công nghệ ở mức trung bình phải chi từ 2 triệu USD,công nghệ hiện đại cần từ 5-10 triệu USD Chính vì thế, các ngân hàng phải đầu tư dần từng bước Nhưng còn một
lẽ khác, đầu tư từng bước theo phương châm cần tới đâu đầu tư tới đó Chỉ có những ngân hàng lớn mới mạnh dạnđầu tư công nghệ để đón đầu
Theo khảo sát mới nhất ngày 17.11 đối với các ngân hàng trên địa bàn TPHCM, chỉ có 32% số ngân hàngthương mại có mức độ ứng dụng công nghệ đạt trên 70%, còn 12% số ngân hàng thương mại ứng dụng công nghệ
từ 30%-50%, 8% số ngân hàng thương mại có mức độ ứng dụng công nghệ dưới 30% Kinh phí đầu tư, theo nhiềuchuyên gia, không phải là khó khăn lớn nhất Vấn đề là, khi ngân hàng chưa mạnh, kênh phân phối hạn chế, doanh
số và lợi nhuận chưa thật nhiều, thì cũng e ngại đầu tư vào công nghệ vì e tốn kém Hệ lụy là một khi không đầu tưthì khó cung cấp được các dịch vụ NH bán lẻ hiện đại.(Nguồn: LĐ, 14/12)
Dịch vụ ngân hàng bán buôn (Wholesale banking)
Ngân hàng bán buôn là những dịch vụ ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp các bản báo cáo tàichính hoàn hảo, và các khách hàng tổ chức, như quỹ lương hưu cũng như các cơ quan chính phủ Những dịch vụbao gồm cho vay, quản lý tiền mặt, thế chấp thương mại, các khoản vay vốn lưu động, leasing, các dịch vụ ủythác, Hầu hết các ngân hàng phân chia hoạt động ngân hàng bán buôn thành các dịch vụ khách nhau tùy quy môcủa doanh nghiệp: Thị trường cho các doanh nghiệp lớn (ví dụ ở Mỹ là thị trường dành cho các công ty thuộc xếphạng Fortune 500 và Fortune 1000), thị trường cho các doanh nghiệp vừa, và thị trường cho các doanh nghiệpnhỏ
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường từ các nguồn tài chính khác, như trái phiếu lãi suất cao,thương phiếu, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu tập trung vào các dịch vụ cho doanh nghiệp có thu phí, baogồm giao dịch ngoại hối, buôn bán chứng khoán, dịch vụ tư vấn cho các thương vụ mua bán và sát nhập, ngân hàngđầu tư, quản lý tiền mặt doanh nghiệp, và bảo lãnh chứng khoán
Mặc dù nền kinh tế trong nước năm 2008 gặp không ít khó khăn nhưng đại diện một số ngân hàng ngoại có mặt tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng của các ngân hàng này vẫn rất ổn
Hiện các ngân hàng Việt Nam đã có những chính sách ổn định thị trường và đây có thể đang là giai đoạn ổnđịnh để chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo Mặc dù đều kỳ vọng vào thị trường Việt Namnhưng phương hướng phát triển của các ngân hàng ngoại cũ và mới vào Việt Nam đang có sự phân hướng khácnhau
Ngân hàng ANZ đã bước chân vào Việt Nam khá lâu, ông Philip Crouch, Tổng giám đốc dịch vụ tài chính
cá nhân của ANZ đánh giá, hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng.Chỉ mới có 10% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng và chỉ tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM Do đó, thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các tập đoàn tài chính nước ngoài
Hiện chỉ có khoảng 0,5% người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng và việc giao dịch qua tài khoản cũngchưa nhiều Do đó, cần có biện pháp để gia tăng tiện ích của ngân hàng cho dân chúng
thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn "Ở Việt Nam, hoạtđộng của ngành ngân hàng rất tốt và còn nhiều cơ hội để đầu tư, nhất là đầu tư vào những ngân hàng mới nổi lêntrong 2 năm qua…", ông Philip Crouch cho biết
Các ngân hàng quốc tế khác đã vào Việt Nam từ rất lâu, họ có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc khai thácthị trường, nhưng trong năm nay có thể họ sẽ dừng lại và chờ đợi
Trong khi đó, các ngân hàng mới lại rất hào hứng tham gia vào thị trường Việt Nam, cung cấp vốn cho các
dự án có tính khả thi cao được thực hiện trong thời gian ngắn, hay cung cấp vốn cho các doanh nghiệp lớn, cácngân hàng của Việt Nam và các doanh nghiệp
Sẽ có ít ngân hàng theo đuổi việc thành lập ngân hàng con tại Việt Nam như các ngân hàng đã được cấp phép,bởi vì việc này cần nhiều vốn, nhiều nguồn lực trong khi thị trường đã trở nên khá cạnh tranh và Commerzbankvẫn tiếp tục tập trung vào lĩnh vực mạnh là ngân hàng bán buôn.Hiện tại chưa có nhiều ngân hàng con được mở tại Việt Nam và trong giai đoạn này sẽ không có nhiều đơn vị
đi theo con đường này, mà xu hướng mua cổ phần của các ngân hàng nội địa sẽ là chủ đạo.Các ngân hàng ởTrung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tìm kiếm các cơ hội tại Việt Nam cũng có những định hướng tươngtự
Trang 2810 Vấn đề vốn chủ sở hữu và áp lực tăng vốn chủ sở hữu của NHTM.
VCSH có ý nghĩa đặc biệt đối với ngân hàng, đó là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng, baogồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận không chia
VCSH của 1 NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàngkhả năng phát triển lâu dài
- Vốn đóng vai trò tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản
- Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể huyđộng được những khoản tiền gửi đầu tiên
- Vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (gồm cả người gửi tiền) về sức mạnh tàichính của ngân hàng
- Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho nhữngchương trình và trang thiết bị mới để theo kịp sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục
vụ khách hàng
- Vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo sự tăng trưởng của 1 ngân hàng
có thể được duy trì, ổn định, lâu dài
Các chỉ tiêu thường gặp liên quan đến vốn chủ sở hữu:
- Khả sinh tài sản có: Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
Xác định vốn chủ sở hữu với tất cả các khoản nợ, phản ánh khả năng bù đắp các tổn thất của vốn chủ sở hữu vớimọi cam kết hoàn trả của NH
- Hệ số an toàn CAR: Vốn tự có / Tài sản rủi ro
Dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi rokhác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành
- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE: Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Thường được dùng để đánh giá giá cổ phiếu của
NH cũng như DN
Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu cao sẽ đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động như hệ số CAR, giới hạn cho vay từngkhách hàng Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nguồn vốn này quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốnchủ sở hữu (ROE), khả sinh tài sản có (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) Ngược lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp sẽ làmgiảm các chỉ số an toàn hoạt động nhưng lại làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Tùy từng ngân hàngvới các chiến lược khác nhau, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được duy trì ở các mức độ khác nhau
Các loại vốn của ngân hàng bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, cáckhoản dự trữ vốn, giấy nợ thứ cấp, thu nhập từ các công ty con và tín phiếu vốn
Những biện pháp để tăng vốn tự có:
- Phát hành cổ phiếu: Biện pháp này dành riêng cho các ngân hàng cổ phần
- Phát hành cổ phiếu thường ( hưởng cổ tức theo lợi nhuận có được của NH, có quyền biểu quyết) và cổ phiếu ưuđãi ( hưởng cổ tức theo mức cố định, không có quyền biểu quyết )
Biện pháp này có ưu điểm là làm tăng quy mô vốn trong dài hạn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàngtrong tương lai, với cổ phiêú thường NH không phải chịu gánh nặng tài chính trong những năm thua lỗ Nhượcđiểm là chi phí phát hành cao và làm “loãng” quyền sở hữu ngân hàng
- Phát hành trái phiếu: Phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đổi ( có thể chuyển thành cổ phiếu thườngtrong tương lai )
Ưu điểm của phát hành trái phiếu là lãi suất cố định và được tính vào chi phí giúp NH giảm 1 khoản thuế, khôngphải phan chia quyền kiểm soát NH với trái chủ…; Nhược điểm là sức ép nợ nần, phải trae cả gốc và lãi khi đếnhạn, hệ số nợ tăng lên khi phát hành thêm trái phiếu
- Lợi nhuận giữ lại: Lợi nhuận sau thuế 1 phần để trả cổ tức một phần để bổ sung vốn tự có Tỷ lệ giữ lại lợi nhuận
là một chính sách quan trọng của các NH Nếu tỷ lệ này cao thì NH không bị phụ thuộc vào thị truờng vốn vàkhông phải chịu chi phí cao nhưng lợi tức cổ đông thấp, giá cổ phiếu của NH sẽ giảm Nếu tỷ lệ này thấp thì tăngtrưởng vốn sẽ chậm , có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời
Quy mô vốn và cấu trúc khoản mục vốn của một ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố thị trường và các quy định của Chính phủ Chính phủ đã can thiệp vào hoạt động ngân hàng từ rất sớm và quy định về mức vốn tối thiểu là
Trang 29quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng Những quy định này được ghi trong Đạo luật giám sát và cho vay quốc tế năm 1983 tại Hoa Kỳ và trong Hiệp định Basel về tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1987
Trong những năm gần đây, các ngân hàng đang phải chịu áp lực tăng vốn rất lớn từ nhiều phía Có nhiều yếu tố gâynên áp lực này, bao gồm cả các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý và các yếu tố thuộc về thị trường tài chính như:lạm phát, nền kinh tế biến động gây ra nhiều rủi ro hơn trong hoạt động ngân hàng, giới hạn về cho vay, chi phíhoạt động tăng gây khó khăn trong việc gia tăng lợi nhuận, niềm tin của giới đầu tư về sức mạnh vốn của các ngânhàng
Đối mặt với áp lực ngày càng tăng, các ngân hàng phải sử dụng cả nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn bên ngoài chủyếu là: bán cổ phiếu thường, bán cổ phiếu ưu đãi, tín phiếu vốn, bán tài sản, cho thuê tài sản cố định và chuyển đổichứng khoán nợ thành cổ phiếu Để lựa chọn nguồn vốn tối ưu, ngân hàng cần phải cân nhắc tương quan về chi phí
và rủi ro của mỗi nguồn vốn, toàn bộ những rủi ro hiện tại của ngân hàng, sự tác động tới thu nhập của cổ đông, vàcác quy định của Chính phủ
Tại VN, nhiều năm qua, do theo đuổi mô hình tập đoàn tài chính: Ngân hàng + Chứng khoán + Bất động sản +Vàng + Bảo hiểm + , hầu hết các NHTM đã thành lập rất nhiều Cty con hoặc góp vốn vào rất nhiều Cty khác Tình trạng này đã tiêu tốn rất nhiều vốn của các NHTM và nó cũng làm tăng sự phức tạp về chu chuyển vốn trongnền kinh tế
So với Quyết định 457/ 2005/QĐ-NHNN ngày 19 /4 /2005, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định nâng tỷ lệ antoàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%; Điều này chứng tỏ NHNN quyết tâm nâng cao tính an toàn cho hệthống ngân hàng và định hướng các chuẩn mực này tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngânhàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel (trong khi Basel II mới khuyến cáo tỷ lệ an toàn vốn ít nhất là 8% vàtùy điều kiện từng quốc gia) Tại Điều 4 của Thông tư 13 quy định: Tổ chức tín dụng (TCTD), trừ chi nhánh ngânhàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro củaTCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ) Ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, TCTD phảiđồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và Cty trực thuộc (tỷ lệ
an toàn vốn hợp nhất)
Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã cho áp dụng Basel II theo mức an toàn vốn tối thiểu là 12% Thống kê
số CAR tại các NHTM của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay đã trên 13%, của khu vực Đông
Á là trên 12% Đây cũng là mức một số NHTM VN đã đạt được và cả hệ thống cần hướng tới
Với thực trạng ở VN, việc NHNN yêu cầu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao hơn trước đây 1% dẫn đến cácNHTM phải tăng vốn Theo quy định, chậm nhất vào cuối năm 2010, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổphần (NHTMCP) phải đạt mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng Vì vậy, áp lực tăng vốn ngày một lớn hơn đối với cácNHTMCP có vốn điều lệ thấp hơn mức quy định trên Dự kiến yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu của các TCTDvào năm 2012 là 5.000 tỷ đồng Và sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng vào 2015
Thống kê cho thấy hiên nay có tới 24 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đang hoạt động có vốn điều lệ dưới3.000 tỉ đồng Trong đó có 15 ngân hàng có vốn dưới 2.000 tỉ đồng và tám ngân hàng có vốn quanh mức 1.000 tỷđồng Đây là áp lực rất lớn đối với các ngân hàng nhỏ, nhất là ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỷ đồng.Hơn nữa, việc tăng vốn quá nhanh từ trên 1.000 tỷ vọt lên 3.000 tỷ đồng sẽ nảy sinh hai thách thức lớn Thứ nhất lànăng lực quản trị theo quy mô lớn và thứ hai là áp lực lợi nhuận trên đồng vốn
Nhìn chung, phương án tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào sức mạnh của cổđông hiện hữu, phát hành thêm ra bên ngoài, hay tiến hành niêm yết để có thể thuận lợi hơn khi gọi vốn… Ngoài
ra, cũng có một số ít đơn vị có "tiền tích trữ" từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và một số thì dựa vào nhà đầu tư chiếnlược nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ Theo nhận định của một số chuyên gia thì cách làm khôn ngoan nhấtvới các ngân hàng để tăng vốn trong bối cảnh hiện nay là phải cân đối được việc phát hành trái phiếu chuyển đổidài hạn để đủ tiêu chuẩn vốn điều lệ cấp hai Còn nếu chỉ dựa vào việc phát hành cổ phiếu, thì rất khó khăn
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không bao giờ được lấy vốn để thay cho quản trị, hay thay cho quản lý tốt Nguyên tắchoạt động ngân hàng cẩn trọng chỉ ra rằng việc tăng vốn quá nhanh và quá nhiều mà không đi đôi với tăng cườngquản trị, quản lý tương xứng sẽ làm cho từng NHTM yếu đi, hệ thống ngân hàng sẽ yếu đi Nguồn vốn xã hội lãngphí (chỉ số ICOR tăng) Do đó, việc yêu cầu các NHTM tăng vốn bằng cách này hay cách khác, thì cũng cần phảiđưa ra yêu cầu đối với các NHTM này tăng cường quản trị, quản lý tương xứng Việc tăng vốn phải đảm bảo sựgiám sát về quá trình tăng vốn và quá trình sử dụng vốn đó như thế nào
Nếu tại một NHTM tăng vốn mà nợ quá hạn tăng, chi phí tăng, thì đó là dấu hiệu của sự kém hiệu quả Người tacũng đang rất quan ngại về quá trình tăng vốn quá dễ dãi ở nhiều NHTM VN hiện nay Trước tiên là quá trình tăngvốn dẫn đến sức ép lợi nhuận, các NHTM phải đẩy vốn ra bằng mọi giá - NHTM sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn và có
Trang 30thể dẫn đến chấp nhận rủi ro quá mức Rõ ràng việc nâng cao quản lý, quản trị ngân hàng là trách nhiệm khôngchỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các cổ đông.
Việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thànhbại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lýkhông theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốntăng sẽ được sử dụng không hiệu quả Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cầnthiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tàichính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng
12 Trình bày các loại hình NHTM theo tính chất sở hữu – liên hệ thực tế Việt Nam.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thể hiểu tổng quát: Ngân hàng thươngmại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính làhuy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sởhữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanhtoán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế
Theo Luật các TCTD của VN, Ngân hàng thương mại được định nghĩa là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các
Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật
Các chức năng của NHTM:
• Tạo tiền: Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng thươngmại
• Cơ chế thanh toán: sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện
và nó càng trở nên quan trọng khi được sự tín nhiệm trong việc sủ dụng séc và thẻ tín dụng
• Huy động tiết kiệm: Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầuvay vốn của các doanh nghệp và các cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích sinh hoạt
cá nhân
• Mở rộng tín dụng: NHTM luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc cho vay, coi đó như là chức năngquan trọng nhất của mình, và trong một số trường hợp việc cho vay đó được chính phủ bảo lãnh đối vớimột số nhu cầu tín dụng, trong các cộng đồng dân cư đặc biệt
• Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương: NHTM cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạtđộng ngoại thương
• Dịch vụ uỷ thác và tư vấn
• Bảo quản an toàn vật có giá: ngân hàng lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho baoquản và khách hàng phải trả phí bảo quản
• Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM
- Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ
Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng.Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranhgia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi côngnghệ Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Các sản phẩm dịch vụ mới đã
có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – cáckhoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thutruyền thống từ lãi cho vay
- Sự gia tăng cạnh tranh
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủcạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ[6] Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiếtkiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm,
kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụ đang phải đốimặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch,các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential Áp lực cạnh tranh đóng vai trònhư một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai
- Sự gia tăng chi phí vốn
Trang 31Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi– nguồn vốn cơ bản của ngân hàng Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnhtranh quyết định cho phần lớn tiền gửi Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữunhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảmcác chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tửhiện đại Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đómột số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoánđược đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn vàđáng tin cậy hơn Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn sovới các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).
- Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thunhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực Và côngchúng đã làm việc đó Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tàikhoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tàikhoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đốimặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn Các khoản tiền gửi “trung thành” của
họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạycảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm
- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng
hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong côngviệc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tựđộng ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS đượclắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằnggiấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.Ngân hàng thương mại có thể tồn tại ở nhiều dạng sở hữu khác nhau như: ngân hàng thương mại quốc doanh,ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh hoặc chinhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 59/2009/NDD-CP ngày 16/7/2009 thì bao gồm 4 loại hình NHTM theo tínhchất sở hữu như sau:
- Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ vàngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
- Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần
- Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốnđiều lệ (ngân hàng mẹ) Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tạiViệt Nam
- Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp củaBên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàngnước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.Theo đó, ngân hàng phải có trụ sở chính Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính do ngân hàng tự quyết định Ngânhàng được mở sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, được thành lập đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộctheo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan Ngân hàng đượcthành lập công ty trực thuộc để hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý, khai thác, bán tàisản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho ngân hàng xử lý thu hồi nợ Trong nền kinh tế như VN thì ngành NH là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nếu so với nhiều ngành nghềkhác, vì kinh tế VN đang phát triển nên nhu cầu về dịch vụ tài chính lớn, NH đã và sẽ vẫn là kênh cung ứng vốnchính cho các DN
Trang 32Do vị trí trọng yếu của ngành NH đối với sự phát triển của nền kinh tế, nên trong ngành NH sẽ vẫn còn tồn tạinhiều NHTM lớn chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ thông qua NHNN Rút kinh nghiệm từ đợt khủng hoảngtài chính toàn cầu nổ ra từ năm 2008, yêu cầu về kiểm soát hoạt động tài chính NH ngày càng được đặt ra cao hơnthì việc gia nhập ngành trong lĩnh vực NH ngày càng khó khăn (nâng tiêu chuẩn về vốn, về cổ đông sách lập, quyđịnh về chuyển nhượng cổ phiếu, về chất lượng nhân sự, về mở chi nhánh/thiết lập mạng lưới).
Các NHTM VN nhìn chung vẫn đa số sống nhờ vào tín dụng và một số dịch vụ thông thường cổ điển, các dịch vụgia tăng khác chỉ mới sơ khai Cho đến cuối năm 2009, thu lãi thuần vẫn chiếm tỉ trọng lớn (từ 70%-trên/dưới90%/tổng thu nhập của các NHTM) và ngày càng gia tăng trong khi tỉ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ rònggiảm Cơ cấu thu nhập phụ thuộc nhiều vào lãi khiến cho rủi ro hoạt động của các NH càng lớn khi có những biếnđộng của nền kinh tế và chính sách
Đa số các NHTM không có một chiến lược phát triển dài hạn, không nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh, đa sốnghiêng nặng về phát triển về bề rộng và về mặt lượng, chưa chú trọng phát triển về chất Quản trị rủi ro được các
NH bắt đầu quan tâm nhưng ý thức thực sự về quản trị rủi ro lại chưa trở thành ý thức thực sự ngay từ trong bộ máyđiều hành
Năm 2010 trở đi, việc tăng vốn của các NH để bằng với mức quy định của NHNN về VĐL rất cấp thiết, thị trường
sẽ tràn ngập CP NH, và không phải NH nào tăng vốn cũng dễ dàng, vì người mua ngày càng khắt khe hơn
Với những đặc điểm trên, càng về sau, từ năm 2011 trở đi, cùng với lộ trình bắt buộc mở cửa thị trường tài chínhthì cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng gay gắt, sự bảo hộ trong lĩnh vực của NHNN ngày càng giảm đi.Trong mấy năm tới, căn cứ trên đặc điểm thị trường và tình hình các NHTM có thể tạm chia các NH thành hainhóm chính sau:
(i) Nhóm NHTM chủ chốt mà Nhà nước sẽ không sớm từ bỏ quyền tác động của Nhà nước vào hoạt động NHnhằm có một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị đã đề ra Cho nên các NHTM này, vốn nhà nướcvẫn chiếm tỉ lệ lớn trên 51%
Thành viên của nhóm này là: VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank, MHB, NH Phát triển VN (NH này không phải làNHTM, nhưng hoạt động của nó cũng sẽ tác động chung đến toàn ngành) Nhóm NH này sẽ gặp nhiều bất lợi trongcạnh tranh, kém tự chủ, và hay bị can thiệp từ ngoài ngành, nên khả năng phát triển và sinh lợi không cao
(ii) Nhóm NHTM mà vốn tham gia với tư cách là cổ đông của Nhà nước/hay thông qua một DNNN khác góp vốnchỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể, nên sự can thiệp của Nhà nước là không đáng kể Đây là những NHTM mà cổđông là những người có thực quyền, là những NHTM thật sự, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận
Ngoài ra còn có các chi nhánh của các NH nước ngoài, NH liên doanh Đến nay có 12 ngân hàng và chi nhánh ngânhàng 100% vốn nước ngoài (NHNg) đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn điều lệ (tính ra VND) khoảng 15nghìn tỉ đồng Âm thầm, nhưng không kém phần quyết liệt, các NHNg đang giành giật những phân khúc kháchhàng/thị trường tốt và tiềm năng nhất ở Việt Nam
Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO đang tiến dần đến mức thực hiện đối xử đối
xử quốc gia (NT) giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài (NHNg) (đối xử NT quy định phải dành chohàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hoá, dịch vụ và doanhnghiệp trong nước) Một ví dụ cụ thể về tiến trình này là đến ngày 1.1.2011 các NHNg sẽ không còn bị hạn chếquyền của một chi nhánh NHNg được nhận tiền gửi bằng VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không cóquan hệ tín dụng theo tỉ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh (quyền này đã bị hạn chế theo 5 mốc thời gian từnăm 2007 đến đầu năm 2011)
Mải cạnh tranh với nhau, nhiều ngân hàng nội địa dường như quên mất sự có mặt của NHNg Hội sở chính của cácNHNg chỉ đặt ở hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM, những thông tin về hoạt động của các NHNg lại khá hạn chế nênngười ta cũng ít biết là khối này đã phát triển rất mạnh về tài sản, nhân lực và mạng lưới Họ đang thăm dò vàchuẩn bị mở thêm chí nhánh và văn phòng đại diện ở các tỉnh, TP có tiềm năng kinh tế, đặc biệt là các tỉnh có thếmạnh về xuất khẩu và khu công nghiệp như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, TiềnGiang Chỉ tính riêng ANZ, hiện đã có 8 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 văn phòng đại diện, hệ thống máy ATMtrên toàn quốc
Trong khi khả năng tài chính, trình độ quản lý công nghệ của các NHTM Việt Nam còn thấp, các dịch vụ ngânhàng chưa phong phú, hấp dẫn nên thách thức về cạnh tranh đối với các NH nội địa là đáng kể, đặc biệt đối vớicác NH có những hoạt động kinh doanh trùng với lĩnh vực hoạt động có ưu thế của NHNg như: Thanh toán quốc tế,tài trợ thương mại, đầu tư dự án Một mảng khách hàng tốt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài phần lớn chỉ quan hệ với NHNg Các NH nội địa tuy cố gắng tiếp cận khối DN này nhưng cũng hếtsức khó khăn, khó khăn ngay cả trình độ quản trị rủi ro của các NH nội địa Một trưởng phòng khách hàng doanh
Trang 33nghiệp nói: “Bọn tôi rất khó kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp FDI, đặc biệt khi họ lợi dụng vốn vay vàtrả lãi, mua hàng từ hãng mẹ và “chuyển vốn” qua giá, qua chi phí, qua mua nguyên vật liệu ”.
NH nội địa, nhất là các NHTM nhà nước tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước, mà phần lớn các DNnày có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành khả năng cạnh tranh yếu Đây chính là nguy cơ tiềm tàngrất lớn đối với các NHTM nội địa Trong khi NHNg hiện chỉ nhằm vào phân khúc khách hàng tốt nhất, có khả năngthanh toán nhất của thị trường này là dân cư thu nhập khá trở lên (khoảng 10 triệu đồng/tháng) ở các đô thị lớn, tỉnh
có tiềm năng kinh tế Nếu đạt được điều này thì miếng bánh “béo bở” nhất cũng nằm trong tay họ Phương phápmarketing của một số NHNg là gây hiệu ứng “lan tỏa” từ sự hài lòng của các khách hàng cao cấp sẽ lan tỏa đến cáckhách hàng khác Có lẽ chưa bao giờ người ta thấy các NHNg, đặc biệt là HSBC, ANZ, Standard Chareted và một
số Cty tài chính nước ngoài khác lại chào mời các sản phẩm tài chính cá nhân mạnh như hiện nay Gói sản phẩmnày bao gồm: Tài khoản và tiền gửi; sản phẩm cho vay; Sản phẩm cho vay cá nhân của các NHNg hiện tập trungvào, phần trăm giá trị tài sản bảo đảm và lên đến 5 tỉ đồng
Ngoài lộ trình mở cửa ngân hàng theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì các loại hình nghiệp vụ mớichưa được thực hiện tại Việt Nam hoặc chưa quy định điều chỉnh, nhưng đã được cam kết tại Hiệp định thương mạiViệt - Mỹ cho phép các NH Mỹ được thực hiện Đây là những lĩnh vực của NHNg sẽ có ưu thế hơn hẳn các NHViệt Nam Điển hình là các NH Mỹ sẽ được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, quản lý các quỹ đầu tư hoặctham gia vào việc thanh toán bù trừ các tài chính chính Những bước tiến trong hội nhập này đã gia tăng áp lựccạnh tranh mạnh lên các NH nội địa, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩnmực quốc tế về hoạt động NHTM, đặc biệt là chuẩn mực kế toán-kiểm toán, quy chế giữa NHTM với NHNN về táicấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia
Trong nhóm này, có thể phân thành những nhóm nhỏ dựa trên tiêu chí về vốn điều lệ tính đến 31/12/2009, hoặc dựatrên tiêu chí tổng tài sản Do có toàn quyền chủ động trong kinh, hoạt động thuần túy vì lợi nhuận, nên tốc độ tăngtrưởng của nhóm NHTM thứ hai sẽ cao hơn nhóm 1
Ngoài ra, có một nhóm khác đang định hình, đó là các NH của các tập đoàn nhà nước hình thành, đặc biệt là các
NH của các tập đoàn Viettel, Bảo Việt, Dầu khí Các NH này thành lập là do các tập đoàn đa ngành nghề, nhưng
do các tập đoàn Nhà nước là cổ đông chính nên rất có thể khi cần, Nhà nước (với vai trò là ông chủ của các tậpđoàn) thông qua đây vẫn có thể kiểm soát thị trường tài chính ở mức cao nhất nhằm ổn định kinh tế Tùy vào tìnhhình phát triển kinh tế, mà nhóm NH này có thể phát triển thành nhóm 1 hay thành nhóm 2
Xem xét tình hình chung của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay chúng ta có thể thấy, việc áp dụng các tiêu chuẩnquản lý như Basel để quản lý ngân hàng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn Hiện nay cũng chưa có những tổ chứcđịnh mức tín nhiệm đủ uy tín cũng như việc thu thập thông tin đáng tin cậy để đánh giá tính hình tín dụng cácdoanh nghiệp từ đó có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu những rủi ro cho hệ thống NH Ngoài ra thì hệthống giám sát và cơ sở hạ tầng pháp lý cũng chưa theo kịp với sự phát triển NH Các sản phẩm của NH chưa đadạng, các dịch vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay, còn doanh thu từ cácdịch vụ của NH đang chiếm một tỷ phần nhỏ bé
Trong năm 2010, nhiều ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ, nhằmnâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những ngân hàng quy mô vốn nằm dưới 3.000 tỷ đồng, phảinâng lên con số này trước khi năm tài chính 2010 kết thúc để đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước.Việc tăng vốn điều lệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, là đệm đỡ tránh rủi ro cho cổ đông.Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽkhông có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững lên sẽ được đặt lên hàng đầu
11 Trình bày về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của NHTM Phân tích các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điềukiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnhtranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốnmua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có nhữngđiều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá ) hoặc phigiá cả (quảng cáo )
Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị củasản xuất hàng hoá Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công laođộng XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu,
Trang 34nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phílao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi Khi còn sản xuất hàng hoá, cònphân công lao động thì còn có cạnh trạnh.
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển Nóbuộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹthuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Đó chính là cạnh tranh lànhmạnh Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh nhưnhững hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ) hoặc nhữnghành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất vàchất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗidoanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanhnghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng mộtlĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp đượcđánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh Trên cơ sở các so sánh đó,muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình.Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo đượckhách hàng của đối tác cạnh tranh
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng.Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phảinhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòihỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnhvực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thốngthông tin… Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tốphản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả địnhtính và định lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các
yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói;
kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển;thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởngthị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp
Nguyên nhân tạo ra năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt
Cạnh tranh không phải là một vấn đề, năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn đề đáng bàn Năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp Viêt Nam hầu hết còn yếu kém Nên vấn đề trở nên vô cùng cấp thiết là tìm ra nguyên nhângây nên tình trạng này để tìm cách khắc phục, các nguyên nhân đó là:
Thứ nhất: Do các doanh nghiệp Việt có năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều,
Thứ hai: do cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước thế hiện ở các mặt:
Các doanh nghiệp Nhà nước thường vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thờichậm được thay đổi, làm cho chúng thường rất kém năng động
Hệ thống hành chính giải quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thờigian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp
Các đầu tư công kém hiệu quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tácdụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế
Thứ ba: Mối quan hệ lao động
Các tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiềudoanh nghiệp
Thứ tư: Do hệ thống giáo đục và đào tạo còn nhiều bất câp:
Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bấtcập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có
Trang 35Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay
Trình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn yếu kém so với các doanh nghiệp nước ngoài là docác doanh nghiệp nước nhà còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém
Thứ hai: Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,Philipines, thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lầnmặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực
Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn củachủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững
Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế
Thứ năm: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh Hầu hết các doanh nghiệp ở ViệtNam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thịtrường khu vực và quốc tế Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìmhiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên vàkhoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trườngnước ngoài
Phân tích
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lựccạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánhgiá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụthể Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ, qua
đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải phápmang tính khả thi cao
Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là cần xâydựng thang điểm và thang đo hợp lý Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, cácchuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quantrọng của các yếu tố được đưa vào ma trận Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môitrường nội bộ doanh nghiệp gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngànhkinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố)
Bước 2: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗiyếu tố Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó vớithành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầmquan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn) Cho điểm yếulớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 vàđiểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố củadoanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tươngứng
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thànhphần tương ứug của mỗi doanh nghiệp Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanhnghiệp
Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanhnghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình
Nếu ký hiệu yếu tố cần đánh giá là i, tầm quan trọng của yếu tố là h, điểm số phân loại cho yếu tố là M, năng lựccạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp là ASI, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh là ASC, nănglực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp là RS, ta có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpbằng các công thức sau: