1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

câu hỏi và đáp án môn chính sách thương mại quốc tế hay

110 3,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 147,36 KB

Nội dung

Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu?Thuế nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu Giống: - Là các biện pháp quản lý nhập khẩu - Làm tăng giá bán trên thị trườn

Trang 1

48 Các loại thuế suất của thuế nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay? Nêu phạm vi áp dụng của từng loại thuế suất?

Nội dung trình bày Điểm

- Các loại thuế suất thuế nhập khẩu ở Việt Nam

+ Thuế suất ưu đãi

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt

+ Thuế thông thường 2 điểm

- Phạm vi áp dụng:

+ Thuế suất ưu đãi: nước thành viên WTO + thỏa thuận MFN

+ Ưu đãi đặc biệt: thỏa thuận song phương, FTA, liên minh thuế quan…

+ Thông thường: không thuộc 2 loại trên Công thức tính thuế suất 3 điểm

- Thuế suất thông thường: Áp dụng trong những trường hợp không thuộc 2 nhóm trên

Cụ thể, thuế suất thông thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận về đối xử Tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ với Việt Nam Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế ưu đãi

49 Trình bày các phương pháp tính thuế nhập khẩu? Ưu nhược điểm của từng

phương pháp và các phương pháp tính thuế hiện áp dụng tại Việt Nam?

Nội dung trình bày Điểm

- Các phương pháp tính thuế nhập khẩu:

+ Thuế theo giá

+ Thuế theo số lượng

- Ưu nhược điểm của từng phương pháp:

+ Thuế theo giá:

Ưu điểm: số thuế phải nộp biến động theo giá cả, phù hợp với quy định của WTO

Nhược điểm: Khó hành thu

+ Thuế theo số lượng:

Ưu: Dễ hành thu, tạo nguồn thu ổn định cho NSNN

Nhược: tạo ra sự bất công bằng cho doanh nghiệp hoặc thất thu về thuế cho NSNN+ Hỗn hợp 2,5 điểm

1 điểm

Trang 2

1 điểm

0,5 điểm

- Các phương pháp tính thuế nhập khẩu đang áp dụng ở Việt nam:

+ Thuế theo giá

+ Thuế theo số lượng

+ Thuế hỗn hợp (QĐ 36/2011/QĐ-TTg) 0,5 điểm

TRẢ LỜI:

Các phương pháp tính thuế nhập khẩu có thể thể chia thành 4 nhóm phương pháp:

- Đầu tiên là phương pháp tính thếu tương đối hay tính thuế theo giá Đây là loại thuế đánh một tỉ lệ % nhất định trên giá hàng nhập khẩu

- Thứ hai là phương pháp tính thuế tuyệt đối hay tính theo sản lượng Đây là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu (trọng lượng, khối lượng, dung tích)

- Thứ ba là phương pháp tính thuế hỗn hợp Đây là loại thuế vừa áp dụng tính theo giá

mà vừa áp dụng tính theo sản lượng

- Cuối cùng là các phương pháp khác như: Thuế theo mùa, Thuế lựa chọn, Hạn ngạch Thuế, Thuế tính theo giá tiêu chuẩn

Ưu, nhược điểm của các phương pháp:

Nội dung trình bày Điểm

- Khái niệm thuế suất ưu đãi đặc biệt

- Đặc điểm: mức thuế suất rất thấp, tiến gần đến 0% 1 điểm

- Phạm vi áp dụng: thỏa thuận song phương, FTA, liên minh thuế quan… 1 điểm

- Hiện tại VN đang áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ: ASEAN (AFTA), Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc, Nhật Bản (ASEAN + 3), Úc,

NewZealand, Ấn Độ (ASEAN + 6), Chilê (FTA) 2 điểm

- Xu hướng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong tương lai:

+ Tiếp tục cắt giảm các mức thuế suất, tiến dần về 0%

Trang 3

+ Mở rộng diện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho nhiều đối tác do VN đang tiếp tụctham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như TPP, ASEAN – EU… 1 điểm

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, khối nước hoặc khu vực mà Việt Nam và họ đã có thỏa thuận đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất áp dụng với các nước thực hiện AFTA áp dụng từ 23/07/2003

o Đặc điểm của loại thuế này là mức thuế suất rất thấp và có xu hướng giảm về 0%.

- Phạm vi áp dụng: Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với các nước, khối nước, khu vực đã có các thỏa thuận song phương, đã kí kết thực hiện AFTA hay các liên minh thuế quan Hiện tại, VN đang áp dụng mức thuế này đối với hàng hóa nhập khẩu từ: ASEAN (AFTA), Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc, Nhật Bản (ASEAN+3) Úc, New Zealand, Ấn Độ (ASEAN+6)

- Xu hướng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong tương lai: Trước hết, tiếp tục cắt giảm các mức thuế suất, tiến dần về 0%

- Mở rộng diện á dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho nhiều đối tác d VN dođang tiếp tục tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như TPP, ASEAN-EU…

51 Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu?Thuế nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu

Giống: - Là các biện pháp quản lý nhập khẩu

- Làm tăng giá bán trên thị trường nội địa

- Làm tăng lượng hàng sản xuất trong nước

- Làm giảm cầu nhập khẩu, cầu tiêu dùng

- Gây thất thoát, lãng phí cho xã hội: cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả sản xuất

ra một sản lượng cao hơn so với trong điều kiện thương mại tự do, thặng dư tiêu dùng

của người tiêu dùng giảm mạnh, gây ra tổn thất ròng đối với nền kinh tế…

Khác:

+ Cơ chế tác động đến giá

Giá tăng do cộng thêm thuế nhập khẩu

Giá tăng do cung bị hạn chế Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền

+ Thu NSNN Tạo nguồn thu cho NSNN Không tạo nguồn thu cho NSNN

+ Kiểm soát lượng hàng NK Không thể khống chế lượng hàng NK Lượng nhập khẩu

phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của cung, cầu, điều thường không biết trước một cách

chắc chắn Có thể kiểm soát lượng hàng NK Xác định trước được khối lượng (hoặc giátrị) nhập khẩu

+ Tính pháp lý Do luật điều chỉnh nên mang tính ổn định cao hơn Không cao bằng thuế quan Do các văn bản dưới luật điều chỉnh, không minh bạch như thuế quan, tính ổn định thấp, dễ biến tướng

+Thời gian phát huy tác dụng Lâu, tính ỳ lớn, không tạo được rào cản nhanh chóng Nhanh, có thể ngay lập tức chặn đứng dòng hàng hóa nhập khẩu tràn vào trong nước.+ Quan điểm WTO Cho phép áp dụng, được thừa nhận là công cụ bảo hộ hợp pháp

Trang 4

Không cho phép áp dụng, không ủng hộ Chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt (liên quan đến an ninh quốc gia, đạo đức văn hóa, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường…)

52 Kể tên những công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam? Công cụ nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam:

 Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

 Các biện pháp tương đương thuế quan

 Xác định trị giá hải quan

 Định giá

 Biến phí

 Phụ thu

 Quyền kinh doanh của doanh nghiệp (quyền kinh doanh NK, đầu mối NK…)

 Các rào cản kỹ thuật (kiểm dịch động thực vật, các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, các quy định về môi trường…)

 Biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài (yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu tỷ

lệ xuất khẩu bắt buộc, …)

 Quản lý thông qua các hoạt động dịch vụ (dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính ngân

+ Trên bình diện chung: Thuế nhập khẩu

+ Lý do: Phạm vi áp dụng rộng, được WTO thừa nhận, rõ ràng, minh bạch, dễ đàm phán cắt giảm, dễ lượng hóa mức độ bảo hộ

Ngoài ra, SV có thể trả lời: Rào cản kỹ thuật Lý do: bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng,

môi trường sống, phù hợp với quan điểm của WTO và là xu hướng áp dụng phổ biến

khi hàng rào thuế quan không còn là trở ngại lớn (do thuế tiến đến 0%)

55 Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan? (Sơ đồ trang 291)

- Vẽ sơ đồ: 1 điểm

- Lợi ích: (2 điểm)

+ Nhà sản xuất: + A (do tăng lượng bán)

+ Chính phủ: + C (do thu NSNN từ thuế NK)

Trang 5

S và D là các đường cung và cầu trong nước

Pw: Mức giá quân bình khi có tự do buôn bán

Pt: Mức giá trong nước khi có thuế quan

- Giả thiết: Số cung cuả thế giới có chi phí sản xuất cố định, nghĩa là nhà cung cấp

nước ngoài sẵn sàng bán theo giá bất biến với bất kỳ số cầu thực nào của người tiêu

thụ trong nước

- Nếu được tự do nhập khẩu, giá bán quân bình trong nước là Pw, trong nước sản xuấtđược lượng Q1, trong khi số cầu trong nước là Q2, do đó phải nhập khẩu một lượng Q2 – Q1

- Nếu không được tự do nhập khẩu, giá bán quân bình trong nước sẽ là Pd Nếu bây giờ đánh thuế với mức thuế là t0 (Pt – Pw), giá cung lúc này sẽ là Pt, mặc dù giá bán

của nước ngoài không đổi vì chi phí sản xuất cố định.

Với mức giá Pt khi có thuế quan này, nhà sản xuất trong nước có thể sản xuất ở mức sản lượng cao hơn là Q3

Phí tổn sản xuất đơn vị cao hơn do sự gia tăng số sản xuất trong nước được phản ánh trong hình chữ nhật P¬t Pw m’n’ Đây chính là những mất mát do thuế quan đem lại, được phản ánh trong hai tác động: tác động bảo hộ và tác động chuyển nhượng

+ Tác động bảo hộ: Giá bán cao hơn (Pt > Pw) tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước kém hiệu quả Thêm mỗi đơn vị sản xuất ra là tăng thêm một mức độ kém hiệu quả Tổng phí tổn do sự phân bổ nguồn lực kém hiệu quả này là diện tích tamgiác B

+ Tác động chuyển nhượng: Giá bán cao hơn (do có thuế nhập khẩu) được tính cho

mỗi đơn vị của toàn bộ số lượng cung ứng Do đó, phần thu hoạch thêm của các nhà

sản xuất có hiệu quả (thặng dư sản xuất tăng thêm) là tứ giác A Đây chính là phần chuyển nhượng hay tái phân phối lợi tức từ giới tiêu thụ sang giới sản xuất

 Tóm lại, thuế quan đã gây ra:

- Lợi ích:

+ Nhà sản xuất: + A (do tăng lượng bán từ Q1 lên Q3)

+ Chính phủ: + C (do thu NSNN từ thuế NK)

Trang 6

56 Đánh thuế nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến số lượng và cơ cấu tiêu dùng?

Vẽ sơ đồ giải thích (Sơ đồ trang 301)

Phân tích: 02 điểm

• Khi có thuế nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên làm lượng hàng nhập khẩu giảm

đi (I-I’) -> Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng nội địa hơn

Giả thiết: thu nhập của mỗi người tiêu dùng (NTD) là cố định, và người tiêu dùng có thể

lựa chọn mua một trong hai hàng hóa A và B

- Khi chưa có thuế NK, NTD phân chia thu nhập của mình để vừa mua sp A và B theo

một tỷ lệ nào đó, giả sử tại điểm E

- Khi NN đánh thuế NK lên sp A, đường giới hạn ngân sách bị thu hẹp lại NTD hạn chếviệc mua sp A, và sẽ mua nhiều sp B hơn Để cân đối lại ngân sách, NTD sẽ phân chia

thu nhập cố định của mình tại điểm E’

 Như vậy, thuế nhập khẩu làm giá hàng nhập khẩu tăng lên, lượng hàng nhập khẩu giảm đi, NTD sẽ mua nhiều hàng nội địa hơn Thuế nhập khẩu, do đó, có tác động tới việc hướng dẫn tiêu dùng trong nước

57 Tại sao nói thuế nhập khẩu là một công cụ để thực hiện tự do hóa thương mại? Nội dung trình bày Điểm

- Lý do: Thuế quan được WTO thừa nhận là công cụ bảo hộ hợp pháp của các quốc

gia nhờ có nhiều ưu điểm:

+ Rõ ràng, minh bạch, dễ dự đoán, ít bóp méo thương mại

- Cách thức sử dụng công cụ thuế trong quá trình tự do hóa thương mại:

+ Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan

+ Ràng buộc thuế quan

+ Cắt giảm thuế quan 3 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Lý do: Thuế quan được WTO thừa nhận là công cụ bảo hộ hợp pháp của các quốc gia

nhờ có nhiều ưu điểm:

+ Rõ ràng, minh bạch vì đã được Luật định, có thời gian thực hiện rõ ràng; dễ dự đoán,

ít bóp méo thương mại vì thông qua đàm phán và lịch trình giảm thuế quan của một

nước, người ta cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc dự đoán tốc độ cắt giảm thuế quan.+ Có thể lượng hóa mức độ bảo hộ: Thuế quan thể hiện bằng đại lượng rõ ràng là những con số, do đó người ta có thể dễ dàng nhận thấy mức độ bảo hộ dành cho một mặt hàng, ngành hàng: thuế quan cao tức là mức bảo hộ cao vì như vậy hàng hóa

tương tự của nước ngoài khó xâm nhập thị trường và ngược lại.

+ Dễ đàm phán mức cắt giảm

Trang 7

- Cách thức sử dụng công cụ thuế trong quá trình tự do hóa thương mại:

+ Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan: là sự lượng hóa tác dụng bảo hộ của các

biện pháp phi thuế quan Từ này dùng để chỉ việc các nước thành viên WTO được phép nâng thuế suất thuế quan lên để bù đắp việc từ bỏ bảo hộ bằng các biện pháp phithuế quan

+ Ràng buộc thuế quan: Sau mỗi vòng đàm phán, thuế suất mà các nước thỏa thuận với nhau được ghi lại vào danh mục ưu đãi (mỗi nước có một bản danh mục riêng) Thuế suất ghi trong danh mục này được gọi là thuế suất ràng buộc, tức là sau này nước đó sẽ không được phép tăng thuế suất cao hơn mức đã ghi trong danh mục.+ Cắt giảm thuế quan: Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ giảm thuế quan xuống mức đã thỏa thuận

58 Nêu vai trò quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế? Thế nào là nhập khẩu bổ

sung, nhập khẩu thay thế? Cho VD? Trong điều kiện nước ta hiện nay, NK bổ sung hay

NK thay thế quan trọng hơn?

Nội dung trình bày Điểm

- Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế:

+ Góp phần thực hiện công cuộc CNH – HĐH đất nước

+ Bổ sung những mặt mất cân đối, bảo đảm kinh tế phát triển cân đối và ổn định

+Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân

+Tích cực thúc đẩy xuất khẩu 2 điểm

+ Tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài 1 điểm

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được

thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế

cân đối và ổn định

- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Ở đây, nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản

Trang 8

xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác động này thể hiện ở chỗnhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu

- Nhập khẩu bổ sung: Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu Nhập khẩu bổ sung có ưu điểm tạo

ra tính ổn định cho nền kinh tế tuy nhiên lại có thể gây ra sức ì làm cho nền kinh tế chậm phát triển

+ Ví dụ: Nước ta phải nhập khẩu ô tô con, các hàng điện tử chất lượng cao như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,… từ nước ngoài do trình độ còn thấp chưa thể sản xuất được

- Nhập khẩu thay thế

+ Khái niệm Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Nhập khẩu thay thế có ưu điểm

là tạo ra tính hiệu quả nguồn lực nhưng làm cho nên kinh tế trong nước thường xuyên

phụ thuộc vào nên kinh tế nước ngoài hay bối cảnh chung của thế giới.

+ Ví dụ: Mỹ nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ các nước nông nghiệp để tập trung sản xuất các sản phẩm công nghệ cao

- Giai đoạn hiện nay, nước ta nên chú trọng nhập khẩu bổ sung hơn, lý do:

+ Nước ta đang ở trong tình trạng lượng ngoại tệ hạn chế mà nhập khẩu thay thế lại cần phải sử dụng nhiều ngoại tệ hơn, vì thế nhập khẩu bổ sung là biện pháp thích hợp hơn để tăng lượng dự trữ ngoại tệ

+ Để tránh sự lệ thuộc vào nên kinh tế bên ngoài: Nhập khẩu bổ sung giúp chúng ta bổ sung những mặt hàng không thể sản xuất trong nước và đó thường là những mặt hàng

có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao

Bên cạnh đó nếu đứng trên khía cạnh khác nhau thì vai trò của hai cách nhập khẩu

cũng khác nhau Người tiêu dùng thường thích nhập khẩu thay thế hơn vì sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định về giá cả, chất lượng khi có sự cạnh tranh giữa trong nước và ngoài nước, nhà sản xuất thì lại thích nhập khẩu bổ sung hơn vì họ không phảicạnh tranh với những hãng khác có lợi thế hơn

59 Nêu những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam hiện nay?

Cho ví dụ minh họa

Nội dung trình bày Điểm

- Nguyên tắc của chính sách nhập khẩu: (nêu tên 3 nguyên tắc)

+Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm – hợp lý – hiệu quả

 Ví dụ minh họa

+Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện của Việt

Nam

 Ví dụ minh họa

+Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu

 Ví dụ minh họa 0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

1 điểm

0,5 điểm

Trang 9

1 điểm

0,5 điểm

a) Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường việc mua bán với các nước từ nay đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, khôngcòn nhiều cơ hội cho các khoản vay để nhập siêu, không còn ràng buộc theo nghị định thư như trước đây Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập khẩu đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả để quyết định Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu để công nghiệp hoá và phát triểnkinh tế rất lớn Vốn để nhập khẩu lại eo hẹp Nhưng không phải vốn ngoại tệ dành cho nhập khẩu ít mới đặt vấn đề phải tiết kiệm Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản

của một quốc gia, cũng như của mỗi doanh nghiệp

Ví dụ:

b) Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại

Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại Nhập phải hết sức chọn lọc, hết sức tránh nhập những loại công nghệ lạc hậu các nước đang tìm cách thải ra Nhất thiết không để “mục tiêu rẻ” mà nhập các thiết bị cũ về, chưa dùng được bao lâu, chưa đủ sinh lợi nhuận, đã phải thay thế Đây không chỉ là bài học ta rút ra được qua một số năm gần đây, mà còn là kinh nghiệm

của hầu hết các nước đang phát triển.

c) Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu

Thế giới lâu nay và gần đây vẫn đầy ắp những kho tồn trữ hàng hoá và những nguyên

nhiên liệu Trong hoàn cảnh đó, việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước Trong điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn,

phẩm chất tốt hơn Nhưng nếu ỷ lại vào nhập khẩu sẽ không mở mang được sản xuất, thậm chí bóp chết sản xuất trong nước Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ các lợi thế

của nước ta trong từng thời kỳ để mở mang sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

nội điạ về số lượng và chất lượng vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường nước ngoài Tuy nhiên, không nên bảo hộ sản xuất nội điạ với bất cứ giá nào

60 Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn nhập khẩu với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao”? Nội dung thực hiện nguyên tắc “tiết kiệm” này?

Nội dung trình bày Điểm

- Lý do đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn nhập khẩu với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao”:

+ Mang tính tất yếu

+ Vốn nhập khẩu quá ít, nhu cầu NK nhiều

+ Trình độ quản lý và sử dụng vốn còn thấp

- Nội dung:

+ xác định được cơ cấu mặt hàng nhập khẩu hợp lý

+ xác định thứ tự ưu tiên khi nhập khẩu

+ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu, nhập đúng loại, đủ số lượng, giá

cả phù hợp 2 điểm

s3 điểm

1 điểm

Trang 10

Nội dung thực hiện nguyên tắc “tiết kiệm” này

Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khoa học

kỹ thuật của đất nước.

Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu

Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hoá thích hợp với giá cả có lợi, nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân

62 Thuế NK: Khái niệm? Mục đích?

Nội dung trình bày Điểm

- Khái niệm: 1 điểm

- Mục đích (nêu nội dung cơ bản của từng mục đích):

+ Bảo hộ sản xuất trong nước

- Khái niệm (1đ): Thuế NK là 1 loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa mậu dịch, phi mậu

dịch được phép NK khi đi qua khu vực hải quan của 1 quốc gia.

- Mục đích: 4 ý, mỗi ý 1 điểm

• Bảo hộ sx trong nước: đây là vai trò quan trọng nhất Thuế NK có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa, do đó được sử dụng để bảo hộ ngành sx trong nước Khi giáhàng NK tăng sẽ làm giảm nhu cầu TD hàng NK, giảm NK, tăng sx trong nước => thuế quan là 1 công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sx trong nước

Tuy nhiên, chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong 1 số trường hợp cụ thể vì bảo hộ làm giảm và có thể mất hẳn những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại

• Tăng thu ngân sách nhà nước: xem thêm đường cong Laffer trang 302 CP can thiệp vào hoạt động NK bằng cách đặt 1 mức thuế suất tối ưu sao cho doanh thu từ thuế là cao nhất Tuy nhiên, mức thuế suất tối ưu này ko cố định Khi tình hình chính trị, kinh tếthay đỏi, CP nên căn cứ vào đố để tìm điểm tốt nhất Ở trong 1 nước mà nền KT chưa

phát triển, thuế NK là 1 nguồn thu chính của CP (VN, Malaysia, Phillipin,…)

• Hướng dẫn TD: giả sử người TD 2 sp A và B với 1 mức thu nhập cố định Trước khi

NN đánh thuế, người TD tự phân phối thu nhập sao cho mua được 2 sp A và B nhiều nhất Sau khi đánh thuế vào sp A thì người TD có xu hướng phân bố lại thu nhập hướng về việc mua nhiều sp B hơn

• Góp phần thực hiện chính sách tự do hóa TM: Các quốc gia đang tiến tới giảm dần và

Trang 11

từng bước xóa bỏ các rào cản TM bằng cách thuế hóa các biện pháp phi thuế, ko đưa thêm các hình thức bảo hộ ngoài GATT,… Riêng VN cam kết thực hiện chương trình

TM mở cửa tự do, giảm dần thuế quan, đảm bảo hệ thống, chế độ thuế quan của nước

mình luôn được công bố rõ ràng

63 Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)? Công thức tính? Cho VD?

Nội dung trình bày Điểm

- Khái niệm NPR: 2 điểm

- Công thức tính

- Ví dụ 1,5 điểm

1,5 điểm

Câu này có nhiều công thức nên các bạn chịu khó lật sách xem theo hướng dẫn

- Khái niệm NPR (2đ): là tỷ suất cho biết sự bảo hộ danh nghĩa là như thế nào nếu ko

có hạn chế về số lượng, ko có buôn lậu và những nhân tố khác làm thuế NK trở nên méo mó

- Công thức tính - VD (3đ):

• Bảo hộ thuế quan: công thức 1- trang 293 VD: trang 293

• Bảo hộ thuế quan có tác động của Biểu giá tính thuế: bỏ (không học)

• Bảo hộ thuế quan có tác dộng của thuế nội địa: công thức 3 – trang 295 VD: trang

295 Lưu ý trong trường hợp này, hiên nay VN áp dụng tim=tid, tức là ko phân biệt đối

xử giữa hàng trong nước và hàng XK

64 Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan (EPR)? Công thức tính? ý nghĩa của bảo

hộ thực sự?

Nội dung trình bày Điểm

- Khái niệm EPR: 1 điểm

- Công thức tính

- Ý nghĩa

+ Đối với nhà sản xuất

+ Đối với Chính phủ 1 điểm

3 điểm

Tỷ suất bảo hộ hiệu quả thực sự của thuế quan (EPR): là sự biến đổi phần trăm của

giá trị gia tăng vào giá nội địa so với giá trị ấy đc tính theo giá quốc tế

- Công thức tính:

tính theo giá trị gia tăng+ Bet = (Vd - Vn) /Vn

tính thuế đánh trên thành phẩm, đầu vào nk (V: giá trị gia tăng trong chế biến)+ Bet = (t – ti*i)/V

- Ý nghĩa:

+ Đối với nhà sx: biết đc thực sự các nhà sx trong nước nhận đc từ chính phủ về bảo

hộ sp là bao nhiêu Nếu bảo hộ càng cao thì khả năng sx hh của dn càng có hiệu quả + Đối với Chính phủ: sx của dn có hiệu quả thì nền công nghiệp đó càng đc củng cố,

đồng thời qua EPR ta thấy đc, Chính phủ có thể sd 1 công cụ mà đạt đc 2 mục đích: đánh thuế thấp hoặc k thu thuế nk đối với đầu vào nk là biện pháp bảo hộ sx hiệu quả

mà còn kk xk

Câu 65 TRANG 325 - 326

Trang 12

Thế nào là hạn ngạch thuế quan? Phân biệt hạn ngạch (tuyệt đối) và hạn ngạch thuế quan.

Nội dung trình bày Điểm

- Khái niệm hạn ngạch thuế quan: 0,5 điểm

- So sánh điểm giống nhau:

+ Là biện pháp quản lý NK phi thuế quan

- So sánh điểm khác nhau:

+ Mức độ tác động đến giá nội địa

+ Khống chế số lượng nhập khẩu

+ Tạo nguồn thu cho NSNN

+ Quan điểm của WTO 0,5 điểm

“Hạn ngạch thuế quan là cơ chế cho phép duy trì mức thuế suất thấp áp dụng với hàng nhập trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng hóa

Internet;nhập khẩu vượt hạn ngạch”

(Tham khảo:Trong đó có 2 loại cơ bản là:

+ Hạn ngạch thuế quan mở cửa thi trường tối thiểu (minimum access tariff quotas)

là một cơ chế dành mức tối thiểu mở cửa thị trường đối với những hàng nông sản mà các biện pháp phi thuế quan đã được chuyển thành thuế quan Các cuộc đàm phàn vòng Urugoay đã đưa công thức mà theo đó mức mở cửa thị trường được lựa chọn trên cơ sở tỷ số: nhập khẩu/ tiêu thụ trong giai đoạn cơ sở 1986-1988 Ở mức mà tronggiai đoạn cơ sở thấp hơn 3% mức tiêu thụ thì mức mở cửa thị trường sẽ phải được nâng lên ngay 3% và mở rộng lên thành 5% vào cuối giai đoạn thực hiện các cam kết lại vòng khó hiểu nhưng đọc chừng 3 lần sẽ hiểu @@)Urugoay về nông nghiệp + Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành (current access tariff quotas)

mô tả các cơ hội mở cửa thị trường cho hàng nông sản khi các biện pháp phi thuế quanđược chuyển thành phi thuế quan

( Ở vòng đàm phán Urugoay) Mức độ mở cửa thị trường đối với một sản phẩm được xác định qua việc so sánh mức độ nhập khẩu trong thời kỳ cơ sở với mức tiêu thụ Mức

độ mở cửa thị trường hiện nay được thông qua nhằm đảm bảo nhập khẩu ít nhất 5% tiêu thụ nội địa được áp dụng trong thời kỳ cơ sở 1986 – 1988)

VN áp dụng HNTQ với 4 mặt hàng NK: Muối, thuốc lá lá, trứng gia cầm và đường ăn.Không áp dụng HNTQ với hàng xuất khẩu

2 So sánh HNTĐ và HNTQ

* Giống

+ Đều là biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan;

+ Đều hạn chế thương mại bằng tác động làm tăng giá hàng NK;

Trang 13

+ ….

* Khác

1 Khống chế số lượng nhập khẩu - Điểm khác biệt cơ bản : HNTĐ không cho phép nhập khẩu thêm ngoài khối lượng hạn ngạch đã ấn định, nếu hạn ngạch nhập khẩu quyđịnh khối lượng hạn ngạch là X thì khối lượng hàng nhập khẩu tối đa có thể nhập khẩu vào trong nước chỉ có thể bằng X Việc tăng khối lượng nhập khẩu quá mức ấn định X

là hoàn toàn không thể xảy ra Trong khi đó về nguyên tắc, HNTQ cho phép hàng nhập khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn so với hạn ngạch thông thường

2 Quan điểm WTO: Dưới góc độ pháp lý, HNTQ không bị coi là hạn chế định lượng vì không hạn chế khối lượng nhập khẩu Với HNTQ chỉ cần nộp đủ thuế thì người ta có thể nhập khẩu với số lượng bao nhiêu tuỳ thích, tất nhiên là nếu số lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch X quy định thì sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch;WTO cấm sử dụng hạn ngạch tuyệt đối (trừ một số trường hợp được quy định chặt chẽ) nhưng không cấm sử dụng hạn ngạch thuế quan;

Thật vậy, nếu giá trong nước cao hơn giá quốc tế cộng với thuế ngoài hạn ngạch phải nộp thì nhà nhập khẩu có thể thu lợi kể cả khi đã phải nộp thuế ngoài hạn ngạch và khi

đó khối lượng nhập khẩu theo cơ chế HNTQ sẽ khác với khối lượng nhập khẩu theo hạn ngạch thông thường Như vậy, có thể tạm hiểu rằng hạn ngạch nhập khẩu thông thường là một cơ chế cứng với khối lượng nhập khẩu cho phép là bất biến còn hạn ngạch thuế quan là một cơ chế mềm với khối lượng nhập khẩu tương đối thoải mái tự

do nhưng tuân theo thang thuế quan, trong đó ở nấc thang thuế quan thấp là khối lượng nhập khẩu trong mức hạn ngạch thuế quan còn ở nấc thang thuế quan cao hơn

là khối lượng nhập khẩu ngoài mức hạn ngạch thuế quan

Về lý thuyết, HNTQ ít mang tính hạn chế hơn so với hạn ngạch nhập khẩu truyền thống Tuy nhiên, nếu “thuế suất ngoài hạn ngạch” được cố tình quy định ở mức quá cao khiến cho hàng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch thuế quan thực tế không thể xâm nhập thị trường do không đem lại lợi nhuận cho nhà nhập khẩu thì khi ấy HNTQ cũng chỉ dẫn tới khối lượng nhập khẩu tương tự như biện pháp hạn ngạch nhập khẩu truyền thống đặt ra

3.Nguồn thu NSNN

Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch, lượng tiền thuế đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất kì người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch Đó có thể là công ty thương mại trong nước hoặc Chính phủ nước xuất khẩu Họ thu được lợi nhuận do có giấy phép NK hàng hóa rồi bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước gọi là tiền thuê hạn ngạch

Đ/v hạn ngạch thuế quan thì Ngân sách Nhà nước có được nguồn thu từ thuế suất trong và ngoài hạn ngạch

4 Mức độ tác động tới giá nội địa(Theo ý Xuxi)

HNTĐ tác động đến cung – cầu rồi mới tác động đến giá và giá nội địa khi có HNTĐ được xác định cụ thể

HNTQ cũng hạn chế thương mại bằng tác động làm tăng giá hàng NK nhưng mức độ

ảnh hưởng của nó không xác định chính xác được mà còn phụ thuộc vào giá thế giới,

nhu cầu trong nước đ.v hàng nhập khẩu , vào quy mô HNTQ và vào chênh lệch giữa thuế suất trong và ngoài HN

66 Nêu tên các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan? Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng?

Trang 14

Nội dung trình bày Điểm

- Các biện pháp phi thuế quan:

 Các biện pháp hạn chế định lượng

 Các biện pháp tương đương thuế quan

 Quyền kinh doanh của doanh nghiệp

 Các rào cản kỹ thuật

 Biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài

 Quản lý thông qua các hoạt động dịch vụ

Các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan:

 Các biện pháp hạn chế định lượng (cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phépnhập khẩu hàng hóa)

 Các biện pháp tương đương thuế quan (xác định giá trị hải quan, định giá, biến phí, phụ thu)

 Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp (quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối

nhập khẩu)

 Các rào cản kỹ thuật (các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch động, thực vật, các

yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, các quy định về môi trường, quy định của wto, …)

 Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài (yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu

cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong

nước, )

 Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ (dịch vụ phân phối, dịch

vụ tài chính ngân hàng, …)

 Các biện pháp quản lý hành chính (đặt cọc nhập khẩu, hàng đổi hàng, thủ tục hải

quan, mua sắm của chính phủ, quy tắc xuất xứ, )

 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử)

Ưu điểm:

- phong phú về hình thức

- đáp ứng được nhiều mục tiêu

Trang 15

- Nhiều rào cản phi thuế quan chưa bị cam kết cắt giảm hay loại bỏ

Nhược điểm:

- Tính ổn định thấp, không rõ ràng và khó dự đoán

- Thực thi khó khăn và tốn kém trong quản lý

- Nhà nước không hoặc ít thu được lợi ích tài chính.

- Gây bất bình đẳng thậm chí dẫn đến độc quyền ở một số doanh nghiệp

- Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực

Xu hướng áp dụng: chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về nhãn mác, các tiêu chuẩn về môi trường,…

67 Trình bày ưu, nhược điểm khi thực hiện biện pháp thuế quan? Xu hướng áp dụng

và quan điểm của WTO về biện pháp này?

Nội dung trình bày Điểm

+ Tạo ra bộ máy hành thu cồng kềnh

+ Gây ra hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại… 1,5 điểm

1,5 điểm

- Xu hướng áp dụng: cắt giảm thuế quan, đưa thuế suất tiến dần đến 0% 1 điểm

- Quan điểm của WTO: ủng hộ áp dụng thuế quan, cắt giảm thuế quan 1 điểm

- Tính ỳ: không tạo được rào cản nhanh chóng, nhất là trước những tình thế có tính cấp

bách như hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe dọa sự tồn tại của một

ngành sản xuất nội địa Do thuế cần có thời gian để đi vào hiệu lực và có tác động

- Tạo ra bộ máy hành thu cồng kềnh

- Gây hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại…

Xu hướng áp dụng: cắt giảm thế quan, đưa thuế suất tiền dần đến 0%, việc đánh thuế phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, không gây cản trợ cho tự do mua bán

Quan điểm của WTO: là công cụ bảo hộ hợp pháp, được WTO ủng hộ áp dụng trong

quản lý ngoại thương và khuyến khích các nước cắt giảm dần theo thời gian

68 Trình bày ưu , nhược điểm khi thực hiện biện pháp phi thuế quan? Xu hướng áp dụng và quan điểm WTO về biện pháp này

Nội dung trình bày Điểm

- Ưu điểm:

Trang 16

- Quan điểm của WTO: dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan không mang tính khoa học

và bình đẳng trong thương mại quốc tế 1 điểm

Ưu, nhược và xu hướng áp dụng đã đề cập ở câu 66 Chi tiết cụ thể xem tại sgk trang

308 (dài lê thê =] và không có trong giáo trình file word nên ko copy được)

Quan điểm WTO: dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan không mang tính khoa học và bình đẳng trong thương mại quốc tế

69 Kể tên các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng? Ưu, nhược điểm?

Thực tiễn áp dụng ở VN? Quan điểm của WTO về việc áp dụng biện pháp này?

Nội dung trình bày Điểm

 Giấy phép nhập khẩu: Thông tư 24/2010/TT-BCT và các giấy phép bộ chuyên ngành

 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: không áp dụng 2 điểm

- Xu hướng áp dụng: cắt giảm và tuân thủ các quy định của WTO 0,5 điểm

Các biện pháp hạn chế định lượng:

Trang 17

- Cấm nhập khẩu

- Hạn ngạch nhập khẩu

- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

- Hạn ngạch thuế quan

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Ưu điểm: Phát huy tác dụng nhanh

 Giấy phép nhập khẩu: Thông tư 24/2010/TT-BCT và các giấy phép bộ chuyên ngành

 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: không áp dụng

Xu hướng áp dụng: cắt giảm và tuân thủ các quy định của WTO.

70 Trình bày nội dung của các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế? Thực

trạng và những khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện biện pháp này

Nội dung trình bày Điểm

- Các biện pháp kỹ thuật:

 Quy định tiêu chuẩn, kỹ thuật

 Biện pháp kiểm dịch động thực vật

 Quy định về nhãn mác

 Quy định về bảo vệ môi trường 1 điểm

- Lợi ích của các biện pháp kỹ thuật:

+ Đối với người tiêu dùng

+ Đối với người NK 1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

- Thực tiễn áp dụng ở VN:

 Quy định tiêu chuẩn, kỹ thuật: tuân thủ hiệp định TBT

 Biện pháp kiểm dịch động thực vật: hiệp định SPS

 Quy định về nhãn mác: in bằng tiếng Việt hoặc nhãn phụ có đầy đủ các thông tin

 Quy định về bảo vệ môi trường: chỉ áp dụng đối với 1 số sản phẩm như phế liệu, hóa

chất… 2 điểm

- Khó khăn ở Việt Nam khi áp dụng biện pháp này:

+ nhận thức của người tiêu dùng/nhà NK về các biện pháp này còn nhiều hạn chế.

+ Chi phí áp dụng các biện pháp này rất cao 1 điểm

a Các biện pháp kỹ thuật: (tr.362)

Là quy định của nước NK về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối vói hàng NK để được thông

quan vào thị trường nội địa

 Quy định tiêu chuẩn, kĩ thuật

- Hàng rào kĩ thuật trongt thương mại quốc tế (TBT-Technical Barrier to Trade) là 1 hìnhthức bảo hộ mậu dịch, qua việc nước NK đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với

Trang 18

hàng hóa NK hết sức khắt khe Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT là các biện pháp

kỹ thuật được các nước sử dụng như văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hệ thống/quy trình đánh giá hợp quy, hợp chuẩn đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp Hiệp định TBT không áp dụng cho các biện pháp vệ sinh động vật, thực vật (Hiệp định SPS) và không áp dụng cho các yêu cầu đối với việc mua sản phẩm do các

cơ quan chính phủ đề ra và các yêu cầu tiêu dùng của các cơ quan chính phủ.

- Các ng.tắc cơ bản của hiệp định TBT: ko phân biệt đối xử; ko cản trở quá mức cần

thiết đối với TMQT; (TBT gồm 15 điều)

*** Muốn coi thêm thì tham khảo file các hiệp định của lớp K48A-Ms Chi

 Kiểm dịch động, thực vật

- Các quy định về kiểm dịch động thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe và cuộc soosngs

của con người, động thực vật thích hợp

- Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) điều chỉnh các quy định về an toàn thực phẩm, về thú y và bảo vệ thực vật có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hướng

đến thương mại hàng hóa quốc tế Đối tượng của hiệp định là các mặt hàng nông sản.

 Quy định về nhãn mác hàng hóa

- Đây là 1 RCTM được sd khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, là công cụ bảo hộ rất hữu hiệu

 Quy định về BVMT

- Các quy định về môi trường thường được WTO và các nước chấp nhận vì đây là vấn

đề mang tính toàn cầu Ngoài những mật tích cực nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người, các biện pháp kĩ thuật liên quan đến tiêu chuẩn môi trườngcòn được các nước sd như 1 loại hàng rào phi thuế quan trong TMQT thông qua một

số hình thức như:

+ hàng hóa đã cấp tiêu chuẩn chất lượng môi trường (ISO 14000) chưa?

+ hàng hóa đã gắn nhãn sinh thái chưa?

Nhãn sinh thái vừa bảo vệ được thị trường, môi trường trong nước, vừa dễ dàng tạo

điều kiện cho hàng hóa của nước mình xâm nhập vào thị trường nước ngoài (đặc biệt

những nước áp dụng nhãn môi trường)

b Lợi ích:

- Đối với NTD: dễ dàng lựa chọn và sd những sp thích hợp có chất lượng và thông số

kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của mình

- Đối với người sx: giúp cho việc sx theo quy mô lớn theo 1 thông số nhất đinh về kích thước, tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sx từ nhiều nguồn gốc khác nhau (1máy tính có thể được sx từ nhiều quốc gia, song vẫn có thể lắp ráp ở 1 nước vì có 1 tiêu chuẩn chất lượng thống nhất)

- Đối với người bán: có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về 1 mặt hàng

c Thực trạng áp dụng ở VN:

 Quy định tiêu chuẩn, kỹ thuật: tuân thủ hiệp định TBT

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thực thi hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (hiệp định TBT) giai đoạn 2011 - 2015 nhằm góp phần thực hiện các chính sách vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

Có 6 dự án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của đề án gồm dự án hoàn thiện cơ sở

Trang 19

pháp lý; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu; dự án duy trì và nâng cao năng lực ban liên ngành TBT, mạng lưới TBT Việt Nam

Nhiệm vụ chủ yếu của đề án là hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong thương mại góp phần kiểm soát chất lượng hàng hóa sản xuất và nhập khẩu, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

 Biện pháp kiểm dịch động thực vật: hiệp định SPS

Tuy có những quy định cụ thể, chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cho đến nay biện pháp này chưa được sd tốt để bảo vệ sức khỏe con ng, bảo bệ động thực vật

và tạo ra hàng rào bảo vệ sản xuất trong nước,

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình Bộ NN&PTNT ban hành các quy định về kiểm tra chất lượng,

an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cụ thể như sau:

- Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu

- Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm thựcphẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT

 Quy định về nhãn mác: in bằng tiếng Việt hoặc nhãn phụ có đầy đủ các thông tin.Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định nếu hàng hóa NK vào VN mà nhãn gốc ko phù hopwfj với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân NK phải ghi nhãn phụ và phải giữ nguyên nhãn gốc Nghị định này cũng quy định về nội dung, vịtrí của nhãn hàng hóa, …

 Quy định về bảo vệ môi trường: chỉ áp dụng đối với 1 số sản phẩm như phế liệu, hóa chất…

Ở VN áp dụng hệ thống ISO 14000 về tiêu chuẩn quản lý môi trường được trên chục năm và đã có một số các DN đạt được tiêu chuẩn này, tuy nhiên còn hạn chế Và áp dụng để giám sát và kieemtr tra hàng hóa NK thì thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề và khókhăn (liên hệ quy tắc đối xử quốc gia NT và điều kiện tại VN hiện nay)

d Khó khăn ở VN khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong TMQT:

+ nhận thức của người tiêu dùng/nhà NK về các biện pháp này còn nhiều hạn chế.+ Chi phí áp dụng các biện pháp này rất cao

e Mở rộng:

Sự khác nhau giữa TBT và SPS?

a TBT (Technical Barriers to Trade): là hiệp định liên quan đến việc dự thảo, xây dựng

và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với mong muốn chúng không được tạo ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế

b SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): Biện pháp xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế như thế nào đối với những hàng hóa nhập khẩunhất định nhằm mục đích bảo vệ:

- Sức khỏe con người hoặc động vật từ những nguy cơ qua đường thực phẩm

- Sức khỏe con người khỏi các bệnh lây qua động vật, thực vật

Trang 20

- Động, thực vật khỏi sâu bệnh hoặc bệnh tật.

SPS hay TBT? Ví dụ:

* Phân bón

Dư lượng phân bón trong thực phẩm cho người và động vật -> SPS

Tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo phân bón được sử dụng hiệu quả -> TBT

* Dán nhãn thực phẩm

Sức khỏe, cách sử dụng liều lượng -> SPS

Vị trí, chữ viết, nội dung của nhãn -> TBT

* Trái cây

Xử lý trái cây, hoa quả nhập khẩu đề phòng sự lan truyền của sâu bệnh -> SPS

Chất lượng, phân loại, dán nhãn cho trái cây nhập khẩu -> TBT

* Để đánh giá biện pháp bảo vệ sức khỏe có phụ thuộc sự điều chỉnh của Hiệp định TBT hay không, trước tiên nên xác định liệu có phải là biện pháp SPS hay không Nếu

là biện pháp SPT, thì không phải là biện pháp TBT

71 Phân loại các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời? Tại sao các biện pháp chống bán phá giá thường được áp dụng phổ biến hơn biện pháp chống trợ cấp và tự vệ thương mại?

Nội dung trình bày Điểm

- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời:

 Chống bán phá giá: Khái niệm, điều kiện áp dụng

 Chống trợ cấp: khái niệm, điều kiện áp dụng

 Tự vệ thương mại: khái niệm, điều kiện áp dụng

 Đối kháng: khái niệm, điều kiện áp dụng 4 điểm

+ Đối tượng bị điều tra chỉ là doanh nghiệp

+ Mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa sau các vụ kiện thường rất cao 1 điểm

Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá

từ nước A sang nước B

Khái niệm này khác với “bán phá giá” trong nội địa từng nước (vốn thường được hiểu làhành vi bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất của từng đơn vị sản phẩm)Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập

Trang 21

khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.

Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vàosản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chốngbán phá giá

+ điều kiện áp dụng: không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định

Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây:

 Có bán phá giá và biên độ bán phá giá cụ thể (“xác định bán phá giá”)

+ Biên độ bán phá giá từ 2% trở lên

 Thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu xảy ra hoặc bị đe dọa xảy ra

là do hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra (“xác định mối quan hệ nhân quả”)

 Có đơn khiếu nại của 50% nhà NK và 25% nhà sx của ngành ủng hộ

- Chống trợ cấp:

+ khái niệm: Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

1 Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

2 Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);

3 Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

4 Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm

Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường)

Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu

Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sảnxuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này)

+ điều kiện áp dụng:

Trang 22

Khi hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệthại cho ngành sản xuất trong nước, Chính phủ có thể sử dụng biện pháp

Chuong 10

Thursday, November 24, 2011 3:23:16 PM

72 Xuất khẩu là gì? Nêu vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và đối vớidoanh nghiệp?

Khái niệm “Xuất khẩu” 1,0 đ

Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế 4,0 đ

- Tạo vốn nhập khẩu chủ yếu 1,0

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất 1,0

- Tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân 1,0

- Thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác 1,0

TRẢ LỜI:

- Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa nội địa ra thâm nhập vào thị trường nước ngoài hoặc ra khỏi các khu vực thuế quan Đây được xem là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mụctiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại

- Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:

o Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước: Thông qua việc đưa hàng hóa ra thị trường các nước, xuất khẩu đem về nguồn thu ổn định, đảm bảo chohoạt động nhập khẩu Xuất khẩu sẽ đem về lượng ngoại tệ lớn và sẽ quyết định tới quy mô cũng như tốc độ tăng nhập khẩu

o Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Khi xuấtkhẩu trở nên trì trệ thì nền kinh tế nhiều nguy cơ phát triển rất chậm chạp Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành học khác có cơ hội phát triển thuận lợi, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ Ví dụ, tăng cường xuất khẩu da giày thì sẽ kéo theo phát triển các ngành công nghiệp phụ liệu, gia công… Sự tác động này diễn ra ở:

 Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ

 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cũng như nâng cao năng lực sản xuất trong nước

 Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo năng lực sản xuất trong nước

 Xuất khẩu tạo ra cơ hội các ngành phải luôn đổi mới, thích nghi với thị trường

o Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Hiện tại, các ngành công nghiệp sơ chế, chế biến cũng như dịch vụ hàng xuất khẩu hiện đang thu hút hàng triệu lao động vào làm việc Mặt khác, xuất khẩu tác động trực tiếp tới sản xuất, làm quy mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành cũ được khôi phục, các ngành mới

ra đời, đòi hỏ 1 lượng nhân công dồi dào, năng suất cao Nhờ vậy, đời sống nhân dân đang ngày được cải thiện

o Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đầy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Giữa xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau và đặc biệt, xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ này phát triển Còn các mối quan hệ khác thì tiếp tục phát riển, tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất

Trang 23

73 Tại sao nói xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất nước? Cho ví dụ minh họa

Phân tích xuất khẩu tạo nguồn vốn nhập khẩu chủ yếu 3,0 đ

- Các nguồn vốn nhập khẩu của 1 quốc gia 1,0

kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại chúng ta cần một số vốn rất lớn Số vốn này có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch

vụ ngoại tệ, xuất khẩu lao động, Nhưng vốn có được từ đầu tư nước ngoài hay từ vay nợ sớm muộn đều phải trả bằng cách này hay cách khác Nguồn thu từ du lịch, dịch vụ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ Xuất khẩu lao động chủ yếu là để tạo công ăn việc làm chứ không phải để thu ngoại tệ Do đó nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, để công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu

- Đặc thù nền kinh tế Việt Nam: Gắn liền vơi xuất khẩu

74 Nêu nội dung cơ bản của chính sách xuất khẩu (chính sách xuất khẩu bao gồm những chính sách gì)? (Sơ đồ trang 273)

Chính sách phát triển xuất khẩu 3,5 đ

 C/s phi thuế quan:

75 Kể tên các biện pháp trong chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu mà các nước thường áp dụng?

Trang 24

3 nhóm biện pháp:

- Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK:

+ Xây dựng các mặt hàng XK chủ lực (trang 420)

+ Gia công XK (tr 423)

+ Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu XK (tr 426)

+ Xây dựng các khu kinh tế mở (tr 432)

- Nhóm biện pháp tài chính:

+ Tín dụng XK (tr.440)

+ Trợ cấp XK (tr.450)

+ Chính sách tỷ giá hối đoái (tr 455)

+ Thuế XK và các ưu đãi về thuế (tr.463)

Kể tên 4 biện pháp (0,5 đ/biện pháp) 2,0 đ

Phân tích ưu điểm 1,5 đ

Phân tích nhược điểm 1,5 đ

Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK:

+ Xây dựng các mặt hàng XK chủ lực (trang 420)

Vd: Việt Nam đã và đang tiếp tục phấn đấu xây dựng các mặt hàng XK chủ lực như: các mặt hàng nông lâm thủy sản: gạo (đặc biệt là gạo có phẩm cấp cao), cà phê, cao su, các sản phẩm gỗ, thủy sản; một vài mặt hàng công nghiệp chế biến: dệt may, giày dép…

+ Gia công XK (tr 423)

+ Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu XK (tr 426)

+ Xây dựng các khu kinh tế mở (tr 432)

Ưu: Đây là nhóm biện pháp chiến lược (ổn định, lâu dài, không vi phạm quy định WTO)

Nhược: Tác dụng lâu, chậm, rủi ro, thành bại khó xác định

10 mặt hàng XK chủ lực 2010: http://www.tapchicongnghiep

vn/News/channel/1/News/357/14762/Chitiet.html

77 Nhóm biện pháp tài chính: kể tên các biện pháp và phân tích ưu, nhược điểm của nhóm biện pháp này? (158)

Kể tên 4 biện pháp (0,5 đ/biện pháp) 2,0 đ

Phân tích ưu điểm 1,5 đ

Phân tích nhược điểm 1,5 đ

Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu

Chính phủ đã có nhiều biện pháp, chính sách tài chính, tiền tê thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Các biện pháp, chính sách đó có thể kể ra là:

1 Tín dụng xuất khẩu

2 Trợ cấp xuất khẩu

3 Chính sách tỷ giá hối đoái

4 Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế

Ưu điểm Nhược điểm

Tín dụng xuất khẩu Về lãi suất: mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay của các ngân hàng

Trang 25

thương mại, thậm chí còn thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi; góp phần giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn, từ đó giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Về mức vốn vay: Mức vốn cho vay cao (tối đa 90% cho các đơn vị vay trung và dài hạn, tối đa 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu cho đơn vị vay ngắn hạn) giải quyết khó khăn về vốn lưu động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Ưu đãi về bảo đảm tiền vay (các đơn vị vay vốn trung và dài hạn hỗ trợ xuất khẩu được phép dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay) giúp doanh nghiệp có cơ hội vay vốn nhiều hơn

Thời hạn vay vốn dài (đối với dự án trung và dài hạn đa số tối đa là 10 năm, các khoản vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu thường là tối đa 360 ngày) khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Dễ viphạm qui định của WTO vì đây là những hành vi can thiệp tài chính của Nhà nước

Trong một số trường hợp khi tiếp nhận vay của nước ngoài mà phải mua hàng của họ thì phải cân nhắc đến việc bảo hộ sản xuất nội địa, vì có thể hạn chế sản xuất trong nước và những ràng buộc chính trị bất lợi

Phải hoàn trả lại cho Nhà nước khoản tín dụng đã vay

Trợ cấp xuất khẩu

giúp người xuất khẩu tăng thu nhập nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, do đó đẩy mạnhđược xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế Trợ cấp xuất khẩu kích thích lan truyền hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực

Trợ cấp xuất khẩu còn được sử dụng như một công cụ để “mặc cả” trong đàm phán quốc tế.Không phải hoàn trả khoản trợ cấp cho Nhà nước

Phù hợp với quy định của WTO do có tính hợp lí về mặt kinh tế tuy nhiên không được khuyến khích Trợ cấp bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do

Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn và xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp

Trợ cấp không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách

Sác suất chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao

Trợ cấp có thể dẫn đến hàng động trả đũa

Chính sách tỷ giá hối đoái

Việc phá giá tỷ giá hối đoái thực tế có thể khuyến khích được xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư và khách du lịch nước ngoài trong thời gian ngắn Thực tế việc phá giá hối đoái là giảm đồng lương trong nước, uy tín quốc gia, cán cân thanh toán mất cân đối và gia tăng gánh nặng nợnần

Nhà nước phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn để kiểm soát nhập khẩu nếu thiếu hụt ngoại

tệ có thể dăn đến bảo hộ một nền sản xuất kém hiệu quả, tham nhũng, hối lộ và các chợ đen.Phá giá hối đoái tác động xấu đến phân chia thu nhập

Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế

Nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu, có thể tăng thêm giá trị gia tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế.Chuyển gánh nặng về mức thuế cao đánh vào tài nguyên xuất khẩu sang vai người tiêu thụ các tài nguyên này tại nước ngoài Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại hối của đất nước

Trang 26

78 Khái niệm, điều kiện, ý nghĩa của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Kể tên 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Khái niệm 0,75 đ

3 điều kiện cơ bản 0,75 đ

Ý nghĩa 1,5 đ

Kể tên 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay 2,0 đ

Mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực - những con chủ bài - của nền Ngoại thương

Trong nền ngoại thương của một nước, người ta thường chia thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng xuất khẩu quan trọng và hàng xuất khẩu thứ yếu

Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi

Hàng quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng

Hàng thứ yếu gồm nhiều loại, kim ngạch của chúng thường nhỏ

Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà nước đề ra từ cuối những năm

1960 Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi chúng ta tiếp xúc mạnh mẽ với thị trường thế giới, chúng

ta mới cảm nhận vấn đề một cách nghiêm túc

Hàng xuất khẩu chủ lực hình thành như thế nào ? Trước hết nó được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trườngthế giới Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển

Như vậy, một mặt hàng chủ lực ra đời ít nhất cần có 3 yếu tố cơ bản:

1 Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó

2 Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán

3 Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

Vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn Một mặt hàng ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì không

Ví dụ: Vào những năm 1960 thì than có thể coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Nhưng nay, vào đầu năm 1990 thì có thể coi dầu thô, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta

Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có ý nghĩa lớn đối với:

- Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa

- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu

- Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu

- Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài

Để hình thành được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên hỗ trợ trong việc nhanh chóng có được những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Các biện pháp và chính sách ưu tiên đó là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và các chính sách tài chính cho việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Trang 27

5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là: thủy sản, da giầy, may mặc, đồ gỗ,

79 Quá trình hình thành, xây dựng một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Liên hệ với thực tiễn xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam

Quá trình xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực (2 cách) 2,0 đ

Liên hệ với Việt Nam (đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng dự kiến tăng kim ngạch có đạt được không, nguyên nhân tại sao?) 3,0 đ

a) Có 2 cách để xây dựng một mặt hàng xuất khẩu chủ lực:

Cách thứ nhất: Mặt hàng chủ lực được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển gắt và chứng tỏ mặt hàng đó hội tụ đủ 3 yếu tố để trở thành mặt hàng chủ lực:

 Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó

 Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán

 Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

Thực tế đây là cách phổ biến nhất để một mặt hàng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đây thường là những mặt hàng có thời gian hình thành lâu, có tính cạnh tranh cao, giá cả ít biến động

và ít phụ thuộc vào các yếu tố khách quan Cách xây dựng này có xác suất thành công cao Ví dụ: Ở Việt Nam; thủy sản, da giày, may mặc, đồ gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành theo cách này

Cách thứ hai đó là dựa trên đánh giá, phân tích, báo cáo triển vọng các ngành hàng và chọn ra những mặt hàng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp ưu tiên hỗ trợ như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các chính sách tài chính,… để mặt hàng đó hội tụ 3 yếu tố cần trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực Đây là cách ít phổ biến hơn vì xác suất thành công thấp lại cần nhiều thời gian để kiểm chứng sự đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực Ví dụ ở Việt Nam: mặt hàng rau hoa quả được xây dựng phát triển thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì theo đánh giá thì nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày càng cao, giá cả có thể tăng mà nước ta lại có điều kiện thuận lợi để phát triển rauhoa quả)

b) Liên hệ tại Việt Nam:

Tình hình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng: Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và thực hiện thành công một số khâu đột phá tăng trưởng xuất khẩu Tỉ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo đã tăng được 8,3% trong 10 năm qua, từ 46,7% trong năm 2001lên 55% trong năm 2010, tỉ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế đã giảm từ 53,3% xuống 45% trong thời gian tương ứng; riêng tỉ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 29,5% xuống 22,5% Năm 2001, có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD (gồm dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản), với tổng giá trị 8,4 tỉ USD, chiếm 56% kim ngạch xuất khẩu Đến năm 2010, đã có 17 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, ) với tổng giá trị khoảng 45 tỉ USD, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên thì các mặt hàng dự kiến tăng kim ngạch cao su, cà phê, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, hàng chế biến cao có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn dự kiến Cụ thể nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao theo dự kiến đến năm 2010 chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng trên thực tế mới chiếm khoảng 8 – 9% Nguyên nhân là do dự

án Intel của nước ta khi đi vào hoạt động chưa thu hút được nhiều đầu tư như dự kiến ban đầu

Trang 28

80 Khái niệm của gia công XK? Các hình thức gia công XK hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng? Ưu, nhược điểm của các hình thức này?

Khái niệm (nêu theo ít nhất 2 nguồn khác nhau) 1,0 đ

Hình thức 1,0 đ

Phân tích ưu điểm 2,0 đ

Phân tích nhược điểm 1,0 đ

- Khái niệm (1đ): phải nêu khái niệm theo 2 nguồn khác nhau

Theo Cộng hòa Dân chủ Đức: Gia công XK là sự cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động được tiến hành 1 cách sáng tạo và có ý thức nhằm đạt được 1 giá trị sử dụng mới nào đó

Theo Việt Nam: Gia công XK là việc đưa các yếu tos sx từ nước ngoài về để sx hàng hóa, nhưng

ko để tiêu dùng trong nước mà để XK thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại

- Các hình thức gia công XK hiện nay các DN VN đang áp dụng (1đ):

Căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế: gồm gia công sp công nghiệp XK; gia công sp nông nghiệp XK.Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt hàng gia công: giao nguyên vật liệu

có chuyên gia hướng dẫn; chỉ giao nguyên vật liệu; chỉ giao 1 phần nguyên vật liệu

- Ưu điểm (2đ):

Góp phần phát triển các mặt hàng chủ lực, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Thúc đẩy các cơ sở sx trong nước phải cải tiến để thích ứng với đòi hỏi của thị trường TG

Cung cấp cho nước ta 1 nguồn nguyên vật liệu, tranh thủ đc vốn và kỹ thuật của nước ngoài, thâm nhập đc các thị trường một số nước thông qua hàng hóa gia công

Giải quyết công ăn việc làm

Phân tích lợi ích và chi phí của gia công xuất khẩu 3,0 đ

- Đối với nước nhận gia công 1,5

- Đối với nước đặt gia công 1,5

Liên hệ với Việt Nam (chọn 1 ngành hàng gia công xuất khẩu và làm theo kết cấu trên và đưa ra kết luận hoặc nhận xét chung) 2,0 đ

Phân tích lợi ích và chi phí của gia công xuất khẩu : (3đ)

Lợi ích Chi phí

Đối với nước nhận gia công Góp phần phát triển các mặt hàng chủ lực, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Thúc đẩy các cơ sở sx trong nước phải cải tiến để thích ứng với đòi hỏi của thị trường TG

Cung cấp cho nước ta 1 nguồn nguyên vật liệu, tranh thủ đc vốn và kỹ thuật của nước ngoài, thâm nhập đc các thị trường một số nước thông qua hàng hóa gia công

Giải quyết công ăn việc làm

Nhập công nghệ cũ, lỗi thời, các máy móc và trang thiết bị cũ => biến thành bãi rác CN

Trang 29

Tiền lương cho công nhân nước ta còn thấp.

Tiền lương trả cho lao động trí thức cao nên tập trung chủ yếu người trí thức tham gia vào khu vực này => mất cân bằng trong sx

Đối với nước đặt gia công Di chuyển đc ô nhiễm ra nước ngoài (máy móc, trang thiết bị lạc hậu)Giảm đc chi phí thuê nhân công Bí quyết sx bị rò rỉ ra ngoài do phải đưa chuyên gia sang hướng dẫn gia công, hoặc các văn bản hướng dẫn kèm theo

Khi chuyển sang gia công ở nước khác thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu việc làm ở nước đặt gia côngLiên hệ với VN: chọn 1 ngành hàng gia công xuất khẩu – gia công XK may mặc VN gia công may mặc cho các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Lợi ích Chi phí

Việt Nam Phát triển đc ngành XK chủ lực truyền thống của VN là may mặc, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Giải quyết đc vấn đề việc làm cho VN, vì ngành may mặc thu hút khá nhiều nhân công

Có cơ hội tiếp thu KHCN mới từ nước ngoài, cách quản lí kinh doanh hiệu quả,… Có nguy cơ là bãi rác công nghệ do nhập phải máy may, máy khuy, cũ lỗi thời

Tập trung gia công XK qua nhiều sẽ khiến DN bỏ quên thị trường trong nước, ko lo củng cố pháttriển

Các nước đặt gia công (HQ, Đài Loan, Nhật,…) VN tương đối hòa bình, ổn định, thuận lợi cho việc phát triển kt lâu dài

Di chuyển đc ô nhiễm sang VN

Chi phí nhân công rẻ Có nguy cơ rò rỉ bí mật công nghệ sx may mặc, mô hình quản lí nhiều lao động, các mẫu mã quần áo mới, đẹp, chất lượng cao…

Tình trạng thất nghiệp ở các nước này tăng lên

82 Thế nào là khu kinh tế mở? Kể tên các hình thức phổ biến của khu kinh tế mở trên thế giới vàtại Việt Nam hiện nay?

Khái niệm 1,0 đ

Các hình thức 2,0 đ

Liên hệ với Việt Nam (các loại hình VN áp dụng, nêu nhận xét chung) 2,0 đ

- Khái niệm khu kinh tế mở (1đ): là khu vực hoạt động theo qui chế của khu phi thuế quan, có ranh giới địa lý hải quan, hàng hóa đi vào ra khu này đc tính như hh XNK

- Các hình thức (2đ): khu bảo thuế, cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu chế xuất, khu công nghệcao, đặc khu kinh tế, thành phố mở, Tam giác phát triển hoặc Nhị - Tứ phát triển

- Liên hệ VN (2đ): Các loại hình VN đang áp dụng là:

Khu bảo thuế: là nơi bảo lưu về thuế (giúp DN chậm làm thủ tục XNK) Nơi đây dùng để lưu giữ

hh NK của nước ngoài và ko áp dụng thuế quan Thông thường nằm ở gần các cửa khẩu có vị trí địa lý thuận lợi Hình thức này có phát triển ở TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Song ở VN còn gặp nhiều hạn chế, vì việc phát triển khu bảo thuế còn phụ thuộc vào các hình thức chuyển khẩu

và tạm nhập tái xuất

Khu mậu dịch tự do (Khu kinh tế cửa khẩu) : nằm gần biên giới cửa khẩu, hh vào khu vực này buôn bán ko chịu thuế XNK Mục đích khi xây các khu mậu dịch tự do: kích thích sx hh trong

Trang 30

nước; giao lưu buôn bán với nước ngoài; thu đc khoản phí thông qua phí thuê địa điểm, điện nước, dịch vụ; tạo đk cho các DN TRONG nước tiếp cận cách làm ăn quốc tế VD: Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tịnh Biên,

Khu chế xuất: tập trung các DN chế xuất chuyên sx hàng XK, đc nhà nước ưu đãi cao để khuyến khích hđ XK, chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VD: có nhiều KCX nhưng duy trì và hoạt động hiệu quả đến bay giờ chỉ có KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung

Khu công nghệ cao: hiện nay có khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc (Hà Nội) và KCN cao Sài Gòn

Đặc khu kinh tế: đây là khu vực địa lý có những ch/sách riêng biệt, thu hút vốn nước ngoài, côngnghệ cao và kinh nghiệm quản lý Đặc khu kinh tế như 1 xã hội thu nhỏ, là loại hình khu kinh tế

tự do phát triển cao nhất Mục đích chính của khu là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước VD: Đặc khu kinh tế Chu Lai

Nhận xét chung: các hình thức này đc tiến hành xây dựng ở chủ yếu các khu vực khó khăn nhằm mục đích vựt dậy kinh tế của kv đó, thu hút ĐTNN, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước, tăng

xk, mở rộng hợp tác quốc tế VN đã tiến hành nhiều dự án xây dựng khu kinh tế mở, nhưng dường như để thành công chỉ có 1 số ít, còn khu bảo thuế cũng đc hình thành nhưng hoạt động lại phụ thuộc nhiều vào hình thức chuyển khẩu và tạm tái xuất (thể hiện sự phát triển của các dv hàng hải ở VN)

- Vai trò đối với sự phát triển ngoại thương 1,0

So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa khu chế xuất và khu công nghiệp 2,5 đ

Nêu xu hướng áp dụng 1,0 đ

1 Khu chế xuất

- “khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa

lý xác định, không có dân cư sinh sống”

KCX là một đô thị độc lập, là một khu kinh tế xuất khẩu và là nơi giao dịch thương mại quốc

tế Trong KCX mọi sinh hoạt, mua bán đều sử dụng ngoại tệ do đó cần được tách biệt với nội địabằng các ranh giới thiên nhiên và nhân tạo sự giao lưu giữa KCX với nội địa được kiểm soát chặt chẽ

- Vai trò của KCX:

+ Thu hút vốn và công nghệ

+ Tăng mạnh khả năng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

+ Góp phần làm cho nền kinh tế nước chủ nhà hòa nhập với nền kinh tế thế giới và của các nước trong khu vực

- Hạn chế: Ghi trong sách

2 So sánh khu chế xuất và khu công nghiệp

* Giống

- Đều tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất nói chung (ý chính nhất);

Có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống;

Trang 31

Đều có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài;

Được hình thành nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư;

Thuộc quản lý hành chánh của một ban quản lý cấp tỉnh duy nhất.(Tham khảo: Ban quản lý được

Bộ kế hoạch đầu tư ủy quyền thực hiện việc cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp ấn định giá thuê và phí dịch vụ với sự thỏa thuận của Ban Quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh);

Các quy định liên quan đến khu công nghiệp cũng được áp dụng đối với khu chế xuất ví dụ như trình tự và thủ tục thành lập, mở rộng, phát triển KCX tương tự KCN

* Khác

KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT

KCN có diện tích lớn hơn Nó có thể bào hàm các xí nghiệp chế biến hàng XK và các nhà

máy-xí nghiệp sản xuất công nghiệp

KCN không cần phải có tường rào ngăn cách với địa phận nước sở tại, chỉ cẩn xác định ranh giớiđịa lí rõ ràng (phụ)

Không có dân cư sinh sống trong KCN, nhưng có thể có dân cư ở xung quanh (phụ) KCX có diện tích nhỏ hơn

KCX bắt buộc phải có tường rào

KCN thu hút tất cả các ngành nghề công nghiệp, kể cả các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tiêuthụ trong nước KCX thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu

KCN phục vụ thị trường trong nước là chính, bao gồm cả xuất khẩu KCX hoạt động với mục đích sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu là chính

Hàng hóa của các DN trong KCN được bán tự do tại thị trường trong nước không cần qua thủ tụcXNK Sản phẩm vừa để xuất khẩu vừa để bán cho người dùng trong nước;

Các hàng hóa này không được miễn thuế XNK khi xuất khẩu

Hàng hoá do các doanh nghiệp trong KCX sản xuất bán vào thị trường nội địa coi như hàng Doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu từ nước ngoài,Hàng hoá mà DN trong KCX mua từ thị trường nội địa được coi là hàng VN xuất khẩu ra nước ngoài và chịu sự điểu chỉnh bởi chính sách xuất nhập khẩu và thuế đối với hàng xuất nhập khẩu

Thành phần: Doanh nghiệp Việt Nam 100% vốn trong nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thành phần: Hầu như chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài

Các xí nghiệp trong KCN kém ưu thế hơn ở KCX Các DN trong KCX có những ưu đãi hơn như:Nhập khẩu tự do nguyên vật liệu và không hạn chế số lượng;

Không nộp thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cho những mặt hàng họ sản xuất và xuất khẩu;

Được cung cấp thủ tục hải quan nhanh chóng cho việc nhập vật liệu và sản xuất hàng hóa;

Được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt như: giao thông vận tải, bưu điện và bưu chính viễn thông quốc

Trang 32

tế

Hay được trợ cấp sử dụng một số yếu tố như: tỷ lệ thuế, điện nước…rất thấp

Tóm lược lại những ý mọi người sẽ chọn để trả lời, những ý lặt vặt chỉ để tham khảo 

3 Xu hướng áp dụng

- Khuyến khích phát triển các khu CN và khu Công nghệ cao (CNC)

- KCX không được khuyến khích do nhận được nhiều ưu đãi nhưng không thực hiện được mục tiêu đề ra

Hiện nay, chỉ còn KCX Linh Trung và Tân Thuận còn hoạt động như 1 KCX đúng nghĩa Các KCX khác đang dần được chuyển hướng thành KCN

Câu 84 (Pink làm) TRANG 440-444

Trình bày nội dung của biện pháp Nhà nước cấp và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu 2,0 đ

- Nêu nội dung cơ bản (cách thực hiện) 1,0

- Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp này 1,0

Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu 3,0 đ

- Đối với nước ngoài 1,0

- Đối với doanh nghiệp trong nước 1,5

- Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp này so với biện pháp Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu 0,5

Câu 85 TRANG 441- 442

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì? WTO có khuyến khích áp dụng biện pháp này không? Tại sao?

Khái niệm 1,0 đ

Quan điểm của WTO 2,0 đ

Nêu kết luận hoặc nhận xét chung (có thể liên hệ với Việt Nam) 2,0 đ

1 Khái niệm

Tín dụng xuất khẩu: Khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn được cọi là tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cungcấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án

(Tham khảo: Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là GIẤY NỢ - mộtdạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa vụ phải thanh toán

nợ của người mua GIẤY NỢ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), với 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu

- Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn Người hưởng thụ có thể là người phát hành, cũng có thể là thứ ba

- Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ.)

Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫnđến sự mất vốn Nhà nước sẽ khuyến khích thông qua hoạt động bảo hiểm tín dụng Nếu có rủi

rò gì trong quá trình đi vay hay bán chịu, sẽ được các cơ quan bảo hiểm đền bù theo mức phí bảo

Trang 33

hiểm mà doanh nghiệp mua Hình thức này gọi là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu BHTDXK là loạihình bảo hiểm cho các rủi ro nợ xấu liên quan đến các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu và giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

(Tham khảo: Những rủi ro thường gặp:

+ Rủi ro thương mại (rủi ro của người nhập khẩu )

 Phá sản của nhà nhập khẩu, hoặc không có khả năng thanh toán

 Vỡ nợ

 Từ chối nhận hàng

+ Rủi ro chính trị ( rủi ro từ đất nước nhà nhập khẩu)

• Hạn chế hoặc cấm thanh toán ngoại hối

• Hạn chế hoặc cấm giao dịch nhập khẩu

• Huỷ bỏ giấy phép nhập khẩu

• Kéo dài thanh toán của chính phủ

• Chiến tranh, cách mạng hoặc các sự kiện tương tự.)

2 Quan điểm của WTO:

- Có tác dụng tốt cho xuất khẩu nhưng dễ vi phạm quy định của WTO vì đây là hành vi can thiệptài chính của các nhà nước (?????)

- Tuy nhiên, nhiều nước đã áp dụng kể cả những nước trong nhóm G7 VN cũng thực hiện song rất hạn chế vì tiềm lực tài chính có hạn, chủ yếu sử dụng trong những trường hợp xuất khẩu sang các thị trường mang ý nghĩa đối ngoại như xuất khẩu cho Lào, Nam Tư, …

Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro."

Ngày 5/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Mục tiêu đến cuối năm 2013, tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu sẽ được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (????)

86 Trợ cấp xuất khẩu: Khái niệm, các hình thức, tác dụng và xu hướng áp dụng? Quan điểm của WTO về biện pháp này?

Trang 34

cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó trực tiếp làm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

- Trợ cấp gián tiếp: Nhà nước gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu như: giới thiệu, triễn lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo điện kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu, hoặc giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyện gia

- Trợ cấp xuất khẩu góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy xuất khẩu

- Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế Trợ cấp xuất khẩu kích thích lan truyền hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực

- Trợ cấp xuất khẩu còn được sử dụng như một công cụ để “mặc cả” trong đàm phán quốc tế+ Tác dụng tiêu cực:

Trợ cấp xuất khẩu có thể mang lại những hậu quả kinh tế, chính trị không như mong muốn

- Trợ cấp bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do

- Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn và xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp, do đó tạo nên sự độc quyền, ỷ lại do có được sự ưu đãi của Nhà nước

- Trợ cấp không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách

- Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao

- Trợ cấp có thể dẫn đến hàng động trả đũa

Xu hướng áp dụng: Hiện nay, trợ cấp xuất khẩu vẫn còn được sử dụng rộng rãi, nhất là trợ cấp cho những sản phẩm nông nghiệp Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp có xu hướng bị thu hẹp do sự đấu tranh giữa Chính phủ có quan hệ buôn bán với nhau Ngược lại, trợ cấp gián tiếp ngày càng tăng lên và thường được che dấu

Quan điểm của WTO:

WTO không khuyến khích, cũng không hoàn toàn cấm

Do trợ cấp xuất khẩu có tính hợp lý về mặt kinh tế nên Điều XVI:1 của GATT và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thứctrợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác

Tại Điều 27 của Hiệp định trên thừa nhận “trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các nước đang phát triển” và quy định dành đãi ngộ đặc biệt, và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các nước thành viên đang phát triển

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) đưa ra 3 loại trợ cấp Hộp mày đỏ-Hộp màu vàng-Hộp màu xanh

Hiệp định nông sản (AoA) đưa ra Hộp màu Hổ phách-Hộp xanh da trời-Hộp xanh lá cây tương ứng với 3 mức độ Cấm-Được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện-Được phép trợ cấp

87 Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí cả trợ giá xuất khẩu? Quan điểm của WTO về biện phápnày?

Vẽ sơ đồ 1,0 đ

Phân tích sơ đồ: các lợi ích, các chi phí và đánh giá tổng thể 3,0 đ

Quan điểm của WTO 1,0 đ

Trang 35

Giả sử khi không có thương mại, cân bằng cung cầu của sản phẩm X tại điểm có giá là 3.500đ vàlượng cầu là 30.000 sản phẩm Khi có trợ cấp xuất khẩu là 500đ cho một đơn vị sản phẩm để nhàxuất khẩu bán bằng giá quốc tế (tức là trong điều kiện có mậu dịch tự do) Khi giá tăng lên 4.000đ/sản phẩm nhà sản xuất sẽ sản xuất 50.000 sản phẩm, thay vì chỉ sản xuất 30.000 sản phẩm như trước có trợ cấp, trong đó tiêu thụ là 20.000 sản phẩm và xuất khẩu 30.000 sản phẩm.Giá lên do có trợ cấp làm cho nhà sản xuất tăng thêm sản xuất để xuất khẩu kiếm lời và làm giảmtiêu thụ trong nước hại cho người tiêu dùng.

Trong trường hợp ví dụ của chúng ta, chi phí và lợi ích của trợ cấp được thể hiện như sau:

* Nhà sản xuất được lợi nhuận diện tích hình1+2+3, tương đương 20 triệu đồng

* Người tiêu dùng trong nước bị thiệt là diện tích hình1+2, tương đương 12,5 triệu đồng

* Chi phí bảo hộ là diện tích hình 2+4 tương đương 7,5 triệu đồng

* Trợ cấp xuất khẩu của Chính phủ là diện tích hình 2+3+4 tương đương 15 triệu đồng

Như vậy lợi ích của nhà sản xuất (trong trường hợp ví dụ của chúng ta là 20 triệu đồng) nhỏ hơn thiệt hại của người tiêu dùng cộng với trợ cấp của Chính phủ (27,5 triệu đồng) Vì vậy, trợ cấp xuất khẩu cần có điều kiện và có thời hạn Mức trợ cấp để khuyến khích xuất khẩu cũng gắn với chi phí và lợi ích của nó

Quan điểm WTO: đã đề cập ở câu trên

88 Khái niệm về tỷ giá hối đoái? Trong hai loại tỷ giá (tỷ giá thực tế và tỷ giá chính thức) loại nào có ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động xuất khẩu? Tại sao?

Khái niệm 2,0 đ

- Tỷ giá hối đoái 0,5

- Tỷ giá hối đoái chính thức 0,5

- Tỷ giá hối đoái thực tế và công thức 1,0

Tỷ giá hối đoái thực tế ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhiều hơn 0,5 đGiải thích lý do 2,5 đ

Khái niệm tỷ giá: Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán

Tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá hoái đoái do cơ quan hữu trách qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy định

Tỷ giá hoái đoái thực tế: một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan

Tỷ giá

HĐTT = Tỷ giá HĐCT x Chỉ số giá cả trong nước

Chỉ số giá cả nước ngoài

Tỷ giá hoái đoái thực tế ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhiều hơn do …

89 Phá giá hối đoái là gì? Nêu điều kiện để phá giá hối đoái thành công và tác động của phá giá hối đoái đối với nền kinh tế?

Khái niệm 0,5 đ

Phân tích 2 điều kiện để phá giá hối đoái thành công 2,0 đ

Tác động của việc phá giá hối đoái đối với nền kinh tế 2,5 đ

- Tác động tích cực 1,0

s- Tác động tiêu cực 1,5

Phá giá hối đoái:

Trang 36

a Khái niệm: PGTGHĐ chính thức là đồng tiền của 1 nước bị phá giá hay chính xác hơn bị giảmgiá, khi tỉ giá chính thức mà Ngân hàng TW của nước đó sẵn sàng đổi nội tệ lấy ngoại tệ được tăng lên

Việc phá giá tỷ giá HĐCT làm giảm tỉ giá HĐTT ngay lập tức, nhưng làm tăng giá hàng NK tínhbằng nội tệ Sự tăng giá này làm chi phí sx tăng và có xu hướng đẩy giá lên cao hơn nữa tuy trước mắt PGTGHĐ có thể khuyến khích được XK, giảm NK, tăng cường thu hút vốn đầu tư và khách du lịch nước ngoài Nhưng trong thực tế 1 vòng luẩn quẩn giữa PGHĐ – đồng lương trongnước giảm – uy tín quốc gia giảm – cán cân thanh toán mất cân đối – gánh nặng nợ nần tăng và những biện pháp đối kháng có thể diễn ra theo chiều hướng bất lợi

b Điều kiện để PGHĐ thành công (2 đk)

- Mất giá đối ngoại phải lớn hơn mất giá đối nội (Lạm phát phải nhỏ hơn PGHĐ)

(coi ví dụ trong sách tr 462 để rõ hơn)

- Các nước ko dùng bp đối kháng như: thuế, hạn ngạch, quản lí ngoại hối, …

c Tác động của PGHĐ đối vói nền kinh tế:

 Tích cực: trong ngắn hạn có thể khuyến khích XK, giảm NK, cải thiện cán cân thương mại, tăng cường thu hút vốn đầu tư và khách du lịch nước ngoài…

 Tiêu cực: nhưng khi TGHĐ giảm thì đồng lương trong nước giảm tương đối so với thế giới, uytín quốc gia giảm, cán cân thanh toán mất cân đối, gánh nặng nợ nần tăng và những biện pháp đối kháng có thể diễn ra theo chiều hướng bất lợi; nguy cơ lạm phát do giá NK tăng làm cho giá trong nước cũng tăng theo

(xem thêm ví dụ trong sách tr 461)

90 Xúc tiến XK là gì? Nêu các hình thức của xúc tiến XK, quan điểm của WTO và liên hệ với thực tiễn tại VN hiện nay?

Khái niệm 0,5 đ

Các hình thức xúc tiến XK 3,0 đ

- Ở cấp vĩ mô 1,5

- Ở cấp vi mô 1,5

Quan điểm của WTO 0,5 đ

Liên hệ với các hoạt động xúc tiến XK mà VN thường áp dụng 1,0 đ

a Xúc tiến XK là (theo quan điểm của Sernghau và Rosson năm 1990) những công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp đến các hđ XK ở cấp độ doanh nghiệp, 1 ngành công nghiệp hay cấp độ quốc gia Chung quy đó là các hđ được thiết kế để tăng XK của 1 quốc gia hay 1 công ty

b Các hình thức XTXK:

+ ở cấp vĩ mô (cấp quốc gia)

• Xây dựng chiến lược, định hướng XK

• Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ XK

• Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà XK

• Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà XK

• Lập các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường hàng hóa, thương nhân và chính sách của Chính phủ nước sở tại

• v.v

+ ở cấp vi mô (cấp doanh nghiệp)

• Tiến hành quảng cáo để bán hàng ra nước ngoài

• Tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài

• Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hóa, thương nhân và chính sách

Trang 37

NK của nước mua hàng.

• Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn

c Quan điểm của WTO về XTXK:

d Thực tiễn áp dụng tại VN hiện nay: (các hoạt động xtxk VN thường áp dụng)

Về phía Nhà nước:

- Đẩy mạnh xd chiến lược phát triển trên các thị trường XK thông qua đảm phán, kí kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp

lí thuận lợi để đẩy mạnh XK

- Thảo luận ở cấp CP về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặt hàng XK chủ lực của VN

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trườngXK

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu

Về phía doanh nghiệp:

- Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thựchiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, qua tham tán thương mại các nước

sở tại

- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nước NK trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại của nước (khu vực) đó tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước đó, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…

- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường NK hàng VN Tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng nước ngoài

91 Để đẩy mạnh và khuyến khích XK các quốc gia thường áp dụng các biện pháp gì? Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì biện pháp nào quan trọng nhất?

3 nhóm biện pháp 3,0 đ

- Nhóm tạo nguồn hàng (4 biện pháp) 1,0

- Nhóm tài chính (4 biện pháp) 1,0

- Nhóm thể chế và xúc tiến XK (2 biện pháp) 1,0

Liên hệ Việt Nam 2,0 đ

a Để đấy mạnh và khuyến khích XK các quốc gia thường áp dụng các biện pháp: (3 nhóm biện pháp)

- Nhóm tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK (4 biện pháp)

+ Xây dựng các mặt hàng XK chủ lực

+ Gia công XK

+ Các biện pháp đầu tư

+ Xây dựng các khu kinh tế mở

- Nhóm tài chính (4 biện pháp)

+ Tín dụng XK

Trang 38

+ Trợ cấp XK

+ Chính sách tỉ giá hối đoái

+ Thuế XK và các ưu đãi về thuế

- Nhóm thể chế vả xúc tiến XK (2 biện pháp)

+ Các biện pháp về thể chế

+ Xúc tiến XK

b Liên hệ VN: trong điều kiện VN hiện nay, biện pháp quan trọng nhất là …???

92 Để quản lý XK, Việt Nam thường dùng những biện pháp gì? Những biện pháp này có mâu thuẫn với chương trình XK của Việt Nam không?

Chính sách quản lý xuất khẩu của Việt Nam hiện nay (kể tên các biện pháp Việt Nam có áp dụng

để quản lý xuất khẩu) 3,5 đ

- Nhóm thuế quan 1,0

- Nhóm phi thuế quan 2,5

Không mâu thuẫn Giải thích lý do 1,5 đ

Nhóm thuế quan

Thuế xuất khẩu

Ở Việt Nam, thuế xuât khẩu áp dụng với rất ít mặt hàng Việc đánh thuế xuất khẩu ở ta không phải là nhằm tăng thu cho ngân sách mà nhằm vào mục tiêu khác như nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu Điều này được thể hiện bằng cách đánh thuế xuất khẩu cao vào các sản phẩm không chế biến, và thấp hơn hoặc không đánh thuế vào các sản phẩm đã chế biến Về nguyên tắc, hình thức đánh thuế như vậy có thể tăng thêm giá trị gia tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế

Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được thông qua tại Kỳ họp thứ 11 khoá IX thì khi xuất khẩu, hàng hoá không phải nộp thuế GTGT (thuế suất 0%), bao gồm cả hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu; phần mềm máy tính xuất khẩu, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động

Các loại thuế gián thu khác cũng đều dành những ưu tiên nhất định cho xuất khẩu

Nhóm phi thuế quan:

Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu một số loại hàng hóa như vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự, đồ cổ, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên, các loại máy mã chuyên dùng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước nhằm đảm bảo cho nhu cầu trong nước còn thiếu, bảo vệ di sản văn hóa, động vật, tài nguyên hay mục đích chính trị, quân sự quốc gia

Quản lý bằng giấy phép của Bộ Công thương một số hàng hóa như hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam thoả thuận với nước ngoài, hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hoá, Tổng Cục bưu điện, Bộ Công nghiệp Nhà nước quy định thủ tục cấp giấy phép đơn giản, tức là việc cấp giấy phép không gây ra trở ngại hoặc chậm trễ công việc kinh doanh của người xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu chỉ cấp cho các tổ chức có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch quy định cho mặt hàng đó Đối với những mặt hàng không quản lý bằng hạn ngạch thì các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện theo kế hoạch đăng ký tại Bộ Thương mại không hạn chế số lượng hoặc giá trị

Trang 39

Thủ tục hải quan - xuất khẩu hàng hoá

Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo các quy định chính thức về xuất khẩu hàng hoá và có khi theo yêu cầu của nước nhập khẩu Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý như:

- Hạn chế số lượng (giấy phép xuất khẩu)

- Hạn chế ngoại tệ (giám sát ngoại hối)

- Hạn chế tài chính (kiểm tra hải quan, thuế quan)

- Nhu cầu thống kê thương mại (báo cáo thống kê)

- Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh, y tế, hàng nguy hiểm

- Kiểm tra, áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế quan (giấy chứng nhận xuất xứ)

Khi làm thủ tục hải quan, thông thường phải kiểm tra tư cách pháp nhân của người xuất khẩu, cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp pháp và đúng quy định không

Những quy định về thủ tục hải quan là đối tượng hàng đầu trong việc đơn giản hoá các thủ tục thương mại quốc tế Thời gian làm thủ tục, các yêu cầu đối với chứng từ là tiêu chuẩn quan trọng

để đánh giá công tác đơn giản hoá thủ tục thương mại

Hạn ngạch xuất khẩu

Các hình thức hạn chế xuất khẩu được áp dụng tuỳ từng nước; hạn ngạch theo mặt hàng, hạn ngạch theo từng nước và trong thời gian nhất định (một năm)

Một số nước chỉ cho phép một số tổ chức có quyền xuất khẩu một số mặt hàng nhất định

Hàng năm, Bộ Thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quản lý sản xuất và được Chính phủ duyệt Hiện nay Nhà nước chỉ quản lý bằng hạn ngạch mặt hàng

Quản lý ngoại tệ

Đa số các nước đang phát triển đều quy định cho các nhà xuất khẩu phải chuyển khoản ngoại tệ thu được vào Ngân hàng Thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ Nhưng cũng có nhiều nước cho phép dùng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu để nhập hàng hoá cần thiết Ở Việt Nam hiện n

Chuong 7-8

Thursday, November 24, 2011 3:22:20 PM

39 Chiến lược phát triển ngoại thương là gì? Phân tích mối liên hệ giữa chiến lược phát triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (hoặc chiến lược phát triển quốc gia)?Khái niệm 2,0 đ

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1,0

- Chiến lược phát triển ngoại thương 1,0

Phân tích mối quan hệ 3,0 đ

Chiến lược phát triển kinh tế Ngoại thương là bản luận cứ có cơ sở khoa học, nêu được mục tiêu,định hướng phát triển, cách giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của lĩnh vực Ngoại thương trong thời

Trang 40

gian dài Mục tiêu của chiến lược chính là để phát triển kinh tế xã hội.

Tăng trưởng nhanh

Điều kiện áp dụng - Hiệu quả cao, cần phân tích kỹ lưỡng về chi phí và lợi ích thương mại cho các ngành, các lĩnh vực; áp dụng các phương pháp quản lý mới nhất; nhanh chóng nâng cấp, thayđổi thiết bị một cách cơ bản; hoàn toàn hội nhập, cạnh tranh trong nước với ngoài nước

- Phải thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp và công nghệ nước ngoài, đặc biệt đối với các nước đang phát triền

- Phải tạo ra thị trường trong và ngoài nước một cách chủ động

- Phải nhập khẩu khá nhiều, đặc biệt các linh kiện, thiết bị và các sàn phẩm trung gian (cũng nhằm mục tiêu xuất khẩu)

- Phải nhận được bí quyết công nghệ của nước ngoài

- Nhanh chóng tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại (bao gồm cả kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội) để hỗ trợ

Nội dung - Tập trung vào việc phân bổ các các nguồn đầu tư và nhân lực vào các ngành mà đặc biệt là các ngành công nghiệp, các hoạt động kinh tế và cần hướng mạnh vào XK là chủ

yếu.các dự án có mức hoàn vốn cao nhất

Ưu

Nhược - Để đạt tăng trưởng nhanh phải giảm tối đa nhân lực trong các ngành sản xuất, đặc biệt

là sản xuất công nghiệp, chịu sự dư thừa một số lượng lớn lao động không có việc làm

- Bố trí sản xuất, đặc biệt phát triển các xí nghiệp công nghiệp và các khu công nghiệp, chỉ có thềtập trung vào các vùng có kết cấu hạ tầng phát triển , sẽ làm tăng sự khác biệt và chênh lệch giữacác vùng

- Tạo sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các bộ phận dân cư , chênh lệch giữa các ngành, các lĩnh vực

Dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước

Điều kiện áp dụng • Có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn lành nghề đối với công nghiệp chế biến nguồn tài nguyên, đặt biệt là tài nguyên khoáng sản Hình thành các dự án cơ bản lớn, đặc biệt trong công nghiệp khoáng sản (vốn đầu tư lớn, qui mô sản xuất lớn, thời gian dài)

• Phải tạo ra nguồn năng lượng điện rất lớn

• Đặc biệt lưu ý đến mức cao nhất về bảo vệ môi trường sinh thái

Nội dung Chiến lược này dựa vào thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên trong nước: khoáng sản, nông nghiệp, thuỷ hải sản, nghề rừng…., khai thác và chế biến các tài nguyên này cho cả thị trường trong nước và ngoài nước

• Đẩy mạnh thăm dò và khai thác mỏ, đặc biệt là các mỏ dầu lửa và khí thiên nhiên

• Chú trọng sản xuất nông sản hàng hoá

• Điều tra chi tiết về nghề cá và xây dựng hệ thống các cơ sở đánh bắt và nuôi cá

• Điều tra chi tiết về nghề rừng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến về rừng và trồng rừng qui

mô lớn và thích hợp

• Ưu tiên đầu tư cho chế biến tài nguyên trong nước

• Tăng cường hợp tác quốc tế để có thiết bị hiện đại, qui mô lớn, các bí quyết sản xuất và các nguồn tài chính, cũng như thị trường thế giới cho các mặt hàng chế biến

• Định hướng xuất khẩu cho các ngành công nghiệp dựa trên nguồn lực tài nguyên

Ưu

Nhược • Không phải nước nào cũng có nguồn tài nguyên đủ lớn để phát triển dựa hẳn vào nguồn

Ngày đăng: 27/10/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w