Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ..." [16] Trong những năm qua, Đảng và
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki
Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được
khoan dung, tha thứ " [16]
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, sự quan tâm của các học giả tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thường lồng trong các nghiên cứu về hôn nhân gia đình
3 Tính mới của đề tài
Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” không đi vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung về các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này
4 Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về bạo lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng về bạo lực gia đình để tìm ra một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có xem xét tới các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm 3 chương:
Trang 2Chương I: Khái quát chung về bạo lực gia đình
Chương II: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Chương III: Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây và một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế
Trang 3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm gia đình và thành viên gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho
xã hội Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng
họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt (bao gồm
cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể )
những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như
vợ chồngngười này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia
sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt
về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau
1.1.2 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Trang 4Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" [12] Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực
tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”
(Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
Trang 51.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.2.1 Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình
1.2.2 Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo…
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên
vì quan niệm “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già” Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Điều Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực
có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…
1.2.4 Định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng của người phụ nữ Người vợ,
Trang 6người mẹ thường không có được sự tôn trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường
1.3.2 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất
cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành
vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình
1.4.1 Phạm vi điều chỉnh
Luật mẫu về bạo lực gia đình của Ủy ban về nhân quyền của Liên hợp quốc khuyến khích các quốc gia xác định phạm vi các mối quan hệ nảy sinh bạo lực gia đình càng rộng càng
Trang 7tốt, vì mục đích của Luật không chỉ là công nhận về mặt pháp lý giữa nạn nhân và thủ phạm mà
là xác định nhóm nạn nhân có thể cần hỗ trợ và bảo vệ xuất phát từ tính chất riêng tư của mối quan hệ mà từ đó nạn bạo lực nảy sinh Bên cạnh đó, ở những quốc gia khác nhau thì quy định
về những đối tượng cụ thể của hành vi bạo lực gia đình cũng khác nhau
Ví dụ: Điều 3 Luật Bảo vệ chống bạo lực gia đình của Bun-ga-ri quy định: “Biện pháp bảo vệ có thể được áp dụng khi có yêu cầu của người bị bạo lực gia đình do những người sau đây gây ra:
1 Vợ/chồng hay đã từng là vợ/chồng;
2 Người đang hay đã từng cùng chung sống như vợ chồng;
3 Người có con chung;
4 Ông, bà;
5 Cháu;
6 Anh, chị, em ruột;
7 Người có họ hàng trong phạm vi 3 đời;
8 Người giám hộ hay cha mẹ nuôi tạm thời”
Trong khi đó, Khoản 2, Điều 2 Luật Đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực trong gia đình của Hàn Quốc quy định: “Các thành viên trong gia đình” là những người có bất cứ điều kiện nào sau đây:
- Vợ, chồng (bao gồm cả người có hôn nhân thực tế) hoặc bất cứ người nào có quan hệ hôn nhân
- Bất cứ người nào đang có quan hệ hoặc đã từng có quan hệ tổ tiên (bao gồm những người có chung huyết thống hoặc những người được nhận làm con nuôi một cách hợp pháp)
- Bất cứ người nào có quan hệ là con với cha kế hay mẹ kế hoặc là con ngoài giá thú của người phụ nữ mà người này lại kết hôn hợp pháp với cha của người đó
- Bất cứ người nào có quan hệ họ hàng và chung sống cùng nhau
1.4.2 Phòng ngừa bạo lực gia đình
Một số quốc gia rất quan tâm tới việc phòng ngừa bạo lực gia đình bằng các biện pháp như: tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân, nghiên cứu về bạo lực gia đình (Nhật Bản, Philippin, Malaysia, Đông Timo) Tuy nhiên, cũng có một số nước chủ yếu tập trung vào các biện pháp can thiệp hỗ trợ nạn nhân khi bạo lực xảy ra (Hàn Quốc, Indonesia)
Trang 8Luật Chống bạo lực gia đình của Đông Timo có cách tiếp cận khá rộng đối với việc phòng ngừa bạo lực gia đình Theo đó, để phòng ngừa bạo lực gia đình xảy ra, Nhà nước phải:
- Tạo điều kiện để xây dựng một chương trình giáo dục về quyền con người cho cả trường tiểu học lẫn trung học;
- Tạo điều kiện để biên soạn một chương trình giáo dục về quyền con người và các hình thức về bạo lực gia đình cho cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, luật sư tham gia giải quyết những vụ việc bạo lực gia đình;
- Cung cấp thông tin cho quần chúng, những người lãnh đạo theo truyền thống và trong cộng đồng về quyền con người, về bạo lực gia đình – một sự vi phạm quyền con người;
- Các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng cùng nhau phối hợp nỗ lực phòng ngừa bạo lực gia đình và giải quyết những yếu tố kinh tế - xã hội làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình
1.4.4 Về các quyết định bảo vệ nạn nhân
Các quyết định bảo vệ nạn nhân đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất để đấu tranh với nạn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân
Ở nhiều nước, người có quyền yêu cầu bảo vệ nạn nhân không chỉ là nạn nhân mà còn bao gồm cả những người khác Ví dụ, ở Philippin, việc ban hành quyết định bảo vệ có thể được những người sau đây yêu cầu: nạn nhân, cha mẹ hoặc người thân của nạn nhân, nhân viên xã hội, sỹ quan cảnh sát, viên chức chính quyền địa phương, luật sư của nạn nhân, bác sỹ chuyên khoa hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc những công dân hữu quan đã chứng kiến hành vi bạo lực
Trong quyết định bảo vệ, người có hành vi bạo lực thường bị áp đặt một số hành vi: cấm thực hiện bất cứ hành vi bạo lực mới nào; cấm tiếp xúc với nạn nhân; yêu cầu người vi phạm rời khỏi nhà (Malayxia, Nhật Bản, Đài Loan); yêu cầu người vi phạm thực hiện cấp dưỡng tạm thời (Philippin, Camphichia, Đài Loan); quyết định giao trông nom trẻ (Nhật Bản, Đài Loan, Camphichia); cho phép bắt giữ không cần lệnh bắt giữ nếu cảnh sát nhận được thông tin rằng quyết định bảo vệ bị vi phạm (Malayxia, Camphuchia)
Trang 9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2.1 Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc của phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình [8, Điều 3]
2.2 Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình
2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:
“1 Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
Trang 10đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2 Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.”
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình
Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của họ được ghi nhận ở Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
“1 Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2 Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3 Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4 Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.”
2.3 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình
2.3.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
Điều 32, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về trách nhiệm gia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình:
1 Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các
tệ nạn xã hội khác.
2 Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
3 Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4 Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
gia đình thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Cụ thể: một số hành vi
bị pháp luật nghiêm cấm, được quy định tại Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
1 Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2 Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3 Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.