Bữa ăn hàng ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết bồi dưỡng sức khỏe cho các thành viên mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lí, tình cảm sâu sắ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ
TRỌNG
KHOA: ĐỘNG LỰC HỌC PHẦN: KĨ NĂNG GIAO TIẾP
ĐỀ TÀI: BỮA CƠM GIA ĐÌNH
LỚP:13CĐ-Ô1
Hs-sv thực hiện:
Trang 2TPHCM 24 5 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Bữa cơm gia đình là nơi các thành viên cùng quay quần bên nhau, sẽ chia các câu chuyện gặp phải trong ngày,
là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình,
là nơi giáo dục con trẻ biết nhương nhịn, hiểu thảo kính trên nhường dưới khi thấy ba mẹ chúng chăm sóc miếng
ăn cho ông bà…
Trang 3NỘI DUNG
Bữa cơm gia đình Việt Nam, đó là một bữa cơm được chế biến với nhiều vị, đủ chất, rất cân bằng âm dương, vừa ngon, vừa lành, làm cho gia đình có Hơi ấm gia đình chính là khi cả nhà quây quần bên nhau, gắp cho nhau từng miếng cá, miếng rau, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, những thành tích nho nhỏ vừa đạt được trong ngày, những đứa con tranh nhau khoe điểm mười Bữa ăn hàng ngày trong gia đình không chỉ
là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết bồi dưỡng sức khỏe cho các thành viên mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lí, tình cảm sâu sắc, sự quan tâm đến tâm trạng vui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên trong gia đình Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưng lại đáng quý biết bao! một buổi họp mặt đầy ấm cúng và thân thiện
Trang 4Là một trong những thành tố văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người Việt, gia đình chính là nền tảng đạo đức của xã hội Nói đến văn hóa gia đình, người ta thường đề cập đến bữa cơm; bữa cơm trong gia đình người Việt không chỉ đơn thuần là nơi mọi người trong gia đình cùng thưởng thức những món ngon mà cao hơn đó là sự gắn kết các thành viên, làm hình thành nên truyền thống của gia đình Tất cả hòa quyện tạo nên những nét đẹp độc đáo riêng biệt trong
văn hóa Việt Người phương Tây thường duy lý nên
không coi trọng bữa cơm gia đình, con cái họ khi trưởng thành đều ra ở riêng và có cuộc sống riêng của mình; còn người Việt thì duy tình nên có thói quen sau một ngày làm việc vất vả thường quay trở về mái nhà chung
để quây quần bên nhau dùng bữa cơm chiều Đó là lúc ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em cùng ngồi bên mâm cơm thưởng thức những món ăn ưa thích do bà, mẹ nấu
và vui vẻ kể chuyện học hành, công việc trong không khí ấm cúng và thân mật Sợi chỉ hồng vô hình này đã gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 5Vốn là cư dân gốc nông nghiệp lứa nước, sống quần cư trong các xóm làng nên bữa cơm của các gia đình Việt Nam thường rất đơn giản, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm có khác nhau Thực phẩm để chế biến món ăn rất phong phú và đa dạng, đó là sản vật trồng, nuôi được hoặc đánh bắt trong tự nhiên Bữa cơm của người Việt thường là một món mặn, một món xào và canh; trong đó có đến 70-80% thức ăn được chế biến từ lương thực, thực vật Quả thực, bữa cơm gia đình người Việt là bữa “cơm rau” hay “cơm canh” Độc đáo nhất là món canh, hầu như trên thế giới chỉ có người Việt Nam có cách ăn canh chan vào cơm Đặc biệt trong bữa cơm không thể thiếu các loại mắm nước, mắm tôm, mắm tép, mắm cá và dưa cà.
Trang 6Không chỉ là nơi gia đình tụ họp ăn uông, mâm cơm còn chính là nơi thể hiện rõ nét văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” thể hiện ở chỗ: Người phụ nữ cao tuổi nhất, bà hoặc mẹ hoặc chị
em gái là người ngồi đầu nồi, để vừa ăn vừa trông chừng vừa xới cơm phục vụ cả nhà Nếu thiếu, thì người đầu nồi ăn chậm lại nhường khác phải luôn tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn Ngoài ra, phải biết “Học ăn, học nói, học gói, học mở” có ý muốn nói ăn uống cũng cần phải học Chính vì vậy mà trong cách ăn cũng được xem là nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi bữa cơm gia đình không chỉ để ăn cho no mà để mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn, là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình Truyền thống, nền nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu Đó không chỉ là bài học về văn hóa ăn uống “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” mà còn cả những bài học về văn hóa ứng xử “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và biết bao bài học về đạo lý làm người
Trang 7Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay con người trở nên cũng bận rộn, nhất là ở những thành phố lớn đã khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật Người ta thường chọn cách ăn tiện lợi như: ăn ở cửa hàng, ở các tiệm hay thức ăn nhanh… mà không còn chú tâm đến các bữa cơm gia đình nữa Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên do làm cho tình cảm trong gia đình bị rạn nứt Thế nhưng, phần lớn trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống thường nhật Bởi vậy, vào các dịp lễ, tết, giỗ, rằm…mọi thành viên đều sum họp lại với nhau dù
có đi làm ăn xa ở đâu đều về quây quần bên mâm cơm gia đình Bữa cơm bao giờ cũng là nơi các thành viên trong gia đình mong ngóng, chờ đợi mỗi ngày để luôn được hưởng những cảm giác được gần gũi nhau hơn trong tình cảm của con cái đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em và ngược lại Là nơi để chia sẻ, giãi bày những công việc trong ngày.
Trang 8Đối với mỗi người Việt Nam, gia đình vô cùng quan trọng Gia đình là nơi hun đúc những giá trị truyền thống hình thành nên con người Vì vậy, có thể coi bữa cơm là một biểu tượng cho văn hoá Việt Nam Thông qua mỗi bữa cơm giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn chia sẻ được mọi điều và gắn kết mọi người lại với nhau Bữa cơm gia đình là một giá trị trong bản sắc Văn hoá Việt Nam Bữa ăn của người Việt thường thể hiện những đạo lý quan trọng thông qua hoạt động ăn uống là tình cảm nồng thắm, thủy chung, giản
dị thanh bạch nhưng có tình có nghĩa
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình, đó cũng
Trang 9Trong bữa ăn gia đình Việt Nam, người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm Khi xới cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm, dẻo, không bao giờ đơm miếng cháy vào bát các người lớn Thức ăn trong bàn thường có phần riêng dành cho trẻ nhỏ, người già luôn được mọi người quan tâm
Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc bàn ăn và cùng gắp chung các thức ăn có trong bàn, chấm chung một chén nước chấm
Ở đây không có sự phân biệt giữa các thành viên trong gia đình, nếu có những ưu tiên, nhường nhịn thì chỉ là những quy ước tự giác không bắt buộc nhưng tuân thủ các quy tắc ấy chính là thể hiện một lối sống có văn hóa
Trang 10Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún) Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn
ra vào buổi trưa hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một món gia
vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương:
Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái chén nhỏ và đôi đũa của riêng mình)
Một chén nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc
xì dầu) cả gia đình dùng chung
Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho
Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không
Trang 11KẾT LUẬN
Tôi yêu bữa cơm gia đình của mình bởi trong điều kiện sống bận rộn của mỗi thành viên trong nhà thì sự chăm chút cho nhau trong những bữa ăn ấy đôi khi lại là những thời khắc quý giá hiếm hoi để thể hiện tình thương và sự quan tâm, chia sẻ.