Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ l
Trang 1Câu 1: Bản chất và đặc trưng của nhà nước.
KN: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí dặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Bản chất của nhà nước thể hiện dưới hai đặc tính cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội:
Thứ nhất, là tính giai cấp: là mặt cơ bản thể hiện bản chất nhà nước: thể
hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào?
Trong xh bóc lột ( xh chiếm hữu nô lệ, xh pk, xh tư sản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của gc bóc lột trên 3 mặt: kinh tế, chính trị và tư tưởng
Vì vậy nhà nước tồn tại với 2 tư cách:
+ Một là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác + Hai là tổ chức quyền lực công - tức là nhà nc vừa là ng bảo vệ pháp luật vừa
là ng bảo đảm các quyền công dân đc thực thi
Thứ hai là tính xã hội: hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, giải quyết những vấn đề mà đời sống cộng động xã hội đặt ra như phát triển giáo dục,
y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội… Tổ chức, điều hành và quản lý các dịch vụ công, đấu tranh phòng chống tội phạm
Trang 2Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản sau:
1 Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ:
Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổi, quản lý cư dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, giới tính, tôn giáo… Việc phân chia này đảm bảo cho quản lí nhà nước này được tập trung, thống nhất Người dân có mối quan hệ với nhà nước là quốc tịch Nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của minh
2.Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt: quyền lực công để quản lý
xã hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên là nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cảnh sát…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quyền lực này như tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc…
3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tối cao
của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình Nhà nước là đại diện pháp lí cho toàn thể xã hội về đối nội và đối ngoại Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với nhà nước
4 Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, là người thực
hiện quyền lực công cộng, duy trì xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng để quản lý xã hội Pháp luật do nhà nước ban hành
có tính bắt buộc chung dược đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục
5 Nhà nước có quyền quyết định và thực hiện thu các loại thuế: Là hình thức bắt
buộc, với thời hạn và số lượng ấn định trước Nhà nước đặt ra các loại thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước Chỉ có nhà nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế và nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức
Trang 3cho toàn xã hội để thực hiện sự quản lý xã hội.
Câu 2: Bản chất của pháp luật.
KN: Là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc do nhà nước đặt ra và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội Cũng như nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở tính giai cấp của
nó, pháp luật là con đẻ của xã hội có giai cấp, bảo về lợi ích giai cấp thống trị, thể hiện ý chí giai cấp thống trị; do đó nó mang bản chất giai cấp vô cùng sâu sắc
Tính giai cấp của pháp luật: Pháp luật là sự biểu thị ý chí của giai cấp thống trị,
nội dung ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Pháp luật là công cụ thống trị về mặt giai cấp và chính trị trong xã hội
Tính xã hội của pháp luật: Là thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ biến của pháp
luật Có nghĩa, pháp luật thể hiện ý chí bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, nhà nước quan tâm tới ý chí và lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội, giải quyết các vấn đề phát sinh như: Tội phạm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội…
Như vậy, pháp luật là 1 hiện tượng vừa có thuộc tính giai cấp vừa có thuộc tính xã hội Hai thuộc tính này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nước
Câu 3: Đặc trưng của pháp luật
Tính quy phạm, phổ biến: Tính quy phạm là giới hạn cần thiết mà nhà nước quy
định để tất cả cá nhân, tổ chức có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho
Trang 4phép Tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến, là khuôn mẩu chung cho tất cả mọi người và được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn
Tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước: Pháp luật
do nhà nước ban hành do đó pháp luật có sức mạnh của quyền lực nhà nước, có tính bặt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Khác với các quy phạm khác quy phạm
pháp luật được thể hiện trong hệ thông văn bản pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ bảo đảm tính thống nhất, đông bộ về nội dung và trật tự nghiêm ngặt về hiệu lực pháp lý, trình tự ban hành, sửa đổi
Câu 4: Thực hiện pháp luật.
a Khái niệm: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật
b Các hình thức thực hiện:
Tuân theo pháp luật: Là hình thức các chủ thể pháp luật phải kiềm chế không tiến hành các hành động pháp luật ngăn cấm (vd: Quan chức không tham nhũng, đi xe không vượt đèn đỏ…) Hình thức này có cơ sở là pháp luật cấm đoán Vì vậy chủ
thể pháp luật cần biết cái gì không được làm và kiềm chế không tiến hành việc đó
Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện mà chủ thể phải tiến hành việc mà pháp luật bắt phải làm cách tích cực (vd: đi xe đội mũ bảo hiểm, thanh niên trong
độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự…) Hình thức này có cơ sở quy phạm pháp luật
bắt buộc Các chủ thể cần biết minh cần phải làm gì và tiến hành nghĩa vụ pháp lý
đó 1 cách tích cực
Trang 5Sử dụng pháp luật: Là các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình ( vd: Nam, nữ đủ điều kiện đăng kí kết hôn thì được đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật) Hình thức này cho phép chủ thể pháp luật thực hiện hoặc không
thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của minh Chứ không bị ép buộc
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trong nhà nước thông qua các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện quy định pháp luật hoặc tự minh căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thê
c Áp dụng pháp luật.
Định nghĩa: áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước
được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
Các trường hợp cần áp dụng pháp luật:
- Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế do các chế tài pháp luật quy định với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
Ví dụ: 1 chủ thể pháp luật thực hiện hành vi phạm tội thì không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự tự động phát sinh và người vi phạm tự giác chấp hành hình phạt Cần phải có hoạt động của cơ quan Tòa án, cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan điều tra, xét xử ra bản án và buộc chấp hành.
- Khi quan hệ pháp luật với những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước
Trang 6Ví dụ: Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân có quyền và nghĩa vụ lao động Nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa công dân với cơ quan, tổ chức nhà nước chỉ phát sinh khi có quyết định tuyển dụng.
- Khi xảy ra tranh chấp, quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được
Ví dụ: tranh chấp giữa những bên tham gia hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự
- Trong 1 số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hoặc không tồn tại của 1 số sự việc, sự kiện thực tế
Ví dụ: việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp.
Đặc điểm của áp dụng pháp luật.
- áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước.
+ Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: pháp luật quy định mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện 1 số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định Trong quá trình áp dụng pháp luật, pháp luật được coi là phương tiện, công
cụ cần thiết để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình
+ Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng
+ Sự áp dụng này có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể liên quan + Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước
Trang 7- áp dụng pháp luật là hoạt động có hình thức, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ.
+ Pháp luật quy định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ áp dụng pháp luật
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó
- áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt , cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
+Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội yêu cầu sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh quy phạm chung
+ Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống xã hội
- áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.
+ Khi áp dụng pháp luật cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sácg tỏ cấu thành pháp lý, lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng và tổ chức thi hành
+ Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ cần vận dụng 1 cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự
Câu 5: vi phạm hành chính.
Kn: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Xử lí VPHC:
Trang 8a Các hình thức xử lí VPHC:
Các hình thức xử lí vphc bao gồm: các hình thức xử phạt vphc và các biện pháp xử
lí hành chính khác
- Các hình thức xử phạt vphc và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ xử phạt hành chính gồm cảnh cáo và phạt tiền: cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vphc ở mức độ nhẹ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với nọi hành vi vphc do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện phạt tiền được áp dụng dối với các tổ chức,
cá nhân vphc và không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo
+xử phạt bổ sung gồm: tướt quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch tu tang vật, phương tiện được sử dụng để vphc
+trục xuất là hình thức xử phạt đối với người nước ngoài có hvi vphc Trục xuất có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
Đối với mỗi hvi vphc, cá nhân , tổ chức vi phậm chỉ dduowcj xử phạt một lần bằng một trong các hình thức xử phạy chính Tuỳ theo tính chất mức độ
vi phạm mà cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng kèm theo hình phạt
bổ xung
+ biện pháp khắc phục hậu quả: ngoài việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vphc, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vphc còn có thể áp dụng 1 hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã
bị thay đổi do vphc gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xd trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vphc gây ra,…
Trang 9- Các biện pháp xử lí hành chính khác: chỉ được áp dụng đối với các cá nhân
là công dân việt nam vppl về trật tự, an toàn xh(như cờ bạc, mại dâm,ma túy, gây rối trật tự công cộng,….)như ng chưa đến mức phải xử lí hình sự mục đích của việt áp dụng các biện pháp này là nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của dối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện , có ích cho xh, ngăn ngừa khả năng tái phạm của họ.các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: +giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ đưa vào trường giáo dưỡng
+đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh
+quản chế hành chính
b Nguyên tắc xử lí vphc:
- Nguyên tắc pháp chế: không một tổ chức, cá nhân nào bị xử lí vphc ngoài những căn cứ và thủ tục do pháp luật quy định Chỉ những cơ quan và người
có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xử lí vphc Quá trình xử lí hành chính phải chịu sự kiểm tra giám xát cảu cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xh, công dân
- Mọi vphc phải được phát hiện kịp thời, xử lí công minh theo đúng quy định của pháp luật
- Nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong xử lí vi phạm
c Thẩm quyền xử phạt vphc:
Theo quy định của pháp lệnh xử lí vphc , thẩm quyền xử phạt vphc thuộc về những cơ quan và cá nhân sau đây:
Trang 10- UBND các cấp
- Cơ quan công an nhân dân
- Bồ đội biên phòng
- Cơ quan cảnh sát biển
- Cơ quan hải quang
- Cơ quan kiểm lâm
- Cơ quan thuế
- Cơ quan quản lí thị trường
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành
- Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng
vụ hàng không
- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự đòng thời pháp luật cũng quy định thẩm quyền của những cá nhân có quyền xử phạt trong các cơ quan trên
- Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh,huyện, hoặc xã
Câu 6: Quyền sở hữu.
Khái niệm quyền sở hữu.
- Quyền sở hữu: Là một chế định của BLDS điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản, là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhật định của chủ sở hữu
Nội dung quyền sở hữu.
Quyền chiếm hữu: Là quyền nắm giữ quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu đó là
quyền kiểm soát, là chủ và chi phối vật đó theo ý minh mag không bị hạn chế