1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển khu du lịch danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

106 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

1.4 Nôi dung phát triển du lịch 21 1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương 23 1.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưatừng dùng bảo vệ đế lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc

Ninh Bình, ngày tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

An Quang Trung

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 3.1 Mục đích nghiên cứu 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 4 5.1 Phương pháp thu thập số liệu 4 5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 4 6 Đóng góp của luận văn 5 7 Kế cấu của luận văn 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 6

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch 9

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch 11 1.2.1 An ninh chính trị và an toàn xã hội 11 1.2.2 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước 11

1.2.4 Khả năng tài chính của con người 12

1.2.7 Các điều kiện về tổ chức và kỹ thuật 13

1.2.9 Yếu tố con người trong phát triển du lịch 14

Trang 4

1.4 Nôi dung phát triển du lịch 21 1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương 23 1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUẦN THỂ DANH

THẮNG TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH 30 2.1 Giới thiệu khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình 30 2.1.1 Quy hoạch phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An 30 2.1.2 Đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng

2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên tại khu du lich Quần thể danh thắng Tràng An 34 2.2 Thực trạng phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An 45 2.2.1 Phát triển các tuyến đường du lịch trong Quần thể du lịch danh thắng Tràng An

3.1.1 Quan điểm phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An 69 3.1.2 Định hướng phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An 70 3.1.3 Mục tiêu phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An 70 3.2 Giải pháp phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình 71 3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch

3.2.2 Tăng cường đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch 72

Trang 5

3.2.3 Đẩy mạnh quản lý, khai thác tài nguyên du lịch và đầu tư phát triển cơ sở hạ

3.2.4 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và chương trình du lịch 76 3.2.5 Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tổ chức bộ máy, hoàn thiện và nâng cao năng lực cán bộ để quản lý du lịch 77 3.2.6 Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch và thực hiện quản lý Nhà nước về du

3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, quảng bá du lịch và mở rộng thị trường du lịch 80 3.2.8 Tăng cường liên kết giữa các nhà trong hoạt động du lịch 82 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 1 88

Văn hóa của Liên hợp quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : Trình độ văn hoá của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch 13

Bảng 1.2: Du khách đến Lào Cai giai đoạn 2011 – 2013 25

Bảng 1.3: Tổng số phòng của cơ sở lưu trú tỉnh Lào Cai 26

Bảng 2.1: Số ngày khách lưu trú (ngày khách) giai đoạn 2010 - 2013 51

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Quần thể danh thắng Tràng An năm 2011 51

Bảng 2.3 : Kết quả kinh doanh của Quần thể danh thắng Tràng An năm 2012 52

Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh của Quần thể danh thắng Tràng An năm 2013 54

Bảng 2.5 : Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch trong nước chia theo khoản chi, phương tiện và mục đích chuyến đi khi tới Quần thể danh thắng Tràng An tính đến thời điểm 31/12/2013 56

Bảng 2.6: Thực trạng lao động khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010- 2014 61

Bảng 2.7: Tổng hợp lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch giai đoạn 2010 - 2014 63

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố cấu thành du lịch 6

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố cấu thành và tác động đến du lịch 17

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách đến với Quần thể danh thắng Tràng an (2010 – 2013) 49

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch đến với Quần thể danh thắng Tràng An năm 2013 50

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một “ngành công nghiệp không khói” có tốc độ phát triểnnhanh, không những mang lại lợi nhuận kinh tế đến cho những vùng,những quốc gia có phong cảnh núi non hùng vĩ, những bờ biển thơ mộng

mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho cả những vùng quê

xa xôi hẻo lánh

Du lịch hiện nay, đã thực sự là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tácgiữa các dân tộc Tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là mộttrong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển vớitốc độ cao, bởi những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành dulịch đem lại Du lịch đang khẳng định vai trò quan trọng của mình bởi tỷtrọng GDP ngành du lịch trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân đang tăngdần, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước tăng, tạo ra khối lượng việc làm chođông đảo quần chúng nhân dân đồng thời là động lực phát triển cho nhiềungành kinh tế khác phát triển theo, điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thếtoàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế

Du lịch Việt Nam ra đời từ 09/07/1960 Từ đó đến nay “ngành côngnghiệp không khói” này không ngừng phát triển và đạt được những bước tiếnđáng khích lệ, có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân Năm 2013, dulịch Việt Nam đón được 7,5 triệu khách quốc tế, đứng thứ 5 trong khu vực Dulịch nội địa cũng phát triển nhanh chóng với trên 35 triệu khách, thu nhập từ dulịch năm 2013 đạt gần 200 nghìn tỷ đồng Theo dự báo của Tổng cục du lịchViệt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút trên 8 triệu kháchquốc tế, phục vụ 32 – 35 triệu khách nội địa, đến năm 2020 sẽ là 11 – 12 triệukhách quốc tế, 45 – 48 triệu khách nội địa, doanh thu từ du lịch năm 2020 sẽđạt 18 – 19 tỷ USD và đóng góp khoảng 6,5 – 7% GDP Du lịch cơ bản trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khuvực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030

Trang 10

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng,cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam Ninh Bình có tiềm năng

du lịch với nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, đượcxác định là một trong 16 khu du lịch trọng điểm toàn quốc, là trung tâm du lịchcủa vùng duyên hải Bắc Bộ Du lịch Ninh Bình nổi bật với Quần thể danh thắngTràng An, địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thếgiới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình Nhiều di tích danh thắng nơiđây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọngnhư Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùaBái Đính, cố đô Hoa Lư Theo báo cáo của Cục thông kê tỉnh, Quần thể danhthắng Tràng An, năm 2013 đón 4,5 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế

là 520 nghìn lượt, doanh thu đạt 920 tỷ đồng Dự kiến, năm 2014 phấn đấu đón4,7 triệu du khách, trong đó khách quốc tế là 600 nghìn lượt

Từ những vấn đề trên, chúng tôi đặt ra câu hỏi làm thế nào để phát triểnkhu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình Xuất phát từ

những lý do trên và để trả lời cho câu hỏi đặt ra Tác giả chọn đề tài: “Phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình” làm đề

tài luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về du lịch được đề cập nhiều vào những năm 90, khi hoạtđộng du lịch trở nên khởi sắc Một số công trình nghiên cứu đã đề cập nhiềukhía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch và sự phát triển du lịch như: “ Cơ sởkhoa học và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam” {13}, “ Tài nguyên vàMôi trường du lich Việt Nam” {13}, “ Du lịch sinh thái – những vấn đề về lýluận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” {12}, “ Du lịch sinh thái trong các khubảo tồn tự nhiên ở Việt Nam” {11}, “ Cẩm nang về phát triển du lịch bềnvững” {14} Đối với một số khu du lịch cụ thể, phần lớn các nghiên cứu tậptrung chủ yếu vào các yêu cầu thực tế để có những giải pháp khắc phục kịp thời

về các hoạt động du lịch

Trang 11

Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu về phát triên du lịch ở nước ta trongthời gia qua, chúng ta có thể nhận thấy:

+ Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được nhiều nhà khoa học,nhà quản lý, các tổ chức trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nghiên cứu

+ Du lịch Việt Nam mới thực khởi sắc từ những năm 1990 và là vấn đề

của nhiều nhà khoa học của Việt Nam và của thế giới,“Phát triển du lịch”

đang là chủ đề được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu, tuy nhiên sốlượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít

+ Hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quanđến phat triển du lịch bền vững ở nước ta được triển khai không nhiều, vì vậycần nghiên cứu sâu và cụ thể hơn, nhất là việc nghiên cứu cụ thể đối với từngkhu, điểm du lịch

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới du lịch

và phát triển du lịch, từ đó phân tích thực trạng phát triển khu du lịch Quầnthể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằmphát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

− Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch, phát triển du lịch và kinh nghiệmphát triển du lịch tại các nước trên thế giới và các địa phương trong cả nước

− Phân tích thực trạng phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng

An, tỉnh Ninh Bình, từ đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân và những vấn đềđặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

− Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triểnkhu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu tình hình pháttriển du lịch tại khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến nay

+ Không gian: Quần thể dang thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

* Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội của khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, tình hình hoạt động tạikhu du lịch hàng năm được thu thập từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch và báo cáo của ban quản lý danh thắng Tràng An Ngoài ra, còn có cácthông tin trên các tạp chí, internet về du khách và các hoạt động du lịch tại Quầnthể danh thắng Tràng An

* Thông tin sơ cấp

Dung lượng mẫu được chọn là 90 du khách Mẫu điều tra được lựa chọnbằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với các du khách đến khu du lịchQuần thể danh thắng Tràng An, bao gồm các du khách đã hoàn thành chuyến dulịch và du khách sắp hoàn thành chuyến du lịch của mình Du khách được lựachọn ngẫu nhiên các địa điểm tham quan của khu du lịch

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn cấu trúc, tậptrung vào nội dung ý kiến, đánh giá của du khách tại khu du lịch về các loạidịch vụ họ được tiếp cận, sử dụng tại đây

5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Phần mềm Excel được sử dụng làm công cụ để tổng hợp và phân tích

số liệu Các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu được sử dụng như sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả những đặcđiểm của địa bàn nghiên cứu, hoạt động của khu du lịch, đặc điểm của mẫuđiều tra… sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số phần trăm…

* Phương pháp phân tổ thống kê

Trang 13

Với những tiêu chí phân tổ khác nhau, phương pháp phân tổ thống kêgiúp phân các đối tượng điều tra thành từng nhóm, từ đó chúng ta có thể tìm

ra những đặc điểm chung của các nhóm cũng như đặc điểm riêng của từngnhóm từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển khu du lịch Quần thể danhthắng Tràng An

* Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định sự khác nhau về tính chấtđặc điểm của nhóm đối tượng điều tra có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triểncủa khu du lịch

6 Đóng góp của luận văn

Để góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn

dự kiến sẽ có những đóng góp sau:

- Khái quát và làm rõ những vấn đề cơ bản về du lịch và phát triển du lịch, từ

đó xác định phương hướng phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An,tỉnh Ninh Bình

- Phân tích làm rõ thực trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Quần thểdanh thắng Tràng An, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về nhữnghạn chế, nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của khu du lịchQuàn thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển khu du lịch Quần thể danhthắng Tràng An, tình Ninh Bình

7 Kế cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển du lịch

Chương 2 : Thực trạng phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng

Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển khu du lịch

Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Trang 14

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Khái niệm về du lịch

1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người

ở ngoài nơi cư trú với mục đích vui chơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, ditích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật

Theo Điều 4 chương I Luật du lịch Việt nam năm 2005, giải thích từ dulịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giảitrí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch tại Roma – Italy (21/8 – 5/9/1963),các chuyên gia đưa định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,hiện tượng và các hoạt đông kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trúcủa cá nhân hay tập thể ở ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họvới mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Định nghĩa của Michael Coltman về du lịch, đó là sự kết hợp và tươngtác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: dukhách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón dukhách Ông thể hiện sự tương tác của các nhân tố này dưới dạng sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố cấu thành du lịch

Trang 15

Tuy nhiên, nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau thì du lịch còn được hiểuvới nhiều cách khác nhau Nhà kinh tế học người Áo, Josep Stander, cho rằng:

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một

trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùngkhác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú haynơi làm việc

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ

phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp vớicác hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Nhìn từ góc độ của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự

phát triển kinh tế – xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định,chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầungười, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giaothông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, thamquan du lịch của con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảmnhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa

Khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

đã đưa ra định nghĩa nhằm làm rõ góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịchnhư sau: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chứchướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanhnghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giảitrí, tìm hiểu các nhu cầu khác của du khách Các hoạt động đó phải đem lại lợiích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thândoanh nghiệp" (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006)

Như vậy, ta thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiềuthành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịchvừa có đặc điểm của ngành kinh tế lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội

1.1.2 Sản phẩm du lịch

a) Một số khái niệm

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không phải chỉ là

Trang 16

một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà phần nhiều

là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ nên khi nói đến dịch vụ

du lịch là nói đến một số lớn trong sản phẩm của ngành du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồngnhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thểnhư thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầukhông khí tại nơi nghỉ mát…

Hoặc có thể hiểu sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho

du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xãhội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động tại một

cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (Trần Thị Thúy Lan, 2005)

Theo Điều 4 chương I Luật du lịch Việt Nam năm 2005, giải thích sảnphẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của dukhách trong chuyến di du lịch Theo cách hiểu này chúng ta có thể thấy rằngkhi nói đến sản phẩm du lịch tức là nói đến tất cả các dịch vụ được cung cấpnhằm làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, các dịch vụ đó có thể là dịch vụtham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, mua bán, ăn uống…

Như vậy sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tổng hợp, nó bao gồmcác yếu tố vô hình và hữu hình, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khaithác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực nhằm cungcấp cho du khách tại một khu du lịch cụ thể nhằm làm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng

b) Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch

Qua những khái niệm trên ta thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tốhữu hình và vô hình, có hai loại sản phẩm du lịch cơ bản:

Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể: các đồ lưu niệm, các

món ăn, đồ uống khách sử dụng trong nhà hàng sản phẩm dạng này chiếm

tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung

Sản phẩm du lịch vô hình, tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể

biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch, bao gồm:

Trang 17

- Dịch vụ vận chuyển;

- Dịch vụ trú và các dịch vụ bổ sung ở các cơ sở lưu trú;

- Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;

- Dịch vụ tham quan, giải trí công cộng ở các cơ sở du lịch;

- Dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ tắm nghỉ gắn liền với nó;

- Các dịch vụ của các cơ sở thể thao;

Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏamãn một nhu cầu cụ thể của khách hàng Các nhà cung ứng có thể là kháchsạn, nhà hàng, hãng vận chuyển… Tuy nhiên, người đi du lịch không chỉ đểthỏa mãn bởi một dịch vụ mà phải được thỏa mãn nhiều nhu cầu do nhiều sảnphẩm tạo nên

Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhucầu, mong muốn của du khách Chẳng hạn chương trình du lịch trọn gói baogồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảitrí… Sản phẩm tổng hợp có thể do một cơ sở cung ứng hoặc do nhiều cơ sởcùng tham gia cung ứng

1.1.3 Khái niệm về phát triển du lịch

Tổ chức du lịch thế giới WTO đã cớ định nghĩa về phát triển du lịchnhư sau : “Phát triển du lịch là sự phát triển của các hoạt động du lịch nhằmđáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của người dân sở tại trong khi vẫnquan tâm việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triểncủa hoạt động du lịch trong tương lai Phát triển du lịch là việc kế hoạch hoáviệc quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người

Trang 18

trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về đa dạng sinh học và đa dạng vănhoá, sự phát triển các hệ sinh thái và các hệ thống bổ trợ đối với cuộc sốngcủa con người ”{18}.

Tổ chức Du lịch thế giới cũng xác định các nguyên tắc trong phát triển

du lịch như sau :

- Những tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyênkhác cần được bảo tồn với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai, song vẫnđảm bảo lợi nhuận với hiện tại

- Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch và quản lýnhằm không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường, văn hoá – xãhội khu vực

- Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết

- Đảm bảo sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tích hấp dẫn và uytín của du lịch được đảm bảo

- Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch

- Thu nhập của du lịch được phân bố rộng khắp trong toàn xã hội {18}

du lịch có những sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo thể hiện và những yếu tốcấu thành thương hiệu của mỗi một khu, điểm du lịch

- Sản phẩm của du lịch phần lớn phụ thuộc vào khách hàng, những ýkiến nhận xét, đánh giá phản hồi của khách hàng tạo cơ hội cho sản phẩm dulịch phát triển và ngược lại Vì vậy, chất lượng sản phẩm du lịch phải đượcthường xuyên đảm bảo ổn định hoặc phải được điều chỉnh cho phù hợp đểthoả mãn nhu cầu của khách du lịch, đây cũng là một phần quan trọng trong

Trang 19

tiến trình phát triển sản phẩm du lịch tại các địa phương.

- Để hình thành nên sản phẩm du lịch phải được nhiều bên liên quan tácđộng hình thành ( nguyên vật liệu, nghệ nhân, chế biến, quảng bá tiếp thị,khách hàng, doanh nghiệp ), vòng đời của sản phẩm du lịch được chú trọngđặc biệt để kịp thời khắc phục điểm hạn chế của chu kì sản phẩm

- Là một ngành kinh tế du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công củacác lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời du lịch là thị trường nhạy cảm, biến động rấtnhanh Chính vì vậy du lịch là ngành kinh tế đặc biệt mong manh rất dễ bị tổnthương dưới tác động không chỉ của điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị mà cảthiên nhiên Một thảm hoạ do thiên tai, một vụ khủng bố, một cuộc nổi loạn, mộtthay đổi về chính trị hay một vụ việc như ô nhiễm môi trường, chất thải của nhàmáy sản xuất nào đó cũng có tác động khốc liệt đến các hoạt động du lịch ở đây,

vì đơn giản khách du lịch sẽ chọn một khu du lịch khác

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.2.1 An ninh chính trị và an toàn xã hội

Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh

tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một đất nước Một quốc gia có nhiều tàinguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu ở đó luôn xảy racác sự kiện hoặc thiện tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình

Bên cạnh đó các yếu tố về đảm bảo an toàn cho du khách cũng ảnhhưởng rất lớn đến quá trình phát triển du lịch như tình hình an ninh, trật tự xãhội (các tệ nạn xã hội, bộ máy bảo vệ an ninh, nạn khủng bố ) ; các loại dịchbệnh như SARD, cúm gia cầm (H5N1) {15}

1.2.2 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước

Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ởmức độ lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó Theo ý kiến củacác chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc, mộtđất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn sốcủa cải vật chất cần thiết cho du lịch

Trang 20

Ngành du lịch sử dụng khối lượng lớn lương thực và nhất là thực phẩm(tươi và chế biến), vì vậy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, công nghiệp chếbiến lương thực và thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển củangành du lịch Cần nhấn mạnh vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm nhưchế biến đường, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu bia thuốc là là ngànhcung cấp ngành cung cấp nhiều hàng hoá cần thiết cho du lịch Một số ngànhcông nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vật tư cho du lịchnhư công nghiệp dệt, sành sứ, đồ gốm {10},{15}.

1.2.3 Thời gian nhàn rỗi

Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải cóthới gian Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiếtphải có để con người tham gia vào hoạt động du lịch

Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch,thể thao và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi Do vậy du lịch muốn pháttriển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu thời gian làm việc, cơ cấu thời gianrỗi, phải xác lập ảnh hưởng của các thành phần thời gian lên thời gian rỗi

1.2.4 Khả năng tài chính của con người

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để

họ có thể tham gia du lịch Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần cóthời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được chuyến đi đó

Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì sự tiêu dùng cho du lịch cũngtăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng du lịch Những nước

có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân cư có mức sống cao, một mặt cóđiều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển du lịchtrong nước và mặt khác có thể gửi du khách ra nước ngoài.{10}

1.2.5 Trình độ dân trí

Nếu trình độ văn hoá chung của một dân tộc được nâng cao thì động cơ

đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt Số người đi du lịch tăng, lòngham hiểu biết và mong muồn làm quen với các nước xa gần cũng tăng lên vàtrong nhân dân thói quen du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ nét Mặt khác

Trang 21

nếu trình độ văn hoá chung của một đất nước cao thì đất nước đó khi pháttriển du lịch sẽ dễ bảo đảm phục vụ du khách một cách văn minh và làm hàilòng du khách đi du lịch đến đó

Theo Robert W.McIntosh giữa trình độ văn hoá của người chủ gia đình

và tỷ lệ đi du lịch của họ có mối quan hệ nhất định Có thể thấy mối quan hệ

đó qua bảng số liệu ở bảng 1.1

Bảng 1.1 : Trình độ văn hoá của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch

Trình độ văn hoá của người chủ gia đình Tỷ lệ đi du lịch

Nếu chúng ta coi những điều kiện nói trên là điều kiện đủ để phát triển

du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch được coi như là điều kiện cần

để phát triển du lịch Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũngkhông thể phát triển được du lịch {10},{15}

Điểm hấp dẫn của tài nguyên du lịch: là những đặc điểm về văn hoá vật

thể hoặc văn hoá phi vật thể ở một nơi mà khách du lich cảm thấy đáp ứng mộtkhía cạnh nhu cầu tò mò, thưởng ngoạn, hiểu biết, trải nghiệm hoặc giải trí củamình Điểm hấp dẫn là động lực chủ yếu nhưng không phải duy nhất thu hútkhách du lịch Trong hệ thống du lịch “ tài nguyên tự nhiên và văn hoá” là tiểu

hệ thống của điểm đến du lịch Nếu không có điểm hấp dẫn sẽ không có nhu cầu

về các dịch vụ du lịch khác

1.2.7 Các điều kiện về tổ chức và kỹ thuật

Các điều kiện về tổ chức bao gồm bộ máy quản lý, hệ thống thể chếquản lý (các đạo luật, các văn bản pháp quy dưới luật), các chính sách và cơchế quản lý

Trang 22

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch,trước tiên đó là cớ sở vật chất du lịch và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội

1.2.8 Khách du lịch

Hiện nay có nhiều khái niệm về khách du lịch Khái niệm thông dụngthường được dùng chung cho khách du lịch là người đi ra khỏi nơi cư trú( nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập) để nghi ngơi, giải trí, tìm hiểu, thăm quanthưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh… trong một thời gian nhất định, cóthể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không phải vì lý do nghề nghiệp vàkiếm sống ở nơi đến

1.2.9 Yếu tố con người trong phát triển du lịch

* Nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch: nằm trong khái niệm

này, trước hết là các doanh nghiệp và thương nhân hoạt động kinh doanh trựctiếp từ khách du lịch

- Doanh nghiệp lữ hành bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp lữ hànhquốc tế, lữ hành nội địa, kể cả doanh nghiệp lữ hành bán lẻ

- Doanh nghiệp vận tải như các đơn vị kinh doanh vận tải đườngkhông, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ…

- Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác như các bảo tàng, các

tụ điểm văn hoá, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng…

Những chủ thể gián tiếp tham gia vào du lịch có thể ở vị trí rất xa nơi cáchoạt động du lịch diễn ra, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thốngnhư các doanh nghiệp xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…Các cơ sở phục vụ khách du lịch này thường được xây dựng và quản lý bởi cácdoanh nghiệp du lịch

Mức độ phụ thuộc kinh tế vào du lịch của một ngành dịch vụ nào đó có thểrất khác nhau Trong nhiều trường hợp, khách du lịch không phải là khách hàngchính, mà chính là người dân địa phương và các doanh nghiệp Chính vì vậy cónhiều khu giải trí, nhà hàng trong chiến lược kinh doanh của mình không coi họthuộc ngành du lịch (bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người dân địa phương)

Cộng đồng dân cư địa phương: cộng đồng địa phương tham gia vào hệ

Trang 23

thống du lịch dưới nhiều hình thức như cung cấp nhân lực hoặc trực tiếp thamgia vào các hoạt động du lịch và bản thân họ có thể là điểm hấp dẫn của dulịch Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp nhận những tácđộng kinh tế - xã hôi – môi trường cả tiêu cực và tích cực Sự tham gia củacộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch và quản lý du lịch nói chung làthấp hoặc chỉ trong phạm vi nhỏ do trình độ nhận thức và hiểu biết chưa cao.Tuy nhiên, mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trongquá trình ra chính sách phát triển du lịch được thừa nhận rộng rãi và có ýnghĩa quan trọng, bởi vì cộng đồng địa phương là người được hưởng lợi trựctiếp thông qua việc phát triển du lịch.

* Đội ngũ lao động hoạt động du lịch: Đội ngũ lao động hoạt động du

lịch có vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ du lịch; bao gồm đội ngũlao động gián tiếp cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch và đội ngũ lao độngtrực tiếp trong ngành du lịch, đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch là nhân tố cóảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch

* Thành phần nhà nước: Thành phần nhà nước có vai trò quy hoạch,

quản lý và xúc tiến du lịch Vai trò này có thay đổi rất lớn trong cách tiếp cận

và kết quả đạt được Ở các nước phát triển, các cơ quan quản lý nhà nướckhông sở hữu hoặc kiểm soát nhiều quan hệ trọng yếu trong hệ thống du lịch.Những tập đoàn xuyên quốc gia có sức mạnh ngày càng lớn và có phạm vi ảnhhưởng mở rộng vượt ra ngoài biên giới địa lý của các nước Tốc độ hành động

và phấn ứng của thành phần nhà nước và tốc độ phát triển du lịch hiếm khi gặpnhau dẫn đến những hoạt động bất thường Chính vì vậy cách tiếp cận đối tác(nhà nước - tư nhân) ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gân đây

Cần phải nhận thấy rằng, ngành du lịch hoặc những ngành kinh tế kháctồn tại dựa trên những hệ thống (cung và cầu) và trong nhiều trường hợp có sựliên kết mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế trong nước với nhau và giữa cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước Chính vì xu hướng tập trung lợi ích kinh tế

là tập trung quyền lực và nhin chung thành phần nhà nước chỉ còn là nhữngngười quản lý, người định hướng cho phát triển các sản phẩm du lịch Khi mới

Trang 24

hình thành du lịch thường có quy mô nhỏ hoặc khi đang ở trong giai đoạn đầucủa quá trình phát triển, các hoạt động du lịch được nhà nước tiến hành triểnkhai (thông qua các doanh nghiệp, tổ chức của nhà nước với sự hỗ trợ tích cực

về mặt tài chính) những cam kết chính trị mạnh mẽ về đầu tư phát triển du lịch

1.3 Vai trò của phát triển du lịch

Du lịch là hiện tượng đa diện liên quan đến việc di chuyển và lưu trú ởcác nới đến du lịch bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của du khách Do đó,tại nơi đến các bộ phận cấu thành của du lịch sẽ gây ra những tác động trênnhiều mặt như kinh tế - xã hội và môi trường

Theo Mathieson và Wall, du lịch gồm 3 yếu tố cơ bản:

- Yếu tố động lực liên quan đến chuyên đi tới một hoặc nhiều nơi đến

đã được lựa chọn

- Yếu tố tĩnh tại liên quan đến sự lưu lại ở nơi đến

- Yếu tố kết quả nhận được từ hai yếu tố trên liên quan đến hiệu quảkinh tế, tự nhiên và xã hội mà khách du lịch tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp

Tác động của du lịch bộc lộ dưới dạng các hành vi có điều chỉnh củacon người, chúng bắt nguồn từ sự tương tác giữa các nhân tố thay đổi với các

hệ thống phụ mà chúng ta tác động đến

Sự tập trung của khách du lịch cùng với các tiện nghi dịch vụ cần thiết

ở nơi đến làm tăng tính đa dạng của tác động Hầu hết các nhà nghiên cứu vềdịch vụ trên thế giới thống nhất phân các tác động của du lịch đối với nơi đếnthành 3 loại: các tác động kinh tế, các tác động tự nhiên (phổ biến hơn gọi làcác tác động môi trường), các tác động văn hoá.Sau đây sẽ đề cập chi tiết đếntừng nhóm các tác động nói trên của du lịch đối với nơi đến

Sơ đồ 2.3 Minh hoạ các yếu tố cấu thành chủ yếu của du lịch và xácđịnh các tác động của du lịch trên một phạm vi rộng

Trang 25

Sơ đồ 1.3: Các yếu tố cấu thành và tác động đến du lịch

- Thời gian lưu trú

- Kiểu loại hoạt động

- Mức độ sử dụng

- Mức độ hài lòng

- Các đặc điểm KT-XH

Đặc điểm nơi đến:

- Triển vọng môi trường

- Cơ cấu kinh tế

Thông tin hướng dẫn

Trang 26

- Cải thiện cán cân thương mại quốc gia: khách du lịch quốc tế đếnmang theo tiền từ các quốc gia khác, do đó làm cải thiện cán cân thanh toánthương mại quốc gia Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ củamột quốc gia Lợi ích trên có được với điều kiện có một số lượng đáng kể dukhách quốc tế đến và mang theo ngoại tệ.

- Tạo nhiều cơ hội việc làm mới: Du lịch là một ngành tạo ra việc làm,công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tàichính và điều hành, khoa học thông tin, bán và Marketing Thu hút nhiều laođộng trực tiếp và gián tiếp vào du lịch

Lao động trực tiếp trong du lịch là những người làm việc trong cácdoang nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, của hàng bán đồ lưu niệm…Lao động gián tiếp trong du lịch là những người trong các ngành kinh tế khác:nông nghiệp, ngư nghiệp… tham gia vào hoạt động du lịch; ngoài ra còn thuhút nhiều lao động theo mùa vụ và lao động tham gia vào các hoạt động xâydựng cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch

- Quảng bá cho sản xuất của địa phương: du lịch tạo ra sự nổi tiếng chocác sản phẩm của địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách dulịch, đông thời giúp khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống đangdần bị mai một

- Tăng nguồn thu cho nhà nước: các đóng góp này từ các khoản thuếcủa việc sử dụng các dịch vụ, thuế tại sân bay, phí hải quan về các hàng hoádùng cho du lịch, thuế từ các doanh nghiệp du lịch và người lao động, cáckhoản thu từ bất động sản của cơ sở kinh doanh du lịch

Tuy nhiên, nếu hoạt động du lịch không được kiểm soát một cách cẩntrọng có thể dễ gây ra các tác động xấu đối với nền kinh tế như tiền tệ, tiêuhao từ khu vực này sang khu vực khác, giá cả sinh hoạt tăng ở các khu dulịch, đất đai trở nên khan hiếm và đắt đỏ do quy hoạch du lịch.{19}

Trang 27

* Tác động đến môi trường sinh thái

Hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.Môi trường thiên nhiên và nhân tạo có tác dụng tốt lẫn xấu tới các điểm dulịch và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của du lịch Chỉ có thể quản lý vàphát triển du lịch hài hoà với môi trường thì mới đạt được sự bền vững

Những tác động tích cực của hoạt động du lịch vào môi trường:

Giúp đánh giá và đầu tư cho việc giữ gìn và tôn tạo các điểm du lịch có

vẻ đẹp trân trọng, cũng như cuộc sống hoang dã của các loài động thực vật

Giúp cho việc nâng cao chất lượng môi trường của khu du lịch, bởi vìkhách du lịch chỉ muốn đến những nơi hấp dẫn, sạch sẽ và không bị ô nhiễm

Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân sở tại về môitrường địa phương, đặc biệt đối với tầng lớp thanh thiếu niên để họ thấy lợiích trong việc bảo vệ môi trường

Những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường:

Ô nhiễm môi trường nước do sự phát triển bất hợp lý của hệ thống cungcấp nước, xử lý nước thải của hệ thống khách sạn và các cơ sở dịch vụ khác

Ô nhiễm không khí do việc sử dụng quá mức các phương tiện giaothông tại các khu du lịch

Ô nhiễm tiếng ồn do tâp trung đông khách và các phương tiện tại mộtđịa phương

Vấn đề rác thải của khách du lịch vứt ra tại những nới thăm quan dulịch và chất thải rắn của các cơ sở kinh doanh du lịch

Sự phá vỡ cân bằng sinh thái tại các điểm du lịch hấp dẫn do việc sửdụng quá nhiều và sử dụng sai mục đích của du khách

Sự phá huỷ di tích lịch sử và những di tích có giá trị khảo cổ

Sự phá vỡ môi trường và vấn đề khó khăn của việc sử dụng đất và quyhoạch của khu du lịch

Trang 28

* Các tác động của văn hoá xã hội

Hoạt động du lịch có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến văn hoá xãhội của địa phương

Nếu hoạt động du lịch được xây dựng kế hoạch đầy đủ, phát triển vàđược quản lý tốt thì hoạt động du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích cho hoạt độngvăn hoá xã hội của địa phương Chúng bao gồm các lợi ích sau:

Lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch sẽ nâng cao mức sống của ngườidân địa phương, có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụcộng đồng

Bảo tồn các di sản văn hoá của địa phương để phục vụ du lịch

Tăng cường về hiểu biết của người dân địa phương và niềm tự hoà của

họ về nền văn hoá địa phương

Tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hoá giữa khách du lịch và cư dân đểcùng học hỏi lẫn nhau và đi đến một sự tôn trọng bản sắc văn hoá của nhau

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng sẽ tao ra nhiều vấn đề tiêu cực cóliên quan đến văn hoá – xã hội Một vấn đề thường xuyên xảy ra la do sốlượng khách du lịch qua đông nên gây sức ép cho việc sử dụng cơ sở vật chấtcủa dân cư địa phương Sự suy giảm và huỷ hoại dần các giá trị văn hoá làmmất dần tính chân thực vốn có của phong tục tập quán của địa phương, làmthui chột tính truyền thống và tính dân gian trong các lễ hội truyền thống, cácsản phẩm thủ công, các bài hát, điệu múa… Đồng thời xuất hiện hiện tượng

“bắt chước” của người dân địa phương, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên theocách ăn mặc, các hành vi ứng sử của khách du lịch Sự bất đồng về ngôn ngữ,văn hoá cũng có thể là nguyên nhân gây ra những bất đồng giữa dân cư địaphương và khách du lịch Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như sử dụng và buônbán các chất ma tuý, gái mại dâm, trộm cắp…{19}

Trang 29

1.4 Nôi dung phát triển du lịch

* Quy hoạch phát triển du lịch

Quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng chiến lược phát triển của ngành dulịch, giúp giữ gìn tình trạng ổn định của tài nguyên thiên nhiên, môi trườngkhông bị xâm hại, không gia kiến trúc không bị phá vỡ…Phát triển du lịchluôn phải có quy hoạch và kế hoạch trên cơ sở đó đảm bảo việc đầu tư cho dulịch hình thành và phát triển bền vững Quy hoạch cho du lịch phải được nằmtrong tổng thể quy hoạch chung của ngành, của tỉnh, của địa phương

* Tổ chức đầu tư, huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch

Để du lịch phát triển thì cần phải có sự đầu tư, khả năng đầu tư nâng cao,

ổn định và hợp lý thì tính bền vững trong quá trình phát triển nhìn từ góc độkinh tế ngày càng được đảm bảo và phát huy được hiệu quả đầu tư cho du lịch

Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn thông qua các chínhsách thu hút đầu tư của Nhà nước như cải cách các thủ tục hành chính, tạothuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực du lịch để tao ra nguồnvốn dồi dào, bên cạnh đó động viên các doanh nghiệp các nhà tài trợ… thamgia hình thành quỹ phát triển du lịch để thực hiện và triển khai các chính sáchquản lý du lịch của Nhà nước

* Quản lý, phát triển tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịchPhát triển du lịch phải đi đôi với quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát triểntất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng cho các nhu cầu về kinh tế, xãhội, môi trường, thẩm mỹ… hiện nay mà vẫn duy trì được bản sắc văn hoádân tộc, sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ hiệnnay và mai sau Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cầnđược quan tâm phát triển đồng bộ như hệ thống giao thông, hệ thống điện,cung cấp nước sinh hoạt, mạng lưới bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục… làđộng lực để du lịch phát triển một cách bền vững

* Phát triển các sản phẩm du lịch

Để du lịch phát triển thì các sản phẩm du lịch phải phong phú, đa dạng

Trang 30

để phục vụ đảm bảo nhu cầu của du khách, vì vậy cần phải có chiến lược đầu

tư về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, có chiến lược đầu tư khai thác kết hợp vớitrùng tu, tôn tạo những danh thắng hiện hữu cũng như thực hiện một số biệnpháp hữu hiệu để phát triển đa dạng hoá sản phẩm du lịch Những sản phẩmmới của du lịch không chỉ thu hút nhiều du khách mà còn làm tăng thời gianlưu trú và mức chi tiêu của khách Ngoài ra còn mở rộng không gian du lịchlàm tăng sức chứa của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảmduy trì chất lượng các dịch vụ một cách tốt nhất

* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Do phát triển du lịch trong những năm gần đây được phát triển cả về chiềurộng lẫn chiều sâu nên đội ngũ lao động phục vụ tại các khu du lịch so với yêu cầucòn thiếu về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, lao động còn mang tính thời vụcao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo bài bản có hệ thống nênchất lượng phục vụ còn hạn chế Vì vậy, việc đào tạo để phát triển nguồn nhân lực

là việc rất cần thiết không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ mà còn làm cho du lịchphát triển ổn định và bền vững hơn

* Chính sách quản lý du lịch và thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch

Để phát triển du lịch thì cần phải xây dựng và thực hiện một số nộidung chính sách, quy chế, hệ thống, tiêu chuẩn phù hợp và khai thác sử dụngcác tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, sự tham gia của cộng đồng trongcông tác quản lý du lịch Thực hiện sự quản lý nhà nước về du lịch là sự kiểmtra, kiểm soát của Nhà nước về các mặt như những lĩnh vực cần được khuyếnkhích cần phải được hạn chế không để xảy ra tình trạng tăng trưởng quá nóng,ảnh hướng tới cung cầu của du lịch Các cơ quan quản lý Nhà nước thươngxuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và có những biện pháp chế tài đối với những

cá nhân tổ chức vi phạm chính sách quản lý của Nhà nước

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cưtham gia vào hoạt động du lich

Hiện nay, do trình độ dân trí nói chung và nhận thức về du lịch nhất là

Trang 31

nhận thức về phát triển du lịch của cộng đồng dân cư còn ở mức hạn chế Vìvậy trước khi lôi kéo sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương vào cáchoạt động du lịch thì việc nâng cao nhận thức cơ bản cho cộng đồng dân cư làviệc rất cần thiết Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lich có ý nghĩarất quan trọng trong việc phát triển du lịch, ngược lại thông qua sự hưởng ứngvào các hoạt động du lịch người dân được nâng cao nhận thức và bảo vệ cáctài nguyên và môi trường của du lịch là cơ sở cơ bản để phát triển du lịch.

* Liên kết phát triển hoạt động du lịch

Việc liên kết là hết sức cần thiết nhằm khai thác và bổ sung những mặtmạnh, mặt yếu lẫn nhau giữa các vùng, các khu du lịch, giữa các doanhnghiệp hoạt động du lịch với nhau để cùng phát triển làm nổi bật được nhữngnét đặc trưng của từng địa phương, hạn chế sự trùng lặp sản phẩm du lịch đểlại cảm giác nhàm chán cho khách du lịch

Việc liên kết giữa cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp hoạt động dulịch thông qua sự hưởng lợi của người dân với các doanh nghiệp như giảiquyết việc làm, tăng nguồn thu cá nhân, nâng cao trình độ giao tiếp với khách,ngược lại cộng đồng dân cư chính là người bảo vệ các điều kiện, môi trường

1.5.1.1 Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Lào Cai

Lào cai là tỉnh vùng cao biên giới giáp tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Sơn La,Lai Châu – Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, cách hà nội 269 kmtheo đường sắt và 345km theo đường bộ Ở vị trí tâm điểm hành lang kinh tếCôn Minh –Lào Cai – Hải Phòng, là cửa ngõ giữa Việt Nam, các nướcASEAN với Trung Quốc và ngược lại Vị thế này là thế mạnh để Lào Caiphát triển loại hình du lịch thương mại, du lịch gắn với hội họp

Trang 32

Về cảnh quan thiên nhiên: Lào Cai nằm trong lưu vực của sông Hồng

và sông Chảy, có nhiều núi cao nên địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc thay đổi

từ 80m đến 3000m so với mực nước biển, điển hình là dãy núi Hoàng Liên cóđỉnh Phan SiPăng cao 3143m Địa hình núi cao tạo nên những vách đá, đỉnhnúi hiểm trở, hang động, thác nước và trên nền địa hình ấy là thảm thực vậtđặc hữu, có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái và du lịch thểthao mạo hiểm Tài nguyên động, thực vật là điểm mạnh để Lào Cai thu hútkhách du lịch quốc tế Vườn quốc gia Hoàng Liên được đánh giá là một trongnhững điểm nóng của đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụngcủa khu vực Đông Dương rất hấp dẫn với các nhà khoa học và du khách vớinhiều loại gỗ quý như Bách xanh, Thiết xam, Thông tre, Thông đỏ, Báchtùng… nhiều loại thảo dược quý như: thảo quả, Tô mộc, Sa nhân, Đỗ trọng…

Hệ động vật với nhiều thú quý: Sơn dương, Nai, Hoẵng… một số động vậtđặc hữu như Gà lôi tía, Khướu đuôi đỏ, Rắn lục sừng… Bên cạnh đó, các dântộc vùng cao với bản sắc văn hóa truyền thống là sản phẩm du lịch đặc sắchấp dẫn khách quốc tế đến với Lào Cai Dân số trên 55,69 vạn người với 27dân tôc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 65% tạo choLào Cai một nền văn hóa đa sắc tộc Đặc biệt với tập quán canh tác ruộng bậcthang có hàng ngàn năm lịch sử tạo nên cảnh quan núi rừng hết sức đặc sắc,

có sự hấp dẫn lớn đối với du khách

Về tài nguyên nhân văn: hiện nay Lào Cai có 10 di tích lịch sử, văn hoá

đã được Bộ Văn hoá xếp hạng: khu bãi đá khắc cổ, khu di tích cách mạngCam Đường, hang động Hàm Rồng, khu di tích Đền Thượng, khu đền Bảo

Hà, hang động mường vi… và đã phát hiện được 17 di sản văn hoá Đông Sơntập trung ở lưu vực sông Hồng và các huyện Bát Xát, Mường Khương, BảoThắng và thị xã Lào Cai Nghề thủ công truyền thống của của các dân tộc LàoCai cũng khá phong phú và đa dạng, nghề thổ cẩm của người Thái, Dao, Tày,Nùng… nghề rèn của người Mông, nghề đan của người Kháng, Hà nhì, nghềlàm đồ trang sức của người Nùng, người Dao…đã và đang tạo ra những món

Trang 33

quà lưu niệm đầy ý nghĩa cho du khách Nghề trồng và sản xuất thuốc namvới các dược phẩm quý hiếm như Cam Thảo, Bách Truật, Tam Thất, nấm linhchi, Mật ong rừng…từ lâu đã có sức quyến rũ đối với khách du lịch có nhucầu nghỉ dưỡng Bên cạnh đó là các tài nguyên văn hoá phi vật thể như: dân

ca, dân vũ, các lễ hội truyền thống, những phiên chợ vùng cao tạo nên nhữngnét phong phú trong tập quán sinh hoạt của người dân Lào Cai, đây chính làyếu tố hấp dẫn du khách

Nhờ đánh giá đúng đắn tiềm năng, những năm qua Lào Cai đã có địnhhướng khai thác, sử dụng và quản lý các tài nguyên phục vụ du lịch một cáchhợp lý Vì vậy hoạt động du lịch của tỉnh đã thu được những kết quả khả quan,đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của khu vực nói chung

Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành du lịch giai đoạn 2011 –2013: về lượng khách là 18,3%/năm, doanh thu 27,3%/năm Năm 2013 doanhthu tư du lịch chiếm tỷ trọng 7,9% trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh (toànngành thương mại, du lịch và dịch vụ là 40,44%)

Giai đoạn năm 2011- 2013, mức tăng trưởng khách nội địa của Lào Caiđạt bình quân 63,18%/năm, khách du lịch không chỉ lên SaPa mà còn thamquan Bắc Hà, thị xã Lào Cai và thăm quan Hà Khẩu – Trung Quốc qua củakhẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu và một số địa danh văn hoá lịch sử khác {23}

Thực trạng khách du lịch đến với Lào Cai giai đoạn 2011 – 2013 đượcthể hiện cụ thể tại bảng 1.2

Bảng 1.2: Du khách đến Lào Cai giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Trong thời gian qua các cơ sở lưu trú địa bàn tỉnh phát triển nhanh

Trang 34

Năm 1992, cả tỉnh mới có 02 cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch với 50phòng với 150 giường, đến năm 2013 trên toàn tỉnh Lào Cai đã có 150 cơ sởlưu trú với trên 2000 phòng và trên 4000 giường Các cơ sở lưu trú tập trungchủ yếu ở SaPa ( khoảng 70%), thị xã Lào Cai ( khoảng 20%) Tuy nhiên chấtlượng các cơ sở lưu trú còn yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ nên công suấtcòn thấp ( năm 2012 công suất phòng trung bình đạt 45%) Qua bảng 1.3 ta cóthể thấy được sự tăng trưởng các cơ sở lưu trú của Lào Cai.

Bảng 1.3: Tổng số phòng của cơ sở lưu trú tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

Trong những năm qua du lịch Lào Cai đã thu hút được đông đảo cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư Giai đoạn 2011 – 2013 đã cótrên 1.000 tỷ đồng được đầu tư và lĩnh vực du lịch, trong đó vốn 100% nướcngoài chiếm 21%, vốn liên doanh 13,8%, tư nhân và hộ cá thể chiếm 10,2%,vốn nhà nước 55% {23}, {22}, {28}

Tóm lại: tài nguyên đã chấp cánh cho du lịch Lào Cai phát triển và

ngược lại, du lịch tạo nên nguồn lực bồi đắp cho sự tồn tại và tôn tạo giá trịtài nguyên

1.5.1.2 Hà Nội phát huy tiểm năng văn hoá lễ hội để phát triển du lịch

Hà Nội (Hà Tây cũ) là vùng đất cổ Trải qua hàng ngàn năm dựng nước

và giữ nước của lịch sử đã hun đúc, sàng lọc và lưu trữ cho hậu thế nhiều giátrị đặc sắc của các tầng văn hoá cổ: hệ thống các di tích lịch sử văn hoá kiếntrúc với mật độ dày đặc, trong đó có nhiều di tích có giá trị như đình TâyĐằng, đình Thuỵ Phiêu, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian…;cùng với di tích là các lễ hội, hàng năm có đến trên 700 lễ hội diễn ra trênmảnh đất quê lụa này

Có thể nói rằng hầu như không có làng nào ở đây lại không có lễ hội,

đó là những nét giá trị truyền thống quý báu, giá trị tinh thần phản ánh ý thức

Trang 35

cội nguồn và là tài sản không dễ gì có được Lễ hội ở đây tuy nhiều, nhưngmỗi nơi lại có dáng vẻ riêng, gắn liền với đặc điểm của từng địa phương, tạonên một bức tranh lễ hội đầy mầu sắc Bên cạnh đó, vốn văn hoá cổ truyềncòn có các loại hình nghệ thuật có xuất xứ là các sinh hoạt văn nghệ dân gian:hát đối, hát chèo tầu… Thông thường, những nơi xây dựng các di tích lịch sửvăn hoá thường là những nơi có phong cảnh đẹp, và cũng là khung cảnh để tổchức các lễ hội vào ngày xuân, đồng thời cũng là nơi diễn ra các loại hìnhnghệ thuật truyền thống Tất cả những giá trị văn hoá đặc sắc đó được hội tụ,hoà quyện vào nhau trong bầu không khí nô nức của ngày hội đã có sức cuốnhút kỳ lạ đối với cộng đồng nhân dân và du khách thập phương.

Nhận thức rõ phát triển văn hoá là nên tảng của tinh thần xã hội để đảmbảo nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, nhận thức rõ tiềm năng và lợi thếcủa địa phương trong phát triển du lịch, để đạt được mục tiêu phát triển toàndiện và bền vững, trong những năm qua Đảng bộ và Nhân dân đã thực hiệnchử trương phát huy tiềm năng văn hoá để phát triển du lịch, đưa du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố

Thành phố Hà Nội cũng xác định: cac lễ hội chính là cơ hội tốt để thuhút khách du lịch, việc tổ chức các lễ hội phải quan tâm tới điều kiện sinhhoạt của du khách, sản phẩm du lịch lễ hội sẽ là sản phẩm du lịch chủ đạotrong hướng phát triển du lịch của Thành phố Trên cơ sở đó, Thành phố đãchỉ đạo ngành văn hoá thông tin, ngành du lịch chủ trì phối hợp với cácngành, các cấp địa phương tổ chức và quản lý tốt các lễ hội, trành lãng phí,bài trừ các tệ nạn như mê tín dị đoan, cờ bạc, móc túi, chèn ép giá cả, trong đóđặc biệt quan tâm tới điều kiện giao thông, ăn nghỉ và các nhu cầu khác củakhách du lịch Khâu tổ chức các lễ hội đã được quan tâm đầu tư, công tácchuẩn bị và thực hiện được tiến hành chu đáo không chỉ vê hình thức mà đã

có sự đầu tư công phu về nội dung, do đó đã tạo nên sự hấp dẫn rất cao đốivới cả khách du lịch quốc tế và nội địa

Sự quan tâm sát sao và những chủ trương đúng đắn, kịp thời của lãnhđạo Thành uỷ đã tạo nên sự hài hoà giữ bảo tồn di sản văn hoá với phát triển

Trang 36

du lịch và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch Sản phẩm du lịch lễhội đã trở thành một hướng đi hiệu quả của du lịch ở đây {17},{19}, {25}

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên 1.427

Km2, nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía bắc với tuyến hành lang HàNôi - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc

lộ 18 với hai sân bay quan trọng Nội Bài và Cát Bi Bên cạnh đó hệ thốngcảng sông, cảng biển cũng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của nhiều loạiphương tiện đường thủy

Là tỉnh có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, đặc biệt phải kể đến làvườn Quốc gia Cúc Phương và Quần thể danh thắng Tràng An

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích 22.200 ha, nằm trên địa bàn 15

xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh là huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình ( khoảng11.300 ha); huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa (khoảng 5.000 ha); huyện YênThủy và huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình ( khoảng 5.850 ha) Vườn Quốc giaCúc Phương chỉ cách quốc lộ 1A 35 km và cách Hà Nội 120 km đường ôtô

Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch đã đượcUNESCO công nhận là di sản thế giới, nằm trên danh giới của 5 huyện, thị xã

là huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Thị xã Tam Điệp, thành phố NinhBình với tổng diện tích trong quy hoạch là 12.252 ha, trong tương lai gầnQuần thể danh thắng Tràng An sẽ nằm trọn trong quy hoạch mở rộng thànhphố Ninh Bình

Vườn Quốc gia Cúc Phương và Quần thể danh thắng Tràng an đã thểhiện được sự phong phú về địa hình bao gồm cả núi, đồng bằng và ven biển

Sự phong phú về địa hình tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái với hệ sinh tháirừng nhiệt đới ẩm trên núi đá vôi với nhiều hang động đẹp, hệ động thực vậtquý hiếm: kim giao, Chò, Voọc mũi hếch, Voọc đen cùng với các tàinguyên nhân văn như chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc -Bích Động

Trang 37

Tuy nhiên việc phát triển du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập Doquá trình khai thác tự nhiên từ lâu cho nên các tài nguyên thiên nhiên bị khaithác và tàn phá nặng nề Hiện nay, ngoài rừng Cúc Phương là rừng nguyênsinh thì rừng tự nhiên không còn nhiều Sự tăng trưởng nhanh chóng của các

cơ sở lưu trú một mặt đưa tổng số phòng tăng đáp ứng nhu cầu của du khách,mặt khác tạo nên sự dư thừa trong mùa vắng khách làm hạ thấp công suất sửdụng phòng trung bình hàng năm Bên cạnh đó do không được quy hoạchđồng bộ, việc thiết kế xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn (đặc biệt là vấn đề

xử lý nước thải , rác thải) đã làm ảnh hưởng tới môi trường Hơn nữa việc tậptrung quá đông du khách ở các điểm du lịch và những ngày lễ, ngày nghỉ cuốituần đã gây sức ép lớn đến môi trường sinh thái Việc khai thác các lâm, thổsản làm quà lưu niệm, săn bắn thú rừng để chế biến đặc sản phục vụ du khách

đã làm suy giảm sự đa dạng sinh học tại các khu du lịch, ảnh hưởng đến mức

độ mãn của du khách khi đến thăm quan

Để hạn chế những bất cập, đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn tàinguyên thiên nhiên, bên cạnh các giải pháp, quy hoạch tổng thể và chi tiết khu

du lịch Tam Cốc - Bích Động và vườn quốc gia Cúc Phương, lập dự án cho khu

du lịch sinh thái Vân Long, đầu tư cho các dự án tăng cường cơ sở vật chất kỹthuật, sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho nhân viên Ninh Bình đã và đang kết hợp du lịch sinh thái vớiphát triển các làng nghề truyền thống Tiêu biểu như làng nghề thêu ren VănLâm - Hoa Lư, địa phương có khu du lịch Tam Cốc - Bích Động gần 100% số

hộ tham gia dịch vụ du lịch như chèo thuyền đưa đón khách, thêu ren, bán hànglưu niệm, đồ ăn uống Mặc dù các hầu hết các hoạt động còn màng tính tự phát,nhưng cũng đã huy động được lợi thế và thu được kết quả khả quan: khôi phụcđược số ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân, hạn chế việckhai thác các sản phẩm tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Có thể thấy việckết hợp giữa du lịch sinh thái và phát triển các làng nghề truyền thống là mộthướng đi đúng, góp phần khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch to lớn ởđây, làm cho vị trí của du lịch ngày càng lớn hơn trong đời sống kinh tế - xã hội

Trang 38

của các địa phương nói riêng và của cả Ninh Bình nói chung {17},{19}, {25}

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUẦN THỂ DANH

Quần thể danh thắng Tràng An là vùng quần thể các khu du lịch hỗn hợpvới các khu du lịch như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc

- Bích Động, khu du lịch Cố đô Hoa Lư, khu du lịch tâm linh chùa BáiĐính đây là những khu du lịch hàng năm vẫn thu hút một lượng lớn khách dulịch về với quần thể

Nhằm phát huy và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa, lịch sử,danh thắng, góp phần bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử, văn hóa Thu hútthêm khách thăm quan du lịch và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảiquyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội cho nhân dântrong vùng, ngày 29/4/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạchtổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Cố

đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình tại Quyết định số 82/QĐ-TTg

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, UBND

Trang 39

tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình,quy hoạch khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - BíchĐộng và quy hoạch chi tiết hạ tầng các khu du lịch, khu dịch vụ khác nằmtrong quần thể danh thắng Tràng An Cụ thể như sau:

Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm

2010, định hướng đến năm 2015

Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giátrị vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Quyết định số 2795/-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung khu du lịch Tam Cốc - BíchĐộng thời kỳ 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 18/11/2005 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch tổng thể khu du lịch Tràng An

Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 22/11/2007 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm thuộc khu du lịch sinhthái Tràng An

Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 01/9/2006 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch chi tiết các thung khu du lịch Tràng An

Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt điều chỉnh mở rộng quy hoạch chi tiết khu núi chùa Bái Đính

Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 08/8/2006 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dịch vụ thuộc khu du lịch sinh tháiTràng An

Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/5/2009 của UBND tỉnh NinhBình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công viên văn hóa Tràng An

Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND tỉnh Ninh

Trang 40

Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu động Am Tiên, bãi đỗ xe và khu dịch

vụ phục vụ khu Cố đô Hoa Lư, Tràng An

Ngày 25/6/2014, tại phiên họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới tổchức tại Qatar, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danhvào danh mục di sản thế giới, trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam

và Đông Nam Á được UNESCO công nhận

2.1.2 Đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển khu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An

Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là Quần thể danh thắngTràng An đã được Trung ương, được UBND tỉnh Ninh Bình quan tâm đầu tư

và có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển, do đó hoạt động du lịch tại cácđiểm du lịch chính trong Quần thể danh thắng Tràng An đã có nhiều khởi sắc.Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh du lịch trong Quần thể tăng nhanh đáng kể,từng bước góp phần vào chuyển dịch cơ cầu kinh tế, giải quyết việc làm chongười lao động, từ đó tăng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch, đóng góp vàoviệc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển Quần thể danh thắng Tràng An, chủyếu là ngân sách nhà nước và vốn huy động phát triển của Doanh nghiệp xâydựng Xuân Trường Tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng trong Quần thể,với tổng mức đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày11/8/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình là: 579.457 triệu đồng và được phêduyệt điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 08/11/2007của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 2.572.243 triệu đồng

Trong quá tình triển khai thực hiện để phù hợp với tình chất, quy môcủa dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An và tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh Ninh Bình đã phêduyệt điều chỉnh bổ sung mở rộng các quy hoạch dự án thành phần thuộc dự

Ngày đăng: 07/06/2016, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Diệp Anh (2011). “Người tiêu dùng chấm điểm sản phẩm dịch vụ”. Truy cập ngày 04/08/2011. Download tại:http://vneconomy.vn/20110408043142808P0C19/nguoi-tieu-dung-cham-diem-san-pham-dich-vu.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Người tiêu dùng chấm điểm sản phẩm dịch vụ”
Tác giả: Diệp Anh
Năm: 2011
2) Huỳnh Văn Chánh (2001). “Những nguyên lý tiếp thị tập 2”. NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những nguyên lý tiếp thị tập 2”
Tác giả: Huỳnh Văn Chánh
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2001
3) Đinh Thị Vân Chi (2004). “ Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch”. NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nhu cầu của du khách trong quá trình dulịch”
Tác giả: Đinh Thị Vân Chi
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2004
4) Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006). “Kinh tế du lịch”, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế du lịch”
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2006
5) Nguyễn Phương Hùng (2001). Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá mức độ thoả mãn của khán giả xem phim truyện truyền hình HTV7, Đài truyền hình TP. HCM” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độthoả mãn của khán giả xem phim truyện truyền hình HTV7, Đài truyềnhình TP. HCM
Tác giả: Nguyễn Phương Hùng
Năm: 2001
7) Trần Thị Thúy Lan (2005). “Tổng quan du lịch”. NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Thị Thúy Lan
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2005
8) Bích Liên (2011). “Du lịch Việt Nam năm 2011: Vượt qua thách thức để đón cơ hội”, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 17/4/2011, download tại:http://daihoi11.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30106&cn_id=403976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du lịch Việt Nam năm 2011: Vượt qua thách thứcđể đón cơ hội”
Tác giả: Bích Liên
Năm: 2011
10) Nguyễn Văn Đính, Phan Hồng Chương (1998), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinhdoanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Phan Hồng Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội
Năm: 1998
11) Lê Văn Lanh (1999), “Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tự nhiên ở Việt Nam”. Tuyển tập hội thảo “xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tự nhiên ởViệt Nam”". Tuyển tập hội thảo "“xây dựng chiến lược quốc gia phát triểndu lịch sinh thái ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Văn Lanh
Năm: 1999
12) Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thựctiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2002
13) Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch (2002), cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam, đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, Bộ khoa học công nghệ, môi trường, Tổng Cục du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: cơ sở khoahọc và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch
Năm: 2002
14) Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1998), Hội thảo về du lịch sinh thái và phát triển bền vũng ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo về du lịch sinh thái vàphát triển bền vũng ở Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Năm: 1998
15) Tổng Cục Du lịch (2013), Báo cáo kết quả điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội tháng 9 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều chỉnh qui hoạch tổng thểphát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Tác giả: Tổng Cục Du lịch
Năm: 2013
16) Phạm Khôi Nguyên (2005), Tài nguyên và Môi trường với định hướng phát triển bền vững. http://monre.gov.vn/monreNet/default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và Môi trường với định hướng pháttriển bền vững
Tác giả: Phạm Khôi Nguyên
Năm: 2005
17) Nguyễn Thế Chỉnh ( 2003), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường
Nhà XB: NXB Thống Kê
18) Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và Du lịch sinh thái
Tác giả: Thế Đạt
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2003
19) Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về du lịch
Tác giả: Vũ Đức Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
21) Trần Nhoãn (2002), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành
Tác giả: Trần Nhoãn
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2002
22) Tổng Cục du lịch Việt Nam (2004), Non nước Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt Nam
Tác giả: Tổng Cục du lịch Việt Nam
Năm: 2004
6) Luật Du Lịch (2005). Luật Du Lịch Việt Nam, số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w