1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.

113 538 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 45,96 MB

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện miền núi. Tìm hiểu thực trạng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tinh Bắc Giang.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Tên sinh viên: Lê Thị Huyền Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Lớp: KT 50A

Niên khoá: 2005 – 2009 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đỗ Kim Chung

HÀ NỘI – 2009

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I 7

ĐẶT VẤN ĐỀ 7

1.1 Tính cấp thiết 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 9

1.2.1 Mục tiêu chung 9

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 9

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 9

1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 9

1.3.2.1 Phạm vi không gian 9

1.3.2.2 Phạm vi thời gian 9

1.3.2.3 Phạm vi về nội dung 10

PHẦN II 11

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở HUYỆN MIỀN NÚI 11

2.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện miền núi 11

2.1.1 Khái niệm phát triển Lâm sản ngoài gỗ 11

2.1.2 Vai trò của phát triển lâm sản ngoài gỗ 15

2.1.3 Đặc điểm phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với sinh kế của người dân miền núi 18

2.1.4 Nội dung phát triển lâm sản ngoài gỗ 21

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Lâm sản ngoài gỗ 25

2.1.5.1 Các nhân tố khách quan 25

2.1.5.2 Các nhân tố chủ quan 26

2.2 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ trên thế giới và ở Việt Nam 28

2.2.1 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở các nước trên thế giới 28

2.2.1.1 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở các nước Châu á 28

Trang 4

2.2.1.2 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu phi: 31

2.2.1.3 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu Mỹ: 32

2.2.2 Tổng quan về Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 32

2.2.2.1 Thực trạng về sản xuất Lâm sản ngoài gỗ 32

2.2.2.2 Thực trạng chế biến, bảo quản Lâm sản ngoài gỗ 34

2.2.2.3 Thực trạng thị trường Lâm sản ngoài gỗ 35

2.2.2.4 Thực trạng về chính sách lâm sản ngoài gỗ 37

PHẦN III 40

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động 40

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

3.1.1.1 Vị trí địa lý 40

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai 40

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 42

3.1.1.4 Tài nguyên tự nhiên xã hội 43

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 44

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện 44

3.1.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện 46

3.1.2.3 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 47

3.1.2.4 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội 49

3.2 Phương pháp nghiên cứu 50

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 50

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu đã công bố 50

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin mới 50

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 52

3.2.4 Phương pháp phân tích 53

PHẦN IV 53

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54

Trang 5

4.1 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ của huyện Sơn Động 54

4.1.1 Hiện trạng loài Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 54

4.1.1.1 Thành phần loài Lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện Sơn Động .54

4.1.1.2 Thành phần loài Lâm sản ngoài gỗ theo tác dụng ở huyện Sơn Động 56

4.1.2 Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ tại huyện Sơn Động 58

4.1.2.1 Phương thức khai thác 58

4.1.2.2 Tình hình khai thác Lâm sản ngoài gỗ của các hộ điều tra 62

4.1.3 Thực trạng gây nuôi Lâm sản ngoài gỗ tại huyện Sơn Động 64

4.1.3.1 Tình hình gây nuôi động vật hoang dã 64

4.1.3.2 Tình hình gây trồng cây thuốc tại địa phương 67

4.1.3.3 Tình hình gây trồng cây thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 70

4.1.4 Thực trạng chế biến lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 76

4.1.5 Thực trạng tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 79

4.1.6 Vai trò của Lâm sản ngoài gỗ đối với kinh tế hộ gia đình 83

4.1.7 Chính sách phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 88

4.2 Định hướng giải pháp phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động .90

4.2.1 Định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 90

4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lâm sản ngoài gỗ của huyện Sơn Động 91

4.2.3 Ma trận SWOT về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động 95

4.2.4 Các giải pháp chủ yếu phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 98

4.2.4.1 Giải pháp về quy hoạch 98

4.2.4.2 Giải pháp về huy động vốn 98

4.2.4.3 Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm 99

Trang 6

4.2.4.4 Giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ 99

4.2.4.5 Giải pháp về tổ chức, thể chế 100

PHẦN V 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

5.1 Kết luận 101

5.2 Khuyến nghị 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 7

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết

Thành tựu xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đã góp phần vàotăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng và an sinh xã hội được nhân dântrong nước đồng tình, dư luận quốc tế đánh giá cao Trong một thời giankhông dài, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ hơn 32% năm 1991 đã giảm xuống13,1% năm 2008, nay chỉ còn gần 2,4 triệu hộ và khoảng 10,5 triệu ngườinghèo Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo còn chưa bền vững, chênh lệch giàunghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chậm được thu hẹp Đến cuối năm 2008,

cả nước còn 797 xã, thị trấn ở 61 huyện thuộc 20 tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo cao(Báo nhân dân, 19/03/2009) Một điều đặc biệt, phần lớn các huyện nghèonhất cả nước thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ là huyệnmiền núi, đời sống của dân cư phụ thuộc vào rừng là chủ yếu

Lâm sản ngoài gỗ là một nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt của rừngViệt Nam Từ lâu đời, nguồn tài nguyên này đã thể hiện vai trò quan trọng đốivới đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân, đặc biệt đối với cáccộng đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa Lâm sản ngoài gỗ có vai trò quantrọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và mang lại công ăn việc làm chohàng triệu người ở vùng nông thôn, miền núi Trong cuộc sống, từ rất lâu đờingười dân ở nhiều địa phương đã gắn bó với Lâm sản ngoài gỗ và tích luỹđược nhiều kiến thức về khai thác, chế biến, gây trồng và sử dụng nguồnnguyên liệu quý giá này Tiếc rằng cho tới nay, lâm sản ngoài gỗ vẫn chưaphát huy được tiềm năng to lớn của nó và chưa được coi là một ngành sảnxuất riêng biệt nên chưa đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế xãhội của các địa phương cũng như của cả quốc gia

Huyện Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có gần 50nghìn ha diện tích rừng chiếm 58,56% diện tích đất tự nhiên, trong đó có gần

Trang 8

40 nghìn ha diện tích rừng tự nhiên chiếm 79% diện tích rừng cả huyện, đây

là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh, đặc biệt trên địa bàn huyện

có hai khu rừng đặc dụng là khu bảo tồn Tây Yên Tử và khu bảo tồn Khe Rỗ

Vì vậy, tài nguyên rừng ở đây còn khá phong phú, có nhiều chủng loại quýhiếm, một số loài động vật như tắc kè, nhím, rắn, lợn rừng,v.v và một số loàithực vật như: ba kích, địa liền, hoàng kỷ, kim tiền thảo,v.v Sơn Động có 43%dân cư thuộc 14 dân tộc thiểu số Người dân gắn bó với rừng từ lâu đời Làmột trong 61 huyện nghèo nhất nước, Sơn Động đang và sẽ được Nhà nước,các tổ chức trong nước và quốc tế chú ý đầu tư cho phát triển Với một huyệnmiền núi thì việc phát triển kinh tế không thể không quan tâm đến phát triểnLâm sản Hiện nay tài nguyên gỗ đang được quản lý nghiêm ngặt vì thếnguồn Lâm sản ngoài gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng Song người dântrong huyện vẫn chưa ý thức được điều đó, với rất nhiều gia đình đặc biệt lànhững gia đình nghèo, thì nguồn thu từ Lâm sản ngoài gỗ chiếm phần lớntrong cơ cấu thu nhập của họ, nhưng họ vẫn chỉ coi đó là khoản phụ thu, lànguồn thu thêm Người dân hầu như chỉ biết vào rừng khai thác và chưa chú ýbảo vệ, gây trồng Lâm sản ngoài gỗ Khai thác mãi thì tài nguyên rừng sẽ cạnkiệt, khi đó đời sống người dân vùng núi sẽ bị đe dọa Vậy vấn đề đặt ra làlàm thế nào để phát triển Lâm sản ngoài gỗ nhằm góp phần ổn định cuộc sốngcho dân cư vùng núi Trước thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc Giang”.

Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

- Thực trạng các loài Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động? những loài nàochiếm vị trí quan trọng đối với đời sống dân cư? Những loài nào đang được ngườidân chú ý gây nuôi, phát triển để nâng cao thu nhập? Lâm sản ngoài gỗ đóng gópbao nhiêu phần trăm trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình?

- Tình hình chế biến và tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động nhưthế nào? Nó đã tốt chưa, thực sự đem lại hiệu quả cho các bên tham gia chưa?

Trang 9

- Huyện Sơn Động có những khó khăn, thuận lợi gì cho phát triển Lâmsản ngoài gỗ, huyện đã thực hiện giải pháp gì để phát triển Lâm sản ngoàigỗ? Hiện nay cần làm gì để phát triển Lâm sản ngoài gỗ nhằm góp phần nângcao đời sống của người dân và phát triển kinh tế huyện?

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại lâm sản ngoài gỗ và các vấn

đề liên quan bao gồm: khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ và các chủtrương về phát triển lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện Sơn Động

1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

1.3.2.2 Phạm vi thời gian

- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 8/1-23/5/2009

- Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển LSNG ở huyện Sơn Độngtrong giai đoạn từ năm 2003-2009

Trang 10

1.3.2.3 Phạm vi về nội dung

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm hàng nghìn loài động thực vật khác nhau đượcsăn bắt, hái lượm, nuôi trồng ở rừng và ở nhiều địa phương khác nhau Do giớihạn về thời gian, nguồn lực và nguồn thông tin hiện có, nghiên cứu này chỉ đềcập đến một số loài động vật và thực vật ngoài gỗ chủ yếu ở huyện Sơn Độngchủ yếu và có tiềm năng phát triển

Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu nghiên cứu thực trạng khaithác, gây nuôi/trồng các loại lâm sản ngoài gỗ, tình hình chế biến và tiêu thụchúng và định hướng giải pháp để phát triển Lâm sản ngoài gỗ gắn với sinh

kế của người dân miền núi Vì vậy, các loại động vật, thực vật được gâynuôi/trồng ở vườn đồi, vườn nhà cũng được hiểu là Lâm sản ngoài gỗ

Trang 11

PHẦN II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở HUYỆN MIỀN NÚI

2.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển lâm sản ngoài gỗ ở huyện miền núi

2.1.1 Khái niệm phát triển Lâm sản ngoài gỗ

Để hiểu được phát triển LSNG trước hết ta đi tìm hiểu thế nào là Lâmsản ngoài gỗ:

Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về lâm sản ngoài gỗ (LSNG)của nhiều tác giả, hội nghị, tổ chức đưa ra:

LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ,cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng Dịch vụ trong địnhnghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa

và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này(FAO,1995)

Trong hội nghị chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, TháiBình Dương họp tại BangKok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông quađịnh nghĩa về LSNG như sau:

Lâm sản ngoài gỗ ( Non- wood forest products) bao gồm tất cả các sảnphẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than Lâm sản ngoài gỗ được khaithác từ rừng, đất rừng hoặc từ cây thân gỗ Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá,nước, du lịch sinh thái không phải là các lâm sản ngoài gỗ

Sở dĩ các chuyên gia trong hội nghị trên nhấn mạnh du lịch sinh tháikhông phải là LSNG vì tới nay nhiều nhà khoa học vẫn muốn gộp các dịch vụ

từ rừng như: săn bắn, câu cá, thể thao, cắm trại, quan sát chim thú hoang dãtham quan,v.v vào lâm sản ngoài gỗ (C.Chandrasckhan, 1995)

Gần đây, J.H.De Beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài

gỗ, trong đó có tài liệu “phân tích ngành lâm sản gỗ Việt Nam”, tháng 7/2000

Trang 12

là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã đưa rađịnh nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:

Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest products) bao gồm các nguyên liệu

có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ conngười Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tananh, cây cảnh, thuốc nhuộm, động vật hoang dã (động vật sống hay các sảnphẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây song, gỗ nhỏ

và sợi

Định nghĩa của J.H.De Beer là đơn giản, dễ sử dụng, nhưng khác vớihầu hết các định nghĩa trước đây là ông đã đưa củi, gỗ nhỏ vào nhóm lâm sảnngoài gỗ

Hội nghị FAO ( Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau:

Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao gồm những sảnphẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng

và các cây có thân gỗ

Trong khuôn khổ bài làm chúng tôi thống nhất theo quan niệm LSNG

đã được thống nhất trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùngChâu á Thái Bình Dương họp tai Bangkok- Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991.Tức là những lợi ích gián tiếp tiếp từ rừng mang lại như củi, than gỗ và nhữngdịch vụ trong rừng như săn bắn, giải tri, du lịch sinh thái, hấp thụ khí nhàkính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất không xếp vào LSNG mà gọi làdịch vụ môi trường

Phân loại lâm sản ngoài gỗ

Trên thế giới cũng đã có nhiều hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗđược đề xuất, một số hệ thống phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra cácsản phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo….hệthống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, như hệ

Trang 13

thống phân loại đã thông qua trong hội nghị tháng 11/1991 tại BangKok.Trong hệ thống này lâm sản ngoài gỗ được phân làm 6 nhóm:

Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và

các loại cỏ

Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm: Các sản phẩm có nguồn gốc thực

vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm

Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật

Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta

nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu

- Cây sống và các bộ phận sống của cây

- Động vật và các sản phẩm của động vật

- Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật…)

- Các dịch vụ từ rừng ( Tổng quan ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam– Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2007)

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ thể hiện quá trình thay đổi của thành phần loài LSNG và các hoạt động khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ LSNG ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, thường đạt mức độ cao hơn

về lượng và chất, phù hợp hơn về cơ cấu

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ sẽ có nhiều hơn về số lượng, đa dạng hơn

về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế,thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về lâm sản ngoài gỗ Trước hết, phát

Trang 14

triển lâm sản ngoài gỗ là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh Quátrình thay đổi của lâm sản ngoài gỗ chịu sự tác động của quy luật thị trường,chính sách can thiệp vào nền sản xuất Lâm nghiệp của Chính Phủ, nhận thức

và ứng xử của người sản xuất (dân cư vùng núi, người chế biến lâm sản ngoàigỗ) và người tiêu dùng về các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện thể hiện quá trình thay đổi của thành phần loài LSNG và các hoạt động khai thác, gây nuôi, chế biến, tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, thường đạt mức độ cao hơn cả về lượng và về chất, phù hợp hơn về cơ cấu

Ở các huyện miền núi, dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, cuộc sốngcủa họ gắn bó, phụ thuộc vào rừng Xa xưa, họ chỉ biết vào rừng săn bắt, háilượm để duy trì cuộc sống Khi xã hội phát triển cao hơn, bên cạnh việc vàorừng săn bắn họ biết thuần dưỡng các động vật rừng để nuôi, lấy cây rừng vềnuôi trong vườn nhà nhằm đảm bảo đầy đủ hơn cho cuộc sống Trước kiangười dân sống gần rừng có tập quán du canh du cư, khi chỗ này khan hiếmtài nguyên, đất đai cằn cỗi thì họ lại di chuyển đến chỗ khác Ngày nay, trình

độ dân trí của người dân vùng núi có phần được nâng cao kết hợp với chínhsách của Nhà nước, người dân đã sống định cư nhưng cuộc sống của họ vẫnkhông tách khỏi rừng được, bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp và các ngànhkhác, họ vẫn tiếp tục lên rừng tìm thức ăn, các nguyên liệu, cây thuốc chữabệnh, v.v về phục vụ cho sinh hoạt gia đình và bán để nâng cao thu nhập.Trong tâm trí của người dân thì các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ trong rừng tựnhiên là những sản phẩm vô chủ, vì thế nhà nào cũng muốn khai thác thậtnhiều để làm lợi cho gia đình mình mà không cần chú ý đến việc loại lâm sản

đó còn hay hết Việc khai thác quá mức như vậy sẽ làm cho nguồn Lâm sảnngoài gỗ nhanh chóng cạn kiệt, khi đó đời sống người dân ở huyện miền núi

sẽ bị đe dọa

Trang 15

Việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện sẽ giúp người dân tronghuyện biết cách khai thác hợp lý, gây trồng để bảo tồn và tăng sản lượng lâmsản ngoài gỗ, chế biến và tiêu thụ đúng cách, đạt hiệu quả, mang lại thu nhậpcao cho người dân tham gia vào khai thác, gây trồng, chế biến và tiêu thụ lâmsản ngoài gỗ ở huyện.

2.1.2 Vai trò của phát triển lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội

và môi trường:

* Giá trị về mặt kinh tế

LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân miềnnúi, nguồn thức ăn gia súc, và nguồn dược liệu quý từ xưa đến nay Đặc biệtcác đồng bào vùng cao, dân tộc ít người ở Việt Nam thường dựa vào cácLSNG thu hái từ rừng để dùng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc thườngtrao đổi và mua bán trên thị trường Ở một số địa phương miền núi, nguồn thu từLSNG chiếm 20-50% trong thu nhập kinh tế hộ gia đình; LSNG là một trongnhững nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ, đáp ứng nhu cầu thiết yếuhàng ngày, góp phần tạo việc làm thậm chí là sinh kế chủ yếu cho một bộ phận

cư dân vùng nông thôn miền núi (Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam-Dự án hỗ trợchuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- pha II)

LSNG góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và thủcông nghiệp chế biến lâm sản và xuất khẩu, như nhựa thông, nhựa trám cung cấpnguyên liệu cho các nhà máy chế biến dầu, nhựa, sơn tổng hợp; tinh dầu chocông nghiệp hương liệu và mỹ phẩm; tre nứa là nguyên liệu cho các nhà máygiấy, các hợp tác xã thủ công; các cây thuốc là nguyên liệu của nhiều xí nghiệpdược phẩm, LSNG còn là nguồn sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, mang vềnhiều ngoại tệ cho đất nước

Trang 16

Bảng 2.1: Mặt hàng xuất khẩu một số loại LSNG ở Việt Nam từ năm

Quế hồi

Dược liệu

Nhựa cây

NL tre, song

Hóa chất tự nhiên

Tinh dầu

Sản phẩm mây tre

(Nguồn:Phan Sinh, Cục CNTT&Thống kê Tổng cục Hải quan, 7/2005)

Trang 17

gây trồng, chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, về các ngành nghềthủ công mỹ nghệ có nghĩa là giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những kiếnthức văn hoá khi đối xử với thiên nhiên.

Mặc dù có những thay đổi nhanh chóng kinh tế xã hội trong thời hiệnđại, đặc biệt sự tăng nhanh tính sẵn có các vật liệu công nghiệp vật liệu thaythế, nhưng LSNG tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của các dântộc và hộ gia đình

Một số loại LSNG đóng vai trò quan trọng làm sinh động thêm nét vănhoá truyền thống của các dân tộc vùng cao, nó được dùng làm nguyên liệu đểlàm các đặc sản tổ chức trong các lễ hội (Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, TrầnNgọc Hải,2004)

Bảng 2.2: Lễ hội người Tày và LSNG dùng trong tổ chức lễ hội

Tên lễ hội Ngày Tên loại bánh Chất liệu từ LSNG

Tết (âm lịch) 1/1 Bánh Peng Ben Lá dong

Đạp nôi 30/1 Peng Khi Ma Lá gai, hoa cúc vàng, lá ngải cứu,

lá phảy châu

Tảo mộ 3/3 Bánh dẻo với trứng

kiến, oản, xôi ngũ sắc

Nhộng kiến, gạo khô, lá sấu làm màu xanh, lá cam màu đỏ, quả gấc

và củ nghệ vàng, lá gừng màu xanh Đoan ngọ 5/5 Bánh trôi và bánh chay Lá cây chít

Rằm tháng 7 15/7 Bánh gai, bánh khúc,

bánh chuối (và bún)

Lá chuối, lá chuối khô, củ chuối rừng khô

Rằm trung thu 15/8 Hoa quả Chuối, bưởi, na

Lễ gạo mới 10/10 Bánh dày và cơm lam Thân non cây tre, trúc

Nguồn: Morris, 2002

Bên cạnh việc tạo nên các giá trị xã hội cho đồng bào dân tộc vùng cao,LSNG còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của các cộng đồng nhữngkhu vực đô thị như :

- Tạo công ăn việc làm cho các xí nghiệp chế biến/sản xuất dùngnguyên liệu từ LSNG nơi đô thị

Trang 18

-Tạo ra các dịch vụ cho người dân nơi đô thị, giải trí, các thú tiêu khiển,

- Đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp cho các nhà máy/ xí nghiệp

- Giảm chi phí nhập nguyên liệu từ nước ngoài

- Tăng tính cạnh tranh thương mại trong và ngoài nước

* Giá trị về mặt môi trường, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học

- LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng, quan hệ tới sự duy trì vàphát triển hệ sinh thái rừng Phần lớn cây LSNG nằm trong tầng dưới tán, cótác dụng giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn dòng chảy mặt,chống xói mòn cho đất rừng Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ

và nâng cao giá trị phòng hộ của các khu rừng

- Phát triển LSNG là một phương thức làm tăng giá trị kinh tế của rừng gópphần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo, động viên nhân dân địaphương tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, chống lại quátrình chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang các loại đất khác

- Phát triển LSNG giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển bền vững nguồntài nguyên đáp ứng cho sự tăng dân số với bảo tồn bền vững nguồn gen chotương lai

- Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ

và vai trò bảo vệ môi trường đa dạng sinh học của rừng Muốn có LSNG đểkhai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng Vì vậy, việc khai thác LSNG cũng làmột biện pháp tích cực bảo vệ rừng

Trong những năm gần đây, LSNG đã thu hút được sự quan tâm củanhiều người, do nhận thức rõ hơn về LSNG trong việc đóng góp vào kinh tế

hộ và an toàn lương thực, vào nền kinh tế quốc gia và trong bảo vệ môitrường, và bảo tồn đa dạng sinh học (Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam – Dự án hỗtrợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- pha II)

2.1.3 Đặc điểm phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với sinh kế của người dân miền núi

Trang 19

Các LSNG rất quan trọng đối với sinh kế của người dân ở các vùng núi

và vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam Những người dân sống gần hoặc trong cáckhu vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các loại LSNG khác làm lươngthực, thức ăn nuôi súc vật, dược liệu, vật liệu xây dựng và các đồ tiêu dùngkhác Một số các LSNG được bán để bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ giađình hoặc được trao đổi lâý các mặt hàng thiết yếu khác như gạo Ước tínhrằng 24 triệu người (khoảng 1/3 tổng dân số) sống trong hoặc gần rừng, vàgần tám triệu dân tộc thiểu số thu lượm các các sản phẩm từ rừng, săn bắn vàđánh bắt cá

Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sống dựa vào cácLSNG Do vậy họ là chuyên gia về một số sản phẩm rừng ngoài gỗ, nhữngsản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sống Ví dụ người Dao thulượm các loài cây thuốc, quế, và sơn ta, người Hmong thi thu hoạch mây trechất lượng cao, còn người Khmer ở phía Nam triết xuất dầu thơm từ các rừngtràm và các loại sản phẩm có giá trị cao khác từ rừng ngập mặn(Poffenberger, 1998)

Mặc dù các LSNG rõ ràng là có tầm quan trọng lớn trong đời sống củahàng triệu người dân Việt Nam, đến nay vẫn chưa có những thông tin địnhlượng cấp quốc gia đánh giá về sự đóng góp của các sản phẩm rừng ngoài gỗvào thu nhập hộ gia đình Cũng chưa có bất cứ đánh giá đáng tin cậy nào về

vai trò lưới an toàn của các sản phẩm từ rừng này, hay là về tiềm năng của

chúng trong việc giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững Tuy nhiênmột số kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng ta lắp ráp một bức tranh về vaitrò của LSNG trong đời sống người nghèo ở nông thôn Bao gồm: Đóng gópvào thu nhập hộ gia đình; các vấn đề liên quan đến cầu và cung; thông tin vềmột số mặt hàng chính; những triển vọng trong tương lai

- Sự đóng góp trong thu nhập hộ gia đình

Raintree et al (1995) ước tính ở xã Khang Ninh khoảng 15% trong tổngthu nhập hộ gia đình là từ các LSNG Một nghiên cứu trường hợp ở huyện

Trang 20

Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của Phan Thị Xuân Mai (1999) ước tính rằng cácLSNG chiếm 24% trong tổng thu nhập hộ gia đình Tuy nhiên có thể thu nhập

từ các LSNG không được khai báo hết đặc biệt là ở các vùng mà người dânchủ yếu dựa vào khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng

- Cầu và cung

Trong hoàn cảnh lượng gỗ khai thác suy giảm do cạn kiệt trữ lượng củacác rừng già và cũng do những lệnh cấm của chính phủ về khai thác gỗ gầnđây một số người đã chuyển hướng quan tâm nhiều đến LSNG (FSIV, 2002).Rất nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với các LSNG ở cácvùng sâu, vùng xa của Việt Nam Thứ nhất, ở các vùng núi phía Bắc, nhu cầubuôn bán qua biên giới và Trung Quốc ngày càng cao và hình thức buôn bánqua biên giới này được phát triển sau căng thẳng ở biên giới vào cuối nhữngnăm 1970 Ví dụ, giá rùa (baba) thị trường tăng sáu lần sau khi hoạt độngbuôn bán trao đổi với Trung Quốc bắt đầu trở lại (Rambo, 1997) Giá một túimật gấu tương đương với thu nhập một năm của một hộ gia đình ở vùng cao(Jamieson, 1998) Thứ hai, giá thuốc tây tăng làm cho nhiều người dân ViệtNam chuyển sang dùng thuốc nam và làm tăng nhu cầu cho dược liệu từ rừng(Phạm Chí Thanh, 1999)

- Các mặt hàng quan trọng

Măng tre và các thực phẩm khác từ rừng, mây, động vật hoang dã vàcây thuốc được xem là các mặt hàng chính trong lâm sản ngoài gỗ ở ViệtNam Các mặt hàng này cũng như một số lâm sản ngoài gỗ khác đóng vai tròquan trọng trong đời sống các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt đối với 8,5 triệungười dân tộc thiểu số sống ở miền núi (FSIV, 2002)

Măng tre là nguồn thu nhập cơ bản và là lương thực bổ sung của cácvùng đói lương thực ở miền núi phía Bắc Nguồn lương thực đặc biệt nàygiúp bù đắp những thâm hụt khẩu phần ăn trong suốt thời kỳ giáp hạt ( TrầnĐức Viên, 1997) Các loại rau rừng là thực đơn hàng ngày của người dânsống gần rừng, mặc dù các loại rau khác có thể trồng trong vườn nhà

Trang 21

Đã từ lâu cây thuốc đã trở thành một phần của hệ thống chăm sóc sứckhoẻ cũng như là của nền kinh tế của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam Ví

dụ như dân tộc Dao chuyên thu lượm, chế biến và kê đơn thuốc, hầu như toàn

bộ có nguồn gốc từ rừng Mở cửa kinh tế thị trường và khả năng tiếp cận thịtrường tăng đã làm sôi nổi hơn các hoạt động y học cổ truyền ở một số nơi.Một số dân tộc thiểu số mở rộng công việc chữa bệnh truyền thống của mìnhbằng cách thuần hoá các loài cây thuốc về trồng trong vườn nhà mình, chếbiến, kê đơn và đi xa để khám chữa bệnh

- Những triển vọng trong tương lai

Có nhiều ý kiến khác nhau về tiềm năng của các lâm sản ngoài gỗ trongviệc hỗ trợ sinh kế nông thôn ở Việt Nam trong tương lai Một số nguồn thôngtin thì cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng cho sinh kế bền vững thông qua việcphát triển lâm sản ngoài gỗ một cách hệ thống (Phạm Chí Thanh, 1997;FSIV,2002) Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tầm quan trọng của các lâmsản ngoài gỗ trong việc tạo thu nhập đang bị giảm sút do sự cạn kiệt của cácnguồn này, hoặc là do luật bảo vệ rừng ngày càng nghiêm ( Hoàng Thế Khang,2000; Phan Thu Huyền, 1998; Nguyễn Quang Đức,1996) (William D.Sunderlin và Huỳnh Thu Ba, Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, 2/2005)

2.1.4 Nội dung phát triển lâm sản ngoài gỗ

Loài LSNG là những loài sinh vật sống ở rừng, cây rừng và đất rừng

trừ cây gỗ Loài LSNG bao gồm có thực vật LSNG và động vật LSNG, tronghai nhóm lớn này lại chia thành các nhóm nhỏ, cụ thể như sau:

Trang 22

- Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và

mỹ nghệ như: song, mây, tre, trúc, lá buông…

- Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu có nguồngốc từ các loại cây rừng như: cánh kiến Shellac, dầu thông, tùng hương, dầutrong, chai cục…

Các loài LSNG thu từ rừng có giá trị rất cao, song nó cũng là sinh vật

có quá trình sinh trưởng và phát triển tuân theo quy luật tự nhiên Nếu conngười hiểu được quy luật sinh trưởng của chúng và có biện pháp khai thácbảo vệ hợp lý thì sẽ thu được nguồn lợi lớn

Khai thác Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động thu hái, săn bắn các sản phẩm

từ rừng trừ gỗ Từ xưa, các sản phẩm từ rừng được xem là sản phẩm vô chủ, vìthế ai cũng vào rừng khai thác được mà không có sự quản lý, vì thế mà lâm sảnngoài gỗ ngày càng cạn kiệt, một số loài quý hiếm đã bị tuyệt chủng hoặc cònlại rất ít, điều đó đe dọa đến an toàn cuộc sống của người dân sống gần rừng.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác Lâm sản ngoài gỗ một cách hợp lý vàbền vững

Trang 23

Khai thác lâm sản ngoài gỗ bền vững là hoạt động khai thác vừa manglại nguồn sản phẩm phục vụ nhu cầu cho người dân hiện tại, vừa đảm bảo chocác loài lâm sản ngoài gỗ vẫn được bảo tồn để phát triển cho tương lai Tức làchúng ta không khai thác hết mà trong khi khai thác vẫn phải chú ý lưu giữgiống cho chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Gây nuôi/trồng Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động thuần hóa các loại

động thực vật hoang dã, hay nói cách khác là mang các loài động vật, thực vật

có nguồn gốc từ rừng về nuôi trong vườn nhà để phục vụ cho nhu cầu sinhhoạt và bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và nâng caothu nhập cho hộ gia đình

Nguồn giống cung cấp cho hoạt động gây nuôi/trồng của các hộ giađình có thể được khai thác, bắt ở rừng về nhà thuần dưỡng Nhưng hiện nay,tài nguyên trong rừng gần như cạn kiệt hoặc là được quy hoạch, khoanh vùngbảo tồn nghiêm ngặt nên việc săn bắt được động vật hoang dã, lấy được câyquý trên rừng là rất khó khăn, có thể nói là rất hiếm Vì vậy, phần lớn nguồngiống Lâm sản ngoài gỗ cung cấp cho việc gây nuôi/trồng của các hộ giađình, các cơ sở chủ yếu là mua ở các trung tâm, trạm thí nghiệm, trạm giốnghoặc ở các gia đình đã nuôi, trồng trước đó

Nếu biết kết hợp hài hòa giữa khai thác và gây nuôi Lâm sản ngoài gỗthì người dân vừa có nguồn thu phục vụ nhu cầu hiện tại, vừa phát triển đượclâm sản ngoài gỗ một cách bền vững để đảm bảo cuộc sống cho thế hệ tươnglai và nhất là đảm bảo cân bằng sinh thái

Chế biến Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động dùng các biện pháp tác động

cơ học hoặc lý, hóa học để làm biến đổi Lâm sản ngoài gỗ thành các sảnphẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của con người

Lâm sản ngoài gỗ có đặc tính riêng biệt, nó là sinh vật vì vậy mà sảnphẩm dễ bị hư hỏng, giảm phẩm cấp nếu không được chế biến, bảo quản hợp lý

và kịp thời Ngày nay, đời sống ngày càng cao, nhu cầu về các sản phẩm chế

Trang 24

biến các hàng hóa nói chung, lâm sản ngoài gỗ nói riêng tăng cả về số lượng vàchất lượng

Các đồng bào dân tộc sống gần rừng đã gắn bó với các loại lâm sảnngoài gỗ từ lâu đời, họ có rất nhiều kinh nghiệm chế biến các loại Lâm sảnngoài gỗ thành các loại thuốc quý hiếm, thức ăn hay đồ trang sức,v.v

Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ sau khi chế biến thường tăng giá trị lênrất nhiều lần, ví dụ một con rắn sống chỉ khoảng 2 triệu nhưng nếu chủ cửahàng ngâm rượu, biết cách trang trí thì có thể bán đến 5-6 triệu

Tiêu thụ Lâm sản ngoài gỗ là hoạt động bán sản phẩm lâm sản ngoài

gỗ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Có rất nhiều hìnhthức tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: người sản xuất lâm sản ngoài

gỗ bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán cho người thu gom hoặcngười chế biến, người chế biến bán cho người tiêu dùng cuối cùng,v.v Hiệnnay, cùng với xu thế quốc tế hóa, hàng hóa lâm sản cũng trở thành mặt hàng

để trao đổi buôn bán giữa các quốc gia, mang lại ngoại tệ cho đất nước xuấtkhẩu Vì vậy, càng ngày thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ càng rộng lớn

Với đặc tính là sinh vật, có quy trình sinh trưởng phát triển nhất định nênhầu hết các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cũng có tính mùa vụ, vì thế hàng hóalâm sản ngoài gỗ cung ứng ra thị trường cũng có tính mùa vụ Hơn nữa, đó lànhững mặt hàng thường có khối lượng cồng kềnh và dễ hư hỏng, nên chi phívận chuyển, bốc dỡ và bảo quản thường lớn Những hàng hóa dễ hư hỏng,giảm phẩm cấp đòi hỏi việc vận chuyển, bảo quản phải bằng các phương tiệntốt để rút ngắn thời gian vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, giảmlượng hao hụt

Người chế biến, tiêu thụ là những người thường thu được lợi ích lớntrong ngành lâm sản ngoài gỗ

Các chính sách phát triển LSNG là những chương trình, kế hoạch,

quyết định, nghị quyết,v.v của Chính phủ về phát triển LSNG Chính sáchphát triển LSNG là cụ thể hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải

Trang 25

pháp và hành động nhằm mục đích giúp cho LSNG phát triển Các huyệnmiền núi sẽ tiếp thu các chính sách phát triển LSNG của chính phủ, tùy theođiều kiện địa bàn mà các huyện này cụ thể hóa chúng thành các chủ trương,hành động khác nhau để phát triển LSNG gắn liền với sinh kế của người dânvùng núi, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Ở Việt Nammới có rất ít huyện miền núi thực hiện chính sách phát triển LSNG, bởiLSNG tuy không phải là vấn đề mới mẻ nhưng Chính phủ Việt Nam thì chỉmới có chính sách phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21 Cùng với sự hỗ trợcủa các tổ chức quốc tế về chuyên ngành LSNG, các chính sách phát triểnLSNG của Chính phủ đang được triển khai ở nhiều huyện miền núi.

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Lâm sản ngoài gỗ

2.1.5.1 Các nhân tố khách quan

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên đất, nước, sinh vật,

khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâm sản ngoài gỗ Những nướcnằm trong khu vực nhiệt đới ẩm thì có lâm sản ngoài gỗ đa dạng, phong phú

- Thể chế và chính sách của Chính phủ can thiệp về lĩnh vực lâm nghiệp và lâm sản ngoài gỗ Các chính phủ vì những mục tiêu kinh tế, chính

trị và xã hội khác nhau đã có các chính sách, cách can thiệp vào lĩnh vực lâmnghiệp và lâm sản ngoài gỗ khác nhau nhằm thoã mãn các mục tiêu của quốcgia đó Do đó, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung, chính sách pháttriển lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển lâm sản ngoài gỗ

- Các tổ chức quốc tế, càng ngày càng có nhiều tổ chức quan tâm và cố

gắng nỗ lực để bảo tồn và phát huy vai trò của lâm sản ngoài gỗ, nhất là đốivới sinh kế của người dân vùng sâu vùng xa như: Trung tâm nghiên cứu lâmnghiệp quốc tế CIFOR, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN ( Theworld Covervation Union), Non-timber forest products reseach centre, Chínhphủ Hà Lan, CRES, ECO,v.v

Trang 26

- Thị trường LSNG, cùng với xu thế quốc tế hoá, hàng hoá giao lưu

giữa các nước diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, vì thế thị trường tiêu thụLSNG ngày càng rộng mở Trên thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng sảnphẩm mây tre đan có xu hướng tăng cả về thị trường và giá cả sản phẩm Nhucầu tiêu dùng các sản phẩm chiết xuất từ thực vật, động vật hoang dã quýhiếm do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo, dược liệu cũng có xuhướng tăng nhanh

- Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, vì thế càng ngày con người

càng hướng đến sử dụng sản phẩm chất lượng cao Một số sản phẩm lâm sảnngoài gỗ quý hiếm từ rừng như mật gấu, da báo, rắn, nấm linh chi, tam thất,

sa nhân, hoàng kỷ,v.v…ngày càng được ưa chuộng Bên cạnh đó một sốngười sử dụng các sản phẩm quý hiếm để trang trí nhà và chứng tỏ địa vị caoquý của mình Hơn nữa, thuốc tây để chữa bệnh có giá rất cao và nhiều khicòn nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sự chỉ dẫn đúng đắn của thầythuốc Nên ngày càng nhiều người có xu hướng chuyển sang dùng thuốcĐông y, bởi vì nó vừa rẻ hơn, vừa dễ tìm mà lại an toàn với tính mạng, ít khigây ra tác dụng phụ

- Khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với đó là công nghệ chế biến các

loại lâm sản ngoài gỗ cũng được nâng cao làm tăng giá trị của LSNG, do đólợi ích mà LSNG mang lại sẽ cao hơn

2.1.5.2 Các nhân tố chủ quan

- Tiềm năng về rừng ảnh hưởng đến việc bảo tồn nguồn gen Ở vùng

rừng nào có nguồn lâm sản ngoài gỗ phong phú thì khả năng phát triển lâmsản càng cao và ngược lại

- Hệ thống cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến việc khai thác, chế biến và

tiêu thụ nông sản Ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiệnthì Lâm sản ngoài gỗ bị khai thác càng nhanh chóng, giá bán lâm sản ngoài gỗcao Ngược lại, ở vùng rừng núi có giao thông không thuận lợi thì lâm sảnkhai thác chậm hơn nên tài nguyên lâm sản ngoài gỗ còn khá phong phú songgiá cả lâm sản ngoài gỗ lại thấp hơn các nơi khác

Trang 27

- Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư cũng ảnh hưởng trực tiếp

đến sự phát triển lâm sản ngoài gỗ Mức bình quân về tài nguyên (ví dụ diệntích đất sản xuất/đầu người), ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và

sử dụng tài nguyên, do đó, ảnh hưởng đến phát triển lâm sản ngoài gỗ

- Trình độ dân trí của người dân gần rừng ảnh hưởng đến việc gây

trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ Nếu trình độ dân trícao, bên cạnh việc khai thác, người dân còn biết gây trồng để duy trì và pháttriển lâm sản ngoài gỗ để nâng cao thu nhập, đồng thời họ cũng biết chế biến

và tiêu thụ hiệu quả để mang lại nguồn lợi kinh tế Ngược lại, những nơi cótrình độ dân trí thấp, họ chỉ biết khai thác mà không biết gây trồng, dần dầnnguồn lâm sản ngoài gỗ sẽ cạn kiệt, đe dọa đến an toàn cuộc sống của họ

Bảng 2.3: Các thành phần tham gia chinh trong việc phát triển lâm sản ngoài gỗ và các mối quan tâm chính của họ

Gần rừng Mối quan tâm và các nhu cầu chính

Cộng đồng địa phương

Chính quyền địa phương

Các dự án phát triển nông thôn

Ban quản lý vườn

Các dự án bảo tồn

Các doanh nghiệp nông thôn

Tiếp cận rừng, thực phẩm và nguồn thu nhập, được tư vấn về các hoạt động can thiệp

Tăng cường kinh tế địa phương, cải thiện điều kiện sống Tăng cường kinh tế địa phương, cải thiện điều kiện sống Giảm sức ép tới các nguồn Vườn quốc gia, bảo tồn Giảm sức ép tới các nguồn vườn quốc gia, bảo tồn Đánh giá thông tin thị trường công nghệ chế biến

Đóng tại huyện thị Các mối quan tâm và những nhu cầu chủ yếu

Nguồn: Tổng quan ngành Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam, Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam

Trang 28

2.2 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở các nước trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở các nước Châu á

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam á, nơi có 1/5 diện tíchrừng nhiệt đới của thế giới, LSNG ở đây rất phong phú và luôn là nguồn cungcấp những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất định của nhân dânvùng nông thôn Sự giàu có của hệ sinh thái đã ban cho vùng này nguồn tàinguyên vô giá Có đến 25000 loài cây và cũng không ít hơn các loài con Ởcác nước này cũng xuất hiện buôn bán trao đổi quốc tế sớm nhất, từ nhiều thế

kỷ trước Buôn bán các LSNG từ các đảo phía Tây Indonesia tới Trung hoađược ghi nhận từ đầu thế kỷ thứ năm Hoạt động thương mại chủ yếu trongthời gian này là trao đổi các chất dầu nhựa làm hương liệu và làm thuốc.Brunei thì cống nạp cho các Hoàng đế Trung hoa tinh dầu long não, đồi mồi,

gỗ hương và ngà voi Trung Đông buôn bán các sản vật của rừng với bán đảoMalaysia từ năm 850 còn Châu Âu bắt đầu nhập khẩu từ thế kỷ 15 Cuối thế

kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 lượng LSNG nhập khẩu sang Châu Âu tăng lên Sauthế chiến thứ hai, nhu cầu về gỗ và xuất khẩu gỗ tăng, nhưng tầm quan trọngcủa LSNG vẫn giữ nguyên mặc dầu khối lượng xuất khẩu có giảm đi

Hiện nay, ít nhất ba mươi triệu người phụ thuộc vào nguồn tàinguyên này và dĩ nhiên số người nhận được lợi ích từ nguồn đó còn lớnhơn Nhiều tỷ dollars giá trị LSNG ngoài gỗ được trao đổi, buôn bán hàngnăm ở các nước Đông Nam á

Tính khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu của LSNG của Thái lan năm 1987

là 32 triệu dollars và với Indonesia là 238 triệu dollars Còn Malaysia thì năm

1986 đạt con số 11 triêu dollars

Thông thường việc thu hái LSNG được làm thủ công, và như vậy tốnnhiều lao động Đa số người thu hái LSNG theo mùa vụ, chỉ có rất ít làchuyên nghiệp Họ thu hái có khi vì giải trí, thám hiểm, kiếm thêm ít tiền, vìthời gian rỗi không có công việc khác và vì nhiều mục đích khác nữa

Trang 29

Ở vùng Kinabatangan, Sabah, Malaysia khai thác mây là nguồn thunhập chính của hầu hết dân cư Ngoài mây, mật ong rừng, nhựa cây, tổ chim,

cá suối, thịt rừng, chim thú sống, ngà voi, lan rừng và còn nhiều loại khác,được trao đổi buôn bán ở vùng Đông Nam á

Với Philippines, việc khai thác sử dụng LSNG rất rộng rãi và mang lạinhiều lợi ích cho các hộ gia đình cũng như nhà nước.Thấy được tầm quantrọng, các khoá học về LSNG luôn được mở định kỳ Các sản phẩm LSNG chủyếu của philippines bao gồm song mây, tre, nứa, các chất dầu nhựa làm câythuốc, cây kiểng, thú kiểng, động vật hoang dã Từ những năm 1960 Bộ môitrường và tài nguyên đã bắt đầu cấp phép cho khai thác LSNG theo đấu giácông khai, nhưng kết quả đấu thầu rơi vào tay những người giàu ở thành phố vìdân địa phương không có đủ tài chính và thông tin thị trường Việc khai thác

gỗ quá mạnh đã gây tổn hại đối với tài nguyên rừng Năm 1991, Philippoinesđóng cửa rừng từng phần Một năm sau, Bộ tài nguyên và môi trường trao cuộcđấu giá cho cộng đồng về khai thác, buôn bán mây qua những hợp đồng Tuynhiên dân địa phương chỉ khai thác, còn khả năng chế biến của họ hạn chế, cần

có sự giúp đỡ của bên ngoài Cố gắng thứ hai của họ là khai thác mật ong rừng,làm đồ thủ công bán cho thị trường du lịch Chính phủ Philippines nhận rõ tầmquan trọng của việc cổ vũ các phương thức bản địa về quản lý bền vững tàinguyên thiên nhiên, Bộ tài nguyên và môi trường tiếp tục đảm bảo quyền củadân địa phương bằng cách trao lại đất tổ tiên và lãnh địa cho họ (năm 1996)

Ấn Độ cũng là điển hình của việc sử dụng hiệu quả LSNG Người ta ướctính rằng LSNG đóng góp hơn 50% giá trị lâm sản chung và 70% giá trị xuấtkhẩu lâm sản LSNG tạo ra 1600 triệu ngày công lao động hằng năm qua việcthu hái quy mô gia đình hoặc ở rừng công cộng bởi phụ nữ và các dân tộc địaphương (Theo Khotari và cộng tác viên,1998) Các “tổ hợp” LSNG là mộtthành phần chủ chốt trong chiến lược đa dạng nguồn sống của gia đình nôngthôn Ấn Độ Các “tổ hợp” LSNG thường theo mùa vụ, quy mô nhỏ, dùng côngnghệ đơn giản, hướng vào thị trường địa phương, không sinh lợi lớn (Tewari và

Trang 30

Campbell,1995) Đà tăng cao lợi nhuận đã lôi kéo những người mới nhập cuộc

và làm tăng áp lực vào tài nguyên rừng, trừ khi có sự tổ chức hợp lý về khaithác, chế biến và xác lập các quyền tiếp cận tài nguyên của dân địa phương Có

16000 loài cây ở Ấn Độ thì 3000 loài LSNG có lợi, hầu tiêu thụ nội địa NhữngLSNG xuất khâu chủ yếu là nguyên liệu thô Hiện ở đây cũng thiếu kỹ thuậtchế biến, thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn, thiếu phương tiện vận chuyển vàkho bãi, nguồn nguyên liệu thô cạn kiệt Người dân bán qua trung gian vì vậychỉ hưởng 10% đến 20% giá trị của nguyên liệu thô Vào những năm 1970-

1980 Chính phủ Ấn Độ quốc hữu hoá và độc quyền buôn bán một số LSNGchủ yếu Nhà nước cũng quy định một số sản phẩm chế biến và vận chuyển.Liên hiệp phát triển lâm nghiệp quốc gia được thành lập để quản lý khai thác,buôn bán, bảo tồn, phát triển LSNG và giúp ổn định giá cả cho những ngườithu hái Từ giữa năm 1980, nhiều hội tập thể những người trồng cây đượcthành lập cổ vũ cho phục hồi nguồn nước và trồng rừng ở đất hoang hoá đểcung cấp củi, gỗ nhỏ, cỏ và các LSNG khác Việc khai thác LSNG đã đượcquốc hữu hoá thực hiện qua các hợp đồng Người khai thác đóng tiền dạng

“thuế lâm sản” cho nhà nước theo khối lượng họ khai thác

Các nước gần Việt Nam như Lào, Campuchia cũng chưa chú ý tới quản

lý nguồn LSNG mặc dầu đóng góp của nó vào kinh tế xã hội không phải lànhỏ Theo nghiên cứu của Sounthone Ketphanh (Lào), người dân nông thôndùng LSNG để ăn (măng, tre nứa, là một số loại cây, cá suối và thịt thúrừng…), làm vật liệu xây dựng (mây, tre, lá lợp…), công cụ săn bắn và canhtác Với 90% dân cư sống ở vùng nông thông, có đến 50% thu nhập của các

hộ dân nông thôn là từ LSNG Quyền khai thác LSNG chưa xác định cũng trởthành những mâu thuẫn giữa các cộng đồng Một khu rừng có thể có nhiềunhóm, nhiều bản cùng cạnh tranh khai thác Tuy nhiên LSNG vẫn chưa là đốitượng quản lý của các nhà quản lý và làm chính sách ở các cấp Vì vậy, việckhai thác LSNG không có kế hoạch làm cho LSNG ngày càng khan hiếm.(Trần Ngọc Hải, 2004,Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ)

Trang 31

2.2.1.2 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu phi:

Ở các nước Đông và Nam Châu phi thì dầu nhựa cây, cây thuốc, mậtong cây làm thực phẩm, thịt khỉ là những LSNG chủ yếu Các LSNG nàythường được trồng và thu hái lẫn với cây nông nghiệp cho nên không phânbiệt được rạch ròi Mười năm cuối thế kỷ 20 do nhận thức vai trò của LSNGnên đã có nhiều nghiên cứu và dự án liên quan đến thúc đẩy và khuyến khích

sử dụng LSNG Nhưng các tài liệu khoa học về sử dụng bền vững nguồn tàinguyên này còn thiếu, ở mức độ quốc gia nhận thức đầy đủ về giá trị LSNG

bị cản trở bởi thiếu thông tin về sản xuất, tiêu thụ và buôn bán các loại này.Vài năm gần đây, mặc dù có nhiều những nghiên cứu về giá trị kinh tế xã hội

và đa dạng sinh học của LSNG, nhưng phương pháp đánh giá LSNG cũngnhư quản lý chúng chưa có đầy đủ Người dân nông thôn Châu phi phụ thuộcrất nặng nề vào rừng, vào LSNG cho những nhu cầu về thực phẩm, thuốcmen, vật liệu làm nhà, sợi dệt, thuốc nhuộm, dầu nhựa, chất thơm, mật ong,thịt thú…Các loại LSNG này là nguồn thu nhập và tạo cho người dân nôngthôn có công ăn, việc làm, trong đó một vài loại được buôn bán xuất khẩu Cónhiều tiêu chí xác định loại nào được coi là chủ yếu Tại một cuộc hội thảo ởTrung phi thì 2 tiêu chí được nêu ra: một là sản phẩm nào có giá trị cao trongtiêu thụ nội địa, hai là sản phẩm nào có giá trị cao mà “cầu” vượt quá “cung”

Do đó trình tự tuyển chọn hai bước được đưa ra: bước một, xác định xem loạinào có giá trị cao, bước hai xác định loại nào bị khai thác quá mức đã đến giớihạn mất bền vững

Ở Bắc phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng Mộtcuộc điều tra tại vùng dân tộc thiểu số ở Burkina Faso và Benin cho thấy rằnghơn 2/3 loài cây ở đây được người dân sử dụng Dân chúng rất ít đến bệnhviện vì họ dùng thuốc dân tộc có sẵn và giá thấp Ở Tanzania thì có 4 nhómLSNG được dùng chủ yếu Mật ong đứng hàng đầu, sau đó là các vỏ cây, là

và thân cây, các loại nấm (Trần Ngọc Hải, 2004,Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ)

Trang 32

2.2.1.3 Tình hình sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ở Châu Mỹ:

Ở Châu Mỹ cũng vậy, những nước đang phát triển nằm trong khu vựcrừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng nói chung và LSNG nóiriêng Tại Mexico dân Maya có truyền thống và kinh nghiệm quản lý hệ sinhthái của họ theo hướng bền vững Mặc dù có những kiểu sử dụng đất mới nhưngvẫn còn hệ thống quản lý rừng cộng đồng Rừng và LSNG vẫn là nguồn thunhập quan trọng của người Maya, 18% so với 27% từ nông nghiệp người Mayakhông bán LSNG mà chủ yếu để sử dụng trong gia đình Chỉ những gia đình khágiả mới khai thác LSNG để bán Hạt giẻ Brazin là loại sản phẩm quan trọng thứhai sau nhựa cao su vì nó mang lại nguồn thu nhập từ 10 đến 20 triệu dollarshàng năm cho những người thu hái Vấn đề đặt ra là ở đây lựa chọn công nghệnào cho phù hợp với tất cả các giai đoạn từ trồng đến chăm sóc, thu hái, bảoquản, chế biến sản phẩm này Ở Brazil cây cọ Babacu ở phía Bắc và Đông Bắcnước này được khai thác cho tiêu thụ tại chỗ và thương mại từ thế kỷ 17 Câynày chủ yếu cho dầu Vì giá cả dầu cọ thế giới lên xuống, không ổn định nên sảnlượng khai thác ở đây cũng không ổn định và nó ảnh hưởng tới việc bảo toànrừng Babacu mặc dù đã có luật môi trường và các chương trình hỗ trợ khác ỞPanama ngoài các LSNG như các nước nam Mỹ khác, ở đây phát triển 2 loài câythân gỗ để làm đồ mỹ nghệ cho giá trị cao đó là cây cọ Tagua và Cocobolo Cácloại cây này cũng có nguy cơ tuyệt chủng vì chúng thường mọc trên đất côngcộng nơi mà các cộng đồng chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp Các nhà quản

lý ở Panama bắt đầu quan tâm tới LSNG và coi trọng phương pháp khai tháctruyền thống Họ đang tìm tiêu chuẩn khai thác nguồn lâm sản hợp lý cho cộngđồng (Trần Ngọc Hải, 2004,Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ)

2.2.2 Tổng quan về Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng về sản xuất Lâm sản ngoài gỗ

- Tính đến năm 2005, có khoảng 30/64 tỉnh có gây trồng, thu hái LSNGvới diện tích 1.630.896ha chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm vi toàn

Trang 33

quốc; trong đó diện tích LSNG có khả năng thu hái từ rừng tự nhiên1.161.109ha, diện tích LSNG trồng mới chủ yếu trên đất lâm nghiệp 469.794ha

- Các loài cây LSNG được gây trồng có quy mô tập trung, khoanh nuôi táisinh rừng tự nhiên chủ yếu: tre nứa, trúc 769.411ha (chiếm 47%); song mây381.936ha (22,4%), Thông nhựa 255.781ha (15,6%), Quế 80.991ha (4,9%), Hồi40.000 ha; các loại LSNG khác gây trồng với diện tích nhỏ và phân tán

- Vùng sinh thái tập trung nhiều LSNG nhất là: Đông Bắc bộ, Tây Bắc,Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ

- Nhiều loài cây LSNG đã được nhân dân gây trồng như Quế, Trúc sào

đã trở thành tập quán của người dân tộc Dao; Hồi được phát triển rộng rãi ởLạng Sơn; Trồng Dẻ lấy quả ở Trùng Khánh (Cao Bằng); trồng cây Sơn ở PhúThọ Trồng các loài cây LSNG để tiêu dùng trong gia đình như cây thuốc, câycảnh, các loài mây, tre trúc…trong vườn hộ gia đình Trong những năm gầnđây, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, đặcbiệt là những dự án phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, việc trồng LSNGđược phát triển mạnh, loài cây trồng phong phú Cây LSNG trong sản xuất lâmnghiệp là cây trồng dưới tán nhằm mục đích che phủ đất trong giai đoạn rừngchưa khép tán, đồng thời là cây “lấy ngắn nuôi dài”- một phương thức kinhdoanh rừng Chăn nuôi động vật rừng và trồng LSNG dưới tán rừng đang đượckhuyến khích phát triển

- Theo điều tra của Viện Dược liệu, có tới 3.951 loài thực vật có côngdụng làm thuốc, khoảng 8% số đó được gây trồng Nhiều loài đang đượcnghiên cứu thử nghiệm nhập giống, dẫn giống để phát triển trong vườn hộnhư Sa nhân, Hoài sơn, Ba kích .Hiện nay, việc phát triển trồng một số câytinh dầu thân gỗ trong vườn đồi, vườn rừng đã và đang đem lại hiệu quả tíchcực về kinh tế xã hội và môi sinh (vùng Quế, Hồi )

Tuy nhiên, việc gây trồng LSNG còn mang tính phân tán, thiếu thôngtin về kỹ thuật tạo giống và nuôi trồng (Kế hoạch hành động bảo tồn và pháttriển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007-2010)

Trang 34

2.2.2.2 Thực trạng chế biến, bảo quản Lâm sản ngoài gỗ

a) Chế biến Lâm sản ngoài gỗ hiện nay gồm 3 phương thức chủ yếu là

sơ chế sau thu hoạch, chế biến thủ công và chế biến công nghiệp

+ Sơ chế sau thu hoạch, bao gồm những biện pháp thủ công chủ yếunhư phơi khô, ướp muối, ngâm chua để hạn chế tác động của nấm mốc, mục,mọt và thuận lợi cho quá trình lưu thông

+ Chế biến thủ công chủ yếu là nghề đan lát thủ công mỹ nghệ mây,tre đan

+ Chế biến công nghiệp hiện tại chỉ sử dụng các LSNG chủ yếu nhưtinh dầu, nhựa thông, tre, nứa, song mây

b) Công nghệ chế biến Lâm sản ngoài gỗ nhìn chung còn lạc hậu, ngoài các doanh nghiệp chế biến tre, trúc, song, mây, dược liệu, nhựa thông của nhà nước có quy mô tương đối lớn và tập trung, còn các doanh nghiệp chế biến LSNG đều có quy mô nhỏ, phân tán, năng lực chế biến thấp.

- Công nghệ, thiết bị chế biến nhựa thông có thể sản xuất với quy môcông nghiệp, nhưng Việt Nam chưa tạo được vùng trồng thông lấy nhựa đủcung cấp cho các nhà máy quy mô lớn Công nghệ, thiết bị chế biến nhựathông tương đối lạc hậu, hiện nay mới chỉ tạo ra được 2 sản phẩm trung gian(bán thành phẩm) từ nhựa thông là Colophan và tinh dầu thông

- Công nghệ, thiết bị bảo quản, chế biến tre, nứa hiện ở trình độ rất thấp sovới khu vực và trên thế giới Tre, nứa chủ yếu được chế biến theo phương pháptruyền thống, hơn nữa do chưa xây dựng được kỹ thuật tạo giống, quy trình gâytrồng, chăm sóc để tạo ra nguồn nguyên liệu có thông số kỹ thuật phù hợp, chưa

có công nghệ chế biến thích hợp nên tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu còn thấp (đối vớicông nghệ sản xuất ván sàn tre, tỷ lệ lợi dụng chỉ đạt khoảng 20%)

- Công nghệ, thiết bị bảo quản, chế biến song, mây lạc hậu, chủ yếu sửdụng công cụ thủ công từ khâu tạo nan/sợi, sấy, đan sản phẩm Sản phẩmđược tạo ra chủ yếu theo phương pháp đan lát thủ công, sử dụng lao động với

tỷ lệ cao

Trang 35

- Phương pháp bảo quản tre, nứa, song, mây chủ yếu là xông khói vàdùng hoá chất, kết hợp tẩy trắng và nhuộm màu Nếu không quan tâm tới cácbiện pháp hạn chế sử dụng hoá chất, sản phẩm tre, nứa, song, mây của nước ta

sẽ có thể mất uy tín tại các thị trường đòi hỏi khắt khe về hàm lượng hoá chấttồn dư và phát thải ra môi trường; các rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ làtrở ngại lớn đối với sản phẩm tre, nứa, song, mây của Việt Nam Ngoài ra ônhiễm môi trường tại các làng nghề cũng là vấn đề lớn cần giải quyết

c) Hình thành và củng cố các cơ sở chế biến LSNG; một số cơ sở với thiết bị chế biến song, mây hoàn chỉnh để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao dành cho xuất khẩu; hình thành một số doanh nghiệp chuyên chiết xuất các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và các loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật.

- Hiện nay, nước ta có 88 doanh nghiệp chế biến tre, trúc; 40 công tychế biến mây, song; 713 hợp tác xã, làng nghề mây tre đan với số lao động342.000 người chiếm 25,4 % tổng số thợ thủ công Năng lực chế biến tre, trúc

là 250.000 tấn tre, nứa/năm; 04 nhà máy ván tre, luồng với công suất 4.000

m3/năm; năng lực chế biến song mây là 100.000 tấn song, mây/ năm

- Toàn quốc có 115 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần, 36công ty trách nhiệm hữu hạn, 170 doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc chủyếu là thuốc từ dược liệu (Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển Lâm sảnngoài gỗ giai đoạn 2007-2010)

2.2.2.3 Thực trạng thị trường Lâm sản ngoài gỗ

a) Thị trường trong nước

Phần lớn các loại LSNG được khai thác từ rừng tự nhiên, ở vùng khókhăn về giao thông, những thành viên tham gia vào thị trường và hình thànhcác kênh phân phối như sau:

- Người khai thác: khai thác tiểu ngạch hoặc khai thác theo kế hoạch,nguyên liệu chủ yếu bán cho nhóm thu gom (người trung gian), thu nhậpchính của công đoạn này chủ yếu từ sức lao động giản đơn

Trang 36

- Người thu gom: hệ thống thu mua nguyên liệu được tổ chức/phân công cụthể thành các công đoạn, họ có thể bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến hoặc tậptrung vào những nhà buôn chuyến Giá thành nguyên liệu/sản phẩm của côngđoạn này chiếm tỷ lệ khá lớn do phải chịu những chi phí bắt buộc như thuế tàinguyên (5%), thuế VAT(5%) và thuế buôn chuyến; ngoài ra các khoản phí, lệ phíngoài quy định như đóng góp cho địa phương (cấp xã), chi phí vận chuyển rất cao.

- Các cơ sở sơ chế, chế biến: tuỳ theo quy mô và việc xác định sảnphẩm cuối cùng, nguyên liệu được xử lý hoặc chế biến tại các cơ sở chế biếntrong tỉnh hay các tỉnh khác

b) Thị trường ngoài nước

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu LSNG có xu hướng tăng lên trong nhữngnăm gần đây, LSNG xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ, tuy nhiênkhá phân tán, không có thị trường lớn:

Về xuất khẩu: Giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng xuất khẩukhông cao, bình quân 17-27%/năm Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm

2004 gần 200 triệu USD (chưa kể giá trị hàng xuất khẩu tiểu ngạch qua biêngiới phía Bắc không thống kê được), riêng hàng mây tre đan đạt 138 triệuUSD, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, sau đó là mậtong, quế, hồi

- Việt Nam đã có thị trường truyền thống về LSNG (Nhật Bản, TrungQuốc, Đài Loan, Mỹ ), xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ Thịtrường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹmới có từ năm 2001 và là thị trường tiềm năng, những thị trường truyền thống

là Liên xô cũ và các nước XHCN Đông Âu cũ chưa được khôi phục

Trong những năm gần đây, chế biến tre trúc phát triển thành một ngànhtrong chế biến lâm sản nói chung Tuy nhiên, mặt hàng tre trúc xuất khẩu cònrất đơn điệu, đơn giản, thiết bị tương đối hiện đại nhưng qui mô nhỏ manhmún, những xí nghiệp hoạt động đều tùy thuộc vào thị trường và nguyên liệu

Trang 37

- Một số mặt hàng nhập khẩu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây:Giai đoạn 2000-2005 giá trị nhập khẩu LSNG khoảng 20-40 triệu USD;tăng trưởng nhập khẩu bình quân 10-17%/năm, 5 tháng đầu năm 2005 giá trịnhập khẩu bằng 60% của năm 2004 Các sản phẩm nhập khẩu có xu hướngtăng như sản phẩm hoá chất có nguồn gốc tự nhiên (chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong giá trị nhập khẩu 30,6%); dược liệu (29,2%), tinh dầu (17,2%) và nhựacây 12,5%

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu song, mây từ các nướcLào, Myanma để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (Kế hoạch bảo tồn và phát triểnLâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007-2010)

2.2.2.4 Thực trạng về chính sách lâm sản ngoài gỗ

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có hệ thống chính sách riêng về LSNG.Tuy nhiên do yêu cầu của thực tiễn, trong một số văn bản pháp luật có đề cậpđến chính sách LSNG nhưng tản mạn trong một chương, hoặc điều, khoảncủa các văn bản pháp luật trên

a) Về chính sách quản lý, bảo tồn LSNG

Ngày 30/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP(thay thế Nghị định 18/CP và Nghị định 48/CP) quy định thực vật rừng, độngvật rừng nguy cấp, quý, hiếm được sắp xếp thành 2 nhóm và quy định chế độquản lý:

- Nhóm I - gồm những loại thực vật (IA) và những loại động vật (IB)

có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, sốlượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao

- Nhóm II - gồm những loại thực vật (IIA) và những động vật (IIB) cógiá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quầnthể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng

- Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại đối với thựcvật rừng, động vật rừng thuộc nhóm I; trong trường hợp cần khai thác thực vậtrừng, động vật rừng còn sống từ tự nhiên để phục vụ nghiên cứu khoa học,

Trang 38

quan hệ hợp tác quốc tế thì phải có phương án được Bộ Nông nghiệp và PTNTphê duyệt

- Đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc nhóm II quy định như sau:Chỉ được khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khurừng đặc dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế vàphải có phương án được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt

Đối với thực vật rừng nhóm IIA ở ngoài các khu rừng đặc dụng, chỉđược khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác do BộNông nghiệp và PTNT phê duyệt

Đối với động vật rừng Nhóm IIB ở ngoài các khu rừng đặc dụng, chỉđược khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế vàphải có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

b) Chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ LSNG

- Về quy hoạch vùng nguyên liệu LSNG: theo quy định của pháp luậthiện hành, vùng nguyên liệu LSNG có thể được hình thành trên vùng đất,vùng rừng quy hoạch cho mục đích xây dựng rừng sản xuất, rừng phòng hộ.Nhà nước khuyến khích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sungcây LSNG trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất; coi khoanh nuôi xúc tiến táisinh tự nhiên rừng là một trong những giải pháp quan trọng để phục hồi rừng,trong đó có các loài LSNG Trong một số văn bản pháp luật khác còn khuyếnkhích phát triển các loài cây LSNG làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủcông mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre

- Về chính sách đất đai, tài nguyên rừng: Nhà nước giao quyền sửdụng rừng, đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dàivào mục đích lâm nghiệp; việc quy định người sử dụng đất, người sử dụngrừng (chủ rừng) có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,quyền sử dụng rừng, thực hiện chính sách cho thuê đất, thuê rừng đã tạo thuậnlợi cho việc tập trung, tích tụ đất đai hình thành các vùng nguyên liệu LSNG

Trang 39

- Về chính sách đầu tư: các văn bản pháp luật về đầu tư quy địnhtrồng rừng nguyên liệu nói chung, trong đó có trồng cây LSNG, chế biếnlâm sản, các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống(mây tre, trúc mỹ nghệ…) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như miễngiảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất Các dự án trồng rừngnguyên liệu LSNG, cơ sở chế biến LSNG, sản xuất mây tre, hàng thủ công

mỹ nghệ được vay vốn với lãi suất ưu đãi; ngoài ra hộ gia đình sản xuấtmây tre, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến LSNG còn được ngân hàng chovay vốn với lãi suất thương mại

- Các sắc thuế liên quan đến kinh doanh nguyên liệu LSNG: đấttrồng cây LSNG chịu mức thuế suất thuế sử dụng đất là 4% so với giá trịsản phẩm khai thác Từ năm 2003 đến năm 2010, các tổ chức, cá nhân đầu

tư phát triển nguyên liệu LSNG được miễn, giảm thuế sử dụng đất nôngnghiệp; khai thác tre, nứa, vầu, giang, mai, lồ ô từ rừng tự nhiên phải nộpthuế tài nguyên là 10%; song, mây là 5% so với giá trị sản phẩm khai thác;thuế giá trị gia tăng (VAT) với thuế suất 5% đối với song, mây, tre, nứakhai thác từ rừng tự nhiên chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thươngmại; sản phẩm làm bằng đay, cói, tre, nứa, song, mây

Trong vài năm gần đây, đã ban hành các văn bản pháp luật quy địnhviệc khai thác LSNG trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trong rừng phòng

hộ là rừng tự nhiên, chính sách hưởng lợi, lưu thông, tiêu thụ LSNG (Kếhoạch hành động bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007-2010)

Trang 40

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung NgânSơn-Đông Triều

- Phía Bắc và Đông giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn

- Phía Nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Phía Tây giáp huyện Lục Ngạn và Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằmrải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 vàquốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện miềnnúi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyệntrong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnhQuảng Ninh và Lạng Sơn

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai

a) Địa hình

Sơn Động có địa hình đặc trưng của miền núi, bị chia cắt mạnh Hướngdốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 450m, độ dốc khálớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 250) Ngoài rahuyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với các dải đồi núi

b) Tình hình đất đai của huyện

Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiếnsét, đất vàng nhạt trên đá Diện tích đất của huyện qua ba năm không biếnđộng nhiều Tình hình đất đai của huyện thể hiện qua bảng 3.1:

Ngày đăng: 27/10/2016, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Hoàng Lan Anh và nhóm hiện trường (2007). ‘ Báo cáo tổng kết hoạt động tại hiện trường Sơn Động’, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn II - Viện kinh tế sinh thái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lan Anh và nhóm hiện trường (2007). ‘ "Báo cáo tổng kết hoạt động tại hiện trường Sơn Động
Tác giả: Hoàng Lan Anh và nhóm hiện trường
Năm: 2007
2) PGS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2003). ‘ Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề: Những giải pháp kinh tế nhằm tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam’, Chương trình hành động quốc gia nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2003). ‘ "Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề: Những giải pháp kinh tế nhằm tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự
Năm: 2003
3) GS.TS. Đỗ Kim Chung (2007). ‘Thực trạng và các giải pháp kinh tế - quản lý chủ yếu phát triển bền vững nghề gây nuôi động thực vật hoang dã ở Việt Nam’, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập V, số 4, trang 67-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS. Đỗ Kim Chung (2007). ‘Thực trạng và các giải pháp kinh tế - quản lý chủ yếu phát triển bền vững nghề gây nuôi động thực vật hoang dã ởViệt Nam’, "Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Tác giả: GS.TS. Đỗ Kim Chung
Năm: 2007
6) Trần Ngọc Hải (2004). Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ. Trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Hải (2004). "Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ
Tác giả: Trần Ngọc Hải
Năm: 2004
7) Triệu Hữu Năm (2005). ‘Điều tra đặc điểm phân bố, đặc điểm cấu trúc tổ thành và tình hình khai thác sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Thanh Sơn – Sơn Động - Bắc Giang’, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triệu Hữu Năm (2005). ‘"Điều tra đặc điểm phân bố, đặc điểm cấu trúctổ thành và tình hình khai thác sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Thanh Sơn – Sơn Động - Bắc Giang
Tác giả: Triệu Hữu Năm
Năm: 2005
8) Trần Văn Quỳnh (2004). ‘Nghiên cứu thị trường Lâm sản ngoài gỗ tại xã Bồng Am - huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang’, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Quỳnh (2004). ‘"Nghiên cứu thị trường Lâm sản ngoài gỗ tại xã Bồng Am - huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang’
Tác giả: Trần Văn Quỳnh
Năm: 2004
11) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006). Sổ tay đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) đối với các hoạt động phát triển và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ tại cấp thôn, bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006). "Sổ tay đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) đối với các hoạt động phát triển và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ tại cấp thôn, bản
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2006
12) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007). ‘ Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007-2010’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007). ‘
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2007
15) ‘ Chương trình phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010’ (2006), UBND huyện Sơn Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘ "Chương trình phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010’
Tác giả: ‘ Chương trình phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010’
Năm: 2006
16) Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam – pha II. ‘Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam’. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam – pha II. ‘"Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
17) Dự án Lâm sản ngoài gỗ (2006). ‘Nghiên cứu thị trường để bảo tồn và phát triển – các nghiên cứu điển hình ở Việt Nam’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Lâm sản ngoài gỗ (2006)
Tác giả: Dự án Lâm sản ngoài gỗ
Năm: 2006
18) Dự án hỗ trợ ngành Lâm sản ngoài gỗ - giai đoạn II, (2003). ‘Báo cáo PRA Bắc Giang’, Viện kinh tế sinh thái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án hỗ trợ ngành Lâm sản ngoài gỗ - giai đoạn II, (2003). ‘"Báo cáo PRA Bắc Giang’
Tác giả: Dự án hỗ trợ ngành Lâm sản ngoài gỗ - giai đoạn II
Năm: 2003
19) Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Trung tâm phát triển nông thôn (2008). ‘ Báo cáo kết quả thu thập thông tin về thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ’ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Trung tâm phát triển nông thôn (2008). ‘
Tác giả: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Trung tâm phát triển nông thôn
Năm: 2008
4) GS.TS. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2008). Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
5) Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer, Phạm Xuân Phương và các cộng sự (2002). ‘Tổng quan ngành Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam’, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản Khác
9) Vũ Thị Thắm (2003), ‘Đánh giá tình hình khai thác, chế biến, tiêu thụ và gây nuôi Lâm sản ngoài gỗ ở thôn Đồng Mùng, xã Tân Dân,.....Quảng Ninh’ , Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà nội Khác
10) William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005). ‘Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam’, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế Khác
13) ‘Báo cáo tổng kết thực hiện các mô hình phát triển kinh tế năm 2004- 2005’ (2006), UBND xã Tuấn Đạo Khác
14) Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2008-2020 Khác
20) Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/ND-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Mặt hàng xuất khẩu một số loại LSNG ở Việt Nam từ năm 1999-2005 - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 2.1 Mặt hàng xuất khẩu một số loại LSNG ở Việt Nam từ năm 1999-2005 (Trang 16)
Bảng 2.2: Lễ hội người Tày và LSNG dùng trong tổ chức lễ hội Tên lễ hội Ngày Tên loại bánh Chất liệu từ LSNG - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 2.2 Lễ hội người Tày và LSNG dùng trong tổ chức lễ hội Tên lễ hội Ngày Tên loại bánh Chất liệu từ LSNG (Trang 17)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2006 – 2008 - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 41)
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 45)
Bảng 3.4: Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 (Trang 46)
Bảng 3.5: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 48)
Bảng 3.6: Tiêu chí phân loại hộ điều tra - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 3.6 Tiêu chí phân loại hộ điều tra (Trang 51)
Bảng 4.1: Tổng hợp các loài thực vật và thực vật cho LSNG tại huyện Sơn Động - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 4.1 Tổng hợp các loài thực vật và thực vật cho LSNG tại huyện Sơn Động (Trang 54)
Đồ thị 4.1: Cơ cấu thực vật cho LSNG ở huyện Sơn Động - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
th ị 4.1: Cơ cấu thực vật cho LSNG ở huyện Sơn Động (Trang 55)
Đồ thị 4.2: Cơ cấu Thực vật cho LSNG theo công dụng - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
th ị 4.2: Cơ cấu Thực vật cho LSNG theo công dụng (Trang 58)
Bảng 4.3: Lịch mùa vụ một số loại Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 4.3 Lịch mùa vụ một số loại Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động (Trang 61)
Bảng 4.4: Kết quả điều tra số loài, số hộ khai thác LSNG - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 4.4 Kết quả điều tra số loài, số hộ khai thác LSNG (Trang 62)
Hình 1: Khai thác nhựa trám Hình 2: Lấy phong lan trên rừng - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Hình 1 Khai thác nhựa trám Hình 2: Lấy phong lan trên rừng (Trang 63)
Bảng 4.6: Thống kê một số loại cây thuốc được gây trồng - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 4.6 Thống kê một số loại cây thuốc được gây trồng (Trang 69)
Bảng 4.7: Tình hình gây trồng cây LSNG ở huyện Sơn Động - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Bảng 4.7 Tình hình gây trồng cây LSNG ở huyện Sơn Động (Trang 71)
Hình 6: Cây hương bài trồng xen dưới tán cây vải - “Thực trạng và định hướng phát triển Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
Hình 6 Cây hương bài trồng xen dưới tán cây vải (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w