1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 2013

12 5,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Thế giới càng văn minh và tiến bộ thì “quyền con người” ngày càng được xem trọng và mở rộng hơn. Bởi khi con người sinh ra, ai cũng muốn mình được tự do, hạnh phúc, được sống với những khát khao tươi đẹp, an lành. Ngày nay, điều ấy không còn là mong muốn của riêng ai mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội. Chính vì vậy, việc “quyền con người” được pháp luật Nhà nước bảo đảm thực hiện là rất chính đáng và cấp thiết, đặc biệt nó được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của một quốc gia. Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh anh dũng trường kì, xây dựng và phát triển đất nước cùng với các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, và 2013. Trong mỗi giai đoạn lịch sử ấy, các bản Hiến pháp đã ghi dấu lại sự tôn trọng và bảo vệ “quyền con người”. Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và thực hiện công ước quốc tế về “quyền con người” mà Việt Nam của chúng ta đã kí kết hoặc tham gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa khẳng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ “quyền con người” một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hiện đại nhất so với các bản Hiến pháp trước đó.

Trang 1

MỤC LỤC

A Lời mở đầu 1

B Nội dung 2

I Những vấn đề chung 2

1 Khái niệm: quyền con người 2

2 Ghi nhận của thế giới về quyền con người 2

II Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam 2013 4

1 Nội dung 4

1.1 Vị trí quyền con người trong Hiến pháp 2013 4

1.2 Tách biệt rõ ràng quyền con người và quyền công dân 4

1.3 Mở rộng nội hàm chủ thể quyền con người 5

1.4 Ghi nhận và quy định một số quyền mới của con người 5

1.5 Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người 6 1.6 Quy định về hạn chế quyền con người và quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người 6

2 Ý nghĩa của quyền con người trong Hiến pháp 2013 7

2.1 Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã đưa cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền 7

2.2 Quyền con người được khẳng định mạnh mẽ 8

2.3 Bảo đảm thực thi quyền con người trong thực tế 8

2.4 Thể hiện sự văn minh, tiến bộ dân chủ 10

C Kết luận 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

A Lời mở đầu

Thế giới càng văn minh và tiến bộ thì “quyền con người” ngày càng được xem trọng và mở rộng hơn Bởi khi con người sinh ra, ai cũng muốn mình được tự do, hạnh phúc, được sống với những khát khao tươi đẹp, an lành Ngày nay, điều ấy không còn là mong muốn của riêng ai mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội Chính vì vậy, việc “quyền con người” được pháp luật Nhà nước bảo đảm thực hiện là rất chính đáng và cấp thiết, đặc biệt nó được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của một quốc gia Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh anh dũng trường kì, xây dựng và phát triển đất nước cùng với các bản Hiến pháp năm

1946, 1959, 1980, 1992, và 2013 Trong mỗi giai đoạn lịch sử ấy, các bản Hiến pháp đã ghi dấu lại sự tôn trọng và bảo vệ “quyền con người” Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và thực hiện công ước quốc tế về “quyền con người” mà Việt Nam của chúng ta đã kí kết hoặc tham gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa khẳng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ “quyền con người” một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hiện đại nhất so với các bản Hiến pháp trước đó

Trên cơ sở tiếp thu bài học và tiếp cận tài liệu tham khảo, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Quyền con người trong Hiến pháp 2013 – Nội dung và ý nghĩa” nhằm làm rõ về sự tiến bộ, đổi mới rõ ràng về vấn đề trên

Trang 3

B Nội dung

I Những vấn đề chung

1 Khái niệm: quyền con người

a Định nghĩa

Quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế

b Đặc điểm

Tính phổ biến của quyền con người: tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và được thừa nhận cho tất

cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính

Tính không thể chuyển nhượng: các quyền con người được quan niệm là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Các quyền này gắn với cá nhân mỗi một người và không thể chuyển nhượng cho bất kì người nào khác

Tính không thể phân chia: các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau, việc tách biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kì quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân phẩm và sự phát triển của con người

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: các quyền con người dù là các quyền dân

sự, chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau

2 Ghi nhận của thế giới về quyền con người

Quyền con người là thành tựu chung của loài người, kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ chống lại áp bức bất công vì tự do, bình đẳng, hạnh phúc, được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý

Trang 4

a Quyền con người trong hiến chương Liên hợp quốc

Là văn bản quốc tế quan trọng ghi nhân về quyền con người trong đó có điều khoản bảo vệ và thực hiện “quyền con người cho tất cả mọi người” Hiến chương đặt nền móng đầu tiên thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người trên thế giới Hiến chương kêu gọi tất cả các nước hành động phối hợp với Liên hợp quốc

để đạt được việc tôn trọng và thực hiện quyền con người trên thế giới

b Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Tuyên ngôn khẳng định rằng: Tất cả mọi người, không phân biệt, sinh ra đều

tự do, bình đẳng về phẩm giá và các quyền và nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản của sự bình đẳng, không phân biệt trong việc hưởng các quyền tự do cơ bản Mười chín điều tiếp theo (từ điều 3 đến điều 21) quy định các quyên dân sự và chính trị

mà con người phải được hưởng Bảy điều cuối (từ điều 22 đến điều 28) của Tuyên ngôn đề cập đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

c Quyền con người trong các bản hiến pháp tiến bộ

Trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ năm 1776 đã khẳng định rằng rẳng: “Tất

cả mội người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không

ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do

và quyền mưu cầu hạnh phúc”

Trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp năm 1789 một lần nữa khẳng định rằng: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi Sự khác biệt xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” Ngoài ra quyền con người đã được nhận thức, ghi nhận trong nhiều tác phẩm - văn bản khác như: Bộ luật Hammurabi, Trụ Cyrus, Hiến chương Magna Carta, các tài liệu tôn giáo,…

Như vậy, quyền con người tuy được ghi nhận trên thế giới theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung lại đều thể hiện được các quyền con người cơ bản, thiêng liêng nhất, mang tính chính trị sâu sắc nhưng cũng thấm đẫm tính nhân văn cao cả

Trang 5

II Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam 2013

1 Nội dung

1.1 Vị trí quyền con người trong Hiến pháp 2013

Trong Hiến pháp 2013, quyền con người được quy định trong chương II:

“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” gồm 36 điều (từ điều

14 đến điều 49), Hiến pháp đã dành 21 điều quy định về quyền con người Điều đó cho thấy Quyền con người có vai trò quan trọng trong bản Hiến pháp này

1.2 Tách biệt rõ ràng quyền con người và quyền công dân

Tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “ Ở nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong

việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân” Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra Còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân Còn Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã thừa nhận thuật ngữ "quyền

con người" thông qua quy định “…các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh

tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng và thể hiện ở các quyền quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật ” tại Điều 50 Tuy nhiên, Hiến pháp

này lại chưa phân biệt rạnh ròi được quyền con người với quyền công dân Việc không phân biệt một cách rõ ràng giữa quyền con người và quyền công dân có thể

sẽ dẫn đến việc thiếu hiểu biết về quyền con người như là quyền “của công dân toàn cầu”, trong khi đó quyền công dân chỉ là quyền xác định trong một quốc gia

Trang 6

Quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân và được pháp luật quốc tế bảo vệ bên cạnh pháp luật quốc gia

1.3 Mở rộng nội hàm chủ thể quyền con người

Trong các bản Hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp 1992, nội hàm của

chủ thể quyền con người chỉ chủ yếu được dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”, mà không phải là “mọi người” Trong Hiến pháp 2013, các chủ thể quyền được mở rộng từ việc chỉ thuộc về “công dân” đến “mọi người”, “tổ chức” hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt những nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, thanh niên, người cao tuổi

1.4 Ghi nhận và quy định một số quyền mới của con người

Quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 như: tại khoản 1

Điều 16 “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; Điều 19 “Mọi người có

quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”; một số quyền con người là các quyền mang tính nhân

đạo cũng được Hiến pháp ta ghi nhận: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do độc

lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học

mà bị bức hại thì được nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép

cư trú” (Điều 44) v.v.

Đồng thời Hiến pháp 2013 đã quy định một số quyền mới của con người

như: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

và bí mật gia đình " (Điều 21); "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34); "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41); "Mọi người

có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường" (Điều 43); Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 20) v.v.

Những quy định mới về quyền con người trong Hiếp pháp 2013 thể hiện một bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới hơn 1/4 thế kỷ ở Việt Nam Nội dung của các quyền con người, quyền

Trang 7

và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam1

1.5 Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người

Trong khi Điều 50 Hiến pháp 1992 chỉ mới ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng thì

Hiến pháp 2013 ghi nhận cả bốn nghĩa vụ của nhà nước về công nhận, tôn trọng,

bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền con người trong Điều 3 “Nhà nước bảo đảm

và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,

có điều kiện phát triển toàn diện” và tại khoản 1 Điều 14 “ Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” tương tự như sự xác định ở Lời mở đầu củaTuyên ngôn

thế giới về quyền con người (năm 1948)

1.6 Quy định về hạn chế quyền con người và quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người

Hiến pháp 2013, khoản 2 Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công

dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏa của cộng đồng” Việc

quy định về hạn chế quyền là cần thiết để đảm bảo quyền con người Theo nguyên tắc này, từ nay không chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước được tùy tiện cắt xén,

1 Giáo sư Trần Ngọc Đường, Một số nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Trang 8

hạn chế các quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp Cũng từ nguyên tắc này, các quy định liên quan đến các quyền bất khả xâm phạm của con người, của công dân là các quy định có hiệu lực trực tiếp; chủ thể của các quyền này được viện dẫn các quy định của Hiến pháp để bảo vệ các quyền của mình khi bị xâm phạm Các quyền, tự do cơ bản khác của con người, của công dân và

quyền được bảo vệ về mặt tư pháp cần phải được cụ thể hóa nhưng phải bằng luật do

Quốc hội - cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân ban hành,

chứ không phải quy định chung chung “theo quy định pháp luật” như rất nhiều điều

của Hiến pháp năm 1992 quy định v.v

Tại Điều 15 Hiến pháp 2013 đã quy định rằng: “Mọi người có nghĩa vụ tôn

trọng quyền của người khác Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Bên cạnh việc quy định các quyền con người trong 21 điều luật, Hiến pháp

cũng dành 3 điều quy định về nghĩa vụ của con người Đó là nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43), nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47) và nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 48) So với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 không có điều nào quy định về nghĩa vụ của con người Chỉ đến Hiến pháp 1992, lần đầu tiên

trong lịch sử lập hiến Việt Nam có quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam

phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam” Như vậy, đến Hiến pháp 2013,

nghĩa vụ của con người đã được mở rộng hơn, điều đó cho thấy sự tiến bộ về mặt nhận thức cũng như trách nhiệm của con người trong thời đại mới, con người thể

hiện tính dân chủ rộng rãi đã được hiến định

2 Ý nghĩa của quyền con người trong Hiến pháp 2013

2.1 Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã đưa cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền

Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương thay vì gọi là “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đó

Trang 9

Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” là điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; mang tính chất kỹ thuật lập hiến và phản ánh tư duy phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại Tên Chương thể hiện sự xóa bỏ ranh giới giữa khái niệm quyền con người và quyền công dân, điều đó khẳng định việc mở rộng chủ thể quyền và mọi cá nhân, mọi người đều được hưởng Thể hiện sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên

2.2 Quyền con người được khẳng định mạnh mẽ

Hiến pháp 2013 đề cao nhân quyền như tổng hòa quyền con người và quyền công dân, từ đó thể chế hóa quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, đồng thời xác lập trách nhiệm bảo đảm những quyền đó được thực hiện trên thực tế của Nhà nước Hiến pháp sửa đổi khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, điều đó được thể hiện rõ trong khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 như đã trình bày ở trên

Sự khẳng định mạnh mẽ về quyền con người còn được thể hiện ở nguyên tắc hạn chế quyền con người (khoản 2 Điều 14) Như vậy, quyền con người, quyền công dân là những quyền mà con người, công dân có toàn quyền định đoạt Đây là những quyền không thể bị tước đoạt Chúng chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật (chứ không phải là văn bản dưới luật) trong những trường hợp đặc biệt

2.3 Bảo đảm thực thi quyền con người trong thực tế

Hiến pháp đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước, thể hiện trách nhiệm ngày càng cao của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người với những thiết chế, cơ chế hiệu lực, hiệu quả Việc Hiến định việc kiểm soát quyền lực, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Khoản 3 Điều 2) chính là tạo ra cơ chế ngăn ngừa chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham

Trang 10

nhũng trong quá trình thực thi quyền lực: “Quyền con người, quyền công dân chỉ

được bảo đảm, bảo vệ có hiệu quả khi ngăn ngừa, kiểm soát được chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng” 2

Tại Điều 3 Chương I, đã ghi nhận quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người Từ đây, đặt ra nghĩa vụ của tất cả mọi chủ thể ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các quy định tại Chương III của Hiến pháp sửa đổi về chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện quyền con người, quyền công dân Đây chính là điều kiện để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân Cũng lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp trực tiếp quy định nhiệm vụ của Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân về bảo vệ quyền con người, quyền công dân – một nhiệm vụ hiến định Việc quy định các quyền con người trong Hiến pháp là rất quan trọng, vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công dân Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp sửa đổi có thể vẫn sẽ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, các tổ chức cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của Hiến pháp sửa đổi về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đồng thời, rà soát các văn bản hiện hành từ góc độ phù hợp với các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để đề xuất sửa đổi, bổ sung cần thiết; sớm soạn thảo và ban hành các đạo luật về báo chí, về

2 Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị/ Bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013 – Thu Hằng/ Báo điện

tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngày đăng: 07/06/2016, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w