Cách nạng giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
CHUYÊN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1946
MÃ: SU11
Môn: Lịch sử Người thực hiện: Hoàng Thị Huyền Vũ
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí ảnh hưởng của chuyên đề LSVN thời kỳ 1945 –
1946 đối với chương trình dạy học tại các lớp chuyên sử Nội dung chuyên đề nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam thời kì 1945 –
1946, đảm bảo chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng của môn học, vừa đảm bảo tri thức
về lịch sử Hệ thống các câu hỏi liên quan mật thiết với kiến thức cơ bản được trả lời một cách khoa học, logic
Mặt khác, chuyên đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn, quyết định đến chất lượng thi HSGQG môn lịch sử: hàng năm nội dung liên quan tới lịch sử VN thời kỳ
1945 -1946 được vận dụng nhiều trong các đề thi HSGQG như năm 2003, 2004, 2005,
2011
Thứ hai, thực tiễn đã xác nhận rằng, trong nhiều năm qua việc lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho HSGQG khi giảng dạy chuyên đề cụ thể theo từng chương từng bài, từng giai đoạn lịch sử, từng nội dung kiến thức đã được khối các trường THPT chuyên khu vực duyên hải, Đồng bằng Bắc Bộ đưa ra trao đổi, thảo luận
và đem lại hiệu quả cao Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Lịch sử Việt Nam thời kỳ
1945-1946
II Mục đích của đề tài
Việc chọn đề tài lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 nhằm cung cấp cho học sinh một số nội dung và phương pháp ôn tập, các giải pháp mang hiệu quả, tính khả thi cao trong hoạt động giáo dục và đào tạo, có khả năng áp dụng ở nhiều đối tượng, nhiều nơi đã được kiểm chứng qua thực tiễn giảng dạy, ôn tập và bồi dưỡng HSGQG nhiều năm của nhóm giáo viên dạy Sử trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc
Từ mục đích trên, nội dung chuyên đề lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946 tập trung vào những chủ đề sau:
Phần I Lựa chọn nội dung ôn tập phần lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946
I, Nội dung cơ bản của Lịch Sử Việt Nam thời kỳ 1945 -1946
II Một số chủ đề chuyên sâu về lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946
Phần II Phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho
HSGQG khi ôn tập chuyên đề lịch sử Việt Nam thời kì 1945 -1946
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I LỰA CHỌN NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
THỜI KỲ 1945 – 1946
VẤN ĐỀ I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 -1946 NỘI DUNG - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY
2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946
Phần nội dung kiến thức Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 được đề cập chi tiết trong phần hai, chương III, bài
20 SGK lớp 12 – ban Nâng cao Vì vậy, nội dung kiến thức cơ bản chúng tôi không đi vào chi tiết mà chỉ định hướng, các vấn đề dạy và ôn tập, bồi dưỡng cho HSG
I – Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945
1 Khó khăn
2 Thuận lợi
II Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
1 Về chính trị - quân sự
a, Chính trị
b, Quân sự
c, Ý nghĩa
2 Về kinh tế - tài chính
a, Về kinh tế
b, Ý nghĩa
3 Về văn hóa – giáo dục
4 Ý nghĩa
III – ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG
1 Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
2 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở miền Bắc
a,Chủ trương
Trang 4b,Biện pháp
c,Kết quả
d,Ý nghĩa
3 Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
a Hiệp định Sơ bộ
b, Tạm ước 14-9-1946
VẤN ĐỀ 2 - MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945
ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946 Chủ đề 1 – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ NHIỆM VỤ MỚI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM KHI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP 1.Tình hình thế giới
Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô đang phát triển mạnh mẽ Liên Xô có vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị quốc tế, là trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới
Cách nạng giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước
tư bản chủ nghĩa đòi cải thiện đời sống đã diễn ra sôi nổi và rộng lớn Tại một số nước như Italia, Pháp, Đảng Cộng sản có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước
Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa đang bị chấn động: ba đế quốc Đức, Italia, Nhật đã bị các lực lượng đồng minh đánh bại, Anh, Pháp thì suy yếu nhiều Riêng đế quốc Mĩ đã vượt lên sau chiến tranh đang ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động ở các nước đế quốc để chống lại các lực lượng cách mạng trên thế giới
Một đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản cách mạng dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau Song các lực lượng đế quốc và các thế lực phản cách mạng cũng đang tìm mọi cách để phục hồi và phát triển vai trò của mình, phản kích mạnh mẽ các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Trang 5Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (do Liên Xô làm trụ cột) với các nước đế quốc và lực lượng phản động do
đế quốc Mĩ cầm đầu
2.Nhiệm vụ mới
Việt Nam là một bộ phận của thế giới nên chịu tác động lớn của cuộc đối đầu gay gắt và phức tạp đó Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt
Giặc ngoài thù trong khó khăn chồng chất khó khăn đè nặng lên đất nước ta, đặt chính quyền cách mạng trước một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”!
Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng nguy cơ mất còn!
Trọng trách nặng nề đối với dân tộc đã giao phó cho Đảng và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Hồ Chí Minh đứng đầu, với tư cách là người lãnh đạo
và quản lí điều hành cao nhất của đất nước
Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ, chiến lược và sách lược do Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp tháng 8 – 1945 đã thông qua, ngay sau khi về Hà Nội, Ban thường vụ Trung Ương Đảng và Chính phủ đã đề ra những nhiệm
vụ và biện pháp cấp bách đầu tiên để bảo vệ và xây dựng đất nước Đặc biệt ngày 25 –
11 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị quan trọng Kháng chiến, kiến quốc, xác định nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng,toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ mới
Phân tích cụ thể tình hình thế giới và trong nước, đánh giá thái độ, âm mưu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dương, bản chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước ta chưa hoàn thành độc lập Khẩu hiệu vẫn là: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”
Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách, song rất cơ bản của nhân dân ta lúc này là : 1- Củng cố chính quyền cách mạng
Trang 62- Chống thực dân Pháp xâm lược
3- Bài trừ nội phản
4- Cải thiện đời sống nhân dân
Bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn và nặng nề nhất vì trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ “việc giành chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu”
Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đó, Đảng phải tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt : chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao; chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt
Các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được khái quát thành khẩu hiệu chiến lược – “Kháng chiến và kiến quốc”
CHỦ ĐỀ 2 - MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Thực hiện khẩu hiệu “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và cấp bách nhất của nhân dân ta lúc bầy giờ Vì vậy phải mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gạt bỏ những bất đồng trong nội bộ quốc gia – dân tộc nhằm chỉa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược bên ngoài và các lực lượng phản động tay sai
Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng Việt Minh làm cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng lôi kéo cả địa chủ phong kiến, đồng bào công giáo, phát triển và thống nhất các tổ chức trong toàn quốc, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc mới vào Việt Minh v.v…
Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực thi nhiều biện pháp để tập hợp sử dụng những nhân sĩ tri thức, tìm kiếm nhân tài của đất nước phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc Nhiều nhân sĩ trí thức được chính phủ mời tham gia bộ máy hành chính, các cơ quan chuyên môn ở các cấp nhất là trung ương, Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại), vừa mới thoái vị ngôi vua để làm người công dân tự do của một nước độc lập, đã được cử làm cố vấn Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa theo sắc lệnh số 23-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10-9-1945
Trang 7Mặt trận Việt Minh được củng cố và chấn chỉnh lại Một số đoàn thể quần chúng và đảng phái dân chủ lần lượt ra đời, như Công thương cứu quốc, sinh viên cứu quốc, Công giáo cứu quốc, Hướng đạo cứu quốc, Viên chức cứu quốc, Cựu binh sĩ cứu quốc….Các hội Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam
Bộ lần lượt mở hội nghị để thống nhất hệ thống tổ chức
Số lượng hội viên của đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh tăng lên nhanh chóng
Công tác vận động tổ chức, đoàn kết các dân tộc ít người được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Nha dân tộc thiểu số được thành lập để giúp chính phủ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trong toàn cõi Việt Nam
Hội nghị các dân tộc thiểu số toàn quốc được tổ chức tháng 12 – 1945 và Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số khu vực miền Nam họp tháng 4-1946 đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng quốc gia thống nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “ Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia – rai hay Ê – đê,
Xơ – đăng hay Ba-na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta Vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng
hộ Chính phủ ta Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta Sông có thể cạn núi
có thể mòn,nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữu vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”
Do nhu cầu mở rộng hơn nửa cuộc vận động, tổ chức công nhân và lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã được thành lập (20-7-1946) Đảng xã hội Việt Nam ra đời (22-7-1946) nhằm tập hợp, đoàn kết mọi trí thức yêu nước và dân chủ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thành lập ngày 20-10-1946 Đặc biệt, ngày 29 -5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam đã tuyên bố chính thức thành lập tại Hà Nội Đây là một hình thức tổ chức rộng rãi của mặt trận trong thời kì mới, một sự kiện chính trị quan trọng Hội có mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam được Độc lập, Thống nhất, Dân chủ, Phú cường Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời đã tạo thêm khả năng mới để đoàn kết và tranh
Trang 8thủ những ai có thể tranh thủ được để thống nhất các lực lượng quốc gia dân tộc,thực hiện mục đích chung của Hội là: vì nước Hơn bao giờ hết, “bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh đảng phái, bao nhiêu đố kị về tôn giáo và nòi giống phải hất
ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam Từ nay quốc dân Việt Nam đã liên hiệp, không phải chỉ liên hiệp ở trong chính phủ, mà còn liên hiệp ở quảng đại quần chúng nhân dân…Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc
Vũ khí ấy, ta phải giữ như một của báu…lúc này bí quyết của sự thành công ở chỗ tinh thần đoàn kết”
PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1945 – 1946
Thực hiện tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…trong chuyên đề này, chúng tôi đề cập đến phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
I Giới thiệu một số câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá theo hướng năng lực khi
ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia môn sử chuyên đề: lịch sử Việt Nam
thời kỳ 1945 -1946 Câu 1: Nêu và phân tích những sự kiện trên thế giới đã tác động đến cách mạng
Việt Nam trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 2: Hãy nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau ngày
Cách mạng tháng Tám thành công Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao?
Câu 3: Sự câu kết giữa thực dân Pháp với quân Anh và quân Trung Hoa Dân
Quốc trong việc xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào?
Câu 4: Hãy nêu những kết quả đạt được trong năm đầu xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 5: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn
phản cách mạng đã diễn ra như thế nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
Trang 9Câu 6 : Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đối phó với
cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp (từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946) như thế nào?
Câu 7 : Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp
bằng con đường hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946
Câu 8 : Vì sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Trình bày ý kiến về từng sách lược của Việt Nam trong việc hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp
Câu 9 : Trong hơn một năm sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, Đảng
và Chính phủ Việt Nam đã giải quyết những khó khăn về chính trị, quân sự như thế nào? Nêu ý nghĩa của việc giải quyết đó
Câu 10 : Phân tích những biện pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa nhằm đối phó với quân đội Trung Hoa Dân quốc từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 6-3-1946
Câu 11: Thiện chí hòa bình của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong quan hệ với Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 được thể hiện như thế nào?
Câu 12: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa khi mới ra đời
Câu 13: Dựa vào dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy nhận xét những nhiệm vụ
mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến trước ngày 19-12-1946 Nêu ý nghĩa của Việc giải quyết những nhiệm vụ đó
Ngày 3-9-1945 Trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ xác định vấn đề giải quyết
nạn đói là một trong những nhiệm vụ cấp bách Ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ
cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”
Ngày 23-9-1945 Quân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược
Ngày 6-1-1946 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ
Trang 10Cộng hòa
Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên
hiệp kháng chiến
Ngày 6-3-1946 Đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí với đại diện
Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ
Ngày 22-5-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Mu tê – Bộ trưởng Bộ thuộc địa
Pháp bản Tạm ước
Ngày 9-11-1946 Quốc hội thông qua Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa
Ngày
11-11-1946
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”
Ngày
23-11-1946
Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho đồng tiền Đông Dương
Câu 14: Tình hình nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì ? Khó khăn nào là lớn nhất ? Vì sao?
Câu 15: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như
thế nào đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp trong thời gian : từ 2/9/1945 đến trước 6/3/1946?
Câu 16: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như
thế nào đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp trong thời gian từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946
Câu 17: Hãy cho biết những biện pháp và kết quả đạt được trong năm đầu xây
dựng chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội của nước
ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
II.Giới thiệu một số câu hỏi có hướng dẫn chấm, đáp án
Câu 2 (3 điểm): Hãy nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta sau
ngày Cách mạng tháng Tám thành công Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao?
- Chỉ 10 ngày sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành
công, quân đội các nước Đồng Minh với dnah nghĩa vào giải giáp