1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945 (2)

11 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 85 KB

Nội dung

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2012 BÁO CÁO Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Tên chuyên đề: Tên tác giả: Đơn vị: Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945. Lê Thị Thu Hương Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội Giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945 trong chương trình Lịch sử lớp 12 là phần nội dung tương đối khó so với các giai đoạn khác, nó gồm nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai đoạn lịch sử này gần giống với lịch sử Đảng , nặng về các vấn đề có tính chất lý luận. Đối với học sinh giỏi cần cung cấp nội dung gì và phương pháp dạy như thế nào để các em nắm được kiến thức có tính chất nâng cao một cách dễ dàng. Bài viết này đề cập đến hai vấn đề về phương pháp, cách thức dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 và nội dung một vấn đề (trong nhiều vấn đề) cần dạy cho học sinh giỏi trong giai đoạn lịch sử này. I. Phương pháp 1. Chia theo vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề nêu ra Với đối tượng là học sinh giỏi, giáo viên cần xác định rõ ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa học sinh cần phải biết các sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, sâu sắc hơn và trên cơ sở các sự kiện đó các em phải biết vận dụng vào làm các dạng bài thi với yêu cầu tổng hợp, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. Muốn làm được điều này giáo viên cần nắm được nguyên tắc "biết - hiểu - vận dụng". Để học sinh "biết" giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy, thay vì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống để học sinh tự tìm hiểu các sự kiện lịch sử sau đó giáo viên chỉ là người đánh giá, nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong giai đoạn lịch sử từ 1930 -1945, theo em có mấy vấn đề cần làm rõ, em hãy lấy các sự kiện lịch sử để 1 làm rõ một vấn đề mà em yêu thích? Có thể học sinh chưa đưa ra được những vấn đề theo đúng yêu cầu của giáo viên nhưng các em sẽ phải tự đọc tài liệu để nhận biết vấn đề ở mức độ đơn giản. Con đường đi đến sự nhận biết lịch sử từ sự chủ động của học sinh sẽ đem lại kết quả cao hơn việc các em thụ động tiếp nhận thông tin từ giáo viên. Về phương pháp theo chúng tôi nên chia nội dung giai đoạn lịch sử 1930 -1945 thành các vấn đề chính sau để dạy: - Trình bày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là thành quả nối tiếp 15 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của của Đảng. - Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1941 -1945. - Cách mạng mạng tháng Tám đã kế thừa được những bài học kinh nghiệm gì qua các phong trào cách mạng 1930 -1935; Phong trào dân chủ 1936 -1939 và Phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945. - Có quan điểm cho rằng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may. Ý kiến của em về vấn đề này? Trên đây là gợi ý một số vấn đề chính để dạy cho học sinh. Trong các vấn đề lớn cần đưa ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phải so sánh, phân tích tổng hợp để nắm chắc kiến thức lịch sử: Ví dụ: - So sánh nội dung hai văn kiện lịch sử: Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tháng 2-1930 với Luận cương Chính trị của đồng chí Trần Phú soạn thảo tháng 10 -1930, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của hai văn kiện trên? - So sánh chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936 -1939 với giai đoạn trước đó 1930-1931? Tại sao lại có sự khác nhau? - Tại sao trong ba năm liên tiếp 1939, 1940 và 1941, Đảng đã tiến hành họp ba hội nghị quan trọng (Hội nghị tháng 11-1939, Hội nghị TW lần thứ 7, tháng 11-1940 và Hội nghị TW lần thứ 8, tháng 51941). Nội dung cơ bản của các hội nghị này là gì? - Các hình thức mặt trận do Đảng tiến hành từ năm 1930 đến năm 1945? Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám? - Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa như thế nào? - Sự sáng tạo của Đảng trong việc xác định và chớp thời cơ giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám? 2 Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi nhỏ gợi mở để học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề,.. Một vấn đề rất quan trọng khác trong giai đoạn lịch sử này là yêu cầu học sinh nắm được các thuật ngữ lịch sử: Chiến lược, sách lược, khởi nghĩa từng phần, tổng khởi nghĩa, lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị, lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường, căn cứ địa cách mạng, thời cơ, hội nghị, đại hội,...Khi nắm được các thuật ngữ này cũng có nghĩa là học sinh nắm được các sự kiện lịch sử, tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc trong bài thi của mình. Bước tiếp theo là sau khi học sinh đã nắm được các vấn đề thì giáo viên phải hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đó như thế nào? Một thực tế kiến thức trong sách giáo khoa đối với học sinh giỏi là chưa đầy đủ hơn nữa để giải quyết một vấn đề đặt ra học sinh cần phải biết lựa chọn kiến thức, phân tích, tổng hợp, chứng minh,...tùy vào nội dung mà vấn đề nêu ra. Để giải quyết được vấn đề này giáo viên cần cung cấp các đầu sách tham khảo. Ví dụ với nội dung giai đoạn lịch sử 1930 -1945, các em có thể tham khảo các cuốn sách: - Đại cương lịch sử Việt Nam, (cb Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn), Nxb Giáo dục, 2000. - Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919 -1945,(cb Dương Trung Quốc), Nxb GD. - Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tập 1 (1930 -1945), Nxb Chính trị Quốc gia, 2004. - Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, (cb Trần Bá Đệ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. - Từ điển Thuật ngữ lịch sử phổ thông, (cb Phan Ngọc Liên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. - Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn lịch sử, (cb Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Thanh Toán, Trịnh Tùng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. - Những bài đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, (cb Hội giáo dục Lịch sử), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. Có rất nhiều loại sách tham khảo khác nhau, trên đây chỉ là một số gợi ý của giáo viên để các em học sinh giỏi có thể tìm hiểu thêm. Vấn đề quan trọng là kĩ năng đọc tài liệu tham khảo, cần rèn cho học sinh biết lựa chọn và nạp thông tin khi đọc sách tham khảo. Tài liệu tham khảo chỉ thật sự cung cấp kiến thức cho học sinh khi các em đã nắm được các sự kiện cơ bản trong sách giáo khoa. 3 2. Hướng dẫn học sinh nhận biết yêu cầu của đề bài qua các từ "khóa" Muốn làm một bài thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu tối thiểu nhất đối với học sinh giỏi sử là hiểu đúng đề bài. Cách hỏi về một vấn đề lịch sử có nhiều cách khác nhau nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau, vì vậy giáo viên cần cho học sinh tập dượt, làm quen với nhiều dạng câu hỏi, nhiều cách hỏi khác nhau và quan trọng là giúp học sinh nhận biết từ "khóa", của vấn đề cần hỏi. Từ "khóa" ở đây muốn đề cập đến là vấn đề chính, trọng tâm mà đề bài yêu cầu là gì. Trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945 có những dạng câu hỏi mà nếu học sinh chỉ cần nhận biết từ "khóa" thì sẽ "mở" được đề và làm bài theo đúng yêu cầu đề ra. Ví dụ: 1- Sự sáng tạo của Đảng trong việc tập hợp lực lượng cách mạng trong giai đoạn 1930 -1945 được biểu hiện như thế nào? Sự sáng tạo đó đã có tác dụng gì đối với thắng lợi Cách mạng tháng Tám? Vậy từ khóa của câu hỏi trên chính là "sự sáng tạo", nếu học sinh nắm hiểu được các sự kiện lịch sử, nắm được việc Đảng đã tập hợp lực lượng cách mạng qua hình thức các mặt trận từ 1930 -1945 nhưng đánh dấu sự sáng tạo phải đến Hội nghị TW lần thứ 8 với việc ra đời của Mặt trận Việt Minh, Đảng giải quyết vấn đề mặt trận trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Mặt trận Việt Minh đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mọi mặt và lãnh, kêu gọi nhân dân giành chính quyền trong những ngày Cách mạng tháng Tám,... 2- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưa đến thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945? Từ khóa của vấn đề nêu trên chính là "trực tiếp". Khi học sinh hiểu được các sự kiện lịch sử, tìm ra từ khóa sẽ xác định được nội dung mà đề bài cần hỏi. Thực chất của vấn đề trên là cần làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941 -1945 (vì năm 1941 Bác mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng), hơn nữa một thông tin để học sinh xác định được mốc thời gian là tên của Bác - "Hồ Chí Minh" xuất hiện từ năm 1942,...cùng với cum từ khóa "trực tiếp", học sinh sẽ xác định được đúng mốc thời gian và đưa vào bài thi các sự kiện lịch sử phù hợp. Trên đây chỉ là hai ví dụ đưa, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác, giáo viên có thể cho học sinh tập dượt làm quen để các em chủ động 4 với kiến thức và phương pháp khi làm một bài thi trong kỳ thi học sinh giỏi cũng như các kỳ thi quan trọng khác. 3. Hướng dân học sinh có kỹ năng làm bài thi môn Lịch sử Một học sinh có kiến thức lịch sử phong phú là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ, cần có kỹ năng làm bài tốt để biến những kiến thức đó thành một bài sử có sức thuyết phục. Cũng giống như các nội dung lịch sử khác, khi đề bài có nội dung lịch sử liên quan đến giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 -1945, học sinh cần đọc kĩ, đọc kĩ đề bài, gạch chân những cụm từ "khóa", xác định thời gian, vấn đề mà đề bài hỏi,...sau đó lập dàn ý. Cần nhớ nguyên tắc của việc giải quyết một vấn đề lịch sử là phải trả lời ba câu hỏi: Vì sao sự kiện đó diễn ra? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm? Việc trả lời tốt ba câu hỏi trên sẽ tạo ra sự chặt chẽ, logic của một bài thi Lịch sử. Trong quá trình cho học sinh luyện tập làm đề, giáo viên cũng hướng dân học sinh phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, tránh hiện tượng câu thì viết quá dài ảnh hưởng đến thời gian và không kịp làm các câu sau. Cách xác định thời gian tương đối cho mỗi câu là nên căn cứ vào thang điểm cho ở mỗi câu hỏi của đề thi. Trên đây chúng tôi đưa ra một số phương pháp để giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn các em ôn luyện phần lịch sử giai đoạn 1930 -1945. Việc dạy học theo vấn đề, yêu cầu học sinh nắm được các thuật ngữ lịch sử, giúp học sinh biết cách đọc tài liệu tham khảo, nhận biết cách hỏi của đề thi qua các từ "khóa" và hướng dẫn học sinh có kỹ năng làm một bài thi là hết sức cần thiết. Chúng tôi nghĩ rằng nếu làm được những vấn đề trên thì chất lượng của các đội tuyển học sinh giỏi sử ở các trường chuyên sẽ được nâng lên. II. Nội dung cụ thể Dưới đây chúng tôi lấy một ví dụ minh họa khi giải quyết một vấn đề trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945. Vấn đề này không khó nhưng yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp kiến thức trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945 để trả lời. Hãy trình bày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là thành quả nối tiếp 15 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của của Đảng? Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chỉ diến ra và thành công trong vòng nửa tháng nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phải chuẩn bị 15 năm, trải qua 3 lần tập dượt (Phong trào cách mạng 1930 -1935; Phong trào dân chủ 1936 -1939 và Phong trào giải 5 phóng dân tộc 1939 -1945) để đi tới thắng lợi hoàn, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời- sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên của 15 năm: Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Hương Cảng - Trung Quốc, từ ngày 6-1 đến hất ngày 7-21930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Từ đây, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam- một Đảng có đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn. Đảng ra đời đã đưa giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đảng ra đời còn bắc cầu nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà trước tiên là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Đúng như nhận định của đồng chí Lê Duẩn "Nếu như chưa có Đảng ra đời vào năm 1930 thì chưa thể có phong trào cách mạng 1930 -1931 và cũng không thể có thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945" Phong trào cách mạng 1930 -1931 (cuộc tập dượt lần thứ nhất cho cách mạng tháng Tám) Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đến tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã đề ra hai khẩu hiệu chiến lược là Độc lập dân tộc và Người cày có ruộng, Đảng đã tập hợp được giai cấp nông dân - lực lượng đông đảo của cách mạng cùng với giai cấp công nhân làm nên phong trào công - nông 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên giữa liên minh công - nông cùng với các giai cấp khác dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra với một qui mô rộng lớn, hình thức đấu tranh quết liệt và tinh thần cách mạng triệt để. Qua phong trào đã kiểm nghiệm trên thực tế đường lối chính trị của Đảng, nó khẳng định đường lối đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được tôi luyện trong phong trào 1930 -1931 và trở thành hạt nhân lãnh đạo trên thực tế đối với cách mạng Việt Nam. Phong trào này còn xây dựng được khối liên minh công - nông trên cơ sở đó mà Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Phong trào cách mạng 1930 -1931 còn chuẩn bị những điều kiện về tinh thần, về vật chất cho phong trào dân chủ 1936 -1939 tiếp theo, "nếu như không có phong 6 trào cách mạng 1930 -1931 trong đó hai giai cấp công nhân và nông dân đã tung ra lực lượng phi thường của mình thì không thể có phong trào dân chủ Đông Dương 1936 -1939" (văn kiện Đảng). Phong trào 1930 -1931 còn để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về sức mạnh của khối liên minh công -nông và về phương pháp bạo lực cách mạng. Những bài học đó đã được Đảng ta vận dụng vào việc chuẩn bị cho Cánh mạng tháng Tám năm 1945. Phong trào dân chủ 1936 -1939 (cuộc tập dượt lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám) Tiếp theo phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào cách mạng bị thực dân Pháp đàn áp khiến cho giai đoạn 1932 -1935 cách mạng gặp nhiều tổn thất, nhưng cũng trong giai đoạn lịch sử này Đảng đã nhanh chóng được phục hồi và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phong trào dân chủ 1936 -1939. Trước những biến đổi mới của tình hình thế giới và trong nước Đảng đã phát động phong trào dân chủ 1936 -1939. Đây là một phong trào lôi cuốn nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình (tạm gác mục tiêu lâu dài là độc lập dân tộc, chỉ đề ra những mục tiêu trước mắt có tính sách lược). Mặc dù bị thất bại nhưng phong trào dân chủ 1936 -1939 đã trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945. Phong trào này đã làm cho chủ trương, chính sách của Đảng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân qua các sách báo công khai và những cuộc đấu tranh trên văn đàn. Phong trào dân chủ 1936 -1939 đã có tác dụng làm cho Đảng Cộng sản Đông Dương trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt, uy tín và ảnh hưởng của Đảng lên cao, số lượng đảng viên tăng lên. Qua phong trào Đảng đã xây dựng được đội quân chính trị hùng hậu ở cả thành thị và nông thôn. Mặc dù phong trào dân chủ kết thúc khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ nhưng phong trào dân chủ 1936 -1939 đã để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm có giá trị như: bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...Những bài học kinh nghiệm đó đã được Đảng vận dụng triệt để trong những ngày diễn ra Cách mạng tháng Tám. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945, trực tiếp chuẩn bị mọi mặt cho Cách mạng tháng Tám. 7 Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tháng 9-1940 phát xít Nhật nhảy vào nước ta, từ đây nhân dân ta chịu cảnh "một cổ hai tròng". mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt hơn bao giờ hết. Đánh Pháp, đuổi Nhật để giành độc lập cho dân tộc trở thành nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta. Hơn nữa trên thế giới có nhiều biến chuyển, năm 1941 phát xít Đức tấn công Liên Xô, phát xít Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương, nước Mĩ tham chiến,...Chiến tranh lan rộng khắp thế giới, phong trào cách mạng và dân chủ chống phát xít ngày càng lên cao, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thày đổi, từ chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ chống phát xít. Trong hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi, Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhận định: "Trong cuộc chiến tranh này phe Đồng minh Dân chủ nhất định chiến thắng, phe phát xít nhất định thất bại, ở nhiều nước cách mạng sẽ thành công". Xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước thay đổi Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương mới, chuyển hướng chỉ đạo cách mạng việt Nam trong thời kì 1939 -1945. Chủ trương này được thể hiện ở Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Hội nghị Trung ương 7, tháng 11-1940 và rõ nhất, hoàn chỉnh nhất tại Hội nghị Trung ương 8, tháng 5 năm 1941 do Nguyến Ái Quốc trực tiếp triệu tập và chủ trì. Nội dung cơ bản mà các hội nghị đề ra là: đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất để chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là đế quốc phát xít Pháp - Nhật; chuẩn bị lực lượng bạo lực cách mạng để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Chính những chủ trương đúng đắn này của Đảng đã đưa đến thành công của Cách mạng tháng Tám. Thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, từ năm 1940 đến năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng bạo lực của cách mạng bao gồm lực lượng chính trị mà tiêu biểu là Mặt trận Việt Minh với các đoàn thể cứu quốc. Mặt trận Việt Minh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, làm thành sức mạnh dân tộc để giành độc lập cho nước nhà. Mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển đóng vai trò chủ yếu trong việc giành chính quyền về tay nhân dân có lực lượng vũ trang hỗ trợ. Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị là việc Đảng tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng bao gồm lực lượng vũ trang tập trung và lực lượng tự vệ ở các căn cứ địa. Từ đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22-12-1944 và các đội Cứu quốc quân 8 thành lập trước đó, đến giữa năm 1945, các lực lượng vũ trang này đã hợp nhất lại thành Việt Nam giải phóng quân. Để thống nhất về sự chỉ huy, để tăng cường sức mạnh quân sự thì Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ đã được thành lập. Lực lượng vũ trang cách mạng đã đóng vai trò nòng cốt, xung kích để lực lượng chính trị gồm hàng triệu quần chúng nổi dậy giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Cùng với việc chú trọng xây dựng lực lượng cách mạng, Đảng còn chú ý đến việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng là Bắc Sơn - Vũ Nhai thành lập năm 1940, đến năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng. Từ hai căn cứ địa cách mạng này đã lan dần sang các tỉnh biên giới phía Bắc. Tại các khu căn cứ địa, nhân dân đã thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng các đoàn thể Cứu quốc, thành lập các đội tự vệ cách mạng. Đến tháng 6 -1945, theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, các căn cứ địa ở các tỉnh phía Bắc đã được thống nhất lại thành Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên Thái), chọn Tân Trào là Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc, đây chính là hình ảnh thu nhỏ của một nước Việt Nam mới. Như vậy cho đến đầu năm 1945, lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị chu đáo nhưng thời cơ cách mạng thì chưa tới. Giữa lúc đó Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Phát xít Nhật đã thi hành những chính sách cai trị hết sức hà khắc đối với nhân dân ta, vì vậy mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Đánh Nhật cứu nước trở thành nhiệm vụ trước mắt cần kíp của nhân dân ta. Ngay khi diễn ra sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ngày 12-3-1945 ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Đảng nhận định: việc Nhật đảo chính Pháp tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhưng thời cơ chưa chín muồi. Tiếp đó Tổng bộ Việt Minh ra Lời kêu gọi đồng bào kháng Nhật cứu nước. Thực hiện Chỉ thị của Đảng và Lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, nhân dân cả nước đã làm nên Cao trào Kháng Nhật cứu nước từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945. Trong Cao trào này Đảng đã lãnh đạo nhân dân kết hợp giữa chiến tranh du kích với khởi nghĩa từng phần, đấu tranh chính trị kết hợp với các hoạt động quân sự,...Cao trào Kháng Nhật cứu nước đã chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Đến tháng 8 năm 1945, cách mạng nước ta đã được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng và toàn diện, kẻ thù của cách mạng hoang mang dao động đến cực điểm. Trên thế giới phe Đồng minh liên tiếp giành thắng 9 lợi. Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật tại Mãn Châu - Trung Quốc. Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra thời cơ ngàn năm có một của cách mạng nước ta đã đến. Trước tình hình đó, với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng và toàn diện, Đảng ta cùng với Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đã sáng suốt kịp thời chớp lấy thời cơ phát động toàn dân giành chính quyền trong cả nước. Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị Toàn quốc cảu Đảng đã họp phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tiếp đó Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào nagỳ 16 và 17/8/1945 đã bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Từ diễn đàn của Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước "mau mau đứng dậy, mang sức ta mà giải phóng cho ta". Do thấm nhuần bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhiều địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền cấp huyện, xã. Tính đến ngày 18-8-1945 đã có bốn địa phương giành chính quyền cấp tỉnh lị sớm nhất cả nước là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Chiều ngày 16-8-1945, một lực lượng võ trang do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào kéo về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội. Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội thành công, sự kiện này có ảnh hưởng lớn, cổ vũ nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền. Ngày 23 /8/1945, giành chính quyền thắng lợi ở Huế, thành lũy cuối cùng của chế độ phong kiến bị lật đổ. Ngày 25/8/1945, Sài Gòn Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ngày 28/8//1945, hai địa phương cuối cùng giành thắng lợi là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã diễn ra thành công nhanh chóng, ít đổ máu, thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Như vậy từ khi Đảng ra đời đến khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, trong vòng 15 năm nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tập dượt đấu tranh qua các phong trào cách mạng, mỗi phong trào đều có cả những bài học thành công và cả bài học thất bại. Đảng ta đã biết rút kinh nghiệm và vận dụng những bài học thành công, tránh những nguyên nhân thất bại của các phong trào trước đó và đã 10 làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Đngs như nhận định Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công thực sự là "thành quả tiếp nối của 15 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng". Tóm lại Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử có rất nhiều nhưng trên đây là những vấn đề chúng tôi đề cập đến trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945. Chúng tôi đưa ra vấn đề này mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để cùng tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử nói chung và nhất là việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Chúng tôi hy vọng sau những Hội thảo giữa các trường chuyên với sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường sẽ tạo ra sự chuyển biến mới trong dạy và học Lịch sử tại các trường phổ thông hiện nay. ------------- Hết ------------- 11 [...]... Tám năm 1945 thành công thực sự là "thành quả tiếp nối của 15 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" Tóm lại Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử có rất nhiều nhưng trên đây là những vấn đề chúng tôi đề cập đến trong giai đoạn lịch sử 1930 -1945 Chúng tôi đưa ra vấn đề này mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để cùng tìm ra những giải pháp nhằm... của đồng nghiệp để cùng tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử nói chung và nhất là việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Chúng tôi hy vọng sau những Hội thảo giữa các trường chuyên với sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường sẽ tạo ra sự chuyển biến mới trong dạy và học Lịch sử tại các trường phổ thông hiện nay - Hết - 11 ... luyện phần lịch sử giai đoạn 1930 -1945 Việc dạy học theo vấn đề, yêu cầu học sinh nắm thuật ngữ lịch sử, giúp học sinh biết cách đọc tài liệu tham khảo, nhận biết cách hỏi đề thi qua từ "khóa"... Quốc) , Nxb GD - Biên niên kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc thống Việt Nam, tập (1930 -1945) , Nxb Chính trị Quốc gia, 2004 - Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, (cb Trần Bá Đệ), Nxb Đại học Quốc gia. .. học sinh em nắm kiện sách giáo khoa Hướng dẫn học sinh nhận biết yêu cầu đề qua từ "khóa" Muốn làm thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu tối thiểu học sinh giỏi sử hiểu đề Cách hỏi vấn đề lịch sử có

Ngày đăng: 14/10/2015, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w