1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập học kỳ môn luật đất đai

12 892 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề. Hai gia đình thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất. Năm 2003, Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này đã thu hồi một phần đất của hai gia đình. Cây mít bị chặt bỏ để làm đường. Nay, hộ ông A xây dựng nhà đã xây tường rào ngăn cách giữa hai gia đình. Hộ bà B phản đối việc xây dựng tường rào với lý do, ông A đã xây lấn sang phần đất nhà bà. Tranh chấp đất đai xảy ra.Hỏi:1.Anh (chị) hãy cho biết vụ việc này sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục như thế nào?2.Theo Anh (chị), cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này? Vì sao?3.Theo Anh (Chị), làm thế nào để xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?4.Theo quan điểm cá nhân, Anh (chị) hãy đề xuất giải pháp tối ưu để giải quyết vụ việc này? Lý giải vì sao? ”

Trang 1

M ỤC LỤC C L C ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Trình tự và thủ tục giải quyết………

……… 2

2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này……… ……….3

3 Căn cứ xác định người sử dụng đất hợp pháp 5

4.Đề xuất giải pháp 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

MỞ ĐẦU

Theo Luật Đất Đai 2013 thì tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai Trong đời sống xã hội, việc nảy sinh ra những tranh chấp về đất đai là hiện tượng khá phổ biến Do đó em xin

chọn và phân tích tình huống đề bài tập số 15: “Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề Hai gia đình thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất Năm 2003, Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này đã thu hồi một phần đất của hai gia đình Cây mít bị chặt bỏ để làm đường Nay,

hộ ông A xây dựng nhà đã xây tường rào ngăn cách giữa hai gia đình Hộ bà B phản đối việc xây dựng tường rào với lý do, ông A

đã xây lấn sang phần đất nhà bà Tranh chấp đất đai xảy ra.

Hỏi:

1 Anh (chị) hãy cho biết vụ việc này sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Trang 3

2 Theo Anh (chị), cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết

vụ việc này? Vì sao?

3 Theo Anh (Chị), làm thế nào để xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?

4 Theo quan điểm cá nhân, Anh (chị) hãy đề xuất giải pháp tối ưu để giải quyết vụ việc này? Lý giải vì sao? ”

NỘI DUNG

1 Trình tự và thủ tục giải quyết.

Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai năm 2013 và điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013, thì vụ việc này được giải quyết như sau: Trước hết, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, trong trường hợp này thì ông A

và bà B tự hòa giải với nhau Nếu không tự hòa giải được thì bà B gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn

Trang 4

không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai Trong quá trình hòa giải, UBND cấp xã phải có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các

tổ chức thành viên của mặt trận và tổ chức xã hội khác Việc hòa giải phải được lập thành biên bản, phải có chữ kí của ông A và bà B và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã

Nếu hòa giải tranh chấp thành công thì việc tranh chấp chấm dứt Trong trường hợp hòa giải không thành, UBND xã không thực hiện hòa giải nữa mà bà B tiếp tục gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền được quy định tại điều 203 Luật đất đai năm 2013 và điều 89 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 để giải quyết

2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này

Do đề bài không ghi rõ hai chủ sử dụng đất liên kề là ông A và

bà B có giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy

Trang 5

tờ tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 hay không nên ta chia ra hai trường hợp như sau:

*Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà ông A và bà B có Giấy

chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (Khoản 1 điều 203 Luật đất đai năm 2013)

Việc giao thẩm quyền giải quyết đất đai cho tòa án nhân dân giải quyết xuất phát từ quan điểm mới của nhà nước công nhận đất đai là một loại tài sản đặc biệt,có giá và quyền sử dụng đất là một quyền tài sản Do vậy, khi các tranh chấp về quyền tài sản xảy ra, nó sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự với thẩm quyền giải quyết thuộc

về tòa án

*Trường hợp 2 : Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà ông A và

bà B không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau (Khoản 2 điều 203 Luật đất đai năm 2013):

Trang 6

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Trường hợp ông A và bà B lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (Khoản 3 điều 203 Luật đất đai 2013)

3 Căn cứ xác định người sử dụng đất hợp pháp

Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà ông A và bà B

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy

tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc xác định

Trang 7

ai là người sử dụng đất hợp pháp sẽ dựa vào căn cứ giấy tờ đất và do tòa án nhân dân quyết định

Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà ông A và bà B không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp dựa theo căn cứ sau:

- Những chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do ông

A và bà B đưa ra

- Thực tế diện tích đất mà ông A và bà B đang tranh chấp sử dụng, ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại đia phương

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Căn cứ vào quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

Trang 8

- Ngoài ra còn phải xem xét ông A, bà B có thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có không của Nhà nước hay không

Việc xác định những căn cứ nói trên trong Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai là một tiến bộ vượt bậc của pháp luật nhằm đưa ra lộ trình cần thiết, hợp lý và có hiệu quả trong việc giải quyết những tranh chấp và xác định được chủ sở hữu hợp pháp Dựa vào các chứng cứ về nguồn gốc các bên tranh chấp đưa

ra mà cụ thể là ông A và bà B chúng ta có thể xác định được cơ sở lý luận quyền sở hữu đất đai của mỗi bên Sau đó đối chiếu với số liệu bản vẽ, quy hoạch diện tích đất đai mà các bên tranh chấp được sử dụng Từ đó tham khảo ý kiến các hộ sống lâu quanh khu vực tranh chấp hoặc hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp của xã phường thị trấn… để đưa ra quyết định chuẩn xác về người sử dụng hợp pháp Theo ý kiến cá nhân của em, trong vụ việc này cả ông A và bà B đều không phải là người sử dụng đất hợp pháp vì: trước kia, hai bên đã lấy cây mít làm vật mốc để phân định phần diện tích đất của hai nhà Tuy nhiên, việc lấy cây mít làm vật mốc chỉ là sự thỏa thuận giữa hai bên,

Trang 9

không có bất cứ sự chứng kiến, chứng nhận của bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ chức pháp luật nào cả Vì vậy, việc phân định đất đai như trên của hai gia đình là thiếu căn cứ pháp lí, không đủ điều kiện để xác định người sử dụng đất hợp pháp

4.Đề xuất giải pháp

Giải pháp tối ưu để giải quyết vụ việc này theo ý kiến của cá nhân em là hai bên tự hòa giải với nhau để phân chia diện tích đất hiện tại sao cho phù hợp nhất Do sự phân chia đất trước đây là sự thỏa thuận giữa hai bên, không có sự chứng nhận của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mang tính pháp lý; vì thế sẽ là rất khó khăn khi xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp Chính vì thế, tự hòa giải là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này Trước khi có sự thỏa thuận, thương lượng, giữa hai bên nên ngừng các hoạt động nhà đất liên quan tới phần diện tích đất tranh chấp để tránh gây ra mâu thuẫn phức tạp Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo

tổ chức hòa giải, hướng dẫn, thuyết phục, để các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp về quyền sử

Trang 10

dụng đất mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được Các cơ quan chức năng có trách nhiệm đóng vai trò là cơ quan hòa giải trung gian giữa hai bên, xác nhận về mặt pháp lý những thỏa thuận thống nhất của hai bên

Trong hoạt động tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt Nếu hòa giải thành thì cũng đồng nghĩa giữa các bên không con tranh chấp Từ đó không những hạn chế phiền hà, tốn kếm cho các đương sự mà còn giảm bớt được công việc đối với cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp, phù hợp truyền thống đạo lý tương thân tương ái của dân tộc, giũa được tình làng nghĩa xóm, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tính ổn định và toàn cục được đảm bảo Đồng thời, việc hòa giải sẽ giúp cho các đương sự hiểu thêm về pháp luật và các chính sách của nhà nước Nếu sau một quá trình thương lượng, được sự vận động, tuyên truyền, hòa giải, thuyết phục của các tổ chức hòa giải, của chính quyền địa phương mà hai bên vẫn không tự thống nhất được cách phân chia đất, tranh chấp đất đai vẫn chưa được giải quyết thì các bên có quyền được

Trang 11

làm đơn khởi kiện, gửi lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, để toà

án nhân dân giải quyết việc phân chia đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành

KẾT LUẬN

Sau khi phân tích và giải quyết tình huống như trên, ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể và chi tiết đối với việc giải quyết tranh chấp về đất đai giữa các bên khi vấn

đề tranh chấp nảy sinh Trong mối quan hệ giữa các chủ sở hữu đất liền kề thường dễ phát sinh những vấn đề phức tạp, đặc biệt là các vấn

dề về ranh giới, xây dựng mốc giới, việc sử dụng không gian, mặt đất

và lòng đất xâm phạm đến lợi ích của nhau Với những quy định của của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn, Nhà nước đã tạo ra một khung pháp lý khá hoàn thiện và an toàn cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật Đất đai với các quy định nhằm hạn chế, khắc phục những tranh chấp có thể xảy ra

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb

Tư pháp

2 Luật đất đai năm 2013

3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

4 http://luanvan.co/luan-van/bai-tap-lon-mon-luat-dat-dai-9747/

5 http://cunhanluat.com/archive/index.php/t-20204.html

Ngày đăng: 06/06/2016, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w