TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA LUAT caœsLlIsas2
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP NGÀNH LUẬT
(KHOA 2008 — 2012) DE TAI:
AP DUNG CAC BIEN PHAP KHAN CAP TAM
THƠI - NHỮNG VẤN DE LY LUAN VA
PHUONG HUONG HOAN THIEN
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Thây Trương Thanh Hùng Trần Thị Xuân Thu
MSSV: B080342
Can Tho, 11/2011
Trang 2
Lời cảm on!
Qua luận văn này em xin to long thành kính vả biết on sâu sắc đến quý Thây, Cô
khoa Luật Trường đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báo cho chúng em trong suốt những năm học vừa qua
Đặc biệt là Thầy Trương Thanh Hùng — giáo viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp
đã nhiệt tình, chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn
Qua đây em xIn cảm ơn cán bộ Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ, cục thi hành án Thành phô Cần Thơ đã cung cấp cho
em số liệu và các tài liệu bô ích giúp em hoàn thành luận văn
Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 5-2 Là SE HE 111111211 TT1 11H HH HH ng Hư 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BPKCTT
1.1 Những quy định chung về BPIKCTTTT ¿55t vz£EsEx+xeErkrsered 10 1.1.1 Khái niệm và đặc điễm của BPKCTT - sssecsrervsrerxrrrreerees 10 1.1.1.1 Khái niệm BP.KCTT 5s kéE‡EEEEESEkEEEEEEEkEkkrkrrkrkerkrie 11 1.1.1.2 Đặc điểm của BPKCTT ch 13
1.1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng BPKCTT - ca ccrsreksrerrerkrsrvee 14 1.2 Lịch sử phát triển BPIKC TTT - - 2 6 S2 S32 EEEEkeevrkrrrkerris 14
1.2.1 Từ ngày 01/01/1990 đến ()1/01/2005 55s 2 czsrekerkrrerrerkre 14 1.2.2 Từ ngày 01/01/2005 đến n4ÿ Set éEvEeEEEErktrerkerrrerkrrsrkes 17
1.3 Các BPKCTT và việc yêu cầu áp dụng BPIKCTT .- - 2 s52 +: 19
1.3.1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thờii - - SE knrtikgrrrrrrke 19 1.3.2 Yéu cau dp dụng biện pháp khan cap tam thoi 20 1.3.3 Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT - 2 - + szsr«+ 28 1.3.4 Điều kiện yêu câu áp dụng BPCTTTT - - csctckrsrkirersrrsreee 31
1.3.4.1 Điều kiện VỀ đơn VÊM CÂM - + tt vEEvEEEeEEErkerrreekrrrkrered 32
1.3.4.2 Điều kiện về thực hiện biện pháp bảo đảm cào ca 32
1.4 Sự cần thiết trong việc nghiên cứu và hoàn thiện . . - 33
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÈẺ VIỆC ÁP
DỤNG BPKCTT
2.1 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - 35
2.1.1 Cơ sở pháp lý của quyên yêu cầu BPKCTT - 5s St cvsvsrersred 35 2.1.2 Điều kiện dễ chủ thể thực hiện quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT 36
2.1.3 Thời điểm thực hiện quyền yêu câu St csrerrrererrrreeees 39 2.2 Thực hiện biện pháp bảo đẳm - - c0 HH ghe 40 2.2.1 Mục dích phải thực hiện biện pháp bảo ẲH! cv 40
2.2.2 Các BPKCTT phải thục hiện biện pháp bảo đảm 46 2.3 Thủ tục áp dụng, thay đỗi, hủy bỏ BPKCTT và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do áp dụng BPKC TT không đúng - 5+2 48 2.3.1 Thủ tục úp dụng, thay đối, húy bỏ BPKCTTT 555cc cnsssersrei 48
Trang 52.3.1.3 Thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải quyết những khiếu nại,
kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, húy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, húy bỏ BPKC TT 55c srererkeree 51 2.3.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng BPKCTT không dúng 52 2.3.2.1 Trách nhiệm của người VÊM CẨM - + ccscsveEeEverirerrreesersred 52
2.3.2.2 Trách nhiệm Của ÍOd IH ng ve kế 54
2.4 Hiệu lực và thi hành biện pháp khan cap tam thoi 57
2.4.1 Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT 57
2.4.2 Thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, húy bỏ BPKCTT 57
2.5 Áp dung BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án của Trọng tài 59
Chương 3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BPKC TT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1 Hạn chế trong quy định về quyền yêu cầu áp dụng BPKCTTT 68
3.2 Hạn chế trong việc thực thi biện pháp bảo đầm 5-5 5 s55: 69 3.3 Thủ tục ra quyết định áp dụng BPIKCTTTT - 2 sec szxzx+ecxe 72 3.4 Khó thực hiện Điều 105 BLTTDS trong vụ án hình sự 74
3.5 Những hạn chế trong quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại 75
3.5.1 Căn cứ xác định trách nhiệm của Tòa án còn thiếu 75
3.5.2 Việc quy định trách nhiệm của người yêu cầu chưa rõ ràng 77
3.3.3 Trách nhiệm của người bị úp dụng BPC TĨT cv series 77 3.6 Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTTT 78
3.7 Việc tiếp cận pháp luật của người dân còn hạn chế - 80
KET LUAN uo cccccccccccccssccssesssesssesssesssessvessvesavessusssucsssssanessessvessuessvesavessuessuessssssnesn 82
Trang 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
TTDS Tố tụng dân sự
BLTTHS Bộ luật tơ tụng hình sự
LTHA Luật thi hành án
PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQTCLĐ Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế NLPLTTDS Năng lực pháp luật tô tụng dân sự
NLHVTTDS Năng lực hành vi tố tụng dân sự
NLHVDS Năng lực hành vi dân sự NLPLDS Năng lực pháp luật dân sự
TITT Trung tâm Trọng tài
HDTT Hội đồng Trọng tài
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của xã hội, các hoạt động của con người để tồn tại và phát triển rất đa dạng và phức tạp Xuất phát từ lịng ích kỷ và những tham vọng không kiềm chế được của bản thân nên trong quan hệ giữa người với người thường xuất hiện những hành động tranh quyên đoạt lợi, xâm phạm quyền và lợi ích người khác
Đề nên kinh tế xã hội phát triển tốt, an ninh trật tự được đảm bảo, tạo được sự công bằng, dân chủ trong cuộc sống cộng đồng thì không thê thiếu sự can thiệp của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương mở rộng quyên công dân trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền của mình thơng qua việc Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn cụ thể nội dung, hình thức, trình tự thực hiện quyền của công dân Một trong những văn bản
đó phải kế đến Bộ luật tố tụng dân sự 2005 (BLTTDS) quy định cụ thê trình tự, thủ tục, cách thực hiện công việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Bộ luật
TTDS 2005 đã đạt được những thành tựu mới trong quá trình cải cách tư pháp Điển hình là quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của mình, giúp Tòa án khắc phục được tình trạng hàng trăm bản án đã có hiệu lực thị
hành nhưng vẫn còn nằm chờ trên bàn giấy do khơng có đủ điều kiện thi hành vì đương sự đã tau tan tài sản trước đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, nhiều vụ
án không thê giải quyết được vì chứng cứ vụ án bị phá hủy
Bên cạnh những thành tựu trên, việc áp dụng BPKCTTT trên thực tế còn nhiều điều bất cập gây khó khăn cho người yêu cầu và cơ quan tiễn hành tố tụng trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu và giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT và từ đó làm cho việc thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn
Nhận thấy tầm quan trọng của BPKCTT trong thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của người dân, người viết chọn lĩnh vực nghiên cứu
“Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời - những vấn đề lý luận và phương hướng hoàn thiện” để tìm hiểu thêm những quy định của pháp luật về vấn đề này
Trang 8Đây là đê tài mới, tài liệu nghiêu cứu chưa nhiêu nên bài việt cịn nhiêu thiêu sót, mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của quý Thây, Cơ để người viết có thể hồn thiện, bơ sung kiên thức của mình
2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu “Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời - những vấn đề lý luận và phương hướng hoàn thiện” người viết tập trung tìm hiểu
và phân tích những điều kiện yêu cầu áp dụng BPKCTT; trình tự, thủ tục giải quyết
yêu cầu áp dụng BPKCTT trên cơ sở các quy định pháp luật trong Bộ luật TTDS 2005
và các văn bản hướng dẫn việc thực hiện BPKCTT
Do BPKCTT trong TTDS có khả năng áp đụng trong các lĩnh vực: kinh tế, lao
động, dân sự nên người viết có sử dụng thêm Bộ luật dân sự 2005, Luật lao động,
Luật hơn nhân gia đình, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thi hành án 2009, Luật trong tai
thương mại 2010, Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2011, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 (đã hết hiệu lực), Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án kinh tế 1994 (đã hết hiệu lực), Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động (đã hết hiệu lực)
3 Đối tượng, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các điều kiện yêu cầu việc áp dụng BPKCTT, trình tự và thủ tục thực hiện quyền yêu cầu BPKCTT của đương sự và cách thức giải quyết yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền yêu cầu áp dụng và thực hiện BPKCTT trong thực tế và những khó khăn thường gặp phải trong quá trình
thực thi pháp luật Trên cơ sở đó đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật
4 Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích tìm hiệu những quy định pháp luật và hoàn thành tốt luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp: phân tích luật viết tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, kết hợp với các phương pháp so sánh, đối
chiếu giữa lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật Bên cạnh đó, người viết cịn sưu tầm tài liệu từ các trang web, sách báo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nghiên
Trang 95 Bố cục luận văn
Luận văn “áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời - những vấn đề lý luận và hướng hoàn thiện” gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận Phần nội dung gồm ba chương:
- _ Chương I: Lý luận chung về biện pháp khân cấp tạm thời
Giúp người đọc hiểu được BPKCTT là như thế nào, đặc tính của BPKCTT, mục đích của việc áp dụng và các quy định chung khác về BPKCTT
- _ Chương II: Quy định của pháp luật hiện hành về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Giúp người đọc hiểu được nội dung: chủ thể nào có quyền yêu cầu, trình tự, thủ
tục cần thiết khi yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, thâm quyền giải quyết, hiệu
lực và thi hành BPKCTTT
- _ Chương III: Những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn, nguyên nhân và hướng hoàn thiện
Chương này giúp người đọc nam được việc áp dụng BPKCTT trong thực tiễn cịn có những khó khăn nào, những nguyên nhân chính gây ra những hạn chế và cách
thức hoàn thiện những bất cập đó trong việc thực thi pháp luật
Trang 10Chương 1
LY LUAN CHUNG VE BIEN PHAP KHAN CAP TAM THOI
Biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngay tên gọi chúng ta cũng có thể đốn được đó là
những biện pháp tạm thời được Tòa án áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp Tủ đây gợi lên rất nhiều nghi vấn, trường hợp nào được xem là trường hợp khẩn cấp, Tòa án áp dụng BPKCTT dựa vào cơ sở nào, căn cứ nào để ra quyết định áp dụng BPKCTT, mục đích của việc áp dụng để làm gì, ? Đề trả lời được những nghi vấn trên, chúng ta cùng tìm hiểu jý luận chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời Ö chương này, người viết có phân tích và so sánh các quy định của Luật hiện hành và các văn bản pháp luật trước đây, từ đó chúng ta có thê hiểu sâu hơn về lĩnh vục nghiên cứu và thay được những mặt tích cực, hạn chế trong các quy định trên
1.1 Những quy định chung về biện pháp khan cấp tạm thời
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của biện pháp khẩn cấp thời
1.1.1.1 Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo nguyên tắc, việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục do luật định và sau khi đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục xong thì cần phải có thời gian để Tịa án xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về chứng cứ, yêu cầu của đương sự Tòa án mới ra quyết định tuyên bồ giải quyết nội
dung vụ việc dân sự Tuy nhiên trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự,
không phải trong thời gian ngắn Tịa án có thể ra phán quyết hay bản án giải quyết vụ việc liền mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan hay chủ quan khác làm cho thời gian giải quyết vụ việc dân sự bị kéo dài, có khả năng quyền và lợi ích của
đương sự không được bảo đảm, chứng cứ có thể bị sai lệch những điều đó làm ảnh
hưởng đến kết quả bản án Do đó yêu cầu đặt ra là phải kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, tránh cho đương sự bị thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần Chúng ta cần phải đáp ứng ngay những yêu cầu cấp bách của đương sự nếu khơng tính mạng,
sức khỏe của đương sự không được bảo đảm hoặc cần phải bảo vệ chứng cứ đang có
khả năng bị xâm hại làm cho quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án trở nên khó khăn, kết quả giải giải quyết vụ án không khách quan hoặc cần phải bảo toàn tài sản của đương sự để đảm bảo khả năng thi hành án sau này Với những yêu cầu đó, Tịa án
phải ra ngay một hoặc nhiều giải pháp trước mắt nhằm kịp thời giải quyết nhu cầu cấp
Trang 11Như vậy, “BPKCTT là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương
sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án”†,
Nếu nhìn nhận một cách trực diện, BPKCTT chỉ là giải pháp tạm thời được Tòa án quyết định áp đỉnh áp dụng trong tình trạng khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ và bảo toàn tài sản để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn, khách quan, bao dam cho ban án được thị hành trong thực tiễn, từ đó bảo vệ được quyên và lợi ích của đương sự trong vụ án dân sự
Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa: “BPKCTT được hiểu là công đoạn tố tụng rút ngắn
nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài
sản tranh chấp hoặc các bảo đảm khác thiết yếu cho thi hành nghĩa vụ trong khi phiên
tranh tụng chính chưa kết thức Tuy răng mục đích hướng tới là các biện pháp cụ thê, ví dụ như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, cắm định đoạt tài sản, song BPKCTT la quy trinh quy dinh quyén yéu cau, tham quyền xem xét và ban hành các quyết định tô tụng, các bảo đảm, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại nếu có Quy trình tố tụng này chỉ là phần phụ, có tính chất chuẩn bị, bỗ trợ cho một thủ tục tố tụng chính do cơ quan tài phán thụ lý”
1.1.1.2 Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án sử dụng rất nhiều biện pháp: hòa giải, chứng minh, thu thập chứng cứ kết hợp các nghiệp vụ chuyên môn với mục đích tìm ra mẫu chốt, sự thật của vụ án để nhanh chóng giải quyết vụ án có hiệu quả, BPKCTT cũng là một biện pháp rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Mỗi biện pháp đều có những đặc điểm, mục
đích khác nhau và BPKCTT cũng có những đặc điểm riêng của nó mà các biện pháp khác khơng có được, đó là tính khẩn cấp, tính tạm thời, tính bảo đảm và tính cưỡng chế
Tinh khan cap
Đây là điểm nỗi bật của BPKCTT trong TTDS, tính khẩn cấp cũng thê hiện rất rõ qua tên gợi của biện pháp, BPKCTT chỉ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp Có những vụ việc dân sự Tòa án chỉ tiến hành những thủ tục thông thường: thụ lý vụ
! Tưởng Duy Lượng, “Pháp luật TTDS và thực tiên xét xử”; Nxb chính trị Quốc gia, năm
2009, tr 225
Trang 12án, chuẩn bị xét xử, xem xét nghiên cứu kỹ chứng cứ rồi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ việc dân sự Có những vụ việc dân sự nếu Tòa án áp dụng những trình tự thủ tục giải quyết thông thường như trên thì sẽ khơng bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của đương
sự, bởi vì quyền và lợi ích của đương sự đang bị đe dọa, chúng cử giải quyết VỤ VIỆC có nguy cơ bị hủy hoại, tài sản tranh chấp đang bị tâu tán Trước tình thế đó, Tịa án
cần có một giải pháp trước mắt để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự
Những vụ việc như vậy gọi là những vụ việc dân sự có tính khẩn cấp và cần phải được Toa an ap dung BPKCTT
Cơ sở để biết được vụ việc có tính khẩn cấp chính là yêu cầu của người có quyên lợi cần được bảo vệ khẩn cấp Nếu Tịa án khơng can thiệp hoăc chậm can thiệp
thì không bảo vệ được quyền lợi của người yêu cầu hoặc có những thiệt hại không thê
khắc phục được: chứng cứ vụ án bị sai lệch làm cho quá trình giải quyết vụ án gặp khó khăn, tài sản thi hành nghĩa vụ khơng cịn dù sau này quyền lợi của họ có được bảo vệ thì cũng khơng cịn ý nghĩa vì người có nghĩa vụ khơng cịn điều kiện để thi hành phán quyết của Tòa án Tuy nhiên không phải mọi trường hợp khi có yêu cầu khẩn cấp của chủ thể có quyền thì Tịa án mới áp dụng BPKCTT, với vai trò là một cơ quan tiễn hành tố tụng, Tòa án có quyền chủ động tiến hành mọi biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật đề giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, hiệu quả Mặt khác, với
khả năng kiểm soát được tiến trình giải quyết vụ việc, Tịa án có thể thấy được sự khẩn
cấp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự Vì thế, Tịa án có quyền áp dụng BPKCTT mặc dù đương sự không có u cầu
Tính khẩn cấp của BPKCTT còn thê hiện qua việc Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT một cách nhanh chóng theo những thủ tục rất đơn giản, khơng địi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng các tài liệu chứng cứ Nếu Tòa án không quyết định nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của đương sự, chứng cứ bị hủy hoại, tài sản bị tau tan Ngoai ra, BPKCTT sau khi duoc Tòa án quyết định áp dụng sẽ được triển khai
thi hành rất khẩn trương
Tất cả những đặc tính trên xuất phát từ nhu cầu phải bảo vệ kịp thời quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Nếu Tòa án ra quyết định nhanh mà chậm thi hành hoặc thủ tục rườm rà thì BPKCTT cũng khơng còn ý nghĩa về mặt thực tiễn Do đó, việc ra quyết định áp dụng và thủ tục tiến hành nhanh chóng có vai trị rất quan trong quyết định ý nghĩa của việc áp dụng BPKCTT
Trang 13Tính tạm thời là một đặc tính rất riêng BPKCTT Việc Tòa án quyết định áp
dụng BPKCTTT chỉ là cách xử trí tạm thời của Tòa án do yêu cầu khẩn cấp CỦa VỤ VIỆC Trong thời gian vụ việc đang được Tòa án xem xét và giải quyết, đo nhu cầu cấp thiết trước mắt của đương sự nên Tòa án phải ra quyết định áp dụng BPKCTT, nếu không sẽ dẫn đến những khó khăn lớn trong quá trình giải quyết và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án sau này Khi vụ việc không cịn trong tình trạng khẩn cấp, Tịa án có
đủ thời gian xem xét kỹ lưỡng vụ việc và ra bản án quyết định chính thức Vì vậy,
quyết định áp dụng BPKCTT có hiệu lực ngay nhưng nó chỉ là quyết định tạm thời với
mục đích giải quyết những yêu cầu khẩn cấp của đương sự, không phải là quyết định
cuối cùng giải quyết vụ việc dân sự, nên nó khơng tổn tại vĩnh viễn Việc xử lý
BPKCTT phụ thuộc vào nội đung bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ việc dân
sự Hoặc khi lý do áp dụng BPKCTT khơng cịn nủa thì BPKCTTT bị hủy bỏ
Tính bảo đảm
Tính bảo đảm của BPKCTT được thê hiện thơng qua mục đích của việc áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản bảo đảm khả năng thi hành án sau này, do đó bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Tính cưỡng chế
Tính cưỡng chế của BPKCTT được thể hiện thông qua quyết định của Tòa án
và hiệu lực của BPKCTT Tòa án đại diện cho cơ quan quyền lực nhà nước, có thẫm quyên áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT Quyết định này có hiệu lực ngay đối với tất cả các bên đương sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cá nhân, cơ quan khác có
liên quan Nếu các bên đương sự, các cá nhân, cơ quan có liên quan khác không tự
giác thi hành thì sẽ bị cơ quan thi hành án cưỡng chế buộc thi hành quyết định
Nếu không đồng thuận với quyết định áp dụng BPKCTT thì đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiêm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định đó
Như vậy, BPKCTT trong TTDS có tính khân cấp, tính tạm thời, tính bảo dam
và tính cưỡng chế BPKCTT là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, giúp cho việc giải quyết của Tòa án được chính xác và hiệu quả, bảo đảm được khả năng thi hành án, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
1.1.2 Y nghĩa của việc áp dụng biện pháp
Trang 14Việc áp dụng BPKCTT nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản bảo đảm cho thi hành án, từ đó bảo vệ kịp thời quyên và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vì lợi ích của bản thân hoặc trốn tránh trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ, đương sự đã có những hành vị làm sai lệch sự thật (hủy hoại
chứng cứ, mua chuộc nhân chứng, tâu tán tài sản ) làm cho việc giải quyết của Tòa án càng thêm phức tạp và kéo dài thời gian Việc áp dụng BPKCTT giúp Tòa án ngăn chặn được những hành vị này, góp phan giải quyết vụ việc dân sự được hiệu quả khách quan, bảo đảm bản án được thực thi Bên cạnh đó, nó còn bảo đảm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của đương sự, giúp đương sự sớm ôn định cuộc sống của
chính họ và người thân Từ đó niềm tin của người dân vào Tòa án được nâng cao, việc
áp dụng BPKCTT còn thể hiện sự uy nghiêm của Tịa án thơng qua sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, qua đó người dân có thê nhận thức được sự nghiêm minh của pháp
luật mà tự giác thực hiện, chấm dứt các hành vi vi phạm, góp phần ổn định trật tự xã
hội
1.2 Lịch sử phát triển các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2.1 Từ ngày 01/01/1990 đến ngày 01/01/2005
Trước đây BPKCTT được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
có hiệu lực ngày 01/01/1990, Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực ngày 01/07/1994, Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động
Việc áp dụng BPKCTT được quy định ở các Pháp lệnh này có những điểm tương đồng
và có những điểm khác nhau phù hợp từng lĩnh vục giải quyết vụ việc của Tòa án
Theo PLTTGQCVADS, BPKCTT được quy định tại Điều 41 và Điều 42; Trong quá
trình giải quyết vụ án, Tịa án tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, đương sự, có thể áp dụng một trong các BPKCTT:
1 Buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng;
2 Giao người chưa thành niên cho tổ chức chăm nom, chăm sóc, giáo đục;
3 Trả tiền lương hoặc tiền công lao động;
4 Kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tấu tản; 5 Cam chuyển dịch tài sản đang tranh chấp;
Trang 157 Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định
Trước khi mở phiên tòa, khi có yêu cầu áp dụng BPKCTT, đương sự phải làm
đơn, Viện kiểm sát gửi văn bản cho Tòa án, Tòa án nghe lời trình bày của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước khi ra quyết định Nếu cần áp dụng ngay BPKCTT thì Tịa án có quyền ra quyết định ngay, bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời của vụ việc trong tình thế cấp bách
Quyết định áp dụng BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay, các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiêm sát có quyền kháng nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án phải xem xét và trả lời
Qua đó, ta có thể hiểu, việc áp dụng BPKCTT dù không phù hơp với tình hình
thực tế thì đương sự cũng khơng được yêu cầu áp dụng thay đổi, bố sung BPKCTT, Tịa án có quyền tự mình ra quyết định áp dụng một trong tất cả các BPKCTT có trong
Pháp lệnh Tòa án, đương sự, Viện kiểm sát không chỊu trách nhiệm gì về hành vi của mình, tức là họ khơng phải có trách nhiệm bồi thường khi đưa ra yêu cầu hoặc quyết
định áp dụng BPKCTTT không đúng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người bị áp dụng hoặc người thứ ba và dẫn đến việc lạm quyền, tùy tiện khi có yêu cầu và ra quyết định của các chủ thê trên
Theo PLTTGQCVAKT các BPKCTT bao gồm:
1 Kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản;
2 Cảm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số hành vi nhất định;
3 Cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến tranh chấp;
4 Cho bán sản phẩm, hàng hóa dễ hư hỏng
PLTTGQCVAKT có những quy định tương tự PLTTGQCVADS: chủ thể yêu cầu áp
dụng BPKCTT, thời điểm yêu cầu, khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT của Chánh án Tịa án có thấm quyền Bên cạnh đó, PLTTGQCVAKT có những điềm mới tiên bộ hơn, cụ thê:
> Trach nhiệm bồi thường thiệt hại:
Trang 16Đương sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; nếu có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại thì phải bồi thường Hạn chế tình trạng lạm quyền của người yêu cầu, khi đưa ra yêu câu phải đúng, chính xác
Tịa án, Viện kiếm sát cũng phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình, nếu quyết định áp dụng BPKCTT trái pháp luật mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
> _ Thay đổi, hủy bỏ BPKCTT:
Khi việc áp dụng BPKCTT không phù hợp với tình hình thực tế của vụ án, các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi hoặc hủy bỏ BPKCTT trước khi mở phiên tòa do Tham phán được phân công (hoặc HĐXX tại phiên tòa) giải quyết
Theo PLTTGQCTCLĐ, theo quy định tại Điều 44, các BPKCTT bao gồm:
1 Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động;
2 Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiên lương, tiên bồi thường, tiễn trợ cấp do tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
3 Cam hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện những
hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án lao động hoặc để thi
hành án
Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT bao gồm: đương sự, Viện kiểm sát, cơng đồn Ở đây xuất hiện thêm chủ thể mới, cơng đồn là tơ chức xã hội
nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động Do đó, cơng đồn có
quyền u cầu Tòa án áp dung BPKCTT là hợp lý Bên cạnh đó, trong q trình giải quyết vụ án, Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT khi thấy cần thiết
Thời điểm yêu cầu: bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án Quá trình giải quyết vụ án bao gồm các giai đoạn: thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, nghiên cứu hồ sơ, đưa vụ án ra xét xử Như vậy, đương sự có quyền yêu cầu áp đụng một trong các giai đoạn trên đều phù hợp
Thủ tục áp dụng BPKCTT: đương sự làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng kề từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án xem xét và ra quyết định hay khơng Nếu Tịa án thấy cần áp dụng BPKCTT thì ra ngay quyết định
Lưu ý: trong quyết định áp dụng BPKCTT có ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết
Trang 17Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, được quy định giỗng PLTTGQCVAKT và ở
đây có bơ sung thêm trách nhiệm của bồi thường thiệt hại của cơng đồn giống trách
nhiệm của Viện kiểm sát
Quyết định áp dụng BPKCTT được thi hành ngay dù có khiếu nại (kiến nghị)
Việc thay đối, hủy bỏ BPKCTT, khiếu nại (kiến nghị), giải quyết khiếu nại (kiến nghị) giống PLTTGQCVAKT
Nhìn chung việc áp dụng BPKCTT được quy định ở các Pháp lệnh có những ưu điểm đáp ứng được tình hình giải quyết lúc bấy giờ Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ nhiều hạn chế như thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT, chỉ áp đụng BPKCTT sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án việc quy định này đã không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của đương sự; trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định chưa đầy đủ (trách nhiệm của VKS, Tòa
án được xác định khi trái pháp luật, khơng nói tới việc áp dụng này có cần thiết hay
không) và PLGQCVADS chưa có quy định về vẫn đề này; thủ tục bổ sung, hủy quyết định không rõ ràng, không nêu lên được các căn cứ hủy bỏ dẫn đến việc tùy tiện khi thực hiện, mục đích của việc áp dụng BPKCTTT không đạt được và quyền lợi của
đương sự không được bảo đảm
1.2.2 Từ ngày 01/01/2005 đến nay
Ngày 01/01/2005 BLTTDS 2005 có hiệu lực, đánh dẫu một thành tựu mới trong hoạt động lập pháp của nhà nước ta, đáp ứng được những thay đôi về kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới Theo quy định tại Chương III của BLTTDS, Tòa án có thâm quyên giải quyết các vụ việc liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hơn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ, kinh tế, lao động, các tranh chấp về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, hoạt động báo chí Do đó, quy định về việc áp dụng BPKCTT cũng có những thay đổi đề phù hợp với thâm quyền xét xử của Tòa án và tình hình đổi mới của
đất nước, khắc phục được tình trạng tản mạn, rời rạc của các Pháp lệnh trước đây
Trên cơ sở kế thừa, có phát huy những mặt tích cực, sửa đôi, bỗ sung những mặt còn hạn chế, việc áp dụng BPKCTT được quy định trong BLTTDS 2005 đã đạt được những thành tựu vượt bậc, giúp cho quá trình giải quyết của Tòa án được nhanh chóng, khách quan, bảo vệ kịp thời quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự
Các BPKCTT được quy định tại chương VII của BLTTDS 2005, tại Điều 102 BPKCTT gồm 12 biện pháp và một điền khoản dự phịng, Trong đó, các biện pháp tại Khoản 1, 2, 4, 6, 7, 9, 12 được quy định trong PULTTGQCVADS, các biện pháp quy định tại Khoản 4, 5, l2 được quy định trong PLTTGQCTCLDĐ, các biện pháp tại
Trang 18
Khoản 6, 9, 12 cũng được quy định trong PLTTGQCVAKT Không phải tiến bộ hơn các Pháp lệnh trước đây về số lượng BPKCTT, mà nó cịn thể hiện ở nhiều điểm mới khác, bảo vệ quyên lợi của các bên đương sự cụ thê như sau:
= Chi thê yêu cầu: mở rộng thêm quyên yêu cầu cho người đại diện hợp pháp của đương sự, các cơ quan, tô chức khởi kiện vì quyền và lợi ích người khác Khơng quy định VKS có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, để Viện kiểm sát tập trung hoàn thành
nhiệm vụ chính của mình
Tịa án chỉ tự mình áp dụng BPKCTT khi thấy cần thiết và có căn cứ, khi các chủ thể trên khơng có khả năng thực hiện quyền yêu cầu của mình Và chỉ được tự áp dụng trong một số trường hợp theo quy định
= Thoi điểm yêu cầu va áp dụng: đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án và trước khi Tòa án thụ lý vụ án cùng với
thời điểm nộp đơn khởi kiện, để bảo vệ kịp thời quyền lợi của đương sự Thời điển thụ
lý vụ án là thời điểm người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
đối với trường hợp phải đóng tạm ứng án phí, hoặc đối với những trường hợp không
phải nộp tạm ứng án phí (gia đình có cơng cách mạng, hộ nghẻo có xác nhận của chính
quyên địa phương) thì thời điểm thụ lý vụ án cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện
= Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rõ ràng, cụ thể là đương sự
phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong một số trường hợp do Bộ luật quy định để bảo đảm khả năng bồi thường thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba do yêu cầu
không đúng gây ra thiệt hại Tòa án cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị
thiệt hại do quyết định của mình gây ra và căn cứ xác định trách nhiện bồi thường thiệt hại của Tòa án được quy định tại Khoản 2 Điều 101 BLTTDS 2005
= Bé sung căn cứ hủy bỏ BPKCTTT, tránh tình trạng thực hiện theo cảm tính trước đầy
= Đương sự có quyên khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị đối với việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT và ngay cả khi Tham phán (HĐXX) không ra quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT Đây là một quy định mới, cần thiết vì trong thực tế
việc không ra quyết định áp dụng, thay đôi, hủy bỏ BPKCTT cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự
Trang 19việc yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tăng niềm tin của người dân vào phán quyết của Tòa án và pháp luật, góp
phần giữ vững trật tự xã hội
1.3 Các biện pháp khan cap tạm thời và việc yêu cầu áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời
1.3.1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Do việc thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường, tình hình
kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là các hành vi phạm pháp luật, các tranh chấp dân sự xảy ra rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình nên u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT cũng rất đa dạng Trước tình hình đó, địi hỏi pháp luật phải quy định nhiều BPKCTT với yêu
cầu đặt ra là phải đảm bảo tính tồn điện, có khả năng đáp ứng được những yêu cầu
của đương sự trên tất cả các lĩnh vực Và các biện pháp này có nội dung không được chồng chéo, mâu thuẫn nhau, có thê hồ trợ cho nhau giải quyết tốt vấn đề đặt ra
Theo quy định tại Điều 102 BLTTDS có 12 BPKCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và 01 điều khoản dự phòng:
1 Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức chăm nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo duc
2 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
3 Buốc thực hiện trước một phan nghia vu béi thường thiệt hại do tinh mang, suc khoe bi xam pham
4 Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiên công, tiên bồi thường,
trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
5 Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động 6 Kê biên tài sản đang tranh chấp
7 Cẩm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 8 Cẩm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
9 Cho thu hoạch, cho bản hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
10 Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tô chức tín dụng, kho bạc nhà nước; phong toa tai san ở nơi gửi giữ
11 Phong toa tai sản của người có nghĩa vụ
Trang 20
12 Cảm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vì nhất định 13 Các BPKCTT khác mà pháp luật có quy định
Như vậy BLTTDS quy định tương đối khá đầy đủ các BPKCTT, đáp ứng được quyền
yêu cầu của đương sự trước những biến đổi của xã hội trong thời kỳ đổi mới, từ đó
người dân có quyền lựa chọn một hoặc nhiều BPKCTT phù hợp với vụ việc của mình
đến Tịa án có thấm quyền để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của mình một
cách hiệu quả nhất
1.3.2 Việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 102 BLTTDS có 12 BPKCTT được áp dụng trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự, ngoài các biện pháp này Tòa án có thể áp dụng
BPKCTT khác mà pháp luật có quy định Tuy nhiên tùy từng lĩnh vực tranh chấp mà chúng ta yêu cầu áp dụng BPKCTT cho phủ hợp, có những biện pháp chỉ áp dụng trong lĩnh vực dân sự như giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tô chức trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có những biện pháp chỉ áp dụng trong lĩnh vực lao động như biện pháp tạm định chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động và mỗi BPKCTT có một ý nghĩa nhất định Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, người có quyền yêu cầu có quyền lựa chọn BPKCTT thích hợp nhất để yêu cầu Tòa án ra quyết định, phát huy tốt hiệu quả của biện pháp khi áp dụng vào thực tế vụ việc
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tô chức trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục là việc chuyên đứa trẻ cho người khác hoặc tổ chức trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để chúng phát triển bình thường Khi giải quyết những
vụ án về hôn nhân và gia đình như các vụ án ly hôn, tước quyền chăm sóc, ni dưỡng
con chưa thành niên của bô mẹ
Việc áp dụng BPKCTT này có thê xuất phát từ bên khởi kiện có đơn yêu cầu và
cũng có thể trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ mà Tòa án thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp này để bảo vệ, chăm sóc người chưa thành niên Ca có người giám hộ, chúng ta nên hiểu bao gồm hai trường hợp người chưa thành niên chưa có người giám hộ hoặc đã có người
giám hộ nhưng giờ người đó khơng cịn khả năng chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
Trang 21Căn cứ của việc quyết định áp dụng biện pháp này chỉ được đặt ra khi cả bố mẹ người chưa thành niên đều bị phạt tù, bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con hoặc một người bị phạt tù còn người kia lầm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tàn tật, mac bệnh hiểm nghèo không thể nuôi dưỡng được người chưa thành niên
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tô chức trông nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo đục Đây là một quy định chưa đầy đủ, vì ngoài đối tượng được áp dụng là ngường chưa thành niên thì người mắc bệnh tâm thần, người không thể nhận thức không làm chủ được hành vi của mình cũng cần được áp dụng biện pháp này.” Bên cạnh đó, Luật cũng chưa quy định tô chức nào được giao trọng trách trên và điều
kiện cần có của tơ chức đó
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mục dich bao dam cho người được cấp dưỡng giải quyết những khó khăn trước mắt
Theo quy định tại Điều 104 BLTTDS, biện pháp này chỉ được áp dụng nếu việc giải
quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng như vụ án ly hôn có yêu cầu cấp dưỡng được đặt ra, vụ kiện về cấp dưỡng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền yêu cầu Khi đưa ra yêu cầu, người đó phải đưa ra căn cứ chứng minh người bị yêu cầu là cha (mẹ), vợ (chồng) có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng, kèm theo giẫy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc bệnh viện, cơ quan làm việc về hồn cảnh kinh tế khó khăn, bệnh tật của người được cấp dưỡng hoặc người đang chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc người được câp dưỡng
Không phải dựa vào yêu cầu của người có quyền là Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, mà Tòa án phải xem xét yêu cầu đó có căn cứ hay khơng? Có cần thiết phải áp dụng BPKCTT hay không? Nếu không thực hiện ngay thì sẽ ảnh hưởng đên sức khỏe, đời sông của người được câp dưỡng
Trong quá trình giải quyết vụ việc, khi thấy cần thiết, Tịa án có quyền quyết định áp dụng biện pháp này khi có các căn cứ: Người bị yêu cầu là cha (mẹ), vợ
(chồng) của người được cấp dưỡng và nếu không thực hiện thì bên được cấp dưỡng sẽ
gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống: ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, phải nuôi con nhỏ
ốm đau, khơng có việc làm hồn cảnh kinh tế gặp khó khăn không thể tự nuôi con hay bản thân mình
? Kiến nghị đối với các BPKCTT trong tô tụng dân sự của ThS Nguyễn Thị Hạnh
Trang 22Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là việc người gây thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định
để bồi thường thiệt hại cho người bị hại
Theo quy định tại Điều 105 BLTTDS, biện pháp này chỉ được áp dụng nếu việc giải
quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe
bị xâm phạm và xét thay yêu câu đó là có căn cứ và cân thiệt
Khi yêu cầu biện pháp này,cùng với đơn yêu cầu theo quy định thì người đưa ra yêu
cầu phải cung cấp căn cứ bên bị áp dụng BPKCTT có hành vi gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe của người yêu cầu, họ có lỗi Có giấy xác nhận của chính quyên địa
phương hoặc bệnh viện đang điều trị về hồn cảnh kinh tế khó khăn hoặc đang nằm
viện điều trị
Khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án xem xét căn cứ do đương sự cung cấp và xem xét có cần thiết phải áp dụng BPKCTT này hay không thì Thâm phán phải xem xét người yêu cầu đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? Chẳng hạn như người bị thiệt hại đang bị ton hai nang về sức khỏe phải nằm viện điều trị trong khi hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều
khó khăn, người gây ra thiệt hại có khả năng về kinh tế nhưng lại thiếu trách nhiệm với người bị hại Nếu không áp dụng BPKCTT thì có thê sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
và tính mạng của người bị hại Trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu xét thấy cần thiết và có đủ căn cứ thì Tịa án có quyền chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT này dù khơng có đơn yêu cầu của đương sự để người bị hại sớm hồi phục sức khỏe, ổn định cuộc sống
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ
cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường,
trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động là việc người sử
Trang 23Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền yêu cầu và đương sự phải chứng minh cho Tịa án u cầu đó là có căn cứ (người sử dụng lao động có nghĩa vụ
tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp cho người lao động) và cần thiết (người lao động đang trong tình trạng
khó khăn về kinh tế đo ốm đau, nuôi con nhỏ) thì Tịa án ra quyết định áp dụng
BPKCTT này Nếu không áp dụng, người lao động sẽ gặp khó khăn do khơng có thu nhập đề duy trì cuộc sơng và nuôi dưỡng người thân của họ
Trong quá trình giải quyêt vụ án, nều xét thầy cần thiết và có căn cứ, Tịa án có quyên áp dụng BPKCTT khi khơng có u cầu của người có quyền yêu cầu
Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động
Tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động là tạm ngừng việc thi hành quyết định sa thải người lao động của người sử dụng lao động và người sử đụng lao động có nghĩa vụ bố trí cho người lao động trở lại làm việc cho đến khi có quyết định mới của Tòa án Theo quy định tại Điều 107 BLTTDS, biện pháp này được áp dụng trong các vụ án về lao động, nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người lao động
Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Lao động, người lao động chỉ bị sa thải trong các trường hợp:
- - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật cơng nghệ, kinh doanh hoặc các hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh
nghiệp;
- _ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
- - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dôn trong một năm mà khơng có lý do chính đáng
Như vậy, các hành vị vi phạm không thuộc các trường hợp trên mà bị sa thải, thì việc sa thai bi coi 1a trai pháp luật
Việc áp dụng biện pháp này có thể xuất phát từ yêu cầu đương sự, cơ quan, tô chức khởi kiện và cũng có thể do Tòa án quyết định khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ
như quyết định sa thải là trái pháp luật và việc áp dụng BPKCTT này là cần thiết như
Trang 24người lao động đang gặp khó khăn về kinh tế, phải nuôi dưỡng người già, người tàn tật, con chưa thành niên (có giấy xác nhận của chính quyền địa phương) Nếu không giải quyết ngay họ sẽ không có thu nhập đề duy trì cuộc sống và người thân Kê biên tài sản đang tranh chấp
Kê biên tài sản đang tranh chấp là việc kiểm kê, cấm chuyền dịch tài sản đang tranh chấp Theo quy định tại Điều 108 BLTTDS, biện pháp này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh
chấp có hành vi tâu tán, hủy hoại tài sản, đồng thời có đơn yêu cầu của đương sự yêu
cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì Tòa án phải xem xét
Cùng với đơn yêu cầu, người yêu cầu phải đưa ra các chứng cứ chứng minh bên đang tranh chấp có hành vi tấu tán, hủy hoại tài sản đang tranh chấp, thực hiện biện
pháp bảo đảm Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng BPKCTT khi có căn cứ và đương sự đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm
Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tai cơ quan thi hành án hoặc lập biên
bản giao cho một bên đương sự, người thứ ba quản lý đến khi có quyết định của Tòa
“
an
Cá nhân, cơ quan được giao quản lý tài sản kê biên có nhiệm vụ bảo quản tài sản và phải bôi thường thiệt hại do thất trách hoặc tùy tiện sử dụng gây hu hong, mat
mát Người quản lý tài sản kê biên được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật
Lưu ý: đỗi với các biện pháp tại các Khoản 6, 7, 8 Điều 102 của BLTTDS chỉ
được áp dụng đối với các tài sản đang tranh chấp Do đó, khi có yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp này, Tòa án phải xác định tài sản đó có phải là tài sản các bên
đang tranh chấp hay không Nếu không phải là tài sản đang tranh chấp thì không được áp dụng các biện pháp trên
Câm chuyến dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Câm chuyên dịch quyên về tài sản đôi với tài sản đang tranh châp là việc không
cho thay đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Theo quy định tại Điều 109 BLTTDS, biện pháp này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho
người khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ của họ Những hành vi được coi là chuyển dịch
Trang 25BPKCTT này thì mọi hành vi chuyên dịch quyền về tài sản đang tranh chấp đều vơ
hiệu
Tịa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp này khi có yêu cầu của đương sự, kèm với chứng cứ người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyên dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác (giấy tờ mua bán, tặng cho ) và chứng từ chứng minh đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm Quyết định áp dụng biện pháp cắm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp được gởi cho các bên đương sự và chính quyên sở tại nơi có tài sản
nhằm ngăn chặn việc thực hiện các hành vi trên
Cắm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Theo quy định tại Điều 110 BLTTDS, biện pháp này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làn thay đổi hiện trạng tài sản đó Khi Tịa án ra quyết định áp dụng BPKCTT thì những
hành vi đó bị xử lý theo pháp luật (buộc khôi phục lai trạng thái ban đầu, phạt vi phạm
tùy theo mức độ nặng nhẹ)
Đương sự yêu câu Tòa án áp dụng BPKCTT này phải đưa ra các chứng cứ chứng minh người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi làm thay đổi hiện trang tài sản đang tranh chấp Thâm phán xem xét yêu cầu và căn cứ
đương sự đưa ra Nếu có căn cứ thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng BPKCTT khi
đương sự đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm
Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS, cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc
sản phẩm, hàng hóa khác được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản tranh chấp hoặc liên quan đến tài sản tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm hàng
hóa khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không bảo quản được lâu dài, nếu kéo dài thì tài sản đó sẽ bị mất mát hoặc hư hỏng Do đó cần phải áp đụng BPKCTT để tạm thời xử lý tài
sản đó, bằng cách bảo quản hoặc bán theo các phương thức do pháp luật quy định, nhăm bảo đảm được giá trị tài sản
Biện pháp này được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự và Tòa án ra quyết định khi
xét thầy yêu câu đó có căn cứ và hợp lý
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tơ chức tín dụng, kho bạc nhà nước
Trang 26Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tô chức tín dụng, kho bạc Nhà nước là việc cô lập, không cho chuyên dịch tài sản có trong tài khoản của ngân hàng, tổ chức tín
dụng, kho bạc nhà nước Biện pháp này có thể được áp dụng trong các vụ án kinh 16, dân sự, lao động và chỉ áp dụng đối với người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước Việc chứng minh căn cứ trên là trách nhiệm của
đương sự
Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp này theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu, nếu thấy yêu cầu đó có căn cứ và cần thiết để bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án sau này Khi có quyết định
áp dụng BPKCTT thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản bị phong tỏa đều vô hiệu
Khi nhận được quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án, ngân hàng, tổ chức tín dung,
kho bạc nhà nước có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản có trong tài khoản bị phong tỏa đến khi có quyết định khác của Tòa án
Khi áp dụng BPKCTTT này, chỉ được phong tỏa tài sản trong tài khoản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTTT có nghĩa vụ thực hiện Phong t6a tai sản ở nơi gửi giữ
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ là việc cô lập không cho chuyền dịch tài sản
đang do người khác nhận gửi giữ Theo Điều 113 BLTTDS, biện pháp này được áp
dụng trong quá trình giải quyết vụ án nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản gửi người khác giữ và việc áp dụng này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho thi hành án Và Tòa án quyết định áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tơ chức có quyền yêu cầu và đương sự đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm Khi nhận được quyết định áp dụng BPKCTT của Toà án, người đang nhận gửi giữ phải có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản bị phong tỏa cho đến khi có quyết định khác của Tòa án
Phong téa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là là việc cô lập không cho chuyên dịch tài sản của người có nghĩa vụ đang do họ giữ Điều 114 BLTTDS: phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng này là cần thiết để bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án Tòa án quyết định áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tơ chức có quyền yêu cầu và khi
Trang 27BPKCTT, người có nghĩa vụ có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản
bị phong tỏa và mọi giao dịch liên quan đến tài sản đó đều bị vơ hiệu cho đến khi có
quyết định khác của Tòa án
Lưu ý: Đề hạn chế thiệt hại xảy ra với người bị áp dụng BPKCTT này, luật quy định chỉ được phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tơ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện
Nếu người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện thì Tịa án chỉ được phong tòa tài khoản, tài sản có giá trị từ yêu cầu trở xuống
Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thê phân chia được có giá trị
cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bi ap dung BPKCTT phai thực hiện, thì Tịa án phải
giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT khác hoặc
đối với tài sản khác Nếu người yêu cầu vẫn giữ nguyên ý định ban đầu thì dựa vào
Khoản 4 Điều 117 BLTTDS, không chấp nhận đơn của người yêu cầu Cắm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định
Cắm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định là việc buộc một người
không thực hiện hoặc phải thực hiện một số hành vi nhất định Trong thực tiễn, có
những trường hợp đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có hành vi làm ảnh
hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết Ngược lại, cũng có trường hợp các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phải thực hiện một số hành vi nhất định nhưng họ không thục hiện Theo quy định tại Điều 115 BLTTDS, BPKCTT này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dựa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu và Tòa án xết thấy yêu cầu đó là chính đáng thì phải ra quyết định áp dụng BPKCTT Khi Tòa án đã ra quyết định cắm hoặc buộc thực hiện một số
hành vi nhất định thì đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức vẫn cô tình thực hiện hoặc
khơng thực hiện hành vi đó thì sẽ bị xử ly theo pháp luật
Các biện pháp khẩn cấp tam thời khác do pháp luật quy định
Pháp luật đã dự liệu các tình huống phải áp dụng BPKCTT đã được liệt kê ở
trên Tuy nhiên, tình hình chính trị, kinh tế xã hội luôn thay đổi và có nhiều chuyển
biến khơn lường, BLTTDS chưa thê dự liệu được hết các trường hợp phải áp dụng
Trang 28
BPKCTT, do đó Bộ luật quy định thêm Điều khoản dự phòng này, cho phép Tịa án có quyền áp dụng BPKCTT khác được quy định trong các văn bản pháp luật
Ở đây có một tình huống đặt ra, trong một số trường hợp, đương sự yêu cầu áp đụng
BPKCTT không được quy định trong BLTTDS nhưng có quy định trong các văn bản pháp luật khác, Tòa án có mạnh dạn áp dụng BPKCTTT đó hay khơng, có đảm bảo
được tính khẩn cấp của vụ việc khơng?
1.3.3 Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
BPKCTT không phải mới được áp dụng mà trước đây nó đã được quy định rất cụ thể trong PLTTGQCVADS ca về trình tự, thủ tục, điều kiện áp dụng Và trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, chỉ những chủ thể được quy định trong Pháp lệnh quy định mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT
Điều 4l PLTTGQCVADS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án
tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, đương sự có thê áp dụng các BPKCTT
để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng”
Như vậy theo Pháp lệnh thì Viện kiểm sát, đương sự có quyền u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT và Tòa án có thê tự mình áp dụng BPKCTT khi thấy cần thiết
Tòa án là một cơ quan quyền lực Nhà nước, với vai trò là một cơ quan tiến hành tố
tụng, có quyền chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với quy định của
pháp luật để tiến hành giải quyết vụ việc dân sự một cách hiệu quả Trong quá trình
giải quyết vụ việc, nêu thấy quyên và lợi ích của đương sự bị đe dọa hoặc có nhiều yếu tố chủ quan khác cản trở làm cho việc giải quyết của Tòa án gặp nhiều khó khăn và
phức tạp thì Tịa án có thể áp dụng BPKCTT để ngăn chặn những hành vi đó, kịp thời
bảo vệ được quyền và lợi ích của đương sự
Bên cạnh Tòa án, Viện kiểm sát cũng là một cơ quan tô tụng Chức năng va nhiệm vụ của Viện kiểm sát: giữ quyền công tố, kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tô tụng, tham gia phiên tòa xét xử Với vai trò là người trung gian, giám sát mọi hoạt động của đương sự, các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự, Viện kiểm sát có thé phat hiện sớm những hành vi vi phạm
Trang 29đó góp phân quan trọng vào việc giải quyết vụ việc dân sự một cách hiệu quả và nhanh chóng Về mặt lý luận, quy định này chưa phù hợp, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát là kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát không có quyền đại điện cho quyền lợi của đương sự để yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT, Viện
kiểm sát chỉ có thê đại điện cho Nhà nước khởi kiện vụ án khi tài sản quốc gia bị xâm
hại hoặc bảo vệ lợi ích cộng đồng Do đó, quy định này chưa được phù hợp, cần phải sửa đôi
Tòa án áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc khi Tòa án thấy
cân thiết Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án còn áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của đương sự để ngăn chặn những hành vi xâm hại, bảo vệ kịp thời quyền
lợi hợp pháp của mình trong trường hợp khẩn cấp
Theo PLTTGQCVADS, Toa án áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của Viện kiểm sát,
đương sự hoặc tự Tòa án áp dụng trong trường hợp cần thiết, để kịp thời giải quyết yêu
câu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản, bảo vệ quyên lợi hợp pháp của đương sự
Từ quy định về chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của Pháp lệnh, vấn đề đặt ra trong trường hợp đương sự bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc chưa đủ NLHVDS thì những người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT để bảo vệ quyên lợi của đương sự hay không? Điều này Pháp lệnh chưa đề cập đến Bên cạnh đó, theo quy định của Pháp
lệnh về chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, Tòa án chủ động, tự mình áp
dụng tất cả các BPKCTT mà Pháp lệnh có quy định Chính quy định này đã làm hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi
của mình
Bộ luật tố tụng dân sự ra đời là một thành tựu mới trong hoạt động lập pháp, BLTTDS thay thế cho PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT, một phần của PLTTGQCTCLĐ, Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Khắc phục được tình trạng chồng chéo và rời rạc nhau giữa các Pháp lệnh, bố sung những thiếu sót của các quy định trước đây BLTTDS đáp ứng được những thay đổi của xã hội trong thời kỳ hội nhập, bảo đảm
VIỆC giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được tiễn hành một cách nhanh chóng và chính xác, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức và lợi
ích của Nhà nước Góp phần tạo nên những thành tựu đó, có sự đóng góp tích cực của
Trang 30việc áp dụng BPKCTT, giúp cho việc giải quyết của Tòa án được hiệu quả, bảo vệ kịp thời quyên và lợi ích của công dân
Cơ sở để Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT thường là do yêu cầu khẩn cấp của chủ thể có quyền yêu cầu Theo quy định tại Khoản 1 Điều 99 của BLTTDS, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT bao gồm: đương sự, người đại điện hơp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác Theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối
cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về
BPKCTT thì những chủ thể này bao gồm: đương sự, người đại điện hợp pháp của
đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; cơng đồn cấp trên của cơng đồn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan khác Theo quy định của BLTTDS có mở rộng thêm quyền yêu cầu của người đại diện hợp pháp của đương sự, các cơ quan, tô chức khởi kiện vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người khác mà trước đây
PLTTGQCVADS chưa quy định Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa
án áp dụng BPKCTT của BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời , đầy đủ hơn các
quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự
Bên cạnh đó, BLTTDS cũng khắc phục được thiếu sót của Pháp lệnh trước đây
về việc quy định Viện kiểm sát có quyền u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Nghị quyết số
08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới” thì
Viện kiểm sát không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật (kiểm sát chung) đề tập trung thực hiện chức năng thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp Do đó, Viện kiểm sát khơng có đủ điều kiện để phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và thu thập các tài liệu chứng cứ để làm căn cứ yêu cầu Tòa án áp
dụng BPKCTT Đồng thời quy định như vậy cũng phù hợp với chủ trương nâng cao
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tô chức trong việc tham gia quản lý xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
Như vậy, Tòa án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng BPKCTT khi các chủ thể trên đề đạt yêu cầu đó đến Tịa án Vì thế, Tịa án ít khi chủ động áp dụng
BPKCTT Theo Khoản 3 Điều 99 BLTTDS, Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng
Trang 311 Giao người chưa thanh niên cho cả nhân hoặc tô chức chăm nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo duc
2 Buộc thực hiện trước một phán nghĩa vụ cáp dưỡng
3 Buoc thực hiện trước một phan nghia vu béi thường thiệt hại do tinh mang, suc khoe bi xam pham
4 Buộc người sử dụng lao động tam ứng tiên lương, tiên công, tiên bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghệ nghiệp cho người lao động
5 Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động
Như vậy, Tòa án chỉ có quyền chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT trong các trường hợp trên và khơng có yêu cầu áp đụng của các chủ thể có quyền Ngồi mục đích bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nó cịn bảo đảm đời sống gia đình của đương sự, giúp cho đương sự và người thân sớm ôn định cuộc sống, bảo
vệ quyên lợi ích của người lao động và lợi ích cộng đông
Quy định này đã khắc phục được sai sót của Pháp lệnh trước đây, Tịa án có quyền chủ
động áp dụng tất cả các BPKCTT có quy định, chính quy đỉnh này đã tạo điều kiện cho việc tùy tiện áp đụng BPKCTT của Tịa án trong q trình giải quyết vụ việc dân SỰ
Vậy Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng BPKCTT khi có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tô chức khởi kiện vụ án để bảo vệ
quyền và lợi ích của người khác và Tòa án chỉ chủ động áp dụng BPKCTT trong một
số trường hợp cân thiết
1.3.4 Điều kiện yêu cầu áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời
Khi pháp luật đã trao cho người dân quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì việc thực hiện quyền năng đó cũng phải tuân thủ những điều kiện
nhất định, chứ không phải thực hiện một cách vô nguyên tắc, mỗi người mỗi cách Do
đó việc thực hiện quyền yêu cầu áp dung BPKCTT phải thực hiện theo những quy
định của pháp luật vả phải thỏa mãn những điều kiện về đơn yêu cầu, thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính đối với một số biện pháp luật có quy định
1.3.4.1 Điều kiện về đơn yêu cầu
Khi thấy sự cần thiết phải có sự can thiệp ngay của Tòa án bằng việc áp dụng
BPKCTT dé bao vé duoc quyền và lợi ích của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài
sản đương sự, Viện kiểm sát (theo Pháp lệnh) người đại diện hợp pháp của đương
Trang 32sự, cơ quan, tô chức đã khởi kiện vì lợi ích của người khác theo quy định của pháp
luật, phải làm đơn yêu cầu gởi đến Tòa án có thâm quyên giải quyết
Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT là cơ sở xác định quyền và trách nhiệm giữa
người yêu cầu, Tòa án, người bị áp dụng hoặc người thứ ba Cụ thể, người yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, Tòa án có trách nhiệm xem xét và giải quyết yêu cầu đó, nó cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của người yêu cầu với người bị yêu cầu hoặc người thứ ba khi yêu cầu đó khơng đúng mà gây ra thiệt hại (theo
PLTTGQCVADS không quy định trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây
ra thiệt hại)
1.3.4.2 Điều kiện thực hiện biện pháp bảo đảm
Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT dựa trên yêu cầu khẩn cấp của đương
sự, để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Trước yêu cầu cấp
bách đó, Tịa án khơng có nhiều thời gian xem xét, kiểm tra chứng cứ, xác minh sự
việc và phải ra quyết định ngay (hoặc trong vài ngày) không được chậm trễ Do đó
việc ra quyết định này dễ dẫn đến những sai sót và có thê dẫn đến những thiệt hại cho
người bị áp dụng hoặc người thứ ba Lường trước được những hậu quả trên, BLTTDS bên cạnh việc quy định quyền yêu cầu của đương sự, trình tự, thủ tục áp dụng, Bộ luật
còn quy định trách nhiệm do áp dụng BPKCTTT không đúng gây ra thiệt hại cho người
bị áp dụng hoặc người thứ ba Trên tinh thần quyền đi đôi với nghĩa vụ, pháp luật đã
tạo mọi điều kiện để đương sự thực hiện quyền của mình thì pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của đương sự phải làm do thực hiện quyền không đúng, gây ra thiệt hại cho
người khác Cụ thể, các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT được pháp luật tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (hoặc cho người khác) Nếu yêu cầu đó đúng với thực trạng của vụ
việc, đúng pháp luật thì trách nhiệm của người yêu cầu không đặt ra ở đây, nếu u
cầu đó khơng đúng và hệ lụy của nó là gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người
thứ ba thì người yêu cầu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại Tài sản dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm được dùng để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị
áp dụng hoặc người thứ ba do yêu cầu khơng đúng của mình gây ra
So với PLTTGQCVADS, việc quy định trách nhiệm bồi thường do áp dụng
BPKCTTT không đúng là một bước đột phá mới, tiến bộ, buộc mọi người phải có trách
Trang 33không đúng hoặc đương sự cơ tình dựa vào quyền yêu cầu của mình để gây thiệt hại
cho người khác thì đương sự đó phải chịu trách nhiệm về yêu cầu không đúng của mình, đây là một chế tài thích đáng pháp luật dành cho đương sự khi đưa ra yêu cầu không đúng và gây ra thiệt hại mà cụ thể là đương sự phải bồi thường những thiệt hại
đo hành vi của mình gây ra
Việc áp dụng BPKCTT của Tòa án chủ yếu xuất phát từ yêu cầu khẩn cấp của đương sự có quyền yêu cầu, do đó để tránh những sai sót khi ra quyết định áp dụng BPKCTT và hạn chế tình trạng lạm quyền của người có quyền yêu cầu, pháp luật tố
tụng dân sự đã buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi đưa ra yêu
cầu Tòa án áp dụng BPKCTT Nhưng không phải mọi biện pháp đều thực hiện biện
pháp bảo đảm, theo quy định tại Khoản 1 Điều 120, người yêu cẩu Tòa án dp dung
BPKC TT quy định tại cac khoan 6, 7, 8, 10, 11 Điểu 102 của Bộ luật này thì phải thực
hiện biện pháp bảo đảm
Mục đích của việc thực hiện biện pháp bảo đảm là buộc người yêu cầu áp dụng
BPKCTT phải thực hiện bảo đảm tài chính để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT khi người yêu cầu đưa ra yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho người áp dụng, nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp đụng BPKCTT và ngăn
ngừa sự lạm quyên từ phía người yêu cầu, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự trong tô tụng dân sự
Việc quy định này nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, bên cạnh đó
cịn có tác dụng nhắc nhở mọi người phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra yêu cầu
của mình vì nếu đưa ra yêu cầu khơng đúng thì phải có trách nhiệm bồi thường và ngược lại yêu cầu Tòa án áp dụng BPKC TT đúng, hữu ích cho việc giải quyết vụ án và người yêu cầu không phải mắt đi khoản tiền bồi thường do khơng có thiệt hại xảy ra và họ được nhận lại khoản tiền đã bảo đảm trước khi yêu cầu
1.4 Sự cần thiết trong việc nghiên cứu và hoàn thiện BPKCTT
BPKCTT có vai trò rất quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ chứng cứ giúp cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được tiến hành nhanh chóng và chính xác, khắc phục được tình trạng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thi hành
án được vì người có nghĩa vụ phải thực hiện khơng cịn tài sản dé bao đảm cho việc thi
hành án Góp phần làm tăng niềm tin của người dân vào phán quyết của Tòa án, uy tín của Tịa án được nâng lên và thể hiện sự uy nghiêm của pháp luật mọi hành vi vi phạm khi bị phát hiện đều được xử lý kịp thời, mang lại sự công bằng, dân chủ cho xã hội
Trang 34Qua tìm hiểu quả trình giải quyết vụ việc dân sự ở Tòa án, số lượng vụ việc có áp dụng BPKCTT xảy ra khơng nhiều, nếu nhìn sơ qua thì chúng ta có thê nghĩ tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội giảm đáng kê, công bằng xã hội được giữ vững, nhưng sự thật lại có rất nhiều vụ việc không thê giải quyết được do chứng cứ mẫu chốt bị hủy hoại, hàng trăm bản án đã có hiệu lực pháp luật vẫn còn nằm im trên bàn giấy do đương sự khơng cịn điều kiện thi hành án Cho dù bản án có bảo vệ được quyền lợi của người dân nhưng nó khơng cịn điều kiện thực hiện thì bản án đó cũng khơng có ý
nghĩa về mặt thực tiễn, quyền lợi của người dân vẫn không được đảm bảo, người vi
phạm thì xem thường pháp luật, công lý bị đảo lộn, gây mất lòng tin trong nhân dân
vào Nhà nước và pháp luật
Đây là vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm, pháp luật là công cụ giúp nhà nước quán lý đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, bảo vệ quyền lợi người dân thế nhưng tại sao lại xuất hiện những tôn tại trên? Phải chăng quy định của pháp luật chưa cụ thẻ, chưa rõ ràng, còn chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho người dân khi yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình và gây khó khăn cho chính cơ quan thi
hành pháp luật trong hiểu và vận dụng đúng vào thực tế giải quyết vụ việc dân sự Thủ
tục yêu cầu và cách thức giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT cịn điều gì bất cập gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận Việc thi hành BPKCTT của cơ quan thi hành án có đáp ứng được yêu cầu khẩn cấp của vụ việc hay không? Cách làm việc của người
cán bộ có “hết lịng vì dân phục vụ” chưa?
Để trả lời những nghi vấn trên, chúng ta cần tìn hiểu những quy định cụ thê của pháp luật hiện hành về yêu cầu áp dụng BPKCTT, qua đó có những cách nhìn khoa học hơn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn còn những vướn mắc nào cần phải
hoàn thiện, tạo điều kiện để pháp luật đi sâu sát với đời sống của người dân, bảo vệ kịp
thời quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên mọi phương diện Từ đó pháp luật
trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc giữ vững trật tự xã hội, bảo vệ công
lý
Chương 2
Trang 35Chương 1 chúng ta tìm hiểu những quy định chung, khái quát về BPKCTT Sang Chương 2, người viết tập trung phân tích những quy định cụ thể của pháp luật hiện
hành về việc áp dụng BPKCTT Khi yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, chủ thể yêu cầu phải thỏa mãn những điều kiện nào, phải tuân theo những trình tự, thủ tục nào mới
được xem là đúng Luật, các thức giải quyết yêu cầu ra sau? Ngoài ra, BPKCTT còn được áp dụng trong hoạt động tô tụng Trọng tài, việc áp dụng BPKCTT ở đây có gì khác với việc áp dụng của Tòa án hay không Tất cả nội dụng đó được tập trung giải quyết trong Chương 2
2.1 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.1.1 Cơ sở lý luận của quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Với phương châm “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, do đó mọi hoạt động của chúng ta phù hợp với những quy định của pháp luật Như vậy, luật phải quy định những việc gì người dân được làm hoặc không được làm trong những trường hợp cụ thể thì người dân mới biết và làm đúng, nếu luật không quy định thì khơng duoc coi là trái luật Bên cạnh đó, luật cũng quy định cụ thê người dân có những qun gì khi bị xâm phạm hoặc bị đối xử trái pháp luật, cơ quan nào có thâm quyền giải quyết Nếu chúng ta không quy định quyền người dân được yêu cầu cơ quan Nhà
nước bảo vệ thì chúng ta không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họ, khơng khuyến
khích người dân làm theo pháp luật và hành vi vi phạm không bị nghiêm trị Từ đó, người dân sẽ khơng tin vào pháp luật và không làm theo Luật, trật tự xã hội không
được giữ vững Quyền này được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS 2005, cá nhân, cơ quan,
tô chức do Bộ luật này quy định có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Cụ thể hơn nữa, trong quả trình giải quyết vụ án để bảo vệ chứng cứ vụ án hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (hoặc người khác) đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị đe dọa thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT để bảo vệ kịp thời quyên và lợi ích hợp pháp của mình (hoặc người khác), điều này được
ghi nhận tại Điều 99 BLTTDS 2005 Với việc quy định này giúp người dân chủ động
hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình (hoặc người khác), mạnh dạn tố
giác tội phạm, mọi hành vi vi phạm khi bị phát hiện đều bị xử lý kịp thời
Điều này cũng nói lên sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về việc cũng cố và xây dựng
chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi người dân, góp phần ổn định trật tự xã hội, giữ vững công lý
2.1.2 Điều kiện để các chủ thể thực hiện quyền yêu cầu
Trang 36Việc áp dụng BPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
chứng cứ vụ án, giúp cho quá trình giải quyết của Tịa án được khách quan và chính xác, bảo tồn tài sản, bảo đảm cho khả năng thị hành án sau này Việc áp dụng BPKCTT không những có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết của Tịa án, nó cịn
giúp bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Hầu hết các vụ việc Tòa
án áp dụng BPKCTT đều xuất phát từ yêu cầu của người có quyên và lợi ích hợp pháp
đang bị đe dọa Theo quy định tại Khoản l1 Điều 99 BLTTDS thì các chủ thê có quyền
yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT bao gồm: đương sự, người đại diện hợp pháp của
đương sự,cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác Như vậy vấn đề đặt ra là người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT gồm
những người nào? Họ phải thỏa mãn những điều kiện nào mới được thực hiện quyền
yêu câu của mình?
Đương sự: đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, tổ chức có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Khơng phải mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành đương sự trong vụ án dân sự, phải hội đủ năng lực pháp luật tô tụng dân sự (NLPHTTDS) và năng lực hành vi tố tung dan sw (NLHVTTDS)
Theo Điều 57 BLTTDS quy định NLPLTTDS là khả năng có các quyền và nghĩa vụ tố
tụng dân sự do pháp luật quy định, NLPLTTDS là điều kiện đầu tiên để một chủ thể tham gia vào quá trình TTDS và Khoản 1 Điều 58 BLTTDS thì trong TTDS mọi cá nhân, tồ chức có NLPLTTDS như nhau hay nói cách khác là đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình
NLHVTTDS 1a kha nang ty thực hiện các quyén và nghĩa vụ TTDS của mình hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng thực hiện
NLHVTTDS chỉ có khi cá nhân đạt đến một độ tuôi nhất định, có khả năng nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ
NLHVTTDS Trừ trường hợp mất NLHVDS (xem Điều 17, 22 Bộ luật dân sự 2005) hoặc bị hạn chế NLHVDS (xem Điều 23 BLDS 2005)
Đương sự là cá nhân chưa đủ 18 tuôi, mất NLHVDS không được tự mình tham gia tố
tụng, việc bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa ăn do người đại diện hợp
Trang 37Với đương sự là tô chức việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tô tụng do người đại điện hợp pháp thực hiện
Người dại diện hợp pháp của dương sự: là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án, việc tham gia tố tụng của người đại diện đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ án
dân sự và bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, nhất là trong trường hợp đương sự
không tự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình
Người đại diện hợp pháp của đương sự trong TTDS bao gồm người đại diện theo pháp
luật và người đại điện theo ủy quyên
Người đại diện theo pháp luật trong TTDS: là người theo quy định của pháp luật được thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho đương sự Đương sự được người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong trường hợp họ là người chưa thành niên, người bị mất NLHVDS hoặc người vắng mặt khơng có tin tức (một người được xem là vắng mặt
khi người đó biệt tích 06 tháng liền)
Điều 73 BLTTDS: người đại diện theo pháp luật được quy định trong BLTTDS là người đại diện theo pháp luật trong tô tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại
diện theo quy định của pháp luật Cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích
người khác cũng là đại diện theo pháp luật của đương sự được bảo vệ Như vậy, căn cứ
vào quy định tại Điều 73 BLTTDS kết hợp Điều 141 BLTTDS ta hiểu được người đại
diện theo pháp luật TTDS bao gồm: cha mẹ của con chưa thành niên, người giám hộ
của người được giám hộ, người được Tòa án chỉ định làm đại diện cho đương sự,
người đứng đầu pháp nhân, chủ hộ gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác
Người đại diện theo úy quyên: là người thay mặt đương sự tham gia tố tung dé
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mỗi quan hệ này được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại điện và người được đại điện
Trong TTDS, đương sự thường khơng có kinh nghiệm tham gia tố tụng và sự hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ nên BLTTDS quy định họ có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình hiệu quả hơn, trừ những vụ việc phải do chính họ tham gia tố tụng không được uy quyền cho người khác như trường hợp xin ly hôn
Trang 38Mọi người có NLHVTTDS khi được đương sự ủy quyền đều có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ phạm vi được ủy quyên, căn cứ chấm đứt
Những người sau đây không được làm đại diện theo ủy quyền của đương sự: cán bộ,
cơng chức ngành Tịa án, Viện kiểm sát, công an, người đã là đại diện ủy quyền hoặc
đại diện pháp luật của người khác có quyên và lợi ích đối lập với đương sự
Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyên và lợi ích của người khác: Với
chủ trương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tô chức trong việc tham gia quản lý xã hội, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức: Uy ban dân số, gia đình và trẻ em, tơ chức cơng đồn, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện các vụ việc dân sự để bảo vệ lợi ích cơng cộng, bảo vệ tài sản của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên của tô chức mình
Trên tinh thần đó, Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án
nhân dân tối cao ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành chương VIII “các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS có nêu tại Điểm b Mục 1.1 các cơ quan, tổ chức trên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong các trường hợp
Sau:
Co quan vé dan sé, gia đình và trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn
nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định (khởi kiện các vụ việc về: yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu xác định cha, mẹ cho con
chưa thành niên, con đã thành niên mất NLHVDS hoặc xác định con cho cha, mẹ mất
NLHVDS; yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng)
Công đồn cấp trên của cơng đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thê người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản khác có liên quan quy định Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu
cầu Tòa án áp dụng BPKCTT của BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ hơn
các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Tòa án là chủ thể đặc biệt trong tố tụng Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT trên cơ sở có yêu cầu của đương sự trong trường hợp khẩn cấp Trong quá
trình giải quyết vụ việc nếu thấy cần thiết và có đầy đủ căn cứ, Tịa án cũng có thể chủ
động áp dụng các BPKCTT để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của
Trang 39nhận tại Khoản 3 Điều 99 BLTTDS, theo quy định của luật khơng phải Tịa án áp dụng dược tất cả các BPKCTT pháp luật có quy định như PLTTGQCVADS trước đây đã quy định, Tòa án chỉ có quyền tự mình áp dụng các BPKCTTT tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 102 BLTTDS, đây là một quy định mới trong BLTTDS, phát huy tính chủ động và quyền tự quyết của đương sự trong việc lựa chọn BPKCTT và đề đạt yêu cầu đó
đến Tòa án
2.1.3 Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu
Việc áp dụng BPKCTT có nhiều ý nghĩa thiết thực trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án bảo vệ được chứng cứ giúp cho quá trình xét xử của Tòa án được khách quan, chính xác; giúp bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ ổn định cuộc sống, bảo toàn tài
sản, giữ vững niềm tin của người dân vào Nhà nước và pháp luật Do đó việc quy định
thời điểm áp dụng BPKCTT là rất cần thiết
Theo quy định tại Điều 42 của PLTTGQCVADS: “ Trước khi mở phiên tịa,
nếu có u cầu áp dụng BPKCTT thì đương sự phải làm đơn, Viện kiểm sát phải có
văn bản gởi cho Tòa án, Tịa án nghe lời trình bày của người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đến yêu cầu đó trước khi quyết định áp dụng hoặc không áp dụng BPKCTT Nếu cần áp dụng ngay thì Tịa án có quyền ra quyết định ngay” Như vậy theo quy định trên, đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án thì Tịa án mới xem xét và giải quyết
Đảng và nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền hợp pháp của mình Như vậy, theo quy định trên của Pháp lệnh đã hạn chế quyền của người dân yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách giới hạn thời gian yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT Trong quá trình giải quyết vụ án, một khi đương sự đã xâm phạm lợi ích của người khác thì không thê nào đợi đến khi nguodi co quyén lợi bị xâm phạm khởi kiện và Tòa án thụ lý vụ kiện thì mới thực hiện hành vi “xóa tàn tích”, tâu tán tài sản Nếu bên kiện biết được hành vi đó vẫn khơng thê nào yêu cầu Tòa án ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ quyên lợi cho minh và nếu có yêu cầu thì Tịa án căn cứ vào quy định của Pháp lệnh cũng không xem xét và giải quyết yêu cầu khẩn cấp đó trước khi Tòa án thụ lý vụ án Như vậy quyên lợi của đương sự không được bảo đảm trong tình thế đó, dù sau này Tòa án có giải quyết vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì việc bảo vệ của Tịa án cũng khơng cịn ý nghĩa trên thực tế do bản án, quyết định của Tịa án có hiệu
Trang 40
lực nhưng không thê thi hành được vì đương sự đã tâu tán tài sản khơng cịn điều kiện
thi hành án
Đây chính là một khiếm khuyết lớn của PLTTGQCVADS, đã không giải quyết
được yêu cầu của người dân trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ trong những tình thế cấp bách Do đó, khi các cơ quan tiễn hành soạn thảo BLTTDS, vấn đề
được các nhà lập pháp quan tâm là cần phải quy định Tịa án có qun xem xét, quyết
định áp dụng BPKCTTT trước khi thụ lý vụ án
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và khắc phục những thiếu sớt trước đó, tại Khoản 2 Điều
99 BLTTDS: trong trường hợp đo tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng,
ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thấm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại
Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tịa án đó Đây là
một điểm mới rất quan trọng, nó đã khắc phục được hạn chế về thời điểm yeu cầu Tòa án áp dụng BPKC TT trước đây trong Pháp lệnh
Như vậy theo BLTTDS thì người có quyền u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT
trong q trình Tịa án đang giải quyết vụ án Ngoài ra trong tình thế cấp bách, tức là trường hợp cần phải được giải quyết ngay không được chậm trễ, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị thêu hủy, có nguy cơ bị thêu hủy hoặc sau này khó có thê thu thập được, ngăn chăn hậu quả nghiêm trọng có thê xảy ra thì họ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT củng với việc nộp đơn khởi kiện Với quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc yêu cầu các cơ quan có thâm quyên bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tình trạng khẩn cấp, bảo vệ chứng cứ góp phần làm cho việc giải quyết của Tòa án được nhanh chóng, khách quan, bảo đảm tính khả thi của bản án Từ quy định này, ta thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyên lợi của người dân, mọi hành vi trái pháp luật khi bị phát hiện đều bị xử lý kịp thời Từ đó, người dân nhận thức được sự nghiêm minh của pháp luật, tự nguyện tuân thủ các quy định pháp luật, góp phần bảo đảm công bằng, dân chủ, văn minh cho xã hội
2.2 Thực hiện biện pháp bảo đảm
2.2.1 Cơ sở để tính giá trị tài sản bảo đảm
Giá trị tài sản dùng để bảo đảm là một giá trị cụ thê được xác định không thê