ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

32 2K 18
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận hay lắm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN : LUẬT KINH TẾ ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI GVHD: ThS. Dương Kim Thế Nguyên TP.HCM T6/2012 NHÓM THỰC HIỆN 1. Nguyễn Văn Quan – Nhóm trưởng 2. Lâm Đạo Nhật Quang 3. Phạm Thị Như Uyên 4. Nguyễn Thị Quỳnh Tâm 5. Trần Vũ Giang NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình phát triển từ năm 1986 đến nay, Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế khi từng bước tham gia các diễn đàn và tổ chức kinh tế lớn mạnh trên thế giới ASEAN (28/05/1995), ASEM (1-2/03/1996), APEC(14/11/1998), WTO(11/01/2007)… Bên cạnh những ưu việt mà con đường hội nhập toàn cầu hóa mang lại thì các mâu thuẫn thương mại và tranh chấp giữa các đối tác, đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế cũng gây cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước những khó khăn nhất định. Trước tình hình đó, việc cải cách luật và các Bộ Luật về tố tụng cũng như tranh chấp là một điều cần thiết. Sau khi nền kinh tế thế giới vừa vực dậy từ cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lại rơi vào khủng hoảng nợ công từ Châu Âu làm cho kinh tế toàn cầu càng bất ổn. Từ đó, cạnh tranh kinh tế lại từng bước được nâng cao, dẫn đến các vụ tranh chấp cũng tăng. Và khi tranh chấp kinh tế xảy ra, hai hướng chủ yếu được thực hiện chính là đưa ra tòa án hoặc các trọng tài thương mại. Với nhiều lý do nhất định, trọng tài lại là lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Số vụ tranh chấp tại VIAC trong 17 năm từ 1993 đến 2011, cụ thể : Và trong các vụ án kinh tế hầu hết các bên khởi kiện đều lo sợ việc giao dịch mua bán nhằm tẩu tán tài sản khi các vụ án còn đang gian dở…Vậy những tình huống này, luật pháp bảo vệ họ như thế nào? Theo luật trọng tài thương mại 2010 (Chương VII: Biện pháp khẩn cấp tạm thời) sẽ giúp ta giải quyết cụ thể cho từng vụ việc bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài. Và bài tiểu luận này của chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Hội đồng trọng tài áp dụng cho các vụ án kinh tế. PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Kế thừa sự phát triển từ Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP, dựa trên thực tiễn hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, nhất là trong hai thập kỷ từ khi thực thi Nghị định số 116/CP năm 1996 về trung tâm trọng tài kinh tế, thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập, dự thảo Luật trọng tài thương mại quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài như một phương thức nhằm giải quyết một cách hiệu quả, nhanh chóng các tranh chấp trong đời sống kinh doanh, thương mại và dân sự. Tôn trọng và bảo vệ thoả thuận của các bên dân sự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dự thảo Luật trọng tài thương mại nhằm vào các mục đích: (i) quy định một thủ tục tố tụng trọng tài nhanh chóng, công bằng, hiệu quả và thuận lợi, (ii) đảm bảo sự hỗ trợ hiệu quả của toà án để các hội đồng trọng tài tuân thủ đúng tố tụng, các quyết định và phán quyết của trọng tài có hiệu lực và được thi hành, (iii) tạo điều kiện cho trọng tài viên và tổ chức trọng tài phát triển trong bối cảnh Việt Nam thực thi các cam kết về thương mại dịch vụ khi hội nhập kinh tế quốc tế. Luật trọng tài thương mại về cơ bản là một luật tố tụng riêng so với các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2005. Dựa vào quy định của Luật trọng tài thương mại này các Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc có thể xây dựng quy tắc tố tụng cụ thể. Về từng nội dung chi tiết của dự luật, bản thuyết minh dưới đây làm rõ mục đích của quy phạm, các phương án lựa chọn và giải pháp mà Ban soạn thảo ưu tiên. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ TÊN GỌI CỦA ĐẠO LUẬT 1. Trong quá trình soạn thảo Luật trọng tài thương mại có hai loại ý kiến về phạm vi điều chỉnh của dự luật. Nhóm ý kiến thứ nhất đề xuất giới hạn phạm vi điều chỉnh của pháp luật trọng tài trong các giao dịch thương mại của thương nhân, có xem Tiểu luận Luật Kinh tế Trang 7 xét mở rộng khái niệm thương mại cho phù hợp với Luật thương mại năm 2005 và các cam kết mà Việt Nam đã tham gia về thương mại quốc tế. Quan điểm này dựa trên các lập luận: thứ nhất, số lượng các vụ việc được giải quyết tại 08 trung tâm trọng tài thương mại hiện nay chưa nhiều (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC với 140 trọng tài viên thụ lý 58 vụ trong năm 2008), khả năng và uy tín chuyên môn của các trọng tài viên của một số trung tâm cần được nâng cao hơn nữa; thứ hai, Luật mẫu của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (Uncitral Model Law 2006) cũng nhấn mạnh thẩm quyền của trọng tài vào các tranh chấp thương mại. Vì vậy nhóm ý kiến thứ nhất này cho rằng chưa nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật trọng tài và xác định tên gọi của đạo luật là Luật trọng tài thương mại. 2. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng cần mở rộng thẩm quyền của trọng tài cho tất cả các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng giữa các chủ thể dân sự. Tên gọi của đạo luật vẫn là Luật Trọng tài thương mại, nhưng được mở rộng theo hướng không phân biệt tranh chấp thương mại với dân sự. Ban soạn thảo ưu tiên trình Quốc hội phương án thứ hai này với những lập luận dưới đây: Thứ nhất, trong xu hướng cải cách pháp luật và hệ thống tư pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất, tránh chồng chéo và mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 về cơ bản đã thống nhất quy định tố tụng dân sự, kinh tế, thương mại và lao động trước đây trong một đạo luật. Thực tế giải quyết tranh chấp tại toà án và trọng tài ở Việt Nam cho thấy việc phân biệt các vụ việc tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh, thương mại không dễ dàng và thuyết phục. Sự không chắc chắn này dẫn tới nhiều vụ việc không được thụ lý; nhiều bản án, phán quyết không có hiệu lực pháp lý do cơ quan giải quyết thụ lý không đúng thẩm quyền. Trong bối cảnh này tại Việt Nam hiện nay, nếu chỉ giới hạn luật trọng tài trong các hoạt động thương mại sẽ dẫn đến nhiều tranh luận thế nào là các hoạt động thương mại, gây bất lợi cho hoạt động trọng tài ngay từ bước đầu. Tham Tiểu luận Luật Kinh tế Trang 8 khảo kinh nghiệm lập pháp của 80 quốc gia trên thế giới cho thấy hầu hết các quốc gia đều có những đạo luật (Trung Quốc, Singapore, Thái-lan, Hoa Kỳ, Anh…) hoặc quyển luật trong các bộ luật tố tụng dân sự (Đức, Nhật, Pháp) với tên gọi là Luật trọng tài, không phân biệt tranh chấp dân sự và thương mại. Việc Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đặt tên đạo luật mẫu hạn chế về trọng tài thương mại quốc tế có lý do từ thẩm quyền được giao của chính cơ quan này được giới hạn trong pháp luật thương mại quốc tế. Nhiều quốc gia như Liên bang Nga, Singapore, Úc ban hành riêng các đạo luật về trọng tài thương mại quốc tế không có nghĩa ở các quốc gia đó trọng tài chỉ có thẩm quyền cho các việc thương mại. Trên thực tế, các nước này thường lại còn có thêm một luật nữa để điều chỉnh các hoạt động trọng tài khác trong nước, và đạo luật này chỉ được gọi đơn giản là luật trọng tài. Thứ hai, khác với quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Luật Đầu tư 2005 đã quy định các tranh chấp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam đã tham gia, các tranh chấp giữa các quốc gia về chính sách thương mại cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài. Nhiều điều ước quốc tế về thương mại, tránh đánh thuế hai lần, khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia cũng ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Như vậy, trên thực tế nhiều tranh chấp giữa nhà nước Việt Nam với cá nhân và tổ chức nước ngoài có thể đã được giải quyết bằng trọng tài, mặc dù đó không phải là tranh chấp thương mại giữa các thương nhân theo định nghĩa của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật thương mại 2005. Thứ ba, trong xu thế tăng cường quyền tự định đoạt của các bên dân sự, về cơ bản nếu các bên dân sự ưu tiên lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của họ thì ý chí đó cần được pháp luật bảo đảm, trọng tài không phải là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ dành riêng cho giới thương nhân. Trên thực tế nhiều tranh chấp lao động cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài, mặc dù cách thức thành lập và hoạt động của hội đồng trọng tài trong pháp luật lao động có một số điểm riêng biệt. Tiểu luận Luật Kinh tế Trang 9 Thứ tư, nhiều tranh chấp ngoài hợp đồng, ví dụ đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, hàng hải, vận tải cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài theo ý chí của các bên liên quan, mặc dù các tranh chấp như vậy không xuất phát từ hành vi thương mại của thương nhân. Thứ năm, nhiều cơ quan và tổ chức do nhà nước thành lập, mặc dù không được xem là các thương nhân, ví dụ các ban quản lý các dự án đầu tư công, các cơ sở nghiên cứu, trường học, tổ chức báo chí, truyền thông vẫn tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch mang tính dân sự, các tranh chấp giữa các chủ thể này cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài theo ý chí của các bên. Thứ sáu, trọng tài hoạt động hiệu quả giúp giảm bớt công việc cho các toà án và góp phần thúc đẩy cơ hội tiệm cận công lý của người dân thông qua các thiết chế tài phán tư. Một hệ thống trọng tài mạnh và hiệu quả, hoạt động tích cực sẽ góp phần vào cải cách tư pháp, ổn định và cải thiện môi trường kinh doanh. Vì trọng tài do người dân lựa chọn, uy tín và năng lực của trọng tài sẽ được sàng lọc, phát triển thông qua cơ chế cạnh tranh. 3. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 liệt kê các loại tranh chấp được xem là tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền của các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài vụ việc. Khác với phương pháp liệt kê đó, dự thảo Luật trọng tài thương mại được soạn thảo theo phương pháp loại trừ, liệt kê những loại tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Đối tượng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài là những tranh chấp mà Nhà nước có nhu cầu phải tham gia để bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc trong điều kiện hiện nay do tính phức tạp và nhạy cảm của chúng chưa nên chuyển giao cho các thiết chế tài phán tư để giải quyết, ví dụ các tranh chấp liên quan đến phá sản, các tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, đến quan hệ hôn nhân và gia đình. 4. Luật Trọng tài thương mại quy định tổ chức và hoạt động của trọng tài trong nước, văn phòng và chi nhánh trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Mặt khác, việc công nhận và cho thi hành các quyết định, phán quyết của trọng tài nước ngoài vẫn tuân thủ theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005. Tiểu luận Luật Kinh tế Trang 10

Ngày đăng: 20/09/2013, 13:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan