1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thực hiện giao nhận lô hàng màn hình máy tính đóng trong container tại công ty cổ phần thương mại vận tải an vượng

37 1,9K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 559 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Một số lý luận cơ bản về giao nhận từ có liên quan đến hàng hóa.” Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005: “Điều 163: Dịch vụ g

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài: Tổ chức thực hiện giao nhận lô hàng màn hình máy tính đóng trong container tại Công ty Cổ phần

Thương mại vận tải An Vượng

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Một số lý luận cơ bản về giao nhận

từ có liên quan đến hàng hóa.”

Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005:

“Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm

dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).”

1.1.2.Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận

Dịch vụ giao nhận vận tải mang những đặc điểm chung của dịch vụ, nó là hàng hóa

vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể lưu giữ,sản xuất và tiêu dùng được diễn ra cung thời điểm, chất lượng của dịch vụ phụ thuộcvào cảm nhận của người được phục vụ

Tuy nhiên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng:

Dịch vụ giao nhận vận tải chỉ di chuyển đối tượng từ nơi này đến nơi khác chứkhông tác động làm thay đổi bản chất các đối tượng đó, nó không tạo ra sản phẩm vậtchất, Nhưng nó có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đờisống nhân dân

Dịch vụ này tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các quy định của người vậnchuyển, các ràng buộc về pháp luật, thể chế của Chính phủ

Dịch vụ giao nhận phụ thuộc lớn vào khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Dotình hình hoạt động xuất nhấp khẩu mang tính thời vụ nên dịch vụ vận tải cũng có tínhchất thời vụ

Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người giao nhận cònđảm nhận một số dịch vụ như chia hàng, gom hàng, bốc xếp… Chất lượng của dịch

Trang 3

vụ sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và cơ sở vật chất của người làm công tác giaonhận.

1.1.3 Phân loại

a/ Theo nghiệp vụ kinh doanh:

 Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặcgửi hàng đến

 Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài hoạt động thuần túy còn baogồm xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi,…

b/ Theo phương tiện vận tải:

 Giao nhận hàng hóa đường biển

1.1.4 Vai trò của giao nhận

Giao nhận vận tải có vai trò ngày càng quan trọng trong thế giới hội nhập:

- Giúp việc lưu thông hàng hoá diễn ra an toàn, tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc

- Các loại mặt hàng hoá xuất nhập khẩu có thể giảm bớt giá thành nhờ giao nhận

- Giảm thời gian chờ đợi quay vòng phương tiện vận tải,tận dụng hiệu quả nhất tảitrọng, dung tích của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như cácphương tiện hỗ trợ khác, giảm thiếu chi phí không cần thiết

- Giảm bớt các chi phí về kho bãi, đào tạo nhân công cho các nhà XNK, không cầnngười gửi hàng cũng như người nhận hàng tham gia tác nghiệp

Trang 4

1.1.5 Người giao nhận

1.1.5.1 Một số khái niệm

Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là

người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …”

Định nghĩa khác: “Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương

nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.” (Trích Luật

Thương mại 2005)

1.1.5.2 Chức năng của người giao nhận:

Người giao nhận có thể đảm nhiệm những chức năng sau đây:

- Môi giới Hải quan: Làm thủ tục, kê khai hải quan cho người XNK hàng hóa

- Làm đại lý: người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở

để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ làm thủtục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác

- Gom hàng: “Gom hàng (Consolidation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiềungười gửi cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho ngườinhận ở cùng một nơi đến.” (Trích Bài giảng Đại lý giao nhận, trang 53-Bộ môn kinh

- Người kinh doanh VTĐPT: “Người giao nhận (Freight Forwarder) Xu thế hiệnnay là người giao nhận không chỉ làm đại lý mà họ còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặcbiệt VTĐPT, tức là họ đóng vai trò MTO Trong tương lai loại MTO này là đối thủcạnh tranh đáng kể của VO-MTO Loại này thích ứng với các nước đang phát triển vìkhông đòi hỏi vốn đầu tư lớn Hơn nữa nó có thể tập trung khả năn để đáp ứn tốt hơnnhu cầu của khách hàng.” (Trích Tài liệu giảng dạy vận tải đa phương thức vàlogistics, trang 24- Bộ môn logistics và quản trị chuỗi cung ứng)

1.1.5.3 Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận trong thương mại quốc tế.

Quyền và nghĩa vụ người giao nhận được quy định trong điều 167 Luật Thươngmại Việt Nam 1997:

Trang 5

“Điều 167 Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

1- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;

2- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

3- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngaycho khách hàng;

4- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm;

5- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa

vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.” Người làm dịch vụ giao nhận hàng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp:

“Điều 169 Các trường hợp miễn trách nhiệm

1- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:

a) Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

b) Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng

uỷ quyền;

c) Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;

d) Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá;

đ) Do khuyết tật của hàng hoá;

e) Do có đình công;

g) Các trường hợp bất khả kháng

2- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ màkhông phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

“Điều 170 Giới hạn trách nhiệm

1- Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng

Trang 6

2- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra.

3- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn và các khoảntiền khác có chứng từ hợp lệ Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồithường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà hàng được giao cho khách hàng theo giá thị trường; nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thôngthường của hàng cùng loại và cùng chất lượng

4- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật và ngày lễ;

b) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo bằng văn bản

về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.” ( Trích luật Thương mại Việt Nam)

1.1.6 D ịch vụ giao nhận hàng hoá:

Giao nhận hàng hóa gồm có các loại hình dịch vụ sau:

“Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).

Theo những chỉ dẫn của người chủ hàng, người giao nhận sẽ thực hiện cácnhiệm vụ sau đây:

- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn

- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàngcủa người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…

- Đóng gói hàng hóa, cân đo hàng hóa ( trừ phi việc này do người gửi hàng làmtrước khi giao hàng cho người giao nhận)

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu

- Vận tải hàng hóa đến cảng thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng

từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở

- Thanh toán phí và các khoản chi phí khác bao gồm cả tiền cước

- Nhận vận đơn đã kí của người chuyên chở giao cho người gửi hàng

Trang 7

- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông quanhững mối liên hệ với người chuyên chở và đại lí của người giao nhận ở nước ngoài.

- Ghi nhận những tổn thất hàng hóa, nếu có

- Giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về những tổn thấthàng hóa, nếu có

Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).

Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ thực hiệnnhững nhiệm vụ sau:

 Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa

 Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước (nếu ngườinhận hàng ủy thác)

 Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những khoản chi phí kháccho hải quan và những cơ quan liên quan

 Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần

 Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng

 Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa nếu có

Những dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ trên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng

có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong qua trình vận chuyển: gom hàng, phân

loại, dán ký mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ …”

( Bài giảng đại lý và giao nhận, trang 11,12- Bộ môn kinh tế vận tải biển)

1.1.7 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận

Những công ước quy tắc trong và ngoài nước:

- Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

- Các công ước về vận tải:

+ Công ước Hamburg- Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đườngbiển - được ký ngày 31/03/1978 tại Hamburg

+ Công ước Hague thống nhất các quy tắc chung về vận đơn đường biển được kíngày 25/08/1924

- Bộ quy tắc quốc tế Incoterm 2000 – giải thích những điều kiện thương mại trongngoại thương do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) ban hành, làm rõ sự phân chia

Trang 8

trách nhiệm, rủi ro, chi phí, trong việc vận chuyển hàng từ người bán đến người mua.Incoterm 2010 đã áp dụng cho cả thương mại nội địa.

- Các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của Phòng ThươngMại Quốc Tế Paris Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam

- Bộ luật hàng hải 2005

- Luật thương mại 2005

- Nghị định 14/2011 về đại lý làm thủ tục hải quan, thông tư số 79/2009

- Quyết định số 103/2009/QĐ - TTg ngày 12/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ - TTg về việc thực hiệnthí điểm thủ tục hải quan điện tử.Quy trình giao nhận hàng XNK bằng đường biểnGVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân

- Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải 2106/QĐ-GTVT (23/8/1997) về xếp

dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam…

- Luật kinh doanh bảo hiểm

- Luật thuế

- Một số hợp đồng : Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng thuê tàu, Hợp đồng mua bán …dùng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận hàng hóa

1.1.8 Các tổ chức giao nhận ở thế giới và ở Việt Nam

Năm 1552, hãng tàu giao nhận đầu tiên trên thế giới - E.Vansai được thành lập ởThụy Sĩ, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa mới mức cước phí cao(1/3 giátrị hàng hóa) Sau đó, ngành giao nhận phát triển ngày càng nhanh, là kết quả của việcthương mại quốc tế được đẩy mạnh Một số các công ty giao nhận cạnh tranh trên thịtrường, dẫn đến sự ra đời các hiệp hội giao nhận với quy mô khác nhau

Năm 1926, liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận-FIATA – “InternationalFederation of Freight Forwarders Associations” ra đời, là tổ chức đại diện cho 3500công ty giao nhận trên 130 quốc gia trên thế giới, được Liên Hợp Quốc công nhận.Mục đích của FIATA là đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người giao nhận, cảitiến đẩy mạnh cả chất lượng và số lượng dịch vụ giao nhận vận tải, tiêu chuẩn hóa cácloại chứng từ, đào tạo nghiệp vụ chuẩn quốc tế …

Năm 1970 Bộ ngoại thương đã thành lập hai tổ chức giao nhận:

Cục giao nhân kiêm Tổng công ty Giao nhận ngoại thương, trụ sở tại Hải Phòng.Công ty Giao nhận đường bộ, trụ sở Hà Nội

Trang 9

Năm 1976, hai tổ chức trên sáp nhập thành một công ty thống nhất là Tổng công tyGiao nhận và Kho vận Ngoại thương (Vietrans) Vietrans độc quyền giao nhận hànghóa XNK trên cơ sở ủy thác của các đơn vị XNK thời kỳ bao cấp.

Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tên cũ là Hiệp hội Giao nhậnKho vận Việt Nam) được thành lập năm 1994 đã trở thành thành viên chính thức củaFIATA (trong năm đó)

1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container

1.2.1 Lợi ích của chuyên chở hàng hóa bằng Container

Theo định nghĩa của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc tế (ISO) container chở hàng làmột thứ thiết bị vận tải:

“ - Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;

- Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải,

mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;

- Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một

phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác

- Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;

- Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).”

Lợi ích của việc chuyên chở hàng hóa bằng container

b, Đối với người giao nhận

- Do hàng hóa đóng trong container làm giảm tổn thất về hàng hóa, giảm thiểunhững rủi ro, khiếu kiện về hàng hóa

- Đảm nhiệm các dịch vụ thu gom hàng, chia lẻ hàng hóa, những dịch vụ xuất hiệnnhờ việc sử dụng container để chuyên chở, qua đó kiếm thêm nguồn doanh thu, lợinhuận

c, Đối với người chuyên chở

Trang 10

- Thời gian xếp dỡ, chờ đợi ở cảng ngắn, giúp phương tiện vận tải quay vòngnhanh hơn.Trên một tuyến tàu định tuyến, , chi phí xếp dỡ có thể giảm nhờ sử dụngcontainer.

- Giảm không gian trống trên tàu qua đó tận dụng được tối đa dung tích tàu

- Giảm trách nhiệm về khiếu nại tổn thất hàng hóa

1.2.2 Các phương pháp gửi hàng bằng container

“Gửi hàng nguyên container (FCL - Full container load)

a) Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)

Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:

- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng

- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container

- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở

- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu

- Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp

- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên

Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chuyên chở Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình

ra bãi container và đóng hàng vào container

b) Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier)

Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:

- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng

- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích

- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu

- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích

- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container

- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên

c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng

Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:

- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng

- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi

container

- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả

container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container)

Trang 11

- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container

đi về bãi chứa container

Gửi hàng lẻ (Less than container load)

LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào -

ra container Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng

lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ

a) Trách nhiệm của người gửi hàng

- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này

- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan

- Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ

b) Trách nhiệm người chuyên chở

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu

+ Người chuyên chở thực:

Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng Họ cótrách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi

+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng

ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent) Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading) Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong

container và niêm phong, kẹp chì

Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người

chuyên chở

Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng

Trang 12

(Vận đơn chủ - Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảngđích.

c) Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ

- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng

- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng

phương pháp gửi hàng kết hợp Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyênchở cũng có sự thay đổi phù hợp.Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ.”

Trich trang web phuong-%20phap-gui-hang-bang-container.html

http://www.ctctrans.com.vn/vi/features/tin-tuc-chuyen-nganh/283-1.3 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

1.3.1 “ Ðối với hàng XK đóng trong conta i ner :

* Nếu gửi hàng nguyên (FCL)

Hàng nguyên container (Full container load –FCL) là những lô hàng lớn hơn đủ để đóng vào trong một hoặc nhiều container và thường có một người gửi và một người nhận

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đạidiện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)

- Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn

- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình

- Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra vàgiám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container

- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là 8 tiếng trước khi tầu bắtđầu xếp hàng) và lấy biên lai nhanạ container để chở MR

Trang 13

- Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn

* Nếu gửi hàng lẻ (LCL):

Hàng lẻ ( Less than container load) là những lô hàng nhỏ, không đủ để đóng vào trong một container hoặc là những lô hàng khá lớn, nhưng có nhiều người gửi và nhiều người nhận

- Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đạI lý của hãng tầu, cung cấp cho họnhững thông tin cần thiết về hàng XK Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tầu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người

chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định

- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu vàyêu cầu cấp vận đơn

- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ

- Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến

-Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

* Nếu là hàng lẻ (LCL):

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.”

(Trích Bài giảng đại lý và giao nhận, trang 47,48-Bộ môn kinh tế vận tải biển)

1.

3 3 Một số loại chứng từ trong giao nhận hàng hóa xnk bằng đường biển

Để dễ dàng phân biệt, sử dụng quản lý, ta chia các loại giấy tờ, chứng từ trong giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển thành hai nhóm:

- Các chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng xuất khẩu

- Các chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng nhập khẩu

1 Chứng từ dùng cho giao nhận hàng xuất khẩu

Người gửi hàng ủy thác người giao nhận lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi xếp hàng lên trên tàu Các chứng từ sử dụng trong quá trình này gồm có:

Trang 14

+ Chứng từ hải quan:

- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương

- 01 bản chính cho phép xuất khẩu của bộ thương mại để đối chiếu với bản sao phải nộp

- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp, nộp khi làm thủ tục lô hàng thứ nhất ở mỗi điểm làm thủ tục

- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá

+ Chứng từ với tàu và cảng

- Chỉ thị xếp hàng

- Bản lược khai hàng hoá

- Biên lai thuyền phó

- Vận đơn đường biển

- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng

2 Chứng từ dùng cho giao nhận hàng nhập khẩu

Người làm công tác giao nhận sẽ kiểm tra, đánh giá những hư hại, mất mát, tổn thất giúp người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường một cách chính xác, kịp thời

Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường, đó là:

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ

- Biên bản giám định phẩm chất

- Biên bản giám định số trọng lượng

- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

- Thư khiếu nại

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI AN VƯỢNG

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại vận tải An Vượng

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành công ty

1 Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Vận Tải AnVượng

2 Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Trading and Transport Joint Stock Company AnVuong

3 Mã số doanh nghiệp: 0200960134

4 Ngày cấp mã DN: 11/08/2009 | Ngày bắt đầu hoạt động: 21/07/2009

5 Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

6 Địa chỉ trụ sở: Số 9/259 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Cát Dài, Quận Lê Chân, HảiPhòng Điện thoại : 031 3978 616 Fax : 031 3978 615

7 Chủ doanh nghiệp:

8 Giám đốc: Nguyễn Minh Quang

Số đăng ký kinh doanh : 0203005539 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày 21/07/2009

Mã số thuế : 0200960134

Văn Phòng: P506,Tòa nhà Dầu Khí, 441 Đà Nẵng, Hải An, HP

- Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty cố phần thương mại Vận Tải An Vượng được thành lập riêng năm 2009

để đảm nhận, quản lý lĩnh vực giao nhận vận tải đường bộ cho công ty TNHH VinhThịnh, công ty TNHH Vinh Thịnh được thành lập từ năm 1998, hoạt động chủ yếutrong lĩnh vực vận tải đường biển và đường sông

Công ty cố phần thương mại TM Vận Tải An Vượng với tuổi đời trẻ, hiện nay đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đường bộ (trucking) và các dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu

Công ty có 18 đầu xe container và lái xe giàu kinh nghiệm

Từ khi thành lập đến nay, công ty CP TM Vận Tải An Vượng luôn phấn đấu xây

Trang 16

dựng hình ảnh, tạo dựng danh tiếng, xậy dựng được những mối quan hệ làm ăn với rấtnhiều bạn hàng truyền thống, tiềm năng như: công ty Giầy Hà Tây, công ty Giầy SơnTây, Giầy Thái Bình,Giầy Thăng Long, Công Ty CP Tân Vĩnh Cửu (một công tychuyên về nhập khẩu gỗ),KGL Việt Nam (cho dự án SamSung Thái Nguyên)…

2.1.2Mục tiêu của công ty

Trong thời gian tới, công ty đề ra mục tiêu nâng tầm chất lượng những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, tạo dựng được danh tiếng, xây dựng mối quan hệ làm ănlâu dài với các khách hàng truyền thống của mình, trở thành một cơ sở uy tín trong ngành giao nhận vận tải trong nước và quốc tế Không những giữ vững thị trường hiệnnay, công ty tiếp tục cố gắng mở rộng ra các thị trường mới, các đối tác, khách hàng tiềm năng mới, ở cả trong và ngoài nước, góp phần giúp công ty hoạt động hiệu quả và

ổn định trong thời gian dài

2.1.

3 Ngành nghề kinh doanh:

Công ty cố phần thương mại Vận Tải An Vượng hoạt động dựa trên giấy phép kinh doanh số 0203005539 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày 21/07/2009 ,với các ngành nghề kinh doanh sau :

Dịch vụ vận tải đường biển quốc tế

Dịch vụ vận tải đường biển nội địa

Dịch vụ vận tải bằng đường bộ (inland trucking)

Dịch vụ khai thuê Hải quan hàng XNK

Đại lý bảo hiểm hàng hóa

Dịch vụ cho thuê kho, đóng gói và phân phối

Làm đại lý cho các hang tàu nước ngoài

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng công ty đã xây dựng được một công ty vững mạnh có đội ngũ nhân viên và thuyền viên lành nghề, đạt được những thành tích đáng

kể trong lĩnh vực vận tải, đóng góp một phần thuế đáng kể cho Ngân sách Nhà nước

Trang 17

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY AN VƯỢNG

Như sơ đồ trên chúng ta đã thấy

Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty :

- Đề ra các quyết định cho các hoạt động kinh doanh của công ty

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt cho nhân viên công ty

ký kết các hợp đồng kinh doanh với đối tác

- Ban hành các quy chế, luật lệ để quản lý nội bộ

- Tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong công ty

Bộ phận kinh doanh : Bộ phận quan trong nhất của công ty, đưa ra các chiến lượcmarketing thích hợp Nhân viên kinh doanh tiến hành tìm kiếm khách hàng, tiếp nhậnnhu cầu xuất nhập khẩu của khách hàng hoặc đại lý có nhu cầu, thông báo với giámđốc tình hình khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng, chào giá dịch vụ của công týđến khách hàng, đàm phán với các hãng tàu để có giá cước tốt nhất cho kháchhàng… Tiến hàng xem xét báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận

Bộ phận giao nhận :

Thực hiện các nội dung công việc trong hoạt động kinh doanh : từ khi lên chứng từđến khi hoàn tất thủ tục xuất hàng đi nước ngoài hoặc nhập hàng về kho của doanhnghiệp đăng ký làm dịch vụ

Giải quyết các vướng mắc của khách hàng, tiết kiệm chi phí, tạo uy tín với kháchhàng

Bộ phận kinh

Trang 18

thông báo những thông tin cần thiết về lô hàng cho khách hàng Theo dõi bookinghàng hóa, chịu trách nhiệm phát vận đơn, lệnh giao hàng…

Bộ phận kế toán : hàng ngày, bộ phận tiến hành công việc thu thập, xử lý nhữnghóa đơn, chứng từ kế toán về các khoản chi tiêu về giá vốn hàng bán, doanh thu, lợinhuận của công ty Thông qua đó, lập những bản báo cáo tài chính cho từng quý, từnglĩnh vực hoạt động của công ty, cuối năm lập cáo báo về thuế(TNCN, TNDN )., xử

lý các loại giấy tờ, sổ sách Nộp thuế cho nhà nước

2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty cố phần thương mại Vận Tải An

Vượng

Dịch vụ giao nhận là lĩnh vực hoạt động chính của công ty Công ty cổ phầnthương mại vận tải An Vượng hầu như chỉ thực hiện hoạt động giao nhận với hàngnguyên container Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng doanhthu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp vững mạnh của toàn công ty

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọngDoanh

Ngày đăng: 04/06/2016, 11:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w