- Vai trò của nhà nước ở Việt nam chưa theo kịp yêu cầu phát triển TTBH trong điều kiện hội nhập hiện nay: Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo ra mô
a) Khái quát chung tình hình kinh tế xã hội.
Thời kỳ này, công cuộc đổi mới ở nước ta đang được phát triển cả chiều rộng,chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống về mọi mặt của người dân: Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ ngoại giao được mở rộng. Có thể nói, chưa bao giờ vị thế của VN trên trường quốc tế lại được đánh giá cao như trong giai đoạn hiện nay.
Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ 2 Châu Á). Trong vòng 11 năm ( từ 1994 đến 2005) GDP của Việt Nam đã tăng hơn hai lần, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là gần 7%. Riêng năm 2005, GDP tăng 8,4%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần.
Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng được thông thoáng. Tính đến cuối năm 2005 , đã có hơn 5.871 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 49,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2005, các dự án mới cấp phép chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Các DN FDI đóng góp
khoảng 15% GDP,chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.
Xuất nhập khẩu Việt nam cũng tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2005 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004 ( trong đó xuất khẩu tăng 21,6%, nhập khẩu tăng 15,4%).
Trong những năm qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến cải cách trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tính minh bạch của tài chính nhà nước, tạo nền móng để phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam đang đã hình thành và dần phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản và tiến tới sẽ hình thành thị trường khoa học công nghệ.
Đi đôi với phát triển kinh tế, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội. Quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khoa học công nghệ, y tế văn hóa…Mặt khác, Chính sách đối ngoại của Việt Nam “ Sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước”, đã đem lại những kết quả rất tích cực. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC… và đến ngày 07/11/2006 Việt Nam sẽ trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tình hình KT-XH trên đây là những điều kiện quan trọng, là cơ sở để thị trường BH nói chung và thị trường BH phi nhân thọ nói riêng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, cơ bản đã đạt được trong thời gian qua, tình hình KT-XH Việt Nam còn một số mặt yếu kém cần khắc phục đó là: Một số chỉ tiêu về kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra.Chất lượng tăng trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao ( ví dụ như trong các ngành sản xuất và dịch vụ). Giá hàng hóa , dịch vụ trong nước còn cao, tính cạnh tranh của hàng hóa thấp..