1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm trường đại học tây nguyên (TT)

35 625 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách m

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, nó không

những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý,

ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chấtlượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động

Giao tiếp giúp cho con người tiếp thu kinh nghiệm của người khác, ápdụng cho chính mình, mở mang hiểu biết…Trong quá trình giao tiếp chúng tahọc được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội những tiêu chuẩn từ cuộcsống, kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn Qua đó, phát huykhả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp cho mỗi người ngày càng phát triển

Sự đánh giá của người khác như tấm gương soi sáng phản ánh khuôn mặt bảnthân

Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọngtrong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộphận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc nănglực sư phạm của người giáo viên Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bảnnhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục Do đó, vấn đề đặt ra đối vớinhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủđộng tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sư phạm, để khi bước vàonghề họ nhanh chóng thích ứng với công việc, sẵn sàng giải quyết ngay đượcnhững tình huống trong giao tiếp sư phạm Nhà trường sư phạm là nơi thựchiện nhiệm vụ này Muốn đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị năng lực giaotiếp sư phạm cho sinh viên sau khi ra trường, trước tiên phải có sự đánh giá

về đặc điểm giao tiếp của họ ở góc độ tâm lí học để làm cơ sở cho việc xácđịnh chương trình, kế hoạch đào tạo một cách phù hợp

Trang 2

Đại học Tây Nguyên là một trường đào tạo đa ngành nghề, trong đó cónghề sư phạm Số lượng sinh viên của trường đông, trong đó có những sinhviên thuộc các dân tộc ít người, với đặc điểm văn hóa khác nhau, phong cáchsinh hoạt, giao tiếp khác nhau Để nhà trường có được kế hoạch đào tạo phùhợp với từng loại hình nghề nghiệp và từng loại sinh viên, nhằm nâng cao kỹnăng giao tiếp nghề nghiệp cho họ, nhất là sinh viên sư phạm, phải có nhữngkhảo sát về đặc điểm giao tiếp hiện có của sinh viên ở góc độ tâm lý học.

Qua kết quả tiếp xúc sơ bộ cho thấy, nhiều sinh viên của trường còn e

dè, thiếu chủ động, thiếu mạnh dạn trong học tập và các hoạt động khác.Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều và một trong các nguyên nhân phải

kể tới đó là năng lực giao tiếp còn hạn chế của sinh viên Muốn nâng caonăng lực giao tiếp cho sinh viên sư phạm thì phải nắm được đặc điểm giaotiếp của họ Đó là lý do, khiến tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểmgiao tiếp của sinh viên khoa sư phạm- Trường Đại học Tây Nguyên” nhằmgóp phần đưa ra cơ sở khoa học để có giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo của Nhà trường đối với ngành sư phạm.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm – Trường Đạihọc Tây Nguyên

Trang 3

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khoa Sư phạm - trường Đại học Tây Nguyên

3.3 Đối tượng khảo sát

300 sinh viên khoa Sư phạm- trường Đại học Tây Nguyên

4 Giả thuyết khoa học

Sinh viên khoa Sư phạm - trường Đại học Tây Nguyên có nhu cầu và

kỹ năng giao tiếp ở mức độ chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viênchưa tích cực rèn luyện và nhà trường chưa tổ chức tốt các hoạt động nhằmrèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Khảo sát thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa Sưphạm- trường Đại học Tây Nguyên

- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng đưa ra một số khuyến nghị đểnhà trường tố chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinhviên sư phạm

Trong 3 nhiệm vụ trên đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở nhiệm vụ

1 và nhiệm vụ 2

6 Phạm vi nghiên cứu

- Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiêncứu nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2,năm thứ 3 và năm 4 của một số ngành khoa Sư phạm - trường Đại học TâyNguyên

- Thời gian: Học kì II – năm học 2009 - 2010

7 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp cácphương pháp sau:

Trang 4

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp điều tra bằng test

- Phương pháp điều tra viết

- Phương pháp phóng vấn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê toán học

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài

A.A.Bôdaliop khi khai mạc Hội nghị khoa học “Giao tiếp với tư cách làđối tượng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn” đã nói:

“Trong hoạt động giao tiếp có thể tìm thấy sự thể hiện tổng hợp của tất cả cácđặc trưng cơ bản của con người như là một thành viên của xã hội, như là mộtchủ thể hoạt động nhận thức và sáng tạo” Vì vậy giao tiếp thực sự trở thànhđối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lý Cho đến nay trên thế giới việcnghiên cứu giao tiếp trở thành một hệ thống, một ngành khoa học riêng: đó làTâm lý học giao tiếp

Có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề giao tiếp: Thời cổ đại nhưXôcơrat, Platon, Aritot sau này đến các nhà tâm lý học hiện đại như: AnnaFrued, E.E.Acquyt, M.Âgin, A.N.Leochiev, M.I.Liirna, B.D.Econhin,V.X.Mukhina, B.F.Lomov, L.X.Vưgotxki

Năm 1956 ba tác giả người Mỹ: Johson, Lgrríon, M.Schlekamp đã viếtcuốn sách về “giao tiếp

Năm 1960 Bavelá (pháp) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúcgiao tiếp

Đầu năm 1970 ở Liên Xô cũ một số bài báo về giao tiếp được giới thiệutrong hội nghị “tâm lý học về giao tiếp” được tổ chức vào thánh 3/1970; tháng

Trang 5

3/1973; 5/1973Bên cạnh các công trình công bố trong 3 hội nghị trên còn cóhàng loạt các công trình với các mức độ khác nhau được nghiên cứu ở Liên

Xô và các nước Đông Âu

1.1.2 Nghiên cứu giao tiếp ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tâm lý học là khoa học còn non trẻ Vấn đề giao tiếp được

đi sâu nghiên cứu từ năm 1970 - 1980 Việc nghiên cứu giao tiếp phát triểnmạnh mẽ và đi theo xu hướng khác nhau, thể hiện các công trình nghiên cứu

lí luận và thực tiễn Có thể khái quát một số hướng nghiên cứu về giao tiếp vàhoạt động giao tiếp trong lĩnh vực như sau:

Nghiên cứu lí luận về giao tiếp phải kể đến các tác giả: Đỗ Long, BùiVăn Huệ; Ngô Công Hoàn, Nguyễn Văn Lê Trong đó có nhóm các côngtrình nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh “Kỹnăng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, Nguyễn Thạc - Hoàng Anh với cuốn

“Luyện giao tiếp sư phạm” Đại học Sư phạm 1998, Ngô Công Hoàn Hoàng Anh “Giao tiếp sư phạm”, Trần Duy Hưng đã bàn tới kỹ năng giaotiếp sư phạm của sinh viên, Ứng xử sư phạm (Trịnh Trúc Lâm)

-Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp như:

“Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao Đẳng sư phạm Quảng Trị” Nguyễn Thị Diễm; tác giả Nguyễn Thanh Bình trong tạp chí Nghiên cứu giáodục 1992 với bài “Nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm”; “Ảnh hưởng củanhu cầu giao tiếp đến việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp sư phạm sinhviên trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị”; “Khả năng giao tiếp của sinh viên

-sư phạm tinh Sơn La” - Lò Thị Mai Thoan; Hoàng Đình Châu “Thực trạng kỹnăng giao tiếp của học viên Sĩ quan”; Trương Quang Học “một số đặc điểmgiao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tào giáo viên khoa học xã hộinhân văn Quân sự cấp Quân đội”; Nguyễn Thị Thanh Tâm “kỹ năng giao tiếptrong lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể”; Đào Thị Oanh “Nhu

Trang 6

cầu giao tiếp của học sinh cuối bậc tiểu học (khu vực Hà Nội)”; Phạm ThịDung “thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà

Nẵng” - Thông báo khoa học 2006

Nhìn chung đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của sinhviên và sinh viên sư phạm, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về nhucầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Nguyên

1.2 Một số vấn đề về giao tiếp

Giao tiếp là vấn đề quan trọng và phức tạp, nó đã được nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu ở những góc khác nhau Nhìn chung khi định nghĩa vềgiao tiếp các tác giả xuất phát từ hai hướng tiếp cận sau:

1.2.1 Hướng tiếp cận thứ nhất: xuất phát từ các chuyên ngành tâm lý

học ứng dụng

1.2.2 Hướng tiếp cận thứ hai: xem xét các xu hướng cơ bản trong tâm lý họcgiao tiếp

Khi tìm hiểu, khám phá bản chất giao tiếp, các nhà tâm lý học thế giới dẫ

đi theo 3 xu hướng rõ rệt

- Hướng thứ nhất: các định bản chất giao tiếp qua việc xác định nội hàmcủa khái niệm (thu hẹp hoặc mở rộng nội hàm khái niệm giao tiếp)

- Hướng thứ hai: xác định chính xác hoá khái niệm giao tiếp bằng việcphân biệt “giao tiếp” với các thuật ngữ, khái niệm liên quan như “thông tin”,

“ứng xử” hoặc “quan hệ xã hội”

- Hướng thứ ba: xem xét bản chất giao tiếp qua việc xác định vị trí củagiao tiếp trong hệ thống khái niệm phạm trù tâm lý

Theo quan điểm của Leoochiev: Vị trí quan trọng nhất khi phân tích hoạtđộng thuộc về động cơ và mục đích Động cơ có liên quan đến nhu cầu, kíchthích hoạt động, mục đích liên quan đến đối tượng mà hoạt động hướng đến,đối tượng cần phải ở trong quá trình thực hiện hoạt động và bị biến đổi thành

Trang 7

sản phẩm Động cơ của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với ngườikhác Mỗi con người ai cũng có nhu cầu giao tiếp lẫn nhau để chiếm lĩnh đốitượng.

Hoạt động thường được thực hiện như là hệ thống các hành động triểnkhai liên tục, mỗi hành động giải quyết một phần nhiệm vụ và có thể xem như

là một “bước” hướng đến mục đích Hành động triển khai trong thực tiễn lànhờ vào kỹ năng Việc hình thành kỹ năng hành động là hình thành ở conngười khả năng triển khai thao tác theo đúng logic phù hợp với mục đíchkhách quan

Theo các nhà tâm lý học hoạt động coi giao tiếp như một dạng hoạtđộng hay là hoạt động giao tiếp Giao tiếp xuất phát từ nhu cầu của cá nhân vàcách thức thực hiện giao tiếp thông qua kỹ năng hành động

Tóm lại qua việc phân tích ở trên cho thấy rằng, khái niệm giao tiếpđến nay chưa có sự thống nhất rõ ràng, dựa trên những quan điểm của các tácgiả, chúng tôi rút ra khái niệm về giao tiếp làm công cụ cho đề tài mìnhnghiên cứu như sau

1.3 Nhu cầu và nhu cầu giao tiếp

1.3.1 Một số vấn đề về nhu cầu

1.3.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có

rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu.

Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập phân tích các khái niệm khác nhau về nhucầu và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa của GS.TS

Nguyễn Quang Uẩn “Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy được thoả mãn

để tồn tại và phát triển”.

Trang 8

1.3.1.2 Đặc điểm của nhu cầu

- Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng

- Nhu cầu có tính ổn định

- Phương thức thoả mãn nhu cầu

- Trạng thái ý chí - cảm xúc

1.3.1.3 Các loại nhu cầu

A.Maslow (1908 - 1970) chia nhu cầu thành 5 loại bao gồm: nhu cầu vậtchất, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng, nhucầu về phát triển cá nhân

- Dựa vào cách phân chia của tác giả Lê Thị Bừng trong cuốn “nhữngthuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách” thì chia nhu cầu thành các loại cơbản

+ Nhu cầu vật chất

+ Nhu cầu tinh thần

+ Nhu cầu xã hội

1.3.1.4 Các mức độ của nhu cầu

Mức độ nhu cầu là độ gay gắt đòi hỏi về một đối tượng nào đó thể hiện ởviệc thể hiện ý thức được trạng thái thiếu thốn của chủ thể, đối tượng vàphương thức thoả mãn nó

Nhu cầu có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi tác giả lại cónhững cách phân chia mức độ nhu cầu khác nhau

- Theo X.L Rubinstein căn cứ vào mức độ của ý thức thì nhu cầu trảiqua 3 mức độ: ý hướng, ý muốn, ý định

+ Ý hướng

+ Ý muốn

+ Ý định

Trang 9

- Căn cứ vào tính tích cực, nhu cầu biểu hịên ở 3 mức độ: Lòng hammuốn, lòng say mê, đam mê.

+ Long ham muốn

+ Lòng say mê

+ Đam mê

- Một số tác giả Việt Nam (Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thanh Bình,Nguyễn Kim quý) chia nhu cầu thành 5 mức độ : Thấp, trung bình thấp, trungbình, trung bình cao, cao

1.4 Nhu cầu giao tiếp

1.4.1 Khái niệm nhu cầu giao tiếp

Các quan niệm trong tâm lý học Macxit đều thống nhất coi nhu cầu là sựđòi hỏi của con người về một đối tượng nào đó Sự đòi hỏi đó phải được thoảmãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người

Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu đặc trưng của con người, vì nó có vaitrò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nó trở thành nhucầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người Trong đề tài này,chúng tôi dựa vào quan niệm nhu cầu giao tiếp của PTS Ngô Công Hoàn nhưsau:

Nhu cầu giao tiếp là sự đòi hỏi tất yếu của cơ thể được tiếp xúc với con người để tồn tại và phát triển theo hướng của con người trong các giai đoạn lứa tuổi ở những điều kiện phát triển xã hội nhất định

1.4.2 Đặc điểm của nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu giao tiếp được thể hiện qua các đặc điểm sau:

- Tính đối tượng của nhu cầu giao tiếp: các quan hệ người - người đượcthể hiện trong sự giao tiếp

Trang 10

Đối với sinh viên, đối tượng giao lưu chủ yếu là bạn bè nơi ở và các mốiquan hệ xã hội nảy sinh Qua các mối quan hệ này góp phần nâng cao khảnăng giao tiếp, phục vụ cho nghề nghiệp sau này.

Đối với giảng viên, đối tượng thầy cô hướng tới đó là sinh viên, nhữngngười đồng nghiệp, cán bộ quản lý lãng đạo, người thân trong gia đình vànhiều mối quan hệ xung quanh Qua các mối quan hệ nhằm mở rộng sự hiểubiết, xây dựng mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống

- Nội dung của nhu cầu giao tiếp: Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhânthực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh thời gian và không gian nhấtđịnh

Nội dung giao tiếp thường được các bạn sinh viên quan tâm đó là trithức chuyên môn; tri thức chính trị - xã hội, văn hoá, tri thức đời sống; cáchthức thực hiện (như cách ứng xử, cách học) Để thoã mãn những nhu cầu sinhviên bắt buộc tham gia vào các hoạt động không chỉ là hoạt động học tập màcòn muốn tham gia các khác như: hoạt động lao động, hoạt động xã hội…Thông qua các hình thức hoạt động rèn luyện tại trường, tham quan, đi thực

tế, xuống cơ sở thực tập, làm thêm bán thời gian…Những hoạt động này, sinhviên muốn trực tiếp tiến hành nhằm trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm, để nângcao kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp và được tự mình trải nghiệm cuộcsống

1.4.3 Mức độ của nhu cầu giao tiếp

Theo cách phân loại của tác giả Ngô Công Hoàn để đo mức độ nhu cầugiao tiếp của sinh viên gồm 5 mức độ: thấp, trung bình thấp, trung binh, trungbình cao, cao

+Mức độ thấp: không phải là không có giao tiếp, nhưng chỉ dừng lại ởnhững giao tiếp tối thiểu, bắt buộc cần có của cuộc sống

Trang 11

+ Mức độ trung bình thấp: có sự mở rộng hơn trong quan hệ giao tiếpnhưng vẫn ở mức độ thấp.

+ Mức độ trung bình : các mối quan hệ đều ở mức vừa phải, không thực

sự thấy hào hứng khi tham gia giao tiếp nhưng vẫn tham gia vì nguyên nhânkhách quan thúc đẩy

+ Mức độ trung bình cao: đã có sự tích cực và chủ động khi tham giagiao tiếp nhưng chưa ở mức thường xuyên

+ Mức độ cao: thấy được những lợi ích của việc giao tiếp mang lại, nhiệttình và hăng hái tạo dựng các mối quan hệ giao tiếp, tham gia thường xuyêncác hoạt động do lớp, khoa trường tổ chức và nhiều khi là người khởi xướngcác hoạt động

Với cách phân loại trên, đây là cơ sở khoa học để đo nhu cầu giao tiếpcủa sinh viên Vì vậy chúng tôi chọn mức độ phân loại này làm công cụnghiên cứu cho đề tài

1.4.4 Vai trò của nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu giao tiếp là điều kiện thiết yếu của mọi hoạt động, cùng với hoạtđộng giao tiếp đã trở thành một phương thức tồn tại của xã hội loài người.Thông qua giao tiếp chẳng những con người nhận thức được người khác màcòn nhận thức được chính mình Nhu cầu giao tiếp còn tạo điều kiện để hìnhthành những mối liên hệ muôn màu, muôn vẻ giữa người với người “Giaotiếp gắn con người với con người

Như vậy, nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của conngười Qua giao tiếp, con người biết được các giá trị xã hội của người khác vàcủa bản thân Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân theocác chuẩn mực xã hội, nhân cách cá nhân ngày càng hoàn thiện

Trang 12

1.4.5 Sự hình thành nhu cầu giao tiếp

Về vấn đề này có sự khác nhau trong quan điểm giữa các nhà tâm lý họcphương Tây và các nhà tâm lý học Mác xít

Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng nhu cầu sinh vật

sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội

A.N.Lêonchiev và các nhà tâm lý học Mác xít khẳng định mối quan hệchặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động “ Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cựccủa hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và pháttriển trong hoạt động”

Vì vậy muốn hình thành nhu cầu giao tiếp thì bản thân đối tượng cần rènluyên tích cực thông qua các hoạt động, từ đó phát huy được các mặt của bảnthân, hình thành những đòi hỏi được tiếp xúc với người khác tới mức khôngthể thiếu được thì chủ thể đã có nhu cầu giao tiếp với đối tượng

1.4 Kỹ năng

1.4.1 Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng giao tiếp

Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng

Trong tâm lý học tồn tại hai khái niệm khác nhau về kỹ năng

- Quan niệm thứ nhất: coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành độnghay hoạt động

- Quan niện thứ hai: coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật củahành động mà nó còn là một biểu hiện là năng lực của con người Kỹ năngtheo quan niệm này thường có tính ổn định, vừa có mềm dẻo, tính linh hoạtvừa có tính mục đích

Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập phân tích các khái niệm khác nhau về kỹnăng và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng giaotiếp như sau:

Trang 13

Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biết tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng giao tiếp); đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới một mục đích đã định.

1.4.2 Các nhóm kỹ năng giao tiếp.

+ Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp

+ Nhóm kỹ năng định vị

+ Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển

Mỗi tác giả chia kỹ năng giao tiếp theo một cách khác nhau, nhưngtrong đề tài này, để đo những khả năng tiềm tàng của sinh viên một cách cụthể nhất, chúng tôi đã chọn cách phân loại của V.P.Dakharov

V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành một pha giao tiếp chorằng để có năng lực giao tiếp, cần có các kĩ năng sau:

- Khả năng tiếp xúc, thiếp lập mối quan hệ: khả năng tiếp xúc, cáchthức trao đổi mạnh dạn, quan hệ dễ dàng và tự nhiên với đối tượng tiếp xúc

- Biết cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc: trongquá trình giao tiếp biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sơvới người khác

- Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: ít chú ý nghe khi tiếp xúc giao tiếp,cần nhiều thời gian để thích nghi tổ chức mới

- Năng lực tự chủ cảm xúc, hành vi: : khó kiềm chế, giữ bình tĩnh khingười khác trêu chọc, khích bác, nói xấu

- Năng lực tự kiếm chế, kiểm tra người khác: thường chỉ dẫn, khuyênbảo người khác cách làm cho đúng Làm hạn chế sự hung hăng của đối tượngkhác trong khi tranh luận Biết an ui người khác lúc buồn

- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, dễ chịu: Nói có duyên, hấp dẫn, diễn đạtngắn gọn

Trang 14

- Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp: gặp khó khăn khi phảitiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác Không quá nên giữ khư khu ý kiếncủa mình.

- Năng lực thuyết phục đối tượng giao tiếp: trong khi nói chuyện sửdụng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác Khả năngthuyết phục người khác

- Khả năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: thường chủ động

đề sướng các hoạt động tập thể, nhóm bạn bè Giữ vai trò tích cực, sôi nổitrong nhóm nói chuyện

- Sự nhảy cảm trong giao tiếp:cảm thấy áy náy khi xem câu chuyệncủa người khác, nhảy cảm với nỗi đau của ban bè, dễ động lòng với tâm trạngcủa bạn

1.4.3 Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp

Khi xem xét giao tiếp dưới dạng hoạt động giao tiếp thì việc hình thành

kỹ năng giao tiếp sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm khí chấtvới chức năng của hệ thần kinh não bộ; sự hoạt động tích cực của cá nhân vàmôi trường, trong đó môi trường nhà trường có vai trò kích thích sự hứng thúsinh viên tích cực tham gia các hình thức hoạt động khác nhau nhằm phát huy

và hình thành kỹ năng giao tiếp Những yếu tố này tác động qua lại đến việchình thành kỹ năng giao tiếp tốt hơn

Để có kỹ năng giao tiếp thì chủ thể phải có những hành động giao tiếp.Trong quá trình hành động, chủ thể tham gia các quá trình giao tiếp, các mốiquan hệ, thực hiện những hành động nhằm giải quyết các vấn đề của mình

Trang 15

1.5 Đặc điểm nghề thầy giáo

1.6 Một số đặc điểm tâm lí của sinh viên

1.6.1 Khái niệm sinh viên

Từ sinh viên được dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đạihọc và cao đẳng để phân biệt với học sinh trung học phổ thông Sinh viênhiện đại thường có độ tuổi từ 18 đến 25 Đây là giai đoạn chuyển từ sự chínmuồi về chất sang trưởng thành về phương diện xã hội Sinh viên là đại biểucủa nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất haytinh thần của xã hội Nhóm xã hội đặc biệt là nguồn bổ sung cho đội ngũ trithức

1.6.2 Khái niệm sinh viên sư phạm

Sinh viên sư phạm là những người đang học tập, rèn luyện trong cáctrường đại học và cao đẳng sư phạm Họ mang đầy đủ những đặc điểm chungcủa sinh viên, song họ có những đặc điểm riêng về nhân cách, nghề nghiệp

Họ học tập và rèn luyện để trở thành những “kỹ sư tâm hồn” với nghề trồngngười

1.6.3 Những đặc điểm tâm lý của sinh viên

* Về nhận thức

* Tự ý thức của sinh viên

* Đặc điểm của đời sống tình cảm

* Về nhân cách

1.7 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên

Ở giai đoạn lứa tuổi này, sinh viên giữ vai trò, vị trí xã hội rõ rệt, lànhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình

độ và nghề nghiệp tương đối cao của xã hội

Cũng như ngành khác, sinh viên sư phạm luôn phải biết tự rèn luyệnbản thân và kỹ năng giao tiếp sư phạm, bởi sự đòi hỏi của nghề thầy giáo đối

Trang 16

với khả năng này là rất cao Vì vậy trong giao tiếp, họ luôn có xu hướng mangdấu ấn đặc trưng của nghề nghiệp, phong cách giao tiếp này luôn nhận được

sự tôn trọng của xã hội

Trong quá trình giao tiếp, SV thường trao đổi với nhau về nội dung vàphương pháp học tập, bởi hoạt động chủ yếu của SV là học tập và rèn luyện.Bên cạnh đó, SV theo học đại học sẽ khác với cách học ở cấp dưới, SV phảichủ động hơn, phải tự tìm tòi tài liệu, trao đổi thông tin với bạn bè giúp bảnthân họ tiếp thu được nhiều tri thức

Hoạt động giao tiếp diễn ra trên tất cả các mặt của SV thông qua nhữnghoạt động khác nhau Những hoạt động mang tính phức tạp giữa các cá nhânsinh viên với bạn bè cùng lứa, cùng giới, các tổ chức, các nhóm xã hội Cáchoạt động này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách sinh viên

Kết luận chương 1

Giao tiếp giữ vai trò là điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành

và phát triển của con người

Phạm trù giao tiếp được nghiên cứu theo nhiều chiều hướng khác nhau,mỗi hướng nghiên cứu có những mặt hợp lý riêng, trong đề tài này chúng tôinghiên cứu giao tiếp như một dạng hoạt động hay là hoạt động giao tiếp.Giao tiếp xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và cách thức thực hiện giao tiếpthông qua kỹ năng hành động

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người.Đối với sinh viên, kỹ năng giao tiếp bộc lộ nhằm tạo lập, xây dựng mốiquan hệ giữa bạn bè và những người khác trong xã hội, đồng thời thực hànhnhững kỹ năng đã học được vào cuộc sống nhằm phục vụ cho nghề nghiệptương lai

Trang 17

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.2 Tiến trình nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhằm hệ thống lại các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: giao tiếp,nhu cầu

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

2.3.2.1 Phương pháp trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp

Dựa vào cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi sử dụng trắc nghiệm nhucầu giao tiếp

- Mục đích của phương pháp: Nhằm đo mức độ nhu cầu giao tiếp của

sinh viên

- Nội dung của trắc nghiệm: Trắc nghiệm P.O do trường Đại học sư

phạm Lênin (Liên Xô cũ) soạn thảo, trong cuốn “những trắc nghiệm tâm lý”,tậpII, trắc nghiệm về nhân cách, của Ngô Công Hoàn, (1997) NXB ĐHQG

Hà Nội Gồm 32 item

2.3.2.2 Phương pháp trắc nghiệm khả năng giao tiếp

- Mục đích trắc nghiệm: Nhằm đánh giá thực trạng khả năng giao tiếp

của sinh viên

- Nội dung trắc nghiệm: Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm khả năng giao

tiếp của V.P Da-Kha-Rốp, trong cuốn “những trắc nghiệm tâm lý”, tập II,trắc nghiệm về nhân cách, của Ngô Công Hoàn, (1997) NXB ĐHQG Hà Nội.Gồm 80 item

- Cách xử lý, phân tích số liệu

- Mỗi kỹ năng được tính điểm theo 8 câu hỏi trong 80 câu hỏi của nangtrắc nghiệm

Ngày đăng: 03/06/2016, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Lê Thị Bừng (chủ biên). Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách.NXB ĐHSP -2003.5 .Ngô Công Hoàn - Hoàng Anh: Giao tiếp sư phạm. NXB Giáo dục 1998 Khác
6. Nguyễn Thị Diễm. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị. Tạp chí khoa học và công nghệ. ĐHĐà Nẵng. Số 2- 2008 Khác
7. Nguyễn Xuân Thức - Phạm Thành Nghị. Một số vấn đề giao tiếp sư phạm.Hà Nội 1993 Khác
8. Giáo trình giao tiếp sư phạm. Trường Đại học SP TDTT TP HCM. NXB TDTT. Hà Nội - 2006 Khác
9. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục 2004 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w