1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (TT)

21 969 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 356,24 KB

Nội dung

Tuy nhiên ở trường ĐHSP Đà Nẵng thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ñể trên cơ sở ñó ñưa ra các biện pháp thích hợp trong việc nâng cao

Trang 1

ñược tiếp xúc, giao tiếp với ñối tượng, ñặc biệt phải giao tiếp với những người xung quanh

– những người lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn Mặt khác giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách nghề Sự thành công của mỗi người trong công việc mà mình ñang thực hiện không chỉ phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn mà còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo với mọi người và trong mọi hoàn cảnh

Vì lẽ ñó, giao tiếp cần ñược xem xét, nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất của nhân cách

Đặc biệt là trong hoạt ñộng sư phạm, thì giao tiếp không thể thiếu ñược Bởi vì quá

trình dạy học và giáo dục là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố Một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của hoạt ñộng sư phạm, ñó chính là năng lực giao tiếp của giáo viên

Điều ñó phải chăng là do khả năng giao tiếp sư phạm của họ chưa ñáp ứng yêu cầu thực

tiễn của quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh

Quan sát thực tế tại trường ĐHSP Đà Nẵng cũng cho thấy trước khi ñi thực tập, nhiều sinh viên tỏ ra lo lắng, thiếu tự tin vào khả năng giao tiếp sư phạm của bản thân

Hiện nay ở nước ta cũng ñã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng giao tiếp của sinh viên sư phạm và ñã ñưa ra các giải pháp cụ thể cho vấn ñề này Tuy nhiên ở trường ĐHSP Đà Nẵng thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ñể trên cơ sở ñó ñưa ra các biện pháp thích hợp trong việc nâng cao khả năng này cho sinh viên

Vì vậy ñể chuẩn bị tốt nghề nghiệp tương lai cho sinh viên thì một trong những

ñiều kiện là phải chuẩn bị tốt về khả năng giao tiếp sư phạm cho họ ngay từ bây giờ

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà

Trang 2

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Sinh viên sư phạm trường Đại học sư phạm ĐN

4 Giả thuyết khoa học

Nhìn chung sinh viên ngành sư phạm trường ĐHSPĐN có khả năng giao tiếp sư phạm, nhưng mức ñộ chưa cao, có ñiều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu các quan ñiểm lý luận liên quan ñến các vấn ñề nghiên cứu của ñề tài

5.2 Khảo sát tìm hiểu thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên

5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên nhằm chuẩn bị tốt nghề nghiệp tương lai cho họ

Trong 3 nhiệm vụ trên, ñề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu nhiệm vụ 5.1 và 5.2

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Do ñiều kiện hạn chế nên ñề tài giới hạn ở phạm vi tìm hiều thực trạng khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP ĐN hệ chính quy Trong

ñó tập trung ở hai khối tự nhiên và xã hội

- Thời gian tiến hành nghiên cứu học kì II năm học 2008 – 2009

7 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ của ñề tài, chúng tôi ñã sử dụng phối hợp các phương pháp

sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:( phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá

lý thuyết…) ñể xây dựng cơ sở lý luận của vấn ñề nghiên cứu

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3 Phương pháp trao ñổi trò chuyện

Chúng tôi tiến hành trao ñổi trò chuyện với sinh viên, với cán bộ giảng dạy… ñể tìm hiểu, ñối chiếu với kết quả thu ñược từ các phương pháp ño trên

7.4 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt ñộng giao tiếp của sinh viên trong quá trình học tập ở trường và trong quá trình thực tập tại trường THPT

7.5 Phương pháp thống kê toán học

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Vấn ñề giao tiếp trong tâm lý học nước ngoài

Trong lịch sử của ngành tâm lý học giao tiếp, việc nghiên cứu giao tiếp

ñược tiến hành trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn, thu hút tất cả các nhà

khoa học có tên tuổi trên thế giới Thời cổ ñại như Xôcơrat, Platon, Arixtot… sau này ñến các nhà tâm lý học hiện ñại như: Anna Freud, E.E.Acquyt; M.Again; A.N.Leonchiev; M.I.Lixina; B.D.Econhin; V.X.Mukhina; B.F.Lomov; L.X.Vwgotxki

Đầu năm 1970 ở Liên xô cũ một số bài báo về giao tiếp ñược giới thiệu

Trang 3

tháng 3/1973; 5/1973 Các hội nghị này ñề cập ñến hàng loạt vấn ñề; phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp; cơ chế giao tiếp; ảnh hưởng của những ñặc ñiểm tâm lý cá nhân ñối với quá trình giao tiếp; giao tiếp và lãnh ñạo, giao tiếp trong quần chúng; mô hình hóa quá trình giao tiếp, sự chệch hướng và vi phạm loại hình giao tiếp… và nhiều công trình nghiên cứu

lí luận khác

1.1.2 Vấn ñề giao tiếp ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tâm lý học là khoa học còn non trẻ Vấn ñề giao tiếp

ñược ñi sâu nghiên cứu từ năm 1970 – 1980 Việc nghiên cứu giao tiếp phát

triển mạnh mẽ và ñi theo xu hướng khác nhau, thể hiện các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn Có thể khái quát một số hướng nghiên cứu về giao tiếp và hoạt ñộng giao tiếp trong lĩnh vực sư phạm như sau:

Nghiên cứu lí luận về giao tiếp: Khái niệm, bản chất, vai trò, quan hệ giữa giao tiếp và hoạt ñộng Có thể kể ra một số công trình sau: Đỗ Long:

“Cacmac và phạm trù giao tiếp” (1963); Bùi Văn Huệ: “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981); Trần Trọng Thủy: “Giao tiếp tâm lý, nhân cách” (1981), “Giao tiếp và sư phát triển nhân cách trẻ” (1981); Ngô Công Hoàn: “giao tiếp sư phạm” (1987) và “Một số vấn ñề về giao tiếp sư phạm”; Nguyễn văn Lê: “vấn

ñề giao tiếp” (1992) Trong ñó có nhóm các công trình nghiên cứu về kỹ năng

giao tiếp sư phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh – “kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”; Nguyễn Thạc – Hoàng Anh với cuốn “luyện giao tiếp sư phạm”- ĐHSPHN – 1997; Ngô Công Hoàn – Hoàng Anh: “giao tiếp sư phạm”; Trần Duy Hưng ñã bàn tới kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên;

Ứng xử sư phạm (Trịnh Trúc Lâm)

Nhìn chung những công trình này ñi sâu vào phân tích ñặc ñiểm chung

về giao tiếp của sinh viên các trường sư phạm, chưa ñi sâu nghiên cứu khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên

1.2 Một số vấn ñề về giao tiếp

1.2.1 Khái niệm về giao tiếp

Giao tiếp là một vấn ñề quan trọng và phức tạp, nó ñã ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những góc khác nhau Nhìn chung khi ñịnh nghĩa

về giao tiếp các tác giả xuất phát từ hai hướng tiếp cận sau

1.2.1.1 Hướng tiếp cận thứ nhất : xuất phát từ các chuyên ngành tâm lý học

ứng dụng

Tâm lý học ứng dụng coi giao tiếp là một tập hợp quá trình truyền ñạt

và tri giác các thái ñộ, niềm tin và ý ñịnh, dựa vào bộ máy sinh học, tâm lý chung của loài người làm sao cho ñôi bên ñối thoại hiểu ñược nhau và ñạt

ñược mục tiêu giao tiếp [11]

1.2.1.2 Hướng tiếp cận thứ hai: xem xét các xu hướng cơ bản trong tâm lý

học giao tiếp

Khi tìm hiểu, khám phá bản chất giao tiếp, các nhà tâm lý học thế giới

ñã ñi theo 3 xu hướng rõ rệt

Trang 4

- Hướng thứ nhất: xác ñịnh bản chất giao tiếp qua việc xác ñịnh nội hàm của khái niệm (thu hẹp hoặc mở rộng nội hàm khái niệm giao tiếp)

- Hướng thứ hai: xem xét bản chất giao tiếp qua việc xác ñịnh vị trí của giao tiếp trong hệ thống các khái niệm phạm trù tâm lý

- Hướng thứ ba: xác ñịnh chính xác hóa khái niệm giao tiếp bằng việc phân biệt “giao tiếp” với các thuật ngữ, khái niệm liên quan như “thông tin”,

“ứng xử” hoặc “quan hệ xã hội”

* Hướng thứ nhất: “Thu hẹp hoặc mở rộng nội hàm khái niệm giao

tiếp”

+ Xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp: chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nhất ñịnh nào ñó trong giao tiếp

Theo E.E.Acquyt và M.A.Acgain quan niệm: “Giao tiếp là sự tác ñộng,

sự truyền và tiếp nhận thông báo, sự trao ñổi thông tin của con người” [19]

K.K.Platonop: “Giao tiếp là sự trao ñổi thông tin giữa con người với nhau, sự trao ñổi thông tin này gọi là tiếp xúc” [19]

* Hướng thứ hai: Nhìn nhận bản chất giao tiếp trong việc xác ñịnh vị

trí của nó trong hệ thống các khái niệm phạm trù tâm lý học Đại diện là hai nhà tâm lý học A.A.Leeonchiep và B.Ph.Lomop khi bàn về giao tiếp và hoạt

ñộng

* Hướng thứ ba: Để hiểu ñược bản chất giao tiếp trong tâm lý học giao

tiếp, các nhà tâm lý học còn phân biệt khái niệm giao tiếp với các khái niệm liên quan như “thông tin”, “quan hệ xã hội”, “ứng xử” như các tác giả E.Đ.Giarcopva; A.K.Uledova; B.D.Parughin; V.N.Xocopnin

Tóm lại qua việc phân tích ở trên cho thấy rằng: Khái niệm giao tiếp

ñến nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn Dựa trên những quan ñểm của các

tác giả, chúng tôi rút ra khái niệm về giao tiếp làm công cụ cho ñề tài nghiên cứu của mình như sau:

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, trong một quan hệ xã hội nhất ñịnh nhằm nhận thức, trao ñổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghè nghiệp, qua ñó có sự ảnh hưởng, tác ñộng qua lại lẫn nhau

1.2 Đặc ñiểm nghề thầy giáo và giao tiếp sư phạm

1.2.1 Đặc ñiểm nghề thầy giáo

Giao tiếp của con người trong mỗi lĩnh vực hoạt ñộng khác nhau ñều mang những ñặc trưng khác nhau Để hiểu rõ hơn về khái niệm giao tiếp sư phạm và khả năng giao tiếp sư phạm, trước hết chúng ta phải phân tích ñể hiểu rõ về ñăc ñiểm lao ñộng của người thầy giáo trong lĩnh vực hoạt ñộng sư phạm:

+ Nghề thầy giáo là nghề mà ñối tượng quan hệ trực tiếp là con người: + Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình

Trang 5

+ Nghề ñòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo

1.2.2 Khái niệm, ñặc ñiểm giao tiếp sư phạm

1.2.2.1 Khái niệm giao tiếp sư phạm

Cũng giống như khái niệm giao tiếp, khái niệm giao tiếp sư phạm cũng

có rất nhiều quan ñiểm khác nhau Có thể xét một số quan ñiểm sau ñây:

Thứ nhất: Coi giao tiếp sư phạm là năng lực của người giáo viên, gồm

Thứ hai: Coi giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa giáo

viên và học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội ñược những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, nhằm xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh Có các tác giả:

A.N.Leonchiep: Giao tiếp sư phạm là loại giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong và ngoài lớp, là ñiều kiện ñảm bảo cho hoạt ñộng sư phạm

PGS TS Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền ñạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh”

Theo giáo sư Nguyễn Văn Lê: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc trao ñổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy – có hiệu quả

Từ tất cả những ñiều ñã trình bày trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi xin ñược lựa chọn khái niệm giao tiếp sư phạm của T.V.Trakhov làm khái niệm công cụ cho ñề tài, bởi nó ñảm bảo yêu cầu của quá trình nghiên cứu của ñề tài:

1.2.2.2 Đặc ñiểm của giao tiếp sư phạm

1.2.2.2.1 Mục ñích của giao tiếp sư phạm

Mục ñích của giao tiếp sư phạm thực chất là sự tiếp xúc giữa giáo viên

và học sinh nhằm truyền ñạt, lĩnh hội vốn sống kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh

1.2.2.2.2 Nội dung của giao tiếp sư phạm

Trong nội dung giao tiếp nói chung và nội dung giao tiếp sư phạm nói riêng nhiều nhà khoa học tâm lý và tâm lý – giáo dục thường chia làm 2 loại: Nội dung tâm lý và nội dung công việc

1.2.2.2.3 Phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm

Trang 6

+ Ngôn ngữ nói: là phương tiện ñược sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất trong quá trình giao tiếp sư phạm, ñặc biệt trên lớp học Có hai hình thức sử dụng

+Ngôn ngữ ñộc thoại: Là hình thức nói của một người, nhưng người khác chỉ nghe, ñó là hình thức thầy giáo giảng bài, học sinh nghe

+ Ngôn ngữ ñối thoại: Là hình thức thầy cô hỏi, học sinh trả lời hoặc ngược lại Đặc ñiểm của ngôn ngữ ñối thoại:

+ Ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết trên bảng: Cần phải ñủ to, rõ ràng, ñẹp trình bày bảng một cách khoa học ñể giúp học sinh hiểu bài, dễ ghi bài, theo dõi bài một cách

hệ thống

+ Phương tiện phi ngôn ngữ:

Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng ñi, ñứng… giao tiếp phi ngôn ngữ là

những biểu hiện thông qua cơ thể như cử chỉ, tư thế, ñiệu bộ hoặc một số ñồ vật gắn với cơ thể

1.2.2.2.4 Những nguyên tắc của giao tiếp sư phạm

+ Tôn trọng nhân cách ñối tượng giao tiếp

+ Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm

+ Có thiện ý trong giao tiếp

+ Đồng cảm trong giao tiếp

Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm phân tích trên ñây bao giờ cũng thống nhất với nhau trong quá trình giải quyết những tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác ñộng qua lại biện chứng với nhau

1.3 Khả năng giao tiếp sư phạm

1.3.1 Khái niệm khả năng giao tiếp sư phạm

Để hiểu ñược một cách cụ thể về khả năng giao tiếp sư phạm, trước hết

chúng ta cần phải làm rõ các khái niệm sau

* Khả năng theo cách hiểu thông thường

Theo cách hiểu chung nhất (từ ñiển tiếng việt): Khả năng là có thể làm

ñược một việc gì ñó có kết quả tốt (chẳng hạn: khả năng âm nhạc ca hát, khả

năng chơi các môn thể thao như bong ñá, cầu lông, chạy… có kết quả tốt)

Như vậy khả năng giao tiếp ñược hiểu là có ñủ sức ñể thực hiện hoạt

ñông giao tiếp có kết quả

* Khái niệm khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là thuộc tính tâm lý của con người ñược biểu hiện trong hoạt ñộng giao tiếp, ñược bộc lộ trong việc vận dụng các kĩ năng giao tiếp vào trong quan hệ của con người với con người

* Khái niệm khả năng giao tiếp sư phạm

Khả năng giao tiếp sư phạm là thuộc tính tâm lý của người giáo viên ñược biểu hiện trong hoạt ñộng giao tiếp sư phạm, ñược bộc lộ trong việc vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Trang 7

- Kĩ năng giao tiếp sư phạm là sự nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân,

ñồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết

cách tổ chức, ñiều chỉnh, ñiều khiển quá trình giao tiếp nhằm ñạt ñược mục

ñích giáo dục.[Luyện giao tiếp sư phạm PTS Nguyễn Văn Thạc – PTS Hoàng

Anh]

- Kĩ năng giao tiếp sư phạm còn là hệ thống những thao tác, cử chỉ,

ñiệu bộ hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hòa hợp lý của giáo

viên nhằm ñảm bảo cho sự tiếp xúc với học sinh ñạt kết quả cao trong hoạt

ñộng dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít

nhất, trong những ñiều kiện thay ñổi

- Kĩ năng giao tiếp sư phạm, thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội (con người, nghề nghiệp) nhưng lại rất cá nhân giữa sự vận ñộng của cơ mắt, ánh mắt, nụ cười (vận ñộng môi miệng) tư thế ñầu cổ, vai, tay, chân (cả những cử ñộng của các ngón tay, bàn tay…)

ñồng thời với ngôn ngữ nói, viết của giáo viên Sự phối hợp hài hòa, hợp lý

giữa các vận ñộng, ñều mang nội dung tâm lý nhất ñịnh, phù hợp với những mục ñích ngôn ngữ và nhiệm vụ giao tiếp cần ñạt ñược mà giáo viên là chủ thể

Kĩ năng giao tiếp sư phạm ñược hình thành qua các con ñường:

- Những thói quen ứng xử ñược xây dựng từ gia ñình, quan hệ xã hội

- Do vốn sống kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người

- Rèn luyện trong môi trường sư phạm qua các lần thực hành, thực tập giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm tiếp xúc với học sinh (thâm niên nghề càng cao thì kĩ năng giao tiếp sư phạm càng hợp lý)

Khả năng giao tiếp sư phạm là sự kết hợp của nhiều nhóm kĩ năng khác nhau Hiện nay có nhiều cách phân chia các nhóm kĩ năng theo các tiêu chí (cơ sở khoa học) khác nhau

1.3.2 Các nhóm kĩ năng giao tiếp sư phạm

Trong quá trình nghiên cứu giao tiếp sư phạm, các nhà tâm lý, giáo dục trong và ngoài nước phân chia các loại kĩ năng giao tiếp theo các tiêu chuẩn sau

+ V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp cho rằng ñể có năng lực giao tiếp cần có 9 kĩ năng

Ông ñã xây dựng trắc nghiệm thăm dò các kĩ năng giao tiếp nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi người Trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm mỗi sinh viên sẽ ñược tiến hành trắc nghiệm này ñể biết ñược chỗ mạnh, chỗ yếu của bản thân mình trong quan hệ giao tiếp

+ Theo tóm tắt luận án phó tiến sĩ của Hoàng Thị Anh, ñã phân chia các kĩ năng giao tiếp sư phạm ở sinh viên và cán bộ giảng dạy thành ba nhóm:

Trang 8

- Nhĩm kĩ năng định hướng (bao gồm: nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt; phán đốn được trạng thái tâm lý qua lời nĩi; lường trước

được ý định của đối phương; chuyển hĩa nhanh từ tri giác bên ngồi đến xác định tính độc đáo của nhân cách; dự đốn nhanh thái độ của đối phương đối

với mình)

- Nhĩm kĩ năng điều khiển bản thân (biết chủ động đề xuất giao tiếp theo mục đích của mình; biết tự kiềm chế; biết thay đổi nét mặt khi cần thiết; biết thay đổi giọng nĩi khi cần thiết; biết kết thúc giao tiếp hợp lý)

- Nhĩm kĩ năng điều khiển đối phương (biết hướng đối phương theo ý mình để đạt được mục đích giao tiếp; biết kích thích hứng thú của học sinh trên lớp; biết kích thích sáng tạo của học sinh; biết làm giảm căng thẳng trong giao tiếp)

Như vậy tác giả quan tâm đến hai giai đoạn của một quá trình giao tiếp

Đĩ là giai đoạn ban đầu khi tiếp xúc với học sinh, sự điều khiển bản thân và

học sinh trong quá trình giao tiếp, chủ yếu là trong quá trình dạy học

Dựa vào những căn cứ trên, người ta chia kĩ năng giao tiếp sư phạm thành các nhĩm kĩ năng chính:

1.2.2.1 Kĩ năng định hướng giao tiếp

Là khả năng dựa vào những cử chỉ, điệu bộ, ngơn ngữ, nét mặt… bộc

lộ bên ngồi cua đối tượng giao tiếp để phán đốn đúng những đặc điểm nhân cách của họ

1.3.2.2 Nhĩm kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngồi

Nhĩm kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngồi ở đây thực hiện chức năng nhận thức (khác với chức năng định hướng phân tích trên là nĩ thể hiện chức năng xác định, hướng giao tiếp sư phạm) Nhĩm các dấu hiệu bên ngồi mang tính tổng quát như tính cách, năng lực, những đặc trưng về đạo

đức, thẩm mỹ, chuẩn mĩ hành vi ứng xử…ít nhiều cĩ sự tham gia của nhận

thức lý tính – ta gọi chung là trí – trực giác

1.3.2.3 Kĩ năng định vị

Kĩ năng này là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để cĩ thể “thương người như thể thương thân” và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình Kĩ năng định vị của giáo viên cịn thể hiện ở chỗ biết xác định đúng khơng gian

và thời gian giao tiếp

1.3.2.4 Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm

Là khả năng biết thu hút đối tượng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nĩ và xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng giao tiếp, biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp

1.3.2.5 Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp (kĩ năng diễn đạt bằng ngơn ngữ)

Trang 9

Phương tiện giao tiếp ñặc trưng của con người là lời nói (ngôn ngữ) Trong tâm lý học người ta khẳng ñịnh rằng: Nếu nội dung của lời nói tác ñộng vào ý thức thì ngữ ñiệu của nó tác ñộng mạnh mẽ ñến tình cảm con người

Ngoài ngôn ngữ diễn ñạt, những phương tiện ngoài ngôn ngữ như cử chỉ, ñiệu bộ, nét mặt, nụ cười, liếc mắt… có thể bổ sung, hỗ trợ cho thái ñộ của người thầy giáo trong quan hệ tiếp xúc với học sinh

1.3.2.6 Kĩ năng ñiều khiển bản thân

Là khả năng làm chủ ñược trạng thái xúc cảm của bản thân, biết tự kiềm chế, che dấu ñược tam trạng, biết tạo ra hứng thú và cảm xúc tích cực ñể

ñiều khiển diễn biến tâm trạng của bản than Biết dung các phương pháp, thủ

thuật giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh và ñối tượng giao tiếp ñể ñạt

ñược mục ñích ñã ñặt ra

1.3.2.7 Kĩ năng ñối xử khéo léo sư phạm (xử lí tình huống sư phạm)

Trong quá trình giáo dục, thầy giáo thường ñứng trước những tình huống sư phạm khác nhau Điều ñó, một mặt ñòi hỏi thầy giáo phải hiểu biết tâm lý trẻ, hiểu ñược những ñiều ñang diễn ra trong tâm hồn các em; mặt khác

ñòi hỏi thầy giáo phải biết cách giải quyết linh hoạt và sáng tạo những tình

huống sư phạm khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau của từng cá nhân cũng như tập thể học sinh

Ngoài các kĩ năng trên, theo chúng tôi trong ñiều kiện hiện nay khi mà công nghệ ñang ngày càng phát triển và ñang ñược vận dụng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực, các loại hình nhà trường Vì vậy, khả năng giao tiếp sư phạm của người giáo viên còn ñược thể hiện ở việc sử dụng thành thạo phương tiện kĩ thuật (giáo án ñiện tử) trong dạy học Ngoài ra ñể ñảm bảo yêu cầu của vấn ñề nghiên cứu, chúng tôi ñưa thêm một số kĩ năng vào tìm hiểu ở sinh viên

Hoạt ñông sư phạm là một hoạt ñông phức tạp, vì vậy ñể thành công trong hoạt ñộng này người giáo viên cần phải biết sử dụng phối hợp các kĩ năng trên trong những hoàn cảnh khác nhau một cách sáng tạo

1.4 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng là tinh là student có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác tri thức I.X.Kon cho rằng “giới sinh viên là bộ phận của thanh niên mặt khác là bộ phận của giới tri thức”

Có người lại cho rằng, sinh viên là những người theo học các trường

ñại học, cao ñẳng tuổi từ 18 ñến 25, là ñại biểu của một nhóm xã hội ñặc biệt ñang chuẩn bị cho hoạt ñộng sản xuất vật chất, tinh thần cho xã hội

Tóm lại, sinh viên là những người tự học, tự nghiên cứu ở các trường

ñai học cao ñẳng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

1.5 Kết luận chương 1

Trang 10

Trong chương một chúng tôi ñã xây dựng một số khái niệm công cụ cho nghiên cứu thực tiễn: Khả năng giao tiếp sư phạm của sinh viên các ngành sư phạm trường ĐHSP Đà Nẵng

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về ñịa bàn nghiên cứu

* Địa bàn nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

- Số lượng là 300 sinh viên năm 3 và năm 4 ngành sư phạm trường

ĐHSP Đà Nẵng

- Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn

+ 150 sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên

+ 150 sinh viên thuộc khối khao học xã hội

2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để giải quyết nhiệm vụ thứ hai của ñề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp

các phương pháp sau

2.2.1 Phương pháp trắc nghiệm khả năng giao tiếp

- Mục ñích của trắc nghiệm: Nhằm ñánh giá thực trạng khả năng giao

tiếp của sinh viên sư phạm

- Nội dung của trắc nghiệm: Theo cuốn “Luyện giao tiếp sư phạm” do

PTS Nguyễn Văn Thạc – PTS Hoàng Anh chủ biên Trắc nghiệm gồm 28 Item ( xem phụ lục 1)

- Yêu cầu của trắc nghiệm:

Trắc nghiệm viên hướng dẫn: nếu phù hợp thì ghi chữ “ñúng” vào ô bên phải Nếu không phù hợp thi ghi chữ “không” vào ô bên phải

Sau ñó nghiệm viên sẽ phát phiếu trắc nghiệm cho sinh viên yêu cầu họ làm trong 3 -5 phút

- Cách xử lý: xử lý bằng cách cho ñiểm

+ Những câu trả lời “ñúng” ở câu: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 16,

18, 19, 21, 22, 24, 25, 27 thì mỗi câu ñược 1 ñiểm

+ Trả lời “không” ở các câu: 2, 9, 11, 28, 17, 20, 23, 26 thì cho mổi câu

1 ñiểm tính ñiểm cho từng câu một rồi ñiền kêt quả vào bảng theo

số ñiểm mỗi nhóm kỹ năng ñược chia làm 4 mức ñộ:

Mức ñộ cao: 7 ñiểm Mức ñộ tương ñối cao: 5 – 6 ñiểm Mức ñộ trung bình: 3 – 4 ñiểm Mức ñộ thấp: 2 – 3 ñiểm Sau khi tính tổng số ñiểm của từng nhóm, ñối chiếu với mức ñộ sẽ phân loại ñược khả năng giao tiếp của sinh viên

Mỗi nhóm là những kỹ năng giao tiếp và từ sự phân nhóm này chúng ta chúng ta sẽ thấy rõ hơn kỹ năng giao tiếp của sinh viên

- Nhóm 1: thể hiện tính chủ ñộng tích cực trong giao tiếp bao gồm các

Ngày đăng: 03/06/2016, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w