• Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp, hợp tác xã có
Trang 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ
Việc áp dụng một phương pháp tính thuế mới ở một quốc gia không phải
là vấn đề đơn giản, hệ thống thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và vấn đềphát triển kinh tế của quốc gia đó Chính vì vậy, không chỉ ở những nước đangphát triển mà ở một số nước kinh tế phát triển, do những quan điểm khác nhautrong việc nghiên cứu nên quyết định áp dụng thuế GTGT kéo dài trong nhiềunăm như:
Nhật Bản đưa ra đề nghị áp dụng GTGT từ những năm 1955 đến năm
1986 nhưng tháng 4 năm 1989 mới thực hiện
Newzeland: Phản đối kịch liệt thuế GTGT vào đầu những năm 80 nhưng
đã ban hành GTGT tháng 5 năm 1986
Canada ban đầu cũng rất phản đối việc ban hành GTGT thay thế cho thuếbán lẻ đang được lưu hành ở các bang song đến tháng 1 năm 1991, GTGT đãđược ban hành
Tại Châu Á, kể từ năm 80 trở lại đây đã có sự gia tăng vượt bậc về số
Trang 2lượng các thành viên sử dụng VAT Đầu tiên là Triều Tiên (1977), tiếp đến làIndonexia (1985), Đài Loan (1986), Philipine (1988), Mông Cổ (1993), TrungQuốc (1994) và Việt Nam (1999).
Theo báo cáo của quỹ tiền tệ Quốc tế, đến năm 2012 đã có trên 150 nước
áp dụng sắc thuế này Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, cách thức vận dụng mà mỗinước thu được các kết quả khác nhau khi triển khai sắc thuế này
1.1.1.2 Tại Việt Nam
Lịch sử ra đời và phát triển thuế ở mỗi quốc gia là không giống nhaunhưng nó luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của đất nước Để phục vụ choquá trình phát triển cách mạng Việt Nam thì sự điều chỉnh pháp Luật thuếGTGT ở nước ta cũng qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều phục vụcho quan điểm sử dụng thuế khoá ở giai đoạn đó Chính những quan điểm này
đã định hướng sâu sắc đến quá trình điều chỉnh pháp luật thuế ở nước ta
Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường địmh hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện những đườnglối đổi mới chính sách kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đấtnước, tiến tới xu hướng toàn cầu hóa.Vì thế thuế doanh thu không còn phù hợpnữa và cần được thay thế bằng một loại thuế mới hiện đại đã được áp dụng ởhầu hết các nước phát triển trên thế giới là thuế GTGT
Sau một thời gian tổ chức triển khai thực hiện luật thuế GTGT, tại kỳ họpQuốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 dự thảo luật thuế GTGT đã được thông quaDưới sự chỉ đạo của chính phủ, cá ban soạn thảo đã tích cực chuẩn bị các vănbản hướng dẫn thi hành luật thuế Đến ngày 31-12-1998 (trước ngày luật thuếGTGT có hiệu lực thi hành) về cơ bản đã có đủ các văn bản hướng dẫn thựchiện luật thuế này Ngày 1-1-1999 tại Việt Nam, luật thuế GTGT chính thứcđược áp dụng trên toàn quốc theo Nghị định số18/1998/NĐ-CP ngày 11-5-98 vàthông tư số 89/1998/TT-BTC
Trang 3Trong quá trình thực thi, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung nhiềulần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễnnước ta trong từng thời kỳ Luật thuế GTGT mới nhất hiện nay là Luật thuếGTGT số 31/2013 QH13 được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 19 tháng 6năm 2013.
1.1.2 Khái niệm và bản chất thuế GTGT
Theo Điều 2, Luật thuế GTGT số 31/2013 QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2013, Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Do thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm nên dù hàng hoáđược mua đi bán lại kiểu gì, dù bán cho người tiêu dùng trực tiếp hay vòng voqua nhiều thang, nhiều nấc thì kết quả cuối cùng Nhà nước vẫn thu được mộtkhoản thuế cố định, đó chính là số thuế của toàn bộ giá trị hàng hoá mà ngườitiêu dùng cuối cùng phải trả Tức là thuế GTGT đánh trên hành vi tiêu dùng, còncác cơ sở sản xuất, kinh doanh với tư cách là những nhà trung gian nên khôngphải là người chịu thuế Vì vậy có thể nói, bản chất của thuế GTGT là thuế tiêudùng và đánh vào người tiêu dùng cuối cùng
Cũng do thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ nên ĐTNT phải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bỏ thêm chi phí vào làmcho giá cả của hàng hoá, dịch vụ tăng lên Tuy nhiên, phần thuế mà họ nộp vàongân sách thực chất lại là do người mua hàng hoá, dịch vụ đã thanh toán tronggiá cả, tức là người tiêu dùng mới là người chịu thuế Lúc này các cơ sở sảnxuất, kinh doanh đóng vai trò là người thu hộ thuế cho Nhà nước và là ngườinộp hộ thuế cho người tiêu dùng, là một mắt xích trong hệ thống thu thuế Vìvậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, điều tiết vào thu nhập của người tiêudùng hàng hoá, dịch vụ một cách gián tiếp, thông qua giá cả
Thuế GTGT có tính xã hội hoá cao, đòi hỏi người tiêu dùng phải có ýthức trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và góp phần kiểm soát chống thấtthu cho ngân sách Nhà Nước Đặc biệt là đối với ĐTNT trong việc tự kê khai,
Trang 4tính thuế và nộp thuế GTGT như ở nước ta hiện nay đòi hỏi nhân dân phải cótinh thần tự giác cao và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế tốt
1.1.3 Vai trò của thuế GTGT
Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng (đối với mọi hàng hóa, dịch vụdùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam) và khắc phục đượcnhững nhược điểm của thuế doanh thu trong cơ chế thị trường (không thu thuếtrùng lắp vào các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh), nên có tác dụng:
- Đảm bảo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN, góp phần tăngcường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế - xãhội, xóa đói, giảm nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng
- Đối với đầu tư, xuất khẩu và tăng trưởng: Với cơ chế đặc thù về khấu trừ,hoàn lại thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua các sản phẩm dùng cho sảnxuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; hàng hóa, dịch vụ xuấtkhẩu được áp thuế 0% (không phải nộp thuế khi xuất khẩu mà còn đượchoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào đã trả); tài sản đầu tư được hoàn lại thuếGTGT theo định kỳ dự án chưa có sản phẩm đầu ra (hoặc được khấu trừngay đối với trường hợp vừa có dự án đầu tư, vừa có hoạt động kinhdoanh phát sinh thuế đầu ra) Vì vậy, thuế GTGT còn có tác dụng tíchcực trong việc khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư và từ đóthúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
- Khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh doanh,thực hiện tốt chế độ kế toán, lưu trữ hóa đơn, chứng từ; góp phần vàoviệc chống trốn, lậu thuế; nâng cao tinh thần tự giác của các đối tượngkinh doanh
- Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, làm cho hệ thống chínhsách thuế từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho quátrình hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế giới [TLTK số 4,
tr 57]
1.1.4 Nội dung của Luật thuế GTGT tại Việt Nam
1.1.4.1 Đối tượng nộp thuế
Trang 5Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọichung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịuthuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (Điều4- Luật thuế GTGT năm 2013).
Tổ chức kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp dưới mọi loại hình thuộc cácthành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị-xã hội, xãhội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã…
Cá nhân kinh doanh bao gồm những người kinh doanh độc lập, hộ kinhdoanh và các cá nhân hợp tác với nhau để cùng SXKD nhưng không lập phápnhân
1.1.4.2 Đối tượng chịu thuế
Theo Điều 3, Luật thuế GTGT năm 2013 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụngcho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trịgia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này
1.1.4.3 Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Luật thuếGTGT 2013 Đối tượng không chịu thuế bao gồm 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ,nói chung các loại hoàng hóa, dịch vụ này chủ yếu là sản phẩm trồng trọt, chănnuôi của nông dân tự sản xuất tự bán ra, sản phẩm muối, các dịch vụ khôngmang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận, các loại dịch vụ công cộng, dịch vụ y
tế, văn hóa giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với
Trang 6hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trườngnhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệmôi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môitrường (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tínhthuế hàng nhập khẩu;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho làgiá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đươngtại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị giatăng; Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trướctiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặctrả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;”
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bántrả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoảnlãi trả góp, lãi trả chậm;
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trìnhhay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuếgiá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộpngân sách nhà nước;
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoahồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị giatăng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thứcsau:
Trang 7- Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm
cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộp thuế
có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế
Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT được quy định tại Điều 8, Luật thuế GTGT 2013,bao gồm có 3 mức thuế suất la 0%, 5% và 10%
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tảiquốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyểnnhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụbưu chính, viễn thông; Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thácchưa chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này;hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài ViệtNam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nướcngoài theo quy định của Chính phủ
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với những hàng hoá, dịch vụ mà hoạt độngsản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn cần phải khuyến khích hoặc nhữnghàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng nhưnước sạch, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, giáo cụ dùng
để giảng dạy…
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường, khôngthuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, không thuộc nhóm ápdụng thuế suất 0%, không thuộc nhóm áp dụng thế suất 5%
Trang 8Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Phương pháp khấu trừ thuế
Theo Điều 10, Luật thuế GTGT, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đốivới: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm: Cơ sở kinhdoanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồngtrở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụngphương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGTthì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quyđịnh tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoáđơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hànghóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này
Trang 9 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp được quy định tại Điều 11 Luật thuế GTGTnăm 2013 Theo luật này, phương pháp tính trực tiếp được thực hiện như sau:
• Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối vớihoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toáncủa vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vàotương ứng
• Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thumột tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừthuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại ViệtNam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ
kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa,dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu,khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấutrừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
Trang 10Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Trang 111.1.4.6 Khấu trừ và hoàn thuế GTGT
Khấu trừ thuế GTGT
Thuế GTGT mang bản chất liên hoàn vì vậy thuế GTGT đã được nộp ởgiai đoạn trước sẽ được khấu trừ ở giai đoạn sau thông qua cơ chế giá cả khithực hiện hành vi mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Việc khấu trừthuế đã nộp ở giai đoạn trước gọi là khấu trừ thuế GTGT đầu vào Theo Điều 12của Luật thuế GTGT năm 2013, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cảthuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịuthuế giá trị gia tăng bị tổn thất;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ đượckhấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng Cơ sở kinh doanhphải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không đượckhấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừtính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng
so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sửdụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toànbộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìmkiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;
Trang 12- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừkhi xác định số thuế phải nộp của tháng đó Trường hợp cơ sở kinh doanh pháthiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kêkhai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế,thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Hoàn thuế GTGT
Các trường hợp hoàn thuế GTGT được quy định tại điều 13 Luật thuếGTGT năm 2013 như sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu
có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trongquý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười haitháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phátsinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị giatăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có sốthuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưađược khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoànthuế giá trị gia tăng
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có sốthuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thìđược hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đượchoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá
Trang 13trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừhết.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặcgiấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đốivới hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của phápluật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tănghoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theođiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng sử dụng hoá đơn bán hàng
Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thìgiá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
Trang 141.2 Quản lý thuế GTGT
1.2.1 Khái niệm quản lý thuế GTGT
Theo từ điển pháp lý của Việt Nam thì “Quản lý là sự tác động của cácchủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đã
đề ra của tổ chức Nó nhằm chỉ một tập hợp các hạt động cần thiết phải đượcthực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung”
Quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổchức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói một cách khác đó làhoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống
cơ quan quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuếcho Nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác địnhtrong các luật thuế.[TLTK số 3, tr 63]
Từ khái niệm vầ quản lý thuế ở trên ta có thể hiểu quản lý thuế GTGT làhoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuếGTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuếGTGT
Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ởcác quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuếGTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó.Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhaucũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi
bộ phận, mỗi cấp
Trong công tác quản lý thuế GTGT, Cục thuế , Chi cục thuế phải phốihợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Quản lý thị trường, Uỷban nhân dân huyện, Sở kế hoạch đầu tư để đảm bảo quản lý triệt để và pháttriển nguồn thu
1.2.2 Quy trình, nội dung quản lý thuế GTGT
Quy trình quản lý thuế GTGT
Trang 15Quản lý kê khai thuế Quản lý hóa đơn chứng từ
Xử lý tờ khai, chứng từ và xác định, ấn định số thuế phải nộp
Quản lý việc nộp thuế của ĐTNT
Xử lý quyết toán thuế
Xử lý hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế
Tuyên truyền và phổ biến kê khai nộp thuế
Quản lý đăng ký thuế
Quản lý nợ thuế
Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ởcác quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau, vì vậy công tác quản lý thuếGTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó.Tại nước ta, công tác quản lý thuế GTGT ngày càng hiện đại hoá cả về phươngpháp quản lý, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tinhọc, kỹ thuật hiện đại; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sáchnhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế;nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế
Quản lý thuế GTGT được thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thuế GTGT
15
Trang 16(Nguồn: ISO của Chi cục thuế huyện Kbang)
Nội dung quản lý thuế GTGT
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước xuyên suốt gần hết quá trình quản lýthuế GTGT Mục đích của bước này là giúp đối tượng thuộc diện chịu thuếGTGT hiểu rõ hơn về quyền hạn và nghĩa vụ của mình Từ đó giúp các đốitượng thay đổi suy nghĩ về nghĩa vụ thuế, dần dần tiến đến tự giác trong quátrình kê khai và nộp thuế GTGT
- Quản lý đăng ký thuế
Ở bước này Chi cục thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của ĐTNT, từ
đó sẽ cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn Công tác này sẽ giúp choChi cục thuế quản lý được số đối tượng nộp thuế cũng như dễ dàng trong việcquản lý tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với người nộp thuế thuộcphạm vi quản lý của Chi cục Thuế
- Quản lý kê khai thuế
Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinhtrong kỳ khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp luật thuế Người nộpthuế sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật quản lýthuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tínhchính xác của số liệu trong hồ sơ khai thuế
- Quản lý hóa đơn, chứng từ
Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán đặc biệt Do không giới hạn vềmệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn,không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ
Trang 17phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất Bởi vậy, cần phải quản lý hóa đơn,chứng từ để hạn chế những gian lận có thể xảy ra.
- Xử lý tờ khai, chứng từ và xác định, ấn định số thuế phải nộp
Xử lý tờ khai, chứng từ nhằm kiểm tra tờ khai, nếu phát hiện lỗi thì liên
hệ với ĐTNT để chỉnh sửa, xác định các cơ sở kinh doanh được miễn, giảm thuếqua đó xác định, ấn định số thuế mà các ĐTNT phải nộp
- Quản lý việc nộp thuế của ĐTNT
Trên cơ sở tờ khai đã lập ra, doanh nghiệp phải tự giác nộp thuế vào Khobạc Nhà nước hoặc ngân hàng Quản lý việc nộp thuế của đối tượng nộp thuếnhằm đảm bảo tiền thuế được kê khai nộp vào ngân sách nhà nước đúng thờihạn
- Quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc các cơ sở kinh doanh còn nợ thuế nộp tiềnthuế vào NSNN, nếu các cơ sở không nộp thì tiến hành các nghiệp vụ cưỡng chếthuế để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật
- Xử lý hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế
Công tác này nhằm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, xác định số thuế được hoàn,quyết định hoàn thuế và điều chỉnh số thuế mà ĐTNT phải nộp
- Xử lý quyết toán thuế
Quyết toán thuế nhằm kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên bao cáo quyếttoán và kiểm tra tính chính xác của các số liệu trên báo cáo quyết toán thuế; xácđịnh số thuế còn thừa hoặc thiếu sau quyết toán của từng đối tượng nộp thuế và
xử lý số liệu đó Tiến hành kiểm tra quyết toán thuế tại cơ sở, đối chiếu số liệucòn nghi vấn trên báo cáo quyết toán thuế với các tài liệu tại đơn vị và xử lýnhững trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật
- Quản lý hồ sơ ĐTNT
Hoá đơn phải có kho để bảo quản an toàn tránh mối, mọt; phải có thủ kho
và phải mở sổ, quản lý theo dõi đúng quy định, thực hiện bảo quản, quản lý háođơn không được để hư hỏng, mất hoá đơn
Trang 181.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế GTGT
Theo quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29-3-2010 của Tổng cục trưởngTổng cục thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế GTGT cấp Chi cục thuế bao gồmcác bộ phận như: Lãnh đạo Chi cục thuế; Các đội quản lý thu; Đội kê khai-kếtoán thuế-tin học; Đội tuyên truyền-hỗ trợ người nộp thuế; Đội kiểm tra thuế;đội nghiệp vụ thuế; đội quản lý ấn chỉ Tuy nhiên tuỳ điều kiện cụ thể của từngđịa phương mà mỗi Chi cục thuế có thể có hoặc không có đội tuyên truyền-hỗtrợ, còn các đội khác thì bắt buộc phải có, khi đó đội kê khai-kế toán thuế- tinhọc sẽ đảm nhận cả công việc của đội tuyên truyền-hỗ trợ Mỗi bộ phận cónhững chức năng, nhiệm vụ riêng trong công tác quản lý thuế GTGT như sau:
Chi cục trưởng: lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện các nhiệm vụ côngtác quản lý thuế GTGT của Chi cục cũng như của ngành Đồng thời chịu sự chỉđạo trực tiếp từ các cấp Đảng uỷ, chính quyền và Tổng cục thuế
Các Phó chi cục trưởng: trực tiếp phụ trách các đội về công tác quản lýthuế GTGT Thay mặt Chi cục trưởng điều hành một số mặt công tác quản lýthuế GTGT của Chi cục thuế khi Chi cục trưởng đi vắng, ký các quyết định bổnhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ khi được Chi cục trưởng
uỷ quyền
Đội hành chính quản trị
Làm công tác văn thư về thuế GTGT: tiếp nhận công văn đến và chuyểncông văn đi, vào sổ sách theo dõi công văn, lưu trữ công văn, quản lý và sử dụngcon dấu
Làm công tác tổng hợp: tiếp nhận và thẩm định chứng từ, văn bản về thuếGTGT của các bộ phận, trình lãnh đạo ký duyệt, chuyển các giấy tờ đã được kýtới các bộ phận có liên quan Soạn thảo các văn bản, báo cáo về thuế GTGT theoyêu cầu của lãnh đạo
Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, tài sản phục vụ cho công tácquản lý thuế GTGT, thực hiện mua sắm theo kế hoạch được duyệt và theo đúng
Trang 19thủ tục quy định Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, phối hợp với các đội đểtrang bị bổ sung và quản lý tốt tài sản của cơ quan, đồng thời chịu trách nhiệmkhi xảy ra các trường hợp thất thoát, hư hỏng tài sản.
Phục vụ các cuộc hội nghị, tập huấn của ngành, tiếp đón và hướng dẫn cácđoàn khách đến liên hệ công tác tại cơ quan liên quan đến thuế GTGT
Các đội quản lý thu
Các đội này có trách nhiệm phối hợp với đội KK-KTT-TH để xây dựng
dự toán thu thuế GTGT thuộc đối tượng do đội quản lý
Trực tiếp quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ do đội quản lý Theo dõi tình hình biến động
về ĐTNT, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuếGTGT của các ĐTNT để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở
Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, lập hồ sơmiễn, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế GTGT Giải đáp các thắc mắc củaĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế GTGT Tiếp nhận và giải quyếtcác đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân về thuế GTGT trong phạm vi củađội, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải trình lên cấp trên để xem xét, giảiquyết
Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu ĐTNT kê khai trên hồ sơ và liên hệ vớiĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định
Phối hợp với các đội để thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế GTGT
Đề xuất tham mưu cho lãnh đạo Chi cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn,giảm, tạm giảm thuế, hoàn thuế hoặc các quyết định xử lý vi phạm Cung cấpthông tin về ĐTNT cho bộ phận tính thuế Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Chicục thuế các biện pháp quản lý thuế GTGT, kịp thời phát hiện và xử lý cáctrường hợp vi phạm luật thuế GTGT của ĐTNT cũng như cán bộ thuế
Thực hiện ấn định thuế GTGT đối với các ĐTNT không nộp hoặc nộp chậm
tờ khai thuế, xác định và lập danh sách ĐTNT cần thanh tra, kiểm tra, xử lý.Lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ của các doanh nghiệp
Trang 20 Đội kiểm kê - kế toán thuế - tin học
Căn cứ số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,phân tích số liệu thống kê thuế GTGT các năm trước để lập kế hoạch thu vàphân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu thuế GTGT hàng tháng, hàng quý, hàng năm trênđịa bàn Quận cho các đội quản lý thu Hướng dẫn và chỉ đạo các đội thực hiện
kế hoạch, đồng thời theo dõi sát tiến độ thực hiện dự toán của các đội
Lập bộ thuế, nhận các tờ khai đăng ký thuế, tờ khai nộp thuế, các biên bảnxác định doanh thu của cán bộ chuyên quản nộp lên Quản lý hệ thống cấp mã sốthuế, nhận giấy nộp tiền của ĐTNT từ kho bạc, kiểm tra tính hợp pháp của cáctài liệu, lập bộ thuế và trình lãnh đạo duyệt Báo cáo tình hình thực hiện vànhững khó khăn, vướng mắc trong thực hiện với lãnh đạo Chi cục để kịp thời cóbiện pháp khắc phục và chỉ đạo Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục về khai thácnguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biện pháp chỉ đạo thu thuế GTGT Tổnghợp báo cáo kết quả thu thuế GTGT hàng năm về Cục thuế Lưu trữ, bảo quảnthông tin về tình hình hoạt động của Chi cục và ngành
Thực hiện công tác kế toán, thống kê, quyết toán thuế GTGT theo chế độquy định
Đội tuyên truyền hỗ trợ
Thu thập thông tin về công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục và cácđội, phân tích các kết quả đạt được cũng như những mặt yếu kém cần phải khắcphục, báo cáo lên lãnh đạo Chi cục để tìm ra giải pháp nhằm hướng dẫn, chỉ đạocác cơ sở thực hiện tốt hơn Lưu giữ thông tin, tổng hợp và chuyển lên đội KK-KTT-TH để từ đó lập kế hoạch, dự toán cho những năm tiếp theo trình lên cấptrên xem xét
Thực hiện việc xử lý tờ khai thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt về thuếGTGT In thông báo thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế, thực hiện công tác
kế toán, thống kê thuế, kiểm tra đối chiếu số thu với kho bạc Nhận các kết quảxét miễn, giảm, tạm giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và các kết quả kiểmtra để điều chỉnh số thuế phải nộp
Trang 21Xây dựng kế hoạch phát triển tin học, tiếp nhận chương trình ứng dụng tinhọc và các trang thiết bị tin học của ngành cho công tác quản lý thuế GTGT.Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển các chương trình ứng dụng và trangthiết bị đó ở Chi cục Đồng thời góp phần phát triển mạng lưới vi tính, tin họctrong toàn ngành Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tin học cho cán bộ, công chức củangành.
Đội kiểm tra về thuế
Xây dựng kế hoạch kiểm tra các đối tượng nộp thuế GTGT và kiểm tranội bộ ngành một cách thường xuyên, chủ động Hướng dẫn công tác kiểm tracho các đội, hỗ trợ các đội thu trong công tác quản lý, đôn đốc thu nộp thuếGTGT
Kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế GTGT, chấp hànhchế độ thu nộp thuế GTGT của các thành phần kinh tế và nội bộ ngành thuế vềthực hiện, quản lý thu nộp thuế, xét ưu đãi, miễn, giảm, khấu trừ và hoàn thuế.Kiểm tra phát hiện các ĐTNT có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không
kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế Hỗ trợ các đội quản
lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chếthu đối với những đối tượng chây ỳ, cố tình vi phạm luật thuế GTGT
Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cácđối tượng nộp thuế Xử lý các trường hợp vi phạm hoặc trình lãnh đạo xử lý
Đội nghiệp vụ thuế
Xây dựng chương trình, biện pháp triển khai quản lý thuế ở địa phương.Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo và tập huấn các lớp bồi dưỡng cho các đội, cácđội thuế về nghiệp vụ thuế và các chính sách về thuế GTGT để hoàn thành cácchương trình, biện pháp và nhiệm vụ được giao Kịp thời uốn nắn các thiếu sóttrong hoạt động để thực hiện đúng các quy trình quản lý thu thuế GTGT theo sựhướng dẫn của cấp trên
Trang 22Tư vấn giải thích những vướng mắc, những câu hỏi về quy trình, nghiệp
vụ thuế GTGT của ĐTNT
Phối hợp giúp đỡ các đội hoàn thành tốt các quy trình nghiệp vụ thuếGTGT, tham gia với các ngành, các cấp về việc thực hiện các chủ trương, biệnpháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinhdoanh trái phép Phối hợp với các phòng tổ chức tập huấn và triển khai thực hiệnchương trình kế toán nội bộ
Tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuế GTGT cho cán bộngành thuế, các chính sách chế độ cho đối tượng nộp thuế
Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy củaNhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội theo đúng quy định của ngành, quản lýđiều hành cán bộ, nhân viên trong đội thực hiện đầy đủ các quy định của Nhànước
Kết hợp với đội KK-KTT-TH và các đội có liên quan xây dựng kế hoạchthu, tổng hợp đánh giá, phân tích tình hình kết quả thu đề xuất với Chi cụctrưởng để có những chủ trương, biện pháp đúng đắn chỉ đạo thích hợp nhằmđảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời thuế GTGT cho ngân sách
Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục trong công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm
vụ thu ngân sách và triển khai thực hiện các luật, pháp lệnh, chính sách về thuếGTGT
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế ; đề xuất biệnpháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin vềtình hình nợ thuế theo yêu cầu của cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnhđạo Chi cục thuế ; cung cấp danh sách và tổ chức cá nhân chây ỳ nợ thuế đểthông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chếthu tiền nợ thuế trình Lãnh đạo Chi cục thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng
Trang 23chế theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thực hiệncưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.
Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận , công chức thuếtrong Chi cục thuế
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởngđénkết quả thu NSNN; đánh giá , dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ thực hiện dựtoán thu thuế của Chi cục thuế
Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạo Chicục thuế giao dự toán thu ngân sách cho các đội Tham mưu đề xuất với cơquan thuế cấp trên , lãnh đạo chi cục các biện pháp nâng cao hiệu quả trongcông tác quản lý thu thuế
Rà soát, thẩm định về nội dung, hình thức, thủ tục hành chính các văn bản
do chi cục thuế soạn thảo; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền đình chỉviệc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật hiện hành
Đội kiểm tra nội bộ
Tổ chức kiển tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản phápluật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong chi cục thuế;kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lýthuế, quản lý chi tiêu hành chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ chi cục thuế
Tổ chức phúc tra kiểm tra các dội kiểm tra thuế theo chỉ đạo của chi cụctrưởng hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểmtra thuế thuộc thẩm quyền giả quyết của chi cục trưởng chi cục thuế
Tổng hợp báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế , công chức trong phạm vichi cục thuế quản lý; đề xuất sửa đổi các quy định , quy trình nghiệp vụ , cácbiện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế ; kiên nghị việc đánhgiá, khen thưởng cơ quan thuế , công chức thuế
Trang 24 Đội quản lý ấn chỉ
Tiếp nhận, theo dõi việc bảo quản, cấp phát sử dụng ấn chỉ và bán các loại
ấn chỉ thuế GTGT cho các đơn vị sử dụng hoá đơn, ấn chỉ thuế theo đúng thẩmquyền và các quy định về quản lý ấn chỉ Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị sửdụng ấn chỉ thuế thực hiện tốt các chế độ về kế toán ấn chỉ, thanh toán, huỷ ấnchỉ thuế Xử lý các trường hợp vi phạm quy định về quản lý ấn chỉ Tổ chức in
ấn, phát hành các loại sổ sách, biểu mẫu, hoá đơn, biên lai phát sinh ở địaphương đã được cấp có thẩm quyền uỷ nhiệm
Phối hợp với các đội chức năng tham mưu cho lãnh đạo Chi cục ban hànhquy trình về đăng ký, kê khai sử dụng hoá đơn, chứng từ và bảng kê mua, bánhàng hóa
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT
Công tác quản lý thuế GTGT chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan
và chủ quan
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Chính sách chung của Nhà nước
Các cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thuế GTGT trên cơ sở cácchính sách chung của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có thuận lợihay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó Nếu Nhànước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thì công tác quản
lý sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạp thì sẽ gây khókhăn trong quản lý, thậm chí còn tạo ra kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tiềnthuế của Nhà nước Ngoài các chính sách về thuế, Các chính sách quản lý kháccủa Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý thuế GTGT
Trang 25Các quy định, chính sách quản lý thuế của Nhà nước đối với nền kinh tếbằng pháp luật hay các chính sách phân cấp quản lý thu của Trung ương đều ảnhhưởng công tác quản lý thuế GTGT một cách gián tiếp hay trực tiếp Việc phâncấp quản lý thu nếu không phù hợp với khả năng của từng cấp, từng bộ phận sẽgây khó khăn, làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý Có những trường hợp,việc phân cấp quản lý vượt quá năng lực nên các bộ phận không hoàn thànhđược nhiệm vụ, tuy nhiên nếu phân cấp dưới năng lực thì sẽ gây sự trì trệ, khôngphát huy hết hiệu quả trong công tác.
1.2.1.2 Hệ thống pháp luật
Sự hoàn thiện của pháp luật thuế GTGT có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quảthực thi của pháp luật thuế GTGT Hệ thống pháp luật thuế GTGT có hoànchỉnh, đồng bộ, sát với thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự pháttriển của xã hội, phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội,…đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nước ta ở mỗi thời kì phát triển thì hiệu quả phápluật thuế GTGT mới cao
Ngược lại, nếu pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết, còn nhiều bấtcập với thực tế thì không thể có hiệu quả thực thi pháp luật cao được mà nó cònlàm phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng làm giảm hiệu quả trong
hệ thống pháp luật đó Hay nói cách khác lúc này pháp luật thuế GTGT gây hiệuứng ngược chiều với các yêu cầu và mục đích đã đặt ra
Một môi trường pháp lí vững mạnh, an toàn không chỉ đảm bảo các hoạtđộng áp dụng thuế GTGT diễn ra thuận lợi, hiệu quả mà còn tạo cơ hội cho cácchủ thể trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vào nước ta một cách mạnh mẽhơn
1.2.1.3 Tình hình kinh tế-xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là một nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới sự thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay
Trang 26Khi nền kinh tế phát triển, ngày càng có nhiều hàng hóa, dịch vụ đượcsinh ra Từ quá trình sản xuất đến lưu thông các hàng hóa và dịch vụ này đều có
sự tăng thêm đáng kể về giá trị Vì thế, về phía nhà nước, khoản thuế thu thêm
sẽ ngày càng tăng
Về phía người nộp thuế, họ cũng sẽ thực thi pháp luật thuế hiệu quả hơnnếu như bước vào nền kinh tế thị trường, nền kinh tế phát triền Bởi trong môitrường này, uy tín của một doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọngtrên thương trường, nó còn cao hơn cả những món lợi nhất thời mà Doanhnghiệp có thể thu được từ việc trốn thuế Do đó công tác quản lý thuế sẽ dễ dàng
và đạt hiệu quả cao
Ngược lại, nếu tình hình kinh tế - xã hội khó khăn thì việc quản lý thuếGTGT sẽ có thể tiến triển theo chiều hướng xấu Lúc đó, sự làm ăn gặp nhiều khó khăn hơn thì có thể lợi nhuận, tiền bạc mới là cái mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, tình trang gian lận thuế xảy ra phổ biến và tinh vi hơn
1.2.1.4 Trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật
Trình độ nhận thức của người dân cũng như ý thức chấp hành luật thuếcủa dân cư và các thành phần kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lýthuế GTGT Bất kỳ công việc gì nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì khôngthể thành công được, muốn được nhân dân ủng hộ và có ý thức chấp hành cácchính sách, chế độ đó thì trước hết phải làm cho họ hiểu Nếu nhân dân khônghiểu hoặc luôn tìm cách để gian lận, trốn lậu thuế thì công tác quản lý thuế sẽgặp rất nhiều khó khăn Ý thức của người dân phụ thuộc vào các chính sáchtuyên truyền, giáo dục của những người làm công tác quản lý, nếu Nhà nước cónhững chính sách thích đáng để khuyến khích nhân dân tự giác chấp hành nghĩa
vụ thuế thì công tác quản lý thuế sẽ đạt hiệu quả cao
Trang 27Đối tượng nộp thuế có ý thức pháp luật tốt và chấp hành các qui định củapháp luật một cách nghiêm chỉnh thì việc quản lý thuế GTGT được đảm bảo dễdàng và hiệu quả hơn Điều này không những bảo vệ lợi ích cho chính bản thânnhững người nộp thuế mà còn hạn chế được tình trạng các đối tượng xấu lợidụng kẽ hở của pháp luật để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, làm giảm đi hiệuquả điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt hơn so với các nhân tố khách quan
Vì thế, các yếu tố chủ quan này thường mang tính quyết định đối với việc thực thi pháp luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay
1.3.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển sẽ làm giảm thời gian và chi phí trongcông tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý Trình độ khoa học kỹ thuật, sự hỗtrợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thậttrong công tác quản lý thuế, đặc biệt là trang thiết bị tin học ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT Việc áp dụng công nghệ tin học vàoquản lý sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ doanh số, tình hình hoạt động
và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế, hạn chế được tình trạnggian lận, trốn thuế Việc quản lý thuế trên máy tính sẽ giảm đáng kể khối lượngcông việc thủ công trước đây, làm giảm thời gian cho công tác quản lý và đẩynhanh công tác thu nộp thuế Việc nối mạng vi tính trong toàn ngành thuế sẽ rútngắn thời gian phát tài liệu, số liệu trên phạm vi cả nước làm tăng hiệu quả côngtác quản lý thuế Cấp trên có thể theo dõi tình hình hoạt động của cấp dưới dễdàng, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn cho cấpdưới…
1.3.2.2 Trình độ quản lý của cán bộ thuế
Trang 28Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thì đội ngũ cán bộ thuế luôn lànhân tố quan trọng Nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, đồng thời cócác biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế hợp lý thì sẽ vận động đượcnhiều người dân tham gia nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Cán bộ thuế có trình
độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho công tác thu thuế.Một cán bộ thuế hiểu biết sâu về công tác thuế sẽ rất nhanh nhạy trong công tácquản lý Họ sẽ nhanh chóng phát hiện những trường hợp gian lận thuế và cónhững biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh thất thu cho nhà nước và ngược lạinếu trình độ cán bộ thuế chưa cao thì công tác quản lý thuế sẽ không đạt hiệuquả
Một cán bộ thuế bên cạnh được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cầnphải có “cái tâm” của người quản lý Đạo đức của người cán bộ trước hết thểhiện ở sự cần, kiêm, liêm , chính, chí công, vô tư phục vụ nhân dân, không tư lợiriêng cho mình Người cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao thì mới quản lý tốtcông tác thuế
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN KBANG
2.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục thuế huyện Kbang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế huyện Kbang
2.1.1.1 Về vị trí địa lý và tình hình kinh tế tại địa bàn huyện Kbang
Huyện Kbang thuộc tỉnh Gia Lai nằm ở phía Đông Trường Sơn, đượcthành lập theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28-12-1984 của Hội đồng Bộtrưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía bắc của huyện An Khê
Huyện Kbang có diện tích: 1841,86 Km2, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi,phía nam giáp thị xã An Khê, huyện Đăk Pơ, phía đông giáp tỉnh Bình Định,phía tây giáp tỉnh Quảng Ngãi, các huyện Đăk Đoa, Mang Yang Nơi đây trong
2 cuộc kháng chiến (1946-1975) là địa bàn chiến lược quan trọng, là căn cứ địacách mạng liên tục suốt 20 năm của tỉnh, là nơi đứng chân của lực lượng khángchiến địa phương của quân khu V và Bộ tổng tư lệnh
Hiện nay, huyện có 1 thị trấn và 14 xã Thị trấn đó là thị trấn Kbang, 14
xã đó là: Đăk Rong, Sơn Lang, Kon Pne, Krong, Sơ Pai, Lơ Ku, Nghĩa An, TơTung, Kon Lơng Khơn, Đăk Hlơ, Kon Bla, Đăk Smar, Đăk Kpia và xã Đông
Dân số huyện Kbang hiện nay trên 65 ngàn người với 19 dân tộc anh emcùng sinh sống, gồm các dân tộc Ba na 26.000 người, Kinh 35.000 người và một
số ít dân tộc thiểu số khác Lớp dân cư bản địa sống lâu đời ở Kbang là dân tộc
Ba na chiếm 39.8% dân số toàn huyện, nền kinh tế của huyện chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp và cây công nghiệp Nơi đây chủ yếu là rừng núi, xa đườnggiao thông nên trình độ dân trí còn thấp Đường giao thông tỉnh lộ 669 chạy quahuyện là trục giao thông quan trọng nhất Hệ thống giao thông liên huyện, liên
xã, liên thôn đã hình thành và đang được tiếp tục nâng cấp mở rộng Ngoài rahiện nay có đường Đông Trường Sơn đi qua ngang huyện tạo điều kiện thuận lợicho việc đi lại, phát triển kinh tế trong nhân dân
Trang 30Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm củahuyện đạt bình quân 14,49 %, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,61 triệuđồng/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tổng số vốn đầu tư toàn xãhội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng gấp 3,97 lần so với năm 2005
Phát huy thành quả đạt được, giai đoạn 2010-2015, huyện Kbang phấnđấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đưahuyện nhà vượt qua khó khăn, phát triển toàn diện xứng đáng với truyền thốngmột huyện anh hùng, là khu căn cứ địa của tỉnh
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế huyện Kbang
Năm 1990, bộ máy quản lý thuế Nhà nước được tổ chức lại theo hệ thốngngành dọc từ trung ương đến địa phương trên cơ sở hợp nhất bộ máy và biên chế
3 ngành là Cục thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh
và Vụ thuế nông nghiệp thành Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính Hệ thốngngành thuế có nhiệm vụ quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước tất cả các loạithuế, phí và lệ phí của ngân sách Nhà nước Dưới Tổng cục thuế ở cấp Tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương là các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, vàdưới các Cục thuế là các Chi cục thuế
Theo cơ cấu chung như vậy, Chi cục thuế huyện Kbang được tách ra từphòng Tài chính thương nghiệp huyện Kbang từ ngày 06/09/1991 theo quyếtđịnh 342TC/QĐ/TCCB của Bộ tài chính và được đặt trụ sở đường Trần HưngĐạo, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai
Khi mới thành lập, biên chế chỉ hơn 10 cán bộ với trình độ trung cấp, sơcấp chiếm đa số, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn Trong những năm qua mặc
dù với điều kiện của một huyện miền núi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đếnnay Chi cục thuế huyện Kbang đã được xây dựng khang trang, hiện đại Cácphòng làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại cần thiết
Trang 31Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp của các ban, ngànhchức năng liên quan, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viênngành thuế huyện KBang và sự cố gắng chấp hành nghĩa vụ thuế của các ĐTNTtrên toàn huyện nên trong những năm qua Chi cục thuế huyện Kbang đã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào công cuộc phát triển hệ thốngngành thuế và công tác quản lý các sắc thuế
Với những kết quả đạt được, năm 2001 Chi cục thuế nhận được bằngkhen của Thủ tướng chính phủ, năm 2003 Chi cục thuế huyện Kbang đã vinh dựđược nhận huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước, ngoài ra Chi cụccòn được nhận bằng khen của Bộ tài chính năm 2000, 2002, 2008, 2012, bằngkhen của UBND tỉnh năm 1997, 1998, 1999, 2004, 2011
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế huyện Kbang
2.1.2.1 Chức năng
Chi cục thuế huyện Kbang là tổ chức trực thuộc Cục thuế Gia Lai có chứcnăng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác củangân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuếtrên địa bàn theo quy định của pháp luật
Chi cục thuế huyện Kbang có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mởtài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Chi cục thuế huyện Kbang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của LuậtQuản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và có cácnhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế;quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
Trang 32- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuếcủa Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuếtheo đúng quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế,nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với ngườinộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩmquyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế,gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá
nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báocáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điềuhành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan cóliên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tốcáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộcthẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của phápluật
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ côngchức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngànhthuế
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế Gia Lai giao
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Kbang
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Các cơ quan thuế ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống, bao gồmnhiều cấp Cấp cao nhất là Tổng cục thuế, dưới Tổng cục thuế là các Cục thuế,tiếp theo là đến các Chi cục thuế Hệ thống thuế có thể được tổ chức theo các môhình như mô hình tổ chức theo sắc thuế, mô hình tổ chức theo chức năng hoặc
mô hình tổ chức theo ĐTNT
Trang 33Chi cục trưởng
Đội nghiệp vụ-dự toán, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (bộ phận một cửa) Đội kê khai-Kế toán thuế, tin học, quản lý nợ, cưỡng chế thuế và thu khác Đội hành chính-nhân sự-tài vụ-ấn chỉ Đội kiểm tra thuế và kiểm tra nội bộ Đội thuế liên xã, phường, thị trấn
Phó Chi cục trưởng
Chi cục thuế huyện Kbang là cơ quan trực thuộc Cục thuế tỉnh Gia Lai
Trụ sở đặt tại đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai Chi cục thuếhuyện Kbang được tổ chức theo mô hình chức năng và có bộ máy tổ chức nhưsau:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi cục thuế huyện Kbang
Quan hệ lãnh đạoQuan hệ phối hợp
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Kbang)
Sơ đồ trên cho ta thấy việc tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Kbang
là phù hợp với sự hướng dẫn của tổng cục thuế, đảm bảo tính chuyên môn cao
và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các đội, giữa các khâu công việcvới nhau, hợp lý cho việc thực hiện kế hoạch quản lý huy động ngân sách Nhànước, đảm bảo thu đúng, thu đủ và khai thác triệt để mọi nguồn thu, thuận lợi vàphù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao
Trang 342.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Đội nghiệp vụ-dự toán, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Gồm 2 người, 1 đội trưởng và 1 nhân viên, không có đội phó
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế; xâydựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chicục thuế, thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợngười nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu; triểnkhai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công chức thuế trongChi cục thuế;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy củaNhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế chongười nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
Trang 35- Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tụchành chính thuế, báo cáo Lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩmquyền xem xét, giải quyết;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền vềthuế, công tác khen thưởng, tôn vinh người nộp thuế và công tác cải cách hànhchính thuế; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộpthuế và công tác tuyền truyền về thuế;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao
Đội kê khai-Kế toán thuế, tin học, quản lý nợ, cưỡng chế thuế và thu khác
Gồm 5 người 1 đội trưởng, 2 đội phó và 2 nhân viên
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý vàvận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụngcác phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế Giúp Chi cụctrưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế
nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế, quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyểnquyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản,tiền thuê đất, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý của Chicục thuế
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ sơ khaithuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục thuế; xây dựng chương trình, kế hoạchquản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn; xây dựngchương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối với các khoản thu vềđất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn;
- Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địabàn;
- Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịpthời nếu phát hiện kê khai không quy định;
Trang 36- Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng kýthuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngưng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanhthuộc phạm vi quản lý;
- Phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy định; thựchiện miễn, giảm thuế không thuộc diện phải kiểm tra trước; chuyển hồ sơ miễnthuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước cho Đội Kiểm tra thuế;
- Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp; ấn định thuế đối với các trườnghợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao
Đội hành chính-nhân sự-tài vụ-ấn chỉ
Gồm có 4 người 1 đội phó phụ trách và 3 nhân viên
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư,lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉtrong nội bộ Chi cục thuế quản lý
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạtđộng và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục thuế hàng năm;
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và thực hiện
dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làmviệc, trang phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3của Chi cục thuế;
- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ chohội nghị, cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục thuế;
- Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản
lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục thuế quản lý;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quycủa Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục thuế theo quy địnhhiện hành về văn thư, lưu trữ;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao
Đội kiểm tra thuế và kiểm tra nội bộ
Gồm có 2 người, 1 đội trưởng và 1 nhân viên
Trang 37Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kêkhai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thựchiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế; thực hiện công táckiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chứcthuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo
vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chicục trưởng Chi cục thuế
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khaithuế, kiểm tra nội bộ trên địa bàn quản lý;
- kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
- Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước;thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyếtđịnh; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyềncho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;
- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kêkhai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lạidoanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ;
- Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạmpháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết
tố cáo liên quan đến người nộp thuế; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tranội bộ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế,công chức thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy củaNhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao
Đội thuế liên xã, phường, thị trấn
Gồm có 7 người: 1 đội trưởng, 1 đội phó và 5 nhân viên
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có),
cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản
Trang 38xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cánhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên )
Tổ chức bộ máy ngành thuế được quy định thống nhất theo ngành dọc từtrung ương đến địa phương trên cả nước Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể củatừng địa phương cũng như nhiệm vụ được giao mà mỗi cơ quan lại có quy mô
và cơ cấu tổ chức, cách bố trí nhân sự khác nhau Chi cục thuế huyện Kbang saunhiều năm liên tục hoàn thiện và đổi mới, công tác quản lý tổ chức cán bộ đãđược nâng lên và đang tiếp tục được hoàn thiện dần Nhìn chung số lượng vàchất lượng cán bộ chi cục thuế huyện Kbang đã tương đối phù hợp với quy mô
Trang 39cũng như tính phức tạp của công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện, đảm bảohoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao.
Chi cục thuế huyện Kbang hiện nay có 22 cán bộ công nhân viên chức.Trong đó có 1 cục trưởng, 1 phó cục trưởng và 20 cán bộ viên chức ở các phòngban Cán bộ chi cục thuế chủ yếu có độ tuổi từ 30-50, do đó ổn định công tác vàđảm bảo đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Số lượng cán bộ trẻ dưới 30 tuổi cũng tương đối nhiều, làtiềm năng dồi dào để thay thế và trẻ hóa đội ngũ cán bộ trong vài năm tới, đặcbiệt những những cán bộ trẻ này đều có trình độ cao
Cán bộ công chức trong Chi cục thuế huyện Kbang có trình độ khá cao vàđồng đều, chủ yếu là đại học nên đảm bảo được chất lượng cho công tác quản lýthu ngân sách, một số ít cán bộ còn lại mới được đào tạo đến trình độ trung cấp
Tình hình bố trí nhân sự ở Chi cục thuế huyện Kbang khá đồng đều cả về
số lượng và chất lượng Tập trung chú trọng cho các đội có chức năng nhiệm vụnặng nề, phức tạp và khối lượng công việc lớn Đội ngũ lãnh đạo được giao chonhững cán bộ giỏi, lâu năm
2.1.4 Một số hoạt động chính của Chi cục thuế huyện Kbang
Chi cục Thuế huyện Kbang thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ theo quyđịnh của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định khác có liên quan vàdưới sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện công tác quản lýthuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi củangành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Chi cục thuế triển khai thực hiện một số hoạt động chính như:
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sáchthuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộpthuế theo đúng quy định của pháp luật Phối hợp với các cơ quan như Hội liên
Trang 40hiệp phụ nữ, đài phát thanh, truyền hình của huyện tích cực tuyên truyền về thuếnói chung và thuế GTGT nói riêng.
Xử lý tờ khai, xác định số thuế phải nộp, thông báo và đôn đốc người nộpthuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế,giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đốivới người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phâncấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế
Quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thờihạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuếtheo quy định của pháp luật
Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và củangành thuế
Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế;lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và thực hiện những nhiệm vụ doCục trưởng Cục thuế Gia Lai giao cho…
2.1.5 Kết quả hoạt động của Chi cục thuế huyện Kbang
Tình trạng suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện; nhiều chính sáchmiễn, giảm thuế, gia hạn thuế tiếp tục được triển khai… đã ảnh hưởng lớnđến công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Kbang Tuy nhiên, nhờ sựquan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của ngành thuế, đồngthời ý thức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người dân và doanh nghiệp ngàycàng cao nên Chi cục thuế đã hoàn thành vượt kế hoạch thu ngân sách đượcgiao