Sách Thiền uyển tập anh còn ghi lại về cuộc đời của Mãn Giác thiền sư cùng với tài năng, đức độ của ông như sau: “Sư có tiếng là người học rộng nhớ nhiều, thông cả Nho học và Phật học,
Trang 1NHÓM 1: 1 Đồng Thị Huyền Trân
2 Lê Thị Ngọc Trân
3 Trương Mỷ Huyền
4 Thái Kim Ngân
5 Dương Ngọc Đại
CÁO TẬT THỊ CHÚNG
(Mãn Giác Thiền Sư)
1 Tác giả:
- Mãn Giác thiền sư tên thật là Lí Trường, sinh năm 1052, mất năm 1096.
- Nổi tiếng học rộng biết nhiều, tinh thông Nho, Phật đạo.
- Nhà sư vừa hâm mộ Phật giáo, nổi tiếng về Thiền học, có xu hướng xuất
thế, lại vừa tích cực nhập thế, giúp nhà vua trong việc triều chính Rất được triều đình của vua Lí Nhân Tông coi trọng
- Sự nghiệp: nhà sư để lại bài thơ Cáo tật thị chúng rất nổi tiếng.
Sách Thiền uyển tập anh còn ghi lại về cuộc đời của Mãn Giác thiền sư cùng
với tài năng, đức độ của ông như sau:
“Sư có tiếng là người học rộng nhớ nhiều, thông cả Nho học và Phật học, được tiếng tuyển vào cung Mỗi khi làm việc công xong về nhà, sư chỉ nghĩ đến học phép thiền định ( ) Sau khi đã được tâm ấn của thiền sư Quảng Trí, sư bèn đeo bầu chống gậy đi vân du mọi nơi để tìm bạn đạo Sư đến đâu cũng có rất nhiều người theo học Sư nghiên cứu kinh Tam tạng được cái trí tuệ vô thượng và trở nên một vị lãnh tụ của pháp môn đời bấy giờ Khi ấy vua và Cảm Linh Nhân hoàng hậu đang lưu tâm về thiền học, bèn sai làm một ngôi chùa ở bên cạnh cung Cảnh Hưng mời sư đến để tiện hỏi han về đạo.”
2 Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào cuối 1096 khi thiền sư lâm
bệnh, trăng trối với đệ tử bằng bài kệ này Bài kệ là chiêm nghiệm sâu sắc của Mãn Giác thiền sư, được ông ngộ ra vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời nên vô cùng thấm thía, có sức lay động
Xuất xứ: từ sách Thiền uyển tập anh (Chọn lọc những bậc anh tú trong vườn
thiền) có vị trí rất quan trọng Một trong số không nhiều những di sản của văn
Trang 2học nước ta thời kì đầu còn lưu giữ lại được Sách bao gồm nhiều tiểu truyện về các thiền sư khác nhau
Hình thức thể loại: CTTC là bài thơ dưới hình thức kệ (Lưu ý: kệ không phải
một thể loại văn học, không phải là thơ.) Kệ là thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp, được viết bằng văn vần Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ Kệ tóm tắt giáo lí đạo Phật hoặc truyền đạt những thể nghiệm tâm đắc của các nhà sư Chỉ những bài kệ dùng hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa, có phẩm chất văn học mới gọi là thơ kệ
(Thể văn Phật giáo gồm 2 thể loại con: Kệ (17 trang) và Thiền sư Việt Nam (4 trang – sư đệ vấn đáp))
2.1 Nguyên tác:
告疾示眾
春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
(1096)
2.2 Phiên âm Hán - Việt:
Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
2.3 Dịch nghĩa:
Cáo bệnh bảo mọi người
Xuân đi qua, trăm hoa rụng, Xuân đến, trăm hoa nở
Chuyện đời xô đuổi nhau ruổi qua trước mắt,
Trang 3Tuổi già đến (với con người) từ (mái tóc bạc) trên đầu Chớ nên nói rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm hôm qua, trước sân có một nhành mai (nở hoa)
2.4 Dịch thơ của Ngô Tất Tố:
Xuân ruổi trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua, sân trước một nhành mai
3 Chú thích từ:
告 cáo (bộ khẩu): bảo, nói cho biết.
疾 tật (bộ nạch hay tật): bệnh, ốm.
示 thị (bộ thị hay kỳ): bảo cho biết.
眾 chúng (bộ mục): mọi người.
示 眾 thị chúng: trình bày những ý nghĩ, suy nghĩ của mình cho mọi người được biết
Cáo bệnh bảo mọi người.
春 xuân (bộ nhật): mùa xuân.
去 khứ (bộ tư hay khư): đi
百 bách (bộ bạch): trăm.
花 hoa (bộ thảo): hoa.
落 lạc (bộ thảo): rụng, rơi xuống.
Xuân đi qua, trăm hoa rụng.
Trang 4到 đáo (bộ đao): đến.
開 khai (bộ môn): nở ra, mở ra
Xuân đến, trăm hoa nở.
事 sự (bộ quyết): thế sự, việc đời, công việc.
逐 trục (bộ xước): đuổi theo, nối tiếp nhau trôi qua rất nhanh như đuổi theo
nhau
眼 nhãn (bộ mục): mắt.
前 tiền (bộ đao): trước.
過 quá (bộ xước): qua, quá.
眼 前 過 nhãn tiền quá: vượt qua, trôi qua, ruổi qua trước mắt
Chuyện đời xô đuổi nhau ruổi qua trước mắt.
老 lão (bộ lão): người già, tuổi già.
從 tòng (bộ xích): đi theo, nghe theo.
頭 đầu (bộ hiệt): đầu, tóc.
上 thượng (bộ nhất): trên.
來 lai (bộ nhân): đến.
Tuổi già đến (với con người) từ (mái tóc bạc) trên đầu.
莫 mạc (bộ thảo): chớ, đừng (phó từ).
謂 vị (bộ ngôn): nói, bảo cho biết.
Trang 5殘 tàn (bộ đãi): tàn.
盡 tận (bộ mãnh): hết, không còn gì nữa.
Chớ nên nói rằng xuân tàn thì hoa rụng hết.
庭 đình (bộ nghiễm): sân.
庭 前 đình tiền: trước sân
昨 tạc (bộ nhật): hôm qua.
夜 dạ (bộ tịch): đêm, ban đêm.
昨 夜 tạc dạ: đêm qua
一 nhất (bộ nhất): một.
枝 chi (bộ mộc): cành, nhánh cây.
梅 mai (bộ mộc): cây mai.
一 枝 梅 nhất chi mai: một nhành mai
Đêm hôm qua, trước sân có một nhành mai (nở hoa).
4 Minh giải văn bản:
Tựa đề: bài thơ vốn không có tựa đề, bốn chữ “Cáo tật thị chúng” là do Lê
Quý Đôn đặt cho bài thơ Tựa đề “Cáo tật thị chúng” là trình bày những suy nghĩ, tâm tư của thiền sư khi ông đang bệnh nặng cho mọi người biết Đó là những suy nghĩ, trải nghiệm về cuộc đời và tinh thần lạc quan trong cuộc sống, cùng triết lý Phật giáo sâu sắc mà ông muốn gửi gấm đến mọi người
4.1 Nội dung:
Bài thơ “Cáo tật thị chúng” đã nói lên quy luật của sự sống thiên nhiên, biểu
lộ tâm sự của nhà sư trước quy luật sinh tử ở cõi nhân gian, cái tịch diệt và cái vĩnh hằng trong vũ trụ “Cáo tật thị chúng” chắc chắn không chỉ nằm ở
Trang 6nội dung truyền giảng giáo lí đạo Phật mà còn là những tầng ý nghĩa triết lý
sâu sắc về cuộc đời mà thiền sư muốn gửi gấm Bài thơ được chia thành hai
phần: bốn câu đầu là cảm nhận về những hiện tượng, quy luật diễn ra trong tự nhiên và xã hội, của tạo vật và của kiếp người mà tác giả đã quan sát và trải nghiệm; hai câu cuối là triết lí Phật pháp cùng quan niệm nhân sinh qua hình ảnh ẩn dụ, có tính chất khuyên răn.
Bốn câu thơ đầu man mác một nỗi bâng khuâng Nỗi bâng khuâng ấy xuất
phát từ những chiêm nghiệm của thiền sư về nhân thế Bốn câu thơ được triển khai thành hai vế có quan hệ so sánh, so sánh thiên nhiên tạo vật
và cuộc đời con người Thiền sư đã cảm nhận về thiên nhiên:
春去百花落,
春到百花開。
(Xuân đi qua, trăm hoa rụng, Xuân đến, trăm hoa nở.)
Xuân đến, trăm hoa nở tạo nên cảnh sắc rực rỡ, huy hoàng của năm mới Rồi mùa xuân qua đi, những cánh hoa lại rụng, để lại trong lòng người bao nỗi tiếc nuối Hai câu thơ mang màu sắc triết lí khái quát quy luật tồn tại của thiên và sự vận động của thời gian mùa xuân cũng như sự sống của thiên nhiên chuyển biến
bất tận: “xuân qua” rồi “xuân tới”, “hoa nở” rồi “ hoa tàn” Mùa xuân là
vĩnh hằng Cỏ cây trăm hoa cũng như là vạn vật, con người đều chịu sự chi phối theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên Tác giả miêu tả theo trình tự đảo ngược:
Xuân qua - xuân tới nhằm nhấn mạnh sự tuần hoàn, chu kì lặp lại của tự
nhiên Tạo vật đổi thay, vận động theo chu kì lặp lại, không bao giờ ngừng nghỉ Như vậy, hai câu thơ đầu nói lên vòng tuần hoàn của tự nhiên, vạn vật theo một quy luật đã định sẵn và không thể thay đổi Cấu trúc đối xứng, nhịp thơ 2/3 đều đặn diễn tả chính xác vòng quay của tự nhiên Thiền sư tiếp tục
chiêm nghiệm về cuộc đời, thế sự:
事逐眼前過,
老從頭上來。
(Chuyện đời xô đuổi nhau ruổi qua trước mắt, Tuổi già đến (với con người) từ (mái tóc bạc) trên đầu.)
Những công việc bộn bề nối tiếp làm cho con người quên đi rằng thời gian đang chảy trôi rất nhanh Dòng chảy ấy có lẽ sẽ không bao giờ ngừng lại nếu như không có một tín hiệu bất ngờ đến: màu tóc bạc Tóc bạc báo hiệu tuổi già Đến lúc này, con người mới thảng thốt nhận ra thanh xuân không còn, đời người đã trôi đi quá nửa Ta thấy thiên nhiên và kiếp người đều chảy trôi theo quy luật từ nảy sinh đến tàn lụi Nhờ phép đảo ngược ở hai câu đầu mà ta có thể nhận thấy đời người không chắc đã luân hồi như tự nhiên, vạn vật Vòng quay thiên nhiên còn trở lại theo chu kì của nó, còn đời người dường như chỉ có chiều lụi tàn, phôi pha Sau cái già kia sẽ là cái chết Mà mấy ai nhìn thấy được, phía sau cái
Trang 7chết có hiện hữu kiếp sống mới hay không Tác giả thể hiện sự bâng khuâng và
có chút xót xa
Bài kệ được khép lại với hai câu tuyệt cú xưa nay được truyền tụng như một
vần thơ đẹp trong bài cổ thi Đó là triết lí Phật pháp cùng quan niệm nhân sinh:
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。
(Chớ nên nói rằng xuân tàn thì hoa rụng hết, Đêm hôm qua, trước sân có một nhành mai (nở hoa).)
Nhành mai tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao lộng lẫy của thiên nhiên và con người Thiền sư dùng hình ảnh nhành mai để thể hiện triết lý Phật giáo Đó là hình ảnh của bản thể trường tồn, bất biến Phật giáo quan niệm người tu thành chính quả chân thân sẽ bất biến, trường tồn, trở nên vĩnh hằng Cuộc đời có sinh, trưởng, lão, bệnh, tử nhưng nhà tu hành chân chính có thể đắc đạo vượt qua khỏi quy luật sinh tử đó như cành mai nở buổi xuân tàn Ông muốn thể hiện một triết lí nhân sinh: niềm lạc quan vào sự hồi sinh tươi trẻ của cuộc đời, niềm tin trong trẻo về sự sống cùng sự cứng cỏi của con người trong thử thách Với ông thì thiên nhiên hữu sắc hữu hương, tràn đầy sức sống tươi mát trẻ trung, cuộc sống không ngừng vươn lên mạnh mẽ theo dòng chảy của thời gian
Bài kệ “Cáo tật thị chúng” thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp, những trải nghiệm của vị thiền sư đức trọng tài cao về cuộc đời, về thế sự cùng triết lý nhân sinh cao đẹp và tư tưởng Phật giáo hòa quyện với chất thơ giàu cảm xúc
4.2 Nghệ thuật:
Xuân khứ bách hoa lạc,
B T T B T
Xuân đáo bách hoa khai
B T T B B
Sự trục nhãn tiền quá,
T T T B T
Lão tòng đầu thượng lai
T B B T B
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
T T B B B T T
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
B B T T T B B
Bài kệ được viết theo thể thơ cổ phong (ngũ ngôn cổ thi).
Trang 8Luật trắc “khứ”, vần bằng.
Vần:
Gieo vần bằng: “khai”.
Gieo vần “ai” (khai – lai – mai) => vần cách.
Niêm:
Câu 2 và 3 niêm với nhau “đáo” - “trục” cùng thanh bằng.
Câu 1 và 4 không niêm “khứ” (trắc) – “tòng” (bằng) khác thanh.
Đối:
Đối thanh:
Câu 3 đối thanh với câu 4: “trục” (trắc) >< “tòng” (bằng).
“tiền” (bằng) >< “thượng” (trắc).
Câu 5 đối thanh với câu 6: “vị” (trắc) >< “tiền” (bằng).
“tàn” (bằng) >< “dạ” (trắc).
“lạc” (trắc) >< “chi” (bằng).
Đối ý:
Câu 1 và 2 được triển khai theo hướng tương phản, ý của hai câu đối lập nhau,
góp phần làm nổi bật ý nghĩa của từng câu và của bài thơ Ta thấy: “xuân khứ”
(xuân đi) >< “xuân đáo” (xuân đến), “hoa lạc” (hoa rụng) >< “hoa khai” (hoa nở) cho thấy hai ý hoàn toàn đối lập thể hiện vòng tuần hoàn của thời gian
và thiên nhiên tạo hóa
Câu 3 và 4 được triển khai theo hướng tương thành, ý của hai câu bổ sung
nâng đỡ cho nhau góp phần làm nổi bất hàm ý của câu và góp phần làm rõ thêm nghĩa của bài thơ, công việc thế sự càng trôi qua thì tóc trên mái đầu càng bạc, báo hiệu tuổi già và sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian cùng sự vận động không ngừng của thế sự
Câu 5 và 6 được triển khai theo hướng tương phản, ý của hai câu đối lập nhau,
góp phần làm nổi bật ý nghĩa của từng câu và của bài thơ Ta thấy: “hoa lạc
tận” (hoa rụng hết) >< “nhất chi mai” (một nhành mai nở hoa) cho thấy hai ý
hoàn toàn đối lập thể hiện triết lý nhân sinh cùng tinh thần lạc quan đối với cuộc đời của tác giả
Đối từ loại:
Câu 1 và 2:
Danh từ: “xuân” >< “xuân”, “hoa” >< “hoa”.
Động từ: “khứ” >< “đáo”, “lạc” >< “khai”.
Trang 9Lượng từ : “bách” >< “bách”.
Câu 3 và 4:
Danh từ: “lão” >< “sự”, “đầu” >< “nhãn”.
Động từ: “trục” >< “tòng”, “lai” >< “quá”.
Tính từ: “thượng” >< “tiền”.
Một số biện pháp nghệ thuật khác:
Lập từ “xuân”, “bách”, “hoa” làm nổi bật ý mà tác giả muốn thể hiện về
vòng tuần hoàn của thời gian và thiên nhiên biến đổi không ngừng nghỉ
Dùng những từ, cụm từ đối nhau “khứ” >< “đáo”, “khai” >< “lạc”,
“hoa lạc tận” >< “nhất chi mai”,… nhấn mạnh ý mà tác giả muốn nói, tạo
điểm nhấn
Miêu tả theo trình tự đảo ngược: “xuân khứ” – “xuân đáo”, “hoa lạc” –
“hoa khai” nhằm nhấn mạnh sự tuần hoàn, chu kì lặp lại của tự nhiên (mang
ý nghĩa về niềm tin và sự lạc quan)
Câu 1 và 2 sử dụng cấu trúc đối xứng, nhịp thơ 2/3 đều đặn diễn tả chính
xác vòng quay của tự nhiên
Câu 3 và 4 cặp câu thơ vẫn duy trì nhịp điệu đều đặn, cấu trúc đối xứng Đặc biệt khi đọc lên ta nhận thấy có điểm đáng lưu ý trong thanh điệu:
Câu 3: 4/5 chữ thanh trắc, kết thúc bằng thanh trắc => xót xa
Câu 4: 3/5 chữ thanh bằng, kết thúc thanh bằng => ngậm ngùi
Sử dụng hình ảnh “nhất chi mai”: Đó chính là hình ảnh của những người
tu hành đắc đạo Đảo ngữ: nhấn mạnh sự xuất hiện, hiện diện bất ngờ, lặng
lẽ, điềm nhiên, tự nhiên của nhành mai => Đạo Phật huyền diệu Không có động từ, chỉ có cụm danh từ “nhất chi mai” => sự hiện diện như là tất nhiên, tất yếu, như đã tự nghìn năm => sự trường tồn
Thể thơ 5 chữ đến 7 chữ: diễn tả sự thay đổi trong nhận thức, đánh dấu
điểm ngoặt trong tư duy Thể thơ 7 chữ đột ngột thay cho các câu thơ 5 chữ còn làm hơi thơ giãn ra, như một thoáng nhận thức bình tĩnh, một hơi thở nhẹ nhõm, tràn hạnh phúc Tác giả vẫn duy trì sự đều đặn của nhịp thơ giữa câu trên và câu dưới để gợi đến tâm thế tự tại của con người
5 So sánh bản dịch thơ của Ngô Tất Tố với nguyên tác:
Về hình thức: cả nguyên tác và bản dịch thơ đều giống nhau về hình thức
(số câu, số chữ)
Về nội dung:
Trang 10Câu thứ nhất: nguyên tác là “Xuân khứ bách hoa lạc” (xuân qua, trăm hoa
rụng), bản dịch thơ dịch (Xuân ruổi trăm hoa rụng), từ “ruổi” chưa làm rõ nghĩa, mơ hồ so với nguyên tác “khứ”
Câu thứ 2: nguyên tác “Xuân đáo bách hoa khai” (xuân đến, trăm hoa nở),
bản dịch thơ dịch (Xuân tới, trăm hoa cười), từ “khai” (nở, mở) được Ngô Tất Tố dịch thành “cười”, bản dịch còn khác nghĩa so với nguyên tác
Câu thứ 3: nguyên tác “Sự trục nhãn tiền quá” (Chuyện đời xô đuổi nhau
ruổi qua trước mắt), bản dịch thơ (Trước mắt việc đi mãi), bản dịch chưa sát nghĩa và chưa thể hiện được sự trôi chảy, tiếp diễn, phức tạp của thế sự trong cuộc sống như nguyên tác muốn thể hiện
Câu thứ 4: nguyên tác “Lão tòng đầu thượng lai” (Tuổi già đến (với con
người) từ (mái tóc bạc) trên đầu), bản dịch (Trên đầu già đến rồi) bản dịch là tương đối sát nghĩa và thể hiện được ý của nguyên tác
Câu thứ 5: nguyên tác “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận” (Chớ nên nói rằng
xuân tàn thì hoa rụng hết), bản dịch thơ (Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết), bản dịch là tương đối sát nghĩa và thể hiện được ý của nguyên tác
Câu thứ 6: nguyên tác “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Đêm hôm qua, trước
sân có một nhành mai (nở hoa)), bản dịch thơ (Đêm qua, sân trước một nhành mai), bản dịch thơ chưa thể hiện hết ý của nguyên tác mà tác giả muốn nói tới và có phần chưa suông
Liên hệ - mở rộng:
Trong thơ ca, cảm xúc này cũng được nói tới hơn một lần: có người ví thời gian như bóng câu qua cửa sổ để rồi bỗng hẫng hụt khi tháng ngày trôi đi quá nhanh Nguyễn Trãi thì sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo để chuyển tải cảm giác âu lo:
Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm Những lệ xuân qua tuổi tác thêm
Thời gian cứ như một nỗi ám ảnh bám riết với thi nhân Đi xa hơn tới thời
hiện đại, ta cũng thấy xuất hiện cảm giác tương tự Trong Vội vàng – Xuân
Diệu:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Hình ảnh nhành mai: Người xưa xem hoa mai là biểu tượng của người
quân tử Nguyễn Du nói “mai cốt cách” là đề cao sự sang trọng, thanh cao của loài hoa Những cành mai tuy khẳng khiu nhưng không dao động trước gió, hoa mỏng manh mà sáng bừng một sắc vàng kiêu hãnh Lại là loài hoa