Bên Lề Bài Thơ Cổ Điển Nhất Chi Mai David Lý Lãng Nhân 1. Một chút Tiểu sử về Mãn Giác thiền sư (1051-1096) Theo tàiliệu Hán Việt thi tuyễn (trên Internet), Mãn Giác thiền sư tên là Lý Truờng, nguời đất Lũng Triền, Huơng (làng) An Cách, là con của Lý Hoài Tổ, một vị quan chức Trung Thư Ngoại Lang, duới triều Lý (Việt Nam); xuất gia khoảng năm 1076-1084, đuợc Quãn Trí thiền sư truyền tâm ấn. Vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng, mời thiền sư đến trụ trì. Ngày 30 tháng 11, năm Hội-Phong thứ 5 (1096), thiền sư Mãn Giác cáo bệnh, gọi môn đồ đến, đọc bàikệ Cáo TậtThị Chúng rồi mất. Thiền sư được vua sắc thụy (vua ban tên mới) là Mãn Giác (hoàn toàn giác ngộ). Bàikệ Cáo TậtThị Chúng (cũng được gọi là bài thơ Nhất Chi Mai ) được truyền tụng nhiều thế kỷ ở Việt Nam vì lời thơ đẹp và có ý nghĩa thâm sâu về triết lý Đông phương. 2. Vài nhận xét về ngôn tự của bài thơ Nhất Chi Mai Bài Nhất Chi Mai là một bài thơ danh tiếng trong văn học cổ điển Việt Nam, được viết bằng chữ Hán, tức là chữ Trung Hoa (chữ Tàu, chữ Nho – Chinese script), không phải là ngôn tự Việt Nam. Bài thơ đó không viết bằng chữ Nôm (demotic script), một hệ thống văn tự đặc biệt của người Việt sáng chế với căn bản Hán tự hai thế kỷ sau để viết tiếng Việt. Người Trung Hoa không đọc được những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, như Truyện Kiều hay thơ Hồ Xuân Hương. Chữ Nôm chỉ được áp dụng rộng rãi kể từ thế kỷ thứ 13 trở về sau. Trước triều Lý, Việt Nam không có văn tự chính thức riêng, phải dùng văn tự Trung Hoa (chữ Hán) để thông đạt. Dưới triều Lý, chữ Nôm tuy được khuyến khích nhưng vẫn phải dùng song song với chữ Hán, vì chữ Nôm không đủ chữ, phải vay muợn chữ Hán rất nhiều, và chữ Nôm không được tiêu chuẫn hóa, không đồng nhất và dễ bị hiểu sai. Người học chữ Nôm trước hết phải thông thạo chữ Hán. Các học giả Việt Nam ngày xưa thường phải dùng chữ Hán trong những văn tự quan trọng. Hán học rất cần thiết để giao dịch và thông đạt trong chính trường cũng như trong dân gian qua nhiều thế kỷ tại Việt Nam, trước khi người Pháp đô hộ nước Việt. Mãi cho đến 1917, Việt nam mới bãi bỏ chữ Hán và chữ Nôm để hoàn toàn áp dụng chữ Quốc Ngữ viết với mẫu tự La tinh (Roman alphabet). Ngày nay bài thơ chữ Hán Nhất Chi Mai đã phiên âm ra chữ Quốc ngữ, và thế hệ người Việt hiện đại có thể đọc được, mà không nhứt thiết hiểu nghĩa, vì lẽ văn tự của bài thơ Nhất Chi Mai nguyên thủy là chữ Hán (chữ Trung Hoa). Ngược lại, người Tàu sẽ trực tiếp hiểu nghĩa ngay bài thơ Nhất Chi Mai nguyên tác vì đó là văn tự của họ. Tuy nhiên, người Trung Hoa Bắc Kinh sẽ đọc với giọng nói khác hơn người Trung Hoa Quảng Đông. Cũng vậy, người Việt có kinh nghiệm Hán học đọc thơ văn viết bằng chữ Hán sẽ hiểu trọn nghĩa, mặc dầu họ phát âm theo giọng nói người Việt. Những bài thơ viết bằng chữ Hán, tức thơ Hán-Việt, phải được diễn dịch ra Việt ngữ cho người Việt thường, không biết chữ Hán, hiểu nghĩa. Thơ Hán-Việt có thể được diễn dịch từng câu, hoặc thích nghĩa từng chữ. Thông thường người ta phỏng dịch nguyên bài thơ chữ Hán bằng một bài thơ chữ Việt (Nôm). Người có căn bản Hán học có thể dịch thoát ý không khó khăn lắm một bài thơ văn chữ Hán qua Việt ngữ, mặc dù ngôn ngữ giữa Tàu và Việt đôi lúc không có từ ngữ tuơng đuơng (equivalent) tuy gần gũi và văn phạm (cú pháp) cũng khác nhau. Giá trị của một bài thơ dịch Hán-Việt tuơng đối tùy thuộc kinh nghiệm và cảm quan của dịch giả và độc giả. Có một điểm cần ghi nhận là tiếng Trung Hoa rất cô đọng so với tiếng Việt. Do đó dịch thơ Tàu ra thơ Việt thường khi bị khó khăn trong sự diễn đạt hết nguyên ý và thi vị của bài thơ nếu phải gò bó trong thể thơ ngắn ngũ ngôn (5 chữ) như trong nhiều nguyên tác. Còn dịch thơ Tàu (Hán-Việt) thể ngũ ngôn 5 chữ bằng thể thơ thông dụng lục-bát 6/8 Việt nam thì tuơng đối rộng đuờng cho dịch giả diễn đạt hơn. Nhưng nếu không thận trọng, đôi khi lại đánh mất cái sắc thái trang trọng, cổ kính của văn chuơng cổ điển Hán-Việt. Thêm vào đó, có những điển từ (clichés, metaphors) hay thổ ngữ (idioms) Trung Hoa mà dịch giả cần phải cẩn thận khi dịch sát qua tiếng Việt (bằng thơ) để tránh ngây ngô, vô nghĩa, giảm mất ý đẹp nguyên thủy. Bài thơ Nhất Chi Mai được viết vào khoảng thời Trung Đuờng, nên còn phản ảnh lối thơ ngũ ngôn 5 chữ và kết bằng 2 câu thơ thất ngôn 7 chữ của thời đó. Vào thời Mãn Đuờng (cuối đời Đuờng) thơ Đuờng được qui lệ thành thể 7 chữ (thất ngôn) - 4 câu (tứ tuyệt), hay 8 câu (bát cú), và niêm luật bằng trắc cũng khắc khe hơn truớc (xem Luật thơ Đuờng trong phụ đính). Theo ý tôi dùng thể thơ Ðuờng luật 7 chữ để dịch bài Nhất Chi Mai ra Việt ngữ, thì rất thích hợp vì nó cho phép dịch giả rộng đuờng dùng chữ, khỏi bị gò bó trong câu thơ ngắn 5 chữ, đồng thời vẫn giữ được sắc thái cô đọng, trang nhã và hàm súc của thơ cổ điển Hán-Việt. Nhưng đây là một thử thách. Theo kinh nghiệm bản thân tôi câu thơ thứ 4 trong bài Nhất Chi Mai khó dịch nhất, bất luận dịch giả dùng thể thơ nào. Câu đó tiếng Hán như sau: Lão tùng đầu thuợng lai. Dịch từng chữ ra tiếng Việt: Già theo đầu trên đến. Có tác giả truớc đây dịch thoát ý là : Tóc đã suơng pha mái đầu. 3. Ba bài dịch của bài thơ Nhất Chi Mai Tôi đã dịch ra Việt ngữ bài Nhất Chi Mai bằng thơ ngũ ngôn 5 chữ, thể thơ của nguyên tác, bằng thể thơ Đuờng luật 7 chữ, và bằng thể thơ lục bát(6/8) để so sánh, xem bài dịch nào dễ nghe hơn và có thể giữ được ít nhiều cái hàm súc thiền vị của bài thơ nguyên thủy. Nhưng phải thú nhận là cho dù tôi có cố gắn bao nhiêu chăng nữa, tôi nhận thấy bài dịch nào của tôi cũng không thể gây được cảm xúc mạnh mẽ trong lòng tôi bằng nguyên tác Hán-Việt. Cáo TậtThị Chúng (Nhất Chi Mai) Thiền Sư Mãn Giác (1051-1096) Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thuợng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Cáo TậtThị Chúng viết bằng chữ Hán Bài dịch số 1 (thể 5 chữ theo nguyên tác): Một Cành Mai Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cuời Đời thoáng qua truớc mắt Già đến đầu bạc phai Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân nở một cành mai Bài dịch số 2 (thể 7 chữ) : Một Cành Mai Xuân đi tơi tả trăm hoa rơi Xuân dến trăm hoa hé nụ cuời Thế sự xoay vần qua truớc mắt Già nua thôi đã bạc đầu phai Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân nở một cành mai Bài dịch số 3 (thể 6/8): Một Cành Mai Xuân đi trăm cánh hoa rơi Xuân về trăm cánh hoa cuời đó đây Việc đời truớc mắt đổi thay Tuổi già đầu đã nhuộm đầy bạc phai Xuân tàn hoa dẫu rụng rơi Đêm qua nở một cành mai truớc thềm 4. Kết luận Theo sự nhận xét của tôi sở dĩ bài thơ Nhất Chi Mai được truyền tụng nhiều thế kỹ tại Việt Nam với nguyên tác bằng chữ Hán, phần lớn là nhờ giá trị triết lý của nó và môi truờng văn hoá đặc biệt của những thế hệ truớc. Với kinh nghiệm Hán học thời đó người ta chỉ thuởng thức thơ Hán-Việt trực tiếp không cần diễn dịch. Dù rằng có thể có vài bản dịch Việt ngữ của bài thơ Nhất Chi Mai truớc đây, hình như tới nay không có bản dịch nào chính thức tồn tại với thời gian. Có phải chăng một phần lớn là vì bài thơ nguyên tác Hán-Việt của thiền sư Mãn Giác rất ngắn nhưng rất hàm súc và dễ nhớ? Khách thơ mộ điệu và hoài cổ thường thích ngâm nga bài thơ ấy bằng tiếng Hán-Việt. Biết đâu khi ngâm nga mãi bài thơ (hay bài Kệ) Nhất Chi Mai bằng tiếng Hán-Việt, có một ngày nào đó bỗng dưng mình bừng giác ngộ và hiễu tận nghĩa của bài thơ, với cái cảm quan đặc biệt thiền vị của nó! Một cách rất bí ẩn. Như câu thần chú. Mà rất nên thơ! Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Hậu đề Cá nhân tôi lấy làm thích thú và hãnh diện thấy thơ Việt Nam được ký giả, học giả Tây phuơng và Á Châu bắt đầu chú ý và giới thiệu trên diễn đàn quốc tế. Hai năm truớc đây trên tờ New York Times có bàinói về thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Huơng. Giáo Sư Keith Weller Taylor (Cornell University) từng sống ở Việt Nam và sưu tầm về lịch sử và văn hóa Việt Nam, cũng có đề cập đến bài thơ bất hủ Hán-Việt Nhất Chi Mai trong sách nói về Văn học Đông Nam Á Châu của ông. Thế giới con người nay đã gần gũi và đang trao đổi tư tuởng với nhịp độ nhanh chóng phi thường. Trên Web Site Le World nầy, Giáo Sư Thomas D. Le cũng cố gắn tạo một giao điểm, một môi truờng đặc biệt để trao đổi thơ văn Việt Anh Pháp. Số bạn bè thân hữu cộng tác cho Web site nầy cũng bắt đầu gây một vài ảnh huởng tốt đẹp trên diễn đàn chung. Thi sĩ Việt Nam ngày nay ngoài những hoat động thường xuyên trên lãnh vực thi thơ Việt Nam, cũng bắt đầu làm thơ bằng tiếng Pháp và tiếng Anh; và một vài công trình của họ đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi nhờ sự truyền đạt nhanh chóng và hữu hiệu của kỹ thuật truyền thông hiện đại. Thật là điều đáng quí và đáng khuyến khích. *** Phụ Ðính Thơ Đường Luật Thơ Đuờng Luật chiếm một chỗ quan trọng trong kho tàng văn hóa Việt nam cổ điển. Loại thơ nầy phải viết theo một khuôn khổ nhất định về cách gieo vần, cách đối từ ngữ và luật bằng trắc, những yếu tố có ảnh huởng quan trọng đến âm điệu của bài thơ. Ðể giúp bạn đọc có một tàiliệu chỉ dẫn rút ngắn về thơ Ðuờng Luật, tôi xin kèm theo đây 2 bài thơ cổ điển của Bà Huyện Thanh Quan, để làm bài mẫu về cách đối và luật Bằng Trắc của thơ Đuờng Bát cú (tám câu). Những chữ in đậm là những chữ bắt buộc phải áp dụng luật Bằng Trắc; có nghĩa là chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong mỗi câu thơ phải theo đúng âm luật. Thơ Đuờng chỉ có một vần “đuôi” nằm ở cuối câu thứ 1, thứ 2, thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Chú thích: Những chữ không dấu hoặc dấu huyền, thuộc về thanh Bằng. Những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, ngã, nặng thuộc thanh Trắc. Bốn câu thơ in nghiêng - ở giữa bài - cần phải “ đối ” nhau từng cặp một. Chiều hôm nhớ nhà (Bài thơ nầy viết theo Ðuờng Luật Bằng : chữ thứ 2 trong câu 1, âm Bằng ) Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn Gát mái ngư ông về viễn phố Gỏ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dậm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn chương đài người lữ thứ Biết ai mà kểnỗi hàn ôn Qua Đèo Ngang tức cảnh (Bài thơ nầy viết theo Đuờng Luật Trắc : chữ thứ 2 trong câu 1, âm Trắc) Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nuớc đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân ngoãnh lại trời non nước Một mãnh tình riêng ta với ta Madison, AL, March 22, 2004 . cáo bệnh, gọi môn đồ đến, đọc bài kệ Cáo Tật Thị Chúng rồi mất. Thiền sư được vua sắc thụy (vua ban tên mới) là Mãn Giác (hoàn toàn giác ngộ). Bài kệ Cáo. hoài cổ thường thích ngâm nga bài thơ ấy bằng tiếng Hán-Việt. Biết đâu khi ngâm nga mãi bài thơ (hay bài Kệ) Nhất Chi Mai bằng tiếng Hán-Việt, có một ngày