GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA “LỀU CHÕNG” – NGÔ TẤT TỐ Giữa lúc thế giới nổi lên cuộc đại chiến lần thứ 2, thực dân Pháp dấy lên phong trào phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hóa g
Trang 1GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA “LỀU CHÕNG” – NGÔ
TẤT TỐ
Giữa lúc thế giới nổi lên cuộc đại chiến lần thứ 2, thực dân Pháp dấy lên phong trào phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ với những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lí Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và đại gia đình phong kiến lỗi thời, coi thời xưa là thời đại hoàng kim ca ngợi Nho giáo và đạo đức phong kiến hòng ru ngủ dân ta quên đi nhiệm vụ trước mắt, cam chịu ách nô lệ vĩnh viễn Trước tình hình đó một số nhà văn đã rơi vào khuynh hướng phục cổ này, người thì sáng tác người thì dịch thuật ấy nấy đều thi vị hóa quá khứ đề cao đạo đức phong kiến Giữa cái không khí phục cổ thành kính trang nghiêm ấy “Lều chõng” ra đời như ném ra một bức tranh màu xám với đường nét tối sầm
1 TÓM TẮT TÁC PHẨM
a Bối cảnh “Lều chõng” bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 12 đến năm
Kiến Phúc (1884).Thời gian đó xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp, thực dân Pháp đe dọa nền độc lập nước nhà Nhưng triều đình phong kiến vẫn
cổ hủ trong quy cách thi cử lạc hậu.Thí sinh muốn đỗ đạt thì phải dùi mài kinh sử ở xứ Bắc mà Nam sử thì lại chỉ là thứ yếu Họ chỉ cần
nhai lại các giáo lí và tuân thủ nguyên tắc “tôn Khổng, sùng Nho, chuyên kinh, phục cổ”, những nguyên tắc giáo dục mà Khổng Tử đã
đề ra cho môn đệ của mình hai ngàn năm trước
b “Lều chõng” là cuốn tiểu thuyết phóng sự về giáo dục và khoa cử thời phong kiến triều Nguyễn Đào Vân Hạc – Nhân vật chính của
tiểu thuyết là một nho sĩ trẻ, tài hoa, học giỏi, phóng túng, khác thường Chàng đã phá lối học nhồi sọ, lối văn sáo rỗng, giả dối Vân hạc không ham khoa cử Tuy vậy chàng vẫn phải lẽo đẽo với đèn sách, lều chõng để đáp lại sự trông đợi của họ hàng và đặc biệt chiều theo sự khao khát được làm bà nghè bà cử của cô Ngọc - vợ chàng
Đã mấy lần “Lều chõng” thi Hương, Vân hạc và những người bạn thân của chàng vẫn bị trượt Người do học lực yếu ( Nguyễn Khắc
Trang 2Mẫn); người vi phạm trường quy ( Bùi Đốc Cung); còn Vân Hạc dù
các bài thi đều xuất sắc nhưng vì tuổi còn quá trẻ nên bị triều đình đánh hỏng Vân Hạc đã chán thi cử nhưng vẫn phải dùi mài đèn sách Đến khoa thi thứ 4, Vân Hạc may mắn đỗ thủ khoa, Nguyễn Khắc Mẫn đỗ tú tài, và Bùi Đốc Cung đỗ cử nhân Vân Hạc cùng Đốc Cung sửa soạn, vượt qua chặng đường dài vô cùng vất vả, nguy hiểm vào kinh đô Huế thi Hội Giữa đường Đốc Cung ngã bệnh phải quay về Còn lại một mình Vân Hạc vào cung ứng thí Chàng đỗ Hội nguyên Vào thi Đình, Vân hạc làm bài thi xuấy sắc Ai cũng hi vọng chắc chắn chàng sẽ đỗ Đình nguyên Không ngờ chàng bị bắt giam vì
“phạm húy” trong bài thi Tin dữ bay về quê Vân Hạc làm người nhà chàng xáo xác Giữa lúc mọi người đang vật vã lo lắng thì chàng trở
về Chàng bị đánh hỏng thi và còn bị cách cả thủ khoa Cùng lúc mọi người hay tin nghè Long từng đỗ đạt, được bổ làm tri phủ, cũng vừa
bị đi đày làm lính nơi biên ải Từ tấm gương của nghè Long và đặc biệt là từ những tai họa cay đắng trên đường khoa cử của mình, Vân hạc thấm thía bản chất vô nghĩa, phù phiếm của con đường cử nghiệp
Chàng đoạn tuyệt với cuộc đời “Lều chõng” Cô Ngọc vợ chàng cũng
cùng tỉnh ngộ, từ bỏ mộng làm bà thám, bà bảng, cùng chồng tương đắc, cuộc sống ấm cúng thanh nhàn
2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG
2.1 Tố cáo chế độ khoa cử thối nát, lạc hậu.
Bằng kinh nghiệm của cuộc đời mình NTT đã miêu tả một cách tỉ
mỉ việc giảng dạy, học tập và lối thi cử thời phong kiến với tất cả sự thối nát của nó
+ Giảng dạy: tác giả đã miêu tả rất cặn kẽ những thứ lớp của thời đại
phong kiến từ lớp sơ học đến lớp đại học, mỗi lớp sẽ phải dạy những gì học những gì Trong lúc vận mệnh đất nước đang nghiêng ngả mà Cụ
bảng Tiên Kiều thì vẫn say sưa giảng Kinh Dịch, Trung Dung, Tống
Sử mà đâu có ngờ rằng cái học kinh viện, giáo điều mà cụ truyền bá lại
là cái học đưa đến sự mất nước Ngô Tất Tố đã nêu rõ công tội của chế
độ khoa cử phong kiến : “chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa rồi lại chính nó lại đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong” “Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nước
Trang 3nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa (ý chỉ nho sĩ PK) đều ở trong đám “lều chõng” mà ra Vì nó nước Việt Nam một thời kì rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kì quái, có thể khiến người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”.
+ Học tập: Thiếu niên lúc bấy giờ đã phải nhai đi nhai lại những câu
chữ hán rút ra từ thần thoại Trung Quốc:
Hỗn mang chi sơ
Vị phân thiên địa Bàn Cổ chủ xuất Thủy phân âm dương
… Thiên tử trọng hiền hào Văn chương giáo nhĩ tào Khiến Vân Hạc không khỏi xót xa mà nghĩ thầm: “ Không hiểu vì sao người ta lại cứ bắt tội trẻ con phải học những sách quái gở? Những đứa
độ tám chính tuổi, mới vỡ lòng được bốn tháng còn biết đời “hỗn mang” là cái gì, kẻ “hiền hào” là người thế nào vậy mà chúng nó cứ phải học thuộc lòng, thật là một sự khổ cho con trẻ”
Lên đến trung học và đại học thì phải học kinh, truyện, sử - Bắc sử (tức
sử TQ) còn văn bài thì phải làm thơ, phú, văn sách, kinh nghĩa, biểu v.v….những loại văn thời nhà Trần cách đó 600 năm về trước Việc học tập chủ yếu là học thuộc lòng, chuộng hình thức, lấy cổ nhân làm gương mẫu, nên hình thức văn chương rất sáo , còn nội dung tư tưởng thì rất giáo điều Hậu quả của cách học khuôn sáo, thoát ly thực tế ấy đã làm cho nghè Long được bổ làm tri phủ nhưng ít lâu sau có chiếu chỉ sai anh
ta đi dẹp giặc thì anh ta đành thất bại
Trang 4+ Thi cử: nếu như các nhà văn cùng thời khác thi vị hóa chế độ khoa cử
lúc bấy giờ thì “Lều chõng” đã lột trần lối khoa cử mục nát, lỗi thời,
phức tạp của XHPK bằng ngòi bút miêu tả hết sức tỉ mỉ từ những cảnh thi hương, thi hội cho tới thi đình Khi làm bài thi các thí sinh không chỉ kiêng tên húy của vua chúa mà còn phải kiêng tên húy của Đường Thái Tôn, Tống Thái Tôn đến những tên của cung điện, lăng tẩm trong kinh cũng không được dùng đến, không được phạm khiếm đài, khiếm tỵ, khiếm trang, bất túc, bạch tự, thiệp tích, tì ố
Nếu mắc phải những lỗi này nhẹ thì bị đánh hỏng nặng thì phải chịu tù tội
Ngồi làm bài trong trường thi thì sinh không chỉ lo ngáy ngáy việc pham húy mà còn phải chịu đựng trăm cực hình khác Có năm mưa to
gió lớn nước ngập vào trường thi “ngồi trên chõng cũng không khác gì ngồi dưới đáy ao, đít áo, đũng quần nước bùn thấm vào bê bết” Mấy trăm con người ai cũng như ai “mặt tái mét, môi thâm sì quần áo lấm bê lấm bết như người đào dưới đất lên” Vân Hạc ngồi ngẫm mấy vần phú
*Chú thích:
“Khiếm tỵ”: như bài bị đánh hỏng của Đốc Cung:
Tam bách niên xã tắc chi trường
Ninh phi lại ư thử tai
Trường Ninh là tên cung của Hoàng Thái Hậu, tuy 2 chữ ở hai câu nhưng nó đứng liền nhau thì cũng như ở 1 câu cho nên cũng là có tội
“Khiếm Trang”: hết thảy những chữ có nghĩa không hay, như "bạo"
là "tợn", "hôn" là "tối", "cách" là "đấm", "sát" là "giết" v.v không được đặt trên các chữ có nghĩa là vua, như là chữ "hoàng đế", chữ
"quân", chữ "vương", chữ "chủ" vì nếu để chữ "cách" liền với chữ
"quân" thì nó sẽ có nghĩa là "đấm vua", mà để chữ "bạo" liền với chữ "chủ" thì nó phải có nghĩa là "ông vua tàn bạo"
“Bạch tự”: những chữ viết đơn
"Thiệp tích": chữ xoá và chữa nhiều quá