1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mục tiêu chiến lược của tổng công ty cổ phần may việt tiến

33 608 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 181,53 KB

Nội dung

MAY MẶC: VIỆT TIẾN I - Giới thiệu về Việt Tiến Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần may Việt Tiến Tên viết tắt DN : VTEC (VIETTIEN GARMENT IMPORT - EXPORT CORPORATION) Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise Ngày tháng năm thành lập : 1976 Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trờ lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường Trụ sở : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần Ngành kinh doanh của doanh nghiệp * Sản xuất quần áo các loại * Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa * Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng * Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp * Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp * Đầu tư và kinh doanh tài chính * Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Tổng Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể phát huy được tính năng động sáng tạo, tổ chức sản xuất theo hướng công nghệ mới, chủ động đối phó với những biến động khách quan, tăng cường công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm toàn diện, tăng năng suất lao động, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện việc tái cơ cấu sắp xếp lại các phòng ban chức năng và các xí nghiệp, áp dụng thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng nên tình hình hoạt động SXKD của Tổng Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định Các hoạt động kinh doanh chiến lược (Chỉ đề cập đến Ngành dệt may): 1- Việt Tiến 2- Vee Sendy 3- TT-up 4- San Sciaro 5- Manhattan 6- Smart Casual II - Mục tiêu chiến lược của Tổng CTY CP May Việt Tiến 1 Tầm nhìn chiến lược: - Việt Tiến mong muốn xây dựng thương hiệu của mình cũng như xây dựng một tính cách con người, đem đến cho người tiêu dùng những mong muốn, ước ao nghe, nhìn, cảm nhận, tin tưởng tuyệt đối vào thương hiệu Việt Tiến 2 Sứ mạng: - Áp dụng đầy đủ, duy trì thường xuyên, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội bao gồm cả môi trường làm việc, phúc lợi và lợi ích cộng đồng + Xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt + Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội góp phần ổn định đời sổng của người lao động, tạo sự gần gũi với cộng đồng + Thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm - Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao - Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỳ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu - Đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo và tạo môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn 3 Mục tiêu chiến lược:  Dài hạn: - Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới - Kế hoạch sản phẩm mới - Sử dụng vốn có hiệu quả , tạo khả năng sinh lời tối đa - Định vị và phát triển doanh nghiệp  Trung hạn: - Kế hoạch bán hàng : hoàn thiện quy chế cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm của - công ty trên phạm vi cả nước Mở rộng đại lý ở các địa phương ( Bắc, Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây - Nguyên), xâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6 Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý Phân tích kế hoạch tác nghiệp III – Môi trường vĩ mô: 1 Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triến thị trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thu nhập bình quân đầu người… ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng từ đó điều chỉnh các hoạt động Marketing của doanh nghiệp Môi trường kinh tế không thuận lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Nền kinh tế có dấu hiệu ấm lên song sự phục hồi còn rất mong manh, dự báo năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5.2% Nếu tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng, sẽ buộc phải gia tăng đầu tư công, gia tăng nợ công, nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, tăng cường phát hành trái phiếu, - làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần phục hồi nền kinh tế - Thu nhập của người dân cũng khác nhau dẫn đến sức mua sản phẩm của công ty cũng không cao với mọi khách hàng do sản phẩm của Việt Tiến là sản phẩm có chất lượng cao Việt Tiến phải đa dạng hoá sản phẩm để có thể thu hút được mọi khách hàng Lãi suất - Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,3%/năm, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28%, huy động vốn tăng 4,58%, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%so với cuối năm 2014 Lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng vẫn tương đối ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống Tỷ giá ngoại tệ tăng hết biên độ cho phép 2% của năm 2015 - Lãi suất giảm tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng quy mô nhưng đồng thời khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do các điều kiện ngân hàng đặt ra Mức lãi suất này vẫn là khá cao so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tạo ra được - Một thực tế hiện nay là tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động bằng vốn vay của ngân hàng, do vậy chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về lãi vay và huy động vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp.Đối với các doanh nghiệp dệt-may, trung bình mỗi năm chỉ quay được từ 2,5 đến 3 vòng vốn và được coi là tương đối có hiệu quả, thì mỗi sản phẩm phải “gánh” từ 4,5% đến 5,6% lãi vay ngân hàng, đây là khoản chi phí cao nhất, sau chi phí tiền lương công nhân Trong khi đó lãi gộp (chưa trừ lương, các chi phí quản lư sản xuất khác và lãi của doanh nghiệp) chỉ dao động ở mức từ 25% đến 30%, rất khó để các doanh nghiệp có lãi Lạm phát - Một trong những sự kiện nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015 là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,55%, tăng thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây Lạm phát thấp mang đến nhiều cơ hội và thách thách cho nền kinh tế Các chính sách cần được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến mới - Lạm phát tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, kể cả may mặc Có thể nói lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng Lạm phát thấp mang lại niềm vui cho người tiêu dùng; sự an tâm của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, điều hành vĩ mô có cơ sở để đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường Chính phủ có dư địa lớn hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Lạm phát thấp tạo điều kiện cho lãi suất giảm là tín hiệu vô cùng đáng mừng của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế cung và cầu về vốn vẫn chưa thể gặp nhau Doanh nghiệp không thể tiếp cận được khoản vay do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thể hạ lãi suất, nhưng không thể hạ tiêu chuẩn cho vay Khó khăn thiếu vốn vẫn còn và nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn phía trước Thu nhập - Thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam đã tăng đáng kể từ năm 2008, khi Việt Nam bắt đầu chuyển từ nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình Chi tiêu bình quân của 1 người / tháng vào năm 2010 tăng 52.8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23.6% (chi tiêu sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) Giai đoạn 2008 – 2010, mức chi tiêu tăng 14.1% mỗi năm Ước bình quân mỗi năm, thu nhập đã tăng 10%.Theo điều tra của Công ty NCTT trực tuyến W&S, tỷ lệ chi tiêu cá nhân cho nhu cầu may mặc của người dân chiếm khoảng 14% tổng chi tiêu Năm 2013, thu nhập của người Việt Nam tính theo GDP bình quân là hơn 1.900 USD/người, ngang giá sức mua PPP tương đương 5.200 USD/USD, năm 2014 đã chạm mốc tăng lên là 2.000 USD/người Ước tính sẽ đạt mốc 2.200 USD/người vào năm 2015 Tuy nhiên, mức thu nhập như trên ở Việt Nam còn cách rất xa so với mức thu nhập 5.600 USD/người/năm trung bình của nhóm các nước có thu nhập trung bình Song, với các nhà đầu tư nước ngoài, các chỉ số trên một tín hiệu tích cực cho thấy đời sống kinh tế ở Việt Nam ngày càng có chất lượng hơn - Bằng chất lượng sản phẩm, hàng may mặc Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau và dần chiếm lĩnh thị trường Theo thống kê từ các siêu thị, hàng may mặc Việt Nam chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng đang kinh doanh - Lao động làm công ăn lương trong các ngành dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ có mức thu nhập trung bình tăng.Thu nhập tăng người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, Tỷ giá hối đoái : - Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu -nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc giảm sút.Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên Điều này cũng ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Thất nghiệp: - Về tỉ lệ thất nghiệp: Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013 - Về việc làm: Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 là 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013 Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013 là 32%) Cơ hội Nguồn cung lao động lớn, chi phí nhân công rẻ Thách thức Môi trường kinh tế không thuận lợi Chi phí lao động ngày càng tăng, nhất là chi phí cho lao động lành nghề và cạnh - tranh tìm lao động lành nghề do tỉ lệ lao động lành nghề và có kĩ năng chiếm tỉ lệ nhỏ 2 Yếu tố công nghệ Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao Máy móc thiết bị làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm…Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ của người sử dụng thì máy được sử dụng hết công suất, sản phẩm làm ra vừa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, dễ dàng được thị trường chấp nhận hơn Năng lực sản xuất kém công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được Hiện nay máy móc công nghệ cao dùng cho ngành dệt may, như: máy thiết kế mẫu, máy vẽ, máy cắt, máy in, máy phun, máy gấp vải, máy may hầu hết phải nhập khẩu từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ Năm 2012, cả nước có 100 nhà máy kéo sợi với tổng công suất 680 nghìn tấn sợi bông nhân tạo (tương đương 5,1 triệu cọc) Tuy nhiên, đa số đều có chất lượng không đảm bảo nên chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu, sản xuất khăn hoặc các sản phẩm phụ Vì vậy, ngành dệt may nước ta vẫn phải phụ thuộc vào nguồn sợi nhập khẩu Năm 2013, nước ta nhập khẩu 380 nghìn tấn sợi để phục vụ nhu cầu sản xuất Do thiếu công nghệ phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu Khoảng 2 năm trở lại đây, nguyên phụ liệu sản xuất trong nước cho dệt may tăng, có một số đơn hàng chỉ phải nhập khẩu khoảng 60%, song cũng có những đơn hàng phải nhập khẩu nguyên phụ liệu đến 100% Cho đến thời điểm này ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu Trong hơn 10 năm qua, với sự nỗ lực của toàn Ngành, tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện đáng kể Từ chỗ chỉ có 20 đến 25% giá trị gia tăng được tạo ra tại Việt Nam trong sản phẩm dệt may xuất khẩu vào những năm 2000-2001, thì đến nay con số này đã tăng lên 49 - 50% Hơn nữa, với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 20% mỗi năm thì lượng nguyên liệu trong nước sử dụng trong hàng dệt may xuất khẩu đã tăng lên hàng chục lần trong 10 năm qua Ngoài ra, từ việc chỉ xuất khẩu hàng may mặc đơn thuần thì những năm gần đây, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Ngành có một bộ phận không nhỏ của sợi và phụ liệu dệt may Như vậy, thách thức đối với doanh nghiệp là: Công nghệ phụ trợ lạc hậu, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài 3 Yếu tố văn hóa xã hội - Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự - biến đổi liên tục Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sễ nhanh chóng tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam, đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội - địa Tuy nhiên người Việt Nam vẫn có tâm lý ăn chắc mặc bền nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng Và thêm vào đó là việc hưởng ứng khẩu hiệu “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra lợi thế cho hàng hóa trong nước và hàng may mặc trong nước Như vậy, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp: Cơ hội: - Người tiêu dùng vẫn tin dùng và ưu chuộng hàng Việt Nam Thách thức - Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mây mặc - có sự biến đổi liên tục Hàng Trung Quốc cạnh tranh với hàng nội địa với giá thành rẻ và kiểu dáng đa dạng thường xuyên thay đổi 4 Yếu tố tự nhiên – dân số Yếu tố tự nhiên: - Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trên thị trường Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu do nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp Ngành dệt nhuộm phải sử dụng các chất hữu cơ rất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường trong khi đó công nghệ xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp Việt Nam rất kém, vì vậy người dân xung quanh vùng dệt nhuộm phản đối việc dệt, nhuộm làm nguyên liệu cho ngành dệt may - ngày càng không đủ đáp ứng cho ngành may trong nước Môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng hàng của người dân nhất là may mặc, phụ thuộc vào thời tiết thay đổi, xu hướng thay đổi, cần đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với từng vùng khí hậu, địa lý Yếu tố dân số - Quy mô và tốc độ tăng dân số + Sáng 1/11/2013 Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số còn khá lớn, đồng thời là nước nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới + Dân số Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó Đến năm 2025, dân số Việt Nam đạt con số 100 triệu và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 104 triệu Dự báo cho thấy sau năm 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2100 là - khoản 83 triệu tương đương với dân số năm 2005 + Quy mô lớn tiêu dùng tăng, cầu hàng hóa lớn Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số vàng mang lại rất nhiều cơ hội phát triển + Thứ nhất, lao động động dồi dào, đây là dư lợi rất lớn về lao động của “cơ cấu dân số vàng” + Thứ hai, lao động nước ta trẻ, hơn một nửa dưới 34 tuổi Đây là độ tuổi dễ học tập để chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn Điều này rất cần thiết cho phát triển, khi nước ta vẫn còn tới gần 50% lao động nông nghiệp + Thứ ba, sự hình thành cơ cấu dân số vàng ở nước ta chủ yếu là do mức sinh thấp, mô hình “gia đình 1-2 con” hiện đã phổ biến Ít con nên phụ nữ có điều kiện tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và trẻ em cũng được chăm sóc và giáo dục tốt hơn, nâng cao dần chất lượng dân số, lao động Dân số Việt Nam đang già hóa, tỉ lệ nam từ 15-28 cao hơn các nhóm tuổi còn lại của nam Số người trong độ tuổi lao động lớn, mang lại một nguồn lao động vô cùng lớn cho nước ta hiện nay - Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư: + Dân số khu vực thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân và quá trình đô thị hóa Các điểm đô thị có mặt trên khắp lãnh thổ đất nước Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra không đồng đều Các vùng phía Bắc có tỷ lệ dân số đô thị ít hơn hẳn so với vùng phía Nam + Mức độ đô thị hóa tăng lên ở việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội Việt Nam trong thời kỳ này.So với các TĐTDS trước đây, số lượng đô thị có quy mô dân số như vừa nêu đều tăng thêm và tỷ trọng dân số đô thị của các đô thị lớn đã tăng lên rõ rệt, cho - thấy một xu hướng tập trung dân cư ở các đô thị lớn (TCTK, 2011) Chính sách dân số:Nâng cao trình độ cho người dân (1) Chiến lược chi phí thấp quy mô rộng hay cũng có thể gọi là Chiến lược giá thấp trên toàn bộ thị trường Điều kiện: Giá thấp phải là quan trọng đối với lượng lớn khách hàng trên thị trường Năng lực công ty đòi hỏi: + Phải tận dụng được lợi thế về quy mô, + Có khả năng thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa (càng nhiều loại thì quản lý phức tạp, chi phí cao) + Có khả năng duy trì lợi thế về lâu dài Một số doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này : May Nam Tiến, May Loan Thanh (2) Chiến lược khác biệt hóa quy mô rộng hay còn gọi là Chiến lược khác biệt hóa trên toàn bộ thị trường Điều kiện: Các đặc điểm khác biệt (chất lượng, mẫu mã, dịch vụ,…) là quan trọng đối với hầu hết khách hàng trên thị trường Các nhu cầu phải đồng nhất để tránh phân đoạn thị trường Năng lực công ty đòi hỏi: + Tổ chức công ty cho phép phục vụ toàn bộ thị trường + Khả năng xây dựng lợi thế cạnh tranh trên toàn bộ thị trường + Có khả năng duy trì, bảo vệ lợi thế về lâu dài Một số doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này : May Việt Tiến, May Nhà Bè, May 10… (3) Chiến lược chi phí thấp quy mô hẹp hay còn gọi là Chiến lược giá thấp trên một phân khúc thị trường Điều kiện: Phân khúc phải tạo dựng từ những khách hàng đều coi trọng giá thấp Năng lực công ty đòi hỏi: + Tổ chức công ty hợp lý để phục vụ cho chi phí thấp + Khả năng xây dựng lợi thế về giá trên phân khúc đó + Có khả năng duy trì lợi thế chi phí trong thời gian dài Một số doanh nghiệp theo đuuỏi chiến lược này : May Nguyễn Long, May Thăng Long… (4) Chiến lược khác biệt hóa quy mô hẹp hay còn gọi là Chiến lược khác biệt hóa trên một phân khúc thị trường Điều kiện: Phân khúc phải được tạo dựng từ những khách hàng có sự đồng nhất tương đối về nhu cầu Sự khác biệt mà DN hướng tới phải là quan trọng đối với khách hàng Năng lực công ty đòi hỏi: + Tổ chức công ty hợp lý để phục vụ cho sự khác biệt + Khả năng xây dựng lợi thế cạnh tranh trên phân khúc đó + Có khả năng bảo vệ lợi thế cạnh tranh về lâu dài Một số doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này : May An Phước, May Phương Đông… May Việt Tiến tập trung vào sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt hóa cao phục vụ cho một nhóm khách hàng có độ nhạy cảm về khác biệt hóa cao Mục đích của chíến lược khác biệt hóa là để tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt mà sản phẩm đối thủ không có trong khi khách hàng coi trọng và sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua Từ mô hình này có thể phân tích cạnh tranh đối với doanh nghiệp có cùng chiến lược Khác biệt hóa có thể đến từ chất lượng sản phẩm, khả năng đổi mới và thích nghi với khách hàng Hoặc các dạng khác biệt hóa có thể là công dụng, kiểu dáng, cải tiến, dịch vụ đi kèm Công ty vẫn có thể bán ở thị trường rộng nhưng tạo ấn tượng trong đầu khách hàng về có các sản phẩm chất lượng hơn hẳn đối thủ như đối với May Nhà Bè, May 10… Từ mô hình này có thể phân tích cạnh tranh đối với doanh nghiệp có cùng chiến lược là May Nhà Bè, May 1O Mô hình so sánh với các công ty trong ngành cùng theo đuổi chiến lược (2) Ma trận phân tích cạnh tranh (CPM) Các nhân tố thành công cốt Trọng số May lõi Tiến Việt May Nhà May 10 Bè Thương hiệu,uy tín 0,1 4 4 4 Giá cạnh tranh 0,05 3 3 4 Chất lượng sản phẩm 0,2 3 3 3 Nguồn nhân lực 0,1 3 2 3 Lực lượng bán 0,1 3 3 3 Tài chính 0,05 4 3 4 Công nghệ thông tin 0,05 3 3 3 Năng lực quản lý cung ứng 0,1 3 2 2 Quản lý điều hành 0,05 3 3 3 Quan hệ khách hàng 0,1 4 3 3 Tổng 1,0 2,95 2,6 2,8 Trong đó: 1 là yếu, 2 là trung bình, 3 là trên trung bình, 4 là tốt 2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau + Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới Doanh thu và giá trị xuất khẩu tăng theo từng năm Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng đều qua các năm Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 17.9 tỷ USD tăng 18.5% so với cùng kỳ, chiếm 13.6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đàm phán thành công sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam Hiệp hội Việt Nam cho rằng thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam sán các nước thành viên của TPP dự kiến sẽ tăng gắp đôi riêng thị trường Mỹ kim ngạch xuất khẩu có thể tăng đến mức 55 tỉ USD vào năm 2025 Ngoài ra Việt Nam với nhiều lợi thế về nhân công giá rẻ có tay nghề trong ngành may mặc, có nhiều chính sách của chính phủ đưa ra để phát triển nguyên liệu phụ trở tạo điều kiện phát triển nghành dệt may nên sẽ có không ít các nhà đầu tư trong và nước ngoài muốn nhảy vào thị trường may mặc của Việt Nam +Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn Hiện tại các doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tính thời trang của sản phẩm Kết hợp với sức mua ngày càng tăng của người tiêu dùng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Đối thủ tiềm ẩn của ngành may mặc nội địa có thể là một nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các hẵng thời trang nổi tiếng thế giới như G2000, U2000, Gabana của Hồng Kông, Tomy Hilíinger của Mỹ Tuy nhiên khi gia nhập ngành, các doanh nghiệp thường gặp phải những rào cản sau: + về công nghệ: mặc dù công nghệ phần lớn là nhập khẩu nhưng do có nhiều nhà cung cấp công nghệ nên việc sở hữu một dây chuyền công nghệ may mặc là không khó vói doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành + về tài chính: theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô tài chính để tham gia thị trường là không lớn và ở mức trung bình nên rào cản về tài chính là không lớn + về thương mại: thương hiệu là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp gia nhập thị trường Hiện tại trên thị trường đã có một số thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng nhu May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng Vì vậy, khi doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thì sẽ phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để khẳng định vị trí củamình trong tâm trí khách hàng Tuy nhiên, trên thị trường nội địa hiện tại thiếu một tên tuổi lớn có khả năng tài chính thực sự mạnh và có thể tạo ra xu hướng thời trang trong nuớc Đây là một vị trí còn trống để các doanh nghiệp hiện tại và tiềm ẩn hướng tới Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ngành may mặc là một ngành tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường không chỉ với nhà đầu tư trong nước mà còn có cả nhà đầu tư nước ngoài Nguồn nguyên liệu phong phú đến từ nhiều quốc gia đã làm cho áp lực của nhà cung cấp với doanh nghiệp giảm đi đáng kể Dù vậy, ngành may phải chịu một áp lực khác đó là về thời gian, chi phí Do nguyên liệu nhập từ nước ngoài nên mất thời gian, chi phí để vận chuyển, nếu thuận lợi hàng sẽ về đến doanh nghiệp đúng thời gian nhưng nếu gặp phải sự cố thì chắc chắn là hàng sẽ về muộn hơn dự kiến Thời gian hoàn thành kế hoạch sẽ bị kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm giao hàng theo hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp, vấn đề này đặt ra yêu càu về sự phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp các doanh nghiệp chủ động sản xuất.Đe từng bước nội địa hóa nguyên liệu của mình, Việt Tiến đã liên kết với nhiều công ty chuyên cung cấp một số phụ kiện trong may mặc như : mex, nhãn mác, khuy cúc 3 Phân tích sức ép của nhà cung cấp Khả năng thay thế sản phẩm Số lượng nhà cung cấp của nhà cung cấp Quy mô nhà cung cấp Thông tin về nhà cung cấp +Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp +Các nhà cung cấp của Việt Tiến Mỗi đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có nhà cung cấp Họ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp Đe tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp may mặc cần rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau Ở đây chúng ta xét tới hai nhà cung câp quan trọng nhất đó là nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị và nhà cung cấp các nguyên phụ liệu để tạo nên sản phẩm Với nhu cầu máy móc, thiết bị ngành may rất lớn cho các xí nghiệp, nhà xưởng của mình Việt Tiến đã xây dựng cho mình một công ty liên doanh là nhà cung cấp của mình đó là Viettien- Tungshing.Được thành lập từ năm 1991, Công ty Việt Tiến Tung Shing là sự hợp tác kinh doanh giữa TCTY CP May Việt Tiến và Tung Shing Sewing Machine Co.Ltd, (Hồng Kông) theo Giấy phpép số 294/GP Đầu tư đã ban hành bởi SCCI ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) ngày 26/12/1991 Mục tiêu của Việt Tiến Tung Shing Corporation là sản xuất, cung cấp và lắp đặt các thiết bị và máy may; chứng khoán và cung cấp phụ tùng, các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật và bảo trì Nhờ vậy Việt Tiến luôn chủ động trong công nghệ máy móc và thiết bị của mình Nhà cung cấp quan trọng khác là nhà cung cấp nguyên phụ liệu Nguyên phụ liệu phục vụ ngành may chủ yếu được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaisia Nguồn nguyên liệu phong phú đến từ nhiều quốc gia đã làm cho áp lực của nhà cung cấp với doanh nghiệp giảm đi đáng kể Dù vậy, ngành may phải chịu một áp lực khác đó là về thời gian, chi phí Do nguyên liệu nhập từ nước ngoài nên mất thời gian, chi phí để vận chuyển, nếu thuận lợi hàng sẽ về đến doanh nghiệp đúng thời gian nhưng nếu gặp phải sự cố thì chắc chắn là hàng sẽ về muộn hơn dự kiến Thời gian hoàn thành kế hoạch sẽ bị kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm giao hàng theo hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp, vấn đề này đặt ra yêu càu về sự phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp các doanh nghiệp chủ động sản xuất.Đe từng bước nội địa hóa nguyên liệu của mình, Việt Tiến đã liên kết với nhiều công ty chuyên cung cấp một số phụ kiện trong may mặc như : mex, nhãn mác, khuy cúc 4 Phân tích sức ép của khách hàng Sản phẩm của Việt Tiến là thời trang nam công sở, lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu Đối tượng sử dụng chính là nam giới, tuổi từ 25 đến 55 Sản phẩm chính của thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, quần kaki, caravatte Người tiêu dùng Việt Nam thì ngày càng trở khó tính với những yêu cầu của mình trong từng sản phẩm Một số ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng cho sản phẩm dệt may như là: Giá cả của hàng may mặc Việt Nam mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao Người tiêu dùng nội địa chi khoảng 20% thu nhập cho việc mua sắm sản phẩm may mặc Vì vậy, giá cả là yếu tố quyết định hàng đầu, là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mua Thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay được phân thành nhiều khúc để thỏa mãn các nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng Kết quả của cuộc điều tra nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu về hàng may mặc chịu tác động lớn từ giá và có thể được phân chia thành 4 nhóm: Nhóm khách hàng với mức giá mua từ 60.000 đến 100.000 đồng/bộ Nhóm khách hàng tiếp theo mua có giá từ 100.000 đến 300.000 đồng/bộ Nhóm khách hàng thứ ba mua có giá từ 300.000 đến 1.000.000 đồng/bộ Nhóm cuối cùng mua có giá từ 1.000.000 đồng/bộ trở lên Doanh nghiệp may Việt Tiến cũng đã tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm may mặc thời trang với nhiều mức giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.Vì vậy mà Việt Tiến đã đưa ra nhiều loại sản phẩm mức giá đa dạn để cho người tiêu dùng dễ lựa chon Thế nhưng thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay bị cạnh tranh bởi hàng may mặc giá rẻ mang nhãn mác Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan Do đó, để có thể khai thác tối đa, cần quan tâm và đầu tư hơn tới thị trường nội địa Kiểu dáng, thiết kế hàng may mặc Trong 3 yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm may mặc là loại vải, kiểu mẫu, kĩ thuật may và tính thời trang, thì kiểu dáng, mẫu mã là một nhân tố quan trọng, quyết định khoảng 50% đến việc lựa chọn mua của khách hàng Kiểu dáng của sản phẩm may mặc Việt Tiến chưa ít phong phú, đơn điệu, chậm thay đổi, dẫn đến ít sự lựa chọn cho khách hàng Bên cạnh đó, màu sắc cũng dập khuôn, đơn điệu, ít chủng loại, thiếu kích cỡ cho khách hàng lựa chọn Thiết kế vừa thiếu, vừa yếu Nhà sản xuất ngày càng đầu tư cho chất lượng, kỹ thuật cắt may, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng mẫu mã lại thiếu đi “cá tính” từng doanh nghiệp lẫn phong cách của từng nhà thiết kế, nên chưa gây được ấn tượng trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng Ngành thời trang Việt Nam trở nên lạc hậu, thiếu tính hội nhập với xu hướng thời trang chung của thế giới bởi các nhà thiết kế rất thiếu thông tin về ngành thời trang Thách thức lớn cho hàng may mặc Việt Tiến trong việc chiếm lại thị trường là hàng may mặc của Trung Quốc với giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng, phong phú, màu sắc bắt mắt nên được người tiêu dùng lựa chọn Chất lượng của sản phẩm may mặc Người tiêu dùng nội tùy theo từng mùa vụ và tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường làm việc để lựa chọn những sản phẩm phù hợp Với thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường Việt tiến đã cho người tiêu dùng tin vào chất lượng sản phẩm mà công mang lại sự yên tâm lựa chọn và tiêu dùng Thương hiệu của sản phẩm may mặc Xây dựng thương hiệu hết sức quan trọng đối với ngành may vì vậy Việt Tiến đã hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn Từ những công sức bổ ra Việt Tiến đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường Hệ thống phân phối sản phẩm may mặc Với mục tiêu xây dựng hệ thốn trải dài đất Việt thì Việt Tiến đã đưa sản phẩm của mình đến được với nhiều người tiêu dùng hơn Nhưng, các đại lý phân phối chỉ tập trung vào các thành phố lớn, những nơi đông dân cư Thị trường lớn, đầy tiềm năng ở nông thôn, miền núi hiện mới bắt đầu khai thác Một số yếu tố khác Nhân viên bán hàng chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn là lao động phổ thông; trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp rất ít; chưa thể truyền tải thông tin sản phẩm, thuyết phục người mua tin dùng Vì vậy, để thuyết phục họ, các nhân viên bán hàng không những phải hiểu rõ về sản phẩm may mặc mà phải nắm bắt được tâm lý tiêu dùng, phải có các kỹ năng lắng nghe, thương lượng, xử lý phản ứng của khách hàng… Việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp có ý nghĩa quan trọng, quyết định lớn tới việc nâng cao doanh số và lợi nhuận Cách thiết kế cửa hàng còn đơn điệu hoặc rườm rà, chưa kích thích được khách hàng chú ý tới sản phẩm; cách trình bày đơn giản, chưa có sức thu hút trong hệ thống cửa hàng, đại lý bán sản phẩm may mặc là một vấn đề đặt ra hiện nay Các cửa hàng, showroom giới thiệu sản phẩm cần phải được sắp xếp và trình bày hợp lý, sao cho vừa phải giới thiệu được tối đa tất cả hàng may mặc, vừa phải đảm bảo tầm nhìn rộng thoáng và thiết kế đẹp mắt, thu hút khách hàng Khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đọng sản xuất của doanh nghiệp Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trên sẽ giúp cho Việt Tiến nắm rõ được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm may mặc của người tiêu dùng trong nước Từ đó, có những biện pháp tích cực khắc phục điểm yếu, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa 5 Phân tích sức ép nguy cơ sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Đặc biệt nhiều sản phẩm thay thế được sản xuất trên những dây chuyền kỹ thuật công nghệ tiên tiến hơn, do đó có sự cạnh tranh cao hơn Sản phẩm thay thế sẽ phát triển làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp không có sản phẩm thay thế Sản phẩm may mặc của Việt Tiến là các sản phẩm may sẵn Sản phẩm thay thế hàng may sẵn đó là hàng may đo thủ công tại các nhà may riêng lẻ Mỗi khách hàng có thể đến tại các cửa hàng để may cho mình một bộ trang phục thật vừa vặn Chúng được may theo mẫu do khách hàng lựa chọn theo sở thích, cá tính của từng người Ưu điểm của loại sản phẩm này là mẫu mã phong phú hơn Tuy nhiên để có được một bộ trang phục ưng ý, khách hàng phải tự đi mua vải sau đó mang đến cửa hàng Sau khoàng 3 đến 4 ngày sau khách hàng đến cửa hàng để nhận một bộ trang phục hoàn chỉnh Như vậy, khách hàng sê mất rất nhiều thời gian và công sức để có được một bộ trang phục theo số đo của mình Trong thòi đại phát triển, thời gian là vô giá Bạn luôn bận rộn và có quá ít thời gian để tới cửa hàng may đo, có thể bạn còn không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến ngày nó hoàn thành Thực tế thì có rất nhiều đối tượng tìm đến với các trang phục may sẵn Vì sao thế? Câu trả lời là với sản phẩm may sẵn, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để có một bộ trang phục đẹp Bạn chỉ cần đến cửa hàng, xem xét lựa chọn, thử chúng và sau khi thanh toán với nhân viên thu ngân tại cả hàng, bạn đã có một trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian và công sức Bạn cũng có thể yên tâm rằng sản phẩm bạn đang sở hữu là một trong những mẫu đang thịnh hành nhất trong năm Vì các công ty sản xuất quần áo may sẵn đã đầu tư nghiên cứu sản phẩm và họ có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp Những sản phẩm được tung ra thị trường sau khi đã nghiên cứu kỹ xu hướng thời trang của từng mùa Bên cạnh đó, các sản phẩm may sẵn cũng có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp vói nhiều vóc dáng Nên kinh tế ngày càng phát triển, đời sổng nhân dân ngày càng được nâng cao Mọi người ngày càng trở nên bận rộn hơn Họ sẽ chọn cách làm sao cho tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của họ Xu hướng này là điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc phát triển song cũng phải chú trọng đầu tư nghiên cứu mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ ngày càng cao của nguời tiêu dùng IV.Kết Luận Môi trường vĩ mô là môi trường có vị trí quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong công tác hoạch định và quản trị chiến lược Việc đánh giá và phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những thời cơ thuận lợi, cũng như những thách thức mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt Từ đó doanh nghiệp có những quyết định chính xác trong việc đề ra chiến lược kinh doanh Bên cạnh đó việc phân tích môi trường vĩ mô còn giúp cho doanh nghiệp xác định rõ vị thế của mình trên thương trường, giúp các nhà quản lý lượng hóa được những tác động của môi trường lên doanh nghiệp để đề ra những biện pháp cụ thể để giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi từ môi trường Để xác định đúng đắn rõ ràng các thời cơ hay sức ép ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp, cần bao quát và kết hợp linh hoạt các yếu tố từ môi trường vĩ mô và môi trường ngành qua việc phân tích các lực lượng cạnh tranh từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện giúp các chiến lược đề ra được phù hợp, đạt được hiệu quả tốt nhất Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã không ngừng theo sát tình hình kinh tế đất nước và thế giới, đưa ra những chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ phát triển của công ty Qua quá trình phân tích, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Thành Công như sau: - Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường - Giải pháp xây dựng thương hiệu TCM - Giải pháp về vốn - Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh - Giải pháp về marketing - Giải pháp về công nghệ - Giải pháp về nhân lực Mọi giải pháp sẽ chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu được thực hiện bởi đội ngũ những nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược, có năng lực kinh doanh thực sự và một đội ngũ công nhân viên lành nghề Con người vẫn là yêu cầu then chốt của sự phát triển

Ngày đăng: 29/05/2016, 19:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w