Xu thế phát triển làng nghề Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nướ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGUYỄN VIẾT THẮNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÁC
LÀNG NGHỀ MỘC TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Viết Thắng
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của đơn vị và các cá nhân Tôi xin ghi nhận và tỏ lòng biết ơn tới những tập thể và cá nhân đã giành cho tôi sự giúp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng đã gặp nhiều thiếu sót, vì vậy tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
XIN CẢM ƠN !
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Nguyễn Viết Thắng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh muc bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận về làng nghề 3
1.1.1 Khái niệm làng nghề 3
1.1.2 Phân loại làng nghề 3
1.2 Phát triển sản xuất và các vấn đề môi trường của làng nghề Việt Nam 5
1.2.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề ở Việt Nam 5
1.2.2 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội 8
1.3 Làng nghề mộc Việt Nam và những vấn đề môi trường 13
1.3.1 Khái quát về làng nghề mộc Viêt Nam 13
1.3.2 Môi trường ở các làng nghề mộc 13
1.3.3 Công tác quản lý môi trường tại các làng nghề mộc 15
1.4 Hiện trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và định hướng phát triển 18
1.4.1 Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh 18
1.4.2 Đánh giá chung về sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2 Phạm vi nghiên cứu 27
2.3 Nội dung nghiên cứu 27
2.4 Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: 27
2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn các hộ dân: 28
2.4.3 Phương pháp quan trắc môi trường làng nghề 28
Trang 52.4.4 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2 Tình hình sản xuất tại các làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 43
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển làng nghề mộc trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh 43
3.2.2 Quy trình sản xuất nghề mộc 44
3.2.3 Nhu cầu nguyên liệu 48
3.2.4 Các nguồn phát thải chính 49
3.2.5 Quy mô sản xuất của 3 cơ sở mộc nghiên cứu 49
3.3 Hiện trạng môi trường tại các làng nghề mộc nghiên cứu 50
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước 50
3.3.2 Đối với bụi, khí thải và tiếng ồn 54
3.3.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải 57
3.3.4 Hiện trạng trang thiết bị bảo hộ lao động 59
3.3.5 Hiệu quả xử lý chất thải của làng nghề 60
3.4 Ảnh hưởng của môi trường làng nghề đến kinh tế và sức khỏe cộng đồng 61
3.4.1 Tác động tích cực của môi trường tới kinh tế - xã hội 61
3.4.2 Tác động tiêu cực của môi trường làng nghề đến sức khoẻ cộng đồng 62
3.5 Công tác quản lý môi trường của các làng nghề mộc tỉnh Hà Tĩnh 63
3.5.1 Hệ thống quản lý môi trường 63
3.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của các cấp trong mô hình tổ chức quản lý môi trường 64
3.5.3 Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất 66
3.6 Giải pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề mộc 69
3.6.1 Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân 69
3.6.2 Tổ chức lại hệ thống quản lý môi trường 70
3.6.3 Các giải pháp kỹ thuật đối với làng nghề mộc 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại làng nghề Việt Nam 4
Bảng 1.2 Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 7
Bảng 1.3 Tổng hợp về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 19
Bảng 1.4 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 25
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu không khí tại các làng nghề 29
Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí tại các làng nghề 30
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu nước thải tại các làng nghề 30
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu tại Hà Tĩnh năm 2014 35
Bảng 3.2 Tình hình dân số lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 - 2014 38
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014 42
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh Hà Tĩnh 42
Bảng 3.5 Bảng phân tích nguyên nhân của dòng thải tại làng nghề 47
Bảng 3.6 Các loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 48
Bảng 3.7 Các nguồn phát thải theo từng khâu của quy trình sản xuất 49
Bảng 3.8 Quy mô sản xuất của 3 làng nghề sản xuất đồ mộc nghiên cứu 49
Bảng 3.9 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại 3 làng nghề mộc ở Hà Tĩnh 51
Bảng 3.10 Kết quả phân tích mẫu không khí tại 3 làng nghề mộc ở Hà Tĩnh 54
Bảng 3.11 Lượng chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề mộc 58
Bảng 3.12 Tỷ lệ các bệnh thường mắc phải 62
Bảng 3.13 Các loại bệnh thường mắc phải 62
Bảng 3.14 Tổng hợp cơ hội SXSH đối với làng nghề mộc tỉnh Hà Tĩnh 67
Bảng 3.15 Sàng lọc các cơ hội SXSH tại các làng nghề mộc tỉnh Hà Tĩnh 68
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ về các loại hình sản xuất 6
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 32
Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh, năm 2014 36
Hình 3.3 Quy trình sản xuất các sản phẩm tại làng nghề mộc 44
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động của BOD5 trong nước thải của các làng nghề qua các đợt quan trắc 52
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện sự biến động của TSS trong nước thải của các làng nghề qua các đợt quan trắc 53
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi (mg/m3) của các làng nghề qua các đợt quan trắc 55
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện mức độ ồn (dB) của các làng nghề qua các đợt quan trắc 56
Hình 3.8 Sản xuất gỗ mỹ nghệ ở làng nghề Thái Yên – Đức Thọ - CO, SO2, NO2: 57
Hình 3.9 Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã 64
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam - đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Tuy nhiên trong thời gian qua, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền theo định hướng phát triển bền vững
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 30 làng nghề, tập trung vào các ngành chính: Sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí điện máy, chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, sản xuất mây tre đan, chiếu cói, nón lá Một số làng nghề đã đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ như: làng mộc Thái Yên, Trường Sơn (huyện Đức Thọ), Yên Lộc (huyện Can Lộc), kim khí Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh), chăn đệm Thạch Đồng (thành phố
Hà Tĩnh), nước mắm Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) Tuy nhiên đến nay công tác quản lý bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập
Tốc độ tăng trưởng ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 đạt khá cao (GDP tăng khoảng 12,3%) và đã góp phần quan trọng tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, gia tăng tích lũy cho nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn Ngành nghề nông thôn đóng góp 15,8% trong tổng tăng trưởng GDP cho khu vực nông thôn Thu nhập bình quân lao động (theo giá hiện hành) là 22,0 triệu đồng/năm
Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh lại không đi kèm với sự đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường Hầu hết các
cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp Trong khi đó do hạn chế về nguồn vốn, tính tự phát trong phát triển sản xuất và ý thức bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất nên việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
Trang 10và áp dụng các biện pháp thu gom, xử lý chất thải, cải tiến công nghệ tại các làng nghề hầu như chưa được thực hiện Do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đang từng ngày đe dọa sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người dân nông thôn, ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Để có cơ sở xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nhằm hướng đến phát triển làng nghề bền vững, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới, tôi triển khai thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường các làng nghề mộc tỉnh Hà Tĩnh”
3 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra phải trung thực, chính xác, khoa học, nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra
- Đánh giá môi trường theo các tiêu chuẩn Việt Nam về nước và không khí
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
- Các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương, có tính thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận về làng nghề
1.1.1 Khái niệm làng nghề
Làng nghề được định nghĩa là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản
xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cung tự cấp
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng
Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề yêu cầu phải có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)
1.1.2 Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực
và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc thù hết sức đa dạng Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này và các tác động của nó gây ra đối với môi trường Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn để thấy
Trang 12được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng được tóm tắt theo bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1 Phân loại làng nghề Việt Nam
Phân loại theo quy
mô sản xuất, theo quy
trình công nghệ
Xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của các làng nghề qua đó có thể xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
sử dụng cũng như hạn chế tác động đến môi trường
(Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2010)
Từ bảng 1.1 cho thấy đối với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, thì việc phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả Vì thực tế cho thấy nếu đánh giá được ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất thì sẽ đánh giá được tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường
Trang 131.2 Phát triển sản xuất và các vấn đề môi trường của làng nghề Việt Nam
1.2.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề ở Việt Nam
1.2.1.1 Sự hình thành các làng nghề ở Việt Nam
Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng
và chủng loại ngành nghề sản xuất mới Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang
có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt
Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống, nhưng còn chưa thống nhất
về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phương, dẫn tới một số địa phương vẫn chưa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phương khác ngoài việc đã công nhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàn tỉnh Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phương pháp thống kê cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thông tin và số liệu về làng nghề do tính
Trang 14biến động liên tục theo nhu cầu thị trường, thay đổi theo mùa vụ sản xuất hoặc theo
nguồn nguyên liệu sản xuất (Đặng Kim Chi, 2013)
1.2.1.2 Phân bố các làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng” trong chính sách phát triển
và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề
Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu
tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…(Đặng Kim Chi, 2013)
Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề theo Biểu đồ dưới đây
Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da 5%
Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng 3%
Loại hình khác 25%
Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc 1%
Loại hình gia công
cơ kim khí 4%
Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 24%
Hình 1.1 Biểu đồ về các loại hình sản xuất
(Nguồn: Đặng Kim Chi, 2013) “Làng nghề Việt Nam và Môi trường” NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội)
Trang 15Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có
định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết (Đặng Kim Chi, 2013)
1.2.1.3 Xu thế phát triển làng nghề
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả
là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp
Bảng 1.2 Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ nghệ
Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh (Nguồn: Bộ TN&MT, 2008 Báo cáo môi trường quốc gia)
Trang 16Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây
Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong bảng trên:
1.2.2 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội
1.2.2.1 Vai trò trong phát triển kinh tế
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tại các làng có nghề, đại
bộ phận người dân tham gia làm nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định Kết quả thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40% Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng Mức thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 -
4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện năm 2004 chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là 10,4% Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực thành
thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)
Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động của cả làng Mức thu nhập
Trang 17từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, đặc biệt là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng Tại các làng nghề quy
mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm, có thể thu hút 200-250 lao động Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở những địa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường khu vực nông thôn, các tác động này sẽ được phân tích ở những phần sau
Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn có một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như các ngành kinh doanh, dịch vụ khác Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng, Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dương; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh; đồ gỗ Gò Công, Tiền Giang; dệt Vạn Phúc, Hà Nội; cơ khí Ý Yên, Nam Định; mây tre đan Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ, Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình; đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các khu vực sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước (Bộ TN&MT 2008, Báo cáo môi trường quốc gia, 2008)
1.2.2.2 Các vấn đề xã hội
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền
Trang 18với lịch sử văn hóa dân tộc Nhiều sản phẩm truyền thống mang vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa phương Phát triển làng nghề đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các tinh hoa văn hóa của dân tộc, bảo vệ giá trị “nghệ tinh” cao quý của các nghệ nhân có tài năng với bí quyết nghề gia truyền qua nhiều thế hệ, thông qua đó bảo tồn những giá trị đặc biệt của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Đối với đồng bào dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công, truyền thống có giá trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay Một 1508 mặt là duy trì tính ổn định, bền vững của đời sống tự cung, tự cấp của đồng bào vùng cao, mặc khác, giữ gìn được những kiến thức, kinh nghiệm bản địa vào duy trì việc tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hóa, tinh thần đáng tự hào cho dân tộc như hàng thổ cẩm của người Dao, Tày, Thái, H’Mông; đồ trang sức, mỹ nghệ của các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc
Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo điều kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn Đồng thời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền văn
hóa và sản xuất tại nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)
Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao động cao, nhiều làng nghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác đến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc Trong điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đông đúc, lại tập trung có tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gây khó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những người đến lao động Từ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt tăng vọt, đến các nhu cầu văn hóa, giải trí, nếp sống,…cũng thay đổi, đã làm cho diện mạo nông thôn bị thay đổi Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước…do không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát
triển, nên cũng bị tác động, xuống cấp mạnh
Trang 19Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa
số các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng
số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tính chất tiểu nông của người chủ sản xuất; quan hệ sản xuất ảnh hưởng đậm nét của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, hoặc các mối quan hệ quen biết, nên hình thức giao việc chủ yếu
là tự thỏa thuận, cam kết, hầu như không có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động
và thực hiện các chính sách xã hội thỏa đáng đối với người lao động, nhất là trong những trường hợp rủi ro, tai nạn nghề nghiệp xảy ra; công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá, ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực mang tính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở nói chung và người lao động nói riêng về
khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy định về BVMT là rất hạn chế (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)
1.2.2.3 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề
Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở
hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ;
- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng
Trang 20để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân;
- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường;
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt, ;
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng
vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT (Đặng Kim Chi, 2013)
- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản
xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm” Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra;
- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực
tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2011)
Trang 211.3 Làng nghề mộc Việt Nam và những vấn đề môi trường
1.3.1 Khái quát về làng nghề mộc Viêt Nam
Dù xuất hiện muộn hơn các nghề có niên đại từ thời tiền như nghề chế tác đá, nghề đan, nghề làm đồ gốm…, nghề mộc vẫn được coi là một nghề nảy sinh và phát triển sớm ở Việt Nam, bởi nó phải đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu của con người khi bước chân ra ngoài hang động – đó là sự ở
Nghề mộc xuất hiện sớm, nhưng vào khoảng thế kỷ XIV, XV các làng nghề mộc vùng châu thổ sông Hồng mới dần được hình thành và nằm rải rác ở nhiều nơi, do nhu cầu của đời sống và sự phân công một cách tự nhiên của xã hội Nếu lấy kinh
đô Thăng Long làm trung tâm thì khắp đông, đoài, nam, bắc đều có các làng nghề, vùng nghề mộc hình thành và phát triển, như xứ Đoài có Chàng Sơn, Sơn Đồng, Dư
Dụ (ở các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Oai ngoại thành Hà Nội ngày nay);
xứ Bắc có Phù Khê, Đồng Kỵ, Thiết Ứng…; xứ Nam có La Xuyên (Nam Định), Cao Đà (Hà Nam), Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội); xứ Đông có Cúc Bồ (Hải Dương), Hà Cầu (Hải Phòng) và đặc biệt là trung tâm khắc in mộc bản với các
phường thợ nổi tiếng Hồng Lục, Liễu Tràng (Đặng Kim Chi, 2013)
1.3.2 Môi trường ở các làng nghề mộc
Làng nghề mộc truyền thống được hình thành từ rất lâu đời Nghề mộc đã tạo công việc ổn định và đem lại thu nhập cao cho người dân Tuy nhiên, phương pháp sản xuất thủ công, thô sơ nên nghề mộc đã thải một lượng lớn rác, bụi, hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
1.3.2.1 Nguyên nhân ô nhiễm làng nghề mộc
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề mộc Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ, khoan, phay, bào, chà rồi phát tán ra môi trường ở các làng nghề rất lớn Nhiều hộ gia đình còn tận dụng lòng đường, vỉa hè, khu công cộng làm nơi sản xuất hoặc sản xuất trong khuôn viên nhà mình nhưng sử dụng quạt thổi trực tiếp ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường và những người đang sinh sống xung quanh Sơn là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất đồ gỗ, sơn có nhiều thành phần hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho con người và bụi sơn có kích thước nhỏ, phát
Trang 22tán nhanh Ngoài ra, nhiều hộ còn sử dụng hóa chất ngâm, tẩm gỗ, sau khi ngâm xong, nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một bài toán khó đối với làng nghề, bởi sản xuất đồ mộc hiện nay hầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc hiện đại, nhất là máy đục tự động phát ra tiếng
ồn lớn, gây ảnh hưởng đến thính giác của người dân
Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc, rọc, xẻ gỗ, khoan, phay, bào, chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt Kích cỡ các hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn mm; tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 - 20 mm, nên dễ phát tán trong không khí Bụi vào phổi gây kích thích
cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: Viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng
quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây (Đặng
Kim Chi, 2013)
1.3.2.2 Môi trường nước
Đối với làng nghề mộc ô nhiễm nước thải không phải là vấn đề môi trường chính, lượng nước thải phát sinh nhỏ và chủ yếu là nước thải từ quá trình rửa nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất Do đó nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lững, bụi, cát (những thành phần vật lý dễ lắng khi chảy qua mạng lướt thoát nước của làng nghề) Các số liệu khảo sát phân tích tại một số làng nghề cho thấy mức độ ô nhiễm của nước thải làng nghề mộc không cao khi so sánh với nước thải sinh hoạt chưa xử lý (COD ~ 400mg/l, BOD ~ 100mg/l) Một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề nước và nước thải ở các hộ gia đình là do chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn hạn chế do đó thiếu các biện pháp kỹ thuật về vệ sinh môi trường
Trang 231.3.2.3 Môi trường không khí
Môi trường không khí tại làng nghề mộc chịu tác động của bụi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động sản xuất Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí từ 0,8-0,83 mg/m3 vượt so với quy chuẩn Ngoài ra, bụi gỗ trắc, lim và một số loại
gỗ quý hiếm có tính độc hại gây kích thích mắt, mũi và có khả năng gây bệnh đường hô hấp
Nguồn gây bụi chủ yếu trong sản xuất mộc là các công đoạn cắt, xẻ, pha gỗ nguyên liệu và công đoạn đánh bóng gia công bề mặt (chà, đánh nền, đánh giấy ráp), đây là những khâu có cường độ bụi và tiếng ồn lớn nhất Bụi từ các máy cưa,
xẻ có kích thước lớn thường dễ lắng, bụi từ các máy chà, đánh giấy ráp có kích thước nhỏ, dễ phân tán nên là nguồn gây ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ với vị trí sản xuất và mà còn đối với môi trường không khí chung của thôn
Nhiều cơ sở sản xuất đã có các biện pháp hạn chế bụi, bố trí máy cưa, máy chà, ở những khu vực ít người qua lại Tuy nhiên do mặt bằng chật hẹp, không có vách ngăn nên chỉ có tác dụng hạn chế phần nào bụi phát sinh từ máy cưa, còn không hiệu quả đối với bụi loại nhỏ của máy chà và đánh bóng
Tiếng ồn phát sinh do các loại máy móc hoạt động sản xuất tương đối lớn, hầu hết các loại máy đều gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa, máy bào, khoan Mức
độ ồn cao chủ yếu vào ban ngày với cường độ từ 77,2 đến 85,8dBA Hiện nay các
cơ sở sản xuất hầu hết chưa có biện pháp gì để hạn chế tiếng ồn
1.3.2.4 Môi trường đất
Môi trường đất cũng bị ô nhiễm do bụi và các chất độc trong không khí lắng xuống, làm giảm chất lượng đất nông nghiệp và đất trồng cây, ảnh hưởng đến hệ thống cảnh quan cây xanh
1.3.3 Công tác quản lý môi trường tại các làng nghề mộc
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang nổi lên như một vấn đề nóng, cấp bách, rất cần có những biện pháp quản lý và
xử lý thích hợp Cùng với sự gia tăng phát triển cả về số lượng và các loại hình sản xuất, kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Song quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và
Trang 24cấp độ quản lý khác nhau, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề theo đặc thù của mỗi loại hình sản xuất
1.3.3.1 Thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề mộc
Với đặc trưng của làng nghề thường sản xuất với quy mô hộ gia đình, các cơ
sở sản xuất không tập trung, thường phân bố trong khu vực làng, xã do đó đối với quản lý làng nghề nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt Đồng thời tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm Ở cấp xã việc quản lý làng nghề có thể được triển khai cụ thể, phù hợp nhất đối với điều kiện của địa phương mình như việc quy định về đóng góp cho quỹ môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm.Trong quản lý làng nghề có thể bao gồm nhiều giải pháp như giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn bảo vệ môi trường, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường tại các làng nghề thường xuyên Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục môi trường giúp người dân trong các làng nghề nhận thức môi trường, đồng thời qua đó hướng sự quan tâm của người dân vào nhiệm vụ bảo
vệ môi trường và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLMT (Bùi
Văn Vượng, 2002)
• Biện pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường: Chuyển đổi làng nghề thành khu du lịch kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá và tính nghệ thuật cao Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của sản phẩm Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề Với các làng nghề kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề Điều kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch Việc phát triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các
Trang 25làng nghề truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, gốm sứ Hiện nay, những làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng tranh Đông
Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc (Hà Tây),lụa Nha Xá (Hà Nam), đồ đá Non Nước
(Quảng Nam), nghề thêu ở Huế đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2011)
• Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn:
Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới.Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề Nhu cầu hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay đang rất bức xúc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ áp lực lên môi trường sống của người dân nông thôn và cũng phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Tuy nhiên, công nghiệp ở nông thôn nước ta cần phải được tổ chức lại sao cho có hệ thống, trật tự và phát triển bền vững, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội và tránh gây ô nhiễm đến môi trường
Những thế mạnh của các làng nghề tiểu thủ công truyền thống được phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại, vừa tạo vị thế của ngành tiểu thủ công nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hoá nông thôn đang được đẩy mạnh thông qua việc phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc bảo tồn các làng nghề truyền thống Việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp làng nghề cũng tạo thuận lợi trong việc quy hoạch các làng nghề cách xa các
khu vực tập trung dân cư, xây dựng khu xử lý tập trung và thực hiện QLMT (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)
1.3.3.2 Đánh giá công tác bảo vệ môi trường làng nghề mộc
Phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề có quy mô nhỏ, tận dụng lao động nông nhàn, cơ sở sản xuất đặt ngay tại các hộ gia đình và trong các khu dân
cư đông người Các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất tác động trực tiếp tới cộng đồng xung quanh
Lĩnh vực sản xuất nghề tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường Công nghệ sản xuất tại các làng nghề ở trình độ thấp, lạc hậu, tận dụng các máy móc trang
Trang 26thiết bị cũ, không đồng bộ, lượng chất thải lớn Các cơ sở sản xuất không có các phương tiện giảm thiểu, xử lý các chất ô nhiễm, xả chất thải trực tiếp ra môi trường xung quanh
Cơ sở hạ tầng của các địa phương làng nghề ở mức thấp, không có các hệ thống thu gom xử lý chất thải hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất làng nghề Triển khai các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa có các biện pháp BVMT hiệu quả
Một số lĩnh vực sản xuất nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khai thác số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên trong thời gian dài, tác động lớn tới tài nguyên và cảnh quan môi trường khu vực
Nhận thức của cộng đồng của một số cán bộ lãnh đạo về BVMT còn hạn chế; ý thức chấp hành luật BVMT của nhiều tổ chức, cá nhân còn yếu; đầu tư cho công tác BVMT của địa phương và các cơ sở sản xuất không đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)
1.4 Hiện trạng làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và định hướng phát triển
1.4.1 Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có 30 làng nghề, tập trung vào các ngành chính: Sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí điện máy, chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, sản xuất mây tre đan, chiếu cói, nón lá Các mặt hàng do các làng nghề sản xuất có thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, phong phú về chủng loại và phẩm cấp từ hàng cao cấp đến hàng thông dụng Một số làng nghề đã đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ như: làng mộc Thái Yên, kim khí Trung Lương, chăn đệm Thạch Đồng, nước mắm Cẩm Nhượng
Hình thức tổ chức ở các làng nghề chủ yếu là hộ cá thể, hoặc tổ hợp tác, nên thu nhập của từng hộ khác nhau Tuy nhiên một số làng nghề hiện nay do nguồn nguyên liệu cạn kiệt, một số sản phẩm công nghiệp khác thay thế, tập quán tiêu dùng thay đổi nên bị mai một hoặc mất hẵn như làng dệt chiếu cói Lam Hồng Nghi Xuân, Làng nón Ba Giang xã Thạch Hà, Làng dệt tơ lụa Châu phong Đức thọ, làng
tre đan xã Thạch Long, Thạch Hà (Sở công thương Hà Tĩnh, 2012)
Trang 27Bảng 1.3 Tổng hợp về làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Nhóm nghề Địa phương có làng nghề
và làng có nghề
Số hộ sản xuất Số lao động Chuyên Kiêm Chuyên Kiêm Chế biến lâm
sản - sản xuất
đồ gỗ
Thái Yên, Trường Sơn, Đức Đồng (Đức Thọ), Yên Lộc (Can Lộc), Phố Châu, Sơn Long (Hương Sơn), Cẩm Quang (Cẩm Xuyên)
(Nguồn: Sở Công thương Hà Tĩnh , 2012)
1.4.1.1 Làng nghề chế biến lâm sản - sản xuất đồ gỗ
Sản xuất đồ gỗ là nghề có tính truyền thống, được du nhập vào Hà Tĩnh hàng trăm năm Sản phẩm đồ gỗ hiện nay chủ yếu là đồ gia dụng như cánh của, giường,
tủ, bàn ghế, trang trí nội thất, đồ thờ và đóng tàu thuyền
Trang 28Chế biến lâm sản - sản xuất đồ gỗ phát triển ở hầu khắp các địa phương trong Tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở một số làng nghề truyền thống có quy mô lớn như Thái Yên, Trường Sơn, Đức Thịnh, Đức Bồng huyện Đức Thọ; Phố Châu, Sơn Long huyện Hương Sơn; Yên Lộc huyện Can Lộc; Thị trấn Hương Khê, Lộc Yên huyện Hương Khê; Cẩm Quang huyện Cẩm xuyên và Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Tân huyện Kỳ Anh, Xuân Phổ huyện Nghi Xuân Sản phẩm có thị trường tiêu thụ mạnh
và rộng khắp, kể cả thị trường xuất khẩu (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hà Tĩnh, 2012)
Giá trị sản xuất đồ gỗ thuộc ngành nghề nông thôn đạt trên 135 tỷ đồng, trong
đó các làng nghề sản xuất đồ mộc đạt trên 100 tỷ đồng, gỗ xẻ đạt xấp xỉ 35 tỷ đồng Theo số liệu điều tra, số hộ tham gia các làng nghề, làng có nghề sản xuất đồ
gỗ là 1.490 hộ, trong đó có khoảng 790 hộ chuyên Số lao động chuyên có khoảng trên 2.310 người, lao động kiêm trên 1.310 người Thu nhập bình quân của lao động chuyên đạt 18 - 24 triệu đồng/năm, lao động kiêm khoảng 9 - 12 triệu đồng/năm
Trình độ lao động chủ yếu là đào tạo kèm cặp theo hình thức học nghề cha truyền con nối, phần lớn máy móc thiết bị còn lạc hậu, tay nghề kỷ thuật chưa cao Về nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có, vốn vay của các tổ chức tín dụng rất ít nên việc
mở rộng sản xuất gặp khó khăn Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể theo hộ, một số doanh nghiệp được thành lập còn ít và hoạt động hiệu quả chưa cao
Sản phẩm của nhóm làng nghề này là các sản phẩm phục vụ cho nhân dân địa phương mà phần lớn là nông dân như thúng, mủng, dần, sàng, rổ, rá nón, chiếu và các
đồ dùng gia đình khác Các sản phẩm này có ưu điểm là vật liệu sẵn có ở địa phương, giá rẻ, lao động chủ yếu là tận dụng và không đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư ít, ít gây
ô nhiễm môi trường Tuy nhiên do sức mua của nông dân thấp, là vật rẻ tiền mau hỏng cho nên giá bán thấp, thu nhập của người lao động không cao Do vậy sản xuất mây tre đan chủ yếu là nghề phụ và tổ chức theo hình thức tổ chức cá thể
Đến nay toàn tỉnh có khoảng 3700 hộ tham gia nghề mây tre đan, chiếu, nón lá trong đó có khoảng hơn 1.150 hộ chuyên với 2.000 lao động; thu nhập bình quân từ 6 - 9 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên, 3 - 5 triệu đồng đối v ới lao động kiêm
Trang 291.4.1.3 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống
Đây là nhóm làng nghề có số lượng tương đối lớn, với các sản phẩm chủ yếu : bánh, bún, miến, rượu, kẹo các loại một số làng nghề đã nổi tiếng như bún chợ Thượng Đức Thọ, kẹo Cu đơ Cầu Phủ, rượu Can lộc Nghề chế biến nông sản thường tận dụng bã thải, sản phẩm phụ phục vụ chăn nuôi nên thu nhập của người lao động tương đối cao Số hộ tham gia nghề 4.150 hộ với xấp xỉ 5.670 lao động, chủ yếu là lao động kiêm Thu nhập bình quân khoảng 6-9 triệu đồng đối với lao
động kiêm (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 2012)
1.4.1.4 Làng nghề chế biến thủy hải sản
Chế biến thủy hải sản tập trung ở vùng ven biển, sản phẩm chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, cá khô, mực và cá ướp đông lạnh Đây là nghề có nhiều triển vọng mở rộng và phát triển nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến; thị trường tiêu thụ rộng Chế biến thủy hải sản là nghề
có truyền thống lâu đời ở các địa phương như: Kỳ Ninh, Kỳ Lợi - Kỳ Anh; Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên; Thạch Kim - Lộc Hà, Thạch Hải - Thạch Hà; Cương Gián, Xuân Hội - Nghị Xuân Hàng năm sản xuất khoảng 4 triệu lít nước mắm, 200 tấn mực khô, 500 tấn mực, cá ướp đông lạnh; 1000 tấn sản phẩm khác Giá trị sản lượng ước đạt trên 150 tỷ đồng Lực lượng lao động tham gia có khoảng hơn 2.024 hộ, trên 3.195 lao động trong đó có trên 679 hộ với xấp xỉ 1.520 lao động chuyên Thu nhập bình quân khoảng 12 - 18 triệu/năm đối với lao động chuyên, 9-12 triệu/ năm đối với lao động kiêm
Hình thức tổ chức sản xuất phần lớn là cá thể, một số nơi thành lập HTX như
Kỳ Ninh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn như ở Cẩm Nhượng Đây là nhóm làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, cần có
quy hoạch vung sản xuất tập trung (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Tĩnh, 2012)
1.4.1.5 Gia công cơ khí (Rèn đúc)
Sản xuất hàng kim khí, điện máy, sủa chữa cơ khí tập trung chủ yếu ở làng nghề Trung Lương, thị xã Hồng lĩnh có 300 hộ, 1.200 lao động; trong đó có 42 hộ,
150 lao đông chuyên Hình thức tổ chức ản xuất chủ yếu là cá thể, sản xuất các mặt
Trang 30hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, bừa, dụng cụ cầm tay, máy công tác, máy bơm nước Mấy năm gần đây một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa đạt chất lượng tốt, khách hàng tín nhiệm
Ngoài làng nghề rèn đúc Trung Lương có quy mô lớn thì ở một số thị trấn, thị tứ trong tỉnh cũng có các cơ sở làm nghề rèn nhưng phân tán, quy mô nhỏ Một
số hộ có nguồn gốc xuất xứ từ làng nghề Trung Lương đã di cư từ nhiều đời trước
(Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 2012)
1.4.2 Đánh giá chung về sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
1.4.2.1 Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê trên toàn tỉnh hiện có 32 làng nghề và làng có nghề Trong đó, có một số làng nghề phát triển mạnh, đã đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ như: làng mộc Thái Yên, mộc Yên Lộc, rèn đúc Trung Lương, chăn đệm Thạch Đồng, chế biển hải sản Cẩm Nhượng, chế biến hải sản Thạch Kim, chế biến hải sản Kỳ Ninh, rượu truyền thống Văn Lâm
Một số làng nghề hiện nay do nguồn nguyên liệu cạn kiệt, một số sản phẩm công nghiệp khác thay thế, tập quán tiêu dùng thay đổi nên bị mai một hoặc mất hẵn như làng dệt chiếu cói Lam Hồng Nghi Xuân, nón Ba Giang xã Thạch Hà, làng nón Cẩm Hà - Cẩm Xuyên, Làng dệt tơ lụa Châu phong Đức thọ, làng tre đan xã Thạch Long, Thạch Hà,
Trong số các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn tỉnh hiện có 02 làng nghề
đã được công nhận là làng có nghề truyền thống, bao gồm: mộc truyền thống Thái Yên - Đức Thọ, nước mắm Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên Một số làng nghề đang hoàn thiện hồ sơ công nhận làng nghề như: làng nghề rèn đúc Trung Lương - Hồng Lĩnh, làng nghề chăn nệm Thạch Đồng - thành phố Hà Tĩnh
Đối với các làng nghề có tiềm năng phát triển mạnh và tiềm ẩn nhiều nguy
cơ ô nhiễm môi trường như các làng nghề mộc, chế biến thủy hải sản, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí hiện đã được quy hoạch các CCN làng nghề tập trung Tuy
Trang 31nhiên, do hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là hộ cá thể, quy
mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp nên mức độ thu hút của các CCN vẫn chưa cao Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chủ yếu nằm xen kẽ trong khu dân cư
Nhìn chung, sự phát triển của các làng nghề và ngành nghề nông thôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh trong thời gian qua Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều
hạn chế như:
Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong các làng nghề phần lớn vẫn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu Trên 80% cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề ở nông thôn sử dụng nhà ở làm cơ sở sản xuất;
Sản xuất thiếu ổn định do thiếu nguyên liệu Những nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, chiếu cói, lá nón đang ngày càng trở nên khan hiếm không đáp ứng nhu cầu sản xuất;
Sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong việc mở mang, truyền nghề, cấy nghề, cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa rộng rải và lan tỏa;
Chưa khai thác tốt thị trường trong nước và xuất khẩu Kiểu dáng, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn kém, không đồng đều Việc quảng bá các sản phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống chưa được chú ý đúng mức;
Chưa khai thác tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống;
Công tác đào tạo, hướng dẫn, truyền nghề cho người lao động còn yếu;
Môi trường làng nghề ô nhiễm, hạ tầng và dịch vụ yếu kém (Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 2012)
1.4.2.2 Nguyên nhân của sự phát triển chậm
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề nông thôn ngày càng hiếm dần
do việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp; xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi ;
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngành công nghiệp
Trang 32sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, một số loại hàng hóa có cùng giá trị sử dụng đã thay thế hàng thủ công mỹ nghệ trước đây như chiếu cói, mũ nón, chăn nệm ; sự hội nhập thế giới cũng ảnh hưởng nhiều đến phát triển ngành nghề nông thôn, hàng hóa cùng loại được nhập từ ngoài vào với giá rẻ hơn đã chiếm lĩnh thị trường trong nước như hàng từ Trung Quốc, Thái lan và các nước trong khu vực;
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự thay đổi sinh hoạt và tiêu dùng, nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng trong lúc đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề ít được thay đổi Ngành nghề nông thôn phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể chiếm lược lâu dài Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách và giả pháp cụ thể (về cấp đất, vốn xây dựng hạ tầng
cơ sở khu làng nghề tập trung, vay vốn ưu đãi, ưu tiên giảm thuế, đào tạo, thông tin thị trường );
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu hiện nay là hộ gia đình, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu và cơ sở sản xuất chế biến ngành nghề; chưa có sự liên doanh giữa các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch với
cơ sở sản xuất ngành nghề, làng nghề;
Trình độ quản lý, tay nghề, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật thấp kém, chủ yếu sử dụng lao động thủ công được đào tạo thông qua lao động trực tiếp hoặc truyền nghề trong gia đình, ít lao động được đào tạo qua trường lớp;
Chính sách của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích phát triển, còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ;
Ngành nghề nông thôn vẫn vốn là hoạt động nghề phụ kiêm làm nông nghiệp, người lao động phần lớn là nông dân;
Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến việc
phát triển ngành nghề nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Tĩnh, 2012)
1.4.2.3 Những vấn đề môi trường làng nghề ở Hà Tĩnh
Bên cạnh những mặt tích cực của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân nông thôn, hoạt động sản xuất tại một số làng nghề cũng
Trang 33mang lại nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường và xã hội Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề ngày càng suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của làng nghề, những tồn tại đó là:
• Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt và phát thải ô nhiễm tới khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môi trường sống của người dân trong khu vực làng nghề ngày càng xấu đi
• Công nghệ sản xuất và thiết bị lạc hậu
Với công nghệ sản xuất, thiết bị lạc hậu và kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nhiên nguyên liệu, làm tăng phát thải các chất ô nhiễm vào đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ
khí.(Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 2012)
Gia công
cơ khí
Gia công chăn, nệm
(Thống kê số liệu điều tra, 2014)
• Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp
Sản xuất tại các làng nghề hầu hết mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài chính và vốn đầu tư từ các nguồn như tín dụng, ngân hàng Do đó, khó chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể
Trang 34đầu tư cho xử lý môi trường
• Các làng nghề chưa quan tâm tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho BVMT
Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có các hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý chất thải Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động trong các làng nghề
về BVMT còn nhiều hạn chế, đa số người lao động là lao động kiêm, ngại học hỏi, đổi mới Đây là một thách thức lớn đối với công tác BVMT trong các làng nghề
Trang 35CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Môi trường tại các làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước, không khí và hiện trạng phát sinh chất thải rắn năm 2014 trên địa bàn của 3 làng nghề mộc chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:
1 Làng mộc Thái Yên - xã Thái Yên - huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
2 Làng mộc Trường Sơn-xã Trường Sơn-huyện Đức Thọ-Tỉnh Hà Tĩnh
3 Làng mộc Yên Lộc -xã Yên Lộc - huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh
-Phạm vi thời gian: từ 01/4/2014 đến 31/12/2015
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Tình hình sản xuất tại một số làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề mộc ở Hà Tĩnh:
+ Làng mộc Thái Yên - huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh
+ Làng mộc Trường Sơn - huyện Đức Thọ-Tỉnh Hà Tĩnh
+ Làng mộc Yên Lộc - huyện Can Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh
- Đánh giá công tác quản lý môi trường làng nghề tại các điểm nghiên cứu
- Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề mộc tỉnh Hà Tĩnh
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Số liệu về tình hình phát triển làng nghề và tình trạng ô nhiễm môi trường đã được thu thập từ các nghiên cứu liên quan tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, các phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân 2 huyện Đức Thọ và Can Lộc; báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014, kế hoạch năm 2015 của UBND các xã
Trang 36Thái Yên, Trường Sơn và Yên Lộc; báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số liệu thu thập bao gồm: tổng dân số, số hộ, tổng số lao động tham gia làng nghề, tổng sản phẩm, tổng giá trị, lượng rác thải được Thu thập số liệu về kết quả quan trắc mạng lưới về nước thải, không khí xung quanh của các làng nghề tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hà Tĩnh
2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn các hộ dân:
Lập phiếu điều tra phỏng vấn các hộ dân sống trong khu vực làng nghề trong
đó có cả các hộ sản xuất, kinh doanh Nội dung phỏng vấn gồm có: Thông tin chung
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử phát triển của làng nghề; hiện trạng sản xuất tại các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề về sản phầm sản xuất hàng năm, lượng nguyên vật liệu sử dụng, trang thiết bị máy móc hiện có, số lao động; hiện trạng môi trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn tại làng nghề; lượng chất thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải,…) phát sinh tại các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề; các biện pháp xử lý chất thải hiện đang thực hiện tại các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh; đánh giá những nội dung đã thực hiện và tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh Tổng số phiếu điều tra 60 phiếu, trong đó có 30 phiếu phỏng vấn người dân không trực tiếp làm nghề mộc và 30 phiếu phỏng vấn người dân trực tiếp làm nghề mộc Cách thức điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên
2.4.3 Phương pháp quan trắc môi trường làng nghề
2.4.3.1 Phương pháp quan trắc môi trường không khí
a Tần số quan trắc: 4 lần/năm
b Vị trí và thời gian lấy mẫu:
Trang 37Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu không khí tại các làng nghề
Ngày lấy mẫu Xã Thái Yên Xã Yên Lộc Xã Trường Sơn
Xưởng mộc ông Nguyễn Song Thịnh thôn Bến Hến
Xưởng mộc Giang Nam Thôn Yên Thái
c Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí
Phương pháp đo và lấy mẫu không khí tại hiện trường, bảo quản mẫu và phương pháp phân tích tuân theo thông tư số 28/2011 của Bộ TNMT về quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn Theo đó các thông số được lấy và phân tích theo những phương pháp được theo các quy chuẩn cụ thể sau:
Trang 38Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí tại các làng nghề
STT Thông số Phương pháp
lấy mẫu
Phương pháp phân tích Thiết bị lấy mẫu
2.4.3.2 Phương pháp quan trắc môi trường nước
a Số lượng mẫu: 3 mẫu
Tần số quan trắc: 4 lần/năm
b Vị trí và thời gian lấy mẫu
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu nước thải tại các làng nghề
Ngày lấy mẫu
c Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải làng nghề:
Phương pháp lấy mẫu nước thải tuân theo TCVN 5999:1995
Phương pháp phân tích mẫu nước thải của làng nghề với 5 chỉ tiêu: pH, TSS,
Trang 39BOD5, Coliforms theo các quy định hiện hành được trình bày ở bảng 2.4 sau:
Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
2.4.4 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu:
+ Các số liệu thu thập được từ quá trình điều tra, khảo sát thực địa, phiếu điều tra được thống kê, xử lý bằng các phần mềm excel để xây dựng báo cáo
+ Kết quả phân tích chất lượng không khí, chất lượng nước và tiếng ồn tại làng nghề được so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 14/2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Trang 40CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên 599.730,61 ha, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106030'20'' kinh độ Đông, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp
tỉnh Quảng Bình, phía Tây tiếp giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với
gần 150 km biên giới Quốc gia) và phía Đông tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ
biển hơn 137km
Hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 10 huyện (Đức Thọ,
Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà), thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh với 262 phường, xã, thị
trấn (235 xã, 15 phường và 12 thị trấn)
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh