1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc TT thanh lãng huyện bình xuyên

80 387 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 7,22 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do đặc trưng của loại hình chế biến gỗ là gây ra tiếng ồn lớn từ các công đoạn cưa, đục, tiện,…, phát sinh nhiều chất thải rắn phoi bào, phoi tiện, đầu mẩu gỗ thừa,… và chất t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc TT Thanh Lãng huyện Bình Xuyên ” trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thanh Chi, người đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài.Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các thầy cô giáo trongViện khoa học công nghệ và Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạođiều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và các đồng nghiệp của trungtâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh VĩnhPhúc và các bạn học viên cùng lớp cao học đã tạo điều kiện, giúp đỡ và trao đổichia sẻ thông tin giúp tôi thực hiện đề tài một cách thuận lợi và đầy đủ hơn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên tôitrong suốt thời gian qua, giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn này

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thùy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan việc lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi tác giả và cộng

sự cùng nơi công tác và đã được sự đồng ý cho phép trích dẫn kết quả thu được từcác báo cáo

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do tôi viết, sửa và hoàn thành theo sựhướng dẫn Tiến sĩ Trần Thanh Chi

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thùy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

DANH MỤC CÁC HÌNH 8

MỞ ĐẦU 9

MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Làng nghề và vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội 13

1.1.1 Khái niệm làng nghề 13

1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề 13

1.1.3 Phân loại làng nghề 15

1.1.4 Tình hình phát triển của các làng nghề tại Việt Nam 16

1.1.5 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 18

1.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề 22

1.2.1 Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 22

1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng28 CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, MÔI TRƯỜNG 30

LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG 30

2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội 30

2.2 Hiện trạng sản xuất 31

2.2.1 Quy trình sản xuất 31

Trang 4

2.2.2 Đặc điểm sản xuất 36

2.3 Hiện trạng môi trường tại làng mộc Thanh Lãng 38

2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng mộc Thanh Lãng 38

2.3.1.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 38

2.3.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 39

2.3.1.3 Chất thải rắn 39

2.3.2 Đánh giá thực trạng thành phần các môi trường 41

2.3.2.1 Môi trường nước 41

2.3.2.2 Môi trường không khí 47

2.3.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn 51

2.3.2.4 Ô nhiễm nhiệt 51

2.3.2.5 Môi trường đất 51

2.3.2.6 Hiện trạng rác thải 53

2.4 Thực trạng công tác quản lý môi trường 54

2.4.1 Cơ chế, chính sách pháp lý, hương ước làng nghề 54

2.4.2 Biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang áp dụng 56

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG 58

3.1 Giải pháp quy hoạch 58

3.2 Giải pháp về chính sách, pháp lý 59

3.4 Giải pháp kỹ thuật 62

3.4.1 Đối với bụi gỗ 62

3.4.2 Đối với khí thải từ buồng phun sơn 64

3.4.3 Đối với tiếng ồn 65

3.4.4 Đối với chất thải rắn 66

3.4.5 Đối với nước thải 67

Trang 5

3.5 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

Phụ lục 1 Các yêu cầu về pháp luật có liên quan

Phụ lục 2: Vị trí lấy mẫu không khí

Phụ lục 3:Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước,đất

Phụ lục 4 Một số hình ảnh về chế biến gỗ tại làng mộc Thanh Lãng

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

KQPT : Kết quả phân tích GHPH : Giới hạn phát hiện BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

NSTP : Nông sản thực phẩm

TT : Thị Trấn

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 2 Thời gian thực hiện lấy mẫu và phân tích 12

Bảng 1 1 Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề ở Hà Nội (2008) 27

Bảng 2 1 Tỷ lệ cơ sở vật chất của các xưởng đạt tiêu chuẩn 37

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phân tích nước mặt tại Thanh Lãng 43

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả phân tích không khí vào mùa khô (Đợt 1) 48

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả phân tích không khí vào mùa mưa (Đợt 2) 49

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp kết quả phân tích đất nông nghiệp tại làng nghề Tha Lãn 52 Bảng 2.6 Thành phần rác thải tại làng mộc Thanh Lãng 53

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 1 Biểu đồ tỷ lệ phân bố các làng nghề tại Việt Nam (2004)[1] 17

Hình 1 2 Biểu đồ tỷ lệ mức độ ô nhiễm tại các làng nghề (2004) [1] 26

Hình 2 1 Biểu đồ số lượng các hộ tham gia sản xuất gỗ và kinh doanh đồ gỗ 31

Hình 2.2 Quy trình tạo phôi nguyên liệu gỗ 32

Hình 2.3 Quy trình gia công chi tiết và hoàn thiện sản phẩm 33

Hình 2.4 Biểu đồ khối lượng và thành phần chất thải rắn toàn 40

thị trấn Thanh Lãng thải ra trong một ngày 40

Hình 2.5 Biểu đồ khối lượng và thành phần chất thải rắn một hộ sản xuất quy mô lớn thải ra trong một ngày vào thời kỳ chính vụ 41

Hình 2.6 Nồng độ BOD5 tại các điểm đo và các đợt đo vượt QCVN 08:2008/BTNMT 45

Hình 2.7 Nồng độ COD tại các điểm đo và các đợt đo vượt QCVN 08:2008/BTNMT 45

Hình 2.8 Nồng độ TSS tại các điểm đo và các đợt đo vượt QCVN 08:2008/BTNMT 46

Hình 2.9 Nồng độ coliform tại các điểm đo và các đợt đo vượt QCVN 08:2008/BTNMT 46

Hình 2.10 Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí tại làng nghề Thành Lãng 50

Hình 2.11 Nồng độ bụi PM10 trong không khí tại làng nghề Thanh Lãng 50

Hình 3.1 là đề xuất sơ đồ khối mô phỏng phương pháp xử lý bụi ở các xưởng chế biến gỗ: 63

Hình 3 2 Sơ đồ xử lý bụi sơn bằng phương pháp màng nước 65

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiều sảnphẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thươngphẩm được ưa chuộng, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao độnglúc nông nhàn Theo số liệu công bố mới đây của Bộ Tài nguyên & Môi trường,hiện nay trên cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.450 làng nghềtruyền thống Các làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng(chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam(chiếm khoảng 10%) [1] Loại hình sản xuất tại các làng nghề rất đa dạng và phongphú, nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành như sản xuất mây, tre đan; dệt vải; thêuren; sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 77 làng nghề, tuy nhiên mới chỉ

có 22 làng nghề đạt chuẩn và được công nhận với 17 làng nghề truyền thống, 5 làngnghề tiểu thủ công nghiệp [13]

Làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng (thuộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là một trong số 22 làng nghề đạt chuẩn nêu trên [7].

Theo lịch sử truyền thống ghi lại cho thấy, nghề mộc tại Thanh Lãng đã ra đời vàphát triển từ rất lâu đời Trải qua lịch sử hàng trăm năm, những tinh hoa văn hoá, kỹthuật chế tác cùng với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đã làm nên một thươnghiệu mộc đáng tin cậy, được trong và ngoài tỉnh biết đến Mộc truyền thống ThanhLãng đã trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công

ăn việc làm cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

Tuy nhiên, do đặc trưng của loại hình chế biến gỗ là gây ra tiếng ồn lớn (từ các công đoạn cưa, đục, tiện,…), phát sinh nhiều chất thải rắn (phoi bào, phoi tiện, đầu mẩu gỗ thừa,…) và chất thải nguy hại (giẻ lau, vỏ bao bì dính sơn, vecni,…) đã

gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới sức khỏe của cộng đồng dân cư và môi trường

sống trong khu vực làng nghề, đặc biệt là môi trường không khí (do bụi gỗ phát sinh từ các công đoạn cưa, đánh ráp,phun sơn…) Để tìm hiểu hiện trạng môi

Trang 10

trường của làng nghề mộc truyền thống tôi đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc truyền thống thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên".

Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường củakhu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trườngphục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng môi trường (môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí) khu vực làng nghề, nguồn và lượng các loại chất thải (chất thải rắn, chất thải nguy hại,…) từ quá trình chế biến gỗ tại làng nghề mộc truyền thống

Thanh Lãng

- Đề xuất một số giải pháp (chính sách, kỹ thuật, tuyên truyền,…) nhằm giảm

thiểu các tác động tiêu cực đến con người và môi trường từ hoạt động sản xuất chếbiến gỗ tại Làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng

3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- 30 cơ sở sản xuất nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng huyện Bình Xuyên, tỉnhVĩnh Phúc, thuộc sáu thôn: Đầu Làng, Hồng Bàng, Đồng Lý, Thống Nhất, MinhLương, Công Bình

- Môi trường đất, nước, không khí tại khu vực thị trấn Thanh Lãng, HuyệnBỉnh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

* Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất, hoạt động làng nghề mộc Thanh Lãng

- Các vấn đề môi trường của làng mộc, hiện trạng, áp lực của hoạt động sảnxuất đến môi trường

- Các biện pháp về chính sách pháp lí và các biện pháp kỹ thuật hiện đang ápdụng tại Thanh Lãng

- Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trườngtại làng mộc Thanh Lãng

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thu thập số liệu

+ Tài liệu thứ cấp: tài liệu thu thập được từ các phòng ban, internet, văn bản quy

phạm, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạngmôi trường của khu vực và công tác quản lý môi trường thi trấn Thanh Lãng

+ Tài liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra tại 30 xưởng mộc các chỉ tiêu về chất thải rắn,

diện tích mặt bằng, thiết bị, hệ thống chiếu sáng, làm mát Trực tiếp phỏng vấn chủ

cơ sở sản xuất và công nhân

b Phương pháp đo đạc các thành phần môi trường

* Môi trường nước

+ Đối tượng và phạm vi đo đạc: ao hồ tại Thanh Lãng

+ Thông số đo đạc: đo đạc 12 thông số ô nhiễm, bao gồm: Độ pH, Hàmlượng oxy hòa tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu oxy hóa học (COD),Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), Amoni (NH+

4 - tính theo Nitơ), Nitrat (NO3- - tínhtheo Nitơ), Nitrit (NO2- - tính theo Nitơ), Clorua (Cl-), Photphat (PO43-), Tổng dầu

mỡ, Tổng Coliform.

+ Số lần đo đạc: 04 lần (mùa mưa 02 lần và mùa khô 02 lần).

* Môi trường không khí

+ Đối tượng và phạm vi đo đạc: ở khu vực tập trung các xưởng mộc của thịtrấn Thanh Lãng

+ Thông số đo đạc: Tiến hành đo đạc 06 thông số, gồm: Tiếng ồn, Bụi lơlửng TSP, Bụi PM10, CO, NO2, SO2

+ Số lần đo đạc: 04 lần (mùa mưa 02 lần và mùa khô 02 lần).

Trang 12

Quá trình thực hiện:

Việc lấy mẫu được tiến hành theo các tiêu chuẩn của Việt Nam Ứng với mỗichỉ tiêu phân tích, mẫu được chứa vào các chai, ống và lọ tương ứng để bảo quảntheo hướng dẫn đúng theo các QCVN như QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN26:2010/BTNM; QCVN 40:2011/BTNMT… Mẫu được mã hóa và đánh ký hiệumẫu ngay tại hiện trường

Bảng 2 1 Thời gian thực hiện lấy mẫu và phân tích

TT Thời gian lấy mẫu Thời gian phân tích Thời gian tổng hợp KQPT

Đợt 1 06/3/2014 - 24/4/2014 06/3/2014 - 30/4/2014 04/5/2014 - 20/5/2014Đợt 2 07/5/2014 - 27/6/2014 07/5/2014 - 04/7/2014 05/7/2013 - 20/7/2014Đợt 3 15/7/2014 - 21/8/2014 16/7/2014 - 28/8/2014 10/9/2014 - 27/9/2014Đợt 4 10/9/2014 - 29/10/2014 11/9/2014 - 07/11/2014 14/11/2014 - 18/11/2014

Việc lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi tác giả và cộng sự cùng nơi công tác và đã được sự đồng ý cho phép trích dẫn kết quả thu được từ các báo cáo.

Quy trình vận chuyển và bảo quản

Quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm, mẫu sẽ được giữ lạnh bằngthiết bị lạnh bảo quản mẫu hiện trường ở nhiệt độ thích hợp, khi mẫu về sẽ đượctiến hành phân tích ngay đối với những chỉ tiêu dễ biến đổi còn các chỉ tiêu khôngtiến hành ngay thì được bảo quản đúng quy cách

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp

- Sử dụng phần mềm excel 2010 để xử lý số liệu thu thập được trong các đợt điều tra

Trang 13

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Làng nghề và vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội

Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và pháttriển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn Làng nghềgắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sảnxuất nhỏ tự cấp tự túc

Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyênlàm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ

lệ lớn trong tổng dân số của làng

Để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình người ta dựavào các tiêu chí sau: số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công, phi nôngnghiệp chiếm ít nhất 30% tổng số hộ và lao động; có ít nhất 50% tổng giá trị sảnxuất và thu nhập chung của làng là từ hoạt động sản xuất của làng nghề, doanh thuhàng năm từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng (tính theo giá trị năm 2002) [5]

1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề

Mặc dù các làng nghề thường đa dạng và khác nhau về quy mô sản xuất,quy trình công nghệ và sản phẩm đầu ra nhưng đều có chung một số đặc điểm nhấtđịnh sau:

Trang 14

+ Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông nghiệp:

Nghề thủ công truyền thống bắt đầu tư nông nghiệp và gắn liền với sự phâncông lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của ngườinông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp Nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu,nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn

Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghề thủcông truyền thống là tại gia đình họ Họ tự quản lý, phân công lao động, thời gian chophù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn

+ Về sản phẩm:

Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất Nó làcác vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trịthẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm như đìnhchùa Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sang tạo, hoàn toàn phụ thuộcvào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thủcông, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệthuật cao

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu ấnngười thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc Nhược điểm này làmcho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồng đều

+ Kỹ thuật công nghệ:

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phương phápcông nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làngnghề tạo ra Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh nghiệm củangười thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh:

Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là

hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc

có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động Mọi thành viên trong gia đình đều có thể

Trang 15

tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng bao giờcũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành,giao dịch Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.

Đây là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng nghềhiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt trong sảnxuất, tương thích giữa qui mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý Bên cạnh đó, nócũng có những nhược điểm đó là các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế, khótiếp cận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ, năng lực sản xuất hạn chế, do trẻ emtham gia lao động sớm dễ dẫn tới hiện tượng bỏ học

Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liên kết,hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợi ích thôngqua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình

b) Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v

- Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, giacông tái chế sắt thép.v.v

- Làng nghề xây dựng;

- Làng nghề dịch vụ

c) Theo quy mô làng nghề

- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặccùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó cáclàng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng laođộng tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;

Trang 16

- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính.

Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nôngnghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc

d) Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam

- Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hànghoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triểncác ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại làng nghề này phát triển mạnhtrong những năm gần đây

e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghềphi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

Với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngànhsản xuất kinh doanh là phù hợp hơn cả Vì thực tế cho thấy nếu đánh giá đượcngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất thì sẽ đánh giá đượctác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường

1.1.4 Tình hình phát triển của các làng nghề tại Việt Nam

Ở Việt Nam, làng nghề thủ công đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời và cũngrất đa dạng Theo thống kê của tổ chức JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp & pháttriển nông thôn năm 2004, cả nước có khoảng 4.575 làng nghề trong đó có khoảng1.450 làng nghề truyền thống, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước [1] Riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng Các tỉnh có số lượng làngnghề đông bao gồm: Hà Tây (cũ) có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có

59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng [1,2] Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu

Trang 17

là các ngành như: sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơnmài, tranh tượng

60%

30%

10%

DB sông Hông

Hình 1 1 Biểu đồ tỷ lệ phân bố các làng nghề tại Việt Nam (2004)[1]

Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứngtrên thị trường như gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗĐồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình), đồ gỗ (ThanhLãng, Vĩnh Phúc) Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu cao của người tiêudùng, đặc biệt là khách nước ngoài Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề đãđược dự thi ở các cuộc triển lãm quốc tế và cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Côngvàng châu Âu cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ ĐôngThành Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghềtruyền thống, mở rộng và phát triển các làng nghề

Theo xu hướng ưa dùng những hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nướchiện nay thì đây là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất cóhiệu quả Lao động nghề tại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa vàlao động trong thời gian nông nhàn Theo thống kê, có 37% số hộ nông dân sản xuấtnông nghiệp kiêm các ngành nghề và 20% số hộ chuyên về ngành nghề [1] Laođộng làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên [1] Bên cạnh đó, thu

Trang 18

nhập từ hoạt động nghề là nguồn thu nhập đáng kể, và dần trở thành nguồn thu nhậpchính đối với các hộ nông dân ở nhiều làng nghề và đóng góp một phần không nhỏcho tổng thu nhập xã hội của Việt Nam.

Một trong những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa vàbản sắc người Việt chính là nghề mộc Trước đây, các sản phẩm từ các làng mộcthủ công truyền thống chủ yếu chỉ được tiêu thụ nội địa và các nước Á đông do phùhợp với văn hóa sinh hoạt và không gian nhà ở Tuy nhiên trong những năm gầnđây, các sản phẩm mộc thủ công có xu hướng rất được ưa chuông tại thị trườngChâu Âu và Mỹ Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện ngành gỗ Việt Nam

đã xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang 120 quốc gia trên thế giới, với 70% tổng sảnphẩm xuất khẩu thuộc về thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản [16] Tuy nhu cầu sử dụng

đồ gỗ trong nước cũng như trên thế giới hiện vẫn tăng cao nhưng thị phần đồ gỗ củaViệt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới Ðặc biệt, các mặt hàngxuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ mười tháng qua, đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15,4% [16],cho thấy ngành gỗ nói chung và làng nghề mộc truyền thống nói riêng có nhiều tiềmnăng phát triển và cũng là hướng giải quyết việc làm lâu dài cho người dân tại cácvùng nông thôn Việt Nam

1.1.5 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội

* Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH:

Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng

tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuấtnông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập caohơn Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ cókinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thươngmại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển

Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cựctới sản xuất nông nghiệp Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nôngnghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp

Trang 19

Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượngcao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường,năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu

tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm cókhả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới

Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mởrộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nôngnghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sựthường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm Do đó dịch vụ nôngthôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhậpcao cho người lao động

Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH Sự phát triển lan tỏacủa làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động Đến nay

cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 40% cho nông nghiệp[5]

-* Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:

Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương

mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác

Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiềunghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làmmới, thu hút nhiều lao động Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làngnghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụtrong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn.Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏasang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo rađộng lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó

Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ýnghĩa rất quan trọng Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trang 20

truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm Trênphương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng đểkích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ côngchuyên nghiệp và nhàn rỗi Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toán được rằng cứ xuấtkhẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập chokhoảng 3000 - 4000 lao động.

Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếpgiải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập chongười lao động Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống caohơn so với vùng thuần nông

* Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do:

Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không đòihỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủcông tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô nhỏ, cơcấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vậtchất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các nguồn vốnnhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh Mặt khác, do đặc điểm sản xuất laođộng thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nênbản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụnông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học vàtham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một

tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề

Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự

do ở nông thôn Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác độngcủa qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa lao động

và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi có đờisống thấp đến nơi có đời sống cao Quá trình này xét trên bình diện chung của nềnkinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông

Trang 21

thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập,nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn Tuy nhiên,

nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ,

cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị

Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị

là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sốngnông dân Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” khôngchỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn

có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị

* Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa:

Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng củacông nghiệp hóa nông thôn Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩykinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất, gópphần phát triển KT-XH khu vực nông thôn Vì vậy, phát triển làng nghề là mộttrong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa

Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các nghề thủcông truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướngphát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp Đồng thời cùng với sảnxuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý cácnguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thịtrường Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các loại sản phẩmđược hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làngnghề đóng góp vai trò động lực

Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâmgiao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá Những trung tâm này ngày càngđược mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn Hơn nữa,nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt Dầndần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nông thôn

Trang 22

đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ Vìvậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợsầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướngtất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầu kháchquan trong phát triển làng nghề.

* Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc:

Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triểnvăn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sựbiểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc Các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn,duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc

Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của laođộng vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sángtạo của người thợ thủ công Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng nhữngphong tục, tập quán, tín ngưỡng mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam,nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứanhững nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗilàng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời

có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thànhtựu, phát minh mà con người đạt được

Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản vănhóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệ sau.Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độcđáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiều viện bảotàng nước ngoài

1.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề

1.2.1 Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề thủ công truyềnthống ở nông thôn Việt Nam, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề đang

là vấn đề bức xúc đáng được quan tâm Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của

Trang 23

hoạt động làng nghề, như quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu,không đồng bộ, phát triển tự phát Và một thực tế nữa là do sự thiếu hiểu biết củanhững người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của chính bản thânmình và những người xung quanh.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC 08.09 (2005) khoa công nghệ và môitrường trường đại học Bách Khoa Hà Nội, tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn

ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS , hàmlượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngànhnghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành, phụ thuộc vào đặc điểm sảnxuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải Do đó, để tìm hiểu về tình hình ônhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phầnchất thải của mỗi ngành sản xuất Dưới đây sẽ phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường

ở các làng nghề theo các nhóm nghề:

1 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến NSTP

Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra mộtlượng nước lớn giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường Tùy theo quy trình chếbiến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500 - 5000mg/l,COD 13300 - 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn) Nước thảicống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần

Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng Nhìn chungchất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị phânhủy Trong khu vực các làng nghề này thường có thêm ngành nghề chăn nuôi giasúc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa ra Chất thảicủa ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, địnhmức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra 1,5 kg/con/ngày, gà, vịt, nganthải ra 0,1 kg/con/ngày, trâu, bò thải ra 3 kg /con/ngày) Chất thải ngành chăn nuôi

là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi khó chịu,nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và không khí

Trang 24

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghềchế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chấthữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra Các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3 đặcbiệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lênrất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏengười dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động Mặt khác tại các làng nghề chế biếnNSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khíCO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chấtkhí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

2 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Các làng sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay, công nghệ sản xuấtcòn thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, sản xuất vật liệu tiêuthụ một lượng rất lớn nhiên liệu là than và củi

Ở các làng này mức độ ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất Bụi phát sinh

từ quá trình khai thác, gia công nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sảnphẩm là rất lớn Khói độc và sức nóng toả ra từ các lò nung, tiếng ồn do hoạt độnggiao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sứckhoẻ người dân, cây cối và hoa màu

Trong quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch

đã gây huỷ hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn tới quá trìnhtưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác

3 Làng nghề tái chế phế thải

Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa ,

là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khánhanh

Ở các làng này ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng do đặcđiểm sử dụng nhiều nước Trong quá trình rửa sạch chất thải, nước thải mang theokhá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường Một kết quả nghiên cứu tại làng

Trang 25

nghề Dương Lỗ (Bắc Ninh) nước có hàm lượng COD là 630 - 1260 mg/l vượt quátiêu chuẩn cho phép từ 2 - 12 lần, ngoài ra hàm lượng Phenol rất cao (0.2 mg/l) vượttiêu chuẩn cho phép 10 lần ở làng nghề tái chế kim loại nước thải của quá trình tẩyrửa và mạ kim loại chứa hoá chất axit, xút, các kim loại như: Cr2+, Pb2+ , gây ônhiễm nghiêm trọng nguồn nước Một kết quả nghiên cứu năm 2002 tại làng nghềPhước Kiều - Quảng Nam, hàm lượng Pb2 + là 0.6 mg /l vượt quá tiêu chuẩn chophép 6 lần.

Ngoài ra ở những làng này phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn,bụi và khí độc nhiều

4 Làng nghề dệt nhuộm

Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị tríquan trọng Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặtkinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc

Cũng như các làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trườngnước là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm Đây là ngành sử dụngnhiều nước, nhiều hoá chất, thuốc nhuộm Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm

và 85 - 90% hoá chất còn lại, sau quy trình công nghệ nhuộm được thải vào trongnước, vì vậy nước thải có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao

Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD,BOD, SSđều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra từ 75

- 90 dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép

5 Làng nghề thủ công mỹ nghệ (làng mộc, đồ gỗ)

Các làng nghề này hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêmtrọng như các làng nghề chế biến NSTP và các làng nghề tái chế Tuy nhiên, trongquá trình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ,khoan, phay, bào, chà rồi phát tán ra môi trường ở các làng nghề rất lớn Sơn làmột nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất đồ gỗ, sơn có nhiều thànhphần hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho con người và bụi sơn có kích thước nhỏ,phát tán nhanh Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất ngâm, tẩm gỗ, sau khi ngâm xong,

Trang 26

nước thải chưa qua xử lý thường được thải trực tiếp ra môi trường Ô nhiễm tiếng

ồn cũng là một bài toán khó đối với làng nghề, bởi sản xuất đồ mộc hiện nay bởihầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc hiện đại, nhất là máy đục tự động phát

ra tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng đến thính giác của người dân Tại làng nghề này cácchỉ tiêu phân tích về nồng độ bụi và khí thải từ 1,5-3,6 lần; tiếng ồn cao hơn 10-20dBA

Theo số liệu khảo sát 52 làng nghề của các nghiên cứu trước đây cho thấy,hiện nay trong cả nước đã có tới 46% số làng nghề trong số này môi trường bị ônhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ Đáng báo động là mức độ ônhiễm môi trường tại các làng nghề không những không giảm, mà còn có xu hướnggia tăng theo thời gian [1, 3]

46%

27%

27%

Hình 1 2 Biểu đồ tỷ lệ mức độ ô nhiễm tại các làng nghề (2004) [1]

Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là

sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sửdụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ởcác làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm Cho đến nay, phần lớn nướcthải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào Đây

Trang 27

chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghềngày càng tồi tệ hơn.

Theo các số liệu thống kê khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60%

số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất Xã Hữu Hòa thuộc huyện ThanhTrì có hơn 30 hộ làm nghề miến dong, bánh đa với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗingày [3, 6] Toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chănnuôi và sinh hoạt hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địaphương, rồi đổ xuống dòng sông Nhuệ Hai xã Phú Diễn và Thượng Cát của huyện

Từ Liêm có nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng nước thải từ sản xuất đậu phụ đếnnước thải từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống cống chung của xã bốc mùi hôi và

ô nhiễm môi trường Ở huyện Từ Liêm còn một số làng nghề sản xuất bánh kẹo,mứt, ô mai, nghề làm dây ni-lon, sản xuất nhựa tái chế, nghề dệt vải cũng trongtình trạng nước thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm đó đều thải trực tiếp vào hệthống cống thoát nước chung, hay các ao hồ của xã rồi đổ ra các sông

Bảng 1 1 Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề ở Hà Nội (2008) [4]

Trang 28

các nơi nên Phong Khê còn có tên "làng bãi rác" Quá trình ngâm, tẩy bằng kiềm,gia-ven thải trực tiếp ra môi trường một lượng hóa chất độc hại mà không qua xử lý.Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, hàm lượng BOD5 trongnước thải tại Phong Khê vượt tiêu chuẩn cho phép tới 5 lần, COD vượt ba lần [5].Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống cũng chịu chung thực trạng bị ô nhiễmmôi trường trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm về bụi và tiếng ồn

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 77 làng nghề, trong đó 22 làng nghề được công nhận,

55 làng nghề và làng có nghề mới, với 12 nhóm nghề mộc, mây tre đan, rèn kimkhí, đá, chế biến bông vải sợi, chế biến lương thực [7, 13] Tuy nhiên, phần lớn cáclàng nghề chưa được quan tâm đầu tư hệ thống xử lý môi trường dẫn đến tình trạng

ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống củacộng đồng dân cư xung quanh Trong 77 làng nghề, chỉ có 11 làng nghề được thugom và xử lý chất thải rắn và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn [7] Nướcthải và khí tại các làng nghề chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường; cơ sở

hạ tầng kỹ thuật xây dựng chắp vá, không đồng bộ, nhiều nơi không có dẫn đếnnước thải bị ứ đọng cục bộ Về lâu dài, hoạt động sản xuất tại các làng nghề đanggây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí, điều này sẽ kéo theo ônhiễm môi trường đất trong tương lai

1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng

Chất thải trong hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp haygián tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và của cộng đồng nói chung Số liệuthống kê của phòng y tế các huyện và trạm y tế xã về tình hình sức khỏe của nhândân làng nghề cho thấy ở từng làng nghề khác nhau thì các bệnh nghề nghiệp cókhác nhau: ở làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu do sử dụng lượng thanlớn để phục vụ sản xuất nên tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, phế quản cao Làng nghềtẩy nhuộm vải sợi, tẩy mạ kim loại sử dụng nhiều hóa chất độc hại, kim loại nặngthì tỷ lệ người bị bệnh ung thư cao, tuổi thọ giảm Làng nghề gây ô nhiễm nguồnnước như chế biến lương thực, mây tre đan, chế biến gỗ thì tỷ lệ người mắc bệnhthần kinh, bệnh não, tuổi thọ giảm Chẳng hạn như làng nghề tái chế chì thuộc xã

Trang 29

Chỉ O - huyện Mỹ Văn - tỉnh Hưng Yên thì tỷ lệ các bệnh như đau mắt hột, cácbệnh về đường hô hấp, hiện tượng phát triển trí tuệ không bình thường ở trẻ em của

xã cao hơn các xã khác trong vùng do nguồn nước bị ô nhiễm chì Làng thuộc da xãLiễu Xá (tỉnh Hưng Yên), do ô nhiễm nguồn nước với các dư lượng như Cr, phèn,thuốc thực vật, vôi nên các bệnh liên quan thể hiện rất rõ ràng và phổ biến như bệnh

về phổi não, máu, da, những bệnh về hô hấp, mắt Số người mắc các bệnh hô hấp rấtcao trong các làng nghề sản xuất mây tre đan, dược liệu (như làng nghề Yên Nhân -huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định) Hay ở làng nghề gốm Bát Tràng, ô nhiễm môitrường không khí đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân Qua điều tra sứckhỏe 223 người dân Bát Tràng thì có 76 người bị bệnh về hô hấp và 23 người bịbệnh lao (VNN 6/6/1996) Trong năm 1995 có 23 người làng này chết về bệnh ungthư Cư dân làng gốm này chiếm 70% số bệnh nhân bị bệnh ung thư ở các viện ở HàNội năm 1996 (VNN 3/6/97) Các làng nghề gây tiếng ồn ở xen kẽ trong nơi ở củadân cư gây tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp tới không chỉ sức khỏe của người trực tiếpsản xuất mà cả với cộng đồng dân cư xung quanh Người tiếp xúc nhiều với tiếng

ồn lớn bị căng thẳng thần kinh, đau đầu mất ngủ, giảm tuổi thọ

Trang 30

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, MÔI TRƯỜNG

LÀNG NGHỀ MỘC THỊ TRẤN THANH LÃNG 2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội

Thị trấn Thanh Lãng là một thị trấn nằm phía Nam huyện Bình Xuyên, cáchtrung tâm huyện 6km, là địa bàn giáp ranh của các xã

- Phía đông giáp xã Tân Phong, Phú Xuân, huyện Bình Xuyên

- Phía nam giáp xã Nguyệt Đức, Văn Tiến, huyện Yên Lạc

- Phía tây giáp xã Bình Định, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc

- Phía bắc giáp xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên

Thị trấn Thanh Lãng có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hànghoá: nằm gần trung tâm huyện Bình Xuyên, có đường Quốc lộ 2A và đường liênhuyện chạy dọc theo chiều dài xã Vì vậy rất có lợi thế để phát triển kinh tế xã hội,đặc biệt là để tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp

Thanh Lãng có 3 làng nghề mộc truyền thống là Hợp Lễ, Yên Lan và XuânLãng với hơn 3.300 lao động làm nghề thường xuyên chiếm hơn 50% tổng số laođộng trong thị trấn, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động thời vụ lúc nôngnhàn Với lực lượng lao động dồi dào như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của làng nghề ở hiện tại cũng như trong tương lai.2.1.3 Đặc điểm kinh tế

Giá trị sản phẩm kinh doanh từ nghề mộc chiếm gần 60% tổng sản phẩm ởđịa phương Thu nhập từ nghề mộc hàng năm thường chiếm tỷ trọng cao Năm

2014, mức thu nhập bình quân của người dân là 25 triệu đồng/ người/ năm, đối vớilao động thời vụ khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/ tháng

Tốc độ phát triển bình quân của ngành thương mại dịch vụ của thị trấn trongnhững năm gần đây đạt bình quân 12,5% Lao động ngành này có thu nhập bìnhquân cao so với lao động của các ngành khác

Trang 31

Toàn thị trấn có khoảng 2.000/2.743 hộ dân (chiếm khoảng 73%) làm nghềmộc với 3.300 lao động làm nghề thường xuyên, có 478 hộ trực tiếp mở xưởng sảnxuất kinh doanh, thu hút 1.167 lao động với mức với thu nhập bình quân 45 triệuđồng/người/năm Hiện Thanh Lãng có 11 thợ giỏi, hàng chục doanh nghiệp tư nhân,hàng trăm hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi từ nghề mộc Năm 2013, doanh thu

từ nghề mộc mang lại cho thị trấn gần 122 tỷ đồng Việc gìn giữ và phát triển nghềmộc đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân, tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm gần80%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 2,8%

1300

18

478 552

Hình 2 1 Biểu đồ số lượng các hộ tham gia sản xuất gỗ và kinh doanh đồ gỗ

Việc sản xuất và kinh doanh nghề mộc đang dần được chuyên môn hóa tại địaphương Các hộ sản xuất chế biến gỗ thường không thực hiện toàn bộ quy trình sảnxuất đồ gỗ mà tùy theo diện tích mặt bằng và khả năng đầu tư thiết bị của từng hộgia đình để lựa chọn Đồng thời cũng xuất hiện nhiều hộ chuyên kinh doanh thiết bịchế biến gỗ và kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ tại địa phương

2.2 Hiện trạng sản xuất

2.2.1 Quy trình sản xuất

Trang 32

Nhìn chung, quy trình sản xuất gỗ tại làng mộc Thanh Lãng giống như cáclàng nghề sản xuất đồ gỗ khác tại Việt Nam, sản xuất đồ gỗ từ nguyên liệu thô đượcthực hiện theo hai giai đoạn như sau:

- Giai đoạn pha nguyên liệu: thân gỗ đạt tiêu chuẩn được đưa vào hệ thống

xẻ gỗ bào rong, cắt, ghép, bào bốn mặt tạo phôi nguyên liệu cho giai đoạn sau, phùhợp với yêu cầu về kich thước, số lượng và chất lượng gỗ của đơn hàng

Quy trình tạo phôi nguyên liệu được tổ chức tại xưởng theo sơ đồ sau:

Hình 2.2 Quy trình tạo phôi nguyên liệu gỗ

Gỗ

Luộc

Sấy

Kiểm tra

Kho gỗ sau sấy

Nhiệt, nước, lò hơi, xe

Cưa xẻ Mùn cưa, vỏ cây, gỗ

vụn, tiếng ồn, bụi

Trang 33

Giai đoạn gia công chi tiết và hoàn thiện sản phẩm:

Hình 2.3 Quy trình gia công chi tiết và hoàn thiện sản phẩm

Gỗ vụn, mùn cưa, tiếng ồn, rung

Hơi dung môi, can đựng hoá chất, tiếng ồn

Gỗ vụn, tiếng ồn

Bụi, tiếng ồn, ốc vít bị hư…

Giấy chà nhám đã dùng, bụi.Bụi, hơi dung môi, vỏ hộp…

Can chứa hoá chất, hoá chất rơi vãi, giẻ lau dính hoá chất

Can chứa hoá chất, nước thải chứa bụi sơn, hơi dung môi

Ốc vít bản lề bị hư hỏng, bụi

…Bao nilon, thùng carton, nhãn hư, băng keo, hơi dung môi

Gỗ vụn, mùn cưa, tiếngồn…

Ốc vít, bản lề…

Gỗ sơ chế Rong cạnh Cắt thành chi tiết

Ghép ngang, ghép dọc Bào thẩm, bào cuốn

Khoan, đục, chạm Phay, Tu bi, cắt

Lắp ráp Chà nhám Kiểm tra

Đóng gói

Nhúng dầu

Phun sơn Hoàn thiện

Thành phẩm

Trang 34

Thuyết minh quy trình sản xuất:

Quy trình sơ chế gỗ

Công đoạn 1: Cưa xẻ

Gỗ tròn được đưa về xưởng chế biến, sau khi kiểm tra phân loại, gỗ trònđược đưa qua hệ thống cưa CD, cưa mâm, cưa xẻ để có được quy cách sản phẩmtheo yêu cầu Gỗ phải được cưa nhanh, thời gian ngắn không để tồn ở bãi quá lâu đểtránh mốc, thâm đầu gỗ

Công đoạn 2: Luộc gỗ

Gỗ sau khi cưa cắt hoặc nhập về sẽ được ngâm tẩm hoặc luộc Đối với những

gỗ tươi chưa ngâm tẩm hóa chất sẽ được luộc bằng áp lực với các hóa chất chính làacid boric, muối borat… với nồng độ 1 - 2,5% Hóa chất thẩm thấu vào thanh gỗ đểchống mối mọt Thời gian ngâm tẩm theo quy cách sản phẩm Đối với gỗ dầu, căm

xe thì dùng biện pháp luộc không có hoá chất

Sau khi ngâm tẩm hoặc luộc, gỗ được hong phơi trong nhà có mái che vàthông thoáng trước khi vào lò sấy

Công đoạn 3: Sấy khô

Là một quy trình then chốt trong sản phẩm, có ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.Công đoạn sấy phải được tiến hành nghiêm ngặt theo thời gian quy định và đượckiểm tra kỹ lưỡng Thời gian sấy từ 10 – 15 ngày tùy theo quy cách gỗ Thôngthường gỗ sấy đạt độ ẩm ≤ 12% Quy trình phải phù hợp cho từng quy cách gỗ vàyêu cầu về chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối đa việc hư hỏng gỗ do nứt đầucây, cong vênh Tại làng nghề Thanh Lãng dùng phương pháp phơi gỗ dưới ánhnắng mặt trời Điều này giúp giảm chi phí, tuy nhiên gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi điềukiện thời tiết khi độ ẩm cao hoặc có mưa

Sau khi sấy gỗ được kiểm tra chất lượng và chuyển sang kho gỗ sau khi sấy

Quy trình tinh chế gỗ

Gỗ sau khi sấy sẽ được cắt thành những thanh gỗ nhỏ tùy thuộc vào việc chếbiến các bộ phận của sản phẩm Đối với các chi tiết cần trang trí sẽ được lồng vào

Trang 35

các loại gỗ khác nhau, tạo ra những đường văn hoa gỗ trên mặt sản phẩm, làm chosản phẩm trở nên đặc sắc.

Bào thẩm, bào cuốn: chi tiết sau khi được xẻ ra cho vào máy bào thẩm, bàocuốn nhằm loại bỏ bề mặt ngoài của chi tiết còn xù xì

Tu bi, cắt: chi tiết sau khi được bào sẽ đem gá vào máy và dùng các dụng cụ

tu bi, cắt, gọt cho chi tiết có hình dáng với chi tiết thực tế cần sử dụng

Khoan, đục, chạm: chi tiết sau khi được phay, cắt, gọt có hình dạng nhưmong muốn sẽ được đem đi khoan để lắp ráp sau này hoặc đem đi trạm trổ hoa văntăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm

Các chi tiết sau khi khoan, đục, chạm sẽ được lắp ráp, chà nhám, làm mịn,phun sơn, phun dầu, hoàn thiện sản phẩm Sản phẩm hoàn thiện sẽ được kiểm tralại Nếu chưa đạt yêu cầu sẽ đưa lại khâu hoàn thiện sản phẩm Nếu sản phẩm đạtyêu cầu sẽ đóng gói và vận chuyển đến kho thành phẩm

Trên đây là quy trình chế biến và sản xuất đồ gỗ đầy đủ từ nguyên liệu thôđến thành phẩm Đối với các làng mộc, tùy theo điều kiện về mặt bằng, thiết bị vàtrình độ thợ thủ công mà các hộ sản xuất lựa chọn sản xuất phôi nguyên liệu hoặcmua phôi nguyên liệu để gia công tạo sản phẩm đồ gỗ trên thị trường

Đối với các làng nghề mộc thì bụi gỗ và hơi sơn là một vấn đề gây nhiều bứcxúc đối với chính quyền và người dân địa phương Bụi phát sinh trong quá trình vậnchuyển và gia công sản phẩm Nồng độ bụi đo được tại làng mộc Bích Chu (VĩnhPhúc) trong khoảng 4,8 – 24,5 mg/m3, tại làng mộc Minh Tân (Vĩnh Phúc) trongkhoảng 2,5 – 18,3 mg/m3, tại làng mộc khắc gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) trong khoảng1,2 – 9,8 mg/m3, tại làng mộc Chàng Sơn (Hà Nội) là 4,7-8,3 mg/m3[5, 13] Nồng

độ dung môi hữu cơ cũng tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm,

do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật nên bộ phận sơn thường được

bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán dung môi hữu cơ ra môi trường xungquanh rất lớn Nhìn chung, so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động (3733/ 2002/ QĐ-BYT), và TCVN 5937-2005 và TCVN 5938-2005) áp dụng đối với khu dân cư, cácyếu tố ô nhiễm này có giá trị cao hơn nhiều lần

Trang 36

Ngoài bụi gỗ và hơi sơn thì vấn đề tiếng ồn cũng là loại hình ô nhiễm đặctrưng cho các làng nghề mộc và chạm khắc Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ,máy cưa, máy tiện, máy bào, máy phun sơn, máy chuốt, xẻ mây song Tại các vị trínày, tiếng ồn đo đều vượt 85 dB, cá biệt tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ

gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 90dB [11] Do đặc thù là làng nghề nên nơisản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho người công – nông dân và gia đình

họ phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi

2.2.2 Đặc điểm sản xuất

Hiện tại, quy mô sản xuất phần lớn vẫn theo hộ gia đình, trình độ thủ công, tồntại nhiều thiết bị chắp vá, lạc hậu, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu dân cư Các hộsản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất ở, nhà ở với mặt bằng hẹp Hầu hết các

cơ sở sản xuất làng nghề đều thiếu vốn kinh doanh nên cơ sở thường rất nhỏ, sảnxuất manh mún Do đó các cơ sở thường lựa chọn quy trình sản xuất thủ công giá

rẻ, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ lao động nông thôn Các cơ sở sản xuấtkhông theo quy hoạch, không ổn định Phần ớn các hộ không đầu tư toàn bộ dâytruyền sản xuất chế biến gỗ, tùy theo điều kiện mặt bằng và nhân công các hồ có thểlựa chọn chế biến gỗ tạo phôi nguyên liệu hoặc mua phôi nguyên liệu để gia côngchi tiết tọa sản phẩm

Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có quan hệgia đình dòng họ, và được đào tạo theo kiểu cha truyền con nối Những lao độngnày thường có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp Vì vậy việc tiếp cận cácthiết bị công nghệ mới hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất đặt ra vàthiếu nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường Những người lao động ở các làngnghề thường được học nghề từ rất sớm khoảng từ 10 tuổi và phần lớn chỉ học hếtlớp 7

Theo các số liệu thống kê của các tổ chức chuyên ngành cho biết, hơn 90%người lao động nông nghiệp và làng nghề phải tiếp xúc với các yếu tố nóng, bụi,tiếng ồn, đồng thời họ cũng thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ tai nạn laođộng và bệnh tật như đứt tay chận, điện giật, bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh về

Trang 37

đường tiêu hóa luôn chiếm tỷ lệ cao Đáng chú ý là có tới hơn 50% số người laođộng tại các làng nghề mắc bệnh liên quan đến hô hấp.

Nguyên nhân của tình trạng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động ngày càngphổ biến ở các làng nghề một phần là do chủ các cơ sở không đầu tư máy móc, thiết

bị có tính an toàn cao Phần lớn máy móc không có tài liệu kỹ thuật hướng dẫn, vậnhành an toàn thiết bị Người lao động cũng không được tập huấn kiến thức về antoàn lao động Ngoài ra còn có các máy tự chế, sửa chữa Việc sử dụng công nghệ

cũ không những làm giảm năng xuất và chất lượng sản phẩm mà còn trực tiếp gây

ra những hậu quả xấu đến môi trường

Bảng 2 2 Tỷ lệ cơ sở vật chất của các xưởng đạt tiêu chuẩn

Do đặc điểm sản xuất thủ công và sử dụng diện tích đất ở làm mặt bằng nênphần lớn các hộ không đầu tư đầy đủ các thiết bị trong quy trình sản xuất gỗ Gỗphần lớn vẫn được xử lý bẳng cách phơi ngoài trời mà không dùng phương phápluộc gỗ Các hộ làm mộc thường sử dụng diện tích vỉa hè và những bãi trống nơicông cộng để phơi gỗ Do vậy vỉa hè thường bị lấn chiếm và làm mất cảnh quan khuvực

Hiện nay đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất đầu tư mặt bằng và thiết bị xử lýbụi trong xưởng sản xuất Đây chính là bước khởi đầu quan trọng trong công tácnâng cấp chuyển đổi phương thức sản xuất từ thô sơ lạc hậu sang phương thức mớiđồng bộ và an toàn cho người lao động và môi trường xung quanh

2.3 Hiện trạng môi trường tại làng mộc Thanh Lãng

Trang 38

2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường làng mộc Thanh Lãng

Do đặc thù sản xuất đồ gỗ chạm khắc của làng nghề nên tác động ô nhiễmmôi trường chủ yếu là do bụi, hơi dung môi, và tiếng ồn

2.3.1.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Từ sơ đồ quy trình sản xuất gỗ ở trên có thể thấy rằng ô nhiễm không khíphát sinh từ hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất gỗ đều Nguồn gây bụichủ yếu là các công đoạn cắt xẻ, pha gỗ nguyên liệu và công đoạn đánh bóng giacông bề mặt Đây là những công đoạn có cường độ và mức độ gia công lớn nhất vàphát sinh nhiều bụi nhất Mặt khác, trong sản xuất đồ gỗ có sử dụng các loại keocồn, sơn và vecni nên ngoài bụi các chất gây ô nhiễm môi trường không khí phải kểđến hơi sơn phát sinh trong quá trình đánh bóng sản phẩm

+ Bụi:

Bụi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí quan trọng tại các cơ

sở chế biến gỗ Hầu hết các công đoạn đều phát sinh bụi nhưng chủ yếu là bốc xếp,cưa xẻ gỗ, chà nhám, làm nhẵn sản phẩm Đối với bụi từ công đoạn cưa xẻ gỗ cókích thước và trọng lượng lớn nên không có khả năng bay xa, thường rớt xuốngphía dưới máy; còn bụi từ quá trình chà nhám, làm nhẵn sản phẩm là bụi mịn, cókhả năng phát tán rộng và rất khó để thu gom xử lý, làm ảnh hưởng tới phân xưởngsản xuất Vào mùa khô, lượng bụi có thể lên tới 3,88 mg/m3 Các công đoạn bốc xếp

và vận chuyển cũng phát sinh cả bụi lớn, bụi nhỏ và có khả năng phát tán rộng Nhưvậy, trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đều phát sinh bụi, đặc biệt làtrong khâu làm mịn, nhẵn sản phẩm

+ Hơi sơn:

Theo các hộ gia đình tại đây cho biết, các sản phẩm tại địa phương đượcđánh bóng và sơn chủ yếu bằng hai loại đó là sơn PU và Vecni Các loại sơn này cótác dụng tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm Các loại sơn này thường có mùikhó chịu, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, tạo cảm giác khó thở, khô mũi Vẫncòn nhiều thôn phun sơn ở ngoài đường làm ảnh hưởng lớn tới người dân (do không

có ống khói để dẫn khí lên cao, khí phát tán ở tầng thấp tạo mùi khó chịu, gây dị

Trang 39

ứng và có khả năng gây cháy nổ cao) Thợ phun sơn chưa được trang bị đồ bảo hộlao động, nguy cơ gây bệnh đường hô hấp là rất cao có thể dẫn tới ung thư Điềunày đặt ra vấn đề quản lý các xưởng phun chặt chẽ hơn

2.3.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Do đặc điểm làng nghề mộc Thanh Lãng hiện nay không thực hiện ngâm tẩm

gỗ vì vậy không phát sinh mùi thối của gỗ ngâm và nước thải của gỗ ngâm Nguồngây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu từ nước thải sinh hoạt và chăn nuôi củangười dân địa phương Tuy nhiên, chất thải rắn trong quá trình sản xuất là các bụi

gỗ và các phần sơn, vecni dư thừa không sử dụng do không được lưu trữ và quản lýchặt chẽ (thực tế thường được vứt ra lòng, lề đường) dễ bị nước mưa cuốn trôi racác ao hồ, sông suối và vì vậy sẽ gây ảnh hưởng đáng kể tới môi trường nước

Trang 40

1.6 0.9 0.6 3.1

Hình 2.4 Biểu đồ khối lượng và thành phần chất thải rắn toàn

thị trấn Thanh Lãng thải ra trong một ngày

Lượng chất thải trung bình thời kỳ chính vụ cho một hộ sản xuất với quy môlớn, tiêu thụ khoảng 1m3 gỗ/ngày có thể lên đến: Gỗ vụn là 25,3 kg/hộ/ngày, mùncưa là 15,5 kg/hộ/ngày, vỏ bào là 5,5 kg/hộ/ngày đối với những hộ chuyên xẻ gỗ tạophôi nguyên liệu Ngoài ra chất thải rắn còn có các bao bì nilon, dây nilon, giấycarton, giấy, nhãn mác bị hư phát sinh từ quá trình đóng gói sản phẩm Lượng giấynhám phát sinh trong quá trình chà nhám, làm nhẵn sản phẩm Lượng chất thải nàycùng với rác thải sinh hoạt vào khoảng 5 kg/hộ/ngày Biểu đồ hình tròn thể hiệntổng lượng chất thải rắn trong ngày và thành phần chất thải rắn sinh hoạt và chấtthải rắn từ quá trình sản chế biến gỗ, biểu đồ hình chữ nhật thể hiện khối lượng củatừng thành phần chất thải rắn từ hoạt động chê biến gỗ gồm gỗ vụn, mùn cưa và vỏbào

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008, môi trường làng nghề Việt Nam, Chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2008, môitrường làng nghề Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và môi trường
Năm: 2008
4. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vượng
Nhà XB: NXB Vănhóa dân tộc
Năm: 1998
5. Đặng Kim Chi (2002), “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Làng nghề Việt Nam và môi trường”
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: NXB Khoa học vàkỹ thuật
Năm: 2002
6. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Namvà Môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
11. Nguyễn Thị Tươi (2003), Ô nhiễm làng nghề bài toán khó giải, Thời báo tài chính Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm làng nghề bài toán khó giải
Tác giả: Nguyễn Thị Tươi
Năm: 2003
1. Báo cáo kết quả phân tích thành phần môi trường (2014), Trung tâm Tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh phúc Khác
2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 , UBND thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Khác
7. Đặng Kim Chi (2005), Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Nhà nước KC 08-09 Khác
8. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2008), Bài giảng Quản lý Môi trường Khác
9. Lương Thị Mai Huong, Nguyễn Kim Thái (2010), Báo cáo kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế phế liệu Khác
12. Tạp chí Tài nguyên và môi trường số 8/2009.TÀI LIỆU TỪ INTERNET Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w