Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng th ương mại để sở hữu chéo nên họ có tron
Trang 1ĐÁNH GIÁ C A GI NG VIÊN
……….…
………
……….…
……….……
……….………
……….…………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
……….………
………….………
Trang 2N ỘI DUNG TRÌNH BÀY
I.Khái quát:
1 Ngân hàng thương mại
2.Tín d ụng
3 Nợ và phân loại nợ
a)Nợ
b)Phân loại nợ
c)Nợ xấu
II.Th c tr ng n x u c a các ngơn hƠng th ng m i Vi t nam:
1.Nguyên nhân hình thành nợ xấu ở Việt Nam
2.Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam
a)Sơ lược nợ xấu qua các năm gần đây b)Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam c)Một số địa phương có tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả nước
3.Những ảnh hưởng của nợ xấu
a)Tích cực b)Tiêu cực
III.Các bi n pháp xử lỦ n x u:
1.Kinh nghi ệm xử lý nợ xấu các nước trên thế giới
2.Giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
3.Ý kiến của nhóm
Trang 3I Khái quát:
1 Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian thực hiện đầy đủ nhất các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán
2 Tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả Người cho vay chỉ chuyển quyền sử dụng vốn cho người đi vay, người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn khi đáo hạn, khi đó người cho vay nhận được một khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức tín dụng
3 Nợ và phân loại nợ:
a) Nợ
Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp nợ về tài sản Tuy nhiên, nợ cũng
có thể được sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác Trong trường hợp nợ tài sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức mua đó Các công ty cũng có thể sử dụng nợ như là một phần trong chiến lược tài chính tổng thể của mình
Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định, thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời điểm
b) Phân loại nợ
Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay,
tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
B ng 1: Phân lo i n theo Quy t đ nh số 493/2005/QĐ-NHNN
Nhóm Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách
Trang 4hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180
ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ
đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
c) Nợ xấu
Dựa vào bảng phân loại nợ xấu được xếp vào loại nợ từ nhóm 3 trở đi
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp
II Th c tr ng n x u c a các ngơn hƠng th ng m i Vi t Nam:
1 Nguyên nhân hình thành nợ xấu ở Việt Nam:
Có 5 nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và tài
chính của các doanh nghiệp suy giảm, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát cao Những tác động tiêu cực trên khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại Trong đó có các chỉ số tiêu dùng tăng chậm,chỉ số tồn kho tại các doanh nghiệp thì lại tăng mạnh ở mức cao Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ
sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế Vì vậy,
Trang 5khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai, do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng còn kém Hiện nay, việc xếp hạng
tín dụng nội bộ khách hàng của TCTD mang tính chất chủ quan Các ngân hàng chưa tính toán được yếu tố rủi ro dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác Những khoản rủi ro to được làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên Bên cạnh đó,
về phía các doanh nghiệp – đối tượng giải ngân vốn quan trọng của các TCTD, theo nghiên cứu thì không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng
Thứ ba, do đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng kém dẫn
đến tình trạng thông đồng rút ruột ngân hàng Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng
đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất phát từ đạo đức ngân hàng Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.
Thứ tư , do tình trạng sở hữu ché Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng th ương mại để sở hữu chéo nên họ có trong tay khá nhiều Ngân hàng, chưa kể các Ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những Ngân hàng khác có tiềm năng.Tình trạng sở hữu chéo này có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy, một trong số đó là làm tăng tỷ lệ xấu của các ngân hàng Bởi lẽ, việc sở hữu chéo sẽ dẫn đến tình trạng các Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia, hoặc dễ dàng cho các công ty con của các doanh nghiệp có vốn sở hữu tại ngân hàng vay vốn, thậm chí khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu Do đó, tình trạng sở hữu chéo được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây.
Thứ năm, quy định pháp luật nhằm hạn chế, giải quyết tình trạng nợ xấu đã có nhưng
ch ưa minh bạch, chưa hợp lý Có thể thấy rằng, pháp luật hiện hành đã có những khung
Trang 6pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các TCTD như: quy định về phân loại nợ; quy định về trích lập dự phòng rủi ro; quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; quy định về quyền khởi kiện yêu cầu các tổ chức cá nhân hoàn trả vốn vay; quy định về hoạt động mua bán nợ…Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết
nợ xấu, dẫn đến tình trạng nợ xấu không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên
2 Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam:
a Sơ lược nợ xấu qua các năm gần đây:
Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống tài chính Việt Nam
tăng đáng kể từ 2.17% lên 6 %, đặc biệt trong hai năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt (hình
1) Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng gần gấp đôi so với năm 2011, điều này cho thấy vấn đề nợ xấu ở
Việt Nam đang tăng nhanh đến mức báo động
3.3
6
0 1 2 3 4 5 6 7
Hình 1: T ỷ lệ nợ xấu từ năm 2008- 2012
Trang 7Hình 2: T ốc độ tăng nợ xấu qua các năm ( từ năm 2008- 2012)
Về mức tăng trưởng nợ xấu theo năm, tốc độ cao đã thể hiện từ năm 2008 với mức 74.37%, nhưng đến năm 2009 đã giảm mạnh xuống mức 27.33%; năm 2010 tăng trở lại lên 41.92%, tiếp tục tăng trong năm 2011 lên 60.55%, tốc độ tăng nợ xấu đạt mức cao trở lại trong
năm 2012, chỉ tính đến 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66% ( hình 2 )
Qu ỹ TDND 7%
NHTMNN 46%
NHTMCP 35%
TCTD phi ngân hàng 12%
C ơ cấu nợ xấu của các nhóm TCTD
Trang 8Hình 3: Cơ cấu nợ xấu của các nhóm tổ chức tín dụng năm 2012
Trong cơ cấu nợ xấu của các nhóm tổ chức tín dụng năm 2012, nợ xấu của nhóm ngân hàng chiếm đa số với 81% trên tổng số, trong đó ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 35% và nhóm ngân hàng thương mại nhà nước cao hơn với 46%.Theo đánh giá của các chuyên gia, nợ
xấu của hệ thống Ngân hàng là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng trong
những năm qua, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoán ồ ạt trong thời kì
2006-2007
b Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 5: Tỷ lệ nợ xấu của một số tổ chức tín dụng
Trang 9Hình 6: Giá tị nợ xấu của một số tổ chức tín dụng
Hình 7: Giá t ị trích lập quỹ dự phòng rủi ro của một số tổ chức tín dụng
Trang 10- Tính đến 30/11/2012, tổng tài sản của ngân hàng thương mại nhà nước đạt hơn 2,108 triệu tỷ đồng
Hình 8 : Biểu đồ tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu của 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank
và Vietinbank tính đến hết năm 2012
Được biết, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/11/2012, tổng tài sản của ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Vietinbank và Vietcombank) đạt hơn 2,108 triệu tỷ đồng, vốn tự có đạt 134.339 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 111.550 tỷ đồng
c Một số địa phương có tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả nước :
Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương cho thấy, Hà
Nội, TP.HCM và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng đầu
Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các địa phương khác
3 Những ảnh hưởng của nợ xấu:
Rõ ràng nợ xấu là một khái niệm ảnh hưởng không tốt tới hệ thống tài chính, các nền kinh tế luôn tìm cách giảm thiểu nợ xấu Tuy nhiên, rủi ro thường đi kèm với lợi nhuận nên nợ xấu có cả mặt tích cực và tiêu cục
a Tích cực :
Nợ xấu mang đến nhiều rủi ro cho cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung nhưng nợ xấu cũng có mặt tích cực vì rủi ro lớn thường đi kèm với lợi nhuận lớn
Những khoản nợ xấu là một phần trong việc kinh doanh của ngân hàng, không có gì bất bình thường Tuy nhiên, muốn quản lý được nợ xấu, hệ thống quản lý rủi ro phải luôn luôn sẵn sàng
Trang 11Nếu biết và quản lý được rủi ro của khách hàng thì mặc dù nợ xấu có thể tác động không tốt
tới nền kinh tế nhưng xét ở một khía cạnh nào đó nợ xấu sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho những ai đánh giá rõ rủi ro còn khách hàng
b Tiêu cực:
Nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của cả chủ nợ và doanh nghiệp Chủ
nợ mất nhiều thời gian, công sức thu hồi nợ Trong khi đó, doanh nghiệp gần như mất khả năng trả nợ, chủ nợ có nguy cơ mất trắng
Một trong những nút thắt lớn hiện nay của nền kinh tế là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông trong mạch máu” của nền kinh tế Giải quyết được vấn đề này mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô
và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế
Với những khoảng nợ xấu lớn thực sự đáng lo ngại và gây ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng cũng như nền kinh tế Việc một khoản tiền lớn không thể đưa vào lưu thông, bị chôn
ở các tài sản đảm bảo sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như
hiện nay
Nợ xấu chính là lý do khiến các ngân hàng thời gian qua không dám tiếp tục cho vay, dù nguồn vốn không thiếu Ngân hàng phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ
xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn
Khi nợ xấu đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tự xử lý, thì số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng, hàng hóa chậm tiêu thụ
Như vậy, nền kinh tế sẽ mất đi một lượng vốn lớn, do vốn không được quay, dòng tiền trong
nền kinh tế không lưu thông được, hệ thống ngân hàng tiếp tục khó khăn về thanh khoản Điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính Khi nợ xấu quá ngưỡng cho phép (dưới 5% trên tổng dư nợ là bình thường), thì phải có biện pháp xử lý nợ xấu từ nhiều phía
III Các bi n pháp xử lý n x u:
1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu các nước trên thế giới:
Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
của các nước trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai theo những hướng cơ bản như sau:
Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn: Chính sách xử lý nợ qua bơm vốn là phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng
Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và bên đi vay: tạo ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và bên đi vay
nhằm làm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các TCTD) và các doanh nghiệp đi vay thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều
chỉnh một số điều khoản của hợp đồng
Trang 12Thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC) để thu mua nợ xấu: cách thức được áp dụng phổ biến tại các quốc gia trong quá trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng Nhìn chung, việc thành lập các công ty quản lý tài sản trên thế giới được tổ chức theo
2 hình thức: tập trung hoặc phân tán
- Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối của ngân hàng Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được chuyển sang một công ty quản lý tài sản
hoặc một cơ quan quản lý về thanh khoản ngân hàng để các đơn vị này phụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu Công ty quản lý tài sản được thành lập dưới hình thức này trong giai đoạn đầu
hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
- Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối của ngân hàng Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị được thành lập trong chính ngân hàng Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố
gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu
- Các nước thành lập AMC theo hình thức tập trung gồm có: Hàn Quốc, Séc,
Mỹ… Ðại diện các quốc gia áp dụng hình thức phân tán là Trung Quốc và Ba Lan Hungary và Thái Lan là 2 nước sử dụng kết hợp cả 2 hình thức Công tác xử lý nợ xấu tại Hungary đã áp
dụng song song cả 2 loại hình AMC trên (một cơ quan thu hồi nợ xấu tập trung xử lý các khoản nợ lớn và phức tạp; phần còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận của ngân hàng với Bộ Tài chính) trong khi Thái Lan sau khi thất bại với phương pháp phân tán
đã thực hiện phương pháp tập trung
2 Giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam:
+ Si ết chặt thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn: Một giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là
siết chặt việc thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất – kinh doanh
+ Đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ: Các biện pháp truyền thống như cho vay đảo nợ, giãn/hoãn/giảm
nợ cũng mang lại tác dụng trong việc giúp ngân hàng nhanh chóng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức
thấp hơn Tôi cho rằng, với việc các ngân hàng liên tiếp đưa ra các cam kết về gói lãi suất thấp trong thời gian gần đây, làn sóng đảo nợ sẽ diễn ra khá sôi động Mặc dù không phải là biện pháp
hạ tỷ lệ nợ xấu bền vững, nhưng việc đảo nợ sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị nguồn tài chính trả nợ đồng thời ngân hàng cũng có cơ hội hạn chế đáng kể việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu
3 Ý kiến của nhóm:
Thứ 1: Là các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận
giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ Việc làm này, sẽ giúp ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp
tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng
khả năng tài chính nội tại của ngân hàng