1. Lí do lựa chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển, vị trí mỗi người trong gia đình cũng thay đổi hướng tới sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Song, bên cạnh những gia đình được xem là những tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn xẩy ra ở khắp nơi, mọi chỗ đến mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội. Cũng như nhiều nước trên thế giới, bạo hành gia đình ở nước ta tồn tại từ rất lâu rồi, nhưng trong nhận thức của nhiều người, bạo hành vẫn được coi là chuyện riêng tư của mỗi gia đình và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩ không “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng phát triển với cấp độ nghiêm trọng hơn. Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm qua, các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ giới. Phần còn lại hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ đối với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong số đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần 10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục.
Trang 1PHẦN I MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, vị trí mỗi người trong gia đình cũng thay đổihướng tới sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ vàcon cái Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích Song, bêncạnh những gia đình được xem là những tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực giađình với phụ nữ vẫn xẩy ra ở khắp nơi, mọi chỗ đến mức báo động Điều nàygây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bạo hành gia đình ở nước ta tồn tại từrất lâu rồi, nhưng trong nhận thức của nhiều người, bạo hành vẫn được coi
là "chuyện riêng tư" của mỗi gia đình và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩkhông “vạch áo cho người xem lưng” Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng pháttriển với cấp độ nghiêm trọng hơn
Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm qua,các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn
và gia đình Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn
Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữgiới Phần còn lại hầu hết là trẻ em Tình trạng bạo hành đối với người già, vợđối với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ Một con số được công bố là có tới30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức Trong số
đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng cưỡngbức quan hệ tình dục
Trang 2Rất nhiều cảnh tượng đau lòng đổ lên đầu người phụ nữ, họ bị xúc phạm,
bị lăng nhục, bị hành hạ Thân thể mảnh mại, mềm yếu của họ là nơi mà người chồng thả sức hạ cơn tức giận bằng những cú đấm, những trận đòn roi Thật sự không khỏi chạnh lòng khi chúng ta đang được sống trong một thời đại mà quyền bình đẳng về giới tính được nhắc đến nhiều nhất nhưng đâu đó lại xuất hiện cảnh người chồng hành hạ, đánh đập người vợ
Không ít trong chúng ta đều hiểu được hậu quả khôn lường của nạn bạohành mà người phải gánh chịu trực tiếp đó chính là chị em phụ nữ Họ bị sa sút,bạc nhược, khủng hoảng tinh thần, họ không còn đủ sức mạnh để làm ăn sinhsống, chăm sóc gia đình Đã có nhiều người nghĩ đến và đi đến con đường tựhuỷ hoại mình để tìm đường giải thoát Họ mất hết sự sáng suốt, tự tin và nhiềukhi quay lại tự trách móc mình
Được biết, Công ước CEDAW là Công ước về “Xoá bỏ mọi hình thứcphân biệt đối xử với phụ nữ” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩnngày 18 – 12 – 1979 Ngày 03 – 09 – 1981, sau khi nước thứ 20 thông qua, côngước này bắt đầu có hiệu lực với tư cách một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất vềquyền con người của phụ nữ Theo Uỷ ban CEDAW, đã có 186 quốc gia trên thếgiới phê chuẩn hoặc ký kết công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc.Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia côngước vào 29 – 07 – 1980 phê chuẩn vào 27 – 11 – 1981 Từ đó mới thấy đượctầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho người phụ nữ, chống lại các hành viphân biệt đối xử đối với phụ nữ Hơn nữa, với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường đời sống nhân dân được nâng cao thì vị thế người phụ nữ cũng được cảithiện một cách đáng kể, có điều kiện tham gia công tác xã hội, có vai trò trongsản xuất kinh tế cũng như nuôi dạy con cái trong gia đình của họ Việt Namtham gia hưởng ứng ngày Thế giới về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25 –
Trang 311), về nguyên tắc, Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lựctrên cơ sở giới nói chung cũng như bất kỳ hành vi bạo lực gia đình nào đối vớiphụ nữ nói riêng.
Nhưng trên thực tế, bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn diễn ra một cách kháphổ biến Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó tránh án Tòa án nhân dân Hà nội:
số vụ li hôn bắt nguồn từ bạo lực đối với phụ nữ phải xét tới cấp phúc thẩmchiếm 99/222 vụ năm 2000; 57/175 vụ năm 2001; 35/119 vụ trong tháng 9/2002.Nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy, hơn 40%phụ nữ trong mẫu khảo sát đã từng bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng Theothống kê của Tòa án nhân dân tối cao 18 tỉnh thành từ 1992 – 2000 đã xảy ra11.630 vụ bạo lực gia đình buộc cơ quan luật pháp và chính quyền can thiệp.Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình 1.123 vụ, Hà Tây (nay
là Hà nội) 1.484 vụ và một số tỉnh khác như Khánh Hòa 819 vụ, Ninh Thuận
967 vụ, Kiên Giang 2.001 vụ, Bà Rịa Vũng Tàu 515 vụ Riêng năm 2005, có tới39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là60,3% Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1 – 2000 đến tháng 9 – 2002, Trung tâmCảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bịbạo lực gia đình Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình đượcchính quyền can thiệp giải quyết Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, KiênGiang 2.005 vụ Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất dãman trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” trênBáo Thanh niên - số 186 ra ngày 05 – 07 – 2003; Bài “Kẻ giết vợ dã man”,
“Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng búa” trên Báo Phụ nữ Việt Nam rangày 08 – 09 – 2003; Bài “Đổ xăng đốt vợ” trên Báo Công an nhân dân ra ngày
07 – 12 – 2002 Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vônhân tính của người chồng đối với vợ mình
Trang 4Phụ nữ nông thôn phải làm rất nhiều công việc khác nhau như nội trợ,nuôi con, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồngrừng, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà chăm lo phát triển kinh tế gia đình trong điềukiện cạnh tranh của cơ chế thị trường Công cuộc đổi mới kinh tế ở nông thônViệt Nam đã tạo ra mức tăng trưởng rất đáng khích lệ về lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp Trong sự thay đổi đó, phụ nữ nông thôn đã có những đóng góp hết sứcquan trọng bởi vì họ là lực lượng lao động cơ bản trong sản xuất nông – lâmnghiệp Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường, trong cácquan hệ xã hội và trong đời sống gia đình chưa tương xứng với mức độ đónggóp của họ Phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới: thườngphải làm việc nhiều hơn, không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội vàhọc tập chuyên môn nghiệp vụ Do vậy mà sự phụ thuộc của họ vào gia đình và
xã hội vì vậy cũng tăng lên
Gia đình là cái nôi yêu thương, là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôidưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã của con người Nhưngtrong nhiều gia đình xuất hiện bạo lực thì đó lại được coi là “địa ngục trần gian”ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí người phụ nữ đặc biệt là việc hình thành và pháttriển của trẻ thơ Hậu quả để lại không chỉ về thể chất và còn là tổn thương nặng
nề về tinh thần cũng như kinh tế xã hội
Trước thực trạng bạo hành đang diễn ra hàng ngày với nhiều xu hướngbiểu hiện khác nhau dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng và phức tạpnên tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng bạo lực gia đình của chồng đối với
vợ trong các gia đình nông thôn hiện nay” (qua khảo sát tại xã Phương Định– huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định) với mục đích phác họa bức tranh vềbạo lực gia đình từ đó chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của nó và đưa ra một sốgiải pháp đối với vấn đề này
Trang 52 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng bạo lực của chồng đối với vợ
- Khách thể nghiên cứu: gia đình nông thôn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: xã Phương Định – huyện Trực Ninh – tỉnhNam Định
Trực Ninh là một huyện của tỉnh Nam Định Phía đông giáp huyện XuânTrường với sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên; phía tây giáp các huyện NamTrực, Nghĩa Hưng; phía nam giáp huyện Hải Hậu; phía bắc giáp tỉnh Thái Bình.Huyện Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 188.189 ngườigồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc
Phương Định là một xã thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ViệtNam Xã Phương Định có diện tích 9.53 km², dân số là 16725 người, mật độ đạt
1755 người/km²
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài
liệu có sẵn liên quan đến đề tài Dữ liệu thứ cấp được thu thập ở một số nguồnchính như: các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵnđược đăng trên báo báo và tạp chí (báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Tạp chí Xã hộihọc, vietnam.net và các tài liệu khác)
- Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sau với một số đối tượng là cán bộ: cán bộ phụ trách
tư pháp, cán bộ phụ nữ và một số đối tượng bị bạo hành ở một số thôn thuộc xãPhương Định – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định
Tiến hành phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu với cán bộ địa phương:
1 chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã hoặc chánh văn phòng
Trang 61 cán bộ phụ trách tư pháp
2 cán bộ phụ nữ
Phỏng vấn sau người dân:
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Nhự Nương
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Cổ Chất
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Cự Trữ
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Phú Ninh
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Trung Khê
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hòa Lạc
5 người vợ bị bạo hành ở thôn An Trung Trong
5 người vợ bị bạo hành ở thôn An trung Ngoài
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hợp Hòa
5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hợp Thịnh 1
- Phương pháp quan sát: thăm dò, quan sát cuộc sống của một số đối tượng
bị bạo hành ở một số thôn thuộc xã Phương Định – huyện Trực Ninh – tỉnh NamĐịnh
Trang 7PHẦN II NỘI DUNG
1 Khái niệm bạo lực gia đình
Trong giao tiếp của ngôn ngữ thường ngày, người dân thường hiểubạo lực phải liên quan đến những hành vi cụ thể như đánh đập, chửi mắng,cưỡng ép… hoặc sự ngược đãi vượt quá mức độ gây thương tích không thể chấpnhận được
Tuy nhiên theo khái niệm của Liên hiệp quốc trong “Tuyên ngôn vềchống bạo lực đối với phụ nữ” năm 1993 thì bạo lực chống lại phụ nữ là “bất kìhành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến nhữngthương tổn về thân thể, tâm lý hauy tình dục hay những đau khổ của phụ nữ, baogồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt
sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
2 Phân loại bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình
Một hành vi cụ thể của chồng đối với vợ có thể coi là bạo lực nếu nó gây
ra những tổn thương Quan niệm thế nào là bạo lực se chi phối sự phản ứng,cách thức xử lí cũng như khả năng và mức độ chấp nhận của chủ thể bị bạo lực.Các nghiên cứu đã chỉ ra các cách phân loại như sau:
Theo Vũ Mạnh lợi và các cộng sự năm 1999, có 4 loại bạo lực gia đình:một là ngượi đãi thân thể: đánh đập, cưỡng ép…; hai là ngược đãi về lời nói:chửi mắng…; ba là ngược dãi về tình cảm: chiến tranh lạnh, phớt lờ…; bốn làngược đãi liên quan đến tình dục: cưỡng ép tình dục…
Theo Lê Thị Qúy, 2000 và Lê Ngọc Văn, 2004, có hai loại bạo lực giađình: một là bạo lực nhìn thấy được, thường là những hành vi đe dọa sử dụngcác biện pháp tránh thai của vợ; hai là bạo lực không nhìn thấy được, bao gồmviệc sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ, lãnh đạm hoặc chiến tranh lạnh
Theo Lê phương Mai, 2000 và Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001, ba loại bạolực gia đình:một là bạo hành thể xác, hai là bạo hành tinh thần: mọi hành độngtổn thương đến đời sống tinh thần của người phụ nữ như lăng mạ, chửi rủa,
Trang 8mắng mỏ, đe dọa hoặc những hành vi khác xúc phạm làm nhục vợ trước mặtngười khác làm cho họ đau đớn, lo sợ, ngoại tình…, ba là bạo hành tình dục:cưỡng ép vợ trong quan hệ tình dục với ý muốn của người vợ, thậm chí lúc mệtmỏi, ốm đau…
Theo Bùi Thị Hằng, 2001, năm loại bạo lực gia đình: một là cưỡng bứcthân thể: đám, đá, bạt tai… gây tổn thương về thể xác; hai là cưỡng bức tìnhdục: ép vợ phải quan hệ tình dục hoặc bắt xem những hình ảnh khiêu dâm màkhông được phép của phụ nữ, ba là cưỡng bức về tâm lí và tình cảm: sống trongbầu không khí bị đe dọa và so sánh họ với người khác với lời nói mạt sát; bốn làcưỡng ép về mặt xã hội: cắt đứt các mối quan hệ của người phụ nữ với ngườithân ttrong gia đình và bạn bè; năm là cưỡng bức về tài chính, trong đó ngườichồng hoàn toàn kiểm soát về mặt tài chính đối với người vợ
Mặc dù có nhiều cách hiểu và phân loại khác nhau về bạo lực gia đình tuynhiên trong đề tài sẽ dựa trên quan điểm phân chia thành bốn loại bạo lực: một
là bạo lực thân thể; hai là bạo lực tinh thần; ba là bạo lực kinh tế và bốn là bạolực tình dục
3 Quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ
3.1 Các quan niệm về bạo lực thân thể của chồng đối với vợ
Quan niệm về bạo lực thân thể thường được người trả lời nói ra một cách
dễ dàng và không gặp khó khăn trong quá trình diễn đạt ngôn ngữ Các hành vibạo lực thân thể thường được đề cập là đánh, chửi, mắng…
“Nó đánh rất dã man… toàn đánh vào mặt rất đau…đi trên đường mà nó
cứ đánh mà đường làng đá sỏi nhiều Nó cứ dựt tóc vợ rồi ghì mặt vợ xuống mặt đường… chảy bao nhiêu máu…”
(PVS Nữ, 30t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng không phải cứ đánh là bạo lực mà phảiđánh đến một mức độ nào đó gây ra tổn thương nhất định mới coi là bạo lực
Trang 9“Bạo lực là phải đánh đập nhiều Lấy cây gậy đập hay là lấy nắm đấm đấm mới gọi là bạo lực Còn tát vài cái chưa được gọi là bạo lực”
(PVS Nữ, 35t, thôn Cổ Chất, PĐ, TN, NĐ )
Những quan niệm trên cho thấy dù là hành vi bạo lực thân thể là cụ thể và
dễ nhận biết do vậy mọi người sẽ tìm thấy sự thống nhất nhưng trên thực tế lạitồn tại nhiều quan điểm bạo lực phải là hành vi đánh đập nhiều còn tát vài cáichưa được coi là bạo lực Điều này có thể lí giải do nhận thức của phụ nữ nôngthôn còn thấp, do những trải nghiệm cá nhân hay thói quen ứng xử trong giađình hoặc cộng đồng…
Mặc dù có những quan điểm khác nhau như trên nhưng trong một sốnghiên cứu đã đưa ra những con số khá thú vị Cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi
và cộng sự năm 1999 cho biết, khoảng 80% phụ nữ đã từng bị ngược đãi bởingười chồng, từ 10 – 25% đã từng bị đánh; 7.5% đã từng đe dọa đánh vợ hoặcném một cía gì đó đối với vợ và 8.5% đã từng đánh, tát hoặc xô ngã vợ (Vũ HuyTuấn, 2003, tr 165 - 166) Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namnăm 2001 thì tỉ lệ người vợ bị chồng đánh là 7% trong khi đó tỉ lệ này năm
2000 là 3.2% Trong các hành vi bạo lực thân thể thì hành vi bị chồng đấm, đá,tát hoặc dùng gậy đánh chiếm 70%
“Có rượu vào lão ấy đánh, không rượu thì lão ấy chửi, chửi cả dòng họ Tôi snh được 3 đứa con nhưng do lão ấy đánh tôi, đánh cả lúc mang thai nên toi tức lên tôi đi triệt sản để không đẻ nữa Đánh tôi bằng cây, bằng dao Tôi nằm lão ấu cứa ngang cổ tôi nữa, chém ngay đây này”
(PVS Nữ, 38t, thôn Cổ Chất, PĐ,TN,NĐ)
Nghiên cứu của Hội đồng dân số tại Bình Dương năm 2002 cho biết có22% trong tổng số 202 phụ nữ được hỏi đã từng là nạn nhân bạo lực của ngườichồng và có 13% đã từng chịu ngược đãi trong vòng một năm qua trong đó bạohành về thể chất được đề cập nhiều nhất với hình thức đấm, đá và đánh bằng gậychiếm 14% Theo số liệu của Viện khoa học Xã hội Việt Nam năm 2005 về
Trang 10“Thực trạng bình đẳng giới năm 2004-2005 thì đã có tới 5.7% phụ nữ bị chồngđánh”.
Như vậy có thể thấy, có nhiều hình thức bạo lực thân thể nhưng phổ biếnnhất vẫn là đánh, đá và tát Các quan niệm về vấn đề bạo lực cũng rất đa dạng,
có nhiều người còn cho rằng chỉ có đánh đập vợ, thậm chí phải đánh đập thườngxuyên gây ra tổn thương lớn thì mới gọi là bạo lực
3.2 Các quan niệm về bạo lực tinh thần của chồng đối với vợ
Những hành vi bạo lực tinh thần thường được mô tả một cách khó khăn
hơn và dè dặt hơn so với bạo lực thân thể Tuy vậy không làm mất đi tính đadạng của các quan niệm
“Vợ chồng không hiểu nhau, ghen tuông mà chiến tranh lạnh trong gia đình Tôi thấy đó cũng là bạo lực trong gia đình, vì có trường hợp vợ chồng không nói chuyện với nhau nhưng trước mặt con cái vẫn đàng hoàng, tử tế Nhưng không quan hệ vợ chồng, không nói chuyện nhưng chồng ghen vợ mà cứ kéo dài như vậy, có khi hàng nửa năm”
(PVS Cán bộ Phụ Nữ, xã Phương Định, TN,NĐ)
Trong trường hợp này, bạo lực tinh thần được quan niệm là “chiến tranhlạnh”, với các biểu hiện như “không hiểu nhau”, “không nói chuyện vớinhau”… vì lí do ghen tuông
Bên cạnh đó lại có người phụ nữ quan niệm bạo lực tinh thần là sự lanh
nhạt, hờ hững: “Thấy tôi hay sang nhà lão hàng xóm hàn huyên mà ông ấy lạnh
nhạt, không thèm nói chuyện với tôi…”
(PVS Nữ, 45t, thôn Cự Trữ, PĐ, TN, NĐ)
Trên thực tế còn tồn tại một thực trạng về quan niệm bạo lực tinh thầncũng là một hành vi nhưng có người lại xem nó là bạo lực, thậm chí còn nặnghơn bạo lực thân thể nhưng có người lại cho là đó là hành vi bình thường trongcác gia đình
Trang 11“Chửi nhau chưa là bạo lực đâu vì chưa đánh mà… Cãi nhau, chửi nhau thì là chuyện bình thường trong gia đình, có gì đâu”
(PVS Nữ, 42t, thôn Phú Ninh, PĐ, TN, NĐ)
Bạo lực tinh thần cũng diễn ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau.Trong một nghiên cứu “Biến đổi gia đình” năm 2001 của Viện Xã hội học chohay 44.6% nam giới thừa nhận đã có hành vi “im lặng, từ chối nói chuyện vớivợ”, có 28.6% người chồng đã từng lăng mạ hoặc chửi bới với vợ, 4% đã từngnhạo báng hoặc làm bẽ mặt vợ; 1.6% chồng có hành vi bỏ lửng vợ (khảo sát củaHội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2001); 17% người chồng chửi mắng vợ (Hộiđồng dân số, 2002); 21.2% từng bị chống chửi trong 12 tháng qua (Viện Khoahọc xã hội Việt Nam, 2005)
Nhìn chung hình thức bạo lực tinh thần không dễ nhận biết như bạo lựcthể chất nhưng mức độ phổ biến của nó cũng được biểu hiện bằng những con sốđáng ngạc nhiên
3.3 Các quan niệm về bạo lực kinh tế của chồng đối với vợ
Bạo lực về kinh tế thường được hiểu là sự kiểm soát về tài chính và ngânquỹ trong gia đình của chồng đối với vợ Có những gia đình mà mỗi khi vợmuốn chi tiêu cái gì thì đều phải được sự đồng ý của chồng, thậm chí có gia đìnhngười chống còn bắt người vợ ghi chi tiêu các khoản hàng thàng để người chồngkiểm tra Đáng chú ý là bạo lực kinh tế thường không diễn ra một cách độc lập
mà còn cộng thêm các bạo lực khác:
“Bây giờ có đồng tiền nào ông ấy cuỗm hết rồi Ông ấy viết cái giấy là
“tao sẽ giết sạch từ mẹ đến con, sẽ đốt sạch, phá sạch, tao cũng chết thiêu luôn””
(PVS Nữ, 49 tuổi, thôn Trung Khê, PĐ, TN, NĐ)
Trong ý kiến này người vợ ngoài bị bạo lực về kinh tế còn bị bạo lực vềthân thể Sauk hi bị chồng đánh đập phải nhập viện rồi đến khi ra viện còn bịchồng lấy hết tất cả tiền của
Trang 12Một số phụ nữ là nạn nhân của bạo lực kinh tế cũng đã kể về việc “… nó
ham mê cờ bạc, thua rồi về nha lấy cắp trang sức của vợ, nhẫn cưới nó cũng bán luôn rồi…”
(PVS Nữ, 39t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Cuộc khảo sát của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam năm 2001 đã chỉ ra rằng
có 44.6% phụ nữ bị chồng cấm vận về kinh tế vì cho rằng vợ chi tiêu hoang phí
Như vậy có thể thấy vấn đề bạo lực kinh tế trong gia đình cũng đang diễn
ra khá phổ biến và được biểu hiện dưới nhiều cung bậc khác nhau thông qua cácquan niệm
3.4 Quan niệm về bạo lực tình dục của chồng đối với vợ
Tình dục là vấn đề riêng tư, tế nhị nên khi được hỏi người trả lời rất e ngạinhắc đến vấn đề này Có thể lí giải rằng chính người trả lời không mong muốn
“vạch áo cho người xem lưng” tế nhị trong chuyện thầm kín Hơn nữa đây làvấn đề không nhìn thấy được của hàng xóm nhà mìn như bạo lực thân thể.Người vợ là nạn nhân thường e ngại thậm chí giấu diếm Bên cạnh đó, có ngườiphụ nữ còn quan niệm rằng việc đáp ứng các nhu cầu tình dục của chồng là tráchnhiệm của người vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình
Điều này khi được hỏi trực tiếp có người vợ đã chia sẻ: “Chị chỉ nghĩ là
anh ấy đua đòi theo cái phim sex thế thôi Nhưng mà như vậy thì chị cảm thấy như bị xúc phạm, không có người phụ nữ nào muốn chồng trèo lên người mình hùng hục như một con trâu, không ai muốn hết Lúc mới cưới về thì nhẹ nhàng, bây giờ thì cứ hùng hục, cứ lên giường là chỉ biết nghĩ tới cái đó còn chẳng cần biết vợ có thích hay không ”
(PVS Nữ, 27t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột, không tìm được tiếng nói chungtrong vấn đề quan hệ tình dục là không dễ nếu thiếu sự trao đổi, bày tỏ ý kiếngiữa hai vợ chồng Tuy nhiên vấn đề này không phải là không dung hỏa được
Có người phụ nữ đã bày tỏ: “Vì thể lực và sinh lí của đàn ông nó khác của phụ
Trang 13nữ Phụ nữ khi đã mãn kinh thì nhu cầu về cái ấy ít lắm Chỉ được một phần nào thôi Khi đã mãn kinh, không đáp ứng được nhu cầu của chồng thì mình cũng giải thích, cùng hòa thuận”
(PVS Nữ, 50t, thôn An Trung Trong, PĐ, TN, NĐ)
Trong cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi và cộng sự năm 1999 có tới 16%đến 25% người vợ đã bị bị chồng cưỡng ép làm tình
4 Nguyên nhân của bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn
Tại sao lại xuất hiện bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình, đối vớimột số trường hợp tìm được âu trả lời khá dễ dàng nhưng đối với một số trườnghợp khác thì đó là vấn đề không đơn giản Đơn giản khi trả lời câu hỏi thường làđối với những người cợ bị bạo lực lần đầu, có một số lí do cụ thể và trong bốicảnh xác định Vì vậy mà có những nạn nhân là những người vợ có thể tườngthuật lại sự việc như mới xảy ra ngày hôm qua Còn không đơn giản khi ngườitrả lời bị bạo lực không phải lần đầu mà lí do bị bạo lực là tổng hợp của nhiềuyếu tố mà không thể xác định được nguyên nhân, không đặt trong bối cảnh cụthể nào đó nên khó mà nhớ để mô tả được
4.1 Mâu thuẫn trực tiếp
Sự bực bội và cãi và thường được coi là lí do làm châm lên ngọn lửa bạolực của người chồng đối với vợ Nó thường được bắt đầu bằng không khí căngthẳng không tìm được tiếng nói chung dẫn đến có những lời nói nặng lời giữahai bên vợ chồng
“Cứ bực quá thì lại cãi nhau, đến lúc bực quá nó cho chị mấy phát tát, mấy phát đá…”
(PVS Nữ, 28t, thôn An Trung Ngoài, PĐ, TN, NĐ)
Trong quá trình mâu thuẫn diễn ra hành vi của chồng và vọ thường khácnhau Người vợ thường dùng lời nói với cấp độ tăng dần lên nặng lời, ngườichồng thường dùng chân tay với vợ Tuy nhiên cũng có người vợ đập phá đồ đạc
Trang 14do ghen tuông còn người chồng thì bỏ đi Cũng có trường hợp là người vợ nínnhịn vì nếu có hành động gì thì càng bị đánh nhiều hơn.
Mức độ của hành vi bạo lực còn tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể Nếu mâuthuẫn xảy ra trong gia đình, không có sự có mặt của người ngoài, không cần giữthể diện thì sự nóng giận được đẩy lên nhanh hơn và sự kiềm chế bị chùn xuống,kết quả là hành vi bạo lực của chồng đối với vợ có thể đẩy lên đỉnh điểm
4.2 Mâu thuẫn liên quan đến kinh tế
4.2.1 Thất bại trong quá trình chuyển đổi lao động nghề nghiệp và việc làm không ổn định ở nông thôn.
Nghề nghiệp được coi là vấn đề sống còn với gia đình ở nông thôn Nhiềungười vợ hoặc chồng có khi là cra hai có xu hướng thay đổi nghề nghiệp để thayđổi thu nhập cho kinh tế gia đình tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi đó khôngphải ai cũng thành công Khi sự thất bại xuất hiện thường dẫn đến những căngthẳng, lo lắng có thể tiến tới những mâu thuẫn, xung đột và bạo lực
“… Lúc bấy giờ tôi đang làm ở cơ quan nhỏ Sau đó vì kinh tế khó khăn quá…tôi xin phép nghỉ để củng cố gia đình…hai vợ chồng về tập trung ổn định làm kinh tế… nhưng mọi việc không thuận lợi mà càng khó khăn hơn… nuôi con lại vất vả… kinh tế khó khăn thì tình cảm sứt mẻ, rồi vợ chồng cũng có khoảng cách…”
(PVS Nữ, 33t, thôn Hợp Thịnh 1, PĐ, TN, NĐ)
Không có việc làm ổn định trong khi pải duy trì cuộc sống gia đình, gắnhnặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên 2 vai nên gây áp lực lớn Chỉ cần thiếu sựđộng viên chia sẻ là có thể dẫn đến những xung đột
4.2.2 Đóng góp chênh lệch của vợ và chồng trong kinh tế hộ gia đình
Đóng góp của vợ và chồng vào kinh tế gia đình phụ thuộc vào thu nhập.khoản đóng góp để duy trì các hoạt động của gia đình: ăn uống, nuôi dạy con, cỗbàn… Nếu khoản đóng góp đó là tương đối giữa hai vợ chồng thì không có vấn
đề gì nhưng sẽ là có vấn đề nếu sự đóng góp đó là quá chênh lệch Người đóng
Trang 15góp ít hơn thường sẽ bị phụ thuộc, nhất là ở nông thôn mặc dù người vợ có vaitrò quan trọng trong sản xuất nhưng thành quả của họ chưa được công nhận mộtcách tương xứng với nhứng gì họ bỏ ra Vì vậy mà có những gia đình ông chồnghoàn toàn chuyên quyền độc đoán với vợ.
Tuy nhiên cũng có những gia đình thì người vợ đóng góp lớn hơn người
chống những vẫn bị bạo lực: “vợ làm ra tiền còn chồng thì nhàm chán quá nên
rượu chè rồi gây sự”
(PVS Cán bộ Phụ nữ xã Phương Định, TN, NĐ)
Bên cạnh đó có một yếu tố liên quan đến mâu thuẫn này đó chính là trình
độ học vấn Trình độ học vấn luôn là chỉ bào quan trọng ảnh hưởng đến thỉa độ
và hành vi của người chồng Trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình đã chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới chấpnhận hành vi mắng chủi vợ đã giảm từ 61.3% ở nhóm có trình độ học vấn tiểuhọc xuống còn 33.6% nhóm trình độ học vấn phỏ thông trung học”
Nhưng nhìn chung sự đóng góp vào kinh tế gia đình là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và gây ra bạo lực gia đình, trong đó yếu tố trình
độ học vấn có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhữngông chồng
4.2.3 Thiếu niềm tin, không thống nhất trong làm ăn
Niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con người, đặt hoàn toàn hyvọng vào người nào hay cái gì đó cho đúng sự thật, là có thật, nghĩa là rất có thể
sẽ như vậy, tới mức có thể dựa vào, trông cậy vào (Viện Ngôn ngữ học, 1988, từđiển Tiếng Việt)
Trong gia đình niềm tin thường được biểu hiện là sự tin tưởng lẫn nhau,thống nhất với nhau trong cuộc sống cũng như trong tình cảm Tuy nhiên, nếuthiếu niềm tin sẽ gây ra mâu thuẫn trong gia đình mà nguyên nhân của nóthường xuất phát từ những mối nghi ngờ, chồng không tin vơh hoặc vợ khôngtin chồng
Trang 16“Nhà chị không tin chị ở chỗ cứ nói chị sống vì tiền, kinh tế này kia, lúc nào ucngx nghĩ đến tiền Khổ lắm em ạ Nhà chị nghĩ chị lúc nào cũng nói xấu anh ấy cho bên gia đình nghe Hai cái mấu chốt đó không hòa hợp với nhau Ngày xưa chị làm ăn ở ngoài chọ, mấy người buôn bán với nhau giấu giếm vay góp tiền đâm ra bể nợ Từ đó anh ấy không tin chị nữa, có gì cũng giấu… Xích mích với nhau từ chỗ đó đấy…”
(PVS Nữ, 28t, thôn Cự trữ, PĐ, TN, NĐ)
4.2.4 Nợ nần và chi tiêu
Chi tiêu thường phụ thuộc vào thu nhập, nếu thu nhập đáp ứng đủ nghĩa là
đủ để trang trải các khoản trong cuộc sống thì có thể không dẫn đến nợ nần Vìvậy người biết quản lí chi tiêu trong gia đình sẽ là một đòn bẩy tốt, mà trong giađình trách nhiệm này thường thuộc về người vợ Nợ nần thường tạo áp lực, gây
ra không khí căng thẳng và sự không an tâm trong cuộc sống Nếu vợ chồngkhông tìm được tiếng nói chung sẽ dẫn đến xung đột, quá trình này có thể dẫnđến những hành vi bạo lực trong gia đình của người chồng đối với người vợ,người vợ thường bị chì chiết là không biết quản lí chi tiêu
“Ngày xưa tụi chị làm nhà, mua xe thì nợ rồi trả dần Anh ấy kêu chị làm không có tiền, chị cãi là làm rồi cả hà ăn chứ mình chị tiêu đi đâu Anh ấy kêu chị ngu, làm không biết quản, cứ chửi qua chửi lại như vậy”
(PVS Nữ, 30t, thôn Cổ Chất, PĐ, TN, NĐ)
Mâu thuẫn còn nảy sinh từ những chi tiêu không hợp lí trong cuộc sốnggia đình Chẳng hạn, còn vất vả làm ăn, kinh tế gia đình chưa khá giả nhưng
“người chồng lại đua đòi mua sắm không phù hợp với điều kiện”
4.2.5 Nghèo đói, thiếu ăn và ốm đau
Trong cuộc sống gánh nặng cơm áo gạo tiền thường đè nặng lên hia vaingười vợ và chồng Nhưng việc không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểunhư ăn uống, khám chữa bệnh… thường xảy ra nhiều mâu thuẫn
Trang 17“Em thấy đấy Khu vực này chẳng có nghề gì cho dân làm ăn cả, quanh
đi quẩn lại chỉ có mấy sào ruộng, cơm nhiều khi không có mà ăn, túng quẫn rồi lại cãi nhau”
(PVS Cán bộ phụ nữ xã Phương Định, TN, NĐ)
“Gìa có sức khỏe rồi, làm không được nhiều như trước nữa, bệnh đau lưng cứ hành hạ, toi chẳng làm được gì cả, nhà lại không có nhiều tiền Có bao nhiêu thì lo cho bọn trẻ đi học tử tế, mỗi lần con cần đóng góp gì là 2 vợ chồng lại hoạnh họe nhauu…”
là chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng
Người chồng thường trách móc vợ không biết đẻ rồi có thể đi ngoại tìnhhay chơi gái nhưng khi về nhà vẫn có những hành vị mâu thuẫn, thậm chí gâybạo lực với vợ
“Số chị nó khổ Sinh 5 lần toàn con gái Chồng và ông bà nội muốn có thằng con trrai cho oai với mọi người Thế là cứ bắt đẻ, nhưng đến đứa thứ năm rồi cũng chán, suốt ngày anh ấy mắng chị là đồ gái không biết đẻ rồi rượu chè đến tận khuya mới về Thương các con nên chị không dám nói gì cả…”
(PVS Nữ, 39t, thôn Hợp Thịnh 1, PĐ, TN, NĐ)