1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh bình định hiện nay (TT)

27 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 361,82 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề nhân cách sinh viên thông qua một số khái niệm công cụ: nhân cách, cấu trúc nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thàn

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH

Phản biện 1: GS TS Trần Phúc Thăng

Phản biện 2: GS TS Nguyễn Văn Tài

Phản biện 3: GS TS Nguyễn Ngọc Long

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,

tại: Học viện Khoa học xã hội

Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển con người có nêu “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân

cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc

tế chân chính Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự

là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”(1)

Bình Định là một địa phương ở khu vực miền Trung và Tây nguyên có nhiều trường đại học, cao đẳng Nhiệm vụ của các trường là đào tạo, giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương ở khu vực Do đó, việc xây dựng nhân cách sinh viên

ở các trường đại học trên địa bàn tình Bình Định nhằm tạo ra lực lượng trí thức không những có phẩm chất tốt mà còn có năng lực chuyên môn giỏi là một yêu cầu cấp bách có tính thực tiễn cao

Với những cơ sở trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay” để làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Triết học

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr 76

Trang 4

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề nhân cách sinh viên thông qua một số khái niệm công cụ: nhân cách, cấu trúc nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, nhân cách sinh viên, xây dựng nhân cách sinh viên; Làm rõ thực trạng nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản để thực hiện việc xây dựng nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở của mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Phân tích quan điểm triết học Mác – Lênin về nhân cách, nhân cách sinh viên, xây dựng nhân cách sinh viên để làm cơ sở

lý luận cho việc nghiên cứu

Xác định những nội dung cơ bản và một số phương thức chủ yếu để thực hiện việc xây dựng nhân cách sinh viên

Phân tích và đánh giá thực trạng việc xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định; Làm rõ

ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của ưu, khuyết điểm trong công tác xây dựng nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay

Nêu lên một số giải pháp cơ bản để thực hiện việc xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình

Định hiện nay

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Về đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân cách sinh viên và xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh

Bình Định hiện nay

3.2 Về phạm vi nghiên cứu

Về thời gian nghiên cứu: đề tài khảo sát việc xây dựng nhân

cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định từ

năm 2007 đến nay

Về không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu việc xây dựng

nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình

Định thông qua hai mặt phẩm chất và năng lực

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nhân cách, nhân cách sinh viên nói chung

và xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn

tỉnh Bình Định nói riêng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác, phương pháp điều tra xã hội

Trang 6

triết học Mác – Lênin về nhân cách và xây dựng nhân cách sinh

viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay 5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nội dung nghiên cứu và những kết quả đạt được của luận

án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, môn Đạo đức học ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định

Về những giải pháp đề xuất trong luận án, các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định, thậm chí một số trường đại học

có đặc điểm tương đồng có thể tham khảo cho việc xây dựng

nhân cách sinh viên của trường mình

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Trên cơ sở quan điểm Mác – Lênin, luận án là sự nghiên cứu có hệ thống về vấn đề nhân cách dưới góc độ triết học Luận

án đã khái quát một cách cơ bản về công tác xây dựng nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định, trên

cơ sở đó chỉ ra những ưu, khuyết điểm cũng như nguyên nhân của

ưu khuyết điểm về công tác xây dựng nhân cách sinh viên

Trên cơ sở của một số giải pháp cơ bản về xây dựng nhân cách sinh viên, các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định có thể tham khảo, vận dụng để thực hiện việc xây dựng nhân cách cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo

đại học

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương

Trang 7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận

về nhân cách, nhân cách sinh viên

Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07

với đề tài “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá

trị”;“Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên” của Vũ Thị Minh Chi, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn

Huy – Nxb Khoa học xã hội; “Giáo dục nhân cách đào tạo nhân

lực: Góp phần triển khai nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng, khoá VIII” của Phạm Minh Hạc -

NXB Chính trị quốc gia; Kỷ yếu hội thảo của Nguyễn Văn Sáu, Trần Quang Nhiếp, Lê Minh Nghĩa - NXB Chính trị Quốc gia;

“Sinh viên thời đại thế giới phẳng”; “Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của GS Lê Thi – Nxb

Phụ nữ; “Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên” của Dương Tự Đam – NXB Thanh niên; “Tìm hiểu giá trị văn

hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ

Quý

Tóm lại, những công trình dẫn ra ở trên đã đề cập đến khái

niệm nhân cách, quá trình hình thành và phát triển cách, cấu trúc nhân cách; nhân cách sinh viên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi trong quá trình hình thành nhân cách sinh viên; một số tiêu chí để xây dựng nhân cách sinh viên; vai trò của đạo đức trong sự hình thành nhân cách, nhân cách sinh viên Cách tiếp cận của các công trình khoa học trên thường đi vào phân tích nội hàm của những khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và quá trình hình thành, phát

Trang 8

triển nhân cách; đặc biệt, những công trình đều khẳng định cấu trúc nhân cách bao gồm tài và đức và đã được làm rõ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách

1.2 Những công trình nghiên cứu về nhân cách, xây dựng nhân cách sinh viên ở các trường đại học và các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định

“Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay” của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam; “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của

Đảng ủy khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng: “một số

kết quả nghiên cứu bước đầu về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên” TS Bùi Đăng Dũng; Luận án

“Giáo dục lý luận Mác – Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” của Hoàng Anh; Luận án “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của Cao Thu Hằng; “Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2009- 2014” của phòng Công tác sinh viên trường đại học Quy Nhơn;

“Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2009 – 2014” của Đảng uỷ, Ban giám hiệu trường đại học Quy Nhơn; báo cáo tổng kết hằng năm từ

2008 đến 2013 của trường đại học Quang Trung;

Tóm lại, những công trình được nêu ra ở trên đã nghiên cứu

ở phương diện cả nước, khu vực miền Trung – Tây nguyên về thực trạng nhân cách con người Việt Nam, nhân cách sinh viên ở trường đại học, cao đẳng Để có cơ sở đánh giá thực trạng nhân cách sinh viên các trường đại học ở tỉnh Bình Định, đề tài có sự

kế thừa những số liệu đã được công bố ở những đề tài nêu trên, kế

thừa phương thức điều tra xã hội học, xây dựng các bảng hỏi

Trang 9

1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp trong việc xây dựng nhân cách, nhân cách sinh viên các trường đại học và các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định

Luận án “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát

triển nhân cách sinh viên Việt nam trong giai đoạn hiện nay” của

Trần Sỹ Phán; “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ

đảng viên hiện nay : Thực trạng và giải pháp” Đào Duy Quát

(Chủ biên), Vũ Khiêu, Tô Hoài - Nxb Chính trị Quốc gia; “Giáo

dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của Ban tư tưởng - Văn hóa

Trung ương; Luận án “Xây dựng nhân cách sinh viên sư phạm

phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hoà” của tác giả

Lê Thu Hương;

Tóm lại, việc đề xuất các giải pháp của một số công trình

đã nêu ở trên phần nào đã phản ánh tính khoa học, tính logic, tính hợp lý cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam cũng như nhân cách sinh viên Các giải pháp về xây dựng nhân cách sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định chỉ dừng lại ở những đề xuất, kiến nghị trong các báo cáo định kỳ của các phòng ban chức năng Trên cơ

sở kế thừa những giải pháp của những công trình đã công bố, luận

án cố gắng nêu lên một số giải pháp cơ bản để thực hiện việc xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh

Bình Định

Trang 10

Chương 2

XÂY DỰNG NHÂN CÁCH SINH VIấN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN

2.1 Lý luận chung về nhõn cách

2.1.1 Nhõn cách và cấu trỳc nhõn cách

Nhõn cỏch là gỡ?

Trờn cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin về con người, bản chất con người, cỏ thể, cỏ nhõn …cú thể nờu lờn khỏi

niệm về nhõn cỏch như sau: là toàn bộ những năng lực, phẩm

chất xó hội – sinh lý – tõm lý của cỏ nhõn, tạo thành chỉnh thể đúng vai trũ chủ thể tự ý thức, tự đỏnh giỏ, tự khẳng định và tự

điều chỉnh mọi hoạt động của mỡnh

Cấu trỳc nhõn cách

Theo quan điểm Mỏc - Lờnin, cấu trỳc nhõn cỏch bao gồm hai mặt phẩm chất và năng lực Phẩm chất, được hiểu là những phẩm chất hướng về xó hội như: thế giới quan, niềm tin và lý tưởng, lập trường, trỡnh độ chớnh trị , những phẩm chất hướng về

cỏ nhõn như: cỏi nết, cỏi thúi, tớnh kỷ luật, tự chủ, tỏc phong, tớnh cỏch Năng lực, được hiểu là kỹ năng thớch ứng, năng lực sỏng tạo, mềm dẻo linh hoạt trong cuộc sống xó hội (xó hội húa); tớnh độc đỏo, đặc sắc, bản lĩnh của cỏ nhõn (chủ thể húa), hoạt động cú mục đớch, chủ động tớch cực (hành động) hoặc khả năng thiết lập

và duy trỡ quan hệ với người khỏc (giao tiếp)

2.1.2 Các yếu tố tác đụ̣ng đến sự hỡnh thành nhõn cách 2.1.2.1 Tiền đề sinh học

Về mặt khoa học, con người là một bộ phận của giới tự nhiờn,cú nguồn gốc trực tiếp từ động vật.Giữa con người với động vật cú sự thống nhất về cơ sở phõn tử của tớnh duy truyền Tuy nhiờn, qua quỏ trỡnh tiến húa, con người khụng những đã

Trang 11

vượt xa động vật về mặt hình thái mà còn biết tạo ra phương thức lao động,tạo ra ngôn ngữ, tư duy… và trở thành một thực thể sinh học – xã hội “con người ta do bản tính, nếu không phải là một động vật chính trị như Arixt ốt nói, thì dẫu sao cũng là một động vật xã hội” (1)

2.1.2.2 Hoàn cảnh sống

Sự hình thành nhân cách có nguyên nhân từ bên ngoài - hoàn cảnh sống Hoàn cảnh sống bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên

và hoàn cảnh xã hội

Tự nhiên là môi trường xung quanh bao gồm: điều kiện địa

lý, khí hậu, thời tiết,… nhằm thiết lập và duy trì sự tồn tại của tự nhiên – xã hội Hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách ở các mặt như: điều kiện sống, điều kiện giao tiếp, sự hiểu biết, sự phát triển toàn diện (cả thể chất lẫn tinh thần).v.v…

Hoàn cảnh xã hội đó chính là gia đình, nhà trường, cộng

đồng, xã hội.v.v…mà nền tảng của nó chính là lao động Bởi lẽ,

lao động không những làm thay đổi bản tính tự nhiên ở con người

mà còn tạo ra các giá trị xã hội

2.1.2.3 Hoạt động của cá nhân

Giữ vai trò quyết định sự hình thành nhân cách chính là những hoạt động của cá nhân Hoạt động của cá nhân là nói đến toàn bộ những hoạt động lý luận và thực tiễn của con người đó Hoạt động lý luận biểu hiện thông qua năng lực nhận thức, năng

(1) C.Mác, Tư bản, quyển 1, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960, tr 23,24.

Trang 12

lực tự giáo dục, năng lực tự ý thức, tự điều chỉnh bản thân mình; hoạt động thực tiễn biểu hiện thông qua các mối quan hệ xã hội

gắn với hoạt động lao động

2.2 Một số vấn đề về xây dựng nhân cách sinh viên 2.2.1 Nhân cách sinh viên và xây dựng nhân cách sinh viên

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân cách và căn cứ vào thuật ngữ sinh viên, đặc điểm lứa tuổi, hoạt

động của sinh viên ở trường đại học chúng tôi cho rằng: nhân

cách sinh viên là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội gắn liền với đặc điểm lứa tuổi sinh viên đang sinh hoạt, học tập tại trường đại học, cao đẳng tạo thành một chỉnh thể độc lập nhằm giúp cho chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình

Trên cơ sở nội dung của nhân cách sinh viên có thể khẳng

định xây dựng nhân cách sinh viên chính là việc hình thành một

chỉnh thể nhân cách bao gồm toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội gắn liền với đặc điểm lứa tuổi sinh viên đang sinh hoạt, học tập tại trường đại học, cao đẳng nhằm giúp cho chủ thể

tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt

động của mình

2.2.2 Nội dung và phương thức xây dựng nhân cách sinh viên

Dựa vào cấu trúc nhân cách sinh viên ở phần cơ sở lý luận

để xác định nội dung cụ thể về xây dựng nhân cách sinh viên ở

các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:Về năng

lực (hay còn được hiểu là Tài): ở mặt xã hội hóa là tính linh hoạt,

năng lực thích ứng và sáng tạo; về mặt cá thể hóa là bản lĩnh

Trang 13

trong học tập và nghiên cứu khoa học, tính chủ động, tích cực

trong học tập Về phẩm chất (hay còn được hiểu là Đức): ở phẩm

chất hướng về xã hội là thế giới quan, lý tưởng, lập trường chính

trị; ở phẩm chất hướng về cá nhân là ý thức kỷ luật, ý thức tự

giáo dục; lối sống cộng đồng, ý thức phục vụ nhân dân; tính dân chủ, công bằng; tinh thần thượng võ

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đại học, nội dung xây dựng nhân cách, đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi sinh viên có thể nêu lên một số phương thức cơ bản về mặt lý luận để thực hiện việc xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh

Bình Định Thứ nhất, đối với Đảng uỷ, Ban giám hiệu là thực

hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các chủ trương, chính sách,

quy định pháp luật, nội quy, quy chế; Thứ hai, đối với các Khoa,

Phòng chức năng, Trung tâm, Tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ giảng viên ở trường đại học: tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu về việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch

đào tạo; Thứ ba, đối với gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội

ở địa phương: tạo ra sự liên hệ và phối hợp một cách chặt chẽ với nhà trường trong việc giám sát, theo dõi quá trình học tập cũng như giáo dục sinh viên; Thứ tư, đối với bản thân sinh viên: tích

cực tự bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy tinh thần tự giáo dục để

hoàn thiện về mặt nhân cách

2.3 Một số yêu cầu khách quan đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học hiện nay

2.3.1 Yêu cầu từ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra yêu cầu phải có nguồn nhân lực phù hợp cần thiết cho sự phát triển đất nước ở một giai đoạn mới và ngược lại, nguồn nhân lực phù hợp sẽ là điều kiện tiên quết để đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng ta đã xác định

Ngày đăng: 27/05/2016, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w