1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng ở tỉnh phú thọ hiện nay

32 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Văn hóa văn – văn nghệ trong công tác tư tưởng1.1.Văn hóa – văn nghệ một phương tiện hoạt động có hiệu quả1.1.1.Khái niệm văn hóa – văn nghệKhái niệm văn hoáNgay từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về văn hoá, mỗi lý thuyết đưa ra một hướng tiếp cận khác nhau cùng nhiều biến thái của nó khiến cho việc đi tìm một định nghĩa văn hoá khả dĩ thoả mãn tất cả là điều khó có thể thực hiện được.Trong tác phẩm “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.Thailơ, ông đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là những phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.Theo ông Federico Mayor Laragoza nguyên Tổng Giám đốc UNESCO thì: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.Trong những năm 19421943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Kế thừa định nghĩa của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta có thể đi đến định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.Khái niệm văn nghệTS. Vũ Duy Thông – Ban Tư tưởng Văn hoá trung ương đưa ra khái niệm: “Văn nghệ là một hình thái ý thái ý thức xã hội đăcj biệt, là phạm trù để chỉ những hoạt động sáng tạo phản ánh hiện thực bằng hình thức cụ thể sinh động nhằm truyền bá hưởng thụ”Văn nghệ (Văn học, Nghệ thuật): là một thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật gồm các loại hình: văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và các loại hình ca múa nhạc. Khái niệm văn hoá văn nghệTheo nghĩa rộng: là hình thái ý thức xã hội đặc biệt của con người phản ánh tồn tại của mỗi giai đoạn sáng tạo văn hoá (vật thế phi vật thể) các loại hoạt động sáng tạo của lĩnh vực nghệ thuậtTheo nghĩa hẹp: theo cách hiểu tương đối phổ biến khi đã tách khoa học, giáo dục thành lĩnh vực riêng. Văn hoá – văn nghệ chủ yếu của các hoạt động văn hoá như: bảo tồn, bảo tàng, thư viện, báo chí, xuất bản...

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tư tưởng là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn

bộ lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội Để giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo đó, điềucốt lõi là lãnh đạo về tư tưởng chính trị, trước hết và quan trọng nhất là tư tưởng chínhtrị Để thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ chủ yếu đó, công tác tư tưởng phải đồng thờihuy động và phát huy sức mạnh của các chức năng cơ bản: lý luận, giáo dục, nhận thức,đổi mới, phát triển nội dung, các phương thức hình thức tốt nhất, phù hợp nhất đến cácđối tượng tác động của công tác tư tưởng Thực tiễn đã chỉ ra rằng, hiệu quả của công tác

tư tưởng là hiệu quả tổng hợp, tác động vào con người đồng thời cả lý trí và tình cảm,nhận thức và cảm xúc, tư duy và tâm hồn do tính chất đa dạng, phong phú của các mặtcác loại hình, các binh chủng của hoạt động tư tưởng tạo nên Điều đó có nghĩa là mỗiloại hình, mỗi binh chủng đó có những đặc trưng và ưu thế riêng, có phương thức đặc thùtác động đến con người Đặc điểm này thể hiện rõ đối với loại hình văn hoá, văn học,nghệ thuật

Hoạt động văn hoá với rất nhiều loại hình đa dạng của nó và hoạt động văn học,nghệ thuật – lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm của văn hoá luôn giữ vị trí đặc biệt và làm phongphú, sinh động cho toàn bộ hoạt động của công tác tư tưởng

Bằng cách riêng của mình, với sức mạnh độc đáo thông qua những đặc trưng khinhận thức, thể hiện cuộc sống bằng tính cụ thể, trực quan, hình tượng và khả năng tácđộng đặc biệt vào tâm hồn, tình cảm, cảm xúc con người, văn hoá - văn nghệ được khẳngđịnh là “binh chủng đặc biệt” trong công tác tư tưởng nhằm xây dựng và củng cố vữngchắc trận địa tư tưởng của Đảng Đồng thời trực tiếp nuôi dưỡng, đào tạo con người mới,nhân cách kiểu mới với những phẩm chất cao đẹp và được phát triển toàn diện về trí, đức,thể mỹ Hoạt động này đồng thời phải đáp ứng hai đòi hỏi lớn: một mặt thoả mãn vànâng cao tinh thần – văn hoá của nhân dân, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi mặt hoạtđộng của con người và xã hội, sáng tạo được nhiều sản phẩm, công trình có giá trị tư

Trang 2

của con người Chức năng tư tưởng của văn hoá - văn nghệ thể hiện sâu sắc đặc điểmnày.

Có sản phẩm văn hoá - văn nghệ tốt và biết sử dụng các sản phẩm đó một cáchphù hợp nhất cho mục tiêu của công tác tư tưởng là con đường và giải pháp phát huy vaitrò và ưu thế của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng Các sản phẩm của văn hoá -văn nghệ luôn luôn là thành tố hữu cơ, luôn luôn có mặt trong mọi hoạt động tuyêntruyền, cổ động, giáo dục Thiếu nó hoặc không biết sử dụng nó, các mặt hoạt động nàytrong công tác tư tưởng sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn, làm giảm sức thuyết phục và khảnăng đi vào lòng người

Chính vì vậy, việc tăng cường công tác văn hoá - văn nghệ đối với công tác tưtưởng là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở Tỉnh Phú Thọ Xuất phát từtầm quan trọng của công tác văn hoá - văn nghệ, cũng như những vấn đề đặt ra của địa

phương, em xin chọn đề tài: “Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng ở

Tỉnh Phú Thọ hiện nay”, để làm đề tài tiểu luận cho môn Quản lý hoạt động tư tưởng,

văn hoá của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được nhiều tác giảnghiên cứu, nhất là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đưa văn hoá về với vị trí đích thực của nóvới ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu cụ thể như sau:

Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000

Phạm Duy Đức: Giao lưu văn hoá nghệ thuật và sự phát triển văn hoá ở nước tahiện nay Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996

Phạm Minh Hạc: Phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết tinhvới tinh hoa nhân loại Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996

Trang 3

Mấy vấn đề văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay Bộ Văn hoá Thông tin, HàNội - 1992.

Phan Ngọc: Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới Nxb Văn hoá – Thông tin,

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

4.1Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu chủ yếudựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm, đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá - văn nghệ Kết hợp phương pháp thống kêthu thập thông tin, phương pháp quan sát thực tế

Trang 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, em muốn tìm hiểu khái niệm, vai trò, thực trạng và một

số giải pháp phát triển văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng ở Tỉnh Phú Thọ giaiđoạn hiện nay

5 Ý nghĩa của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, bàn thân em muốn kiểm tra, đánh giá lại trình

độ hiểu biết và việc ứng dụng các kiến thức đã được học để làm sáng tỏ thêm một số vấn

đề về văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng, đồng thời muốn đóng góp một phầnnào đó vào việc làm tài liệu tham khảo cho một số bạn sinh viên và một số người quantâm đến vấn đề này

6 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung gồm

có 3 chương

Trang 5

Chương 1 Văn hóa văn – văn nghệ trong công tác tư tưởng

1.1 Văn hóa – văn nghệ một phương tiện hoạt động có hiệu quả

1.1.1 Khái niệm văn hóa – văn nghệ

*Khái niệm văn hoá

Ngay từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về văn hoá, mỗi

lý thuyết đưa ra một hướng tiếp cận khác nhau cùng nhiều biến thái của nó khiến choviệc đi tìm một định nghĩa văn hoá khả dĩ thoả mãn tất cả là điều khó có thể thực hiệnđược

Trong tác phẩm “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.Thailơ, ông đưa ra định nghĩa về

văn hoá như sau: “Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là những phức thể bao

gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.

Theo ông Federico Mayor Laragoza - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO thì: "Văn

hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế

kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống

và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Trong những năm 1942-1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm: “Vì lẽ

sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Kế thừa định nghĩa của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta có thể đi

đến định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần

Trang 6

được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau Văn hoá thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

*Khái niệm văn nghệ

TS Vũ Duy Thông – Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương đưa ra khái niệm: “Văn

nghệ là một hình thái ý thái ý thức xã hội đăcj biệt, là phạm trù để chỉ những hoạt động sáng tạo phản ánh hiện thực bằng hình thức cụ thể sinh động nhằm truyền bá hưởng thụ”

Văn nghệ (Văn học, Nghệ thuật): là một thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo văn

học, nghệ thuật gồm các loại hình: văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và các loại hình ca múa nhạc.

* Khái niệm văn hoá - văn nghệ

Theo nghĩa rộng: là hình thái ý thức xã hội đặc biệt của con người phản ánh tồn

tại của mỗi giai đoạn sáng tạo văn hoá (vật thế - phi vật thể) các loại hoạt động sáng tạo của lĩnh vực nghệ thuật

Theo nghĩa hẹp: theo cách hiểu tương đối phổ biến khi đã tách khoa học, giáo dục

thành lĩnh vực riêng Văn hoá – văn nghệ chủ yếu của các hoạt động văn hoá như: bảo tồn, bảo tàng, thư viện, báo chí, xuất bản

1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về vai trò văn hóa – văn nghệ

Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các thế lực áp đặt cường quyềnđang có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu và lĩnh vực đời sống xãhội, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa Việc các thế lực thù địch sử dụng văn hóa– văn nghệ làm một trong những cộng cụ thực hiện “âm mưu diễn biến hòa bình” đang

có nhiều tác động tới chủ thế sáng tạo và chủ thể thưởng thức, tời nghệ sĩ và công chúng,tới công tác lãnh đạo và quản lý Trong bối cảnh này việc xác định cho văn nghệ sĩ, chonhững người làm công tác văn hóa - văn nghệ một thế giới quan, nhân sinh quan khoahọc và cách mạng để linh hoạt kịp thời nắm bắt sự vận động và phát triển của thực tiễn,

Trang 7

của lịch sử cách mạng là một đòi hỏi cấp bách Chỉ trên cơ sở một thế giới quan, nhânsinh quan khoa học, cộng sản người nghệ sĩ mới sống, hành động, sáng tạo một cáchđúng đắn lành mạnh, vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, của chủ nghĩa xã hội Đảng ta

đã nêu rõ vai trò quan trọng của văn hóa – văn nghệ rằng: “Không có một hình thái tư

tưởng nào có thể thay thế được trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới suy nghĩ, nếp sống của con người” Và Đảng ta yêu cầu: “ Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao” Nhưng muốn được như thế, Đảng

ta cần phải có những quan điểm cụ thể, rõ ràng về văn hóa – văn nghệ

Những quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ được hình thành và phát triểntrong quá trình thực tiễn lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng nền văn học cách mạng của dân tộc

ta từ năm 1930 đến nay Các quan điểm đó được thể hiện trong các chỉ thị, Nghị quyếtcủa Đảng và trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnhđạo của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng Cùng với thực tiễn văn hóa, thựctiễn cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo Đảng ta đã đúc kết và hoàn chỉnh các quanđiểm, chỉ đạo của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng

Với đề tài này, em xin được nêu tóm tắt một số quan điểm cơ bản nhất, không đisâu vào phân tích nội dung các quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ

Những quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ được ghi thành văn, phải tính từ

“Đề cương văn hóa Việt Nam 1943” Đề cương này do đồng chí Tổng bí thư TrườngChinh soạn thảo, đề cương nêu len 3 phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng; Tháng11/1946, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ I, trong bức thư ngỏ ý của Chủ Tịch HồChí Minh gửi các văn nghệ sĩ Nam Bộ, Người nêu: “Văn hóa – văn nghệ cũng là mặt trận,anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”; Năm 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II,Năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Năm 1957 Đại hội văn nghệtoàn quốc lần thứ II, Đảng vẫn giữ nguyên 3 nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúngtrong văn hóa – văn nghệ Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ II, đồng chí Trường

Trang 8

có tính dân tộc, hiện thực và nhân dân”; Trong các Đại hội III, IV, V, VI Đảng ta nêuphương châm xây dựng nền văn hóa – văn nghệ với nội dung XHCN và tính dân tộc Đốivới văn nghệ, Đại hội VI của Đảng nêu: “Tính chân thực, tính tư tưởng và tính nghệ thuậtchưa bao giờ là tiêu chuẩn của giá trtr tác phẩm hiện thực XHCN”; Năm 1991, tại Đại hộilần thứ VII, Cương lĩnh mới của Đảng ghi rõ nền văn hóa của nước ta là: “Nền văn hóatiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc”, “tạo một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đadạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiên bộ; Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX đều khẳngđịnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy vậy, chúng ta cần chú ý vào một số quan điểm cụ thê sau:

- Đảng lãnh đạo văn hóa – văn nghệ là một nguyên tắc Sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng dựa trên cơ sở, những định hướng lớn qua các văn kiện Nghị quyết của Đảng vềvăn hóa – văn nghệ Sự lãnh đạo của Đảng vừa đảm bảo tính định hướng, vừa đảm bảotôn trọng tự do cá nhân, cá tính sáng tạo cảu văn hóa – văn nghệ, tạo ra những sản phẩm

có giá trị “đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ”.

- Nhà nước quản lý văn hóa – văn nghệ thông qua sự thế chế hóa các văn kiện,Nghị quyết của Đảng, thể hiện bằng các chính sách về văn hóa – văn nghệ, các pháplệnh, pháp luật quy định trong quá trình sáng tạo văn hóa – văn nghệ

- Nhân dân lao động là lực lượng làm chủ các sản phẩm, giá trị văn hóa – vănnghệ qua khâu tiếp nhận và hưởng thụ Đồng thời cũng là lực lượng tham gia sáng tạocác giá trị văn hóa – văn nghệ

- Các nhà quản lý và hoạt động văn hóa, các trí văn nghệ sĩ là một bộ phận quantrọng góp phần trực tiếp vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa – văn nghệ

Tóm lại, văn hóa – văn nghệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác tư

tưởng Nhưng để phát huy cao nhất vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tưtưởng, việc giữ vững những định hướng có bản của Đảng trong quá trình xây dựng nềnvăn hóa – văn nghệ trở nên cấp thiết, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh phê phánnhững quan điểm lệch lạc, sai lầm trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ, loại bỏ văn hóaphẩm độc hai đang đầu độc con người về tinh thần, tình cảm

Trang 9

1.2 Vai trò của văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng

1.2.1 Vai trò của văn hóa – văn nghệ

Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người.

Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định con người có hai nhu cầu lớn nhất: nhucầu vật chất và nhu cầu tinh thần Song đặc trưng riêng nhất của con người là nhu cầutinh thần, là khát vọng đạt tới sự phong phú cao đẹp của thế giới tinh thần, tâm hồn, vươnlên theo lý tưởng chân, thiện, mỹ Đối với đời sống một con người, từ khi sinh ra đến khitrưởng thành nhu cầu sâu xa, thường xuyên hàng ngày Đối với cả loài người, con người

luôn luôn sống và phát triển trong hai cái nôi vĩ đại, đó là đại tự nhiên, là môi trường

văn hoá do chính con người xây đắp và sáng tạo cho mình.

C.Mác nhận định, văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra những giá trị vănhoá, những tác phẩm và công trình nghệ thuật làm giàu đẹp thêm cho đời sống conngười Khác với lĩnh vực sản xuất vật chất, lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trịđặcbiệt, khi được nhân dân khẳng định, nó trở thành những công trình có sức sống lâudài, trường tồn với thời gian là sự thực hiện bản sắc, đặc trưng những vẻ đẹp độc đáo củamột cộng đồng, một dân tộc

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Trong quan điểm thứ nhất của Hồ Chí Minh về văn hoá, Người nhấn mạnh vaitrò của văn hoá - văn nghệ đối với sự phát triển kinh tế

Đảng ta tiếp tục khẳng định, nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xãhội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy Vì vậy, hai lĩnh vực kinh tế vàvăn hoá luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong giáo dục đối với sự vận động và pháttriển của xã hội đó “Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xãhội Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mốiquan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sựphát triển kinh tế – xã hội bền vững

Trang 10

Từ vị trí của văn hoá là mục tiêu của sự phát triển, chúng ta cần phải nắm chắcmối quan hệ giữa văn hoá- kinh tế, kinh tế – văn hoá, trong đó đặc biệt chú ý luậnđiểm quan trọng trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII: “Xây dựng và phát triểnkinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người pháttriển toàn diện” F.Mayor – Nguyên Tổng giám đốc Unesco đã nhấn mạnh: “Hễ nướcnào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thìnhất định sẽ sảy ra những mất cân đối nghiêm trọng trong cả nền kinh tế lẫn văn hoá

và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”

Văn hoá giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong nhiệm vụ xây dựng con người

Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần, lĩnh vực đặcthù của văn hoá là xâydựng nền hệ thống các giá trị làm chuẩn mực cho con người vươn tới, noi theo Khi cácchuẩn mực, các giá trị đó được tiếp nhận, được thấm sâu vào từng con người và từng cộngđồng thì đó chính là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất trong con người.Tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành trong con người chính là nhân cách.Như vậy, nếu sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải cho con người thì sản xuất tinh thầnnhằm tạo ra những phẩm giá, những giá trị trong nhân cách con người Đó chính là mộttrong những sứ mệnh cao quí nhất Con người là chủ thể sáng tạo nuôi dưỡng, xây đắp vàgóp phần phát triển con người Chính do vị trí, vai trò đặc biệt của văn hoá trong đời sống

xã hội, chúng ta cần phải biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hoá, làm cho các nhân tốcủa văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống

xã hội, trong đó có lĩnh vực và công tác tư tưởng

1.2.2 Văn hóa – văn nghệ trong công tác tư tưởng

Văn hóa - văn nghệ và công tác tư tưởng là hai lĩnh vực quan hệ mật thiết với nhaunhưng không giống nhau Không thể đồng nhất văn hóa - văn nghệ là công tác tư tưởng

và ngược lại Mỗi lĩnh vực có nét đặc thù riêng có những chuẩn mực riêng Yếu tố tạonên mối quan hệ mật thiết giữa hai lĩnh vực này là tư tưởng Sản phẩm văn hóa - vănnghệ phải chứa đựng một tư tưởng nào đó, phải chứa đựng chuẩn mục đích của chủ thể

Trang 11

Tư tưởng đó toát ra từ nội dung, từ những “vật liệu hiện thực khách quan” mà tác giả sửdụng một cách trung thực Do đó tự bản thân sản phẩm văn hóa - văn nghệ có tác động tưtưởng đối với người thưởng thức (đọc, xem, nghe) Tác động này tạo ra cảm xúc thẩm

mỹ, đây mới là chuẩn mực hàng đầu của bất kỳ sản phẩm nào thuộc văn hóa - văn nghệ

Sự nhận thức và tính giáo dục của sản phẩm văn hóa - văn nghệ nông hay sâu phụ thuộcvào cảm xúc thẩm mỹ tạo nên

Đảng ta đã đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp cách mạng đúng đắn, phùhợp cho công tác tư tưởng trên lĩnh vực văn hoá - văn nghệ đối với từng giai đoạn pháttriển của cách mạng Quan điểm nhất quán và xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo vănhoá của Đảng ta từ 1930 đến nay luôn khẳng định văn hoá - văn nghệ là biện pháp khăngkhít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng có sự mệnh phục vụ các nhiệm vụ của cách mạngtrong từng thời kỳ và gắn bó sâu sắc với đời sống của nhân dân Đảng Cộng sản ViệtNam nhậnđịnh, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòihỏi phải vó ý chí cách mạng vạư kiên trì, thận trọng Quan điểm này khẳng định lại yêucầu nâng cao tính chiến đấu của văn hoá, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và chốnglấy xây làm chính Trong quan điểm này về xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng ta nhấnmạnh nhiệm vụ xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Đây là nhiệm vụ trực tiếp và cực

kỳ quan trọng xây dựng con người cũng có nghĩa là là xác nhận vai trò to lớn và vị trí đặcbiệt của văn hoá trong công tác tư tưởng và hoạt động tư tưởng Bởi vì, xét về bản chất,công tác tư tưởng là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực ý thức của con người, nhằm mục tiêuchủ yếu là biến tư tưởng tiến bộ, cách mạng đến lực lượng vật chất để cải tạo xã hội, xâydựng chế độ mới, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp cách mạng trở thành hệ tưtưởng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội Như vậy, có nghĩa là hoạt động văn hoá

- văn nghệ và công tác tư tưởng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vì đều là các lĩnh vựctrong phạm trù ý thức đến tinh thần và đều là các công việc trực tiếp đối với con người.Trong quan hệ đặc thù này, văn hoá - văn nghệ trở thành một sức mạnh, một phươngthức độc đáo, có hiệu quả của công tác tư tưởng

Trang 12

Chúng ta cần phái hiểu rằng, quan điểm trên không phải là sự áp đặt hay bóp méovăn hoá- văn nghệ, biến nó thành “cái loa” của công tác tư tưởng Tuy nhiên, sự tác động

tư tưởng của văn hoá - văn nghệ chỉ được thựchiện một cách sinh động và thuyết phụckhi nó thông qua các chức năng và các đặc trưng của văn hoá Vì vậy, yêu cầu khôngngừng nêu cao và khẳng định nội dung tư tưởng của văn hoá, của các sản phẩm và hoạtđộng văn hoá - văn nghệ chỉ là định hướng chính trị cơ bản trong công tác văn hoá - vănnghệ trước cuộc đấu tranh tư tưởng - văn hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt và phứctạp hiện nay, mà còn là một nhu cầu của chính văn hoá để tạo ra được cái giá trị văn hoátheo đúng vai trò và chức năng nó đảm nhiệm trước xã hội Theo Nghị quyết 05/NQ-TWngày 28/11/1987 của bộ chính trị: “Văn hoá và văn hoá nghệ thuật có tác dụng to lớntrong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọngtrong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức,tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thoả mãn những nhu cầu văn hoá ngàycàng tăng của nhân dân”

Văn hoá - văn nghệ là một bộ phận khăng khít của cách mạng Việt Nam có nhiệm

vụ phục vụ các mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị xã hội Đặc biệt tronggiai đoạn quá độ hiện nay, văn hoá - văn nghệ càng thể hiện rõ được tầm quan trọng củamình trong cuộc đấu tranh chống “âm mưu diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốctrên mặt trận tư tưởng – văn hoá góp phần ổn định tình hình chính trị thúc đẩy kinh tếphát triển, cải tạo đời sống tinh thần cho nhân dân Với vai trò, vị trí và chức năng to lớnnhư vậy, văn hoá - văn nghệ mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Trang 13

Chương 2 Thực trạng văn hóa – văn nghệ ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.1 Một số đặc điểm của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi, với 11 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; 277 xã, phường, thịtrấn Trong đó, có 10/13 huyện và 215 xã miền núi, 40 xã thuộc khu vực III, 10 xã ATK.Dân số trên 1,3 triệu người, với 21 dân tộc, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, khu dân cư sốngkhông tập trung, rải rác trên địa bàn rộng, giao thông khó khăn, trình độ dân trí khôngđồng đều Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh

đã khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên, giành được những kết quả quan trọng

Tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức thành công Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ

2010 - 2015 Đại hội đã đánh giá: Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khókhăn, thách thức; song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã pháthuy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng

Kinh tế phát triển ổn định, duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 10, 6 %/ năm;Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệuđồng (tương đương 637 USD), tăng 2,2 lần so năm 2005 Thu ngân sách trên địa bànnăm 2010 ước đạt 2000 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng pháttriển của tỉnh Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,6%, dịch vụ35,8%, nông lâm nghiệp 25,6%.; Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ laođộng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp

Hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh - quốc phòng được giữ vững; chínhtrị - xã hội ổn định; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thường xuyên được chú trọng vàtriển khai thực hiện nghiêm túc; chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấpđược nâng lên; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có sự đổi mới.Khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị được xây dựng và ngày càng vững

Trang 14

mạnh; đời sống kinh tế của nhân dân trong tỉnh ngày càng ổn định phát triển, đời sốngvăn hoá, tinh thần được cải thiện, trình độ văn hoá - xã hội, khoảng cách của dân cư giữacác vùng miền ngày càng được thu hẹp

Kinh tế - xã hội phát triển là môi trường thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạoviệc phát huy vai trò của văn hoá – văn nghệ trong công tác tư tưởng của tỉnh PhúThọ trong giai đoạn hiện nay; Thông báo Kết luận số 213 -TB/TW của Ban Bí thư

về Đề án "Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong Văn học, nghệ thuật" ; nhận

thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể và quần chúngnhân dân về lĩnh vực này ngày càng được nâng cao hơn; hoạt động văn học- nghệthuật được quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tham gia sáng tác, gópphần bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, tình yêu quê hương đất nước, cangợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới của đất nước, củatỉnh; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động, sản xuất, thực hànhtiết kiệm, xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng văn minh, giàu đẹp

2.2 Văn hóa – văn nghệ tỉnh Phú Thọ - những thành tựu và hạn chế

2.2.1 Thực trạng văn hoá văn nghệ tỉnh Phú thọ

* Hoạt động sác tác và công bố tác phẩm

- Về Văn xuôi

Với ưu thế là một trong những bộ phận chủ lực sáng tạo của Hội, với 6 tác giả làhội viên Hội Nhà văn Việt Nam các tác giả văn xuôi đã có nhiều đóng góp xứng đángtrong nhiệm kỳ vừa qua cả về số lượng và chất lượng Với 56 đầu sách xuất bản gồmnhiều tiểu thuyết, truyên ngắn, bút ký đã phản ánh chân thực đời sống trong quá trình đấtnước đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Truyện ngắn và tiểu thuyếtvẫn khẳng định thế mạnh và vai trò xung kích Các cây bút Nguyễn Hữu Nhàn, NguyễnTham Thiện Kế, Nguyễn Anh Đào, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Văn Lạc, Bùi Thanh Ninh,

Lê Phan Nghị tiếp tục được khẳng định Hàng trăm truyện ngắn của các tác giả Phú Thọ

đã được sử dụng trên các báo chí trung ương và tạp chí văn nghệ các Hội địa phươngcùng hàng loạt tập sách được công bố đã chứng tỏ điều đó

Trang 15

Một số tác phẩm gây được sự chú ý như: “Ngày ấy bên sông” (tiểu thuyết) của ĐỗXuân Thu; “Lão Át” của Bùi Thanh Ninh; “Tiếng kêu từ ngôi nhà thủng mái” củaNguyễn Tham Thiện Kế; “Thầy giáo làng” của Nguyễn Văn Lạc

Nhiều tác phẩm văn xuôi của hộ viên đã được giải trong các cuộc thi ở trungương, tuyển vào các tập sách chọn lọc của các nhà xuất bản Nhiều tác giả lăn lộn với cácvùng sâu vùng xa để có những baig ký mang hơi thở cuộc sống, làm nên diện mạo đadạng của văn học Phú Thọ Các tác giả Bùi Thanh Ninh, Vương Hồng, Dư Hồng Quảng,Phan Nghị, Bích Phượng đã có nhiều bài ký, phóng sự, bài viết xuất hiện đều trên cácbáo chí trung ương và địa phương Các tác giả Nguyễn Hữu Nhàn, Xuân Thu, PhươngQuí, Nguyễn Văn Lac tham gia trong các cuộc thi lớn về đề tài công nghiệp, nông nghiệpnông thôn, đề tài giáo dục đạt giải thưởng đã thể hiện sức đi, sức viết của các tác giả

Trong nhiệm kỳ Hội đã phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thành côngcủa cuộc Hội thảo qui mô ghi nhận và khẳng định những đóng góp xứng đáng cho nềnvăn học của 3 nhà văn: Sao Mai, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn

Trong 5 năm đã thêm 95 tập thơ, trường ca mới Các tác giả in nhiều như ĐiềnNgọc Phách, Quang Thuyên, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Đức Sơn Nhiều tập đã tạo

Trang 16

heo may hạnh phúc” của Hà Thành Phần lớn các tác giả này đều đạt giải thưởng về vănhọc nghệ thuật của Uỷ ban nhân dân tỉnh (2005-2010), của Liên hiệp văn học nghệ thuấtViệt Nam, tạp chí Văn nghệ Quân đội

Về xu hướng sáng tác, thơ Phú Thọ chủ yếu dựa trên nền thơ truyền thống, thơ về

đề tài nông nghiệp nhưng giàu chất hiện thực, bút pháp vững vàng, ánh lên vể đẹp của tưtưởng, thể hiện sự trăn trở suy tư triết lý về nhân tình thế thái, về cuộc sống

Một nét đặc sắc là 5 năm qua cung với các cuộc thi thơ trên cả nước và báo Vănnghệ tổ chức, chúng ta đã tổ chức cuộc thi thơ trên tạp chí Văn nghệ Đất tổ trong 2 năm2006-2007, tổ chức thành công ngày Thơ Việt Nam hoành tráng vào các năm từ 2005-

2009 tuyển chọn, xuất bản tuyển tập thơ Đền Hùng được Hội nhà văn Việt Nam và cáctỉnh bạn đánh giá cao Bên cạnh đó phong trào sáng tác thơ ca phát triển rầm rộ ở câu lạc

bộ các địa phương, thơ về cuộc vận động sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học nghệthuật, về đề tài học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhiều bài có chấtlượng cao đạt giải thưởng trong các đợt xét thưởng của Tỉnh uỷ

- Về nghiên cứu, lý luận, phê bình

Hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình 5 năm qua có nhiều khởi sắc, thể hiện ởcác bài tao đổi học thuật trên tạp chi văn nghệ đất tổ, các buổi toạ đàm, trao đổi nghiệp vụchuyên môn và sự xuất hiện một số cây bút mới về lĩnh vực này, cùng với nhiều tập sách,công trình nghiên cứu phê bình của các tác giả Tạp chí Văn nghệ đất tổ đăng tải nhiềubài viết tranh luận xung quanh một số bài thơ, tập sách, tác phẩm mỹ thuật gây được sựchú ý Nhiều cây bút sắc sảo như Trần Thiện Khanh, Ngô Kim Đỉnh, Quang Thuyên,Triệu Hồng với các bài viết của mình đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc trong vàngoài tỉnh Đây có thế nói là thế mạnh mới trong công tác lý luận phê bình của Hội

Đồng thời với các bài viết đó, việc giới thiệu tác giả, tác phẩm cũng được quantam giới thiệu thường xuyên tổ chức các hội thảo, các trại sáng tác cũng là điều kiện chocác nhà lý luận văn học nghệ thuật phát triển

Đã tổ chức 2 cuộc hội thảo về công tác lý luận phê bình và nâng cao chất lượngtạp chí văn nghệ đất tổ

Ngày đăng: 26/05/2016, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w