1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014

90 3,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Trường hợp có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví

dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thơm

Trang 4

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN 11

1.1 Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn 11

1.1.1 Khái niệm ly hôn 11

1.1.2 Khái niệm căn cứ ly hôn 14

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn 15

1.2 Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các giai đoạn lịch sử 18

1.2.1 Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kỳ phong kiến 19

1.2.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kì Pháp thuộc 21

1.2.3 Căn cứ ly hôn từ năm 1945 tới nay 23

1.2.4 Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình từ năm 1975 đến nay 26 1.3 Căn cứ ly hôn theo pháp luật của một số quốc gia 30

1.3.1 Căn cứ ly hôn theo pháp luật nước Pháp 30

1.3.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật Thái Lan 30

CHƯƠNG 2: CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 33

2.1 Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn 33

2.2 Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu 39

2.2.1 Trường hợp có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được 40

Trang 5

KẾT LUẬN 85

Trang 6

4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau Tuy nhiên, so với các quan hệ trong lĩnh vực pháp luật khác thì quan hệ pháp luật trong hôn nhân gia đình đặc biệt hơn Chế định Ly hôn được coi là chế định quan trọng, thiết yếu của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao Lĩnh vực hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiện qua các văn bản Luật điều chỉnh lĩnh vực này Vậy Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những qui định như thế nào về căn cứ ly hôn và việc áp dụng các thực tiễn này trong thực tiễn xét

xử ra sao?

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng vụ án ly hôn xảy ra rất nhiều

và có xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó có nhiều vụ án chưa được xử lý, giải quyết thỏa đáng, chưa đúng căn cứ lý hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Có nhiều nguyên nhân của vấn đề này đó là: chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, một số ít công chức chưa đạt chuẩn về trình độ, chủ yếu mới qua tập huấn đào tạo, chế độ chính sách còn thấp Việc thực thi công vụ do đó vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân

Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là mô ̣t giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội Ly hôn có

Trang 8

6

thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hê ̣ này thực sự tan rã Ly hôn giải thoát cho các că ̣p vợ chồng và những thành viên trong gia đình khỏi xung đô ̣t, mâu thuẫn bế tắc trong cuô ̣c sống Dù quan hệ gia đình có đổ vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình một cách thâú tình đạt lý Bằng các quy đi ̣nh về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê ̣ hôn nhân trước pháp luâ ̣t, gọi chung là căn cứ ly hôn

Tuy nhiên, căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, khó xác định, ảnh hưởng đến công tác xét xử ly hôn Các căn cứ ly hôn được quy định tại điều

55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 còn chưa cụ thể, và chưa có nghị định hướng dẫn về việc áp dụng các căn cứ ly hôn đó Bởi vậy, Với mong muốn

tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, tác giả lựa chọn nội dung “Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam năm 2014” để phân tích làm

rõ nội dung của vấn đề căn cứ ly hôn, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hơn quy định của pháp luật Từ đó, bản thân tôi sẽ được nâng cao hiểu biết về các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ có thể góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và hoạt động giải quyết các vụ

án ly hôn nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay cũng như tại các địa phương khác ở nước ta

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng

đã và đang được nhắc tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học

Trang 9

7

Một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập sâu đến vấn đề về này phải kể đến đó là:

Bài viết “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Thị

Thu Vân, tạp chí Nhà nước và pháp luật.- 8/2005.- Số 208.- Tr.55-61 Bài viết

đề cập đến diện mạo của căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam, giai đoạn được tính từ khi ra đời Bộ luật Hồng Đức đến trước thời kỳ pháp thuộc, khi pháp luật Việt Nam nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Nho giáo và tư tưởng pháp lý Trung Hoa

Khóa luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, tác giả Dương Thị Hồng Cẩm; Người hướng dẫn: ThS Lê Thị

Mận - Tp Hồ Chí Minh, 2013 51tr

Khoá luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật hôn nhân

và gia đình Việt Nam hiện hành” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh; Người

hướng dẫn: ThS.Lê Vĩnh Châu Tp.Hồ Chí Minh, 2015 - 58tr

Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

áp dụng tại Lạng Sơn”, của tác giả Nông Thị Nhung, năm 2014

Như vậy, vấn đề căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học Đa phần các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000, hiện chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tới căn cứ ly hôn theo pháp luật HN&GĐ 2014

Như vậy, đề tài “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 ” vẫn là một nội dung nghiên cứu khá mới mẻ Vì vậy, em đã

lựa chọn đề tài này và lấy thực tiễn thành phố Hà Nội để làm luận văn tốt nghiệp của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Trang 10

8

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đề ly hôn Với việc đi sâu nghiên cứu các quy định về ly hôn của các nước như Pháp, Thái Lan; ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và các quy định hiện hành về ly hôn, thực tế giải quyết các vụ án về ly hôn để cho thấy sự thừa kế, phát triển cũng như những bất cập của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời

so sánh Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, để từ đó có những nhận xét, những kiến nghị phù hợp, nhằm đóng góp ý kiến về những mặt ưu điểm và hạn chế của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn để về căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam – một đề tài không bao gồm giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài và không nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014; làm rõ thực trạng ly hôn khi áp dụng căn cứ ly hôn; đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp về căn cứ ly hôn để hoàn thiện hơn pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;

tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đó là phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh

Trang 11

9

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở cac squy định của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn, có sự kết hợp với các thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn để phân tích, đánh giá, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn như: khái niệm ly hôn, căn cứ ly hôn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định

ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

- Nghiên cứu những vấn đề về căn cứ ly hôn, đồng thời so sánh căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

6 Điểm mới của Luận văn

Luận văn phân tích được những căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Ngoài ra, Luận văn đưa ra được những vấn đề thực tiễn, khó khăn và tồn tại của căn cứ ly hôn, cũng như những ưu điểm, hạn chế của các quy định về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Đặc biệt, bài viết đi sâu vào phân tích các căn cứ ly hôn, nhận xét đưa ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định về căn cứ ly hôn Trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm, giải pháp về căn

cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Trang 12

10

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về căn cứ ly hôn

Chương 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành

Chương 3: Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn và một số kiến nghị

Trang 13

11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN

1.1 Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn

1.1.1 Khái niệm ly hôn

Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa Ly hôn là giải pháp cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ

vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối

Pháp luật về ly hôn của mỗi nước trên thế giới là khác nhau Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của

vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền

tự do ly hôn Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản quy định có thể cấm ly hôn, không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau bằng chế định ly thân; bằng hạn chế quyền ly hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân; theo độ tuổi của vợ chồng; và thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai

vợ chồng Một số nước Châu Âu mới từ bỏ quan niệm cấm ly hôn cách đây không lâu: ở Ý từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982, hay ở các nước theo đạo Thiên Chúa, với quan niệm sự gắn bó giữa vợ chồng để trở nên một

là do Thiên Chúa thiết lập Bởi đó, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, vì phá đổ sự kết hợp này chính là phá đổ công trình của

Trang 14

12

Thiên Chúa, là bôi bác hình ảnh của Thiên Chúa đã có đó trong cuộc sống hôn nhân

Theo từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, ly hôn

được hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận

hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”[31,

Tr 460] Cách giải thích này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, giải

thích cho các đương sự liên quan trong thực tiễn giải quyết vụ việc ly hôn

Theo khái niệm này, ly hôn được phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan

hệ vợ chồng”, nghĩa là giữa hai bên vợ chồng không còn tồn tại quan hệ hôn

nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được pháp luật giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho các bên

Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ

đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc

trong một xã hội văn minh” [32, Tr 355], Theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác – Lênin, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế

độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định những điều kiện nào xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hôn nhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi

Trang 15

13

điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác

Điều 8 Khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy

định: “8 Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;”

Điều 3 Khoản 14 Luât Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy

định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Nhìn chung, khái niệm ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

có sự thay đổi cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hôn

là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đổ vỡ Khái niệm

ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn

khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Thông qua đó để phản ánh tính quyền lực của nhà nước, cũng như phản

ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giai cấp

Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc đóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án, quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết với nhau được tất cả các nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết định dưới hình thức quyết định công nhận thuận tình ly hôn Nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án

Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc ly hôn, thì ly

Trang 16

14

hôn có nhiều điểm tiêu cực: gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tương lai của các thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh

đó còn ảnh hưởng tới xã hội

Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình

1.1.2 Khái niệm căn cứ ly hôn

Hôn nhân là hiện tượng mang tính xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp mình nhà nước xác định rõ những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp được phép ly hôn

Nhà nước quy định những căn cứ để được kết hôn và những điều kiện

để được ly hôn, ý chí của các bên đương sự không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc ly hôn phải căn cứ vào điều kiện được quy đinh trong Luật hôn nhân và gia đình, nó phản ánh hôn nhân không thể tồn tại được nữa nghĩa là hôn nhân đã chết

Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại Việc tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không tồn tại nữa Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó, nó đòi hỏi phải hết sức khoa học, phù hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động

Trang 17

15

Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án mới quyết định cho vợ chồng ly hôn Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn

1.1.3 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn

Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lí để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn

Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối Đương nhiên, không phải ý chí của nhà lập pháp, cũng phải

sự tùy tiện của các cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc sống hôn nhân này "đã chết" hay chưa Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện bản chất của mối quan hệ, theo đó những trường hợp nào về mặt pháp lý hôn nhân được coi là sự tan vỡ nghĩa là về thực chất, hôn nhân tự nó đã phá vỡ và việc tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên bản công nhận sự tan vỡ bên trong của nó và chỉ khi nào hôn nhân xét về bản chất không còn là hôn nhân nữa, tòa án mới được xử cho ly hôn

Hệ tư tưởng tôn giáo luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới các quy định của pháp luật, đặc biệt là vấn đề ly hôn là quan hệ tình cảm, bị chi phối bởi các tư tưởng tôn giáo, xã hội đương thời Đối với những nước chịu ảnh hưởng

Trang 18

16

của tôn giáo theo kinh thánh, hôn nhân là do sự tác hợp của Chúa – không thể

tự ý xóa bỏ nên nhiều nước chịu ảnh hưởng của tôn giáo không cho phép vợ chồng ly hôn Chế độ Ngô Đình Diệm với Luật gia đình năm 1959 quy định vấn đề ly thân nhưng lại cấm ly hôn

Căn cứ ly hôn được quy định trên cơ sở các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa trong từng thời kỳ lịch sử Pháp luật phong kiến đề cao bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông, trách nhiệm của người đàn ông Do đó, pháp luật phong kiến luôn “trọng nam, khinh nữ” gây ra sự bất bình đẳng trong vấn

đề ly hôn giữa vợ và chồng Căn cứ ly hôn trên cơ sở đạo đức Nho giáo, đặt ra đối với người đàn ông với vai trò gia trưởng trong gia đình Tới thời kỳ thực dân Pháp, chủ nghĩa nhân dân ảnh hưởng tới từng gia đình, từng quy định pháp lý Luật cho phép thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng không hợp tính tình Nhiều quy định của pháp luật hôn nhân thời kỳ Pháp thuộc có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân ta Khi tới thời kỳ xã hội chủ nghĩa, kinh tế phát triển, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao Các quy định của pháp luật về ly hôn nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng có sự quy định cụ thể, rõ ràng hơn, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên

Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của

vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Điều 26), Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 40), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 89)

và hiện nay là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan

hệ hôn nhân đã tan vỡ Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có

Trang 19

từ thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội Các căn cứ ly hôn có cơ sở khoa học và

đã qua thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn, đây là căn cứ pháp lý, công vụ để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng Quy định căn cứ ly hôn trong pháp luật là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng được thể hiện trong một số nội dung sau:

Thứ nhất, quy định căn cứ ly hôn đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, của nhà nước, của xã hội trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng Xã hội muốn vững mạnh thì tế bào của xã hội – gia đình phải ổn định Nhà nước chỉ chấp nhận cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi việc ly hôn không trái với lợi ích gia đình Ví dụ: trong pháp luật phong kiến, lợi ích của gia đình được chú trọng đứng trên lợi ích của vợ và chồng, do đó, khi có căn cứ làm ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình, thì vợ chồng được ly hôn

Thứ hai, căn cứ ly hôn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên đương sự Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu điều đó nói lên một thực trạng hôn

nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, vì “sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và ly hôn là một giải pháp tích cực để giải

phóng cho vợ chồng, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội

Ly hôn bảo đảm quyền lợi ích các bên, giải thoát xung đột, bế tắc trong đời

Trang 20

Thứ tư, căn cứ ly hôn là cơ sơ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu Tòa án chỉ giải quyết

ly hôn khi việc ly hôn là cần thiết, phù hợp với thực tế của quan hệ vợ chồng

và đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử Trường hợp Tòa án xét thấy quan

hệ hôn nhân của vợ và chồng không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định, bản án

ly hôn thì Tòa sẽ không ra quyết định, bản án ly hôn Đồng thời, Tòa tiến hành cho các bên hòa giải tại cơ sở, phân tích, giải thích để cho các bên hiểu

ly hôn, khi tình trạng hôn nhân chưa đáp ứng đủ các căn cứ ly hôn theo pháp luật quy định thì Tòa sẽ không giải quyết ly hôn Căn cứ ly hôn thể hiện sự

bình đẳng ở việc pháp luật không “thiên vị” chủ thể nào, pháp luật quy định

quyền yêu cầu ly hôn, đưa ra và chứng minh các căn cứ ly hôn là quyền của

Trang 21

19

cả vợ và chồng Điều này được quy định trong Luật HN&GĐ 2014 là hoàn toàn tiến bộ so với pháp luật ở những thời kỳ trước – thiên vị người chồng hơn

1.2 Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các giai đoạn lịch sử

1.2.1 Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kỳ phong kiến

Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiền tập quyền kéo dài hàng nghìn năm Thời kỳ phong kiến có bộ luật Quốc triều hình luật ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật lệ được ban hành dưới triều vua Gia Long (Luật Gia Long) Bộ quốc triều hình luật gồm sáu quyển, 13 chương, trong đó có 3 quyển gồm 58 điều quy định về hôn nhân

Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, căn cứ ly hôn thường được biết

dưới dạng “duyên cớ ly hôn”, các căn cứ này được chia thành 3 loại: thứ nhất: người chồng đơn phương bỏ vợ khi vợ phạm “thất xuất”; ly hôn bắt buộc và

ly hôn thuận tình

Luật pháp về hôn nhân và gia đình ở thời kỳ phong kiến chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo; có liên quan đến nhiều phong tục và đạo đức, rất nhiều điều luật bắt nguồn từ phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức và thành thói quen ứng xử trong nhân dân

Dưới thời Lê, pháp luật phong kiến đã quy định căn cứ ly hôn phản ánh

sự bất bình đẳng, tùy tiện và có lợi cho đàn ông, lỗi luôn thuộc về người đàn

bà Quan hệ hôn nhân gia đình được thiêt lập trên những nguyên tắc mang

tính chất “bảo thủ”: bảo đảm tôn ti trật tự, bình đẳng trong quan hệ giữa các

thành viên, trọng nam khinh nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng…

Trang 22

20

Trong quan hệ ly hôn, người chồng có quyền tự ý bỏ vợ hoặc hai bên thỏa thuận hoặc bị bắt buộc Theo điều 388 của bộ Luật Hồng Đức, người chồng

có quyền bỏ vợ khi vợ phạm tội “thất xuất” - bảy lỗi của người vợ, người

chồng buộc phải bỏ vợ, nếu không bỏ vợ thì pháp luật cũng buộc họ phải bỏ,

đồng thời người chồng còn bị xử biếm Điều 310 Bộ luật Hồng Đức quy định

khi vợ hay nàng hầu phạm lỗi sau mà nếu người chồng không bỏ sẽ bị chém

đầu bao gồm:“ không có con, dâm đãng, ghen tuông, trộm cắp, bất hòa, ác tật, không kính trọng bố mẹ chồng”… Như vậy sự bất bình đẳng được thể

hiện giữa vợ và chồng bởi chỉ thừa nhận quyền bỏ vợ đơn phương từ phía người chồng

Trường hợp ly hôn bắt buộc, Bộ luật Hồng Đức cũng có những quy

định để bảo vệ quyền lợi của người vợ: Điều 308 có quy định: “Phàm chồng

đã bỏ lửng vợ năm tháng mà không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và quan làm chứng), thì mất vợ Nếu vợ đã có con thì cho thời hạn một năm, vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này Nếu đã bỏ vợ mà ngăn người khác lấy vợ mình thì phải tội biếm.” Như vậy, pháp luật thời kỳ này cũng có

những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

Tuy nhiên, trong cái xã hội phong kiến, người phụ nữ bị xem thường thì mặc dù pháp luật phong kiến có quy định cho họ một chút đi chăng nữa thì thực tế quyền lợi đó không có điều kiện để thực hiện Người đàn bà trong xã hội phong kiến đời sống bị duy trì kìm hãm trong vòng tối tăm hà khắc của xã hội

Như vậy, những điều kiện quy định về ly hôn trong pháp luật của nhà nước phong kiến dưới thời Lê đã không phản ánh thực chất được tình trạng cuộc hôn nhân tan vỡ hay chưa mà nó chỉ là những cái cớ để người chồng bỏ

vợ mà thôi

Trang 23

21

Dưới triều Nguyễn, Luật Gia Long có một số căn cứ ly hôn điển hình như sau: quy định các trường hợp bắt buộc ly hôn đó là trường hợp vợ mưu sát chồng, chồng bán vợ làm lẽ, chồng cho thuê hay cầm cố … Điều 108 Bộ

luật Gia Long quy định: “Khi người vợ không ở trong trường hợp “thất xuất” hay không làm một hành vi nào tuyệt nghĩa vợ chồng, nếu người chồng

tự tiện bỏ vợ sẽ bị phạt 80 trượng”

Trong trường hợp người vợ phạm vào điều “thất xuất” nhưng chứng minh được rằng ở trong tình trạng “tam bất khứ” mà người chồng vẫn bỏ thì

người chồng bị phạt trượng và buộc hai vợ chồng về đoàn tụ Có ba trường

hợp người chồng không được bỏ vợ (tam bất khứ): “Tiền bần tận, hậu phú quý (khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng sau giàu có), giữ canh niên tam tang (khi vợ đã để tang nhà chồng 3 năm), sở thú vô sở quy (khi lấy nhau vợ còn

bà con hàng xóm nhưng khi bỏ nhau, vợ không có nơi nương tựa) Trong

trường hợp người vợ “tuyệt nghĩa” mà người chồng vẵn không bỏ thì bị phạt

80 trượng Quy định này thể hiện tính nhân đạo, quan tâm tới người phụ nữ Quy định này xuất phát từ phong tục, tình nghĩa vợ chồng nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản tối thiểu nhất của người vợ phù hợp với đạo lý của Việt Nam

Như vậy, Quốc Việt Luật lệ đã có đôi chút tiến bộ so với Luật Hồng Đức về vấn đề ly hôn của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ hơn, và đã ưng thuận vấn đề ly hôn của cả hai bên mà không xét tội

Thông qua việc nghiên cứu hai bộ luật trên ta thấy căn cứ ly hôn chia làm 3 loại:

Thứ nhất, trường hợp “thất xuất” không nằm trong hoàn cảnh “tam bất khứ” Căn cứ này chỉ dành cho người chồng có quyền bỏ vợ

Thứ hai, trường hợp “tuyệt nghĩa” căn cứ cho người chồng có quyền

bỏ vợ, người vợ có quyền bỏ chồng

Trang 24

22

Thứ ba, thuận tình ly hôn: quy định này mang tính hình thức, trên thực

tế ít khi được áp dụng do sự trói buộc chặt chẽ của lễ giáo phong kiến kết hợp với tư tưởng trọng nam khinh nữ hai vợ chồng ít khi có quyền tự do ly hôn

Điểm chung của hai bộ luật trên là đều coi sự đồng tình xin ly hôn theo

cả bộ luật Hông Đức và bộ luật Gia Long đều là căn cứ ly hôn Những quy

định “thất xuất” trong bộ luật Gia Long cũng giống như trong bộ luật Hồng

Đức Quan hệ vợ chồng được củng cố bằng nhiều nghĩa vụ khác nhau và được duy trì bởi lễ giáo phong kiến Các nhà làm luật đã đặt lợi ích, danh dự của gia đình lên trên lợi ích của cá nhân Nhìn chung, lễ giáo phong kiến có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quy định về căn cứ ly hôn trong pháp luật phong kiến

Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật phong kiến tuân theo trật tự tự nhiên Ngoài ra còn các trường hợp cưỡng bức ly hôn nếu hai

vợ chồng tuyệt nghĩa với nhau

1.2.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật thời kì Pháp thuộc

Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta chia thành ba miền và áp dụng ba bộ luật để điều chỉnh các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có các căn cứ ly hôn Có thể khẳng định rằng ở thời kỳ này pháp luật quy định về căn cứ ly hôn có nhiều tiến bộ hơn

Căn cứ ly hôn vẫn dựa trên yếu tố lỗi, tuy nhiên có sự tiến bộ hơn là không chỉ có sự dựa vào lỗi của vợ, chồng mà còn dựa vào lỗi của cả hai người vợ và chồng Vấn đề ly hôn ở thời kỳ này chủ yếu được xây dựng dựa theo tư tưởng Nho giáo phong kiến, và theo Dân Luật của Pháp năm 1804 với quan điểm thuần túy coi hôn nhân là một hợp đồng do Dân luật điều chỉnh, chính vì vậy, yếu tố lỗi được đặt lên trước tiên

Trang 25

23

Tại Điều 118 Bộ dân luật Bắc kỳ(1931), Điều 155 Bộ dân luật Trung kỳ

(1936), quy định: Ly hôn phải do tòa án xét xử, phải có những lý do đã được quy định trong luật Cả Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ đã chia căn cứ ly hôn ra làm 3 loại:

Thứ nhất, căn cứ để chồng xin ly hôn: vợ ngoại tình; người vợ thứ đánh

chửi, hành hạ vợ chính; vợ tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ mặc dù đã được chồng đến gọi về nhà chồng Tuy nhiên hai bộ luật này cũng quy định cụ thể trường hợp việc bỏ nhà ra đi của vợ là do chồng có thái độ, cách xử xự khiến cuộc sống chung trở nên bức bối hoặc không thể chấp nhận được nữa thì không được coi

là căn cứ ly hôn

Thứ hai, căn cứ để vợ xin ly hôn: người chồng không thực hiện nghĩa

vụ cấp dưỡng cho con; chồng bỏ nhà hơn hai năm (Bộ dân luật bắc kỳ) và hơn một năm (Bộ dân luật Trung kỳ) mà không có lý do chính đáng; chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng; chồng làm rối loan trật tự thê thiếp

Thứ ba, căn cứ chung cho hai bên xin ly hôn: vợ hay chồng phạm tội

đại hình (trừ tội chính trị); vợ hoặc chồng thiếu đaọ đức khiến cuộc sống chung không thể tiếp tục được; vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ, sỉ nhục bản thân hoặc ông bà, cha mẹ người kia; một người bị bệnh điên hoặc bị bệnh kinh niên ở vĩnh viễn trong bệnh viện

1.2.3 Căn cứ ly hôn từ năm 1945 tới nay

1.2.3.1 Quy định cuả pháp luật về căn cứ ly hôn giai đoạn từ 1945- 1954

Sau tháng Tám 1945 Nhà nước tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ

tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình

Trang 26

24

Năm 1950 nhà nước ta ban hành sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, có 15 điều trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình

Sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn, gồm 9 điều chia thành 3 mục: duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn Sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 thừa nhận khả năng ly hôn do lỗi, do một các bên mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo, thậm chí do không hợp tính tình ( Điều 2) Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của sắc lệnh sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950

Sắc lệnh quy định duyên cớ ly hôn cho cả hai vợ chồng: vợ, chồng, có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa; một bên bỏ nhà đi không có duyên cớ chính đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được (điều 2)

Các văn bản pháp luật dân sự do thực dân Pháp ban hành trước năm

1945 thường quy định căn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của vợ Nhưng có thể thấy trong giai đoạn (1945-1954) điểm tiến bộ lớn là quy định về quyền yêu cầu ly hôn đã đến với người vợ Sắc lệnh thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai

và thai nhi khi ly hôn Trường hợp mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn ( điều 5)

Sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 và sắc lệnh 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về ly hôn đã được ban hành lúc đó nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, góp phần vào việc xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đế quốc, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ

Như vậy, hai sắc lệnh đã có những điểm tiến bộ hơn so với pháp luật hôn nhân thời phong kiến, thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới

Trang 27

25

1.2.3.2 Quy định cuả pháp luật về căn cứ ly hôn giai đoạn từ 1954-1975

Ở miền Bắc, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực kể từ

ngày 13/1/1960, lần đầu tiên căn cứ ly hôn được xác định hoàn toàn khác, dựa trên thực trạng của quan hệ hôn nhân Trong vấn đề căn cứ ly hôn luật Hôn

nhân gia đình năm 1959 Điều 26 quy định: “Khi một bên vợ hoặc chồng xin

ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hòa giải Hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án nhân dân sẽ cho ly hôn.” Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã có những điểm tiến bộ

hơn so với pháp luật ở những thời kỳ trước, chỉ quy định căn cứ ly hôn dựa trên yếu tố “lỗi”

Ở Miền Nam, năm 1959 Luật hôn nhân gia đình của Ngô Đình Diệm ra

đời cấm vợ chồng ruồng bỏ và ly hôn Những trường hợp đặc biệt muốn được

ly hôn phải do tổng thống xem xét (điều 55 luật này) Luật hôn nhân gia đình năm 1959 nhấn mạnh đến trường hợp lấy nhầm phải đầu sỏ cộng sản giết người thì phải ly hôn Căn cứ này thể hiện ý chí của chính quyền Diệm một chính quyền chống “cộng sản” điên cuồng, đồng thời thấy được chế độ hôn nhân gia đình ở thời kỳ này không được quan tâm đúng mực

Điều 170 Bộ dân luật 1972 coi ngoại tình là căn cứ ly hôn Mặc dù đã bãi bỏ chế độ đa thê, nhưng vẫn thể hiện sự bất bình đẳng, bảo vệ quyền gia trưởng, người vợ phụ thuộc chồng Quy định về căn cứ ly hôn chỉ mang tính

vỏ bọc, hình thức Bộ hình luật định tội ngoại tình của vợ sẽ bị trừng phạt

(điều 336, điều 338) còn chồng ngoại tình thì không bị trừng phạt Trong khi theo Bộ dân luật 1972 muốn có chứng cứ về việc ngoại tình thì nguyên đơn phải có bản án do tòa án hình sự xét xử Người vợ không thể có bản án đó vì người chồng không được coi là phạm tội, muốn chứng minh chồng có ngoại

Trang 28

1.2.4 Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình từ năm 1975 đến nay

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 1986 ra đời, luật HN&GĐ mới được ban hành thay thế cho luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đã ghi nhận nhiều quy định tiến bộ, góp phần xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu và tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến;

Theo điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định: “Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà

án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn”

Điều 40 đã nêu ra những căn cứ ly hôn có mối liên hệ mật thiết không

tách rời nhau Tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài bao

hàm vấn đề về tình cảm và cả mâu thuẫn vợ chồng sâu sắc đến mức không thể giải quyết được, ảnh hưởng đến đời sống mọi người trong gia đình, ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái

Trang 29

27

Quan hệ đời sống hằng ngày phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết: tính cách khác nhau, quan điểm sống khác nhau, sinh hoạt khác nhau, sở thích cá nhân…nếu vợ chồng không cùng nhau giải quyết thì gây nên mâu thuẫn giữa quan hệ giữa vợ chồng, hoặc với các thành viên trong gia đình bên vợ hoặc bên chồng, là điều đương nhiên, từ đó phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng Ví dụ: việc cư xử không khéo giữa nàng dâu với mẹ chồng, anh em bên chồng…là một trong những nguyên nhân gây nên mâu thuẫn trong quan

hệ vợ chồng dẫn đến ly hôn

Điểm chung của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân

và gia đình năm 1986, là trường hợp thuận tình ly hôn không áp dụng căn cứ

ly hôn, nếu các bên tự nguyện ly hôn thì Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn Căn cứ ly hôn chỉ áp dụng đối với trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu, khi vợ chồng có đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án có trách nhiệm điều tra, hòa giải, xem xét “tình trạng trầm trọng” có đúng hay không, “mục đích hôn nhân” có đạt được hay không để Tòa án có những quyết định đúng đắn, khách quan nhất

Việc áp dụng căn cứ ly hôn theo Điều 40 luật hôn nhân và gia đình năm

1986 đã phản ánh đúng bản chất quan hệ hôn nhân thực tế đã tan vỡ Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện rằng đó là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài, lừa dối Thực tế hôn nhân đã tan vỡ, Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân, chỉ là ghi biên bản công nhận sự tan rã bên trong của nó

Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000

Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có quy định về

căn cứ ly hôn:

“ 1 Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn.”

Trang 30

thêm căn cứ ly hôn nữa là “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa

án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” Trong quan

hệ vợ chồng, việc chồng hoặc vợ bị mất tích, chết đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình Đây là điềm tiến bộ về căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân gia đình 2000 phù hợp với yêu cầu của thực

tế Quy định này đã cụ thể hóa hậu quả của việc tòa án tuyên bố mất tích trong Bộ luật dân sự của Nhà nước ta

Như vậy, so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 đã kế thừa, phát triển, mở rộng và cụ thể, chi tiết hơn nhằm mục đích giải quyết tốt nhất vấn đề ly hôn trong xã hội Việt Nam thời

kỳ đó

Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014

Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về căn cứ ly hôn tại Điều 55 và Điều

56

Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn Điều này được giữ nguyên như điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Điều 56 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Theo đó, bổ sung sau quy định “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu

ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” nội dung “nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi

Trang 31

29

phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” Và bổ sung: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ

có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn cứ ly hôn tại Điều

89 là áp dụng cho cả thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu, bởi vậy thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn tới

ly hôn hay thuận tình ly hôn đều do tình cảm các bên rạn nứt, các bên đã không làm tròn nghĩa vụ với nhau Trong khi đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 lại quy định rõ ràng, cụ thể hơn về căn cứ ly hôn: Điều 55 về thuận tình ly hôn; Điều 56 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên Pháp luật đã quy định cụ thể chi tiết về quyền nghĩa vụ của các bên trước khi ly hôn, cũng như các căn cứ để Tòa án xác định tình trạng hôn nhân để đưa tới quyết định ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt

mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên

Tóm lại, ta có thể thấy rằng pháp luật hôn nhân gia đình nói chung và pháp luật về các căn lý ly hôn nói riêng, từ năm 1945 đến nay, các căn cứ ly

Trang 32

30

hôn đã được sửa đổi, bổ sung để trở lên hoàn thiện hơn, phù hợp với từng thời

kỳ lịch sử Căn cứ ly hôn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 là tiến bộ nhất, bởi các quy định về căn cứ ly hôn đã được quy định chi tiết, rõ ràng hơn đối với từng trường hợp: thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của một bên

1.3 Căn cứ ly hôn theo pháp luật của một số quốc gia

1.3.1 Căn cứ ly hôn theo pháp luật nước Pháp

Cộng hòa Pháp là quốc gia có nền độc lập phát triển và có ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực và thế giới Bộ luật Napoleon 1804 là sản phẩm pháp điển hóa, là khuôn mẫu để các nước khác xây dựng luật pháp

Hôn nhân là sự gắn kết đời sống của hai bên nam nữ dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, chân chính Trường hợp các bên có lỗi nghĩa là đã tự mình phá vỡ quan hệ tình cảm, hôn nhân giữa các bên

Pháp luật Pháp căn cứ trên cơ sở lỗi và xem xét đến tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồng, với các quy định “lỗi” một cách bình đẳng cho cả vợ và chồng Trường hợp vợ hoặc chồng có lỗi, một bên có quyền kiện đòi ly hôn

Điều 229 Bộ luật Napoleon quy định: “Có thể giải quyết cho ly hôn trong các trường hợp sau: ly hôn do lỗi” Điều 243 Bộ luật Napoleon quy định: “vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn khi nêu ra toàn bộ những sự việc bắt nguồn từ bên vợ hoặc chồng là do cuộc sống chung không thể tiếp tục” Một bên vợ

hoặc chồng làm đơn đến Tòa xin ly hôn trong đó nêu lỗi của bên kia, được bên kia thừa nhận lỗi trước Tòa án thì Tòa sẽ ra quyết định tuyên bố ly hôn

Trường hợp hai bên thuận tình ly hôn, không xem xét tới yếu tố lỗi:

Điều 230 Bộ luật Napoleon quy định: “Nếu hai vợ chồng cùng xin ly hôn thì phải nói rõ lý do”, quy định này có phần tiến bộ vì đã đảm bảo quyền tự do ý

chí cũng như quyền bình đẳng của các bên trong quan hệ hôn nhân Trong

Trang 33

31

trường hợp này, các căn cứ ly hôn được xác định nếu việc ly hôn do bên kia làm cho đời sống hôn nhân không thể tiếp tục và bên kia chấp nhận ly hôn thì Thẩm phán tuyên bố cho ly hôn mà không cần xem xét tới yếu tố lỗi Quy định này phù hợp với bản chất của hôn nhân theo quy định của pháp luật Pháp

là một hợp đồng dân sự

Trường hợp cả hai vợ chồng đã sống riêng biệt từ hai năm trở lên, tính

từ thời điểm có quyết định triệu tập ra tòa để giải quyết việc ly hôn (Điều 238

Bộ luật Napoleon) Từ thời điểm đó, quan hệ vợ chồng được coi là hoàn toàn chấm dứt

1.3.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật Thái Lan

Pháp luật Thái Lan coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự, vợ và chồng

có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về quan hệ nhân thân và tài sản Pháp luật Thái Lan thừa nhận hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và theo quy định của Tòa án khi một bên vợ chồng có đơn yêu cầu

Pháp luật Thái Lan rất tôn trọng nguyên tắc một vợ một chồng, đề cao

sự chung thủy của vợ chồng Điều 1516 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan quy định căn cứ để ly hôn, một trong hai bên có quyền kiện đòi ly hôn:

Thứ nhất, người chồng đã nuôi dưỡng hoặc thờ phụng một người đàn

bà khác như vợ mình hoặc người vợ có ngoại tình Pháp luật Thái Lan quy định chi tiết về các hành vi, điều kiện của vợ chồng để làm căn cứ ly hôn

Thứ hai, Căn cứ khoản 2, 3 Điều 1516 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan, vợ hoặc chồng có phạm lỗi, có hành vi đạo đức xấu, bất kể hành vi

đó có phải là một tội hình sự hay không, nếu nó gây hại cho người kia vợ hoặc chồng bị hành hạ nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, lăng mạ người kia hoặc con cái người đó

Thứ ba, nếu người vợ hoặc chồng đã rời bỏ người kia hơn một năm; bị tuyên bố mất tích hoặc rời khỏi nơi cư trú của mình hơn ba năm mà không

Trang 34

có quyền xin ly hôn, đó là nhu cầu chính đáng xuất phát từ bản thân nguyện vọng của mỗi cá nhân, từ thực tiễn của quan hệ hôn nhân

Ta có thể nhận thây điểm chung của pháp luật Thái Lan và Cộng hòa Pháp đó là chia ra hai trường hợp ly hôn theo thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên Cũng như pháp luật Pháp, pháp luật Thái Lan cũng đề cao yếu tố lỗi trong quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng Pháp luật của cả hai nước luôn đề cao sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, tôn trọng quyền ly hôn của các bên, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình

Tóm lại, qua nghiên cứu về căn cứ ly hôn theo pháp luật của Pháp và Thái Lan, ta có thể thấy đây là hai quốc gia phát triển, có những quy định tiến

bộ, mang tính nhân văn tiên tiến trong quan hệ hôn nhân, những quy định có tính dự trù sâu sa về quan hệ hôn nhân

Trang 35

33

CHƯƠNG 2 CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1 Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật HN&GĐ 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ

và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất định phải được tiến hành ở Tòa án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng cùng

có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân

Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng,

ý chí, không cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội và nhu cầu của bản thân chủ thể trong việc quyết định ly hôn; đồng thời cả hai bên đều nhận thức được hậu quả của việc ly hôn

Theo quy định của pháp luật, người vợ và người chồng cùng thuận tình

ly hôn là thể hiện rõ ý chí, ý nguyện của các bên về việc giải quyết mối quan

hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống

Trang 36

34

gia đình không hạnh phúc, cuộc sống chung có nhiều khúc mắc, không đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và họ tự nhận thức được việc ly hôn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

Căn cứ để Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn là ý chí tự nguyện của các bên, thật sự nghiêm túc và chắc chắn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối của vợ và chồng trong việc thuận tình ly hôn bảo đảm thật sự tự nguyện ly hôn Trong quá trình hòa giải, thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh cần thiết, thậm chí có thể tìm hiểu để làm rõ động cơ xin ly hôn của các đương sự

Cũng trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con Quy định này có nghĩa rằng thỏa thuận của hai bên vợ chồng là việc thống nhất quan điểm về toàn bộ các vấn đề: “tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ

sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con”

Về vấn đề tài sản: các bên sẽ tiến hành tự thỏa thuận dựa trên những nguyên tắc chung mà pháp luật dân sự đã quy định tại BLDS 2005 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp

vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc sau: một là, hoàn cảnh

Trang 37

35

của gia đình và của vợ, chồng; hai là, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Việc nội trợ của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên

có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Vấn đề con cái: về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được các đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa ghi nhận trong bản án Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Bên còn lại – tức là bên không được trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện kinh tế hoặc theo thoả thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành

Về vấn đề bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con: Quy định của luật HN&GĐ về việc thuận tình ly hôn cũng đã hướng tới việc bảo vệ quyền

làm mẹ của người vợ bằng việc quy định “chỉ cho phép vợ chồng đồng thuận

ly hôn khi đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người vợ và con”

Khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về nguyên tắc

vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em: “4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình” Quy định về căn cứ ly hôn khi đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và

con đã thể hiện tính thống nhất, quy định chặt chẽ của pháp luật hôn nhân và gia đình

Trang 38

36

Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền phụ nữ và trẻ em đồng thời ban hành những quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện các quyền phụ nữ và trẻ em trên thực tế.Trẻ em

có vai trò quan trọng đối với gia đình, với xã hội, với quốc gia và thế giới Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly hôn phải được đặc biệt quan tâm

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, cả vợ và chồng đều thống nhất và đồng thuận trong việc giải quyết các hậu quả của việc ly hôn: hai bên thật sự

có ý nguyện ly hôn, không bị cưỡng ép hay chi phối bởi yếu tố nào khác; hai bên phân chia tài sản rõ ràng, không có khúc mắc gì; hai bên cùng nhau thỏa thuận đầy đủ về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Với những điều kiện đặt ra như trên mà thật sự có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ và con thì Tòa án nhất trí giải quyết cho vợ chồng ly hôn Tuy nhiên, pháp luật lại quy định chặt chẽ hơn, nếu trong trường hợp những vấn đề đã nêu trên mà không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ, người con thì Tòa án sẽ xem xét lại việc thuận tình ly hôn của hai bên

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con” Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng, không bảo đảm

quyền lợi chính đáng của vợ và con là việc thỏa thuận về tài sản, nhân thân, con cái của hai bên làm ảnh hưởng hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của vợ

và con Thông qua quy định này, ta có thể thấy được pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có xu hướng bảo vệ phụ nữ và trẻ em – “thế yếu” trong quan hệ hôn nhân và gia đình Không chỉ dừng lại ở đó, việc ghi nhận của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn còn là sự tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc

Trang 39

Ví dụ: trường hợp anh A và chị B thỏa thuận về việc ly hôn, hai bên thỏa thuận về việc con chung là C đủ 6 tuổi – chưa thành niên, sẽ do chị B nuôi nấng, tuy nhiên, do tính chất công việc của chị B là thường xuyên đi công tác, không có thời gian chăm sóc con cái; kinh tế khó khăn hơn anh A vì phải nuôi mẹ già Như vậy, thỏa thuận của A và B là không hợp lý, không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của C

Trong trường hợp hòa giải tại Tòa mà không thỏa thuận được một trong các điều kiện trên thì Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải không thành Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung

Trường hợp sự thỏa thuận không thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thẩm phán có thể đi đến quyết định bác đơn xin thuận tình ly hôn của các bên; tuy nhiên, trên thực tế, thẩm phán chỉ bác đơn khi đã xem xét thỏa thuận ban đầu và đã yêu cầu các bên về việc sửa đổi những chi tiết cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con mà các bên không sửa đổi hoặc sửa đổi không thỏa đáng Trong trường hợp các

Trang 40

Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay

vì tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình nên đã quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của họ của người làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những lầm lỗi, tha thứ cho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản Nếu hoà giải thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà

án lập biên bản hoà giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 10, Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011)

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn tiến hành hoà giải Việc cho ly hôn trong trường hợp thuận tình này đối với Tòa

án là không phải dễ, bởi vì khó có thể định lượng khi chỉ dựa trên yếu tố thỏa thuận tự nguyện thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng mâu thuẫn vợ chồng đến đâu, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến cấp độ nào và gắn với việc thỏa thuận của họ đến đâu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Ngày đăng: 25/05/2016, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w