1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

87 855 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Khái niệm 2 : “Hợp đồng Factoring là hợp đồng theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị bao thanh toán factor, có thể với mục đích nhận tài trợ thư

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN(FACTORING) 4

1.1.Sự ra đời và phát triển của factoring 4

1.2.Những nội dung cơ bản vềfactoring 7

1.2.1.Khái niệm vềfactoring 7

1.2.2.Đặc điểm của factoring 9

1.2.3.Sự khác nhau cơ bản giữa factoring và một số hình thức tài trợ thương mại khác 10

1.2.4.Chức năng của factoring 11

1.2.5.Phân loại Factoring 12

1.2.6.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring phổ biến trong thực tế 15

1.2.7.Lợi thế của factoring trong thương mại quốc tế 18

1.3.Rủi ro trong nghiệp vụ factoring 22

1.3.1 Rủi ro từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ factoring 22

1.3.2 Rủi ro từ phía người mua 22

1.3.3.Rủi ro từ phía ngân hàng, hay đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring 23

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ factoring 23

1.4.1 Các nhân tố khách quan 23

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 24

1.5.Kinh nghiệm về hoạt động factoring trên thế giới 24

1.5.1 Tình hình hoạt động factoring trên thế giới 24

1.5.2 Kinh nghiệm về hoạt động factoring của một số quốc gia trên thế giới 27

1.5.3.Các bài học kinh nghiệm cho hoạt động factoring tại Việt Nam 30

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 33

Trang 2

2.1 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam 33

2.1.1 Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động factoring tại Việt Nam .33

2.1.2 Các quy định cơ bản về factoring trong các văn bản luật và dưới luật 34

2.2 Thực trạng hoạt động factoring tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam 36

2.2.1 Số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ factoring 36

2.2.2 Quy trình thực hiện factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 39

2.2.3 Quy mô, doanh số Factoring 45

2.3 Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ factoring 48

2.3.1.Rủi ro tín dụng 48

2.3.2.Rủi ro gian lận 49

2.3.3.Rủi ro thu nợ 49

2.3.4.Rủi ro thanh khoản 49

2.3.5.Rủi ro ngoại hối 49

2.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 50

2.4.1 Kết quả đạt được 50

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 51

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động factoring 53

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 56

3.1 Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 56

3.2 Triển vọng áp dụng nghiệp vụ factoring tại Việt Nam 57

3.2.1 Năng lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam 57

3.2.2 Nhu cầu về dịch vụ factoring ngày càng tăng 60

Trang 3

3.3 Giải pháp phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam 61

3.3.1 Giải pháp chủ yếu 61

3.3.2 Giải pháp hỗ trợ 74

3.4 Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 77

3.4.1 Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77

3.4.2 Những kiến nghị với các ngân hàng thương mại Việt Nam 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Bảng 1.1 : Doanh số factoring trên thế giới giai đoạn 2007-2011 25

Bảng 1.2 : Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế giới giai đoạn 2007-2011 25

Bảng 1.3 : Doanh số Factoring của các quốc gia hàng đầu châu Á giai đoạn 2006-2010 26

Bảng 1.4 : Số lượng khách hàng của dịch vụ factoring tại Anh năm 2011 28

Bảng 2.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ factoring giai đoạn 2007-2011 37

Bảng 2.2 : Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của ACB 39

Bảng 2.3 : Biểu phí/lãi suất dịch vụ của Vietcombank 42

Bảng 2.4 : Doanh số factoring tại Việt Nam trong giai đoạn 2005– 2011 45

Bảng 2.5 : Doanh số factoring xuất nhập khẩu của Vietcombank giai đoạn 2007-2011 47

Bảng 2.6 : Doanh số nghiệp vụ factoring nội địa của ngân hàng VIB 48

Bảng 3.1 : Quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 58

Bảng 3.2 Tỷ lệ CAR một số ngân hàng thương mại Việt Nam 58

Bảng 3.3 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số ngân hàng thương mại 59

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán FCI giai đoạn 2007 - 2011 6

Biểu đồ 1.2: Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn thếgiới giai đoạn 2007 - 2011 7

Biểu đồ 1.3: Thị phần doanh số factoring các châu lục trên thế giới năm 2011 26

Biểu đồ 1.4 : Tình hình doanh số factoring của một số nước Asean 27

Biểu đồ 1.5 : Doanh số factoring của Anh trong năm 2011 28

Biểu đồ 1.6 : Doanh số factoring của Ý trong giai đoạn 2007 - 2011 29

Biểu đồ 1.7 : Doanh số factoring của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011 30

Biểu đồ 2.2 : Doanh thu Factoring theo nhóm dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 46

Trang 5

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống một đơn vị bao

thanh toán 15

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống hai đơn vị bao thanh toán 17

Sơ đồ 2 1a: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước của ACB 40

Sơ đồ 2.1b: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu của ACB 41

Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước của Vietcombank 43

Sơ đồ 2.3: quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank 43

Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank 44

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài.

Trên thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo.Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế từng bước được đẩy nhanh Đầu tư, lưu chuyển hànghóa, dịch vụ lao động và vốn ngày càng được mở rộng Bên cạnh đó, khoa học kỹthuật phát triển, nhất là sự phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu của công nghệ thôngtin và thị trường tài chính đã tác động lớn tới cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thếgiới, mở ra những cơ hội mới cho những quốc gia đang phát triển Việt Nam cũng

là một quốc gia đang phát triển, đang đứng trước những cơ hội ấy Tuy nhiên, tìnhhình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều những yếu tố phức tạp, các tranhchấp, xung đột xảy ra thường xuyên gây mất ổn định không chỉ về mặt chính trị, màcòn về kinh tế tới nhiều nơi trên thế giới Các nước lớn, với những lợi thế cạnhtranh nhất định,luôn tìm cách áp đặt các rào cản thương mại với các nước nghèo vàcác nước đang phát triển Đứng trước những cơ hội và thách thức ấy, đẩy mạnh tăngtrưởng kinh tế một cách hiệu quả và bền vững , nâng cao vị thế của mình trong khuvực và trên trường quốc tế là mục tiêu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay

Có thể nói, đối với một quốc gia đang phát triển, lĩnh vực tài chính ngânhàng được coi như là một “mạch máu” của nền kinh tế Với các bước tiến rõ rệttheo ba xu hướng : một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính; hai là ,phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại; ba là, mở rộng các dịch vụngân hàng quốc tế, lĩnh vực này đã dần trở thành một lĩnh vực quan trọng đối vớimục tiêu phát triển bền vững Bên cạnh đó, để gặt hái được những thành công hơnnữa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiệnnay luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình bằng chiến lược đa dạng hóa sảnphẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Bao thanh toán là một sản phẩm đượcđưa vào chiến lược phát triển của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây.Mặc dù, trên thị trường tài chính ngân hàng quốc tế, bao thanh toán không còn mới

mẻ, nhưng ở Việt Nam, dịch vụ này vẫn còn khá mới lạ và việc phát triển dịch vụvẫn còn gặp nhiều khó khăn với lượng doanh số còn khiêm tốn Với mục tiêunghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn dịch vụ bao thanh toán, em đã chọn đề tài “Nghiệp

Trang 7

vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thươngmại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán(Factoring)

Thứ hai, nghiên cứu về thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) tạicác ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá chung về tình hình phát triển, nhữngthành tựu đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiệnphát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring)

Thứ ba, đề xuất một số những giải pháp và đưa ra một số những kiến nghịnhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán (Factoring) tại các ngân hàng thương mạiViệt Nam

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Dịch vụ bao thanh toán được phổ biến dưới hai hình thức : Factoring vàForfaiting Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ tập trung vào một hìnhthức của hoạt động bao thanh toán : Factoring trong giai đoạn 2007 - 2011 Vì vậy,thuật ngữ “Bao thanh toán”được sử dụng trong khóa luận đồng nghĩa với

“Factoring” và thuật ngữ “Factor” sẽ được hiểu là các đơn vị bao thanh toán cungcấp dịch vụ Factoring

Phương pháp nghiên cứu :

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thống kê, tổng hợp, sosánh, phân tích, đối chiếu kết hợp với việc minh họa bằng sơ đổ, bảng biểu nhằmmục đích làm vấn đề trở nên rõ ràng hơn, trực quan hơn

Bên cạnh đó, dựa trên việc tham khảo, trao đổi ý kiến với cán bộ tác nghiệptài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, nênnhững số liệu nghiên cứu được tập hợp chính xác hơn

Kết cấu của khóa luận :

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóaluận được thể hiện qua ba chương như sau:

C

hương I : Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trang 8

ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới PGS.TS Nguyễn ThịQuy, cô đã góp ý cho em rất nhiều về mặt kết cấu, nội dung đề tài, và những kiếnthức cần thiết để em có thể hoàn thành được khóa luận này

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên

Hoàng Hải Ly

Trang 9

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH

TOÁN(FACTORING)1.1.Sự ra đời và phát triển của factoring.

Một số học giả cho rằng nghiệp vụ bao thanh toán bắt nguồn từ khoảng 2000năm về trước dưới thời đế chế La Mã, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoahồng Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng Factoring bắt đầu hình thành từnền văn minh Mesopotamia cách đây 4000 năm, một nền văn minh đầu tiên phátminh ra chữ viết, hình thành các luật lệ thương mại, cũng như các quy tắc nhà nước

Khái niệm factor xuất phát từ động từ tiếng Latin facio, có nghĩa là “he who does

thing” Hầu hết các quốc gia văn minh thời bấy giờ coi trọng buôn bán, đều đã ứngdụng một số những phương thức tương tự như phương thức bao thanh toán hiện giờ,

ví dụ điển hình là người Roman đã từng bán giảm giá tờ thương phiếu Tuy có hailuồng ý kiến về lịch sử hình thành của bao thanh toán, nhưng hầu hết các học giảđều thống nhất ở quan điểm Factoring có nguồn gốc từ sự phát triển thương mạiquốc tế, trong đó, hình thức sơ khai ban đầu là việc sử dụng các đại lý thương mại ởnước ngoài làm factor

Vào thế kỷ 15, bao thanh toán phát triền mạnh ở Anh dưới hình thức ứng trảtrước một phần cho người ủy nhiệm (hay còn gọi là người cung ứng sản phẩm)

Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chủ nghĩa thực dân Mỹ, đó là tiền đềthúc đẩy sự phát triển của bao thanh toán trong khoảng thời gian này Khi Mỹ mởrộng biên giới phía Tây, kéo theo khoảng cách giữa châu Âu và thị trường Mỹ trởlên lớn hơn, đồng nghĩa với sự giảm mức độ tin cậy về tín dụng đối với các kháchhàng Mỹ của các nhà sản xuất ở châu Âu Một sự bảo đảm cho khoản tín dụngthương mại cho các nhà sản xuất châu Âu là cần thiết Bởi vậy, để giảm mức độ longại bởi vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất cho tới khi thu hồi được khoản tiềnbán hàng ngày một dài hơn, những đại lý bao thanh toán ở Mỹ đã đứng ra thành lậpmột tổ chức để cung cấp cho các nhà sản xuất châu Âu những dịch vụ tài chính,marketing, trong đó bao gồm cả nghiệp vụ bao thanh toán

Trong khoảng thời gian thế kỷ 17, 18, sự giao lưu thương mại quốc tế giữacác nước châu Âu và các khu vực khác trên thế giới được đẩy mạnh Do hạn chế về

Trang 10

thông tin liên lạc, và phương tiện vận chuyển hàng hóa, nên nhà xuất khẩu phải chỉđịnh các đại lý thương mại tại các thị trường nước ngoài, cho phép các đại lý nàyđược quyền bán hàng của họ trên cơ sở tín dụng thương mại và hóa đơn thương mạicủa chính các đại lý, đồng thời cũng bắt các đại lý phải chịu trách nhiệm về cáckhoản tín dụng thương mại này bằng khoản tiền ứng trước để trả cho phí cảng,thuế, và tiền hàng cho họ

Thế kỷ 19 đánh đấu một sự biến chuyển mạnh mẽ của factoring thông quacác đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, hay trong các ngành công nghiệpđiện, hóa chất, sợi tổng hợp Và khi nền kinh tế Mỹ vững mạnh, các mối quan hệ

lệ thuộc giữa Mỹ và Châu Âu không còn tồn tại nữa, nhu cầu sử dụng các đại lýthương mại tại thị trường nước ngoài đã giảm xuống Nhờ vào những nguồn lựctrong nước, và việc áp đặt biểu thuế gắt gao với hàng hóa nước ngoài, nhu cầu nhậpkhẩu hàng hóa giảm xuống Các đại lý bao thanh toán bấy giờ đã điều chỉnh dịch vụcủa mình theo nhu cầu của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các hoạt động tíndụng, thu nợ, kế toán Factoring nội địa ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu bán hàngtrong phạm vi biên giới một quốc gia

Đầu thế kỷ 20, bao thanh toán phát triển rộng hơn sang các ngành côngnghiệp khác, như phụ kiện, đồ may mặc, đồ nội thất Các đại lý bao thanh toánđưa ra hình thức bao thanh toán mua lại các khoản phải thu dựa trên cơ sở hóa đơnthương mại Từ đó, bao thanh toán đã thực sự có một chỗ đứng vững vàng trongcác hoạt động thương mại

Hiện nay, các đơn vị bao thanh toán tồn tại dưới nhiều hình thức : một phòngban của một tổ chức tài chính lớn, hay tồn tại độc lập như một doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ bao thanh toán Số lượng các factor trên thế giới có xu hướng ngàycàng gia tăng nhanh với mức lãi suất tăng cao Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụbao thanh toán dẫn tới nhu cầu cấp thiết thành lập Hiệp hội bao thanh toán

Đầu năm 1960, tổ chức các nhà bao thanh toán quốc tế IFG (InternationalFactor Group) ra đời với gần 70 thành viên là những ngân hàng, đơn vị bao thanhtoán độc lập của 47 quốc gia trên toàn thế giới Với mục tiêu giúp các đơn vị baothanh toán thuận lợi trong quá trình hợp tác, IFG lập ra hệ thống bao thanh toán haiđơn vị, hay còn gọi là hệ thống dịch vụ bao thanh toán quốc tế

Trang 11

FCI (Factors Chain International) – Hiệp hội bao thanh toán thế giời đượcthành lập năm 1986, đứng ra tập hợp các công ty bao thanh toán độc lập với nhau.Ngay từ những ngày đầu thành lập, FCI đã xác định được mục tiêu hoạt động củamình :

(i) Đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mang tính toàn cầu.

(ii) Giúp các thành viên trong Hiệp gội giành được lời thế cạnh tranh trong tài trợ thương mại thông qua việc : thiết lập mạng lưới các nhà bao thanh toán

hàng đầu thế giới, xây dựng mạng lưới thông tin tiện ích, hiện đại để kết nối các nhàbao thanh toán với nhau, thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ và khôngngừng giới thiệu quảng bá bao thanh toán như là một phương thức tối ưu trong tàitrợ thương mại

Cho tới nay, FCI đã trở thành một Hiệp hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới

sư phát triển của bao thanh toán trên thế giới với 255 đơn vị bao thanh toán của 69quốc gia trên toàn thế giới Hiện nay, tổng doanh số bao thanh toán của các thànhviên trong Hiệp hội chiếm tới 80% doanh số bao thanh toán toàn cầu

Biểu đồ 1.1 : Doanh số bao thanh toán FCI giai đoạn 2007 - 2011.

ĐVT : Triệu EUR

(Nguồn : www.factors-chain.com , Annual Review 2011)

Trang 12

Biểu đồ 1.2 : Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn thếgiới

giai đoạn 2007 - 2011.

2007 : 58% 2008 : 59% 2009 : 59% 2010 : 56% 2011 : 57%

(Nguồn : www.factors-chain.com , Annual Review 2011)

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy đượ sự phát triển của Hiệp hội bao thanhtoán FCI hay sự chiếm ưu thế của FCI trong thị trường bao thanh toán trên toàn thếgiới

1.2.Những nội dung cơ bản vềfactoring.

1.2.1.Khái niệm về factoring.

Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, hay các doanh nghiệp ở nhữngnước phát triển trên thế giới, khái niệm bao thanh toán đã trở nên phổ biến Tuynhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu

ở Việt Nam Vậy thực chất bao thanh toán là gì và dịch vụ bao thanh toán đượccung cấp nhằm mục đích gì Để trả lời cho những câu hỏi trên, trước hết cần làm rõbằng một số khái niệm về bao thanh toán

Khái niệm 1 : “Hợp đồng Factoring (Factoring contract) là hợp đồng giữa

đơn vị bán và đơn vị bao thanh toán (Factors), theo đó, người bán có thể chuyểnnhượng cho các đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồngmua bán hàn hóa/dịch vụ giữa người bán và người mua hàng Đơn vị bao thanh toánphải thực hiện ít nhất 2 trong 4 chức năng sau : (i) tài trợ cho bên bán, bao gồm cáckhoản vay và thanh toán trước, (ii) quản lý các khoản liên quan tới các khoản phảithu, (iii) thu hộ các khoản phải thu, (iv) bảo hiểm rủi ro thanh toán của con nợ”(Điều 1, công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế 1998 - UNIDROITConvention on International Factoring – Ottawa, Canada, 28 May 1998)

Khái niệm 2 : “Hợp đồng Factoring là hợp đồng theo đó người bán có thể

hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị bao thanh toán (factor),

có thể với mục đích nhận tài trợ thương mại hoặc không, để nhận được ít nhất một

Trang 13

trong các chức năng sau: (i) theo dõi sổ sách các khoản phải thu, (ii) thu hộ cáckhoản phải thu, (iii) bảo hiểm rủi ro nợ xấu” (Điều 1, Quy tắc chung về Factoringquốc tế của Hiệp hội Factoring quốc tế - General Rules For International Factoring– FCI)

Khái niệm 3 : “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán

hàng thông qua lại việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên muahàng hóa, sử dụng dịch vụ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứngdịch vụ” (Điều 2, quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 về Quy chếhoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt động baothanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 6/9/2004)

Khái niệm 4 : “dựa trên quan điểm của luật và kế toán thì factoring là một

dịch vụ dựa vào những khoản phải thu được chuyển nhượng Các khoản phải thucủa người bán hàng được chuyển nhượng cho factor, do đó tạo ra một sự chuyển đổichủ nợ Một factor sẽ trở thành chủ nợ mới và độc quyền với các khoản phải thu,bao gồm cả phần phụ thuộc vào các khoản phải thu đó” (Theo cuốn MarketingInternational Factoring, 2000)

Tóm lại, từ các khái niệm trên đây, xét về các khía cạnh mà bao thanh toán

có liên quan, ta có thể hiểu bao thanh toán (Factoring) là một công cụ tài chính cung cấp cho người bán hàng hoặc một thực thể kinh doanh bốn yếu tố dịch vụ dưới đây:

- Tài trợ vốn lưu động.

- Dịch vụ thu hộ tiền thanh toán từ người mua hàng.

- Dịch vụ quản lý số bán hàng.

- Dịch vụ bảo đảm rủi ro.

Sự khác nhau giữa các khái niệm chính là ở việc đơn vị bao thanh toán cungcấp nhiều hay ít số lượng các dịch vụ để được gọi là Bao thanh toán Dịch vụ baothanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên:

1 Tổ chức bao thanh toán (factor): là ngân hàng, công ty tài chính chuyên

thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến mua bán nợ Trong

Trang 14

nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị baothanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị bao thanh toán tại nước củanhà nhập khẩu

2 Người bán hay nhà xuất khẩu (seller, exporter): các doanh nghiệp sản

xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ của khách hàng nhưngchưa đến hạn thanh toán

3 Người mua hàng (người mắc nợ) hay nhà nhập khẩu (buyer, debtor, importer): hay còn gọi là người phải trả tiền, đó chính là người mua hàng hóa hay

nhận các dịch vụ cung ứng

1.2.2.Đặc điểm của factoring.

Về mặt hình thức, bao thanh toán được cung cấp chủ yếu dưới hai loại đó làfactoring và forfaiting Bản chất của hai loại bao thanh toán này có những đặc điểmkhác nhau nhất định, từ đó quyết định tới mức độ phổ biến của hai loại bao thanhtoán này trong thực tế Trên thế giới, factoring thường được áp dụng phổ biến hơn

là forfaiting

Forfaiting có thể hiểu là loại hình bao thanh toán tuyệt đối, tức là một hìnhthức tài trợ thương mại của tổ chức tín dụng cho người xuất khẩu theo phương thứcmiễn truy đòi Đối tượng áp dụng của nghiệp vụ forfaiting là các khoản phải thutrung và dài hạn có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ vớiđiều kiện các khoản phải thu phải được bảo lãnh thanh toán bởi một ngân hàng có

sử dụng dịch vụ khi khoản nợ tới ngày đáo hạn Đồng thời, tổ chức tín dụng đượcphép hưởng phần chênh lệch giữa giá trị thực tế của khoản nợ, và số tiền tổ chức tíndụng đã bỏ ra để mua khoản nợ đó

Trang 15

1.2.3.Sự khác nhau cơ bản giữa factoring và một số hình thức tài trợ thương mại khác.

1.2.3.1 Sự khác nhau giữa factoring và cho vay thông thường.

Về mặt bản chất, factoring và cho vay thông thường đều là hình thức cungcấp tín dụng cho người yêu cầu dựa trên những điều kiện, quy định nhất định Tuynhiên, hai nghiệp vụ này vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, dẫn tới những ưuthế hay những hạn chế riêng khi áp dụng trong thực tế

Chủ thể tín dụng Có hai chủ thể gắn liền với

khoản tín dụng :bên bán và bên

mua

Chỉ có một chủ thể gắn liềnvới khoản tín dụng

Hạn mức tín

dụng

Cấp hạn mức dựa trên uy tín vànăng lực bên bán và bên mua

Thu nợ Thu nợ từ bên mua hàng Thu nợ từ bên vay

Chức năng Theo dõi bán hàng và các khoản

phải thu từ bên mua

Theo dõi, kiểm tra tình hình

sử dụng vốn bên vay

1.2.3.2 Sự khác nhau giữa factoring với tài trợ các khoản phải thu.

đơn thương mại

Tài trợ thường được cấp chongười xuất khẩu dựa vào từngkhoản phải thu riêng biệt

Rủi ro tín dụng Phụ thuộc vào uy tín và khả năng

trả nợ của bên mua

Phụ thuộc vào uy tín và khảnăng tín dụng của người bán

Tráchnhiệm thu

nợ

Phụ thuộc vào loại hình factoring

áp dụng, thường là factor thu nợ

từ người mua hàng

Người bán hàng chịu tráchnhiệm cuối cùng về việc thu

nợ từ người mua hàng

Đối với nghiệp vụ tài trợ các khoản phải thu, khoản phải thu chỉ là tài sảnđảm bảo, chứ không thuộc quyền sở hữu của các tổ chức tài chính Do đó mà ngườibán sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm thu hồi nợ, cũng như chịu mọi rủi ro nếu người mua

Trang 16

không thanh toán Factoring đã khắc phục được những điểm yếu của hình thức tàitrợ thương mại này.

1.2.4.Chức năng của factoring.

Từ các công ước quốc tế, các quy định chung về nghiệp vụ bao thanh toán, ta

có thể thấy được bao thanh toán có bốn chức năng cơ bản :

(i) Bảo hiểm tín dụng.

Với chức năng này, người bán sẽ được đảm bảo về khoản tín dụng mà kháchhàng nợ mình Một khoản phải thu được bảo hiện là khi đơn vị bao thanh toán cấpcho người mua hàng một hạn mức tín dụng (mục đích để thanh toán tiền hàng), lúcngười mua ký hợp đồng mua bán hàng hóa với người bán, thì giá trị khoản phải thuphải nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức còn lại của người mua Khi đó, nếu như không cótranh chấp giữa người mua và người bán thì khoản phải thu ấy được gọi là khoảnphải thu được bảo hiểm Cần lưu ý một điều rằng, nếu khoản phải thu có giá trị lớnhơn hạn mức còn lại của người mua, thì giao dịch mua bán vẫn được thực hiện,nhưng giá trị khoản phải thu sẽ tăng thêm sẽ không được đơn vị bao thanh toán bảohiểm, tức là không thanh toán, nếu người mua mất khả năng thanh toán, hoặc khôngthanh toán trong vòng 90 ngày

(ii) Tài trợ / ứng trước.

Với chức năng này đơn vị bao thanh toán cam kết sẽ ứng trước cho ngườibán một số tiền với tỉ lệ khoảng 70 – 90% giá trị các khoản phải thu đạt tiêu chuẩn.Khi khoản phải thu được thanh toán, thì người bán sẽ nhận tiếp số tiền còn lại saukhi đã trừ đi phí và lãi

(iii) Quản trị sổ sách các khoản phải thu.

Đơn vị bao thanh toán sẽ quản lý hóa đơn, các giấy nhận nợ và các khoảnthanh toán liên quan đến người mua Khi thích hợp thì đơn vị bao thanh toán sẽ gửithông báo cho người mua về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thucho đơn vị bao thanh toán Và người mua phải thanh toán tiền cho đơn vị bao thanhtoán Người bán sẽ nhận các báo cáo hàng kỳ về tình trạng của sổ quản lý các khoảnphải thu Điều này sẽ giúp cho người bán biết được khả năng thanh toán của ngườimua

(iv) Thu nợ các khoản phải thu.

Trang 17

Một trong những vấn đề trong việc sử dụng phương thức thanh toán mở sổ làngười mua không thanh toán cho người bán khi chưa nhận được hàng hóa Đơn vịbao thanh toán sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách thay doanh nghiệp đòi nợ nếungười mua không thanh toán.

Ứng với mỗi chức năng, bao thanh toán mang lại những lợi ích nhất địnhriêng biệt, nhưng không phải lúc nào bao thanh toán cũng thực hiện đủ các chứcnăng ấy, mà còn tùy thuộc vào loại sản phẩm bao thanh toán mà đơn vị bao thanhtoán cung cấp

1.2.5.Phân loại Factoring.

1.2.5.1.Phân loại theo phạm vi hoạt động địa lý.

Factoring nội địa (domestic Factoring) : là hình thức cấp tín dụng của một

ngân hàng thương mại hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàngthông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đãđược bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa,trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốcgia

Theo khoản 2, điều 4, chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán củacác tổ chức tín dụng tại Việt Nam có giải thích “ Bao thanh toán trong nước là việcbao thanh toán dứa trên hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đóbên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản

lý ngoại hối”

Factoring quốc tế (international Factoring): là Factoring trong đó các bên

tham gia có ít nhất hai bên thuộc hai quốc gia khác nhau, dựa trên hợp đồng xuấtnhập khẩu

Theo khoản 2 điều 4 chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các

tổ chức tín dụng tại Việt Nam có quy định : “Bao thanh toán xuất nhập khẩu là việcbao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu Đơn vị bao thanh toán xuất nhậpkhẩu là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu tronghợp đồng xuất nhập khẩu Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu là đơn vị được phéphoạt động bao thanh toán, tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất nhập khẩu”

Trang 18

1.2.5.2.Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán.

Factoring có truy đòi (with recourse/ recourse Factoring) : là hình thức bao

thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trướccho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanhtoán khoản phải thu

Factoring miễn truy đòi (without recourse/ non-recourse Factoring) : là hình

thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu mọi rủi ro đối với số tiền

đã ứng trước cho bên bán khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụthanh toán khoản phải thu

Trong loại hình bao thanh toán này, đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòilại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng trong trường hợp bên mua từ chối thanhtoán các khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý

do khác không liên quan tới khả năng thanh toán của bên mua hàng

1.2.5.3.Phân loại theo phạm vi áp dụng nghiệp vụ Factoring đối với số lượng các hóa đơn của một người bán hàng cụ thể.

Factoring toàn bộ (whole Factoring) : là việc thực hiện bao thanh toán cho

toàn bộ các hóa đơn thương mại phát hành ra của một người bán hàng

Factoring một phần (partial Factoring): là việc thực hiện bao thanh toán cho

một số các hóa đơn phát hàng của người bán hàng đòi tiền một số người mua hàng

cụ thể

1.2.5.4.Phân loại theo phương thức thực hiện Factoring.

Factoring từng lần : là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực

hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phảithu của khách hàng

Factoring hạn mức : là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa

thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời giannhất định

Đồng bao thanh toán : là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng

thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung

Trang 19

ứng dịch vụ, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chứcđồng bao thanh toán.

1.2.5.5.Phân loại theo phạm vi giao dịch của factor với người mua.

Factoring công khai (disclosed Factoring) : là hình thức bao thanh toán

trong đó bên mua hàng hóa có biết về hoạt động này Theo đó, người bán hàng giaohàng cho người mua và nhận tiền ứng trước từ factor Sau đó, người mua trả tiềnhàng cho factor này

Fatoring kín (confidential/ undisclosed Factoring) : là hình thức bao thanh

toán trong đó người mua hàng không biết về dịch vụ Factoring được thực hiện.Theo đóm người bán giao hàng cho người mua, nhận tiền ứng trước từ factor, ngườimua trả tiền mua hàng cho người bán như thường lệ Sau đó, người bán chuyển sốtiền này cho factor

1.2.5.6.Căn cứ vào cách thức thực hiện.

Factoring theo phương thức thực hiện truyền thống: là hình thức bên bán và

bên mua sẽ liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanhtoán có mua lại các khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiệnmua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán

Factoring theo phương thức thực hiện phi truyền thống : là hình thức đơn vị

bao thanh toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bênbán đủ điều kiện Đơn vị bao thanh toán sẽ cấp hạn mức bao thanh toán cho cả haibên Nếu những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằmtrong tiêu chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là

số tiền ứng trước không vượt quá hạn mức bao thanh toán được cấp cho bên bán

1.2.6.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring phổ biến trong thực tế.

1.2.6.1.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán.

Nghiệp vụ Factoring theo hệ thống một đơn vị bao thanh toán được thực hiệnvới sự tham gia của ba bên bao gồm : người bán (khách hàng của factor), ngườimua (con nợ của factor), đơn vị bao thanh toán (fator) Quy trình thực hiện nghiệp

vụ này được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:

Trang 20

Sơ đồ 1.1 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống một đơn vị

bao thanh toán

(1)Người bán

(khách hàng) ( 6)

Người mua(con nợ)

(2) (4) (5) (7) (8) (11) (3) (9) (10)

Đơn vị bao thanh toán

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng và ký kết hợp đồng

(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo chính làkhoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa

(3) Đơn vị bao thanh toán thẩm định khả năng thanh toán tiền của người mua.(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồngmua bán, đơn vị bao thanh toán sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán

(5) Đơn vị bao thanh toán và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanhtoán

(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng muabán hàng hóa

(7) Người bán chuyển nhượng hóa đơn, chứng từ bán hàng, và các chứng từ khácliên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán

(8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuậntrong hợp đồng bao thanh toán

(9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán tiến hành thu hồi nợ từ ngườimua

(10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán

(11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán thanhtoán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán

Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo hệ thống một đơn vị baothanh toán chủ yếu được áp dụng cho bao thanh toán nội địa, tức có nghĩa là các bêntham gia đều nằm trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia Tuy nhiên, ngày nay,

Trang 21

khi thương mại quốc tế phát triển, nhu cầu quốc tế hóa, giao lưu kinh tế giữa cácquốc gia ngày càng được nâng cao Theo đó mà phương thức bao thanh toán theo hệthống hai đơn vị bao thanh toán phổ biến hơn và đang là một giải pháp hữu hiệutrong tài trợ thương mại quốc tế.

1.2.6.2.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring theo hệ thống hai đơn vị bao thanh toán.

Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán thường được sử dụng trong bao thanhtoán quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hóa) Trong đó xuất hiện hai đơn vị thực hiệnnghiệp vụ bao thanh toán là factor nhập khẩu và factor xuất khẩu Factor nhập khẩuchịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chínhcủa bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện việc thu nợtheo ủy quyền của factor xuất khẩu và xam kết thanh toán thay cho bên nhập khẩutrong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu

Quy trình thực hiện nghiệp vụ này được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống hai đơn vị

bao thanh toán

(1)(7)

(2) (5) (6) (8) (9) (13) (4) (10) (11)

(3)

(8)(12)

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bánhàng hóa dịch vụ

Người mua(người nhập khẩu)

Người bán

(người xuất khẩu)

Đơn vị bao thanh toán

xuất khẩu

Đơn vị bao thanh toánnhập khẩu

Trang 22

(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảmbảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cungứng dịch vụ.

(3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩucùng thực hiện hợp đồng bao thanh toán

(4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu,tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng

(5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toánvới đơn vị bao thanh toán xuất khẩu Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp nhận tàitrợ cho người bán

(6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợpđồng

(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.(8) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng và các chứng từ liên quan đến cáckhoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu

(9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theothỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán

(10)Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi

nợ từ người mua

(11)Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu

(12)Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển sốtiền còn lại cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu

(13)Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại chongười bán

1.2.7.Lợi thế của factoring trong thương mại quốc tế.

1.2.7.1.Lợi thế của factoring so với các loại hình thanh toán khác:

(i) Lợi thế về thanh toán:

Sau khi đã được đơn vị bao thanh toán chấp thuận, người bán hàng thông quaviệc bán lại các khoản phải thu cho đơn vị bao thnh toán đã làm giảm đi rất nhiềucông việc cần thực hiện Đơn vị bao thanh toán sẽ thực hiện tất cả những nhiệm vụ

đó cho người bán

Trang 23

Khi thực hiện bao thanh toán quốc tê, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu phảitạo mối quan hệ với đơn vị bao thanh toán nhập khẩu Điều này đảm bảo cho cáckhoản phải thu được thanh toán đúng hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhậpkhẩu Đây chính là tính ưu việt của bao thanh toán so với các loại hình thanh toánkhác, nó làm giảm nhẹ gánh nặng về khả năng thu hồi tiền cho người bán.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, việc thiếu thông tin

về thị trường và bên mua, đặc biệt là khả năng thu hồi nợ nhanh là những trở ngạirất lớn khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm cho khách hàng nướcngoài Đồng thời, hiện nay, trước áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bên muangày càng đòi hỏi các phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với những phươngthức truyền thống Do vậy, bao thanh toán trở thành một công cụ rất hiệu quả đốivới những nhà xuất khẩu muốn bán hàng theo phương thức trả chậm, mà lại tránhđược rủi ro

(ii) Lợi thế về tài chính :

Bao thanh toán giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được nhận vốn từngân hàng dù không có tài sản thế chấp, đồng thời, giúp họ tăng hạn mức tín dụng.Còn về phía đơn vị bao thanh toán, có thể yên tâm khi biết được vốn của mình được

sử dụng nhằm mục đích gì

Khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp được ứng trước một

số tiền của khoản phải thu để quay vòng vốn kinh doanh Điều này giúp giải quyếtđược vấn đề vốn lưu động hạn chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

1.2.7.2.Lợi ích của các bên khi sử dụng Factoring.

(i) Đối với người bán (người xuất khẩu):

Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn Lượng tiền mặt có sẵn tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Có thể coi factoring như là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thuthành tiền mặt Đối với bất kỳ người bán nào, tiền mặt có ý nghĩa rất lớn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Ở một số đơn vị cung cấp dịch vụ factoring chuyênnghiệp, người bán thậm chí còn có thể nhận được tiền ngay trong ngày đề nghị đượcbao thanh toán Nói một cách ngắn gọn, các đơn vị cung cấp dịch vụ factoring giúp

Trang 24

người bán lấp được lỗ hổng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giaohàng đến khi người mua thanh toán.

Một lợi ích nữa đó là người bán có thể giải quyết được nhu cầu về vốn, màkhông cần tài sản đảm bảo Đặc biệt đối với các quốc gia chưa phát triển, hay vẫnđang phát triển, công nghệ ngân hàng chưa đạt tới trình độ cao, việc cấp tin dụnghay không phụ thuộc phần lớn vào tài sản đảm bảo Bao thanh toán phần nào giảiquyết được những hạn chế đó Các đơn vị bao thanh toán sẽ thẩm định các mối quan

hệ mua bán, và quyết định có cấp tín dụng cho bên bán hàng hay không một cáchnhanh chóng Nguyên nhân là mối quan tâm của các đơn vị bao thanh toán thường

là tập trung vào khả năng trả nợ của bên mua hàng hơn là bên bán hàng

Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, làm cho người bán có thể quay vòng vốn nhanh,tập trung phát triển, và giảm thiểu rủi ro.

Nhiều chủ thể kinh tế khi phát triển kinh doanh lại rơi vào tình trạng thiếutiền mặt Người mua nào cũng mong muốn mua hàng với giá thấp nhất, có nguồnhàng dồi dào nhất và thời gian thanh toán tiền hàng kéo dài Nhưng chính điều đólại đẩy người bán vào tình thế khó khăn với những khoản nợ có thể mang tới rủi ro,

và không phải người bán nào cũng có thể xoay sở được với tất cả những khoản nợnày Khi đó, factoring sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp người bán vượt qua khókhăn

Những rủi ro thuộc về vấn đề này sẽ được giảm thiểu bằng cách chuyển cáchóa đơn thành tiền mặt nhờ vào dịch vụ factoring Nhờ đó mà người bán có thể tiếptục cung cấp tín dụng thương mại cho người mua mà không cần lo tới rủi ro thanhkhoản nữa Theo đó, người bán có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ sẵn sàngchấp nhận kéo dài khoảng thời hạn thanh toán cho các hóa đơn thương mại

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất.

Khi chấp nhận bán chịu cho người mua, người bán còn phải dành thời gianvào việc quản lý khoản phải thu từ người mua Nếu như người bán sử dụng dịch vụfactoring, công việc này sẽ được chuyển sang cho đơn vị cung cấp dịch vụfactoring Người bán tiết kiệm được thời gian, chi phí để duy trì và điều hành bộphận chuyên trách việc quản lý khoản phải thu của khách hàng Với kinh nghiệm,nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của mình, các đơn vị

Trang 25

cung cấp dịch vụ factoring sẽ giải quyết công việc này một cách nhanh chóng,chuyên nghiệp, hiệu quả.

Ngoài ra, các đơn vị bao thanh toán còn có thể lập các báo cáo quản lý thu nợ

và bán hàng mà không phải khách hàng được bao thanh toán nào cũng có thể thựchiện được Người bán tiếp cận được với những cơ hội giao thương quốc tế mới khibao thanh toán được áp dụng rộng rãi, và hạn chế được những rủi ro trong quan hệmua bán với các nước khác nhờ vào sự tư vấn của đơn vị bao thanh toán

(ii) Đối với người mua (người nhập khẩu):

Thứ nhất, người mua có thể giảm gánh nặng về tài chính.Nếu như người bán

ở nước ngoài, L/C vẫn là phương thức thanh toán được áp dụng rộng rãi nhất Nếungười bán yêu cầu sử dụng dịch vụ factoring, người mua không phải mở thư tíndụng, không phải trả phí mở thư tín dụng hay không phải ký quỹ

Thứ hai, người mua được chủ động với hàng hóa Người mua có thể mua

hàng, nhận hàng, sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay và chỉ phảithanh toán tiền hàng khi hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng mua bán

Thứ ba, người mua có thể đơn giản thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh

toán về một đầu mối là ngân hàng

Thứ tư, người mua giảm được công sức và chi phí trong việc quản lý sổ sách

kế toán, quản lý khoản nợ vì khi ngân hàng đã ký hợp đồng bao thanh toán với nhà

xuất khẩu thì ngân hàng có trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát khoản phải thu

từ phía người mua Khi đó, người mua có thể thỏa thuận với ngân hàng trong việcquản lý sổ sách cũng như khoản nợ của mình

(iii) Đối với đơn vị bao thanh toán.

Thứ nhất, doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị cung cấp dịch vụ factoring tăng lên nhanh chóng

Thực hiện nghiệp vụ factoring giúp những đơn vị này thu được các khoảntiền như lãi suất, phí, là một phần quan trọng giúp doanh thu hoạt động hàng nămtăng lên nhanh chóng Việc gia tăng doanh thu, đồng nghĩa với việc gia tăng lờinhuận Nhờ đó, nguồn vốn hoạt động của những đơn vị này được gia tăng Đây làmột điều rất quan trọng với các định chế tài chính trung gian bởi nó sẽ thúc đẩy khả

Trang 26

năng đầu tư vào kinh doanh, nâng cao tính thanh khoản của luồng tiền mặt của cácđơn vị bao thanh toán.

Thứ hai, nâng cao được sự cạnh tranh khi triển khai đa dạng dịch vụ.

Đơn vị cung cấp dịch vụ factoring hiện nay chủ yếu là ngân hàng thươngmại, các công ty tài chính Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị này sẽnâng cao được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh nhờ vào sự đa dạng hóa trong cácloại hình sản phẩm dịch vụ của mình

Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, đồng nghĩa với việc đơn vị bao thanhtoán cung cấp tài chính, để đổi lấy các khoản phải thu, lưu giữ sổ cái bán hàng vàtiến hành thu nợ các hóa đơn bán hàng chưa thanh toán Nếu thực hiện hoạt độngbao thanh toán thường xuyên, đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát chặt chẽ hoạtđộng kinh doanh của các khách hàng hiện có, mở rộng quy mô hoạt động và có thểtiếp cận được những khách hàng tiềm năng trong tương lai

(iv) Đối với những quốc gia áp dụng bao thanh toán.

Đối với những quốc gia có hành lang pháp lý vững chắc, cùng trình độ kinhnghiệm quản lý là trở ngại lớn cho hoạt động giao thương trong và ngoài nước Đặcbiệt là với hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế, các bên bán rất hạn chế giao dịch vớibên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu kém vì cơ sở giao dịch không đượcđảm bảo, dễ gặp phải những rủi ro Thông qua việc áp dụng bao thanh toán, vấn đềnày được cải thiện rất nhiều Cùng với vai trò, trách nhiệm tư vấn, kiểm tra,giám sátcác khoản phải thu, các khoản nợ xấu được loại trừ, rủi ro cho người xuất khẩu cũng

vì thế mà giảm đi Điều này góp phần cải thiện hình ảnh bên mua tại những quốcgia có luật thương mại kém, giúp các quốc gia này có cơ hội giao lưu buôn bánquốc tế nhờ vào sự đảm bảo về mặt tài chính và uy tín của các đơn vị bao thanhtoán

Đặc biệt , trong xu thế toàn cầu hóa, thông qua bao thanh toán, những quốcgia bên bán có thể tăng cường tài trợ trực tiếp cho bên mua để phát triển kinh tế, màvẫn đảm bảo được nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Trang 27

1.3.Rủi ro trong nghiệp vụ factoring.

1.3.1 Rủi ro từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ factoring.

Thứ nhất, rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất hiện là do người bán cố

tình gây ra, có thể vì một lý do không trung thực dẫn tới những rủi ro ấy

Thứ hai, rủi ro xảy ra do năng lực yếu kém của bên bán về mặt quản lý, sản

xuất, hay chiến lược phát triển Từ đó, kéo theo sản phẩm của bên bán không đạtđược yêu cầu như trong hợp đồng đối với bên mua đã đề ra Bởi thế mà giá trị cáckhoản phải thu theo hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ đã ký lại nhỏ hơn giá trịứng trước của đơn vị bao thanh toán đã cấp cho bên bán Đây chính là vấn đề cănbản, làm ảnh hưởng tới lợi ích của đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán

1.3.2 Rủi ro từ phía người mua.

Năng lực tài chính và đạo đức của người mua là yếu tố quan trọng trong việc

có xảy ra rủi ro từ phía người mua hay không trong quá trình thực hiện nghiệp vụbao thanh toán Nó quyết định đơn vị bao thanh toán có thể thu được các khoản phảithu một cách dễ dàng hay không Do bên mua là bên thứ ba đối với các đơn vị baothanh toán, do vậy ,quá trình tiếp cận với bên mua sẽ có những điểm không thuậnlợi Nếu như bên mua có ý định xấu trong việc thực hiện hợp đồng với bên bán, thìviệc các đơn vị bao thanh toán thực hiện nghiệp vụ này, cũng đồng nghĩa với việcmua lại rủi ro Trong hoạt động tín dụng nói chung, rủi ro đao dức là rủi ro khólường và thường gây ra những hậu quả xấu, làm mất nhiều thời gian, và chi phí chobên thiệt hại

1.3.3.Rủi ro từ phía ngân hàng, hay đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring.

Dưới góc độ là tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các tổ chức tíndụng phải thực sự có trình độ hiểu biết nhất định về nghiệp vụ, và có sự giám sátchặt chẽ với các khoản phải thu Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá khách hàng bênmua cũng là một quá trình Rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thẩm định này,nguyên nhân dẫn tới rủi ro này rất nhiều, có thể do trình độ của cán bộ thẩm địnhyếu, hoặc thẩm định không kỹ dẫn tới những kết luận sai lầm, hoặc có thể do thiếuthông tin về bên mua dẫn tới việc thẩm định không được chính xác

Trang 28

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ factoring.

(ii) Môi trường pháp lý là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của dịch vụ bao thanh toán Mỗi quốc gia cần tạo ra một môi trường pháp lý hoàn

thiện hơn, bảo đảm được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt độngbao thanh toán, đồng thời tránh được những rủi ro khi thực hiện hoạt động này

(iii) Công nghệ thông tin phát triển là một nhân tố thúc đẩy nghiệp vụ này trở nên chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn Khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng

rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống thì nó đã đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhcung cấp và sử dụng dịch vụ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính Bởi thế,côngnghệ thông tin có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của hoạt động baothanh toán Để có thể giao thương với các quốc gia phát triển – những quốc gia cóứng dụng công nghệ thông tin cao, thì các quốc gia đang phát triển, hoặc các nướcnghèo cần phải hoàn thiện hơn cơ sở hạ tầng công nghệ

(ii) Doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ bao thanh toán (người bán) và người mua cũng đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ bao thanh toán Sự quan tâm

của khách hàng với dịch vụ là rất cần thiết đối với sự phát triển của nghiệp vụ này.Bên cạnh đó, những thông tin do người bán cũng cấp cung ảnh hưởng tới hiệu quảcủa hoạt động

Trang 29

1.5.Kinh nghiệm về hoạt động factoring trên thế giới.

1.5.1 Tình hình hoạt động factoring trên thế giới.

Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI), doanh

số bao thanh toán trên toàn thế giới trong năm 2011tăng hơn 22% so với năm 2010,tương ứng với doanh số năm 2010 là 1.648.229 triệu EUR và tới năm 2011, con sốnày đạt tới 2.015.413 triệu EUR

Qua con số đó, ta có thể thấy lĩnh vực bao thanh toán tiếp tục gia tăng mạng

mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đầy ấn tượng của bao thanh toán quốc tế Điều nàycho thấy rằng những nhà xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới ngày càng trở nênquen thuộc với những tiện ích mà sản phẩm mà bao thanh toán đem lại như : tài trợvốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, và các dịch vụ nhờ thu cho người xuấtkhẩu Về phía người nhập khẩu, bao thanh toán mang lại những lợi ích được muahàng bằng hình thức ghi sổ mà không cần phải mở L/C hay sử dụng những hìnhthức thanh toán với những điều khoản ràng buộc khắt khe

Trên thế giới hiện nay có 2.503 đơn vị bao thanh toán hoạt động, đạt doanh sốhơn 1.741.137 triệu EUR bao thanh toán nội địa và 274.276 triệu EUR bao thanhtoán quốc tế

Bảng 1.1 : Doanh số factoring trên thế giới giai đoạn 2007-2011

Trang 30

nhau, việc thẩm định uy tín,khả năng tài chính dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn sovới bao thanh toán quốc tế.

Có thể nói, doanh số bao thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ do giaothương quốc tế đã quen thuộc với những phương thức thanh toán cổ điển như nhờthu, L/C, D/A, D/P Tuy vậy, ta vẫn có thể thấy được bao thanh toán quốc tế có sựtăng trưởng qua các năm đặc biệt năm 2010 tăng tới gần 49% so với năm trước,nhưng tới năm 2011, tốc độ tăng trưởng của bao thanh toán quốc tế lại giảm đi, chỉtăng 11,5% so với năm 2010

Bảng 1.2 : Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế giới

Trang 31

giảm không đồng đều qua các năm, nhưng trong năm 2010, doanh số bao thanhtoán ở châu Âu tăng trưởng vượt bậc, chiếm 63,5% doanh số bao thanh toán toànthế giới Cho tới năm 2011, tốc độ tăng trưởng của thị trường châu Âu có phầnchậm lại (tăng hơn 16,5% so với năm 2010), nhưng vẫn là châu lục đứng đầu trêntoàn thế giới về tổng doanh số bao thanh toán.Trong 5 thị trường bao thanh toánhàng đầu trên thế giới gồm Anh (266.243 triệu EUR), Trung Quốc (154,556 TriệuEUR),Pháp (153.252 Triệu EUR), Ý (143, 745 Triệu EUR), Đức (129,536 TriệuEUR) thì đã có tới 3 đại diện thuộc châu Âu với nước đứng đầu về doanh số là Anh.

Bảng 1.3 : Doanh số Factoring của các quốc gia hàng đầu châu Á giai đoạn

Tại các nước Asean, dịch vụ bao thanh toán còn phát triển chậm Singapore

là nước có doanh số bao thanh toán lớn nhất trong khu vực Asean Các quốc gia

Trang 32

Thái Lan, Malaysia cũng có doanh số cao trong khu vực Asean Việt Nam là nước

có doanh số bao thanh toán thấp nhất trong bốn nước trên Trong vòng bốn năm

2006 -2009., doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng trưởng nhanh, là một thịtrường đầy hứa hẹn Tuy nhiên cho tới năm 2010, doanh số bao thanh toán lại giảmtới 31% so với năm 2009 Nhưng tới năm 2011, ta lại có thể thấy được dấu hiệuphục hồi của thị trường bao thanh toán Việt Nam

1.5.2 Kinh nghiệm về hoạt động factoring của một số quốc gia trên thế giới.

Kinh nghiệm hoạt động facoring của Anh.

Trong nhiều năm gần đây, Anh Quốc luôn là nước đứng đầu trên thế giới vềdoanh số bao thanh toán theo tổng kết hàng năm của FCI Ở Anh đã thành lập Hiệphội các nhà bao thanh toán Anh Quốc (ABF - Association Bristish Factors) ngay từnhững năm 1976 Đến nay, Hiệp hội này đã sáp nhập cùng CFA European Chapter,

và đổi tên thành Hiệp hội tài chính trên cơ sở giá trị tài sản – ABFA (Asset BasedFinance Association), đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khả năng cung cấp cácdịch vụ hỗ trợ tài chính của các đơn vị bao thanh toán Anh Quốc

Trở thành thành viên của ABFA, các đơn vị hoạt động bao thanh toán AnhQuốc có được một mạng lưới thông tin rộng lớn và chính xác về các khách hàng.các thông tin mới nhất về chính sách, pháp luật của các quốc gia trên thế giới chocác đơn vị bao thanh toán để hỗ trợ tối đa cho các đơn vị này

Biểu đồ 1.5 : Doanh số factoring của Anh trong năm 2011.

(ĐVT: Triệu EUR)

(Nguồn : www.abfa.org.uk ABFA Quarterly statistic 2011)

Trang 33

Bảng 1 4: Số lượng khách hàng của dịch vụ factoring tại Anh năm 2011.

(ĐVT: Triệu EUR) Factoring nội địa Factoring quốc tế

(Nguồn : abfa.org.uk ABFA Quarterly statistic 2011)

Kinh nghiệm về hoạt động factoring của Ý.

Sự thành công của hoạt động factoring ở Ý là nhờ vào sự nỗ lực của các đơn

vị bao thanh toán trong việc làm hài lòng khách hàng bằng các nâng cao chất lượngdịch vụ của mình như : giảm thủ tục thực hiện hoạt động, thực hiện nghiệp vụ chủyếu qua mạng Internet Bên cạnh đó, các đơn vị bao thanh toán ở Ý cũng rất chú ýđầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại Bởi thế mà, quy mô của hoạt độngfactoring trên toàn quốc có tốc độ tăng đáng kể

Biểu đồ 1.6 : Doanh số factoring của Ý trong giai đoạn 2007 - 2011.

(ĐVT: Triệu EUR)

(Nguồn : www.factors-chain.com , Annual Review 2011)

Trang 34

Có ba nhóm công ty bao thanh toán trên thị trường Ý : nhóm ngân hàng(banking), nhóm công nghiệp (captive) và nhóm độc lập (independent) Nhóm côngnghiệp được hình thành bởi những tập đoàn công nghiệp lớn, hoạt động bao thanhtoán với các nhà cung cấp và chính các tập đoàn đã hình thành nên nó Luật phápcủa Ý rất ủng hộ cho nhóm công ty bao thanh toán này, cho phép người mua ngăncản các nhà cung cấp ký hợp đồng bao thanh toán với các đơn vị bao thanh toánkhông thuộc tập đoàn của mình Tuy nhiên, hoạt động bao thanh toán của ngànhngân hàng vẫn hiệu quả hơn do có vốn dồi dào, mạng lưới phân phối , sản phẩmdịch vụ đa dạng, công nghệ cao hơn

Kinh nghiệm hoạt động factoringcủa Trung Quốc.

Theo thống kê năm 2011 của FCI, Trung Quốc là một trong những nước có

số lượng các đơn vị bao thanh toán lớn nhất trên thế giới Điều này đã phần nàophản ánh được sự phát triển của hoạt động bao thanh toán tại Trung Quốc.Ngoài ra,doanh số bao thanh toán của Trung Quốc cũng nằm trong top 5 thế giới

Biểu đồ 1.7 : Doanh số factoring của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011.

(ĐVT: Triệu EUR)

(Nguồn : www.factors-chain.com , Annual Review 2011)

Thành công của các đơn vị hoạt động factoring tại Trung Quốc là kết quả củachiến lược marketing và quy trình thanh toán hiệu quả Không chỉ dừng lại ở bao

Trang 35

thanh toán trong nước, các công ty bao thanh toán hàng đầu ở Trung Quốc còn mởrộng thị trường sang Mỹ, Anh, và Hồng Kong.

1.5.3.Các bài học kinh nghiệm cho hoạt động factoring tại Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽthời gian gần đây của nhiều quốcgia trên thế giới, bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tài chính có tiềm năng pháttriển, mang lại nhiều lợi ích Đã có rất nhiều các quốc gia trên thế giới thành côngtrong việc đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ phổ biến Tuy nhiên, mỗi quốcgia lại có những đặc điểm riêng về lãnh thổ, con người, điều kiện kinh tế do đó,bao thanh toán ở mỗi quốc gia cũng có những đặc điểm riêng biệt Bởi vậy mà tacần học hỏi các quốc gia đã có kinh nghiệm phát triển dịch vụ bao thanh toán thànhcông một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

1.5.3.1.Duy trì nhu cầu ổn định và đáng kể với nghiệp vụ factoring.

Nhu cầu về tín dụng trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu luôn là vấn

đề cấp thiết với doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp muốn cạnh tranh bằngphương thức bán hàng trả chậm Thực tế ấy đã mở ra cơ hội phát triển cho các hìnhthức tài trợ thương mại mới như factoring, góp phần thỏa mãn được nhu cầu hỗ trợphát triển sản xuất kinh doanh Để đẩy mạnh được nhu cầu sử dụng dịch vụfactoring cũng như duy trì nhu cầu đó ở mức ổn định thì trước hết cần phải tạo rađược một môi trường kinh tế- xã hội với mức tăng trưởng kinh tế hợp lý

Anh Quốc là một ví dụ cho bài học kinh nghiệm này Kinh tế Anh là nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa, phát triển sớm trên thế gới với nhiều thành tựu khoa họccông nghệ Quốc gia này luôn giữ được mức độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao

so với các nước EU Điều này kéo theo nhu cầu lớn về vốn, và cũng đồng nghĩa vớiviệc là tiền đề cho dịch vụ factoring phát triển

1.5.3.2.Phát triển và mở rộng các đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring.

Đây là bài học rất quan trọng, có ý nghĩa đối với giai đoạn hình thành vàtriển khai dịch vụ này Nhiều quốc gia đã đẩy mạng việc triển khai dịch vụfactoring tại các ngân hàng hoặc các công ty con thuộc ngân hàng để huy động lợithế sẵn có như trường hợp của Anh và Trung Quốc và Ý

Trang 36

Hiện nay những đơn vị thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam chủ yếu là cácngân hàng thương mại, chỉ có một số ít các công ty của các tâp đoàn lớn như Tậpđoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hay Tập đoàn Điện lực cung cấp dịch vụ này TạiAnh Quốc đặc biệt là tại Ý, thành phần tham gia cung cấp dịch vụ factoring rất đadạng, có thể là các ngân hàng, các công ty con của các ngân hàng, các công ty tàichính, và một số các công ty tư nhân Điều này phần nào đã giúp cho Anh Quốc cóthế tận dụng tối đa được uy tín những ngân hàng sẵn có, hệ thống đại lý đã thiết lập,các nghiệp vụ liên quan tới tín dụng chuyên nghiệp, thanh toán quốc tế Đó là cơ sở

về nguồn nhân lực, hạ tầng, thông tin cần thiết để triển khai một cách chuyênnghiệp và thành công loại dịch vụ này

từ rất sớm đã tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của thị trường factoring

1.5.3.4.Xây dựng hiệp hội liên kết mang tầm cỡ quốc gia.

Các đơn vị thực hiện factoring ở Anh Quốc đã sớm nhận thức được tầm quantrọng của việc thành lập hiệp hội liên kết Sự ra đời của hiệp hội không chỉ hỗ trợ vềmặt thông tin mà còn bổ trợ về mặt kiến thức, cập nhật những đổi thay của thịtrường kịp thời, đồng thời tư vấn về pháp luật cho các đơn vị cung cấp dịch vụ này

Trang 37

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN (FACTORING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.1 Cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.1.1 Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động factoring tại Việt Nam.

 Luật các tổ chức tín dụng

Hiện nay, các đơn vị thực hiện hoạt động bao thanh toán trên thế giới nóichung, và Việt Nam nói riêng hầu hết là các hệ thống ngân hàng thương mại, haycác công ty tài chính, các tổ chức tín dụng Các tổ chức tài chính này hoạt động tuânthủ theo luật các tổ chức tín dụng Tại Việt Nam, các tổ chức tài chính này tuân theoLuật các tổ chức tín dụng 2010

 Các văn bản dưới luật

Với hoạt động bao thanh toán, quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN banhành ngày 6 tháng 9 năm 2004 là cơ sở pháp lý rõ ràng, và riêng biệt Tất cả cácđơn vị khi tham gia hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam đều phải tuân theo quyđịnh này Quy chế này được chia thành 6 chương, 28 điều, đã đề cập tới những vấn

đề cơ bản trong hoạt động factoring tại Việt Nam, bước đầu tạo được cơ sở pháp lý ,giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện bao thanh toán theo một quyđịnh chung

Tuy nhiên, văn bản pháp luật này vẫn còn nhiều hạn chế Văn bản này đãđược bổ sung bằng Công văn số 676/NHNN-CSTT ban hành ngày 28/6/2005 vềviệc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toáncủa ngân hàng thương mại Công văn nhằm hướng dẫn các ngân hàng thương mại,ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các công tytài chính thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn với cáchợp đồng bao thanh toán

Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 được ban hành nhằmsửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức

Trang 38

tín dụng Quyết định này đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Quyếtđịnh số 1096/2004/QĐ – NHNN.

2.1.2 Các quy định cơ bản về factoring trong các văn bản luật và dưới luật.

Điều kiện để các ngân hàng được phép thực hiện factoring.

Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trongnước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau :

- Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gầnnhất dưới 5%, không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạtđộng ngân hàng

- Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực tài chính ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tàuchính ngân hàng nhưng đã khắc phục được

Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu : ngoài các điều kiện quyđịnh đối với hoạt động bao thanh toán trong nước, đơn vị xin thực hiện bao thanhtoán xuất nhập khẩu còn phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Đơn vị thực hiện hoạt động factoring.

Tổ chức thực hiện hoạt động factoring là các tổ chức tín dụng được thành lập

và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm:

- Ngân hàng thương mại nhà nước

- Ngân hàng thương mại cổ phần

- Ngân hàng liên doanh

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

- Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

Bên cạnh đó còn có ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Namtheo Luật tổ chức tín dụng

Tại Việt Nam hiện nay, đơn vị chủ yếu thực hiện nghiệp vụ này vẫn là cácngân hàng thương mại Số lượng các công ty tài chính tham gia còn chưa nhiều, chỉ

có một số các công ty tài chính của các tập đoàn lớn như Công ty tài chính dầu khíViệt Nam (PVFC), Công ty tài chính cổ phần Điện lực

Trang 39

Đối tượng cung cấp dịch vụ factoring.

Nhìn chung các ngân hàng ở Việt Nam đều chấp nhận cung cấp dịch vụ nàycho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, dịch vụ :

- công ty trách nhiệm hữu hạn

- công ty cổ phần

- doanh nghiệp tư nhân

- doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- doanh nghiệp nhà nước

- hợp tác xã

- công ty hợp danh

- các pháp nhân nước ngoài

Điều kiện của các khoản phải thu.

Theo đúng như Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số30/2008/QĐ-NHNN, các ngân hàng cung cấp dịch vụ factoring đều đưa ra nhữngđiều kiện của các khoản phải thu là các khoản phát sinh từ hợp đồng mua bán hànghóa, dịch vụ hợp pháp Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đó phải có quy địnhđược phép chuyển nhượng khoản phải thu hoặc không quy định Bên cạnh đó, cáckhoản phải thu được phép bao thanh toán không nằm trong các trường hợp dưới đây:

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm

- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp

- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp

- Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hình thức ký gửi

- Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạnthanh toán dài hơn 180 ngày

- Các khoản phải thu đã được gán nợ, hoặc cầm cố, hoặc thế chấp

- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ

- Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vựcxây dựng, lĩnh vực tài chính theo phụ lục của văn bản pháp luật,

Trang 40

- Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không đượcchuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng.

Một số ngân hàng cũng có những quy định riêng, ví dụ như ACB thực hiệnbao thanh toán trong nước hầu hết với các mặt hàng, tuy nhiên, ưu tiên những mặthàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng

Loại hình, phương thức factoring.

Theo Điều 11, quyết định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đơn vịfactoring được thực hiện các loại hình factoring như sau :factoring có truy đòi,factoring miễn truy đòi, factoring xuất nhập khẩu, factoring nội địa

Điều 12 của Quyết định 1096 có quy định về phương thức factoring nhưfactoring từng lần, factoring hạn mức, đồng bao thanh toán

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết đều thực hiệncung cấp các dịch vụ factoring theo loại hình được quy định trong văn bản củaNgân hàng nhà nước Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước chỉcho phép một số những ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ factoring nội địanhư Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, Ngân hàng xăng dầu Petrolimex

Tùy từng ngân hàng cung cấp dịch vụ factoring có truy đòi hay miễn truyđòi Có những ngân hàng áp dụng cả hai loại factoring có truy đòi và miễn truy đòinhư ngân hàng Vietcombank, Techcombank Bên cạnh đó cũng có những ngânhàng chỉ cung cấp dịch vụ factoring có truy đòi như Eximbank, Nam Á Điều nàyphần nào phản ánh thái độ còn dè dặt của ngân hàng trước một dịch vụ mang lạirất nhiều tiện ích, nhưng lại có phần mới mẻ tại Việt Nam

2.2 Thực trạng hoạt động factoring tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2.1 Số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ factoring.

Vào cuối thập kỷ 90, một số chi nhánh những ngân hàng nước ngoài đanghoạt động tại Việt Nam đã giới thiệu dịch vụbao thanh toán cho các ngân hàngthương mại trong nước,các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam Song nghiệp vụ nàyvẫn còn mới mẻ với các công ty, các ngân hàng nên vẫn chưa được áp dụng rộngrãi

Ngày đăng: 22/05/2016, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Văn Chung, 2005, Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp phòng ngừa, Tạp chí Tài chính tiền tệ, ngày 15/7/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Văn Chung, 2005, "Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện phápphòng ngừa
2. GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, 2011, Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình, 2011, "Giáo trình Thanh toán quốc tế
Nhà XB: NXBThông tin và Truyền thông
3. TS. Đặng Thị Nhàn, 2007, Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đặng Thị Nhàn, 2007, "Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoringvà Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Minh Đức, Hệ số CAR các ngân hàng Việt Nam đảm bảo yêu cầu mới của Basel, Kinh tế Việt Nam,tháng 9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Đức, "Hệ số CAR các ngân hàng Việt Nam đảm bảo yêu cầu mới củaBasel, Kinh tế Việt Nam
5. Minh Thúy, Ngân hàng thương mại chạy đua tăng vốn điều lệ, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Thúy, "Ngân hàng thương mại chạy đua tăng vốn điều lệ, Báo Pháp luậtThành phố Hồ Chí Minh
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004, "Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN vềQuy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005, Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTT về cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005, "Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTTvề cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanhtoán của tổ chức tín dụng
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008, Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN để sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2008, "Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN đểsửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chếhoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011, Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011, "Định hướng phát triển dịch vụ ngânhàng giai đoạn 2011-2015
11. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, "Báo cáo thường niên
12. Ngân hàng Á Châu, 2006, Tài liệu tập huấn bao thanh toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Á Châu, 2006
13. Nguyễn Quỳnh Lan, 2009, Nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quỳnh Lan, 2009, "Nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
14. Nguyễn Thị Mùi, 2008, Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Mùi, 2008, "Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tài chính
16. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến,2005, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến,2005, "Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương
Nhà XB: NXB Thống kê
17. Tô Ngọc Hưng, 2009, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Ngọc Hưng, 2009, "Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
18. Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006, Bao thanh toán Factoring một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006
19. Trần Thị Kim Thanh, Giải pháp nào cho việc mở rộng bao thanh toán tại Việt Nam ? , Tạp chí ngân hàng, 11/6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Kim Thanh, "Giải pháp nào cho việc mở rộng bao thanh toán tại ViệtNam
15. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2003, Marketing căn bản, NXB Giáo dục Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w